Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn ngữ văn lớp 6 năm 2017...

Tài liệu Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn ngữ văn lớp 6 năm 2017

.PDF
17
518
107

Mô tả:

BỘ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM 2017 1. Đề thi KSCL đầu năm lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Vĩnh Tường 2. Đề thi KSCL đầu năm lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Cẩm Vũ tỉnh Hải Dương có đáp án 3. Đề thi KSCL đầu năm lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn trường THCS Nghĩa Trung có đáp án 4. Đề thi KSCL đầu năm lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn có đáp án 5. Đề thi KSCL đầu năm lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 1 6. Đề thi KSCL đầu năm lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 2 7. Đề thi KSCL đầu năm lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 3 8. Đề thi KSCL đầu năm lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 4 9. Đề thi KSCL đầu năm lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 5 10. Đề thi KSCL đầu năm lớp 6 năm 2017-2018 môn Ngữ Văn - Đề số 6 PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS CẨM VŨ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn : Ngữ Văn 6 Thời gian làm bài: 90’ PHẦN I (4,0 điểm)- Luyện từ và câu: Câu 1 (1,5 điểm) Cho đoạn văn: “Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống… Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão, Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn.” Dựa vào đoạn văn, trả lời các câu hỏi sau: a. Hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn sau là những từ loại nào? b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn: “Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống.” c. Chỉ ra biện pháp tu từ chính đã được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 2 (2,5 điểm): a. Xếp các từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa: lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh. b. Hãy thêm dấu câu cho phù hợp trong câu văn sau và viết lại câu văn đó ra giấy thi: “…Phượng gợi nhắc mùa thi đã đến mùa hè sắp về sắp gặt hái thành quả của chín tháng miệt mài học tập.” c. Với mỗi cặp quan hệ từ sau hãy đặt một câu ghép: vì/ nên; giá mà /thì. PHẦN II (6,0 điểm): Tập làm văn: Em hãy tả cảnh cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời. PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS CẨM VŨ Câu Nội dung đạt được Ý Yêu cầu a 1 (1,5đ ) b c 2 (2,5 đ) a b HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Ngữ Văn 6 Bản hướng dẫn gồm 03 trang + Động từ: khoác, quật. + Tính từ: dẻo, chát mặn. + Mức tối đa (0,5 đ): Ghi lại rõ ràng, khoa học và gọi đúng Biểu tên từng từ loại, được 0,5 điểm. điểm + Mức chưa tối đa (0,25 đ): Chỉ ghi đúng được một từ loại. + Mức không đạt (0đ): Làm sai hết. + CN: Họ Yêu + VN: ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. cầu + Mức tối đa (0,5 đ): Xác định đúng CN, VN. Biểu + Mức chưa tối đa (0,25 đ): Xác định chỉ đúng một phần. điểm + Mức không đạt (0đ): Làm sai hết. Yêu + Đoạn văn sử dụng phép so sánh. cầu + Mức tối đa (0,5 đ): Học sinh làm đúng như yêu cầu. + Mức chưa tối đa (0,25 đ): Học sinh chỉ rõ dấu hiệu so sánh: như vô vàn cánh bướm nhỏ xíu đậu chấp chới khắp Biểu cành; là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ điểm hôi của bao tháng ngày đọng lại….cũng chỉ được 0,25 điểm. + Mức không đạt (0đ): Làm sai. Xếp đúng các từ vào 4 nhóm từ đồng nghĩa, được 1,0 điểm. 1. Lấp lánh, lóng lánh. Yêu 2. Tràn ngập, đầy ắp. cầu 3. Thiết tha, da diết. 4. Dỗ dành, vỗ về. + Mức tối đa (1 đ): Xếp đúng các từ vào 4 nhóm từ đồng nghĩa, được 1,0 điểm (mỗi nhóm được 0,25 điểm). Biểu + Mức chưa tối đa (0,25 đ- 0,75 đ): Chỉ xếp được từ 1 đến điểm 3 nhóm, tùy bài làm cho điểm. + Mức không đạt (0 đ): Không làm, làm sai hết. Phượng gợi nhắc mùa thi đã đến(,) mùa hè sắp về (,) sắp Yêu gặt hái thành quả của chín tháng miệt mài học tập. cầu Điểm 0.25 0.25 0.25 0.25 0,5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 c 3 (6,0đ ) Mb Tb Kl Hình thức + Mức tối đa (0,5 đ): Điền đúng, đủ 2 dấu phẩy vào câu và Biểu viết lại đúng câu văn ra giấy thi được 0,5 điểm. điểm + Mức chưa tối đa (0,25 đ): Điền đúng một dấu phẩy. + Mức không đạt (0đ): Không làm, làm sai hết. Yêu + Mỗi câu đặt đúng cả về nội dung và hình thức được 0,5 cầu điểm. + Mức tối đa (1,0 đ): Đặt đúng cả hai câu. Biểu + Mức chưa tối đa (0,5 đ): Đặt đúng 1 câu điểm + Mức không đạt (0đ): Không làm, làm sai hết. + Dẫn dắt, giới thiệu cánh đồng lúa quê em vào một ngày Yêu đẹp trời. cầu + Khái quát cảm tưởng của em. + Mức tối đa (0,5đ): Đảm bảo đủ các yêu cầu trên, văn viết Biểu mạch lạc, mới lạ, sáng tạo. điểm + Mức chưa tối đa (0,25 đ): Đảm bảo đủ các yêu cầu trên. + Mức không đạt (0đ): Không làm, làm sai hết. + Miêu tả không gian chung: bầu trời, thiên nhiên, đồng lúa. Yêu + Miêu tả cụ thể cánh đồng lúa theo một trình tự cụ thể: từ cầu xa tới gần, hay từ trái qua phải, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị....có thể miêu tả hoạt động của con người... + Ấn tượng hay một kỉ niệm đáng nhớ. + Mức tối đa (2,5đ): Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên Biểu + Mức chưa tối đa (0,25-2,25 đ): Tùy theo bài làm căn cứ điểm cho điểm + Mức không đạt (0đ): Không làm, làm sai hết. Yêu + Khái quát lại cảnh đồng lúa và ấn tượng, suy nghĩ của cầu em. + Mức tối đa (0,5 đ): Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên văn Biểu viết để lại ấn tượng, không sai lỗi c/tả dùng từ - viết câu. điểm + Mức chưa tối đa (0,25 đ): Viết được một trong hai ý. + Mức không đạt (0đ): Không làm, làm sai hết. + HS viết được một bài văn đủ 3 phần, các ý trong thân bài Yêu được sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một vài cầu lỗi chính tả. + Mức tối đa (0,5 đ):HS viết được một bài văn đủ 3 phần, các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi chính tả. Biểu + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS viết được một bài văn điểm đủ 3 phần, các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi chính tả. +Mức không đạt (0 điểm): HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết; hoặc các ý trong thân bài chưa được tách hợp lí, chữ 1.0 0.25 0.25 1.0 1.5 1.0 0.5 0.25 0.25 Yêu cầu Sáng tạo Biểu điểm Yêu cầu Lập luận Biểu điểm xấu, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc không làm. + Có cách viết sáng tạo, miêu tả sáng tạo do sự quan sát mới của chủ quan. + Mức tối đa (0,5 điểm): HS đạt được các yêu cầu trên. + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS đạt được 1 trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện các yêu cầu trên nhưng kết quả chưa tốt. + Mức không đạt (0 điểm): GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm bài. + HS biết lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự lô gic giữa các phần: MB, TB, KB; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn; sử dụng hợp lí các thao tác lập luận đã học. + Mức tối đa (0,5 điểm) : Thực hiện các yêu cầu trên. + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS chưa biết lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng chưa đầy đủ theo một trật tự lô gic giữa các phần: MB, TB, KB; thực hiện chưa tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn; sử dụng chưa hợp lí các thao tác lập luận đã học. + Mức không đạt (0 điểm): HS không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết cách phát triển ý ở thân bài, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, thiếu định hướng hoặc không làm bài. * Ưu tiên, khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo. * Tuỳ thuộc vào bài làm cụ thể của HS mà GV cho điểm phù hợp. 0.5 0.25 0.25 PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BÙ ĐĂNG TRƯỜNG THCS NGHĨA TRUNG Họ và tên: …………………………….……… Lớp: …… KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Họ tên, chữ ký GT1: MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 6 ………………… Thời gian làm bài: 45 phút Họ tên, chữ ký GT2: (không kể thời gian phát đề) Thứ ba, ngày 29 tháng 08 năm 2017 ………………… Số phách: V6 ……  Điểm Giám khảo ( kí , ghi họ và tên) Nhận xét Số phách: V6 …… I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây: C©u 1: Câu nào là câu khiến? A. A, mẹ về ! C. Mẹ về đi, mẹ ! D. Mẹ về rồi. B. Mẹ đã về chưa? C©u 2: Câu: “Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc.” có cấu trúc như thế nào? A. Chủ ngữ - vị ngữ B. Vị ngữ - chủ ngữ C. Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ C©u 3: Hai câu: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Dùng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối. B. Dùng từ ngữ thay thế. C. Lặp lại từ ngữ. D. Dùng từ ngữ nối. C©u 4: Câu: “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì? A. thán phục B. đau xót C. ngạc nhiên D. vui mừng C©u 5: Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa? A. mênh mông – chật hẹp B. mạnh khoẻ - yếu ớt C. mập mạp - gầy gò D. vui tươi - buồn bã C©u 6: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình”? A. bình yên, thái bình, hiền hoà. B. thái bình, thanh thản, lặng yên. C. thái bình, bình thản, yên tĩnh. D. Bình yên, thái bình, thanh bình. C©u 7: Từ nào chỉ sắc độ thấp? A. vàng hoe C. vàng khè B. vàng vọt D. vàng vàng C©u 8: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng? A. Thuốc đắng dã tật. B. Thẳng như ruột ngựa. C. Cây ngay không sợ chết đứng. D. Giấy rách phải giữ lấy lề. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0điểm) Em hãy tả một thầy giáo (hoặc cô giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................... KHÔNG VIẾT VÀO ĐÂY ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm Câu Đáp án 1 C 2 B 3 B 4 A 5 C 6 D 7 D 8 D II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) 1. HS viết được phần mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp (giới thiệu thầy giáo hoặc cô giáo), câu văn đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả: 0,75 điểm 2. HS viết được phần thân bài: (3 điểm). Trong đó: + Nội dung: tả được các đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của thầy(cô giáo) trong một tiết học: + Kĩ năng: diễn đạt đủ ý, rõ ràng; đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả: + Cảm xúc: thể hiện được cảm xúc tự nhiên, chân thực: 1. HS viết được phần kết bài (thể hiện tình cảm của mình hoặc nhận xét về thầy (cô giáo)); dùng từ đặt câu chính xác, không sai lỗi chính tả: 0,75 điểm 2. Chữ viết chính tả toàn bài: 0,5 điểm 3. Dùng từ đặt câu toàn bài: 0,5 điểm 4. Sáng tạo: 0,5 điểm PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS TT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KSCL ĐẦU NĂM HỌC 2017-2018 Môn : Ngữ văn 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (1 điểm) a. Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi! Em hãy tìm 3 từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc b. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu dưới đây: - Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay Ra sông nhớ suối có ngày nhớ đêm . (Tố Hữu) - Lá lành đùm lá rách. Câu 2 (1 điểm) Cho đoạn văn sau: "Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì." (Trích Cây gạo ngoài bến sông) a) Xếp các từ sau thành từ ghép và từ láy: trời xanh, xù xì, gai góc, mốc meo, non tươi, dập dờn, hừng hực. b) Câu văn: "Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy" tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 3 (1 đ) Trong truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên" (Ngữ văn 6, tập 1) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Hãy chỉ ra một vài chi tiết và nêu ý nghĩa nghệ thuật của chi tiết đó? Câu 4 (1 đ) Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ? Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm nhưng tôi vẫn nhớ mãi những kỷ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà và lòng tôi cứ ngậm ngùi, thương nhớ. Câu 5: (1 đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Câu 6: Tập làm văn (5 đ) Ngôi trường Tiểu học đã gắn bó sâu sắc với tuổi thơ em, em hãy tả lại ngôi trường yêu dấu đó. -------------------------HẾT-------------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM (2017-2018) - VĂN 6 ( Đề số 1) Lớp 6 Môn Văn Thời gian: 90 phút TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (2 điểm): Em hãy xác định các nghệ thuật có trong những câu văn sau: a. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã b. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm c. Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng d. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan. Câu 2 (2 điểm): Em hãy viết thêm những từ đồng nghĩa với các từ cho sẵn sau: a. Chăm chỉ b. Đồng cảm c. Chậm chạp d. Nhanh nhẹn Câu 3 (6 điểm): Viết một bài văn với chủ đề: Ấn tượng của em về con đường từ nhà đến trường --------------------------- Hết --------------------------- ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM VĂN 6 (2017-2018)- Đề số 2 Lớp 6 Môn Văn Thời gian: 90 phút TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (2 điểm): Hãy điền dấu chấm, dấu phẩy cho phù hợp với những đoạn văn sau: a. "Anh bắt lấy thỏi thép hồng như vừa bắt lấy một con cá sống dưới những nhát búa hăm hở của anh con cá lửa ấy vùng vẫy quằn quại giãy lên đành đạch nó nghiến răng ken két nó cưỡng lại anh nó không chịu khuất phục ( Theo Nguyên Ngọc ) b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh) Câu 2 (3 điểm): Cho đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Trận đánh đã bắt đầu Quân ta ào lên trước Một tên giặc ngã nhào Chết rồi, không dậy được Chết là không nhúc nhích Sao nó cứ lồm cồm ? Tính ăn gian chẳng thích Chơi thật thà vui hơn. Thằng giặc cuống cả chân Nhăn nhó kêu rối rít: - Đồng ý là tao chết Nhưn đây... tổ kiến vàng ! (Theo SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 - Định Hải ) a. Em hãy tìm những từ ghép, từ láy trong đoạn thơ trên b. Chọn 2 trong số từ ghép, từ láy em vừa tìm được để đặt câu c. Tìm từ 3 từ đồng nghĩa với 1 từ láy em tìm được ở đoạn thơ trên Câu 3 (5 điểm): Ngôi trường cấp một là nơi em đã gắn bó ở đó biết bao nhiêu kỷ niệm. Hãy viết một bài văn miêu tả lại ngôi trường yêu dấu đó của em --------------------------- Hết --------------------------- ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 6 - MÔN VĂN (2017-2018)Đề số 3 Lớp 6 Môn Văn Thời gian: 90 phút II. TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (5 điểm): Người chiến sĩ giàu nghị lực Trong trận chiến đấu giải phóng Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng bị thương nặng. Anh quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình vẽ một bức chân dung Bác Hồ. Tác phẩm của người thương binh hỏng mắt đã gây xúc động cho đồng bào cả nước. Từ đó đến nay, họa sĩ Lê Duy Ứng đã có hơn 30 triển lãm tranh, tượng, đoạt 5 giải thưởng mĩ thuật quốc gia và quốc tế. Nhiều tác phẩm được đặt trân trọng trong các bảo tàng lớn của đất nước. (Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 - Theo báo Lao động) a. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ? b. Ngoài nhân vật được nói đến trong đoan văn trên, em còn biết những người anh hùng nào có công trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ không ? Hãy kể tên những nhân vật đó. c. Viết một đoạn văn ngắn từ 4 - 5 câu nêu cảm nhận của em về hành động của họa sĩ Lê Duy Ứng khi đã quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương vẽ một bức chân dung Bác Hồ Câu 2 (5 điểm): Em hãy viết một bài văn để kể về một câu chuyện vui trong lớp cho gia đình của mình nghe --------------------------- Hết --------------------------- ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN VĂN 6 (2017-2018) Đề số 4 Lớp 6 Môn Văn Thời gian: 90 phút TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (2.5 điểm): Hãy điền dấu chấm, dấu phẩy cho phù hợp với những đoạn văn sau: a. "Anh bắt lấy thỏi thép hồng như vừa bắt lấy một con cá sống dưới những nhát búa hăm hở của anh con cá lửa ấy vùng vẫy quằn quại giãy lên đành đạch nó nghiến răng ken két nó cưỡng lại anh nó không chịu khuất phục ( Theo Nguyên Ngọc ) b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh) Câu 2 (2.5 điểm): a. Tìm từ trái nghĩa và đồng nghĩa với những từ cho sẵn - Rộng lớn - Êm đềm - Chăm chú - Thích thú b. Đặt 2 câu với từ trái nghĩa, đồng nghĩa với từ "Thích thú" mà em vừa tìm được Câu 3 (5 điểm): Em hãy miêu tả lại một người mà em yêu quý nhất. --------------------------- Hết --------------------------- ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM (2017-2018) - VĂN 6 Đề số 5 Lớp 6 Môn Văn Thời gian: 90 phút Tự luận (10 điểm) Câu 1 (5 điểm): Trong bài Trên đường thiên lí, nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại cảm xúc của mình trước cảnh mùa xuân về trên đất nước như sau: Ta đứng dậy, ngẩn ngơ mà ngắm mãi Quê hương ta. Nghe phấp phới trong lòng. Đôi cánh cò trắng vẫy mênh mông. Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy! a. Chỉ ra những từ ghép, từ láy có trong đoạn thơ trên. Em hãy đặt 1 câu với từ láy, 1 câu với từ ghép vừa tìm được b. Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận gì về vẻ đẹp và tình cảm của tác giả với tổ quốc Việt Nam thân yêu? c. Em hãy tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ "đơn sơ" Câu 2 (5 điểm): Hãy tưởng tượng em gặp một nhân vật cổ tích mà em yêu thích và kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó. --------------------------- Hết --------------------------- ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM (2017-2018) - VĂN 6 Đề sô 6 Lớp 6 Môn Văn Thời gian: 90 phút TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (4 điểm): Trong lời mẹ hát Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp "Con gà cục tác lá chanh" Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con một ngày thêm cao Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ta Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa ( Trương Nam Hương ) a. Em hãy tìm những từ láy có trong bài thơ trên ? b. Nội dung chính em cảm nhận được ở bài thơ trên là gì ? b. Hãy tìm các biện pháp nghệ thuật có trong bài thơ? Nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp nghệ thuật đó. Câu 2 (6 điểm): Em hãy viết một bài văn để kể về một câu chuyện vui trong lớp cho gia đình của mình nghe --------------------------- Hết ---------------------------
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan