Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Sinh học Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nụ và sự nở hoa của cây mai tr...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nụ và sự nở hoa của cây mai trong dịp tết

.DOCX
20
526
99

Mô tả:

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nụ và sự nở hoa của cây mai trong dịp tết
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH …----*----… KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC-KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN MÔN SINH LÝ THỰC VẬT ………… ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỤ VÀ SỰ NỞ HOA CỦA CÂY MAI TRONG DỊP TẾT GVHD: TS.HỒ VIẾT THẾ TP. HỒ CHÍ MINH, Ngày 21 Tháng 04 Năm 2014 Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 1 MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................................................2 LỜI MỞ ĐẦẦU..........................................................................................................................................3 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄỄN........................................................................................................4 CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................................................................................5  Đặc tnh của hoa mai:............................................................................................................5  Quá trình phát triếồn của nụ và nở hoa gồồm:..........................................................................5 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỤ...............................................................................................6 I.  Giai đoạn tượng nụ:..............................................................................................................6  Giai đoạn phát triển của nụ:.................................................................................................6 II. QUÁ TRÌNH NỞ HOA...................................................................................................................7 III. CÁC YỄẾU TỐẾ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỤ VÀ N Ở HOA .....................9  Ảnh hưởng của ánh sáng:......................................................................................................9  Ảnh hưởng của nhiệt độ:......................................................................................................9  Ảnh hưởng của tưới nước:...................................................................................................9  Ảnh hưởng của chấết điếồu hòa sinh trưởng:........................................................................11  Ảnh hưởng của việc ức chếế cấy:..........................................................................................11  Ảnh hưởng của phấn bón:...................................................................................................12  Ảnh hưởng của các tác hại cỏ dại và sấu rấồy ......................................................................14  Ảnh hưởng của việc trảy lá mai..........................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................19 LỜI CÁM ƠN........................................................................................................................................20 Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 2 LỜI MỞ ĐẦU Trên mảnh đất chữ “S” này luôn có những điều kì diệu xảy ra, với mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng, nhắc đến “Đào hồng” thì ai cũng sẽ nhớ đến cái Tết trên đất Bắc với không khí se se lạnh của mùa đông vừa qua và mùa xuân đang tới. Ở miền Nam thì cái không khí khác hẳn, nó ấm áp và mát mẻ hơn. “Nắng chiếu lung linh muôn hoa vàng, chợt tia nắng về trong ánh mùa sang…” Trong tiết xuân miền Nam chắc có lẽ “Mai vàng” là một thứ không thể thiếu, nó đã làm cho cái Tết Việt thêm ấm cúng và đoàn tụ. Khi ngoài kia những nhánh mai vàng nở rộ thì hình ảnh đoàn viên cùng gia đình lại hiện lên, dù nơi xa nhưng con vẫn hướng về quê hương. Mai vàng là báo hiệu cho xuân về, ngày Tết nếu mai không nở thì sao? Đó là một câu hỏi khó cho tất cả những ai chơi mai và yêu thích nó. Với người trồng vườn thì việc làm cho mai nở đúng thời không phải là quá khó. Nhưng đối với chúng ta, những người không có kĩ thuật, trình độ chuyên môn thì làm sao cho mai nở kịp Tết? Trả lời những câu hỏi, những thắc mắc và cũng để góp thêm kinh nghiệm cho chúng ta trong việc chăm sóc và tạo thêm không khí rực rỡ, ấm áp cho ngày Tết, hôm nay nhóm em chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nụ và sự nở hoa của cây mai trong dịp Tết”. Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 3 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN Từ thực tế trong những năm gần đây đa phần các nhà vườn thường không thể chăm sóc và thúc mai nở đúng vào dịp Tết nên nhóm đã quyết định chọn đề tài: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nụ và sự nở hoa của cây mai trong dịp Tết” nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin về:      Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mai. Các yếu ảnh hưởng đến sự phát triển và nở hoa của cây mai. Cung cấp thêm thông tin khoa học về kĩ thuật chăm sóc mai. Phương pháp để mai nở đúng Tết. Kinh nghiệm của một số nhà vườn. Ngoài việc cung cấp thông tin, một trong những lí do nhóm chọn đề tài này là:     Đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhà vườn. Tạo thêm không khí ngày Tết cổ truyền. Trang trí, tạo cảnh quan trong dịp xuân về. Duy trì nét đẹp truyền thống của đất nước. Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 4 CƠ SỞ LÍ LUẬN  Đặc tính của hoa mai: Mai vàng một loài hoa đặc trưng cho khí xuân trên đất trời miền Nam, bởi sức sống dẻo dai, dù trồng trong điều kiện nào trong chậu hay trên đất vườn thì mai đều phát triển được. Giống cây này nhờ sức đề kháng cao nên được coi là cây dễ trồng, dễ sống. Thực tế cho thấy dù trồng trong đất xấu cằn cõi mà nhiều loài khác không sống được cây mai vẫn có thể phát triển. Thế nhưng cây mai vẫn sẽ dễ chết vì tác hại của các loại sâu rầy, nấm, vi khuẩn…Chỉ trong một vài ngày sống trong môi trường úng ngập, cây mai trong thời kì sung sức nhất cũng bị thúi rễ dẫn đến vàng lá và chết rễ. Cây Mai thích hợp với khí hậu nóng ẩm, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Nhiệt độ từ 25 0 đến 300 là tốt nhất cho sự phát triển của cây. Mai có thể chịu đựng nhiệt độ cao trong thời gian dài nhưng lại sinh trưởng kém ở những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 100.  Quá trình phát triền của nụ và nở hoa gồm: Chồi nách - Nụ nhỏ - Hoa cái – Hoa cái bung vỏ lụa – Thành hoa 3 4 2 1 5 6 Nụ hoa nẩy ra từ chồi nách Nụ hoa nhỏ lớn dần sau vài ngày Hoa cái Chùm hoa mai nhỏ lộ ra ngoài khi hoa cái bung vỏ lụa Búp bự nở trước, các búp nhỏ còn lại nở sau. Hoa mai nở Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 5 I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỤ  Giai đoạn tượng nụ: Bắt đầu vào giữa năm, từ tháng 6 đến tháng 9. Từ tháng 6, bộ lá cây mai đã thành thục và sung mãn, bộ lá nhiều và xanh sậm, nụ hoa đã bắt đầu phân hóa và hình thành. Giai đoạn phát triển nụ hoa của mai lại nhầm vào giai đoạn trời mưa dầm, lúc nào thân cây và lá cây cũng bị ướt nên nấm mốc, rêu dễ phát triển , đất trong chậu cũng ẫm ướt phải thường xuyên kiểm tra xem chậu có bị đọng nước không? Nếu thấy đất trong chậu thoát nước chậm hoặc đọng nước phải kiểm tra và thông lỗ thoát nước cho chậu. Phải có gắng giữ bộ lá cho cây để việc quang hợp được thuận lợi, nụ hoa phát triển hoàn chỉnh hơn. Trường hợp để sâu rầy hoặc nấm lá phá họai một phần lá bị rụng đi và cây có thể trổ hoa khi trời giảm mưa. Chậu hoa phải có lốỗ thoát nước ở cuốối gấần đáy, hay ở đáy. Đốốm trắống do nấốm mốốc, rêu…  Giai đoạn phát triển của nụ: Hệ thồếng lồỗ thoát nước ở mặt đáy chậu Trong khoảng thời gian từ nửa tháng đến 20 ngày, hoa mai có những biểu hiện như sau:  Sau giai đoạn làm nụ, khởi đầu là nụ hoa chỉ nhỏ bằng hột gạo nảy ra từ nách lá  Khoảng 8-10 ngày sau, nụ hoa nhỏ đó lớn dần thành cái hoa to, gọi là hoa Cái, bên ngoài có lớp vỏ lụa bọc kín. Trong giai đoạn này, cây cần nhiều dinh dưỡng để tạo nụ, tuy nhiên nhu cầu về lân trong giai đoạn này cao hơn. Đầy đủ lân sẽ giúp cho cây hình thành đầy đủ kích tố tạo nụ, nụ sẽ nhiều về số lượng và sẽ thành thục tốt. Bên cạnh đó, vào thời điểm này, ở miền Nam thường là mùa mưa, độ ẩm cao, làm cho cây mai dễ bị nhiễm bệnh. Khi cung cấp đủ lân cho cây mai, nó sẽ giúp cây hấp thu lượng đạm tốt hơn, làm cho bộ lá dầy cứng, cây khỏe, sức chống chịu sẽ cao và cây ít bị nhiễm bệnh. Nếu bón thừa đạm và thiếu lân ở thời điểm này cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh, dẫn đến bộ lá sẽ rụng sớm vào cuối năm, đưa đến tình trạng hoa sẽ nở sớm trước Tết. Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 6 Hoa Cái Hoa Cái bung vỏ lụa Chùm hoa mai nhỏ lộ ra ngoài khi hoa Cái bung vỏ lụa II. QUÁ TRÌNH NỞ HOA bựnếu nở tr ướcđúng thì bộ lá Giai đoạn làm bông tết: Từ tháng 10 âm lịchBúp trở đi, trồng mai gần như ngừng sinh trưởng, bộ lá lúc này đã già và dễ rụng. Cây không phát ra những đợt lộc mới nữa, chuẩn bị bước vào giai đoạn trổ hoa. Lúc này, bộ lá già đã làm Hoa Cái xong nhiệm vụ của nó và chuẩn bị rụng. Trước khi rụng, chất dinh dưỡng trong lá sẽ hồi trả lại cho cây, để nuôi cho nụ chín. Do đó trong giai đoạn này không nên bón phân nhiều đạm cho cây mai, dễ làm cho cây phát ra những đợt lộc mới. Khi những lá non phát triển, nó sẽ ức chế quá trình chín của nụ hoa, làm cho nụ thành thục không đều, kết quả là hoa sẽ nở không rộ và không đều vào những ngày Tết. Để giúp cho cây chín đều trong giai đoạn này, cần phải bón hỗ trợ kali cho cây. Kali sẽ làm cho cây già và thúc đẩy nụ hoa chín đều, quá trình phát dục của cây diễn ra tốt hơn, hoa sẽ nở rộ, thắm màu và lâu tàn. Từ bao đời nay, cái thú chưng mai ngày Tết của đa số người mình là muốn có cây mai nở hoa đúng vào giờ Giao thừa hay vào sáng mùng một Tết. Trong trường hợp những ngày cuối năm mà thới tiết thay đổi đột ngột: đang nóng lại trở lạnh, đang nắng bổng mưa… Chúng ta vẫn có cách cứu nguy cho cây mai bằng cách thúc hay hãm để cây mai vẫn trổ hoa đúng vào dịp Tết như ta mong muốn lúc đầu.  Nếu hoa cái bung vỏ lụa trước ngày 23 tháng Chạp, báo hiệu hoa mai sẽ nở sớm thì ta phải lo hãm đà phát triển của hoa lại để ép chúng bung nở đúng ngày, bằng cách bưng chậu vào chổ râm mát như dưới tàn cây lớn ngoài Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 7 vườn hay bên cháy nhà. Tốt nhất, thỉnh thoảng chườm nước đá cục quanh gốc để làm lạnh gốc mai. Nếu mai trồng ngoài liếp vườn thì nên tìm mọi cách để che bớt nắng nóng. Còn một biện pháp khác là sử dụng phân U rê pha loãng rồi tưới đẫm từ ngọn xuống gốc để kích thích cây trổ lá nhanh, khiến hoa nở trễ vài ngày.  Ngược lại, đã đến ngày 23 tháng Chạp mà hoa cái chưa chịu bung vỏ lụa, báo hiệu mai sẽ nở trễ thì ta phải lo thúc cho hoa mai nở sớm hơn vài ngày cho đúng dịp Tết, bằng cách bưng cây mai ra phơi nắng cả ngày. Còn phải tưới nước âm ấm vào gốc để thúc mai nở sớm.  Trong trường hợp còn một ngày nữa Tết mà nụ hoa trên cây chưa có dấu hiệu sắp nở thì nên phun xịt thuốc trừ sâu để hâm nóng cây mai thúc nở hoa nhanh hơn.  Nếu trước Tết vài ngày trời đang nắng ráo bổng đổ mưa to thì hoa mai sẽ nở sớm. Gặp trường hợp này nên bưng chậu mai vào phòng ấm áp, đồng thời phải hạn chế nước tối đa: chỉ tưới một cữ vào buổi trưa với chút ít nước mà thôi. Chỉ trừ trường hợp gặp thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, hoa cái bung vỏ lụa đúng ngày 23 tháng Chạp, ngày đưa ông Táo về trời thì có nhiều hy vọng cây mai đó sẽ bắt đầu nở hoa lác đác để chào đón giao thừa. Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 8 III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỤ VÀ NỞ HOA  Ảnh hưởng của ánh sáng: Mai vàng là cây ưa sáng. Vì vậy khi trồng nên chọn vị trí có ánh sáng thật nhiều (ánh nắng trực tiếp) có từ 6 giờ chiếu sáng trở lên, nếu trồng ở sân thượng thì bảo đảm yêu cầu về ánh sáng. Trồng ở ban công thì thích hợp hơn ở hướng chính đông hoặc chính tây (có từ bốn giờ chiếu sáng trở lên). Cây Mai sản xuất lớn thì người ta trồng ở vùng rộng lớn, cánh đồng có ánh nắng trực tiếp cả ngày.  Ảnh hưởng của nhiệt độ: PGS.TS Lê Huy Hàm cho biết, các nhà khoa học của Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành thử nghiệm ở một số vườn hoa lớn trong cả nước. Một số loài hoa không nhạy cảm với ánh sáng, chỉ cần thỏa mãn điều kiện nhiệt độ là có thể ra nụ hoa sớm như hoa mai, đào. Muốn hoa nở vào dịp Tết thì giai đoạn cuối thu đem cây vào nhà giữ ấm ở nhiệt độ 18 - 24 độ C. Sau 10 - 15 ngày, cây sẽ ra nụ hoa, sau đó lại chuyển vào điều kiện nhiệt độ 8 - 15 độ C là cây có thể nở hoa vào đúng dịp Tết.  Ảnh hưởng của tưới nước: Do bản tính của cây mai thích hợp với ánh nắng trực tiếp, càng trồng vào nơi quang đãng không có bóng che rợp mai càng phát triển tốt, lại ít bị sâu rầy phá hại. Nhưng trồng ngoài nắng, cây càng đòi hỏi có tưới nước đầy đủ để bù vào lượng nước bị bốc hơi từ thân lá đến đất trồng trong chậu. Do đó, những vùng thiếu nguồn nước tưới tốt không thể trồng mai được. Bằng chứng cho thấy không phải ở tỉnh thành nào khắp nước ta cũng có thể trồng mai cho kết quả tốt như nhau. Các vùng trồng mai được đánh giá là tốt nhất phải kể đến quận Gò Vấp (thành phố Hồ Chí Minh), Cái Mơn (tỉnh Bến Tre), Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp)… Sau đó mới kể đến Thủ Đức, Phú Nhuận, Củ Chi ở thành phố Hồ Chí Minh, và nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ, An Giang…Đây là những vùng có nguồn nước tưới tốt thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây mai và hàng trăm loại hoa kiểng khác. Việc tưới nước cho cây mai cũng như các giống kiểng khác đôi khi có tác dụng như sử dụng con dao 2 lưỡi: tưới ít nước quá cây sẽ không có độ ẩm cần thiết để sinh trưởng Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 9 (có khi còn bị chết khô nếu ngưng tưới lâu ngày). Thế nhưng, tưới nước quá nhiều cũng không phải là điều hay. Vì tiếp nhận lượng nước quá nhiều nước sẽ rút không khí có trong đất trồng và thường làm úng rễ, thúi rễ. Khi bộ rễ bị thúi thì tán lá bên trên sẽ có triệu chứng úa vàng và cây đó bị chết dần. Đó là chưa nói đến một tai họa khác là khi tưới nước nhiều thì bộ rễ bị nhiều loại nấm mốc tấn công. Ta có thể tưới nước theo nhiều hình thức: tưới bằng gáo, bằng gàu, bằng ống dẫn cao su, nhưng cách tưới nước tốt nhất là dùng bình tưới hoa sen tạo ra nhiều tia nước nhỏ làm thấm đều trên mặt đất chậu và ngấm dần xuống tận đáy. Với cách tưới này, khi ta thấy lượng nước thừa bắt đầu thoát ra khỏi lỗ thoát nước đáy chậu thì nên ngừng tưới vì khối đất trong chậu đã ẩm đều. Tốt nhất là chờ 15 phút sau, ta tưới lại một lần nữa. Vào mùa nắng hạn ta nên tưới nước cho cây mai hai cử sáng và chiều. Vào buổi sáng thì cầnn tưới đẫm, nhờ đó mà đất trong chậu mới không bị khô trước cái nóng gay gắt của buổi trưa và xế trưa.  Tránh ngập úng Mai thích hợp với vùng đất cao ráo và không chịu úng ngập. Vì vậy, nếu trồng mai ngoài vườn cần phải lên liếp cao và chung quanh có mương rãnh thoát nước tốt để lúc triều cường như mùa mưa không bị ngập úng. Những vùng thấp trũng, như nhiều nơi ở Thủ Đức, Hóc Môn… nên gia cố bờ bao thật kỹ chung quanh vườn mai trong mùa nước lớn. Có làm được như vậy ta mới cứu được vườn mai tránh bị ngập, thoát được thiệt hại nặng nề. Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 10 Mai trồng chậu, tuy lượng nước tưới mỗi gốc không nhiều, nhưng nếu lỗ thoát nước dưới chậu bị tắt nghẽn mà không phát giác kịp thời để khai thong thì vài ngày sau cây mai quý đó cũng chết héo vì thúi bộ rễ.  Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng: Chất tạo hoa là một chất có thể di chuyển được, đi qua cơ quan – cơ quan (lá lên thân) và qua cơ thể (cây qua cây). Chailakhyan nêu giả thuyết rằng bản chất của chất điều hòa sinh trưởng cảm ứng tạo hoa có hai thành phần là Giberelin và Anthesin. Chất này được gọi chung là Florigen.  Gibelerin (GA):  Tổng hợp trong điều kiện ngày dài.  Ngày ngắn cản trở sự tổng hợp Giberelin.  Kéo dài trục hoa mà không có ảnh hưởng trên sự thành lập hoa ở những cây ngày ngắn; trong khi ở điều kiện ngày dài lại trổ hoa.  Anthesin (ABA):  Tổng hợp trong điều kiện ngày ngắn.  Ngày dài cản trở tổng hợp Anthesin.  Kích thích sự phân hóa nụ hoa.  Trong thời kì sinh trưởng dinh dưỡng thì GA chiếm ưu thế và ABA ít được hình thành.  Tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn ra hoa, vào lúc hình thành hoa thì ABA đưọc tổng hợp mạnh trong hoa và quyết định giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, sự ra hoa và phát triển của các cấu trúc sinh sản.  Ảnh hưởng của việc ức chế cây: Theo các nhà khoa học, có thể tạo ra môi trường khô để điều chỉnh sinh trưởng cho một số loài hoa cây cảnh, làm cho sự phân hóa chồi sớm hơn. Hoa cúc trước khi phân hóa chồi có thể làm cho cây khô để xúc tiến sự phân hóa nụ hoa, đồng thời bón thêm phân lân và tưới axit boric làm cho chồi hoa phân hóa nhanh hơn, sau đó tiến hành tưới nước bình thường sẽ khôi phục sự hấp thụ nước và chỉ mấy ngày sau là cây sẽ nở hoa. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Lý, Trung tâm hoa và cây cảnh, Viện Di truyền Nông nghiệp, các cây bích đào, trúc đào trồng chậu, dâm bụt... rất cần phải tỉa cành vào mùa xuân hằng năm. Vì thế, người trồng hoa có thể áp dụng phương pháp tỉa cành để cây hoa phân bố đều chất dinh dưỡng, tạo dáng cây, xúc tiến cây ra hoa nhiều; hoặc gây tổn thương cơ giới làm cho hoa nở sớm. Các loại hoa, cây cảnh thuộc loại cây bụi sau khi ra nụ nếu gây vết thương đều có thể làm cho cây ra hoa sớm. Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 11  Ảnh hưởng của phân bón: Tại miền Nam, mùa mưa chấm dứt vào cuối tháng mười hay đầu tháng mười một Âm lịch. Trong sáu tháng mưa vừa mát trời vừa đầy đủ nước tưới nên cây mai và các giống hoa kiểng khác đều sung sức, tươi tốt. Có điều do lượng nước mưa dội xuống quá nhiều nên đã cuốn trôi theo những chất màu mỡ trong đất chậu ra ngoài khiến cây dư nước mà thiếu phân. Do cây mai nở hoa vào đầu mùa xuân, lúc có tiết trời ấm áp. Để mai đơm nụ hoa sai, nụ to đều đặn, không gì tốt hơn là vài tháng trước Tết ta nên bón phân thúc cho mỗi gốc, tức cung cấp thêm chất bổ dưỡng để cây đủ sức trổ hoa đạt chuẩn là điều cần thiết phải làm. Có nhiều cách bón phân hóa học cho cây mai như:  Bón thẳng vào đất: Với mai trồng chậu, rải mỏng phân gần sát rìa vành chậu ( không nên bón sát gốc). Với mai trồng trên liếp, xẻ rãnh tròn quanh gốc đối chiếu với tán cây, sau đó rải phân xuống và khỏa đất bên trên lại. Nhờ vào nước tưới hằng ngày, phân sẽ tan dần ngấm vào đất để nuôi dưỡng cây.  Tưới phân lên đất: Mua những loại phân hòa tan vào nước để tưới lên khắp mặt đất chậu hay vùng đất chung quanh gốc cây. Cách tưới phân lên đất này giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn là bón phân viên. Có điều mỗi tuần nên tưới phân một lần và nên thay đổi giờ tưới để cây duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng. Vào mùa mưa nên tăng lượng phân nhiều hơn để bù trừ vào sự mất mát do nước mưa cuốn trôi ra ngoài. Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 12  Phun xịt phân lên lá: Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại phân hòa tan trong nước để phun xịt lên tán lá giúp cây mọc tươi tốt như cách bón phân trực tiếp vào đất trồng. Trước đây, đa số nhà vườn không tin là lá cây có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng như chức năng của bộ rễ, nên ít người bón phân theo cách xịt phun này. Nhưng qua thực nghiệm, nghiên cứu cho thấy lá cây hấp thụ dinh dưỡng còn nhiều hơn cả rễ. Ngoài việc bón thúc phân cho từng gốc mai, ta nên tiếp tục quan tâm theo dõi đến sự sinh trưởng của từng cây mai kiểng một, để khi cần có hướng xử lý kịp thời. Việc chăm sóc này chỉ kéo dài khoảng bốn hay năm tuần, vì thời gian sau đó ta sẽ có những Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 13 bước chăm sóc mới như canh ngày trảy lá mai, rồi thúc hay hãm để co hoa mai chung vào đúng dịp Tết. Sau đây là một ví dụ giới thiệu để tham khảo dựa trên kinh nghiệm bón phân của nhà vườn cho một cây mai đươc trồng trong chậu có kích thước 0.8m, đường kính gốc cây từ 4-6 cm, chiều cao 1.5 - 1.8 m, đường kính tán lá 0.8 -1m. Cây đang sinh trưởng và phát triển tốt, không bị suy yếu và bị bệnh. Chất trồng đã có bón lót phân hữu cơ:  Lần 1: từ tháng 1 đến tháng 5: khoảng 300g bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc ...) ngâm vào nước sau đó trước khi tưới cho cây mai, nhà vườn thường trộn thêm NPK có hàm lượng N cao từ 30-50g quậy đều và tưới cho cây. Trong thực tế, với liều lượng trên nhưng thông thường nhà vườn lại chia nhỏ ra để bón thành hai ba đợt trong đọt bón đầu năm, với cách bón như thế cây sẽ không bị sốc phân, cháy rễ và cây hấp thu lượng phân bón triệt để hơn.  Lần 2: từ tháng 6 đến tháng 9: khoảng 200g bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc ...) Phân NPK từ 30-50g có hàm lượng P cao (có thể là DAP). Cách sử dụng cũng như lần 1, lượng phân cũng được chia nhỏ và bón thành nhiều lần để giúp cho cây hấp thụ phân một cách triệt để.  Lần 3: từ tháng 10 trở đi, lần này lượng phân cần từ 20 -30g kali sunfat hay kali Clorua. Cũng có thể là kali nitrat để bón thêm cho cây còn yếu và nụ nhỏ. Có thể dùng phân dơi để bón cho cây mai vào giai đoạn cuối năm cung rất tốt vì phân dơi chứa rất nhiều kali dễ tiêu.  Ảnh hưởng của các tác hại cỏ dại và sâu rầy  Bài trừ cỏ dại Cỏ dại là kẻ thù của các nhà trồng tỉa nói chung và người trồng hoa kiểng trong đó có cây hoa mai nói riêng. Cỏ dại xuất hiện thường xuyên và liên tục không thể diệt trừ tuyệt đối. Vậy cỏ dại từ đâu mà có? Cỏ dại do hột cỏ có sẵn trong đất, trong phân, một phần theo gió mà phát tán khắp nơi. Gặp môi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên có độ ẩm lý tưởng, chúng sẽ nảy mầm và sinh trưởng tốt. Việc diệt cỏ dại trong vườn mai là việc rất cần thiết và thường xuyên. Nếu càng để lâu thì chúng càng cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng của ta, ngoài ra cỏ dại là thứ cây ngắn ngày, ra hoa kết trái sớm nếu càng để lâu chúng càng xuất hiện nhiều. Do đó Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 14 vườn mai rộng cần phải nhổ cỏ định ký theo hằng tháng. Hằng ngày kết hợp việc tưới nước ta nên nhổ cỏ cho cây.  Phòng trừ sâu rầy hại mai Đây cũng là việc phải thực hiện thường xuyên và làm kết hợp với tưới nước. Chú ý quan sát xem cây mai có vấn đề gì không. Vì khi đã bị sâu rầy tấn công thì cây sẽ bị tỏn thương. Tuy cây mai có sức sống lâu năm và tuổi thọ cao nhưng dễ bị vàng vọt, còi cọc, suy yếu vì sâu rầy phá hoại. Ngoài sâu rầy thì còn có các loại côn trùng và nấm cũng tác động xấu đến mai. Cách phòng trị một số bệnh thường gặp ở mai:  Bệnh cháy lá mai: Với cây mai mà tất cả các lá đều xanh tươi tốt mơn mởn, có độ bóng mướt thì chắc chắn cây đó đang độ sung sức,tốt tươi. Ngược lại, cây mai nào mà có bộ lá vàng úa, ở phần đuôi lá và rìa lá bị queo khô thì nhất định cây đó đang bị suy yếu vì tật bệnh.bệnh này có thể xuất hiện ở bất kì tháng nào vào các trong năm, thường không làm cho cây chết nhưng khó hồi phục sức sống ban đầu. - Triệu chứng: Nhiều lá trên cây có hiện tượng vàng úa như lá già sắp rụng, cuối đuôi lá và rìa lá bị khô và queo lại, phần khô sẽ lan rộng dần ra. - Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân nhưng đa số là do thiếu sự chăm sóc chu đáo, không tưới nước thường xuyên, rễ không hút đủ khoáng để nuôi cành. Đôi khi tưới nước quá nhiều cũng không phải tốt làm cho rễ bị úng nước. Cũng có trường hợp do bón phân quá liều lượng và gần gốc cây. Hay do tầng mặt của chậu bi đóng váng lâu ngày do tưới nước làm cho đất bị dẽ dần dần xuống đóng thành khối cứng làm cho cây bị thiếu sự thoáng khí khiến cây yếu dần và thiếu nhựa nuôi cây… Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 15 - Ngoài ra còn có nguyên nhân khác làm cho cây vàng lá nữa đó là do nấm. Trong môi trường ngập úng, các bào tử nấm, bào tử vi khuẩn và tuyến trùng trong đất có cơ hội phát triển mạnh rồi tấn công bộ rễ làm cây mất sức vàng úa.  Trừ sâu đục thân: Sâu hại mai chỉ có vài loại, chuyên ăn lá non và đọt mai non. Riêng sâu đục thân thì hại thân cành và đây được đánh giá là giống sâu hại nhất chỉ cần với số lượng ít vài con cũng làm cho cây chết khô trong thời gian ngắn. Loại sâu này đẻ trứng trong các kẽ nứt của vỏ thân, vỏ cành mai. Sau khi trứng nở thành sâu non thì chúng đuc khoét một lỗ nhỏ trên vỏ cây rồi cứ khoét vào sâu trông gỗ. Do cách phá hại vào sâu trong thân làm cho ta rất khó phát hiện. Và khi cây có hiện tượng héo lá ở cành hay toàn bộ lá thì lúc đó có diệt sâu thì cũng đã qua muộn. - Biện pháp: Quan sát kỹ thân cành một lượt để có thể phát hiện kịp thời. Hễ thấy có một nhúm nhỏ bột gỗ mịn như hạt cưa thì đó là dấu hiệu của bệnh này. Ta nên cắt bỏ cành này đi. Nếu nhận thấy cành cây có thể cứu được thì dùng dao nhọn khoét lỗ sâu đục rộng ra sau đó lấy móc kẽm lùn sâu vào đường sâu đục để giết sâu. Một cách khác có thể dùng thuốc Dimecron hay Politrin - 0.2% bơm thẳng vào lỗ sâu đục. Cách phòng ngừa là: Dùng thuốc trên phun xịt khắp các bộ phận từ gốc đến thân cành theo định kì ba tháng một lần.  Trừ bọ trĩ và nhện cỏ: Muốn phát hiện có bi nhiễm hay không chỉ cần quan sát ngọn mai là rõ. Nếu phát hiện ra nên dùng một trong các loại thuốc sau để xịt lên ngọn cây: Lananate, Confidor,…nên xịt ở phần lá để đạt hiệu quả cao hơn. Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 16  Phòng trừ nấm hồng: Nấm hông không tấn công vào bộ rễ mai ở dưới đất mà ngay trên thân, trên cành, nơi có lớp vỏ bị nứt nẻ. Lúa nấm hồng mới xuất những hiện chúng chỉ là đốm màu hồng nhỏ nên nếu sơ ý ta khó phát giác được. Khi những đốm này lan rộng ra thành những đám màu hồng thì cũng là lúc cành mai đó hay cây mai đó đã chết khô vì hết nhựa sống. Nên cắt bỏ những cành và cây khô đó rồi đem ra khỏi khu vực trồng mà đốt bỏ.  Ảnh hưởng của việc trảy lá mai Trảy lá mai vào dịp cuối năm không khó, nhưng với những ai chưa quen việc thì dễ làm hư việc. Vào đầu tháng Chạp hằng năm hầu hết những cây mai trong vườn đều vàng lá, vì mùa thay lá của chúng sắp đến. Mai kiểng trồng trong vườn nhà hay mai mọc hoang ngoài rừng cũng có đặc tính rụng lá như nhau. Cứ đến cuối năm Âm lịch các lá trên cây đã đến độ già lão, cuống đã khô nhựa, nên dù không trảy các lá cũng lần lượt rụng dần cho đến hết sạch. Thời gian này, có thể một số ít cây mai lá tuy già nhưng vẫn còn xanh tươi, nhưng dứt khoát không có cây nào còn có đọt non, lá non. Lá mai nào khi đã quá già, đến lúc phải rụng thì chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua chúng cũng tự động lìa cành. Còn các lá tuy bề Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 17 ngoài trông vàng vọt nhưng chưa đến thời kỳ thay lá thì cuống vẫn còn bám chắc vào cành như khi lá còn tươi xanh vậy. Đa số những lá này còn nằm ở trên cây trước ngày đưa ông Táo về trời. Vì vậy, việc trảy lá mai không ít thì nhiều cũng phải vận dụng đến sức lực của mình mới làm cho lá lìa cành được.  Trảy lá mai phải có phương pháp, và công việc phải làm như sau: Muốn trảy trụi lá trên cành nào thì một tay nắm giữ chặt cành đó, tay còn lại làm việc trảy lá. Phải cẩn thận trảy từng chiếc lá một, chứ không nên nóng vội dùng bàn tay nắm chặt vào gốc cành rồi tuốt mạnh một cái cho tất cả ác lá trên cành đó rời ra cả nắm. Làm như vậy tuy nhanh nhưng chưa chắc các lá từ đầu đến ngọn chịu rụng một lần,mà tai hại là sẽ rụng một số lớn nụ hoa. Vì như các bạn đã biết, các nụ hoa mai đều nảy ra từ nách lá. Tay trảy lá nắm gần phía cuống lá rồi nhẹ nhàng lật ngược chiều ra phía sau,như vậy lá sẽ dễ dàng rời khỏi cành mà không hề gây tổn thương đến nụ hoa. Còn nếu trảy lá theo chiều ngược lại, thế nào cũng làm xước vỏ, nụ hoa sẽ theo đó mà rời khỏi cành. Trảy trụi hết lá trên cây, không nên chừa lại chiếc nào. Và tránh làm thương tổn đến cành như giập, gãy ngọn… Chăm sóc cây mai sau ngày trảy lá: cây mai sau khi trảy hết lá chỉ còn trơ lại bộ “xương” thân và cành. Việc chăm sóc như sau: ngày trảy lá và sau đó một ngày tạm ngưng tưới nước để vết thương ở cuống lá mau khô nhựa. Những ngày sau đó nên tưới nước bình thường để nụ hoa trên cây đủ sức phát triển mạnh. Những cây nào cành nhánh rườm rà cần uốn sửa lại cho gọn đẹp cũng như tranh thủ làm lúc này và trành làm thương tổn đến các nụ hoa. Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Trang Việt, Sinh lý thực vật đại cương, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn, Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục Việt Nam. 3. Trang web mạng: http://sokhcn.baria-vungtau.gov.vn/tanhung/NewsDetail.aspx?nid=610&mid=86&sfcus= http://www.baomoi.com/Dieu-khien-hoa-no-theo-y-muon/54/10077010.epi http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=22650 Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 19 LỜI CÁM ƠN Cảm ơn thầy đã dành thời gian xem qua bài báo cáo của nhóm. Nội dung đề tài lấy nguồn cảm hứng từ ý tưởng làm thế nào để giúp cây mai nở hoa đúng vào dịp tết, biết được giai đoạn tăng trưởng của nụ, các nhân tố ảnh hưởng đến sự nở hoa. Từ đó giúp ta tìm giải pháp thích hợp nhất điều chỉnh sự ra hoa của cây mai. Nhóm đã tìm hiểu và trình bày hết ý tưởng của mình nhưng có thể còn nhiều thiếu sót, nhóm rất mong được nghe những lời nhận xét, góp ý chân thành từ thầy để nội dung đề tài được đầy đủ, hoàn thiện hơn và có thể ứng dụng vào thực tiễn. Thank for your teacher. Nhóm 2 – GVGD: Hồồ Viếết Thếế 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan