Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam ni...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
94
6
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ MỸ AN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ MỸ AN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Phạm Văn Năng TP HỒ CHÍ MINH – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Phạm Văn Năng. Các thông tin, số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc, trung thực và được phép công bố. Tác giả Phạm Thị Mỹ An DANH MỤC VIẾT TẮT Tiếng Việt Từ viết tắt ACB BĐS BID BIDV CP CTG DN DNNN DPRR EIB MBB NĐ NHNN NHTM NHTMCP NVB PVC PVN QĐ SHB STB TCTD TMCP TSĐB TT TTLT-BTPBTNMTNHNN UBGSTCQG VCB VNCB Diễn giải NHTMCP Á Châu Bất động sản NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chính phủ NHTMCP Công thương Việt Nam Doang nghiệp Doanh nghiệp nhà nước Dự phòng rủi ro NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam NHTMCP Quân Đội Nghị định Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP Quốc Dân Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam Tập đoàn dầu khí Việt Nam Quyết định NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Tổ chức tín dụng Thương mại cổ phần Tài sản đảm bảo Thông tư Thông tư liên tịch - Bộ Tư Pháp - Bộ tài nguyên môi trường- Ngân hàng nhà nước Ủy ban giám sát tài chính quốc gia NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam NHTMCP xây dựng Việt Nam Tiếng Anh Từ viết tắt ADB AEG AWPR BCBS BIS CIC CPI ECB EXR FEM GDP GRL HNX HOSE IMF INF LGD LA NPL OPE PD PLL REM ROE ROA RIR UNE VAMC VIF Diễn giải The Asian Development Bank Advisory Expert Group Average Prime Lending Ratio Basel Committee on Banking Supervision Bank for International Settlements Credit Information Center Consumer Price Index European Central Bank Exchange Rate Fixed Effects Model Gross Domestic Product The growth in loans Hanoi Stock Exchange Ho Chi Minh Stock Exchange International Monetary Fund Inflation rate Loss Given Default Ratio of loans to total assets Non - Performing Loans Operating expense to income ratio Probability of Default Provision Loan Loss Random Effect Model Return on Equity Return on Assets Real Interest Rate Unemployment VietNam Asset Management Company Variance Inflation Factor DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu........21 Bảng 3.1.Tình hình tiền gửi của khách hàng tại các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2015...................................26 Bảng 3.2.Tình hình nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2015...........................................................33 Bảng 4.1: Mô tả biến và kỳ vọng về mối tương quan giữa các biến với nợ xấu trong mô hình nghiên cứu.. ................................................................................................58 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả dữ liệu.. ..............................................................64 Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình....................................66 Bảng 4.4: Kết quả hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến..........................67 Bảng 4.5: So sánh kết quả hồi quy FEM và REM ...................................................68 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman Test.. .........................................................70 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi và tự tương quan..............71 Bảng 4.8: Kết quả khắc phục phương sai sai số thay đổi và tự tương quan.............71 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP Việt Nam niêm yết từ 2007 – 2015...........................................................................................................................43 Hình 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam và các NHTMCP Việt Nam niêm yết từ 2006 – 2015.. .........................................................................................45 Hình 3.3: Các nhóm nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết năm 2014 và 2015.. ........................................................................................................................47 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1 1.1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu ....................................................................... 1 1.2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................ 1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3 1.3.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 3 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 1.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 1.7. Kết cấu luận văn ......................................................................................... 6 1.8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................ 6 1.8.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 6 1.8.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM ........................................................................ 8 2.1. Tổng quan về nợ xấu .................................................................................. 8 2.1.1. Khái niệm về nợ xấu .............................................................................. 8 2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ................................................................ 9 2.1.2.1. Nguyên nhân từ ngân hàng .................................................................. 9 2.1.2.2. Nguyên nhân từ khách hàng .............................................................. 11 2.1.2.3. Nguyên nhân khách quan do môi trường kinh doanh........................ 12 2.1.3. Hậu quả của nợ xấu ............................................................................. 13 2.1.3.1. Hậu quả của nợ xấu đối với ngân hàng ............................................. 13 2.1.3.2. Hậu quả của nợ xấu đối với khách hàng ............................................ 14 2.1.3.3. Hậu quả của nợ xấu đối với nền kinh tế ............................................ 14 2.1.4. Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu ............................................................... 15 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM ...................................... 15 2.2.1. Các yếu tố thuộc về ngân hàng ............................................................ 15 2.2.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng .......................................................... 17 2.3. Lược khảo các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM ......................................................................................................... 19 2.4. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 22 Kết luận chương 2 ............................................................................................ 23 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM............... 24 3.1. Tình hình tín dụng của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................................... 24 3.2. Thực trạng nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2015 .................................... 26 3.2.1. Tổng quan về tình hình nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................................... 26 3.2.2. Phân tích dư nợ cho vay theo chất lượng nợ vay của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................... 29 3.2.3. Đánh giá nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán ............................................................................................................... 31 3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán giai đoạn 2006-2015 ........................... 31 3.3.1. Các yếu tố thuộc về ngân hàng ............................................................. 31 3.3.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng ........................................................... 33 Kết luận chương 3 ............................................................................................ 35 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .... 36 4.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ................................................................. 36 4.2. Mô tả biến và xây dựng các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu .......... 37 4.2.1. Mô tả biến ............................................................................................. 37 4.2.2. Xây dựng các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu ............................... 38 4.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 43 4.4. Thu thập và xử lý dữ liệu .......................................................................... 43 4.5. Thống kê mô tả dữ liệu ............................................................................. 44 4.5.1. Thống kê mô tả dữ liệu ......................................................................... 44 4.5.2. Ma trận hệ số tương quan ..................................................................... 46 4.6. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ........................................................ 47 4.7. Giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy......................................................... 52 Kết luận chương 4 ............................................................................................ 58 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................. 59 5.1. Tóm tắt kết quả chính của đề tài nghiên cứu.......................................... 59 5.2. Khuyến nghị ............................................................................................... 60 5.2.1. Đối với các NHTM ............................................................................... 60 5.2.1.1. Trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu ............................... 60 5.2.1.2. Tăng quy mô ngân hàng hợp lý, hiệu quả ......................................... 60 5.2.1.3. Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu .......................................... 61 5.2.2. Đối với NHNN và Chính phủ ............................................................... 62 5.2.2.1. Phối hợp thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt vấn đề nợ xấu. .................................... 62 5.2.2.2. Xây dựng pháp lý và chính sách hoàn thiện ...................................... 63 5.2.2.3. Phát triển và mở rộng thị trường mua bán nợ .................................... 63 5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ....................... 63 5.3.1. Hạn chế của đề tài ................................................................................. 64 5.3.2. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 64 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 65 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào thì hệ thống ngân hàng luôn có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế đạt đến trình độ cao thì ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng, được xem như là hệ thống thần kinh kết nối toàn bộ nền kinh tế. Những năm gần đây, nền tài chính toàn cầu phát triển mạnh mẽ, để bắt kịp xu hướng đó nền tài chính của Việt Nam, đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại cũng phát triển nhanh chóng. Sự hội nhập kinh tế vào nền kinh tế thế giới đã khiến cho hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ về cả quy mô, sản phẩm và nghiệp vụ, tạo ra những thách thức to lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung. Để giữ vững thị phần, sự tồn tại và phát triển vững chắc trong môi trường mà sự canh tranh vô cũng gay gắt, buột các ngân hàng thương mại Việt Nam phải mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi công nghệ,...Thêm vào đó, hoạt động cấp tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, mở rộng quy mô hoạt động trong thời buổi cạnh tranh thì vấn đề rủi ro tín dụng cũng cần được kiểm soát tốt, đặc biệt là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế, tính an toàn và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nợ xấu là vấn đề thường trực vì hoạt động tín dụng luôn có rủi ro. Giải quyết được vấn đề nợ xấu nêu trên mới có thể khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế, giúp thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế cả nước. 1.2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Ngân hàng đã trở thành cầu nối trung gian không thể thiếu trong quá trình hoạt động và phát triển của nền kinh tế của tất cả các quốc gia. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng gắn chặt với hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Tại Việt Nam, năm 2014 tốc độ tăng trưởng GDP là 5.98%, tương ứng là tăng trưởng tín dụng đạt 14.16%. 2 Năm 2015 tốc độ tăng trưởng GDP là 6.7%, tương ứng là tăng trưởng tín dụng đạt 17.17%. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện đang đứng trước nhiều khó khăn và phải gánh chịu những tác động tiêu cực: tăng trưởng toàn cầu trong năm 2016 được các tổ chức quốc tế dự báo chỉ ở mức tương đương năm 2015. Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới tháng 10 năm 2016 của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng toàn cầu năm 2016 đạt 3.2%, chỉ cao hơn 0.1% so với tăng trưởng toàn cầu năm 2015 (3.1%). Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, trì truệ. Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 của tổng cục thống kê, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2016 đã có hơn 5.500 doanh nghiệp trên toàn quốc phá sản, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, cũng trong nữa đầu năm 2016 có trên 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2015. Tình hình dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng tăng nhanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thì dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản tính đến quý II năm 2016 đạt gần 416.000 tỷ đồng, tăng 5.76% so với đầu năm 2016. Các yếu tố khác như hạn hán, bão lụt, xâm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, cá chết hàng loạt ở Miền Trung,... cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Trước những khó khăn và tác động tiêu cực trên, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề rủi ro tín dụng và cụ thể là vấn đề nợ xấu. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu các năm qua đang có xu hướng giảm, cụ thể : năm 2013 là 3.79%, năm 2014 là 3.25%, năm 2015 là 2.55%. Nhưng bản chất thật của việc giảm đó là do VAMC được thành lập để xử lý nợ xấu, các ngân hàng bán nợ xấu lại cho VAMC nhưng thực chất nợ xấu vẫn tồn tại. Thêm vào đó, sau 5 năm nếu như VAMC không xử lý được những khoản nợ xấu đã mua thì NHTM phải. Nợ xấu đã và đang gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho nền kinh tế, đến điều hành các chính sách của Ngân hàng Nhà Nước, đến lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng,... 3 Đã có nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu về vấn đề nợ xấu và đưa ra kết luận rằng nợ xấu bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng (Foback, 2005; Messai và Jouini, 2013). Tại Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu về vấn đề nợ xấu và kết luận rằng các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng nhất định đến nợ xấu của các ngân hàng (Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng, 2013). Với sự kế thừa từ các công trình nghiên cứu trước, cùng với nỗ lực tìm hiểu để ra cái nhìn, đánh giá rõ hơn và hướng giải quyết phù hợp nhất về vấn đề nợ xấu giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam xây dựng được chiến lược phù hợp, lâu dài nhầm giảm nợ xấu, tổn thất và nâng cao năng lực canh tranh trong nước và quốc tế trong thời kỳ Việt Nam mở cửa hội nhập sâu rộng. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ”. Tác giả mong rằng bằng phương pháp định lượng, đề tài này có thể tìm ra những nguyên nhân chính xác gây ra nợ xấu để đóng góp thêm một số ý kiến nhằm dần hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu cho các ngân hàng. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu chung Dựa vào kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của đề tài, tác giả xác định những nguyên nhân gây nên nợ xấu và các mặt còn hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nợ xấu, và từ đó đề ra những hướng giải quyết, xử lý nợ xấu phù hợp với môi trường kinh tế hiện nay. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua. - Đánh giá thực trạng nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4 - Từ kết quả phân tích định lượng, xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên nợ xấu. - Phân tích và đánh giá các mặt còn hạn chế, thiếu sót trong các phương pháp hạn chế nợ xấu mà các ngân hàng Việt Nam đang áp dụng, để từ đó đề xuất các giải pháp mang tính khả thi và phù hợp với hoạt động của các ngân hàng và môi trường kinh tế hiện nay. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Sau khi làm rõ sự cần thiết và mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiếp tục đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: - Các yếu tố bên trong và bên ngoài nào ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ? - Sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng là tích cực hay tiêu cực và trong các yếu tố đó thì yếu tố nào tác động mạnh đến nợ xấu ? - Thực trạng nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra như thế nào ? - Các giải pháp nào là phù hợp cho các ngân hàng áp dụng để hạn chế nợ xấu trong tình hình thực tế hiện nay ? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và quan tâm chủ yếu đến các yếu tố bên trong ngân hàng. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài sử dụng dữ liệu được thu thập và trích xuất từ Data Bankscope, World Bank, báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm đã được kiểm toán của 9 NHTMCP 5 Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)... Đề tài được tiến hành dựa trên mẫu nghiên cứu là 9 NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm : NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Công Thương Việt Nam ( Vietinbank), NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam ( BIDV), NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam ( Vietcombank), NHTMCP Quốc Dân (NCB – trước đây là NHTMCP Nam Việt – Navibank), NHTMCP Quân Đội (MBBank), NHTMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank), NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội ( SHB), NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ( Eximbank). Đề tại chọn phạm vi nghiên cứu là 9 NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vì: - Thứ nhất: để được niêm yết trên sàn chứng khoán thì các số liệu công bố của 9 ngân NHTMCP Việt Nam phải chính xác, minh bạch, rõ ràng, có độ tin cậy cao và phản ánh tốt việc đánh giá tình hình nợ xấu. Bên cạnh đó, số liệu về nợ xấu có thể thu thập đầy đủ. - Thứ hai: đây là những NHTMCP Việt Nam lớn, có tính đại diện cao, chiếm thị phần lớn, hoạt động có hiệu quả và có sức ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tổng tài sản của 9 NHTMCP chiếm đến 46.43% so với toàn hệ thống. Đề tài được thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2015, vì đây là khoản thời gian tác giả có thể thu thập được đầy đủ dữ liệu nhất với tổng cộng 90 quan sát tất cả cho bảng dữ liêu cân xứng. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp định lượng: sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng để phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả chạy 2 ước lượng phổ biến là Fixed Effect, 6 Random Effect đồng thời sử dụng kiểm định: Hausman test để kiểm tra xem mô hình Fixed Effect hay Random Effect là phù hợp hơn trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các kiểm định khác để dò tìm sự vi phạm các giả thuyết có liên quan và đưa ra cách khắc phục các vi phạm đó. Phương pháp thống kê, mô tả: nguồn số liệu được lấy từ Data Bankscope, World Bank, báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm đã được kiểm toán của 9 NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)... Phương pháp định tính: dựa vào các nghiên cứu trước để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.7. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn bao gồm 5 chương, được trình bày theo thứ tự sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan về nợ xấu và các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Chương 3: Thực trạng tình hình nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 4: Phương pháp và mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 5: Kết luận và các giải pháp, kiến nghị. 1.8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 1.8.1. Ý nghĩa khoa học Qua việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng phương pháp 7 định lượng để thấy được những mặt yếu kém còn tồn tại trong hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam cần phải khắc phục. Các NHTM Việt Nam cần phải học hỏi nhiều hơn từ các cách xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới : vấn đề sở hữu chéo, xử lý tài sản đảm bảo, mở cửa và đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc mua tài sản đảm bảo phát sinh từ các khoản nợ xấu,... Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hơn phương pháp nghiên cứu định lượng về nợ xấu để đưa ra cách tiếp cận phù hợp theo chuẩn quốc tế cho Việt Nam trong việc đánh giá, phân loại nợ xấu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu. 1.8.2. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá được thực trạng tình hình nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, phân tích được mức độ ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó biết được tầm quan trọng của từng yếu tố để đưa ra các kiến nghị phù hợp cho công tác xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Đề tài có thể cung cấp thêm bằng chứng làm cơ sở cho các NHTM Việt Nam xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả hơn, xử lý nợ xấu tốt hơn, nâng cao năng lực cành tranh. Qua đó, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển vững mạnh trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay. 8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM 2.1. Tổng quan về nợ xấu 2.1.1. Khái niệm về nợ xấu - Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF : “ Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ không được thực hiện đầy đủ”. Với quan điểm này, nợ xấu được nhận dạng qua hai giác độ: thời gian quá hạn và khả năng trả nợ đáng nghi ngờ.” - Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ( BCBS – Basel Committee on Banking Supervision 2002) không đưa ra nhận định cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi cả hai hoặc một trong hai điều kiện sau diễn ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thể thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. - Theo nhóm chuyên gia tư vấn của Liên Hiệp Quốc ( AEG – Advisory Expert Group ) : “ Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ.” - Theo ngân hàng trung ương Châu Âu ( ECB): “ một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày trở lên, phù hợp với định nghĩa của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan