Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bước đầu tìm hiểu quy trình sản xuất chanh muối...

Tài liệu Bước đầu tìm hiểu quy trình sản xuất chanh muối

.PDF
78
618
96

Mô tả:

Lời mở đầu GVHD: Nguyễn Thị Nguyên LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội thì ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát cũng phát triển mạnh mẽ. Với xu hướng của thời đại các sản phẩm nước giải khát được làm từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, từ nguồn nguyên liệu xanh đặc biệt là từ những nguyên liệu vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa có giá trị dược liệu ngày càng được ưa chuộng. Chanh là nguồn nguyên liệu rất phong phú, phổ biến, rẻ tiền, đồng thời có giá trị sinh học cao. Các sản phẩm nước giải khát từ trái chanh khá phong phú . Chanh muối là một loại thức uống quen thuộc với người dân Việt Nam rất có lợi cho sức khỏe, do đó việc nghiên cứu là rất cần thiết, nó sẽ đem lại sự tiện lợi cho quá trình phân phối tiêu thụ và sử dụng, rất thích hợp với cuộc sống ngày càng công nghiệp hoá hiện nay. Chính vì vậy, được sự cho phép của Khoa Công nghệ thực phẩm, tôi thực hiện đề tài: “nghiên cứu sản xuất nước giải khát Chanh muối”. Mục đích của đề tài: - Tiến hành nghiên cứu để đưa ra quy trình hoàn thiện sản xuất sản phẩm nước giải khát chanh muối. Nội dung của đề tài: - Tổng quan về nguyên liệu. - Đưa ra quy trình sản xuất nước giải khát chanh muối. - Nêu lên ý nghĩa của đề tài. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: - Tạo ra mặt hàng mới từ nguồn nguyên liệu chanh muối, làm phong phú đa dạng các mặt hàng nước giải khát có nguồn gốc thiên nhiên trên thị trường. đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. - Tạo ra một hướng nghiên cứu mới về Chanh muối 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ------------o0o------------ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT CHANH MUỐI GVHD: SVTH: MSSV: Nguyễn Thị Nguyên Đỗ Thành Nhân 106110053 Tp.HCM, tháng 08 năm 2010 i LỜI CẢM ƠN Đối với một sinh viên ngành công nghệ thực phẩm, việc được chọn làm đồ án tốt nghiệp là một niềm vinh dự lớn. Nó đánh dấu một kỉ niệm đẹp trong lòng sinh viên. Được làm đề tài tốt nghiệp đồng nghĩa với việc kết quả học tập của sinh viên đạt kết quả khá tốt. Và để tôi có thể thực hiện thành công đề tài, tôi xin đặc biệt cảm ơn: sự tận tâm hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Nguyên- Giảng viên bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm của Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các thầy cô Khoa công nghệ thực phẩm Trường đại học kỹ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Sự hỗ trợ nhiệt tình từ giáo viên quản lý và các bạn nghiên cứu chung tại phòng thí nghiệm thực phẩm. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010 Sinh viên Đỗ Thành Nhân ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... iv TÓM TẮT ĐỒ ÁN Chanh là một loại trái cây quen thuộc của người dân Viêt Nam, trái chanh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trái chanh vừa là một món ăn ngon vừa là một vị thuốc quý. Người dân Việt Nam đã có rất nhiều cách chế biến khác nhau nhằm mục đích bảo quản được lâu trái chanh. Một số sản phẩm dân gian như: chanh muối, mứt chanh, chanh ngâm đường…. Vì thế nên tôi đã bước đầu nghiên cứu sản phẩm nước giải khát chanh muối nhằm mục đích đa dạng hóa các sản phẩm từ chanh trên thị trường, tạo ra một sản phẩm mới, một hướng nghiên cứu mới cho sản phẩm nước giải khát. Được sự cho phép của khoa Công nghệ thực phẩm tôi thực hiện đồ án” Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước giải khát chanh muối”. Với các nội dung như sau: 1. Tổng quan về nguyên liệu 2. Tổng quan về nước giải khát đóng chai. 3. Đưa ra được quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát chanh muối. 4. Tìm ra các thông số thích hợp nhất cho sản phẩm 5. Đưa ra quy trình công nghệ hoàn chỉnh. 6. Kết luận, kiến nghị. v MỤC LỤC Đề mục Trang Trang bìa ..................................................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................................. ii Nhận xét của giáo viên hướng dẫn............................................................................................ iii Nhận xét của giáo viên phản biện ............................................................................................. iv Tóm tắt đồ án ............................................................................................................................. v Mục lục ..................................................................................................................................... vi Danh sách hình ảnh ................................................................................................................... ix Danh sách bảng biểu .................................................................................................................. x LỜI NÓI ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................................2 1.1 Tổng quan về cây chanh :....................................................................................................3 1.1.1. Nguồn gốc đặc điểm cây chanh: .........................................................................3 1.1.2 Mô tả hình thái cây chanh:..................................................................................4 1.1.3. Kĩ thuật trồng chăm sóc phòng ngừa sâu bệnh của cây chanh: ..........................7 1.1.3.1. Kĩ thuật trồng: ...................................................................................................7 1.1.3.2 Kĩ thuật chăm sóc:...........................................................................................7 1.1.3.3 Phòng ngừa sâu bệnh: ........................................................................................9 1.1.4 Thành phần hóa học của chanh: ..........................................................................10 1.1.5 Các sản phẩm sản xuất từ chanh: ........................................................................13 1.1.6 Tình hình nghiên cứu về chanh trong nước và thế giới: .......................................13 1.4 Tổng quan về nước quả .......................................................................................................15 1.4 .1 Phân loại nước quả ..............................................................................................15 1.4.1.1 Theo mức độ tự nhiên ........................................................................................15 1.4.1.2 Theo phương pháp bảo quản .............................................................................16 1.4.1.3 Theo dạng sản phẩm ..........................................................................................16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................17 2.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................18 vi 2.2 Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................................18 2.2.1.Nguyên liệu chính: ...............................................................................................18 2.2.2.Nguyên liệu phụ:..................................................................................................18 2.2.2.1 Muối...................................................................................................................18 2.2.2.2 Nước..................................................................................................................19 2.2.2.3 Đường ................................................................................................................19 2.2.2.4 Acid ascorbic (Vitamin C) ................................................................................19 2.3. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................................20 2.3.1 Sơ đồ quy trình dự kiến: .....................................................................................20 2.3.2 Thuyết minh quy trình:........................................................................................21 2.3.3 Các thiết bị dùng cho việc thí nghiệm................................................................23 2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................................................24 2.4.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian chần chanh ........................................24 2.4.2 Khảo sát quá trình thẩm thấu................................................................................24 2.4.3 Xác định hàm ẩm của nguyên liệu ........................................................................29 2.4.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ đường nước ..............................................29 2.4.5 Sơ đồ bố trí nghiệm xác định lượng acid ascorbic bổ sung ..................................30 2.4.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian thanh trùng ........................................31 2.4.7 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu vi sinh trong thực phẩm...............................31 2.4.8 Phân tích đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm..............................................32 2.4.8.1 Phương pháp đánh giá cảm quan bằng pp so hàng ............................................32 2.4.8.2 Phương pháp đánh giá cảm quan bằng pp cho điểm thị hiếu ............................32 2.5 Sản xuất chanh muối theo phương pháp cổ điển.................................................................34 2.5.1 Quy trình công nghệ ..............................................................................................34 2.5.2 Thuyết minh quy trình............................................................................................34 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................................36 vii 3.1. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của nguyên liệu:.........................................37 3.1.1 Kết quả nghiên cứu thành phần trong chanh: ......................................................37 3.2 Kết quả nghiên cứu các thông số có trong quá trình ...................................................37 3.2.1 Kết quả nghiên cứu xác định thời gian chần: ......................................................37 3.2.2 Khảo sát quá trình thẩm thấu trong trái chanh: ...................................................39 3.2.3 Kết quả nghiên cứu xác định tỷ lệ nước: ...........................................................41 3.2.4 Kết quả nghiên cứu xác định lượng đường bổ sung: ...........................................42 3.2.5 Kết quả nghiên cứu xác định lượng acid ascorbic bổ sung .................................43 3.2.6 Kết quả nghiên cứu xác định thời gian thanh trùng .............................................44 3.2.7 Chỉ tiêu hóa học và hóa lí ......................................................................................45 3.2.8 Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh trong nước giải khát chanh muối ............... 46 3.2.8 Kết quả phân tích đánh giá cảm quan cho điểm tổng hợp sản phẩm ....................46 3.3 Quy trình hoàn thiện....................................................................................................49 3.3.1 Quy trình công nghệ .............................................................................................49 3.4 Chi phí nguyên vật liệu................................................................................................50 3.4.1 Chi phí nguyên liệu chính....................................................................................50 3.4.2 Chi phí nguyên liệu phụ.......................................................................................50 3.4.3 Chi phí nguyên liệu để sản xuất 1000 chai nước giải khát ................................51 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................52 4.1 Kết luận: .....................................................................................................................53 4.2 Đề xuất ý kiến............................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................I PHỤ LỤC ............................................................................................................................. II Phụ lục 1: Tiêu chuẩn nước dùng trong công nghệ thực phẩm .......................................II Phụ lục 2:Giới hạn vi sịnh vật cho phép trong 1g hoặc 1ml thực phẩm..........................III Phụ lục 3: Phương pháp xác định các chỉ tiêu...................................................................IV Phụ lục 4: Tiêu chuẩn muối dùng trong chế biến thực phẩm ..........................................VI Phụ lục 5: Bảng cho điểm đánh giá cảm quan nước giải khát chanh muối ....................VII Phụ lục 6 Bảng phân tích ANOVA cảm quan về tỷ lệ nước.............................................X Phụ lục 7 Bảng phân tích ANOVA cảm quan về tỷ lệ đường ..........................................XI Phụ lục VIII: Phiếu trả lời đánh giá cảm quan .................................................................XII viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1 Quả chanh .......................................................................................................... 4 Hình 1.2 Cấu tạo Vitamin C ........................................................................................... 12 Hình 1.3 Sản phẩm chanh muối Active của hãng Tân Hiệp Phát ................................... 13 Hình 3.1 Biểu đồ liên quan giữa nồng độ muối và thời gian ngâm ................................ 39 Hình 3.2 Điểm trung bình mức độ ưa thích đối với sản phẩm nước chanh muối .......... 47 Hình 3.3 Hình sản phẩm nước giải khát chanh muối...................................................... 51 ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1 Thành phần hóa học trong chanh ......................................................................10 Bảng 2.1 Phương pháp đo vi sinh của sản phẩm..............................................................31 Bảng 2.2 Bảng quy ước cho điểm thị hiếu........................................................................32 Bảng 2.3 Các chỉ tiêu chất lượng cần có của nước giải khát chanh muối ........................33 Bảng 2.4 Thông số Kĩ thuật chanh muối Hưng Lợi .........................................................35 Bảng 3.1 Bảng kết quả xác định hàm lượng các chất trong chanh nguyên liệu ...............37 Bảng 3.2 Bảng đánh giá cảm quan xác định thời gian chần.............................................37 Bảng 3.3 Khảo sát hàm lượng muối trong chanh muối .................................................. 39 Bảng 3.4 Bảng cảm quan trái chanh muối sau 26 ngày....................................................40 Bảng 3.5 Bảng cảm quan xác định tỷ lệ nước trong sản phẩm ....................................... 41 Bảng 3.6 Bảng cảm quan xác định tỷ lệ đường trong sản phẩm..................................... 42 Bảng 3.7 Bảng theo dõi sự biến màu của sản phẩm sau thời gian bảo quản .................. 43 Bảng 3.8 Khảo sát nhiệt độ thanh trùng.......................................................................... 44 Bảng 3.9 Chỉ tiêu phân tích hóa lí thực phẩm................................................................. 45 Bảng 3.10 Chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm ........................................................................ 46 Bảng 3.11 Điểm chất lượng cảm quan của nước giải khát chanh muối ......................... 46 Bảng 3.12 Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho các số liệu cảm quan nước giải khát chanh muối……………………………………………………………. ………….47 Bảng 3.13 Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu và mức độ ưa thích chung của sản phẩm nước giải khát chanh muối ……………………………………………………………..48 Bảng 3.14 Bảng % tiêu hao tổng cộng của từng nguyên liệu phụ .................................. 50 Bảng 3.15 Bảng chi phí nguyên vật liệu để sản xuất ra 1000 chai nước giải khát chanh muối ..................................................................................................................................51 x xi Chương 1 GVHD: Nguyễn Thị Nguyên CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 2 Chương 1 GVHD: Nguyễn Thị Nguyên 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CHANH 1.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm của cây chanh[ 1] Nguồn gốc chính xác của chanh vẫn là một bí ẩn, mặc dù chanh được trồng phổ biến và những cây chanh đầu tiên đã được trồng tại Ấn Độ,miền bắc Myanma và Trung Quốc. Ở Nam và Đông Nam Á, chanh đã được biết đến với tính chất sát trùng và chanh đã được sử dụng như một thuốc giải độc cho các chất độc khác nhau. Chanh được nhập vào Châu Âu (gần phía nam nước Ý) vào khoảng trước thế kỷ thứ nhất, trong thời kì Roma cổ đại. Tuy nhiên, cây chanh lại không được trồng rộng rãi. Sau đó chanh được những người thương buôn mang sang Ba Tư và sau đó đến Iraq và Ai Cập vào khoảng những năm 700 sau công nguyên. Trong nông nghiệp, từ “chanh” được ghi chép lại vào khoảng thế kỉ thứ X, và chanh cũng đã được sử dụng như một loại cây cảnh trong những khu vườn đầu tiên của người Hồi Giáo. Chanh được phân phối rộng rãi khắp thế giới Ả Rập và và vùng Địa Trung Hải vào những năm giữa năm 1000 và năm 1150 sau Công Nguyên. Ở Châu Âu việc trồng chanh được bắt đầu tai Genoa (nước Ý) vào giữa thế kỉ XV. Sau đó vào năm 1493 nhà thám hiểm huyền thoại Christopher Columbus đã đem những hạt giống chanh đi trồng tại vùng đất Hispaniola (nước Mĩ ngày nay). Những người Tây Ban Nha đã chinh phục Thế Giới Mới ( Châu Mĩ) và họ đã trồng rộng rãi cây chanh trên khắp lục địa này. Chanh chủ yếu được dùng làm cây cảnh và thuốc chữa bệnh. Vào những năm 1700 và cuối những năm 1800 khi chanh được sử dụng làm hương liệu và là một loại thực phẩm phổ biến thì chanh được trồng rộng rãi tại Florida và California. Năm 1747, thí nghiệm của James Lind khi bổ sung thêm Vitamin C để điều trị cho các thủy thủ mắc bệnh Scobat bằng cách bổ sung thêm nước chanh vào trong khẩu phần ăn của họ. Cách gọi nguyên bản của cây chanh có nguồn gốc từ Trung Đông. Từ “lemon” được xuất hiện đầu tiên trong văn bản tiếng Anh được tìm thấy trong một tài liệu của Hải Quan Anh trong giai đoạn 1420-1421, sau đó ớ nước Pháp gọi chanh là “limon”, ở Ý gọi là “Limone”, ở Ả Rập gọi là “laymūn līmūn”,hay từ “līmūn” của Ba Tư. 3 Chương 1 GVHD: Nguyễn Thị Nguyên 2/ Phân loại khoa học: Chanh thuộc: Giới: Platae Ngành: Thực vật hạt kín Lớp: Eudicots Bộ: Sapindales Họ: Rutaceae Hình 1.1 Quả chanh Chi: Citrus Loài: C.x limon 3/ Danh pháp khoa học: Citrus x limon 1.1.2 Mô tả hình thái cây chanh[1] Cây chanh có tên khoa học là Citrus Limonia Osbeck, thuộc họ cam quýt Rutaceae. Chanh là một loại cây nhỏ, cao từ 1m đến 3m. Thân có gai. a/ Lá: Lá nhỏ, dài từ 4 đến 8cm, rộng 2cm đến 5cm, lá có hình trứng hoặc hình bầu dục cuống lá có cánh nhỏ. b/ Hoa: Phát hoa mọc ở nách lá từ 1-7 hoa, được tạo ra trong một khoảng thời gian dài. Hoa nhỏ có 4-5 cánh màu trắng, dài 8-12mm, rông 2,5-4mm, có từ 20-25 nhị đực, bầu noãn có 912 ngăn. c/ Trái: Trái nhỏ hình cầu hay xoan, đường kính 3,5-6cm. Vỏ quả có màu xanh, màu xanh chuyển vàng khi quả chín. Quả chia làm nhiều múi. Hột nhỏ hình xoan đa phôi tử diệp trắng. 4 Chương 1 GVHD: Nguyễn Thị Nguyên Dịch quả rất chua. Vỏ quả lá chanh có nhiều tinh dầu. Cây chanh được trồng khắp nơi ở nước ta. Nhân dân thường trồng chanh để lấy quả ăn hoặc làm gia vị. Y học dân gian sử dụng vỏ quả, lá và rể cây để làm thuốc. d/ Rễ: Các giống chanh khi trồng bằng hột thường có một rễ cái và nhiều rễ nhánh. Từ rễ nhánh mọc ra nhiều rễ lông yếu ớt. Sự phát triển của rễ thường xen lẫn với sự phát triển thân cành trên mặt đất. Các nghiên cứu cho thấy trong một năm hoạt động của rễ có những thời kì nhất định như: - Trước lúc mọc cành mùa xuân. - Sau khi rụng trái đợt đầu đến trước mọc cành mùa hè. - Sau khi cành mùa thu đã phát triển đầy đủ. Thường thì rễ hoạt động mạnh thì thân và cành sẽ hoạt động chậm và ngược lại. sự hoạt động của bộ rễ cả thường rộ sau những đợt cành mọc. Sự phân bố rễ tùy theo vào điều kiện đất, cách trồng, thổ nhưỡng, hình thức nhân giống, các gốc ghép, mực thủy cấp. Các yếu tố này ảnh hưởng đến rễ mọc sâu hay cạn, xa hay gần. e/ Thân, cành: Chanh là loài thân gỗ mọc bụi hay tán bụi. Các cành chính thường mọc ở khoảng cách 1m cách mặt đất. Cành có thể có gai nhất là khi trồng bằng hột. Tuy nhiên sau khi ra hoa trái, các gai thường ít phát triển. Ở một số loài, gai chỉ mọc từ những cành sinh trưởng mạnh. Khi cành mọc đến một chiều dài nhất định thì dừng lại, kiểu mọc này gọi là kiểu mọc hợp trục. Trong một năm cây có thể cho 3-4 đợt cành. Tùy theo chức năng của cành trên cây có thể gọi như sau: - Cành mang trái: là những cành trực tiếp mang trái, thường mọc vào mùa xuân, cành ngắn nhỏ mau tròn mình. 5 Chương 1 - GVHD: Nguyễn Thị Nguyên Cành mẹ: Là những cành tạo ra những cành mang trái. Thường phát triển vào mùa hè và mùa thu. Cành to khỏe lâu tròn mình. - Cành dinh dưỡng: là tên chung chỉ các cành đang trong giai đoạn phát triển, chưa ra hoa ra trái. Thường mọc vào các mùa trong năm. - Cành vượt: là những cành mọc thẳng lên trên, tù những cành chính hay thân. Loại cành này thường không có nhiều tác dụng nên có thể cắt bỏ khi cây trưởng thành. Trong loài citrus aurantifolia có hai nhóm: nhóm chanh lưỡng bội (2n=18) gồm các giống Key, Mexican, hoặc West Indian.; nhóm chanh Tam bội (3n=27) như giống Taihiti, Persian và Bears. Nhóm chanh lưỡng bội thì có dạng cây nhỏ, trái có hột, vỏ trái mỏng và nhiều nước, trong khi ở trái chanh tam bội thì trái to không có hột và vỏ trái hơi dầy hơn. Chanh tam bội phát triển tốt hơn chanh lưỡng bội ở những vùng cao. Ngoài ra còn có giống chanh Tây với những đặc điểm như sau:  Ít quan trọng hơn chanh ta, chanh tây được trồng ở những vùng á nhiệt đới. Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Mỹ là những nước sản xuất chính, ở nhiệt đới chúng phát triển tốt ở những vùng cao trung bình.  Cây nhỏ, cao khoảng 3-6 m có gai cứng lớn. Lá hình xoan có răng cưa, dài 510cm, rộng 3-6cm, cuống lá ngắn không có cánh lá.  Hoa mọc mọi mùa trong năm, mọc đơn hay mọc chùm, đường kính khoảng 3,5-5mm. Cánh hoa màu hồng khi chưa nở, khi nở có màu trắng ở trên, hồng nhạt ở phía dưới, 20-40 nhị đực, bầu noãn có 8-10 ngăn.  Trái hình xoan nhọn chóp, dài 5-10cm vàng nhạt khi chín. Vỏ khá dầy, hơi nhám sần, dính vào thịt. Thịt trái vàng, chua. Trái nặng trung bình 7-9 trái/ kg. Hột đa phôi với 10-15% cây mầm vô tính, tử diệp trắng.  Các giống chanh Tây gồm có: chanh sần (Rough lemon), Eureka, Lisbon, Lia France, Meyer. Ngoài ra còn các loại trái cùng họ với chanh như: bưởi, cam, quýt, thanh yên, phật thủ…. 6 Chương 1 GVHD: Nguyễn Thị Nguyên 1.1.3 Kĩ thuật trồng, chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh, bệnh hại của cây chanh [1,9] 1.1.3.1 Kĩ thuật trồng: 1. Giống : Phải chọn đúng giống chanh giấy Limca sạch bệnh. Có nhiều phương pháp nhân giống như chiết canh, ghép mắt, giâm cành, trong đó giâm cành là phương pháp ưa chuộng hơn cả. 2. Cự ly : Bình quân trồng cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m. 3. Kích thước hốc trồng : 0,6 x 0,6 x 0,6m. Nếu : - Vùng đất thấp phải có đê bao cống bọng thật sự chủ động để cấp thoát nước. Đấp mô cao 0,5 – 0,6m rộng 0,8 – 1m. - Vùng đất cao : Thế đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3m rộng 0,8m. Thế đất nghiêng < 5% không vun mô. 4. Đất trồng : Trộn thêm : -Vôi bột 0,5- 1 ký -Phân hữu cơ oai mục 10- 15 ký. -Tráu mục, bả dừa, bả đậu, tro trấu, bả mía … 10-15kg -Phân lân 0,5- 1 ký. -Trồng : Đào một hốc nhỏ giữa mô (vị trí muốn trồng). Rọc đáy túi đựng bầu. Đặt cây con vào hốc. Rọc đường xuôi từ trên xuống đáy bầu. Lấy bao đựng bầu ra. Lắp đặt giữ chặt bầu cây và cắm cọc cố định cây. 1.1.3.2 Kĩ thuật chăm sóc: 1.-Ánh sáng: Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế dông gió. Đây là giống chanh ưa thích ánh sáng nên không cần phải trồng trồng cây che râm. 7 Chương 1 GVHD: Nguyễn Thị Nguyên 2. Giữ ẩm : Đậy tủ gốc cho cây vào mùa khô nhằm tiết giảm chi phí tưới tiêu. Trong vườn nên để cỏ cao 20-40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa. 3. Tưới tiêu : Cung cấp nước cho cây điều độ. Muốn cây ra hoa, ngưng tưới nước cho khô gốc 20-30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra ra hoa. 4. Tỉa cành tạo tán : Cắt bỏ cành vượt, và hạn chế 1/2 đến 2/3 chiều chiều dài đọt non, biện pháp này giúp tạo tán cây tròn đều và hạn chế đáng kể sâu rầy và bệnh hại tấn công. Loại bỏ các cành già cỗi sâu bệnh, giúp cho cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối đủ sức mang trái. 5. Bồi đất cho cây: Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất vào tán cây dầy 23cm cùng kết hợp việc bón phân hữu cơ hay phân hóa học. 6. Bón phân: Công thức bón phân tham khảo sau: a. Phân hữu cơ:. Đào 2- 4 hố kích thước 0,3×0,3×0,3m hay đào rãnh xung quanh tán cây bón 5- 15 ký. b. Phân hóa học: - Cây mới trồng đến 1 năm tuổI: 0,5 ký Urê + 1ký phân lân + 0,2 ký phân kal hay 1 ký phân NPK 22-20-10. Chia làm 4-5 lần bón/ năm. - Cây thời kỳ kinh doanh: 0,5 – 2 ký urê + 1,5 – 4 ký lân + 0,3 ký Kali. Chia ra.: -Sau khi thu hoạch bón 1/4 phân urê, 2/3 phân lân và toàn bộ phân hữu cơ -Chuẩn bị xiết nước 1/3 phân lân + 1/4 phân đạm + 1/3 kali -Chuẩn bị cho ra hoa: 1/4phân đạm + 1/3 kali -Các giai đoạn nuôi trái 1/4 đạm còn lại. 8 Chương 1 GVHD: Nguyễn Thị Nguyên 1.1.3.3 Phòng ngừa sâu bệnh: Sâu rầy: 1. Sâu vẽ bùa: Gây hại thường xuyên cho cây có múi vào giai đoạn ra lá non. Dùng thuốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate, dầu khoáng DCTronplus … 2. Rầy chổng cánh: là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening. Dùng thuốc Applaud MIPC 25% BTN, Admire 50 ND, Bassan 50ND Trebon … 3. Rầy mềm chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới la non. Rệp sáp gây hại trên cả lá, cành già và trái Dùng thuốc Bassan 50ND, Supracide 40 EC, Polytrin 40 EC, Trebon 10 ND … 4.Nhện đỏ: Ấu trùng và thành trùng đều gây hại. Dùng Confidor, Kelthane, Danitol … Bệnh hại: 1-Bệnh loét, ghẻ: Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa. Dùng thuốc gốc đồng phòng trị như Copper Zine, Copper B, Zineb 80 BHN, Kasuran, Bordeux, Champion . . . Khi xuất hiện ghẻ loét trên vườn cần phải cắt bỏ và tiêu hủy các cành lá đã bị nhiễm bệnh. 2.-Bệnh thối gốc -chảy nhựa: Bệnh gây hại nhiều ở thân và rễ. Dùng các thuốc Captan 75 BHN, Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Ridomyl . . . 3.-Bệnh vàng lá gân xanh: Chanh giấy Limca có tính chống chịu với bệnh Vàng lá gân xanh rất tốt, đến nay chưa xãy ra dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây chanh giấy Limca ở những vùng trồng tập trung nhưnh diệt trừ rầy chổng cánh là tác nhân lan truyền bệnh vàng lá gân xanh là rất quan trọng. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan