Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG PHÚC LỢI XÃ HỘI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘ...

Tài liệu CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG PHÚC LỢI XÃ HỘI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

.PDF
108
352
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …..…/…….. BỘ NỘI VỤ ..…/….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BOUNPONE LEUANGSOMTHONE CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG PHÚC LỢI XÃ HỘI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …..…/…….. BỘ NỘI VỤ ..…/….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BOUNPONE LEUANGSOMTHONE CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG PHÚC LỢI XÃ HỘI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thành Can HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Chất lượng công chức ngành Lao động phúc lợi xã hội Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý công của tôi tại trường Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tác giả BOUNPONE LEUANGSOMTHONE LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô hiện đang làm việc tại Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Thành Can đã quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin được cảm ơn các anh chị là cán bộ, công chức hiện đang làm việc tại Sở lao động và phúc lợi xã hội, cũng như các phòng lao động và phúc lợi xã hội của các huyện thuộc thủ đô Viêng Chăn và công dân hiện đang sinh sống hoặc làm việc tại thủ đô đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát thực trạng và góp ý về giải pháp của đề tài. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................... 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ................ 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................ 5 7. Kết cấu của luận văn .......................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG PHÚC LỢI XÃ HỘI ............................................. 7 1.1. Một số khái niệm liên quan đến chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội .............................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm công chức................................................................. 7 1.1.2. Khái niệm công chức ngành lao động phúc lợi xã hội ................. 9 1.1.3. Khái niệm về chất lượng công chức ngành LĐPLXH................ 11 1.2. Tiêu chí đánh giá đến chất lượng công chức ngành LĐPLXH.... 13 1.2.1. Thể lực ................................................................................... 13 1.2.2. Trí lực .................................................................................... 13 1.2.3. Tâm lực .................................................................................. 14 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng CC ngành LĐPLXH cụ thể..... 15 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công chức....................... 19 1.3.1. Các nhân tố khách quan ........................................................... 19 1.3.2. Các nhân tố chủ quan .............................................................. 22 1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức ngành LĐPLXH tại một số địa phương, quốc gia ............................................................... 23 1.4.1. Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam ................................................ 23 1.4.2. Singapore ............................................................................... 25 1.4.3. Trung Quốc ............................................................................ 26 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho thủ đô Viêng Chăn ............................ 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................... 28 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG PHÚC LỢI XÃ HỘI TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN .......... 29 2.1. Tổng quan về ngành lao động phúc lợi xã hội tại thủ đô Viêng Chăn . 29 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành lao động phúc lợi xã hội tại thủ đô Viêng Chăn ........................................................................ 29 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngành lao động phúc lợi xã hội tại thủ đô Viêng Chăn .................................................................................. 29 2.1.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy ngành lao động phúc lợi xã hội tại thủ đô Viêng Chăn ....................................................................................... 30 2.2. Số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức ............................................ 30 2.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức ngành lao động phúc lợi xã hội Viêng Chăn ............................................................................... 34 2.3.1. Về tư tưởng chính trị ............................................................... 34 2.3.2. Kiến thức chuyên môn............................................................. 36 2.3.3. Kỹ năng thực hiện công việc.................................................... 41 2.3.4. Ý thức kỷ luật ......................................................................... 44 2.3.5. Kết quả thực hiện công việc..................................................... 46 2.4. Đánh giá chung về chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội Viêng Chăn ............................................................................... 48 2.4.1. Một số kết quả đạt được .......................................................... 48 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................... 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................... 61 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG PHÚC LỢI XÃ HỘI TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN. 62 3.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội tại thủ đô Viêng Chăn........................................ 62 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội tại thủ đô Viêng Chăn............................................................... 65 3.2.1. Đẩy mạng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức ... 65 3.2.2. Đổi mới công tác tuyển dụng công chức................................... 74 3.2.3. Hoàn thiện công tác đánh giá công chức................................... 76 3.2.4. Hoàn thiện công tác khen thưởng, kỷ luật công chức ................ 81 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện công vụ của công chức ...................................................................... 82 3.2.7. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, nâng cao chất lượng công chức..................................................... 86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................... 88 KẾT LUẬN ............................................................................................. 89 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CC : Công chức CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân đân LĐPLXH : Lao động và phúc lợi xã hội NDCM : Nhân dân cách mạng QLNN : Quản lý nhà nước DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu phân theo giới tính CC ngành LĐPLXH thủ đô ............... 32 Bảng 2.2: Thực trạng công chức là đảng viên của ngành LĐ và PLXH........ 35 Bảng 2.3: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cấp lý luật chính trị của công chức ....... 36 Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của CC ngành LĐ và PLXH thủ đô ........... 37 Bảng 2.5: Kết quả đánh giá kiến thức chuyên môn của công chức............... 39 Bảng 2.6: Chuyên ngành đào tạo của công chức ngành ngành LĐPLXH ..... 40 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá kỹ năng chuyên môn nhiệp vụ CC ................... 42 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số lượng công chức ngành LĐPLXH thủ đô Viêng Chăn ........ 31 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu phân theo độ tuổi CC ngành LĐPLXH thủ đô ............. 33 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu độ tuổi CC ngành LĐPLXH thủ đô Viêng Chăn .......... 34 Biểu đồ 2.4: Trình độ chuyên môn của CC ngành LĐ và PLXH thủ đô ....... 38 Biểu đồ 2.5: Trình độ ngoại ngữ của công chức.......................................... 40 Biểu đồ 2.6: Trình độ tin học của công chức .............................................. 41 Biểu đồ 2.7: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng CC ............. 51 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhân dân cách mạng (NDCM) Lào đã ghi: “Trong điều kiện mới, Đảng ta rất cần có đội ngũ cán bộ có kiến thức, năng lực, phẩm chất, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thật sự trung thành đối với Tổ quốc và sự nghiệp của Đảng, có tinh thần trung thực phục vụ đất nước và phục vụ nhân dân, có lối sống trong sáng và tiến bộ, có tinh thần thường xuyên tự rèn luyện và cần cù học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, có ý thức đối với tổ chức và kỷ luật, tôn trọng và thực hiện nghiêm pháp luật và điều lệ của Đảng”. Công chức (CC) ngành lao động phúc lợi xã hội (LĐPLXH) của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào là một bộ phận công chức Nhà nước và là nguồn nhân lực quan trọng của một trong những ngành làm công tác tham mưu cho Chính phủ về các lĩnh vực việc làm, phát triển kỹ năng nghề, tiền lương, tiền công, lao động bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, quản lý lao động, chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, cùng phối hợp với các ban ngành có liên quan về phòng, chống các tệ nạn xã hội. Đây chính là nguồn lực có giá trị nhất, quyết định thành bại của các chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác. Năng lực, trách nhiệm, tinh thần làm việc của công chức có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong ngành. Với vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này luôn được Chính phủ nước CHDCND Lào quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế, với những thời cơ và vận hội mới, đồng thời cũng có những khó khăn và thách thức mới đã đòi hỏi chất lượng CC ngành LĐPLXH càng phải chú trọng hơn tới chất lượng, mới có khả 1 năng tham mưu, thực hiện các chính sách xã hội đối với mọi công dân, góp phần ổn định chính trị xã hội, làm động lực phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Nhận thức là vậy, nhưng tổ chức thực hiện thì vô cùng khó khăn. Để có được đội ngũ công chức “biết việc”, “thạo việc” cần phải có cả một quá trình công phu, kiên trì từ chủ quan, nỗ lực bản thân của mỗi công chức cũng như của cả tổ chức về cơ chế chính sách, về quản lý. Tuy nhiên, thực tiễn lại cho thấy rằng CC của ngành LĐPLXH tại Lào nói chung và tại thủ đô Viêng Chăn nói riêng chưa thực sự tương xứng với công việc và trọng trách nặng nề mà Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành. Một bộ phận CC còn trì trệ, thiếu trách nhiệm, lợi dụng quyền hạn để tham ô, tham nhũng, gây lãng phí của Nhà nước; bị giảm sút uy tín đối với nhân dân, không đáp ứng và hoàn thành nhiệm vụ được giao phó… Xuất phát từ thực tiễn trên cũng như với tâm huyết của một công chức trong ngành, luôn mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành LĐPLXH, tôi đã lựa chọn đề tài: “Chất lượng công chức ngành Lao động phúc lợi xã hội Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm nội dung nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Chất lượng công chức là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, là đề tài được hội thảo tại nhiều hội nghị trong nước và quốc tế. Do “chất lượng CC” là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa lớn đối với sự tồn tại cũng như chi phối hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức ngành LĐPLXH trong thực tiễn. Đề tài: “Bài học xây dựng, bồi dưỡng, cán bộ quản lý lao động của tỉnh Savannakhet” của tác giả Hongkham LATSULIN, 2014. Đề tài đã trình bày tình hình kinh tế, văn hóa- xã hội của đất nước Lào và tỉnh Savannakhet; phân tích thực tiễn xây dựng và bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh. Tập thể tác giả đã chỉ ra một số hạn chế và đề xuất một số quan điểm và 2 nhiệm vụ trong xây dựng và bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh [18] Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hành chính: “Hoàn thiện sự quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội tại CHDCND Lào” của tác giả Saikeo JOCHALONPHON, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn, 2014. Luận văn đã phân tích thực trạng tổ chức thực hiện trong quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội tại CHDCND Lào trong thời gian qua, như: hoàn cảnh liên quan tới sự quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội tại Lào, những việc đã làm được trong tổ chức thực hiện quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới (vấn đề tổ chức, phương thức làm việc, cơ chế hoạt động), từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện việc quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội tại Lào trong thời gian tới [21] Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hành chính: “Hoàn thiện chính sách xã hội để giải quyết nghèo ở CHDCND Lào” của tác giả Somsanit SUVANNALAT, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn, 2014. Luận văn đã phân tích thực trạng tổ chức thực hiện chính sách xã hội để giải quyết nghèo ở CHDCND Lào, từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách xã hội để giải quyết nghèo ở Lào trong thời gian tới [25] Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngân hàng nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” của tác giả AMPHONXAY SAKOUNDA, Học viện Hành chính Quốc gia, Việt Nam, 2014. Luận văn đã nghiên cứu, hệ thống hóa khung lý luận cơ bản về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ngân hàng nhà nước. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức của ngân hàng nhà nước tại CHDCND Lào, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực này [1]. Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị: “Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tonhr của nước CHDCND Lào giai 3 đoạn hiện nay” của tác giả Samlane PHANKHAVONG, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Việt Nam, 2014. Luận án đã khẳng định vai trò của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua khen thưởng là nhân tố quan trọng. Tác giả đã đưa ra những tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này: phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, kiến thức và năng lực, phong cách làm việc, năng lực quản lý [22] Bài báo: “Công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế tục chức vụ lãnh đạo – quản lý ở các cấp là công việc cấp bách của Đảng ủy, Ban tổ chức các cấp” của tác giả Xaysi SANTIVONG, Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 138, tháng 4/2013 [33] Bài báo: “Nâng cao chất lượng cán bộ - công chức cấp huyện ở CHDCND Lào” của tác giả Suvanthon MANYPHAN, Tạp chí Xây dựng Đảng NDCM Lào, số 144, tháng 10/2013 Các bài báo đã đề cập đến các nội dung như: công tác quy hoạch phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các cấp nhằm khắc phục tình trạng kém chất lượng. Công tác nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức , đảng viên cũng như công tác tổ chức ở một số ngành, địa phương là một trong những nhiệm vụ chính trị được giao phó. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Nêu ra những lý luận cơ bản về công chức, chất lượng công chức; phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức ngành LĐPLXH tại thủ đô Viêng Chăn, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công chức ngành này. Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa vấn đề lý luận về chất lượng công chức ngành LĐPLXH - Phân tích thực trạng chất lượng công chức ngành LĐPLXH tại thủ đô Viêng Chăn 4 - Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành LĐPLXH tại thủ đô Viêng Chăn 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: chất lượng CC ngành LĐPLXH tại thủ đô Viêng Chăn Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Từ năm 2011- 2016 - Về không gian: nghiên cứu chất lượng CC ngành LĐPLXH ở Sở LĐPLXH và các phòng LĐPLXH tại thủ đô Viêng Chăn 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng NDCM Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam về chất lượng đội ngũ công chức. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các quan điểm khoa học được rút ra từ các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận văn Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: khảo sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, phân tích – tổng hợp, so sánh, đối chiếu để tiến hành nghiên cứu đề tài 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về chất lượng CC ngành LĐPLXH tại thủ đô Viêng Chăn theo yêu cầu của nước CHDCND Lào. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo về nâng cao chất lượng CC ngành LĐPLXH tại thủ đô Viêng Chăn nói riêng cũng như CC tại nước Lào nói chung - Về thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tổng kết thực tiễn về chất lượng CC ngành LĐPLXH tại thủ đô Viêng Chăn, nghiên cứu, sửa đổi về công tác cán bộ, hoàn thiện các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức nói chung. 5 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội tại thủ đô Viêng Chăn - Chương 2: Thực trạng về chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội tại thủ đô Viêng Chăn - Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội tại thủ đô Viêng Chăn 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG PHÚC LỢI XÃ HỘI 1.1. Một số khái niệm liên quan đến chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội 1.1.1. Khái niệm công chức Công chức ra đời gắn liền với sự ra đời Nhà nước, công chức là danh từ dùng để chỉ những người thừa hành các quyền lực nhà nước, chấp hành các công vụ của Nhà nước. Sự ra đời của chế độ công chức là một bước phát triển quan trọng trong lịch sử phát triển và hoàn thiện của các tổ chức nhà nước, là mốc son đánh dấu của sự văn minh trong hoạt động quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế-xã hội. Khái niệm “Công chức” mang tính lịch sử, nội dung của nó phụ thuộc vào tính chất đặc thù của mỗi quốc gia cũng như từng giai đoạn lịch sử cụ thể của từng nước. Do đó, trong thực tế rất khó có một khái niệm chung về công chức cho tất cả các quốc gia; thậm chí, ngay trong một quốc gia, ở từng thời kỳ phát triển khác nhau, thuật ngữ này cũng mang những nội dung khác nhau. Ở Nhật Bản, công chức được phân thành hai loại chính, gồm công chức Nhà nước và công chức địa phương: “Công chức Nhà nước gồm những người được nhận chức trong bộ máy của Chính phủ trung ương, ngành tư pháp, quốc hội, quân đội, trường công và bệnh viện quốc lập, xí nghiệp và đơn vị sự nghiệp quốc doanh được lĩnh lương của ngân sách nhà nước. Công chức địa phương gồm những người làm việc và lĩnh lương từ tại điạ phương” [15]. Ở Cộng hòa Pháp, định nghĩa: “Công chức là những người được tuyển dụng,bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyển và các tổ chức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm cả trung ương và địa phương nhưng không kể đến các công chức điạ phương thuộc các hội đồng thuộc địa phương quản lý” [15] 7 Ở Thái Lan, khái niệm: “công chức là những người được phân công và được bổ nhiệm một công việc của Chính phủ và nhận lương phù hợp ở một bộ, cơ quan Nhà nước hay cơ quan thuộc Chính phủ” [15] Ở Việt Nam, theo Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định những người là công chức: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định: các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, kiểm toán nhà nước; Bộ, cơ quan ngang bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; Cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện; Hệ thống Tòa án nhân dân; Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân; Cơ quan của tổ chức chính trị xã hội; Cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và công an nhân dân; Bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập” [19]. Ở CHDCND Lào, Theo Điều 2, Nghị định số 171/TT về công chức “công chức là công dân Lào, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng nhân dân cách mạng Lào, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện hay ngoài nước, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước” [26]. Đây là khái niệm đầu tiên về công chức của nước CHDCND Lào. Sau 10 năm thực hiện Quy chế công chức năm 1993, ngày 19-5-2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 82/TTg quy định rõ hơn về công chức nước CHDCND Lào. Công chức của CHDCND Lào là công dân Lào, đã được biên chế và được bổ nhiệm làm công việc thường xuyên tại các cơ quan, bộ máy của Đảng, Nhà nước, cơ quan tổ chức đoàn thể cấp Trung ương, cấp địa phương và cơ quạn đại diện CHDCND Lào tại nước ngoài, được hưởng lương và các khoản tiền trợ cấp khác từ quỹ ngân sách của Nhà nước. [27] 8 Và khái niệm Công chức đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 74/CP của Thủ tướng năm 2015 như sau: “công chức là công dân Lào , được tuyển dụng và bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận lào xây dựng đất nước và Tổ chức quần chúng ở Trung ương, cấp địa phương và cơ quan thay mặt nước CHDCND Lào ở nước ngoài và được hưởng lương và tiền hỗ trợ khác từ ngân sách nhà nước” [28] 1.1.2. Khái niệm công chức ngành lao động phúc lợi xã hội  Công chức ngành LĐPLXH Việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước đi trước trong quá trình xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế là công việc rất quan trọng và cần thiết đối với CHDCND Lào hiện nay. Như vậy, từ những khái niệm công chức đã nêu, tác giả hiểu khái niệm công chức ngành LĐPLXH như sau: công chức ngành LĐPLXH là công dân Lào, được tuyển dụng, biên chế và bổ nhiệm làm công việc thường xuyên tại các tổ chức, bộ máy của ngành LĐPLXH Lào từ trung ương đến địa phương, được hưởng lương và các khoản tiên trợ cấp khác từ quỹ ngân sách của nhà nước  Đặc điểm CC ngành LĐPLXH Ngành LĐPLXH Lào là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, đào tạo kỹ năng nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý các quỹ bảo hiểm xã hội), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành. Như vậy, công chức ngành LĐPLXH tại Lào sẽ có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, người CC ngành LĐPLXH sẽ là những người ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của những người lao động. Bởi lẽ, ngành LĐPLXH có vai trò 9 ổn định thu nhập và tạo việc làm, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và gia đình họ. Người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc thất nghiệp làm cho thu nhập của gia đình họ giảm đi hoặc phải ngưng làm việc tạm thời, thì nhờ có chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp mà họ được nhận một khoản tiền trợ cấp để bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm đi. Và CC ngành LĐPLXH chính là những người sẽ trực tiếp giúp người lao động thực hiện các thủ tục để họ nhận được những trợ cấp xã hội nhanh nhất và xứng đáng nhất. Vì vậy, người CC ngành LĐPLXH không chỉ đảm bảo đời sống kinh tế, các vấn đề phúc lợi xã hội mà còn tạo cho người lao động một tâm lý an tâm, tin tưởng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho người lao động Thứ hai, CC ngành LĐPLXH chính là cầu nối giữa nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động. Người CC sẽ đại điện cho nhà nước để đảm bảo quyền lợi về LĐPLXH cho người lao động, cũng như người CC sẽ giúp người lao động nhận được những phúc lợi xã hội từ phía người sử dụng lao động khi gặp những rủi ro, ốm đau, bệnh tật…Có thể coi người CC ngành LĐPLXH như một nhà phân phối các thu nhập giữa các thành viên trong mối quan hệ lao động, giúp cho người lao động được thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội. Thứ ba, CC ngành LĐPLXH có đặc điểm là độ tuổi còn trẻ và chiếm tỷ trọng khá cao, đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành trong điều kiện mới. Tuy nhiên với xuất thân phần lớn là từ giai cấp nông dân cho nên đa số CC trong ngành có đặc điểm nông dân, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược công chức trong ngành và chiến lược phát triển ngành trong điều kiện CNH, HĐH đất nước. Về trình độ học vấn là không đồng đều, đa số CC ngành LĐPLXH từ nhiều nguồn chuyên môn khác nhau, không có chuyên môn về LĐPLXH 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan