Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN LUẬT THƯƠNG MẠI ...

Tài liệu BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN LUẬT THƯƠNG MẠI

.DOCX
103
1063
100

Mô tả:

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN LUẬT THƯƠNG MẠI
BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN LUẬT THƯƠNG MẠI Câu 1: Phân tích đặc điểm pháp lí của thương nhân theo pháp luật Việt Nam. Phân biệt các khái niệm thương nhân, doanh nghiệp và chủthể kinh doanh. Câu 2: Phân tích đặc điểm pháp lí của Doanh nghiệp tư nhân. Phân biệt Doanh nghiệp tư nhân với Hộ kinh doanh. Câu 3: Phân tích đặc điểm pháp lí của Doanh nghiệp tư nhân. Phân biệt Doanh nghiệp tư nhân với Công ty TNHH một thành viên. Câu4: Trình bày quyền cho thuê và bán doanh nghiệp tư nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp (2014) Câu 5: Phân tích đặc điểm pháp lí của công ti hợp danh theo Luật doanh nghiệp (2014). Phân biệt công ty hợp danh và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Câu 6: Trình bày hiểu biết của em về thành viên của công ti hợp danh. Câu 7: Trình bày đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần. Phân biệt chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần? Câu 8: Trình bày về các khái niệm: Vốn điều lệ, cổ phần, cổ phiếu, cổ đông, cổ tức, trái phiếu của Công ty cổ phần. Câu 9: Phân tích đặc điểm pháp lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên. Phân biệt công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần Page 1 Câu 10: Phân tích nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên và thủ tục góp vốn vào loại hình công ty này. Câu 11: Phân biệt cơ chế chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên? Câu 12: Phân tích đặc điểm pháp lý của Hợp tác xã. Phân biệt HTX với công ti TNHH hai thành viên trở lên. Câu 13: Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã, trên cơ sở đó chỉ ra sự khác biệt giữa Hợp tác xã so với các loại hình Doanh nghiệp? Câu 14: Phân tích đặc điểm của thành viên HTX. So sánh thành viên HTX với thành viên công ty. Câu 15: Có ý kiến cho rằng: “ Thành viên hợp tác xã vừa là người góp vốn, vừa là người lao động, vừa là khách hàng của hợp tác xã”. Nêu ý kiến của em về nhận định này và chứng minh? Câu 16: Phân tích quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh. Câu 17: Trình bày những điều kiện để thành lập doanh nghiệp.Nêu trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp (2014). Câu 18: Phân tích các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp (2014) Câu 19: Page 2 Phân tích quyền của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong tổ chức, quản lý công ty hợp danh. Câu 20: Theo quy định của Luật doanh nghiệp (2014), hành vi “góp vốn” được hiểu như thế nào? Trình bày trình tự, thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp. Câu 21: Trình bày hiểu biết của em về “Người quản lý doanh nghiệp”? Phân tích các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người quản lý doanh nghiệp? Câu 22: Trình bày hiểu biết của em về “người đại diện theo pháp luật” của doanh nghiệp? Câu 23: Trình bày quy định của Luật Doanh nghiệp (2014) về tổ chức quản lí của Công ty Hợp danh? Ai là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh? Câu 24: Trình bày mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp (2014)? Phân biệt mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần với công ty TNHH hai thành viên trở lên? Câu 25: Trình bày khái quát mô hình tổ chức quản lí của Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Ai là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hai thành viên trở lên? Câu 26: Trình bày khái quát mô hình tổ chức quản lí của Công ty TNHH một thành viên. Ai là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH một thành viên? Câu 27: Page 3 Trình bày cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước và so sánh với cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên không do nhà nước làm chủ sở hữu? Câu 28: Trình bày các trường hợp hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua trong công ty cổ phần. Câu 29: Trình bày điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị và cuộc họp Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần. Câu 30: Trình bày khái quát mô hình tổ chức quản lí của Hợp tác xã. Ai là người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã? Câu 31: Trình bày các hình thức sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp và nêu rõ vấn đề đăng ký doanh nghiệp sau khi thực hiện các hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp trên đây được thực hiện như thế nào? Câu 32: Phân biệt sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp. Trình bày những trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp bị cấm thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp (2014) Câu 33: So sánh phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp. Câu 34: Trình bày các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp (2014) Câu 35: Bằng các quy định của Luật Phá sản (2014), anh (chị) hãy chứng minh rằng: Thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là phục hồi, thanh lý nợ đặc biệt. Page 4 Câu 36: Thế nào là “doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”? Trình bày quy định về Người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản? Câu37: Trình bày hệ quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản? Câu38: Phân tích vai trò và điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản? Câu 39: Phân tích vai trò của chủ thể quản lý thanh lý tài sản trong thủ tục phá sản? Thứ tự phân chia tài sản trong thủ tục phá sản? Câu 40: Trình bày quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản của tòa án trong trường hợp đặc biệt. Chú ý: - Giảng viên hỏi thi có thể hỏi thêm các câu hỏi trong toàn bộ nội dung chương trình của học phần và không nằm trong danh mục câu hỏi ôn tập. - Sinh viên không được sử dụng tài liệu khi thi. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI 1. Phân tích đặc điểm pháp lý của thương nhân theo pháp luật Việt Nam. Phân biệt các khái niệm: thương nhân và pháp nhân. 2. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của thương nhân. Phân biệt các khái niệm: thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh. 3. Trình bày các hiểu biết của em về 3 loại thương nhân. Page 5 4. Nêu khái niệm và đặc điểm của hành vi thương mại. Phân biệt 2 khái niệm: kinh doanh và thương mại. 5. Trình bày các loại hành vi thương mại (theo tiêu chí tính chất của hành vi và chủ thể thực hiện hành vi) 6. Phân tích chế độ trách nhiệm tài sản của thương nhân. Cho ví dụ về trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn. 7. Nội dung của quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. 8. Phân tích đặc điểm pháp lý của DNTN. Phân biệt DNTN với hộ kinh doanh. 9. Phân tích đặc điểm pháp lý của DNTN. Phân biệt DNTN với công ty TNHH 1 thành viên 10. Phân tích các quyền và nghĩa vụ cơ bản của chủ DNTN đối với DNTN. 11. Phân tích đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh. Phân biệt hộ kinh doanh với DNTN. 12. Phân tích đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh và thủ tục đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh. 13. Phân tích đặc điểm pháp lý của công ty Hợp danh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam. 14. Trình bày hiểu biết của em về 2 loại thành viên của công ty Hợp danh 15. Phân tích nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty hợp danh và thủ tục góp vốn vào công ty hợp danh. 16. Phân tích đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần. 17. Phân biệt cổ phiếu, trái phiếu do công ty CP phát hành 18. Phân biệt chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần. Trình bày các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp 19. Trình bày về các khái niệm: vốn điều lệ, cổ phần, cổ tức, trái phiếu của công ty CP 20. Phân tích các đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên Page 6 21. Phân tích nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty TNHH và thủ tục góp vốn vào công ty TNHH 22. Đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 1 thành viên. Phân biệt công ty TNHH 1 thành viên với DNTN 23. Phân biệt chuyển nhượng phần vốn góp và mua lại phần vốn góp trong công ty TNHH 24. Phân tích thủ tục chuyển nhượng vốn của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên 25. Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH 26. Đặc điểm pháp lý của công ty nhà nước. Phân biệt công ty nhà nước với doanh nghiệp nhà nước. 27. Trình bày về 3 hình thức chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước 28. Phân tích mục tiêu, đối tượng chuyển đổi công ty nhà nước 29. Phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản chủ sở hữu công ty nhà nước 30. Phân tích đặc điểm pháp lý của HTX. Phân biệt HTX với công ty TNHH 2 thành viên trở lên. 31. Phân tích đặc điểm của HTX. So sánh xã viên với thành viên công ty. 32. Trình bày về các nguồn vốn hình thành tài sản của HTX. Quyền và nghĩa vụ của HTX đối với tài sản 33. Phân tích thủ tục thành lập doanh nghiệp: Hồ sơ thành lập, cơ quan có thẩm quyền cấp ĐKKD, điều kiện, thời hạn cấp ĐKKD, thời điểm khai sinh tư cách pháp lý cho doanh nghiệp và thời điểm hoạt động của doanh nghiệp 34. Phân tích đối tượng có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp 35. Trình bày quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên công ty TNHH 36. Phân tích điều kiện trở thành thành viên công ty và các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên công ty Page 7 37. Trình bày mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH. Ai là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 38. Trình bày mô hình tổ chức quản lý của công ty CP. Ai là người đại diện theo pháp luật của công ty CP 39. Quy định của Luật Doanh nghiệp về tổ chức quản lý của công ty hợp danh. Ai là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh 40. Trình bày về 5 hình thức tổ chức lại doanh nghiệp 41. Trình bày các trường hợp giải thể doanh nghiệp và thủ tục giải thể doanh nghiệp 42. Phân tích dấu hiệu pháp lý để xác định doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản 43. So sánh phá sản doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp 44. Hãy lý giải: Phá sản là thủ tục đòi nợ và thanh toán đặc biệt ? 45. Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 46. Phân tích hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản trong tố tụng phá sản 47. Thành phần tham dự và điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ theo quy định của Luật phá sản 48. Phân tích căn cứ và nội dung chính của quyết định mở thủ tục phá sản 49. Thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 50. Phân tích quy định của pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản 51. Phân tích căn cứ áp dụng thủ tục thanh lý theo Luật phá sản 52. Các trường hợp phá sản theo thủ tục rút gọn và ý nghĩa của việc quy định thủ tục rút gọn trong Luật phá sản 53. Kể tên các VB luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các loại chủ thể kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Chỉ rõ đối tượng áp của các VB đó Page 8 54. Kể tên các VB luật quy định về giải thể và phá sản doanh nghiệp, HTX. Khi nào doanh nghiệp chấm dứt hoạt động theo các quy định về giải thể, khi nào doanh nghiệp chấm dứt hoạt động theo các quy định về phá sản. Câu 1: Phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với quan hệ hàng đổi hàng, quan hệ tặng cho hàng hóa, quan hệ cho thuê hàng hóa. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. 1. Khái niệm: (Khoản 8 điều 3 Luật TM) Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hàng hóa bao gồm (Điều 3 (2)): a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai 1. Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. 3. Quyền tài sản (Điều 181 BLDS) là động sản. 2. Đặc điểm Page 9 - Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa. - Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương maị. - Hình thức: HĐ là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận được. NOTE: HĐ có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập bằng hành vi. Đối với các HĐ pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì phải tuân theo quy đinh đó, ví dụ: HĐ mua bán quốc tế. Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với một số quan hệ có đối tượng là hàng hoặc hàng hóa. Mua bán HH Hàng đổi Tặng cho HH Cho thuê HH Là giao dịch Có hàng Là hoạt động KN thương mại. Là giao dịch dân sự. dân sự. thể là hđộng TM hoặc GDDS Chủ yếu là Là chủ thể Là chủ thể của Nếu là HĐ các thương nhân của QH PL nói QH PL nói chung, TM thì bên thuê Chủ thể với nhau, gồm: chung, gồm: 2 gồm: bên tặng & phải là thương bên mua & bên bên trao đổi cho bên đuợc tặng. nhân, gồm: bên bán. thuê & bên cho nhau. thuê. Đối Là hàng hoá Hàng Page 10 hoá Hàng hoá theo Là hàng hoá tượng q.định tại K2.Đ3 theo quy định của quy LTM. BLDS. Bên bán chuyển quyền Chu Hai định của theo BLDS. bên qđ của LTM. Bên tặng Ko chuyển HH, chuyển giao HH chuyển quyền SH quyền SH mà SH cho & quyền SH cho cho bên được tặng; người thuê chỉ bên mua và nhận nhau. bên được tăng ko có quyền sử thanh toán; Bên có nghĩa vụ gì với dụng trong một mua nhận quyền bên tặng. thời gian nhất yển SHHH và thanh định theo thoả quyền toán cho bên bán. thuận và trả tiền SH Kể từ thời điểm thuê cho bên cho giao thuê. hàng thì quyền SHHH đc chuyển từ người bán sang nguời mua. Kinh Mục doanh thu lợi nhuận. Đổi hàng này lấy hàng Xuất phát từ ý Kinh doanh kia, chí của 1 bên chủ thu lợi nhuận. phục vụ cho nhu thể tặng cho vì đích cầu trong cuộc nhiều sống. Luật LTM và LDS mục đích khác nhau. LDS AD Page 11 LDS LTM và LDS Câu 2: Phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sản trong dân sự. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. (Câu 1) Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sản trong dân sự. Quan hệ mua bán HH Mua bán tài sản trong dân sự KN Là hoạt động thương mại. Là giao dịch dân sự. Chủ thể Chủ yếu là giữa các thương Là chủ thể của quan hệ pháp luật nhân với nhau. Đối tưọng nói chung. Phạm vi hẹp hơn chỉ đối với hàng hoá theo qđ tại k2Đ3 LTM cá loại tài sản theo quy định của không có bất động sản. Phạm vi Phạm vi rộng hơn bao gồm tất cả BLDS trong đó có cả bất động sản. Phạm vi hẹp hơn chỉ là một Phạm vi rộng hơn. dạng của quan hệ mua bán tài sản trong dân sự. Mục Kinh doanh thu lợi nhuận. đích Nhiều mục đích khác nhau nhưng không nhất thiết là phải có mục đích lợi nhuận như trong mua bán hàng hoá. Luật LDS và LTM. LDS. AD Page 12 Câu 3: Phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Nêu rõ nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. (Câu 1) Nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. - BLDS 2005 LTM 2005 NĐ 12/2006 hướng dẫn hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế NĐ 158 /2006 hướng dẫn hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch. ĐƯQT WTO - Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá Câu 4: Nêu và phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản của việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong TM (chủ thể, đại diện, đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm giao kết, nội dung cơ bản cần thỏa thuận) Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận 1. Chủ thể Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân (hoạt động thương mại độc lập thường xuyên liên tục, mục đích lợi nhuận, hợp pháp có đăng kí kinh doanh), các điều kiện khác (kiểu như độ tuổi, năng lực…) phải được đảm bảo. bao gồm bên mua bên bán và bên trung gian (nếu có) Page 13 Chủ thể ko phải là thương nhân phải tuân theo LTM khi chủ thể lựa chọn áp dụng LTM. 2. Đại diện Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể do bên đại diện giao kết (đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) - đại diện đúng thẩm quyền. Giao kết hợp đồng ko đúng thẩm quyền (sai thẩm quyền) ko làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trừ trường hợp người đại diện hợp pháp của bên đc đại diện chấp nhận. 3. Đề nghị giao kết hợp đồng a. Lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán: - Là những điều khoản do một bên đưa ra cho phía bên kia, nó chỉ mới thể hiện yù chí, nguyện vọng của một bên trong quan hệ hợp đồng. Lời đề nghị này phải được chấp nhận mới trở thành sự nhất trí thỏa thuận chung Đề nghị giao kêt HĐ phải: - Hàm chứa các điều khoản chủ yếu như đối tượng của HĐ; - Thể hiện mong muốn ràng buộc trách nhiệm; - Hướng đến một chủ thể hoặc một số chủ thể nhất định; - Tuân theo hình thức pháp luật quy định. - Đề nghị giao kết có hiệu lực kể từ thời điểm bên kia nhận được đề nghị. Đó là thời điểm: - Chuyển đến nơi cư trú của bên được đề nghị; - Đưa vào hệ thống thông tin của bên đc đề nghị; - Bên được đề nghị nhận được đề nghị thông qua các phương thức khác. - Bên đưa ra đề nghị phải đưa ra thời hạn trả lời đề nghị. Page 14 Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. - Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp : + Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận + Hết thời hạn trả lời chấp nhận + Thông báo về viêc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực + Thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực + Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa . Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau : -Trong thời hạn bên đề nghị yêu cầu. Nếu thông báo đến chậm vì lí do khách quan mà bên đề nghị biết thì thông báo chấp nhận vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó. - Nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời . - Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau , kể cả trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay là có chấp nhận hay không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời. c. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá : Page 15 - Đối với Hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký tên vào văn bản - Đối với hợp đồng được giao kết gián tiếp bằmg văn bản : hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng - Hợp đống giao kết bằng lời nói : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung hợp đồng . 6. Nội dung cơ bản cần thỏa thuận Pháp luật ko bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung nào trong HĐ. Tuy nhiên trong HĐ cần các điều khoản: Nhất thiết phải có điều khoản về đối tượng (nó là loại hàng hóa gì); Các vấn đề về giá cả, chất lượng, thời điểm, địa điểm, phương thức thanh toán… Câu 5: Phân tích khái niệm, đặc điểm và nội dung chủ yếu (các điều khoản cơ bản) của hợp đồng mua bán hàng hóa. Khái niệm: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa (bao gồm cả mua bán hàng hóa quốc tế; mua bán hàng hóa trong nước). Đặc điểm - Về chủ thể: chủ yếu là thương nhân, có thể trong nước và cả nước ngoài, có thể không là thương nhân nhưng vẫn áp dụng luật thương mại điều chỉnh nếu lựa chọn áp dụng - Về hình thức: Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 24 Luật Thương mại) Page 16 - Về đối tượng: là hàng hóa, hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai (khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại) - Về nội dung: quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ M-B. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Mục đích của các bên mua bán là lợi nhuận. Nội dung chủ yếu của HĐ mua bán hàng hóa Là các điều khoản, hông bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào, tuy nhiên với điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán nói chung gồm: + Đối tượng của hợp đồng. + Chất lượng và giá cả của hàng hóa. + Phương thức thanh toán. + Thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Câu 6: Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa - Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Đối với các thương nhân khi tham gia hợp đồng phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Trong trường hợp mua bán hàng hóa có điều kiện kinh doanh thì thương nhân phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật. - Đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền, có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. người không có quyền đại diện, khi giao kết sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được Page 17 đại diện, trừ trường hợp bên giao kết kia biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. - Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực và ngay thẳng. - Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Câu 7: Phân tích các nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong HĐMBHH theo quy đinh của LTM 2005 1. Bên bán - Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng Về nguyên tắc phải căn cứ vào nội dung hợp đồng để xác định vấn đề này, nếu không thì dựa trên quy định của pháp luật, các trường hợp sau đây được coi là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (Điều 39) + không phù hợp với mục đích sử dụng sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại; + không phù hợp với mục đích bên mua báo cho bên bán hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng + không bảo đảm chất lượng theo mẫu mà bên mua đã giao cho bên bán Page 18 + Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường - Giao chứng từ kèm theo hàng hóa Các chứng từ như: chứng nhận chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ… Trường hợp không có thỏa thuận, bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua trong thời hạn, tại thời điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng. Nghĩa vụ này được qui định tại điều 42 Luật Thương mại Chứng từ phải giao trong thời hạn thỏa thuận hoặc thời điểm hợp lí, nếu giao trước hạn mà thiếu sót thì trong thời hạn vẫn được khắc phục những thiếu sót này, nhưng nếu việc này gây thiệt hại hoặc bất lợi cho bên mua thì bên mua được quyền yêu cầu bên bán khắc phục hoặc chịu chi phí đó - Giao hàng đúng thời hạn. - Giao hàng đúng địa điểm Theo Điều 35 -Theo thỏa thuận không có thỏa thuận thì lần lượt theo các nguyên tắc sau: -Hàng hóa gắn liền với đất đai thì giao tại nơi có đất đai -Giao cho người vận chuyển đầu tiên nếu có qui định về vận chuyển -Giao tại kho nếu biết kho -Giao tại nơi kinh doanh cư trú của bên bán - Tạo điều kiện cho bên mua kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng Trường hợp có thỏa thuận thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến hành việc ktra hàng hóa. Nếu phát hiện hàng hóa ko đúng hợp đồng, bên mua phải thông báo cho bên bán trong 1thời hạn hợp lý. Page 19 - Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa Trừ trường hợp PL có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền SH được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. - Rủi ro đối với hàng hóa Trường hợp các bên ko có thỏa thuận, theo LTM xác định như sau: Trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro chuyển giao cho bên mua khi nhận hàng tại địa điểm đó. Trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã đc giao cho người vận chuyển đầu tiên. Trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà ko phải là người vận chuyển: rủi ro đc chuyển giao cho bên mua chỉ khi: bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hoặc khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu của bên mua. Trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển: rủi ro đc chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết HĐ. - Bảo hành hàng hóa TH hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải chịu các chi phí về bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 49). Bên mua - Nhận hàng và thanh toán tiền Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan