Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bình luận về vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay và ở việt...

Tài liệu Bình luận về vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay và ở việt nam

.PDF
14
754
85

Mô tả:

Tiểu luận Bình luận về vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay và ở Việt Nam I. Tổng quan và lịch sử của Vàng. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vàng, Năm 3600 trước công nguyên: Khối vàng đầu tiên được nung chảy Những người thợ vàng ở Hy Lạp là những người đầu tiên nung quặng vàng để lấy được vàng từ bên trong. Họ dùng những ống thổi lửa làm bằng đất sét chống lửa để duy trì nhiệt độ cho lò nung. Năm 2600 trước công nguyên: Những trang sức vàng đầu tiên ra đời Những người thợ vàng tại M esopotamia cổ đại ( nước Iraq ngày nay) đã tạo ra một trong những đồ trang sức bằng vàng đầu tiên của con người. Đó là một chiếc vòng cổ làm từ đá carnelian màu xanh da trời có gắn những miếng vàng hình chiếc lá. Năm 564 trước công nguyên: Đồng tiền vàng đầu tiên xuất hiện Vua Croesus đã cho phát triển công nghệ tinh luyện vàng để đúc ra đồng tiền vàng tiêu chuẩn đầu t iên trên thế giới. Với trọng lượng như nhau cho tất cả các đồng tiền, Croesids đã trở thành đơn vị tiền tệ được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Năm 300 trước công nguyên: Lần đầu t iên dùng hạt nano vàng Người La M ã đã sử dụng vàng để tạo ra màu sắc đặc biệt cho chiếc cốc Ly curgus nổi tiếng. Họ đã đun chảy bột vàng trong thủy tinh và làm nó khuếch tán ra xung quanh. Sự khúc xạ ánh sáng đã làm cho chiếc cốc này có màu đỏ rực rỡ. Năm 1300: Tiêu chuẩn về vàng được thiết lập Hệ thống tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới nhằm nghiên cứu và đảm bảo chất lượng các kim lại quý đã được thành lập tại Goldsmith's H all ở london. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của Phòng phân t ích kim loại quý London ngày nay. Năm 1370: Cơn khát vàng đầu tiên trong lịch sử Trong khoảng thời gian 1370-1420, rất nhiều mỏ vàng lớn quanh khu vực châu Âu trở nên gần như cạn kiệt. Việc đào đãi và sản xuất vàng tại vùng này giảm mạnh đến mức gây ra cả một thời kì mà người ta gọi là “Cơn khát vàng lịch sử”. Năm 1717: Anh đề ra chế độ bản vị vàng Anh bắt đầu đề ra chế độ này khi chính phủ định giá 1 ounce vàng là 77 shilling và 10,5 xu năm 1717. Năm 1803: Việc mạ vàng lần đầu tiên trên thế giới Việc này được thực hiện bởi giáo sư Luigi Brugnatelli ở Đại học Pavia. Mạ vàng làm cải thiện tính dẫn điện và do đó nó đóng vai trò rất quan trọng đối với nhiều công nghệ hiện đại ngày nay. Năm 1870-1900: Thông qua chế độ bản vị vàng Tất cả các quốc gia lớn trên thế giới trừ Trung Quốc đã chuyển sang chế độ bản vị vàng mới và định giá cho vàng theo các đơn vị tiền tệ. Chế độ hai bản vị bị bãi bỏ. Năm 1925: Anh khôi phục chế độ bản vị vàng Nước Anh quay về với chế độ bản vị vàng đặt ra từ trước chiến tranh với 77 shilling và 10,5 xu cho mỗi ounce vàng, bãi bỏ chuẩn mực đặt ra từ 6 năm trước khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Năm 1939: Chiến tranh thế giới lần thứ 2 làm thị trường vàng phải đóng cửa Thị trường vàng ở London đã phải đóng cửa khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Sau đó, cả thế giới đã quay về hệ thống tỉ giá hối đoái cố định, lần này là cố định các đơn vị tiền tệ theo đồng USD và giá vàng cũng được tính t heo U SD. Năm 1944: Hội nghị Bretton Woods Hội nghị Bretton Woods đã thiết lập nền tảng cho hệ thống tiền t ệ sau chiến tranh. Giá vàng được quy định ở mức 35 USD/ounce. Các đồng tiền khác được niêm yết với tỉ giá cố định so với đồng USD, từ đó hình thành nên chế độ bản vị trao đổi bằng vàng. Năm 1961: Con chip máy tính đầu tiên dùng vàng làm dây dẫn Dây dẫn bằng vàng đã được sử dùng để chế tạo ra các con chip máy tính t ại phòng thí nghiệm Bell ở Mỹ. Ngày nay, hàng tỉ con chip máy tính đã sử dụng loại dây dẫn này để điều khiển toàn bộ hoạt động của các đồ dùng điện thiết yếu. Năm 1961: Vàng được dùng trong công nghệ vũ trụ Con tàu vũ trụ có người lái đầu tiên đã sử dụng vàng để bảo vệ các thiết bị nhạy cảm khỏi bức xạ. Năm 1980, 41 kg vàng đã được dùng để chế tạo tàu con thoi, cụ thể là để hàn các hợp kim, làm các khoang chứa nhiên liệu và các chất dẫn điện. Năm 1971: Gold window (Cửa sổ vàng) đóng cửa Hệ thống Bretton Woods đã chấm dứt khi tổng thống M ỹ Nixon "đóng cửa gold window ( cửa sổ vàng)", đình chỉ việc quy đổi U SD ra vàng. Và sau đó, cả thế giới đã theo chế độ tỉ giá thả nổi như hiện nay. Năm 1999: Thỏa thuận về vàng của các ngân hàng trung ương 15 ngân hàng trung ương châu Âu đã tuyên bố rằng vàng sẽ là thành phần quan trọng trong dự trữ quốc gia và cùng nhau hạn chế tổng lượng vàng bán ra ở mức tối đa là 400 tấn mỗi năm trong vòng 5 năm tiếp theo. Năm 2003: Vàng K (K-gold) xuất hiện tại Trung Quốc Hội đồng Vàng thế giới đã tạo ra một phân khúc hoàn toàn mới với việc đưa vàng K ra thị trường. Đây là loại vàng 18 carat ở Trung Quốc. Loại trang sức này chủ yếu có hai màu vàng và trắng, nó được lấy cảm hứng từ các thiết kế của người Italy. Năm 2004: Quỹ đầu tư vàng SPDR ra đời Từ đây, thị trường chuy ển sang một hướng đầu tư vàng mới tiên tiến, an toàn và dễ dàng hơn. 6 năm sau khi thành lập, số tài sản được SPDR® nắm giữ đã lên t ới hơn 55 tỷ USD. 2. Đơn vị đo lường và Cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước - Các đơn vị đo lường của Vàng: Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là cây (lượng hay lạng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram. M ột chỉ bằng 1/10 cây vàng. Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là ounce hay troy ounce. 1 ounce tư ơng đương 31.103476 gram. - Tuổi vàng (hay hàm lượng vàng) được tính theo thang độ K (karat). Một Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 9999 tương đương với 24K. Khi người ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%. Vàng dùng trong ngành trang sức thông thường còn gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K.   Thị trường vàng thế giới o Đơn vị yết giá (thông thường): U SD/ounce o 1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng o 1lượng = 1.20556 ounce Thị trường vàng trong nước o Đơn vị yết giá: VND/lượng o Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/Oz thành đơn vị tính VND/lượng: Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/Oz) * 1.20556 * Tỷ giá USD/VND 3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới: o o o o Sự biến động của giá đô la M ỹ - lãi suất tiền gởi của Mỹ. Sự biến động của giá dầu. M ức độ lạm phát của nền kinh tế M ỹ. M ột số chỉ số của nền kinh t ế Mỹ. Các yếu tố ảnh hưởng giá vàng trong nước: o o o Giá vàng trên thế giới. Cung cầu của các nhà đầu tư và thị trường trang sức. Chính sách về vàng của các ngân hàng, công ty vàng bạc đá quý lớn. 4. Các quốc gia có trữ lượng vàng hàng đầu thế giới 1. Mỹ: Giá trị dự trữ: 358, 63 tỷ $ :Tổng số: 8.965,65 t ấn Pháo đài Knox, nơi dự trữ vàng nổi tiếng nhất thế giới của Mỹ tại Kentucky. Nó nắm giữ phần lớn dự trữ vàng quốc gia, còn lại đặt ở Philadelphia, Denver, khu dự trữ vàng phía Tây và San Francisco. 2. Đức: Giá trị dự trữ: 150,17 tỷ $: Tổng số: 3754,29 tấn Ngân hàng trung ương Đức nắm giữ 3754,29 tấn vàng, tổng giá trị 150,17 tỷ $. Theo Hội đồng vàng thế giới, dự trữ vàng của Đức chiếm 66,1% tổng dự trữ ngoại hối. 3. Quỹ tiền tệ thế giới IM F: Giá trị dự trữ: 132,4 tỷ $: Tổng số: 3311,84 tấn IMF bao quát hoạt động kinh tế 185 nước thành viên. Chính sách vàng của nó đã thay đổi trong 25 năm trở lại đây, nhưng dự trữ vàng vẫn duy trì ổn định thị trường thế giới và kinh tế các nước. Ví dụ, nó bán một phần dư trữ vào tháng 12/1999 để giúp đỡ các nước bị nợ. 4. It aly: Giá trị dự trữ: 108,07 tỷ $: Tổng số: 2.701,9 tấn Banca của Ý quản lý dự trữ ngoại hối nước này cho biết nắm giữ 2.701,9 tấn vàng bởi hội đồng vàng thế giới và đứng thứ 4 trong các nước dự trữ vàng nhiều nhất thế giới. Tổng giá trị lên đến 108,07 tỷ $, chiếm 64,9% dự trữ ngoại hối. 5. Pháp: Giá trị dự trữ: 107,35 tỷ $: Tổng số: 2.683,81tấn Banque De France, Ngân hàng nhà nước Pháp là nơi cất giữ vàng của quốc gia, chiếm đến 65,7% dự trữ ngoại hối. Với 2.683,81 tấn vàng dự trữ trị giá vàng Pháp nắm giữ xấp xỉ 107,35 tỷ $. 6. Trung Quốc: Giá trị dự trữ: 46,46 tỷ $:Tổng số: 1.161,6 tấn Với 1.161,6 tấn, quốc gia đông dân nhất thế giới đứng thứ 6 về dự trữ vàng. Khả năng có thể cao hơn không? Vàng chỉ chiếm 1,6% dự trữ ngoại hối. Với dân số 1,34 tỷ người, bình quân một người dân nắm giữ 34,7$ vàng. 7. Thụy Sỹ: Giá trị dự trữ: 45,84 tỷ $: Tổng số: 1.146 tấn Ngân hàng nhà nước Thụy Sỹ định hướng chính sách tiền t ệ và quản lý 1.144,1 tấn vàng của quốc gia này. Với dự trữ kim loại quý đứng thứ 7 thế giới, Thụy Sỹ nắm giữ xấp xỉ 45,84 tỷ $ vàng , khoảng 27,1% dự trữ ngoại hối. 8. Nhật Bản: Giá trị dự trữ: 33,73 tỷ $: Tổng số: 843,25 t ấn M ặc dù Nhật đứng thứ 8 trong danh sách, 843,25 tấn vàng Nhật nắm giữ chỉ chiếm 2,5% dự trữ ngoại hối. Trên thị trường mở, Nhật nắm giữ 33,73 tỷ $, được kiểm soát bởi N gân hàng trung ương Nhật. 9. N ga: Giá trị dự trữ: 28,26 tỷ $: Tổng số: 706,38 t ấn Ngân hàng trung ương N ga kiểm soát 706,38 tấn vàng, tổng giá trị đạt 28,26 tỷ $, chiếm 5,1% dự trữ ngoại hối. Năm 2009, N ga đã tăng sản xuất vàng thêm 21%, với việc thêm vài mỏ khai thác nữa. 10. Hà Lan: Giá trị dự trữ: 26,9 tỷ $: Tổng số: 674,98 t ấn Hà Lan đứng thứ 10 danh sách với 674,98 tấn vàng. N gân hàng trung ương Hà Lan quản lý tài chính quốc gia, ba gồm vàng, xấp xỉ 26,9 tỷ$ trên thị trường hiện tại và chiếm 53,4% thị trường ngoại hối. 11. Ấn Độ: Giá trị dự trữ: 24,58 tỷ $: Tổng số: 614,58 tấn Ấn Độ tăng thứ bậc so với năm ngoái. Là nước đông dân nhì thế giới, giữ vị trí 11 các nước dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Tháng 11/2009 Ấn Độ mua 200 tấn vàng, trị giá 6,9 tỷ $ từ IM F. II. Vai trò của vàng trong hệ thống tài chính quốc tế 1. Vai trò của vàng trong lịch sử 1.1. Chế độ bản vị vàng cố định Trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp và cá nhân gặp phải khó khăn do mỗi nước sử dụng một đơn vị tiền tệ khác nhau. Cụ thể là, khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, họ phải đổi một loại tiền sang loại tiền khác. Thêm vào đó, kinh doanh ngoại tệ cũng chứa đựng nhiều rủi ro như phải mua ngoại tệ với giá cao trong khi giá nội tệ xuống thấp, nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau đã khuyến khích hoạt động đầu cơ tiền tệ và gây khó khăn cho chính sách tiền tệ, hậu quả là kìm hãm tăng trưởng và khó kiểm soát lạm phát. Trong nhiều năm, các chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp thích hợp nhằm khắc phục những nhược điểm nêu trên, trong đó giải pháp thành công nhất là tập trung vào vàng. Năm 1694, vàng được sử dụng làm vật ngang giá dưới dạng vàng thỏi với 1 bảng Anh = 0,257 ounce, tỉ giá này ổn định cho đến năm 1931 do bảng Anh là đồng tiền ổn định hơn so với những đồng tiền khác. Trong thời gian từ thế kỷ 17-18, phần lớn các đồng tiền của các nước Tây Âu đều có khả năng chuyển đổi tự do sang vàng, trong đó mỗi đơn vị tiền tệ có giá trị tương đương với một lượng vàng nguyên chất nhất định. Thuận lợi của chế độ bản vị vàng là áp dụng một thước đo giá trị chung cho mọi đồng tiền quốc gia, góp phần ổn định đầu tư và thương mại quốc tế, giảm nhẹ tình trạng bất ổn về tỉ giá. Tuy nhiên, việc duy trì chế độ bản vị vàng phụ thuộc đáng kể vào thương mại tự do, các nước vấp phải khó khăn trong việc bảo hộ sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Hơn nữa, khả năng tăng trữ lượng tiền quốc gia bị giới hạn bởi lượng vàng. Tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế đòi hỏi phải thay đổi chính sách tiền tệ theo hướng giảm lãi suất và tăng lượng tiền cung ứng, nhưng chính sách này đòi hỏi phải loại trừ tính chuyển đổi của vàng và điều chỉnh chế độ bản vị vàng. 1.2. Chế độ bản vị vàng thay đổi Trong khi các nhà tạo lập chính sách quan tâm đến ảnh hưởng của chế độ bản vị vàng đối với nền kinh tế trong nước, các nhà đầu tư và thương nhân lại cho rằng vàng không phải là phương tiện trao đổi thích hợp, chi phí vận chuyển vàng rất cao, kinh doanh vàng rất nguy hiểm, trữ lượng vàng thế giới lại có hạn so với nhu cầu sử dụng trong công nghiệp và sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế. Trong thế kỷ 19, những vấn đề này đòi hỏi phải chuyển sang chế độ bản vị vàng thay đổi. Theo đó, mỗi loại tiền tệ đều tự do chuyển đổi sang vàng theo tỉ lệ cố định và tự do chuyển đổi sang đồng tiền khác theo tỉ giá ổn định. Trên thực tế, phần lớn giao dịch được thực hiện bằng những đồng tiền có khả năng chuyển đổi, khi đó vàng bị đẩy lùi dần khỏi lưu thông. Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng này cũng có chung nhược điểm như chế độ bản vị vàng trước đó do các đồng tiền của các nước tiếp tục bị ràng buộc với vàng, tăng trưởng thương mại quốc tế bị phụ thuộc vào sản lượng vàng thế giới. Do đó, chế độ bản vàng này cũng bị sụp đổ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. 1.3. Chế độ bản vị sửa đổi Mặc dù có nhiều nhược điểm, nhưng chế độ bản vị vàng vẫn được các nhà kinh tế Hoa Kỳ quan tâm theo hướng thiết lập quan hệ vàng – đô la. Lý do là quan hệ vàng – đô la có khả năng bình ổn giá cả trong dài hạn mặc dù vàng có thể gây biến động giá cả và việc làm trong ngắn hạn. Sản lượng vàng thế giới sẽ giảm dần và giá vàng có thể tăng mạnh, dẫn đến tình trạng bất ổn trong hệ thống thanh toán quốc tế. Năm 1944, các nước thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã nhóm họp tại Bretton Woods (New Jersey) nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào vàng theo hướng thiết lập một hệ thống tiền tệ và thanh toán ổn định hơn, gọi là hệ thống bretton woods hay chế độ bản vị sửa đổi. Điểm chính của hệ thống này là thiết lập tương quan tỉ giá giữa các đồng tiền chủ chốt với đô la Mỹ (USD) và giữa USD với vàng. Đô la Mỹ được nhiều NHTW lựa chọn làm tiền dự trữ, do Hoa Kỳ cam kết sẽ bán hoặc mua vàng theo yêu cầu của các nước thành viên với giá 35 USD/ounce, các nước thành viên IMF hứa hẹn sẽ duy trì tỉ giá ổn định so với vàng hoặc USD với biên độ dao động 1%. Nếu đồng bản tệ tăng giá quá 1% so với giá trị danh nghĩa, NHTW nước đó phải bán đồng bản tệ và mua USD, qua đó sẽ đưa giá trị đồng bản tệ về giá trị danh nghĩa. Nếu đồng bản tệ tăng hoặc giảm giá quá mức, thì NHTW nước đó phải đánh giá lại đồng bản tệ và thiết lập tỉ giá mới so với USD hoặc vàng. Thành công của hệ thống bretton woods phụ thuộc căn bản vào khả năng của Hoa Kỳ trong việc duy trì giá trị và độ tin cậy của USD, nhưng hệ thống tỉ giá cố định này bị sụp đổ vào năm 1971, chủ yếu do những mất cân đối trong thanh toán giữa các nước và sự gia tăng tài sản USD tại nước ngoài. Sau những cố gắng phục hồi hệ thống này, cơ chế tỉ giá thả nổi bắt đầu được áp dụng từ năm 1973. Tỉ giá giữa các đồng tiền chủ chốt thay đổi dưới sự giám sát của các NHTW tương ứng. Trong trường hợp cần thiết, NHTW sẽ can thiệp vào thị trường mở nhằm duy trì trật tự kinh doanh tiền tệ hoặc tác động để tỉ giá trở về mức thích hợp. Những nước nhỏ thường thực hiện chính sách neo tỉ giá với một ngoại tệ mạnh, thường là với USD hoặc đồng tiền của nước có quan hệ thương mại chủ yếu. Mặc dù tỉ giá thả nổi gây khó khăn cho việc xác định tỉ giá giao sau, nhưng có ưu điểm nổi trội so với chế độ bản vị vàng trước đây, nhất là khả năng phản ứng trước những áp lực hay biến động trên thị trường ngoại hối. 2. Vai trò của vàng trong nền kinh tế hiện nay: 2.1. Vàng là cơ sở làm thước đo chung xác định tỉ giá giữa các đồng tiền. Hiện nay khi mà chính phủ của các nước sử dụng đồng tiền như một công cụ hỗ trợ kinh tế và các mục đích khác, có khi họ định giá đồng tiền nước họ không đúng với giá trị thực của đồng tiền đó, giả sử như là định giá thấp đồng tiền quốc nội với mục đích khuyến khích xuất khẩu, ở đây Trung Quốc là một điển hình, cần có một thước đo chung đánh giá lại giá trị đồng tiền đó trên thị trường, không một loại hàng hóa nào làm tốt điều này hơn vàng: Ví dụ năm 2000 một ounce vàng ở mỹ có giá là 1.500USD và ở Trung Quốc có giá 7.500NDT, như vậy theo cách tính ngang giá sức mua, 1 USD = 5NDT, Thường thì giá của vàng biến động ít theo chiều hướng tăng lên, sở dĩ giá vàng có tăng là do tỉ lệ lạm phát của các đồng tiền. Đến năm 2020 do lạm phát và một số biến đổi về giá cả, 1 ounce vàng ở Mỹ có giá 1.700USD, còn ở Trung Quốc có giá là 10.200NDT, lúc này Ngân hàng trung ương Trung Quốc xác định 1USD = 7NDT. Điều này có đúng hay không, có phải là Trung Quốc đang định giá đồng tiền của mình quá thấp để khuyến khích xuất khẩu hay không, dựa vào giá cả hàng hóa và các yếu tố khác của kinh tế, ở đây sử dụng ngang sức mua của giá Vàng ta xác định như sau: 1.700USD=10200NDT, như vậy 1USD= 10200/1700=6NDT, dù thế nào, con số mà Trung Quốc đưa ra là quá cao, và các nhà hoạch định kinh tế nói rằng Trung Quốc đang định giá thấp đồng tiền của nước mình. 2.2. Vàng là một kênh trú ẩn an toàn cho lạm phát, khủng hoảng và các bất ổn kinh tế chính trị: Kinh tế học truyền thống cho rằng vàng là một kênh trú ẩn an toàn cho lạm phát, khủng hoảng và các bất ổn kinh tế chính trị. Điều này thể hiện qua một số bằng chứng như sau: - Bất chấp những biến động xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử, từ chế độ bản vị vàng, sang việc thả nổi giá vàng, lực mua dài hạn của giá vàng là ổn định theo thời gian. Một Ounce vàng năm 1830 có giá 450$ thì đến năm 2010 giá của nó vẫn như vậy (đã loại bỏ các yếu tố lạm phát) - Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1987, và gần đây nhất là khủng hoảng tài chính 2007-2009 là những minh chúng cụ thể. Trong những giai đoạn mà kinh tế - chính trị thế giới càng bất ổn thì giá vàng càng biến động cao. Chẳng hạn giá vàng cũng tăng cao khi cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 xảy ra. (1.920,30 USD/ounce ) Vàng là một kênh trú ẩn an toàn cho thị trường chứng khoán: Như thế nào là một kênh trú ẩn an toàn? Một kênh trú ẩn an toàn trên thị trường tài chính được xác định là một tài sản có tương quan âm với các tài sản khác hoặc với danh mục bình quân ở những giai đoạn nhất định - những thời điểm thị trường suy thoái. Để xác định một tài sản có là kênh trú ẩn an toàn hay không thì điều này phụ thuộc vào sự tương quan âm của nó với danh mục trong những thời điểm thị trường khó khăn nhất. Tính chất này hàm ý tài sản đó không nhất thiết phải tương quan âm hoặc dương với thị trường nếu xét về tổng thể, nhưng độ tương quan của nó chỉ có thể là âm hoặc bằng không trong những giai đoạn cụ thể. Do vậy, trong điều kiện bình thường, hoặc trong thị trường tăng giá, sự tương quan có thể là dương hoặc âm. Nếu điều kiện thị trường xấu, tài sản đó phải có tương quan âm, và do vậy làm giúp nhà đầu tư giảm bớt thua lỗ trong danh mục của mình. Nếu trong điều kiện thị trường bình thường, vàng vẫn có mối tương quan âm, thì lúc này nó nên được xem là một tài sản phòng ngừa rủi ro, thay vì là một kênh trú ẩn an toàn. Tóm lại: Vàng đồng thời là một kênh trú ẩn ngắn hạn lẫn phòng ngừa rủi ro cho phần lớn các thị trường chứng khoán trên thế giới 2.4 Vàng đóng vai trò là điều kiện đảm bảo giá cả trong thanh toán kinh tế Hình thức thường dùng của điều kiện đảm bảo bằng vàng là giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng mua bán được quy định bằng một đồng tiền nào đó và xác định giá trị vàng của đồng tiền này. Nếu giá trị vàng của đồng tiền đó thay đổi thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng mua bán phải được điều chỉnh một cách tương ứng. Vì giá trị vàng của tiền tệ được biểu hiện qua hàm lượng vàng và giá vàng trên thị trường nên có cách đảm bảo như sau: Quy định một đồng tiền tính toán và thanh toán đồng thời quy định giá vàng lúc đó trên một thị trường nhất định làm cơ sở đảm bảo. Khi trả tiền nếu giá vàng trên thị trường đó thay đổi so với giá vàng lúc ký kết thì giá cả hàng hoá và tổng gía trị hợp đồng cũng sẽ được điều chỉnh một cách tương ứng. Cách đảm bảo này phản ánh nhạy bén tình hình biến động của tiền tệ lên xuống nhưng chỉ có hiệu quả khi thị trường vàng tương đối ổn định và chỉ áp dụng ở những nước có liên quan trực tiếp tới vàng và có thị trường vàng tự do. Trong trường hợp tại nước mà đồng tiền nước đó được dùng để thanh toán không có thị trường vàng tự do hoặc thị trường vàng nước đó không thể nói rõ được tình hình thực tế, người ta có thể căn cứ vào giá vàng trên thị trường vàng của một nước khác. Ví dụ: Tổng gía trị hợp đồng là 1.000.000 curon Ðan Mạch ( hàm lượng vàng của curon Ðan Mạch là 0,12866 gam vàng nguyên chất). Khi trả tiền căn cứ vào giá vàng thị trường London ngày hôm trước ngày trả tiền của số vàng ngang với trị giá vàng của 1.000.000 curon Ðan Mạch ( 128,66 kg vàng) và tỷ giá bán curon Ðan Mạch trên thị trường London của ngày hôm trước hôm trả tiền nhưng số curon này không được ít hơn 1.000.000 curon Ðan Mạch. Người bán hàng có quyền yêu cầu dùng tỷ giá điện hối bán bảng Anh của ngày hôm trước hôm trả tiền tại Copenhagen, Ðan Mạch. III. Vai trò của vàng trong hệ thống tài chính Việt Nam. 1. Tác động của vàng với tỷ giá: Giá vàng hiện chủ yếu được yết bằng USD, do vậy khi USD bị đẩy lên cao, đến lượt nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Theo đó, khi giá USD tăng, giá vàng sẽ tăng tương ứng. Giá vàng tăng trong khi cầu về vàng vượt quá cung khiến nhu cầu mua USD để nhập khẩu vàng tăng, lúc này, giá vàng đã tác động ngược trở lại giá USD, tạo vòng xoáy giữa vàng, USD. Giá vàng hiện chủ yếu được yết bằng USD, do vậy biến động của chỉ số USD có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Ngoài ảnh hưởng bởi tỷ giá quy đổi giữa vàng và USD thì ngay trong bản thân các yếu tố tác động đến sự tăng - giảm của chỉ số USD cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng theo từng thời điểm nhất định. Khi nhu cầu USD tăng, USD sẽ được định giá cao hơn bởi nhiều yếu tố kinh tế tác động, trong đó có một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp như: tăng lãi suất, các chỉ số sức mạnh của nền kinh tế Mỹ tăng bền vững và chính trị bình ổn, khi đó giá vàng sẽ được điều chỉnh lại thông qua quy đổi. Về mặt quy đổi trong mối tương quan của các cặp tiền tệ, chúng ta nhận thấy, khi USD tăng thì giá vàng được định giá bằng đồng USD sẽ trở nên đắt hơn so với các loại tiền tệ khác, ngay lập tức giá vàng sẽ được điều chỉnh giảm. Để đồng USD trở nên mạnh hơn nhờ sự hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, trong đó tình hình tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Mỹ là quan trọng nhất. Khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định thì vàng sẽ không có nhiều sự hỗ trợ cho việc tăng giá. Một khi chỉ số USD được củng cố bởi các yếu tố, dẫn đầu là chính sách lãi suất, kinh tế tăng trưởng đều, chỉ số thu nhập và niềm tin tiêu dùng được củng cố thì các nhà đầu cơ, nhà đầu tư sẽ tăng cường giữ USD theo thời điểm hoặc dài hạn để kiếm lợi nhuận và là phương tiện thanh toán, chính điều này cũng là yếu tố không hỗ trợ cho giá vàng. Các đồng tiền mạnh trong rổ tiền tệ khi tăng hoặc giảm thì có ảnh hưởng ít nhiều đến đến chỉ số USD, vì chỉ số USD được thiết lập bởi các đồng tiền EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF. Khi có sự thay đổi giá trị của các đơn vị tiền tệ này thì chỉ số USD sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, chúng ta có thể hình dung rằng, giá trị thời điểm của các đơn vị tiền tệ này ảnh hưởng gián tiếp đến giá vàng. Và khi một đơn vị tiền tệ mạnh ngoài USD, như EUR, JPY hay GBP tăng hoặc giảm mạnh do yếu tố kinh tế, chính trị, thì dòng chảy đầu tư hoặc đầu cơ mua hoặc bán vào đồng tiền này tăng mạnh. Một số chỉ số cơ bản mà nhà đầu tư có thể theo dõi khi phân tích giá vàng: USD Index, EUR/USD, giá dầu thô, giá bạc và sự tăng giảm của chỉ số chứng khoán trên các TTCK lớn. 2. Vàng là công cụ thay thế đồng USD: USD là ngoại tệ mạnh được thay thế cho chế độ bản vị vàng thất bại trước đây. Trên thị trường nếu giá đồng USD tăng thì giá vàng sẽ giảm và ngược lại nếu giá đồng USD giảm thì giá vàng sẽ tăng lên. Do đó vàng là cách đầu tư hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa rủi ro đồng USD giảm giá. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay người ta không còn tin tưởng về sự ổn định của đồng USD thì công cụ thay thế tốt nhất và tin tưởng nhất là vàng. 3. Vàng là công cụ kiểm soát rủi ro: mặc dù chưa có sự tổng kết đầy đủ, song có thể dễ dàng nhận thấy, các đồng tiền mạnh của thế giới thời gian qua không ổn định. Sự không ổn định này được lý giải bởi nhiều yếu tố: như chính phủ của các đồng tiền này thường rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách lớn, làm cho tỷ lệ lạm phát tăng cao; do khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực châu Á và toàn cầu… Một vấn đề nữa hầu như còn chưa được đề cập là kể từ khi đồng ơ-rô của EU ra đời năm 1999, thay thế cho các đồng tiền của 12 quốc gia, trở thành một đồng tiền quốc tế mạnh song song với đồng USD, làm cho đồng USD mất đi vị trí độc tôn và có vẻ ngày càng suy yếu, trong khi đồng ơ-rô chưa đủ thời gian để khẳng định vị trí của mình, đã gây ra một tâm lý chung của người dân, cũng như cả các chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế, đó là sự hoài nghi, thiếu niềm tin vào sự vững mạnh của hai đồng tiền chủ lực này, nên đã tìm đến vàng, tăng nắm giữ, dự trữ vàng.Trong những năm gần đây, giá vàng tăng chóng mặt, với mức khoảng 20 - 25%/năm. Sự tăng giá nhanh và bền vững của vàng thế giới là một trong những nguyên nhân chính khiến giá vàng trong nước của Việt Nam tăng theo. Khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một chỗ trú ẩn an toàn. Trước khi có thông tư 22 năm 2010 của thống đốc ngân hàng và nghị định 24 năm 2012 của thủ tướng chính phủ thì khi giá vàng tăng với mức tăng trung bình từ 20-25%/năm, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính không thể không chú ý đến vàng, nhất là khi những loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản v.v… chưa mang lại hiệu quả sinh lợi như mong đợi. Nói cách khác, nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển dịch một phần vốn vào vàng để vừa đa dạng hóa danh mục đầu tư, vừa hướng tới mục tiêu sinh lợi với kỳ vọng sẽ thu được khoản chênh lệch giá lớn. Sau khi có thông tư 22 nă m 2010 th ì ở Việt Nam vàng trở về đúng giá trị thực của nó là vàng trang sức và nguyên liệu để sản xuất linh kiện điện tử. Mặc dù không được đưa vào giao dịch trong lưu thông nhưng ở Việt Nam và trên thế giới vàng vẫn có vai trò là phương tiện cất trữ. Phần lớn lượng vàng trên thế giới hiện nay vẫn dùng làm phương tiện cất trữ trong các ngân hàng trung ương của các quốc gia. Trước hết, trong bối cảnh giá trị đồng nội tệ thấp, áp lực mất giá lớn, thì sự gia tăng mạnh giá vàng, với xu hướng chắc chắn sẽ làm tăng các động lực sử dụng vàng với tính chất là một công cụ tiền tệ, cho tất cả các mục đích cất trữ, dự phòng, định giá và thanh toán, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam, với các qui định vàng khá thông thoáng gây khó khăn cho việc quản lý tiền tệ của các cơ quan chức năng. Việc tăng mạnh gía vàng và sử dụng vàng cho các mục đích tiền tệ sẽ đội giá của các mặt hàng được mua – bán, thanh toán bằng vàng, gây sức ép không nhỏ tới lạm phát trong nền kinh tế. Một khi thiếu cơ chế quản lý vàng với tính chất là một công cụ tiền tệ trong trường hợp này sẽ khó có thể đạt được các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, đặc biệt với xu hướng giá vàng đang và sẽ còn diễn biến phức tạp. IV. Một số kiến nghị Trong bối cảnh giá vàng thế giới vẫn tiềm ẩn các biến động lên xuống khó lường, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải cải tổ việc quản lý vàng và phát triển TTV. Thứ nhất, căn nguyên cơ bản của cơn sốt vàng là lạm phát, do đó muốn giải quyết vấn đề của vàng thì phải có biện pháp giảm lạm phát để tăng niềm tin vào đồng nội tệ, bớt đổ xô vào gom giữ vàng, ngoại tệ. Thứ hai, không nên thực hiện các biện pháp có tính chất hành chính, cắt giảm đột ngột, ngăn cấm mua bán vàng... Bởi như vậy sẽ càng làm vàng ra khỏi kênh chính thức. Thay vào đó, cần có bước trung gian để chu chuyển vàng (hút vàng vào ngân hàng). Thứ ba, cần có cơ chế để chu chuyển vàng thành VND, cần có giải pháp để huy động số vàng hiện có trong dân để không lãng phí nguồn tài chính quan trọng. NHNN nên cho phép các NHTM tái chiết khấu vàng để lấy VND. Khi đó, nhà nước sẽ thu hút được vàng trong dân, đưa lượng vàng lớn trong dân vào lưu thông, giúp chu chuyển nguồn vốn bằng vàng. Thứ tư, Nhà nước cần có chính sách quản lý TTV theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh doanh, trên tinh thần tôn trọng quy luật thị trường. Sau khi hoàn thiện các cơ chế, biện pháp phòng ngừa rủi ro thì nên tiếp tục cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài để khơi thông dòng vốn kinh doanh trong và ngoài nước và cân bằng được rủi ro của việc huy động vàng trong nước. Thứ năm, cần thành lập mô hình quản lý TTV tập trung do Nhà nước quản lý. Khi đó, Nhà nước có thể quản lý TTV hiệu quả, tránh những tác động tiêu cực, còn người dân và nhà đầu tư có thêm những kênh lựa chọn để đầu tư hay trao đổi loại hàng hóa đặc biệt này, tạo lập một thị trường giao dịch vàng tập trung giống thị trường chứng khoán hiện nay, tăng cường tính minh bạch, thông suốt của TTV; giảm tình trạng lũng đoạn và thao túng, góp phần tạo trật tự khách quan cho TTV; giảm nhu cầu nhập vàng và hạn chế xuất nhập lậu vàng. MỤC LỤC I. Tổng quan và lịch sử của Vàng. ........................................................................................... 2 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vàng, ..................................................................... 2 2. Đơn vị đo lường và Cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước .................... 4 3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước ............ 5 4. Các quốc gia có trữ lượng vàng hàng đầu thế giới .......................................................... 5 II. Vai trò của vàng trong hệ thống tài chính quốc tế ......................................................... 6 1. Vai trò của vàng trong lịch sử.............................................................................................. 6 2. Vai trò của vàng trong nền kinh tế hiện nay: .................................................................. 8 III. Vai trò của vàng trong hệ thống tài chính Việt Nam. ................................................ 10 1. Tác động của vàng với tỷ giá:............................................................................................. 10 2. Vàng là công cụ thay thế đồng USD: ................................................................................ 11 3. Vàng là công cụ kiểm soát rủi ro: ..................................................................................... 11 IV. Một số kiến nghị ................................................................................................................. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan