Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Bộ 84 đề HSG cấp tỉnh Địa lý 12 (có đáp án và biểu điểm 755 trang)...

Tài liệu Bộ 84 đề HSG cấp tỉnh Địa lý 12 (có đáp án và biểu điểm 755 trang)

.PDF
755
1214
153

Mô tả:

Bộ 84 đề HSG cấp tỉnh Địa lý 12 (có đáp án và biểu điểm 755 trang)
30 1|Page , 2017 - Kho - - https://goo.gl/ugRPcH https://goo.gl/nuhrQ4 https://goo.gl/Ske5VP https://goo.gl/WDUUcX https://goo.gl/VbUcTg https://goo.gl/MkHW80 https://goo.gl/MXRmQU https://goo.gl/wGmkzO https://goo.gl/lOjzjJ -L https://goo.gl/NTfnsk https://goo.gl/uy5zKJ https://goo.gl/bmIkcn https://goo.gl/YPzAgn https://goo.gl/3dP8Xo https://goo.gl/Yu6rGy https://goo.gl/rNMVqE https://goo.gl/8ytG46 https://goo.gl/ipoFYL https://goo.gl/lmtM3y https://goo.gl/2oJtUV https://goo.gl/ZosvFJ 2|Page UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Địa lí - Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016 =========== Câu I. (4,0 điểm) 1/ Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau về nguồn gốc hình thành, đặc điểm địa hình và đất giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long. 2/ Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào? Câu II. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi, giai đoạn 1979 – 2009 (Đơn vị: nghìn người) Nhóm tuổi Năm Tống số dân Từ 0 đến 14 tuổi Từ 15 đến 59 tuổi Từ 60 tuổi trở lên 1979 52471 21880 26918 3673 1989 64404 24924 34843 4637 1999 76597 25660 44733 6204 2009 86025 21306 57206 7513 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010, Nhà xuất bản Thống kê, 2011) 1/ Tính cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta, giai đoạn 1979-2009. 2/ Nhận xét đặc điểm cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi trong giai đoạn trên. 3/ Tại sao cơ cấu dân số nước ta đang có sự thay đổi theo nhóm tuổi? Câu III. (5,0 điểm) 1/ Phân tích đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở nước ta. Tại sao ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại song song nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nền nông nghiệp cổ truyền? 2/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Nguyên nhân của sự phân hóa đó. Câu IV. (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1/ Chứng minh Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế biển. 2/ Nêu các hạn chế về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở vùng này? Câu V. (4,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 2000-2013 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2000 2005 2009 2010 2013 Cây cao su 412,0 482,7 677,7 748,7 958,8 Cây chè 87,7 122,5 127,1 129,9 129,8 Cây cà phê 561,9 497,4 538,5 554,8 637,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015) 1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây cao su, cây chè, cây cà phê của nước ta trong giai đoạn 2000-2013. 2/ Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng diện tích của các loại cây trên ở nước ta trong giai đoạn 2000-2013. ======= Hết======= Thí sinh chỉ được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXBGD Việt Nam phát hành 1 UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Địa lí - Lớp 12 (Hướng dẫn chấm có 04 trang) Ý Nội dung 1 Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau về nguồn gốc hình thành, đặc điểm địa hình và đất giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long. a. Giống nhau: - Là hai đồng bằng châu thổ sông lớn nhất nước ta, đều được hình thành và phát triển bởi phù sa sông trên vùng vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng - Địa hình thấp, bằng phẳng - Đất chủ yếu là đất phù sa màu mỡ b. Khác nhau: - Quy mô của ĐBSCL lớn hơn so với ĐBSH (DC) - Nguồn gốc hình thành: + ĐBSH được hình thành thành bởi phù sa sông của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình + ĐBSCL được hình thành bởi phù sa sông của sông Tiền và sông Hậu - Đặc điểm địa hình: + ĐBSH cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển, bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô, có hệ thông đê bao bọc. + ĐBSCL địa hình thấp và bằng phẳng hơn, mạng lưới sông ngòi, kênh I rạch chằng chịt, có các vùng trũng lớn (4,0 ) - Đất: + ĐBSH chủ yếu là đất trong đê không được bồi đắp thường xuyên, bị bạc màu do khai thác sớm. + ĐBSCL đất được bồi đắp thường xuyên, chịu tác động mạnh của thủy triều, do đó 2/3 diện tích là đất phèn, đất mặn. 2 Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào? - Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp vào nước ta vào đầu mùa hạ, theo hướng Tây Nam với tính chất nóng ẩm. - Tác động đến khí hậu: + Gây mưa lớn cho các vùng đón gió trực tiếp (Nam Bộ, Tây Nguyên) + Gây hiện tượng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam của khu vực Tây Bắc. + Làm cho mùa mưa của duyên hải Trung Bộ đến muộn hơn so với các vùng khác. Câu 2 Điểm 3,00 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 0,50 0,25 0,25 1,00 0,25 0,25 0,25 0,25 1 2 II ( 3,0) 3 1 III ( 5,0) 2 Tính cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta trong giai đoạn 1979-2009. ( Đơn vị %) Nhóm tuổi Năm Tống số Từ 0 đến 14 Từ 15 đến 59 Từ 60 tuổi trở tuổi tuổi lên 1979 100,0 41,7 51,3 7,0 1989 100,0 38,7 54,1 7,2 1999 100,0 33,5 58,4 8,1 2009 100,0 24,8 66,5 8,7 Nhận xét đặc điểm cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi. - Cơ cấu dân số nước ta loại trẻ + Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 60 cao (DC) + Tỉ lệ nhóm từ 60 trở lên thấp, dưới 10% - Cơ cấu dân có sự thay đổi theo nhóm tuổi: + Tỉ lệ nhóm từ 0 đển 14 giảm (DC) + Tỉ lệ nhóm từ 15 đến 59 và từ 60 tuổi trở lên tăng (DC). Tại sao cơ cấu dân số nước ta đang có sự thay đổi theo nhóm tuổi? - Do thực hiện tốt chính sách DSKHHGĐ, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nên nhóm tuổi từ 0 – 14 có xu hướng giảm tỉ lệ. - Nhờ những thành tựu trong y tế và đời sống ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. Do đó nhóm tuổi từ 60 trở lên ngày càng tăng lên. Phân tích đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở nước ta. Tại sao ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại song song nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nền nông nghiệp cổ truyền? a. Đặc điểm nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa của nước ta: - Quy mô tương đối lớn, mức độ tập trung cao - Phương thức canh tác: Sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, mang tính chuyên môn hóa cao - Hiệu quả sản xuất: năng suất lao động cao, mang lại nhiều lợi nhuận, sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ - Phân bố: Ngày càng phát triển, đặc biệt là các vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, gần các đô thị,… b. Giải thích tại sao nước ta tồn tại song song hai nền nông nghiệp: - Nền kinh tế nước ta xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, mang tính tự cấp, tự túc, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó nền nông nghiệp cổ truyền còn khá phổ biến. - Đường lối đổi mới đã đưa nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, do đó các vùng chuyên canh được hình thành, nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển mạnh. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Nguyên nhân của sự phân hóa đó. a. Chứng minh: 3 1,00 1,00 0,50 0,50 1,00 0,50 0,50 2,00 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 0,50 3,00 1 IV (4,0) 2 - Hoạt động công nghiệp nước ta tập trung chủ yếu ở một số khu vực - Ở Bắc Bộ, ĐBSH và vùng phụ cận là nơi có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. Từ Hà Nôi hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau tỏa đi các hướng, dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch (DC) - Ở Nam Bộ hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước (TP Hồ Chí Minh, Biển Hòa, Vũng Tàu,…) có hướng chuyên môn hóa đa dạng, nhiều ngành công nghiệp mới - Dọc duyên hải Miền Trung hình thành một số trung tâm công nghiệp, quan trọng nhất là Đà Nẵng,.. - Các khu vực còn lại nhất là khu vực miền núi (Tây Bắc, Tây Nguyên) hoạt động công nghiệp còn hạn chế b. Giải thích: - Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp là kết quả tác động của hàng loạt các nhân tố khác nhau (vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động,…) - Những khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng, vị trí địa lí thuận lợi - Khu vực trung du miền núi, công nghiệp phát triển chậm do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải. Chứng minh Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế biển - Trong phát triển ngư nghiệp: + Vùng biển giàu thủy sản, có các ngư trường trọng điểm (DC) + Bờ biển có nhiều vũng vịnh đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản - Trong phát triển du lịch biển: + Nhiều bãi biển đẹp (DC), các vùng biển và đảo ven bờ có cảnh quan đẹp + Khí hậu nhiều nắng, không có mùa đông lạnh, khai thác phát triển du lịch quanh năm. - Trong phát triển giao thông vận tải biển: + Địa hình bờ biển có nhiều vũng vịnh kín thuận lợi cho xây dựng các cảng biển nước sâu. + Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế - Trong khai thác khoáng sản: + Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu khí (phía đông quần đảo Phú Quý) + Vùng ven biển có nhiều loại sa khoáng giá trị công nghiệp, sản xuất muối rất thuận lợi. Nêu các hạn chế về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long? a. Hạn chế: - Mùa khô kéo dài, tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra nghiêm trọng 4 0,25 0,50 0,50 0,25 0,25 0,25 0,50 0,50 2,00 0,50 0,50 0,50 0,50 2,00 0,25 1 V (4,0) 2 - Ngoải ra còn chịu tác động một số thiên tai khác 0,25 - Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn, cải tạo gặp nhiều khó khăn 0,25 - Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh 0,25 tế- xã hội của vùng b, Giải thích - Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong nền kinh tế cả 0,25 nước (Diễn giải) - Nhằm phát huy các thế mạnh về tự nhiên của vùng. 0,25 - Khắc phục những hạn chế, khó khăn về tự nhiên trong khai thác, sử 0,25 dụng. - Môi trường và một số tài nguyên (đất, rừng,..) đang bị suy giảm. 0,25 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo 2,00 trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta trong giai đoạn 2000-2013. a. Tính tốc độ tăng trưởng: 0,50 Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 2000-2013 (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 2009 2010 2013 Cây cao su 100 117,2 164,5 181,7 232,7 Cây chè 100 139,7 144,9 148,1 148,0 Cây cà phê 100 88,5 95,8 98,7 113,4 1,50 b. Vẽ biểu đồ: - Dạng biểu đồ đường - Yêu cầu: chính xác về số liệu, khoảng cách các năm, có chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ và tên biểu đồ Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng của cây cao su, chè, cà 2,00 phê ở nước ta trong giai đoạn trên. a. Nhận xét: 1,00 - Các loại cây trồng đều có sự tăng trưởng về diện tích (DC) - Tốc độ tăng của các loại cây có sự khác nhau (DC) b. Giải thích: 1,00 - Đây là các loại cây công nghiệp nước ta có nhiều điều kiện để phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao - Cây cao su, chè tăng nhanh do nhu cầu thị trường tăng; cây cà phê tăng chậm và biến động trong giai đoạn này do sự phát triển tự phát giai đoạn trước, nhu cầu thị trường nhiều biến động, chất lượng sản phẩm chưa cao. Điểm toàn bài: Câu I+ Câu II+ Câu III+ Câu IV+ Câu V= 20,0 Ghi chú: Nếu thí sinh không diễn đạt như hướng dẫn, song vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản thì vẫn cho điểm tối đa. ============Hết=========== 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG KỲ THI CHọN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC: 2007 – 2008. TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ MÔN:ĐỊA LÝ (Thời gian 180 phút không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (4 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Tình trạng việc làm phân theo vùng ở nước ta năm 1996 (đơn vị tính: nghìn người) Các vùng lớn Lực lượng lao động Số người chưa có việc làm thường xuyên 35886 965,5 Cả nước 6433 87,9 Miền núi và trung du phía Bắc 7383 182,9 Đồng bằng sông Hồng 4664 123 Bắc Trung Bộ 3805 122,1 Duyên Hải Nam Trung Bộ 1442 15,6 Tây Nguyên 4391 204,3 Đông Nam Bộ 7748 229,9 Đồng Bằng Sông Cửu Long a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mức độ người chưa có việc làm thường xuyên phân theo các vùng lớn ở nước ta. b) Nêu các nhận xét cần thiết. Câu 2: (3điểm). Chứng minh dân số và nguồn lao động nước ta phân bố không đồng đều và chưa hợp lí. Với đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nêu các giải pháp để phân bố lại dân cư vào nguồn lao động nước ta. Câu 3: (3 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a) Hãy phân tích đặc điểm đất (thổ nhưỡng) của nước ta. b) Giải thích sự hình thành đất Feralít và đất mùn trên núi. Câu 4: (2điểm). Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì khi gia nhập WTO? Câu 5: (4điểm). Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)? Tại sao nói Việt Nam gia nhập ASEAN là cần thiết? Câu 6/. (4điểm). Một máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ ngày 1/3/2006 đến Luân Đôn sau 12 giờ máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ và ngày nào tai các điểm sau: (điền vào ô trống) Vị trí Tô-ki-ô Niu-Đê-li Xít-ni Oa-sinh-tơn Lốt-An-giơ-lét Kinh độ 1350 Đ 750 Đ 1500 Đ 750 T 1200 T Giờ ? ? ? ? ? Ngày ? ? ? ? ? …………………..HẾT………………….. LƯU Ý: Học sinh được sử dung át lát khi làm bài. ĐÁP ÁN Câu 1: (4 điểm) a) Tính tỉ lệ người chưa có việc làm thường xuyên trong toàn bộ lực lượng lao động (đơn vị tính %) (2.5 điểm). - Tính được mức độ chưa có việc làm thượng xuyên phân theo các vùng lớn ở nước ta. Cụ thể: (1,0đ) Lực lượng Số người chưa có Tỉ lệ chưa có việc Các vùng lớn lao động việc làm thường làm thường xuyên xuyên (đơn vị %) Cả nước 35886 965,5 2,69 Miền núi và trung du phía Bắc 6433 87,9 1,37 Đồng bằng sông Hồng 7383 182,9 2,47 Bắc Trung Bộ 4664 123 2,64 Duyên Hải Nam Trung Bộ 3805 122,1 3,21 Tây Nguyên 1442 15,6 1,08 Đông Nam Bộ 4391 204,3 4,65 Đồng Bằng Sông Cửu Long 7748 229,9 2,97 - Vẽ biểu đồ cột (biểu dồ thanh ngang). (1.5điểm). *Lưu ý: Biểu đồ thanh ngang được dánh giá cao hơn biểu đồ cột b) Phân tích biểu đồ.(1.5 điểm) - Tỉ lệ chưa có việc làm thường xuyên trung bình cả nước là : 2,69%. Các vùng chưa có tỉ lệ chưa có việc làm thường xuyên cao hơn trung bình cả nước là: Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long. (0,5điểm). - Các vùng có tỉ lệ chưa có việc làm thường xuyên thấp là: Tây Nguyên, Miền núi và trung du phía Bắc. (0,25điểm). - Các vùng có tỉ lệ chưa có việc làm thường xuyên cao nhất là: Đông Nam Bộ. (0,25điểm) - Giải thích sự khác biệt trong tỉ lệ chua có việc làm thường xuyên giữa các vùng : Ở các vùng nông thôn và miền núi, tỉ lệ chua có việc làm thương xuyên thấp (điển hình là Tây Nguyên: 1,08% ; Miền núi và trung du phía Bắc: 1,37%). Ở đồng bằng và đô thị lớn tỉ lệ chưa có việc làm thường xuyên cao (Đông Nam Bộ: 4,65%; Duyên Hải Nam Trung Bộ: 3,21%...). (0. 5điểm) Câu 2: (3điểm). a/ Nguyên nhân: (1 điểm). - Do lịch sử khai thác lãnh thổ. (0,25 điểm). - Lịch sử định cư. (0,25 điểm). - Điều kiện tự nhiên.(vị trí địa lí, khí hậu, đất đai, nguồn nước). (0,25 điểm). - Điều kiện kinh tế - xã hội(sự phân bố các ngành kinh tế, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng …).(0,25 điểm). b/ Chứng minh sự phân hố dân cư không đồng đều: (0.75 điểm). - Chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi: Miền núi chiếm ¾ diện tích cả nước – 20% dân số; Đồng bằng: ¼ diện tích 80% dân số( đặc biệt ở đồng bằng sông hồng có mật độ cao nhất cả nước, trung bình 1180 ngngười /km2-1999). (0.5điểm). - Giữa thành thị và nông thôn: 80% dân số sống ở nông thôn; 20% dân số sống ở thành thị. (0.25điểm). c/ Phân bố chưa hợp lý: (1 điểm). - Ở niền núi trung du tìm năng kinh tế lớn nhưng thiếu nguồn lao động do dân cư thưa thớt( nhất là lao động có chuên môn cao, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế nói chung và các ngành kinh tế nói chung. (0.5điểm). - Ở đồng bằng, thành phố lớn dân cư tập trung đông đúc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế( thị trường tiêu thụ rộng lớn, đội ngũ lao động coat ay nghề cao). Nhưng gây sức ép về phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường, vấn đề việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội …(0.5điểm). d/ Thực hiện phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước; phân bố lại dân cư và nguồn lao động nội vùng; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ưu tiên phát triển cho các ngành nghề truyền thống.((0.25điểm). Câu 3: (3 điểm) a) Phân tích đặc điểm đất Việt Nam: (2.5 điểm).  Đât nước ta đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Sự đa dạng đó là kết quả tác động tổng hợp lâu dài giũa đá mẹ, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật và con người. (0,25 điểm)  Có nhiều loại đất khác nhau: (2.25điểm). - Đất Feralít nâu đỏ trên đá bazan, diện tích 2 triệu ha, tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ngoài ra, có ở Quảng Trị. Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa. Đất này có tầng thăng hóa dày, giàu chất dinh dưỡng. (0,25 điểm). - Đất Feralít trên đá vôi, phân bố nhiều ở Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc trung Bộ. Giàu mùn, tơi xốp. (0,25 điểm). - Đất Feralít trên các loại đá khác, diện tích lớn nhất, phân bố rộng rãi ở miền núi. - Đất xám. (0,5 điểm). + đất xám bạc màu trên đá Axít. Phân bố nhiều ở tây nguyên và vên biển mền trung. Nghèo mùn, thành phần cơ giới nhẹ, từ cát pha đến cát thô. + Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, diện tích lớn ở đông nam bộ. Ngoài ra có ở đồng bằng sông hồng, duyên hải nam trung bộ. - Đất phù sa: phân bố ở đồng bằng. (0,5 điểm). + Đất phù sa đồng bằng sông hồng, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha và đất thịt. Đất ở đây không được bồi đắp hành năm(đặc biệt đất trong đê)., nên bạc màu. Đất ngoài đê là đất cát pha màu mỡ(do phù sa bồi đắp thường xuyên). + Đất phù sa sông cửu long: Do sông tiền sông hậu bồi đắp(đặc biệt vào mùa lũ). Thành phần cơ giới nặng, chủ yếu đất thịt và đất xét. + Đất phù sa ở đồng bằng duyên hải mền trung được hình thành do tác động tổng hợp của sông và biển, nên thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha và thịt nhẹ, chua, nghèo mùn và dinh dưỡng. - Đất phèn, đất mặn: Đồng bằng sông cửu long và ven biển ở bắc bộ và duyên hải miền trung. Đất phền, chua. (0,25 điểm). - Đất cất ven biển nhiều nhất ở ven biển trung bộ, đất nghèo mùn. (0,25 điểm). - Ngoài ra, ở vùng đồi núi nước ta còn có một số loại đất khác: Đất mùn vàng đỏ trên núi, đất mùn Alít núi cao. (0,25 điểm). b) Giải thích sự hình thành đất Feralít và đất mùn trên núi. (0.5 điểm) - Đất feralít là sản phẩm của quá trình feralític. Đây là quá trình hình thành đất đặc trưng ở các sứ nhiệt đới ẩm gió mùa. Điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra mạnh, chất bazơ dễ tan và bị rửa trôi, đất chua, tích tụ Ôxít sắt và nhôm, làm cho đất có màu đỏ vàng. (0,25 điểm). - Đất mùn trên núi: Hình thành ở điều kiện địa hình núi có độ cao từ 500m trở lên, có thảm thực vật rừng rậm và khí hậu lạnh nên phát triển nhanh. (0,25 điểm). Câu 4: (2điểm). a/ Cơ hội: (1.5 điểm). - Mở rộng thị trường, được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc ( MFN) và hàng hoá được xuất khẩu thuận lợi sang các nước thành viên khác. (0,5đ) - Thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. (0,25đ) - Tiếp nhận và đổi mới trang thiết bị, công nghệ. (0,25đ) - Tạo điều kiện phát huy nội lực. (0,25đ) - Tạo điều kiện hình thành sự phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới trên nhiều lĩnh vực. (0,25đ) b/ Thách thức: (0.5 điểm). - Trình độ quản lý kinh tế còn thấp,Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế con chậm, Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả. (0,5đ) Câu 5:(4điểm). - Thành lập năm 1967 gồm 5 thành viên: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Xingapo. (0,5đ) - Những thành viên gia nhập từ năm 1984 đên 1999 trong đó có Việt Nam. (0,5) - ASEAN chiếm 3,5% diện tích và 8,5% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 2,4% GNP. (0,5) - Mục đích thành lập và những hoạt động chính của ASEAN… (0,5đ) - Việt Nam có những nét tương đồng với các nước về tự nhiên và xã hội…(0,5đ) - Sự cần thiết về tăng cưòng buôn bán với các nước…(0,5đ) - Các nước trong tổ chức có mức sống cao hơn Việt Nam nên…(0,5đ) - Vai trò của Việt Nam trong ASEAN. (0,5đ) Câu 6: (4điểm). Vị trí Kinh độ Giờ Ngày Tô-ki-ô 1350 Đ 20 giờ 1/3/2006 Niu-Đê-li 750 Đ 16 giờ 1/3/2006 Xít-ni 1500 Đ 21 giờ 1/3/2006 Oa-sinh-tơn 750 T 6 giờ 1/3/2006 Lưu ý: HS làm đúng một đáp án cộng 0,4 điểm. …………………..HẾT………………….. Lốt-An-giơ-lét 1200 T 3 giờ 1/3/2006 Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam Trường THPT Hoàng Diệu ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 12 TỈNH – MÔN ĐỊA LÍ Câu 1: (3 điểm) a/. Phân tích tác động của địa hình tới nhiệt độ và khí áp. b/ Cho hình vẽ dưới đây : Hãy đặt tên và trình bày nội dung chính mà hình thể hiện Câu 2/ ( 2 điểm ) Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô ? Vì sao trong những năm gần đây tỉ suất sinh thô nước ta có xu hướng giảm ? Câu 3 ( 3 điểm ) Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày đặc điểm địa hình của khu vực núi Trường Sơn Bắc ? Đặc điểm đó đã ảnh hưởng đến khí hậu của khu vực Bắc Trung Bộ như thế nào ? Câu 4 ( 3 điểm ) Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét về tình hình phát triển của ngành du lịch nước ta ? Tại sao Hà Nội được xác định là trung tâm du lịch lớn nhất ở phía Bắc nước ta ? Câu 5 (3 điểm ) Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy : a/ Trình bày đặc điểm đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ? Vì sao ở đây có diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn ? b/ Trình bày các trung tâm công nghiệp có qui mô vừa ở ĐBSCL? Giải thích vì sao ở đây có sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ? Câu 6/ Cho bảng số liệu: (3 điểm ) Tình hình xuất khẩu gạo ở nước ta giai đoạn 1989 – 2005 Năm 1989 1995 2000 2002 2004 2005 Lượng gạo xuất 1425 1998 3477 3241 4060 5202 khẩu ( 1000 Tấn ) Kim ngạch xuất 321,811 546,800 667,349 725,335 950,000 1394,000 khẩu (triệu USD) a/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng gạo và kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 1989-2005. b/ Tính giá gạo xuất khẩu bình quân qua các năm (USD/tấn). c/ Nhận xét tình hình xuất khẩu gạo của nước ta trong giai đoạn 1989 - 2005. Câu 7/ (3 điểm ) Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy : a/ Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển? b/ Kể tên các huyện đảo của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam ? ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM. ĐỀ THI CHỌN HS GIỎI TỈNH MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2012 - 2013 Câu 1 (3,0 đ) Điểm Ý a Phân tích tác động của địa hình tới nhiệt độ và khí áp. 1,0đ - Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m nhiệt độ giảm TB 0,6 độ C - 0.5 - 0,25 - Nhiệt độ thay đổi phụ thuộc vào hướng phơi của sườn núi. - 0,25 - Càng lên cao , không khí càng loãng, khí càng giảm b/ Hãy đặt tên và trình bày nội dung chính mà hình thể hiện - Tên : Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời - Mặt Trời chỉ di chuyển trong khu vực nội chí tuyến. - Tại 23 0 27’B và 23 0 27’N Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong năm.(d/c) - Từ 23 0 27’B đến 23 0 27’N Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm. (d/c) - Ngoại chí tuyến: Mặt Trời không lên thiên đỉnh. Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô ? Vì sao trong những năm gần đây tỉ suất sinh thô nước ta có xu hướng giảm ? 2 (2,0 đ) + Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô : - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội : càng phát triển thì tỉ suất sinh thô giảm và ở mức thấp ( d/c ) - Chính sách dân số : khuyến khích hay hạn chế sẽ làm tỉ suất sinh tăng hay giảm - Tâm lí xã hội, phong tục…. ( d/c ) + Trong những năm gần đây tỉ suất sinh thô nước ta có xu hướng giảm. Vì : Triển khai, thực hiện có hiệu quả chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, Nền kinh tế có sự phát triển Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày đặc điểm địa hình của khu vực núi Trường Sơn Bắc ? Đặc điểm đó đã ảnh hưởng đến khí hậu của khu vực Bắc Trung Bộ như thế nào ? 3 (3,0 đ) a Đặc điểm địa hình của khu vực núi Trường Sơn Bắc : - Phạm vi : từ Sông Cả đến dãy Bạch Mã - Gồm nhiều dãy chạy song song, so le nhau theo hướng TB – ĐN ( d/c) - Thấp và hẹp ngang ( độ cao phổ biến từ 500  1000m) - Được nâng cao 2 đầu : phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An ( đỉnh Pu Xai Lai Leng cao 2711m ), phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên - Huế ( Núi Động Ngài cao 1774m, Bạch mã cao 1444m. Thấp ở giữa ( vùng đá vôi Kẻ Bàng, vùng đồi thấp Quảng Trị. 2,0đ - 0,25 - 0,5 - 0,5 - 0,5 - 0,25 2,0đ 0,5 0,5 0,5 0,5 1,75đ 0,25 0,5 0,5 0,5 b/ 1,25đ Đặc điểm đó đã ảnh hưởng đến khí hậu của khu vực Bắc Trung Bộ: - Vào mùa hè : Dãy Trường Sơn Bắc là bức tường chắn gió mùa TN, gây - 0,5 ra hiện tượng phơn, thời tiết khô nóng. - Vào mùa đông, sườn đông của Trường Sơn Bắc , dãy Bạch Mã chắn gió - 0,5 mùa đông bắc, gây mưa. - Dãy Bạch Mã còn là ranh giới khí hậu giữa phần lãnh thổ phía Bắc với - 0,25 phía Nam Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét về tình hình phát triển của ngành du lịch nước ta ? Tại sao Hà Nội được xác định là trung tâm du lịch lớn nhất ở phía Bắc nước ta ? Câu 4 (3,0 đ) a 2,0 đ Nhận xét về tình hình phát triển của ngành du lịch nước ta ? + Số khách du lịch nội địa, quốc tế và doanh thu từ du lịch liên tục tăng 0,25 trong giai đoạn từ 1995 đến 2007 : - Khách du lịch nội địa tăng 13,6 triệu lượt ( hoặc gấp 3,5 lần ) 0,25 - khách du lịch quốc tế tăng 2,8 triệu lượt ( hoặc gấp 3,0 lần ) 0,25 - Doanh thu từ du lịch tăng nhanh nhất : tăng 48 ngàn tỉ đồng ( hoặc gấp 7 0,25 lần ) + Cơ cấu khách du lịch quốc tế : 0,25 - Khá đa dạng ( d/c) - Có sự thay đổi : Tăng tỉ trọng của khách Hàn Quốc, Nhật , Hoa Kì, Ôt 0,5 xtrây lia, Pháp (d/c ). Giảm tỉ trọng các khách đến từ Trung Quốc, Đài Loan. - Các khu vực có tỉ trọng khách du lịch lớn là Đông Nam Á, Trung Quốc, 0,25 Hoa Kì, Nhật ( d/c ) b/ Hà Nội được xác định là trung tâm du lịch lớn nhất ở phía Bắc nước ta.Vì : + Có vị trí thuận lợi : - nằm trong vùng tam giác tăng trưởng du lịch Băc bộ ( Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh ). - Nằm gần nhiều điểm du lịch nổi tiếng của phía Bắc : Vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Tam Đảo, Đền Hùng, Hạ Long…. + Có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất đặc sắc : - công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử CM như : Chùa một cột, Văn miếu quốc tử giám, Lăng Bác Hồ - Nhiều lễ hội, làng nghề ( Bát Tràng, Đồng Kị… ) 1,0 đ - 0,25 - 0,25 - 0,25 - 0,25 Câu 5 (3 đ ) a/ Trình bày đặc điểm đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ? Vì sao ở đây có diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn ? + Đặc điểm đất ở ĐBSCL : Chủ yếu là đất phù sa, có sự phân hóa - Đất phù sa sông Cửu Long : diện tích 1,2 tr ha ( 30% diện tích ĐB ), phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu, các cù lao sông - Đất phèn : lớn nhất, dt 1,6 tr ha ( 41% diện tích ĐB), tập trung thành các vùng lớn nhất là Đồng Tháp Mười,tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau. - Đất mặn dt 75 van ha ( 19% diện tích ĐB ). Phân bố thành dãi ven biển Đông từ Bến Tre đến Cà Mau và ven vịnh Thái Lan -Một số loại đất khác có diện tích nhỏ : đất cát ven biển ( Trà Vinh, Sóc Trăng), đất xám ( dọc biên giới Campuchia- Long An, Đồng Tháp ) b/ Trình bày các trung tâm công nghiệp có qui mô vừa ở ĐBSCL? Giải thích vì sao ở đây có sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ? + Các trung tâm CN có qui mô vừa : Cần Thơ, Cà Mau ( kể tên các ngành). + Giải thích : có nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn lao động đông, thị trường tiêu thụ… Câu 6 ( 3 đ) a/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng gạo và kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 1989-2005. Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường, đầy đủ các yếu tố. Các biểu đồ khác không cho điểm. Nếu thiếu mỗi yếu tố ( tên,kí hiệu, chú giải,đại lượng...) 0,25đ/ yếu tố b/ Tính giá gạo xuất khẩu bình quân qua các năm (USD/tấn). Năm 1989 1995 2000 2002 2004 Giá gạo 225,83 273,67 191,93 223,86 233,99 (USD/tấn) Tính đúng 2 năm được 0,25 đ c Câu 7 ( 3 đ) 2005 267,97 - Nhận xét: Từ năm 1989 đến 2005 + Lượng gạo xuất khẩu tăng gấp 3,65 lần. Năm 2002 có giảm nhưng không nhiều. + Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng nhanh và liên tục ( gấp 4,33 lần.) + Giá gạo bình quân có nhiều biến động. Năm có giá gạo cao nhất là 1995 (273,67 USD/tấn), năm thấp nhất là 2000 (191,93 USD/tấn) Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy : a/ Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển? b/ Kể tên các huyện đảo của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam ? 0,5 0,5 0,5 0,5 - 0,5 - 0,5 - 0,5 1,5 - 0,5 - 0,25 0,75 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 a b/ Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển? + Những thuận lợi về TNTN vùng biển VN - Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản,...); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm. - Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, ti tan,...). - Có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng. - Có đường bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển - đảo. + Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển : a) Đối với kinh tế - Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. - Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển). b) Đối với an ninh - Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. - Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo. Kể tên các huyện đảo của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam ? - Huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô ( Quảng Ninh ) - Huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng ) - Huyện đảo Cồn Cỏ ( Quảng Trị ) - Huyện đảo Hoàng Sa ( TP Đà Nẵng ) - Huyện đảo Lí Sơn ( Quảng Ngãi ) - Huyện đảo Trường Sa ( Khánh Hòa ) - Huyện đảo Phú Quý ( Bình Thuận ) - Huyện đảo Côn Đảo ( Bà Rịa – Vũng Tàu ) - Huyện đảo Kiên Hải, Phú Quốc ( Kiên Giang ) + Kể tên đúng tất cả được 1 điểm. Nếu HS kể đúng 2 huyện đảo được 0,25 đ, đúng 4 huyện đảo được 0,5 đ. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1.0 đ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 12- VÒNG I MÔN: ĐỊA LÍ (BẢNG A) Ngày thi: 2/10/2013 Thời gian: 180 phút (không kể phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu I: ( 4,0 điểm ) 1. Nêu các hệ quả vận động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì sẽ có những hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất? 2. So sánh hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy. Câu II: ( 4,0 điểm) 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. 2. Trình bày nguyên nhân thay đổi khí áp. Giải thích hoạt động của gió biển và gió đất. Câu III: ( 4,0 điểm ) 1. Nêu vai trò của ngành giao thông vận tải. Tại sao để phát triển kinh tế - xã hội miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước? 2. Cho bảng số liệu: Tỉ suất sinh và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các châu lục và khu vực trên thế giới năm 2005 Châu lục và khu vực Tỉ suất sinh Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (0/00) ( 0/0) Châu Âu 10 - 0,1 Châu Á ¸ 20 1,3 Châu Phi 38 2,3 Bắc Mĩ 14 0,6 Mĩ La- tinh 22 1,6 Châu Đại Dương 17 1,0 a/ Tính tỉ suất tử của các châu lục và khu vực trên thế giới năm 2005. b/ Từ bảng số liệu và kết quả đã tính hãy nêu nhận xét. Câu IV: (4,0 điểm) 1. Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. 2. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Cửu Long. Vì sao ở đây có nhiều loại đất phèn, đất mặn? Câu V: (4,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy chứng minh Biển Đông đã mang lại cho nước ta nhiều thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nêu chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta. 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta như thế nào? ---Hết--*Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục. *Giám thị không được giải thích gì thêm. * Họ và tên thí sinh…………………………………………….Số báo danh……………………….. * Chữ kí: Giám thị 1:…………………………………………..Giám thị 2:……………………….. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 12- VÒNG I MÔN: ĐỊA LÍ (BẢNG A) Ngày thi: 2/10/2013 Thời gian: 180 phút (không kể phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (Đáp án gồm 05 câu 05 trang) Thí sinh làm theo cách riêng nhưng đảm bảo yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì giám khảo vẫn cho điểm đủ. Câu Nội dung Điểm I 1 Các hệ quả vận động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Nếu Trái Đất 2,75 không tự quay quanh trục thì sẽ có những hiện tượng gì xảy ra trên bề mặtTrái Đất? * Hệ quả vận động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất - Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. 0,25 - Hiện tượng mùa, một năm có 4 mùa. 0,25 - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. 0,25 * Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục thì sẽ có những hiện tượng: - Trái Đất vẫn có ngày và đêm. 0,25 -Một năm chỉ có một ngày và một đêm. 0,25 -Ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng. 0,25 -Ban ngày, mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. 0,25 -Ban đêm sẽ trở nên rất lạnh. 0,25 -Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về 0,5 khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm. Từ đó hình thành những luồng gió cực mạnh. -Bề mặt Trái Đất sẽ không còn sự sống. 0,25 2 So sánh hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy: 1,25 * Giống nhau: - Cả hai cùng chịu tác động của lực theo phương nằm ngang. 0,25 - Đều tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất. 0,25 * Khác nhau: Hiện tượng uốn nếp Hiện tượng đứt gãy 0,25 - Xảy ra ở những nơi đá có độ - Xảy ra ở những nơi đá có độ dẻo. cứng. - Kết quả: - Kết quả: 0,25 + Khi cường độ nén ép yếu: đá bị + Khi cường độ tách dãn yếu: đá biến đổi thế nằm, uốn cong thành chỉ bị nứt nẻ, không chuyển dịch, các nếp uốn. tạo nên khe nứt. 0,25 + Khi cường độ nén ép mạnh: + Khi cường độ tách dãn mạnh:các toàn bộ khu vực bị nén ép dâng lớp đá bị gãy, chuyển dịch tạo ra cao, hình thành các dãy núi uốn các hẽm vực, thung lũng, địa hào, nếp. địa lũy,… 1 II 1 2 III 1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật 2,75 *Khí hậu -Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua 0,25 nhiệt độ, nước ,độ ẩm, không khí và ánh sáng. -Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn, nhiệt độ nhất định 0,25 -Nước và độ ẩm không khí là môi trường để sinh vật phát triển. 0,25 -Ánh sáng quyết định đến quá trình quang hợp của cây xanh 0,25 * Đất -Ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển và phân bố các loài sinh vật do mỗi loại đất 0,25 có đặc tính, lí ,hóa và độ phì khác nhau. * Địa hình -Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi khi lên cao 0,25 nhiệt độ và độ ẩm giảm , dẫn đến thực vật thay đổi, hình thành các vành đai sinh vật khác nhau. -Hướng sườn khác nhau tạo nên sự khác biệt về nhiệt độ, ẩm ,chế độ ánh sáng, 0,25 ảnh hưởng sự xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật * Sinh vật -Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố động vật 0,25 -Thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật, nơi nào thực vật 0,25 phát triển thì động vật phát triển và ngược lại * Con người -Có thể làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loài cây trồng, vật nuôi. Có thể mở 0,5 rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố sinh vật. Trình bày nguyên nhân thay đổi khí áp, giải thích hoạt động của gió biển 1,25 và gió đất. *Nguyên nhân thay đổi khí áp - Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao khí áp càng giảm do không khí loãng 0,25 - Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng khí áp giảm, ngược lại nhiệt độ 0,25 giảm khí áp tăng. - Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Độ ẩm tăng khí áp giảm và ngược lại. 0,25 *Hoạt động của gió biển và gió đất - Gió biển: Ban ngày ven bờ lục địa, đất hấp thu nhiệt mạnh, nóng hơn mặt biển 0,25 nên hình thành hạ áp; còn ven biển mát hơn nên hình thành cao áp, gió thổi từ ven biển vào lục địa. - Gió đất: Ban đêm đất liền tỏa nhiệt nhanh hơn, mát hơn nên hình thành cao áp ở 0,25 vùng ven đất liền, còn vùng ven biển tỏa nhiệt chậm hơn hình thành khí áp thấp; gió thổi từ đất liền ra biển. Vai trò của ngành giao thông vận tải: 2,25 - Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư, 0,5 kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường. - Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt 0,25 động sinh hoạt được thuận tiện. - Giao thông vận tải góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những 0,25 vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế. - Làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư. 0,25 2 2 - Tạo nên mối giao lưu kinh tế - xã hội giữa giữa các địa phương trong nước và 0,25 giữa các nước trên thế giới. Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước. * Để phát triển kinh tế-xã hội miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước vì: - Miền núi có nhiều trở ngại về địa hình. Do vậy, phát triển giao thông vận tải 0,25 miền núi sẽ giúp giao lưu giữa các địa phương miền núi, giữa miền núi với đồng bằng. Từ đó sẽ phá được thế “cô lập”, “tự cấp, tự túc” của nền kinh tế. - Có điều kiện khai thác tài nguyên, thế mạnh của miền núi. Hình thành các 0,25 nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và đô thị miền núi. - Thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi. Thúc đẩy phát triển văn hóa, giáo 0,25 dục, y tế,,… Tính tỉ suất tử của các châu lục và khu vực trên thế giới năm 2005 và 1,75 nhận xét. a/ Kết quả tính toán 0,75 0 Châu lục và khu vực Tỉ suất tử( /00) Châu Âu 11 Châu Á 7 Châu Phi 15 Bắc Mĩ 8 Mĩ La- tinh 6 Châu Đại Dương 7 b/ Nhận xét: Tỉ suất sinh, tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có sự phân hóa giữa các châu lục, khu vực. + Tỉ suất sinh: Cao nhất là châu Phi (38‰), thấp nhất là châu Âu (10‰ ) + Tỉ suất tử: Cao nhất là châu Phi (15‰ ), thấp nhất là khu vực Mĩ La- tinh (6‰) + Tăng tự nhiên: Cao nhất là châu Phi (2,3%), châu Âu tăng tự nhiên thấp nhất (- 0,1%). + Châu Phi là châu lục có tỉ suất sinh, tử và tăng tự nhiên cao nhất thế giới IV 1 Chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông: - Hệ tọa độ trên biển: Các đảo kéo dài tới vĩ độ 6050’B, từ kinh độ 1010Đ đến khoảng 117020’Đ trên Biển Đông. - Diện tích thuộc chủ quyền nước ta trên Biển Đông khoảng 1 triệu km2 - Vùng biển nước ta bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.  Nội thủy: Là vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.  Lãnh hải: Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1852m), tính từ đường cơ sở. Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển.  Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển được quy định nhằm bảo đảm cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lý. 3 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan