Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Cach_hoc_de_thi_dh_mon_vat_li_thay_nguyen_minh_nam

.PDF
4
138
78

Mô tả:

Khóa học LTĐH môn Vật lí – Thầy Nguyễn Minh Nam Quan điểm về đề thi đại học. MỘT VÀI QUAN ĐIỂM ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN VẬT LÍ Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (Tài liệu bài giảng) Giáo viên: NGUYỄN MINH NAM Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng”Cách nhớ và sử dụng công thức vật lí” thuộc khóa học LTĐH cấp tốc môn Vật lí – Thầy Nguyễn Minh Nam tại website Hocmai.vn. Để có thể hiểu rõ về ” Cách nhớ và sử dụng công thức vật lí” Bạn cần kết hợp xem tài liệu bài giảng cùng với bài giảng này. Các bạn đồng nghiệp (không dạy vật lí) và em học sinh thân mến! Trong mùa thi ĐH 2013-2014 tôi muốn chia sẻ với bạn và các em vài quan điểm cá nhân của mình về cách học để thi Đại học môn Vật lí ở Việt Nam trong những năm gần đây. Trước hết ta nói đến đặc thù đề thi ĐH môn vật lí ở Việt Nam trong 3 năm 2010-2011-2012 thì có đặc điểm chung như sau: + Số lượng bài tập tính toán (được hiểu là bài tập mà học sinh phải sử dụng công thức có sẵn hay tự mình biến đổi để có được đáp án) chiếm tỉ lệ cao (trên 80% - đề nghị xem bảng thống kê các câu lý thuyết đi kèm, từ đó bạn đọc tự tính ra số câu bài tập). Tỉ lệ bài tập tính toán tăng cao so với năm 2008/2009. BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ CÂU BÀI TẬP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN VẬT LÍ ( Từ 2008 đến 2012) GV: Nguyễn Minh Nam 2008 2009 2010 2011 Mã đề thi 905 Mã đề thi 915 Mã đề thi 927 Mã đề thi 936 STT Câu số STT Câu số STT Câu số STT Câu số trong đề trong đề trong đề trong đề 1 1 1 1 1 6 1 11 2 4 2 5 2 11 2 14 3 5 3 6 3 16 3 20 4 8 4 9 4 18 4 22 5 11 5 13 5 31 5 27 6 14 6 14 6 35 6 28 7 18 7 19 7 39 7 31 8 19 8 20 8 40 8 33 9 22 9 21 45 9 39 9 10 26 10 25 45 10 11 27 11 28 12 32 12 31 13 34 13 32 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 2012 Mã đề thi 958 STT Câu số trong đề 1 5 2 8 3 14 4 15 5 20 6 22 7 23 8 30 46 9 - Trang | 1 - Khóa học LTĐH môn Vật lí – Thầy Nguyễn Minh Nam 14 15 16 17 39 46 48 50 14 15 16 17 18 19 Quan điểm về đề thi đại học. 33 34 39 40 41 48 + Về thang bậc nhận thức: Bài tập yêu cầu sự vận dụng linh hoạt công thức cao hơn học sinh không chỉ phải thuộc công thức cơ bản mà còn phải biết kết hợp giữa các công thức để có được biểu thức cần thiết. Yêu cầu này nâng cao hơn hẳn so với nắm 2008/2009 (Bạn đọc có thể tự tìm đề thi- lời giải để đối chiếu giữa các năm). + Thời gian làm bài không đổi: 90 phút/50 câu. Tính trung bình 108 giây/1 câu. Từ các đặc điểm trên ta thấy rằng làm nhanh, chính xác bài tập là vấn đề then chốt ảnh hưởng đến điểm số bài thi (nhất là những em muốn đạt từ 7 trở lên). Vì vậy điều đầu tiên là học sinh phải hiểu đúng hiện tượng vật lí, sau đó các em KHÔNG NHỮNG PHẢI THUỘC CÔNG THỨC MÀ CÒN PHẢI BIẾT KẾT HỢP GIỮA CÁC CÔNG THỨC CƠ BẢN ĐỂ THU ĐƯỢC BIỂU THỨC CẦN THIẾT. Vậy ta phải trả lời được hai câu hỏi: NHỚ THẾ NÀO và VẬN DỤNG THẾ NÀO? Phần viết dưới đây tôi sẽ trả lời hai câu hỏi đó theo quan điểm cá nhân. 1. NHỚ CÔNG THỨC. a. Phương pháp * Thiết lập các công thức tổng quát, đa dụng, sử dụng trực tiếp. Nhớ công thức tổng quát là quan trọng nhất, sau đó nếu có thời gian sẽ suy diễn, biện luận cho từng trường hợp riêng. * Tìm ra quy luật chung giữa các công thức để nhớ. Đặc biệt là trong chương trình vật lí lớp 12 thì có thể vận dụng cực kì hiệu quả cách học này vì các đại lượng vật lí có quy luật toán học khá giống nhau. (Mời bạn đọc xem thêm bài giảng của tôi trên hocmai.vn). * Sử dụng nhiều lần bằng cách làm bài tập vận dụng. * Khai triển công thức tổng quát, sáng tạo ra các công thức mới. (Các ví dụ minh họa cho phương pháp trên xin xem thêm file đính kèm hoặc bạn đọc có thể tải về từ hocmai.vn) 2. VẬN DỤNG CÔNG THỨC. Thuộc công thức là một vấn đề nhưng vận dụng công thức một cách hiệu quả còn khó hơn. Nói vận dụng không có nghĩa là chỉ thay số vào công thức mà phải thực hiện các phép biến đổi, hình dung "sự liên kết" giữa các công thức, hình thành ý tưởng kết hợp những công thức nào với nhau. Các hoạt động đó gọi chung là các thao tác tư duy. Vây ta nên học thế nào? rèn luyện thế nào để có kết quả tốt nhất? Là giáo viên luyện thi, điều đầu tiên theo tôi: CÓ TỰ MÌNH LÀM BÀI, CÓ ĐẶT MÌNH VÀO HOÀN CẢNH CỦA HỌC SINH MỚI HIỀU ĐƯỢC CÁC EM. Ta phê phán một ý tưởng nào đó thì dễ, nhưng giải quyết được vấn đề hạn chế mới là khó hơn và quan trọng hơn. Bạn đọc thử nghĩ xem nhé: Thực hiện 5 thao tác: 1. đọc Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Khóa học LTĐH môn Vật lí – Thầy Nguyễn Minh Nam Quan điểm về đề thi đại học. đề- 2. nghĩ cách làm- 3. làm bài- 4. so đáp án- 5. tô phiếu trả lời trong thời gian trung bình 108 giây/1 câu thì chúng ta có bao nhiêu thời gian để nghĩ ra cách làm và làm bài (thao tác 2 và 3) ? Tôi khẳng định rằng: Hoặc là bạn cực kì thông minh, hoặc là bạn được rèn luyện nhiều, còn nếu không để làm đúng hết số bài tập trong đề thi không đơn giản đâu. Ta thường tư vấn sai cho học sinh hoặc làm cho các em huyễn hoặc về sự thông minh của mình. Ta làm giáo viên mấy chục năm, dạy đi dạy lại bao nhiêu lần, mỗi năm bao nhiêu lớp tính ra so với học sinh ta ôn thi đại học (môn mà ta dạy) cả trăm lần trong đời thì làm gì mà ta không thuộc, không nhuần nhuyễn. Chưa kể là ta còn học đại học, cao học, tiến sĩ…vì thế mà phương pháp nhận thức, kinh nghiệm nhận thức của ta hơn các em rất nhiều, vậy thì bài tập nào mà chẳng dễ. So với các em học sinh mới lên lớp 12 thì sao? Các em phải học nhiều môn, phải thi tốt nghiệp và các em mới ôn thi đại học lần đầu thì làm sao các em có đủ thời gian rèn luyện để có kinh nghiệm “xử lý tri thức” như giáo viên được. Vì thế với hình thức thi đại học ở Việt Nam những năm gần đây (tôi nói riêng ở Việt Nam ý rằng, nếu ta so với đề thi SAT hay đề thi PISA thì đề thi ĐH ở Việt Nam có sự khác biệt rất lớn về yêu cầu với thí sinh). Với các em khiêm tốn (không cho rằng mình thông minh tới mức chỉ cần học công thức cơ bản, không cần học công thức suy diễn) thì tôi có lời khuyên với các em rằng, nên vận dụng một câu rất dân dã mà các cụ ta thường nói “trăm hay không bằng tay quen”. Ta làm nhiều sẽ nhớ nhiều, sẽ thành thạo và sáng tạo được nhiều ý tưởng kết hợp các công thức với nhau. Giống như khi các em làm nghề lái taxi, ngày nào cũng đi trên đường, len lỏi mọi ngõ ngách thì khi phải đi từ A đến B các em sẽ có nhiều phương án lựa chọn, tùy theo điều kiện đường đi. Người có xe tốt mà không thạo đường chưa chắc đã đến đích trước người có xe kém hơn nhưng lại thành thạo đường đi. Lúc rảnh rỗi ta nên rèn luyện cách biến đổi công thức cơ bản để hình thành các công thức suy diễn mới mẻ, độc đáo. Đó là cách rất tốt để “đối phó” với những tình huống khác lạ của đề thi. Học vật lí cũng như học chơi cờ. Học cái tổng quan là luật chơi, là đặc trưng của mỗi quân cờ. Mỗi bài tập trong đề thi là những thế cờ mà ta phải giải. Đôi khi ta tưởng rằng mình thông minh thánh trí, cứ tưởng học xong luật chơi cờ là sẽ chơi giỏi. Bạn hãy thử ra vỉa hè uống trà đá và chơi cờ với các cụ ở đó xem nhé, họ không qua trường lớp nào về chơi cờ nhưng thắng được họ không dễ đâu vì họ có kinh nghiệm. Bởi vậy là một người thầy, một lần nữa thầy khuyên các trò là khiêm tốn , chăm chỉ và sáng tạo. 3. SỬ DỤNG MINDMAP NHƯ THẾ NÀO? Trong học tập chúng ta cần “tư duy hệ thống” (hiểu đơn giản là có cái nhìn toàn cảnh về một vấn đề, xem xét một hiện tượng theo nhiều mặt khác nhau) và “sáng tạo”. Trong học tập cũng như trong cuộc sống, ta không nên nhận thức phiến diện kiểu “thầy bói xem voi”. Tôi nghĩ rằng, giá trị cốt lõi của mindmap không phải là “vẽ kiến thức trên giấy” như nhiều người thường nghĩ, đó chỉ là “phần xác” trong việc dùng mindmap. Thực chất ý tưởng dùng mindmap xuất phát từ quy luật tự nhiên của bộ não và các giác quan, với sự trợ giúp của thị giác ta sẽ tư duy tốt hơn. Người dùng mindmap phải lĩnh hội được “phần hồn” của mindmap, đó là hình thành tư duy hệ thống, thói quen tư duy hệ thống trong đầu chứ không phải vẽ ra giấy. Vì thế mà ta dùng mindmap khi học bài mới hay để ôn tập đều tốt, ở đây ta cần cái nhìn tổng quan, đa diện về một vấn đề, một hiện tượng nào đó. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Khóa học LTĐH môn Vật lí – Thầy Nguyễn Minh Nam Quan điểm về đề thi đại học. Như ở trên đã nói, chúng ta cần sáng tạo, và để các ý tưởng được phát triển một cách có hệ thống, logic, không bị trùng lặp thì ta nên dùng mindmap theo kiểu Brainstorming. Ta coi việc học công thức, phát triển các công thức suy diễn như một trò chơi, dùng Brainstorming để tìm những công thức mới chứ mục đích chính không phải để học thuộc lòng. Quy luật tự nhiên, xã hội hay quy luật nhận thức tồn tại khách quan, vận dụng được hay không, hiệu quả ra sao tùy thuộc mỗi người. Bài viết trên đây tôi mạn phép chia sẻ quan điểm cá nhân của mình để bạn đọc tham khảo không có mục đích gì khác ngoài việc giúp đỡ các em học sinh về cách học. Trong số các em đọc bài viết này, có thể nhiều em cho rằng bài viết là “vô bổ” nhưng biết đâu trong đó có những em vận dụng mấy điều mà tôi chia sẻ để thành công hơn trong học tập, đó sẽ là nguồn động viên tinh thần rất lớn với người viết bài. Cuối cùng tôi chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Thầy đặc biệt chúc các học trò sắp thi đại học sẽ phát huy được hết năng lực của mình, sẽ làm bài tốt và thành công. Thầy cũng dặn các trò là nhớ giữ gìn sức khỏe, làm việc hết mình với một trái tim nóng và cái đầu lạnh. Giáo viên: Nguyễn Minh Nam Nguồn: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Hocmai.vn Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan