Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bctm dieu chinh den 2020...

Tài liệu Bctm dieu chinh den 2020

.PDF
101
102
87

Mô tả:

MỤC LỤC Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của công tác lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất .......................... 1 2. Mục đích và yêu cầu lập điều chỉnh quy hoạch sử đụng đất.................................... 2 2.1. Mục đích ................................................................................................................... 2 2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................... 3 3. Nội dung báo cáo thuyết minh ................................................................................ 3 4. Sản phẩm của dự án ................................................................................................ 3 Phần I: Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất................................................... 4 I. Căn cứ pháp lý để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất .............................................. 4 1.1. Căn cứ pháp lý của công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất .............................. 4 1.2. Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ ...................................................................... 7 II. Phân tích đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường tác động đến việc sử dụng đất ........................................................................................... 7 2.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường ....................... 7 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................... 11 2.3. Phân tích biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất ..................................... 22 III. Phân tích đánh giá bổ sung tình hình quản lý, sử dụng đất đến thời điểm điều chỉnh ......................................................................................................................... 23 3.1. Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai ........................ 23 3.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất ....................................... 28 IV. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........... 40 4.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước............................. 40 4.2. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước............................................................................. 45 4.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sử dụng đất kỳ tới ............................................................................................................... 47 Phần II: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ................................................. 48 I. Điều chỉnh định hướng sử dụng đất ....................................................................... 48 1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội .............................. 48 1.1.1. Quan điểm phát triển ........................................................................................... 48 1.1.2. Mục tiêu phát triển............................................................................................... 48 1.2. Quan điểm sử dụng đất ........................................................................................... 49 1.2.1. Khai thác triệt để quỹ đất..................................................................................... 50 1.2.2. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn .................................................................................................. 50 1.2.3. Duy trì và bảo vệ đất nông - lâm nghiệp ............................................................. 50 i 1.2.4. Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững ...................................................... 51 1.3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng ......................................................... 51 II. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất .......................................................... 52 2.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ...................................................................... 52 2.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................ 53 2.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ................................................. 53 2.2. Cân đối, phân bổ diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng ..................... 56 2.2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ từ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh .............. 56 2.2.2. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực ..................................................... 60 2.2.3. Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất ......................................................... 61 2.3. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng ........................................................... 74 2.3.1. Khu vực chuyên trồng lúa nước .......................................................................... 75 2.3.2. Khu vực rừng phòng hộ ....................................................................................... 75 2.3.3. Khu vực rừng sản xuất......................................................................................... 75 III. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế xã hội ............................................................................................................................. 76 3.1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ...................................................................................................... 76 3.2. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực .................................................................................................... 76 3.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất ............................................. 76 3.4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng ........................................................................................... 77 3.5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc .............................. 78 3.6. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng .................................................................................................................... 78 Phần III: Kế hoạch sử dụng đất năm đầu kỳ điều chỉnh quy hoạch .............................. 80 I. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng .............................................................. 80 1.1. Chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ từ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh .......................... 80 1.2. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực .................................................... 80 1.3. Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất giữa các ngành, lĩnh vực ............. 82 1.3.1. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp ..................................................................... 83 ii 1.3.2. Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp ............................................................... 86 1.3.3. Kế hoạch đất chưa sử dụng.................................................................................. 90 1.3.4. Đất đô thị......................................................................................................... 90 II. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất .................................................................... 91 III. Diện tích đất cần thu hồi .......................................................................................... 91 IV. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng .......................................................... 91 V. Danh mục công trình dự án ...................................................................................... 91 VI. Dự kiến thu, chi liên quan đến đất đai trong năm kế hoạch .................................... 91 6.1. Cơ sở tính toán ........................................................................................................ 91 6.2. Phương pháp tính toán ............................................................................................ 92 6.3. Kết quả tính toán .................................................................................................... 93 Phần IV: Giải pháp thực hiện ........................................................................................ 94 I. Xác định các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường .............................. 94 II. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........... 95 Kết luận và kiến nghị ..................................................................................................... 97 I. Kết luận ...................................................................................................................... 97 II. Kiến nghị ................................................................................................................... 98 iii ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của công tác lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng trong môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, cơ sở phát triển kinh tế, văn hoá đời sống xã hội nhân dân. Tài nguyên đất thì có hạn không tái tạo lại được trong đó dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề này cần phân bố sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định tại Khoản 1 Điều 54 “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. Luật Đất đai năm 2013 tại Điều 22 Khoản 4 quy định "Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất" là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai và tại Điều 46 Khoản 3 quy định "Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt". Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong sự phát triển hài hoà, cân đối của từng địa phương và của đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao nhất. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) huyện Quảng Uyên đã được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt. Những năm qua Quy hoạch sử dụng đất huyện Quảng Uyên là cơ sở để chính quyền các cấp, các ngành quản lý, tổ chức sử dụng đất đai, chỉ đạo sản xuất đầu tư có hiệu quả. Song việc xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009, đến nay các chỉ tiêu sử dụng đất có sự thay đổi theo Luật Đất đai năm 2013 và theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014, diện tích một số loại đất có 1 sự biến động lớn. Đồng thời, một số chương trình, dự án trong quá trình phát triển mới xuất hiện chưa được đề cập đến… đã làm thay đổi một số chỉ tiêu sử dụng đất. Do vậy, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là công việc cần thiết phải tiến hành. Hơn nữa, để phù hợp với định hướng phát triển chung của cả tỉnh, cũng như của huyện Quảng Uyên trong thời kỳ mới, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phương hướng mục tiêu phát triển của các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Quảng Uyên nói riêng có nhiều thay đổi. Điều này kéo theo những thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất, cũng như nhu cầu sử dụng đất đai cho các ngành, các lĩnh vực. Xuất phát từ những lý do trên, UBND huyện Quảng Uyên tổ chức triển khai lập “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng” nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về đất cho những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả theo đúng các quy định của Luật Đất đai. 2. Mục đích và yêu cầu lập điều chỉnh quy hoạch sử đụng đất 2.1. Mục đích - Đánh giá đầy đủ hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai trong giai đoạn 2011 - 2015, phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2016 - 2020 và tầm nhìn xa hơn. - Đề xuất việc khoanh định, phân bổ lại đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, đảm bảo hài hoà các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đến từng năm và từng đơn vị hành chính cấp xã. - Là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng,… Phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương. 2 - Làm cơ sở để UBND huyện cân đối giữa các khoản thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại thuế liên quan đến đất đai và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 2.2. Yêu cầu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đã được phê duyệt, các chỉ tiêu được quy hoạch tỉnh phân khai, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện, nhu cầu của thị trường, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực trong huyện. 3. Nội dung báo cáo thuyết minh Báo cáo thuyết minh “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”, ngoài phần Đặt vấn đề, phần kết luận và kiến nghị, được bố cục thành 4 phần như sau: - Phần I: Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. - Phần II: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. - Phần III: Kế hoạch sử dụng đất năm đầu kỳ điều chỉnh quy hoạch. - Phần IV: Giải pháp thực hiện. 4. Sản phẩm của dự án - Báo cáo thuyết minh Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. - Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất huyện Quảng Uyên năm 2015 tỷ lệ 1:25.000. - Bản đồ Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Quảng Uyên tỷ lệ 1:25.000. - Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Quảng Uyên tỷ lệ 1:25.000. - Các bảng biểu và phụ lục. 3 PHẦN I SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Căn cứ pháp lý của công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất - Luật Đất đai số 45/2013/QH2013 ngày 29/11/2013; - Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; - Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về giá đất; - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; - Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016 của Quốc Hội khóa 13 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia; - Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; - Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 11/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; 4 - Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất; - Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc thông qua Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng ; - Quyết định số 641/QĐ-UBND ngày 19/4/2007 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2006 - 2020; - Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 26/10/2007 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 3084/QĐ-UBND ngày 14/12/2009 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020; - Quyết định số 3197/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Cao Bằng đến năm 2020; - Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 19/5/2011 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng đến năm 2020; - Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng; - Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, có xét đến năm 2025; - Quyết định số 155/QĐ-UBND ngày 21/2/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020; 5 - Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 15/4/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2014-2020 tầm nhìn đến năm 2030, tỷ lệ 1.2000; - Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành bảng giá các loại đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; - Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015 huyện Quảng Uyên; - Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Cao Bằng; - Quyết định số 2561/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020; - Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng V/v phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Quảng Uyên; - Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030; - Quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Cao Bằng đến năm 2020; - Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 20/10/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng Ban hành quy định thu nộp, quản lý sử dụng kinh phí để bảo vệ phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; - Quyết định số 2471//QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến 2030; - Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 08/02/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng Ban hành Quy định về quản lý, khai thác và vận chuyển đất san lấp khi san gạt cải tạo mặt bằng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; 6 - Công văn số 574/UBND-NĐ ngày 25/3/2015 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2016 - 2020; - Công văn số 1336/STNMT-QLĐĐ ngày 24/7/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường v/v phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh cho các huyện, thành phố. 1.2. Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quảng Uyên lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; - Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020); - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng đến năm 2020; - Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất huyện Quảng Uyên đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015); - Quy hoạch phát triển các ngành: Công nghiệp, thương mại dịch vụ, nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, văn hóa, giáo dục, du lịch,... - Đồ án Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn Quảng Uyên giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Cao Bằng; - Hồ sơ Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng; - Hồ sơ quy hoạch xây dựng nông thôn mới 16 xã huyện Quảng Uyên; - Niên giám thống kê huyện Quảng Uyên các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015; - Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Uyên các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015; - Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, 2010, 2014; thống kê đất đai năm 2015; - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện Quảng Uyên. II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƢỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT 2.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trƣờng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý 7 Quảng Uyên là huyện miền núi, nằm ở phía Đông của tỉnh Cao Bằng, có diện tích tự nhiên 38.573,44 ha, gồm 16 xã và 1 thị trấn, nằm trong tọa độ địa lý từ 105016' đến 105038' kinh độ Đông; 22038' đến 23005' vĩ độ Bắc. Huyện có vị trí địa lý như sau: - Phía Đông giáp huyện Hạ Lang, huyện Trùng Khánh và huyện Phục Hòa; - Phía Tây giáp huyện Hòa n; - Phía Nam giáp huyện Phục Hòa và huyện Hòa An; - Phía Bắc giáp huyện Trà Lĩnh và huyện Trùng Khánh. Thị trấn Quảng Uyên là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện, cách thành phố Cao Bằng khoảng 37 km theo trục đường Quốc Lộ 3 Cao Bằng Quảng Uyên - Phục Hòa. 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo Huyện Quảng Uyên có địa hình khá phức tạp, phổ biến là đồi, núi đá, xen k giữa đồi núi là các thung lũng nh h p, có độ cao thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình so với mặt nước biển trên 500m. Địa hình của huyện chia thành 3 dạng r rệt: - Địa hình núi đá vôi, chia cắt mạnh. - Địa hình đồi, núi thấp, bậc thềm. - Địa hình thung lũng dốc tụ. Địa hình Quảng Uyên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích lũy. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều và ở vùng đồi núi thấp, bậc thềm tạo thành những thung lũng tương đối bằng ph ng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. 2.1.1.3. Khí hậu Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa r rệt: mùa h nóng ẩm, mưa nhiều, có gió lốc, mưa đá và lũ quét cục bộ, từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm, nhiệt độ trung bình từ 25 - 270C; mùa đông lạnh, khô hanh, có gió mùa đông bắc, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 150C - 200C. Do địa hình chia cắt mạnh nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau. 8 Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 mm, lượng mưa thấp nhất vào tháng 01, đôi khi có mưa đá. ió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 9. Độ ẩm trung bình khoảng 81 , lượng nước bốc hơi trung bình 856 mm, đôi khi có sương muối xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. 2.1.1.4. Thủy văn Mạng lưới sông suối của huyện phân bố khá đồng đều, có con sông chính là sông Vi Vọng, có lưu lượng nước tương đối lớn. Ngoài ra, còn có hệ thống các suối nh và khe, rạch cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của đời sống nhân dân. Tuy nhiên, lưu lượng nước phân bố không đều và thường bị cạn kiệt nước về mùa khô nên ảnh hưởng không nh đến sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sử dụng nước của nhân dân. 2.1.2. Các nguồn tài nguyên 2.1.2.1. Tài nguyên đất Theo bản đồ thổ như ng của huyện Quảng Uyên, huyện có các loại đất chính sau: - Đất phù sa ( L): 216,88 ha. - Đất xám (X): 7.653,34 ha. - Đất đ ( ): 291,90 ha. - Đất nâu (R): 4.781,15 ha. - Đất tích vôi (V): 3.025,59 ha. - Đất xói mòn trơ s i đá: 12.128,70 ha. Còn lại là đất có mặt nước, sông suối và núi đá. Nhìn chung, thổ như ng Quảng Uyên cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, phù hợp với các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích cho thấy phần lớn đất của huyện Quảng Uyên là đất xói mòn trơ s i đá chứng t đất đã bị thoái hóa nghiêm trọng, nên việc phục hồi nâng cao chất lượng đất là một nhiệm vụ quan trọng trong việc sử dụng đất. 2.1.2.2. Tài nguyên nước - Nước mặt: Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông 9 suối nhiều nên nguồn nước mặt ở Quảng Uyên khá phong phú nhưng do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó vì vậy cần có giải pháp hợp lý về công tác thủy lợi, kết hợp với nâng cao mật độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai. Đánh giá về chất lượng nước cho thấy hầu hết các sông và hồ chứa trong huyện đều chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên ở một số đoạn sông suối chảy qua các khu tập trung dân cư đã có biểu hiện ô nhiễm do nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. - Nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm ở Quảng Uyên chưa được khảo sát đánh giá đầy đủ, song qua tình hình khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước ngầm ở các vùng thấp, ven sông suối là khá dồi dào. 2.1.2.3. Tài nguyên rừng Rừng ở Quảng Uyên hiện nay chủ yếu là rừng phòng hộ; rừng sản xuất chiếm tỷ lệ rất thấp. Khả năng khai thác tài nguyên rừng rất hạn chế, sự đóng góp của rừng vào nền kinh tế chung là không đáng kể. Rừng của huyện đa dạng, phong phú, bao gồm các loại thực vật vùng nhiệt đới phát triển trên núi đá, núi đất. Do tác động của thiên nhiên và sự tàn phá của con người nên rừng nguyên sinh hầu như không còn, hiện nay chủ yếu là rừng non, rừng tái sinh và rừng ngh o... Trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng nên rừng đang có chiều hướng phục hồi với tốc độ khả quan. Tốc độ phát triển của thảm thực vật tự nhiên chia thành 2 vùng r rệt: vùng núi đất, tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng tái tạo thảm thực vật lớn; vùng núi đá tốc độ sinh trưởng chậm đòi h i phải có thời gian dài cho việc tái tạo thảm thực vật, vì vậy cần được bảo vệ và khai thác hợp lý để giữ gìn thảm thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái. 2.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn huyện chưa phát hiện được tài nguyên khoáng sản lớn nào trừ khoáng sản đá vôi làm nguyên vật liệu xây dựng thông thường và quặng boxit, mangan nhưng trữ lượng không lớn, hàm lượng thấp. 2.1.2.5. Tài nguyên nhân văn Quảng Uyên là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, vốn văn hóa đậm 10 đà bản sắc dân tộc. Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống như dân tộc Tày, Kinh, Nùng, H'mông... (trong đó nhiều nhất là dân tộc Nùng và dân tộc Tày) nên có sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Các lễ hội văn hóa truyền thống vẫn được tổ chức thường xuyên như: Hội pháo hoa, hội thanh minh, hội lồng tồng... Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù lao động, vượt qua khó khăn gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đoàn kết gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước, xây dựng quê hương. 2.1.3. Thực trạng môi trường Nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên cho nên công tác quản lý, bảo vệ môi trường đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, môi trường tự nhiên cũng đã và đang bị xâm hại, diện tích rừng bị xâm hại trong một thời gian dài. Bên cạnh đó là sự suy giảm đến mức báo động các lâm sản và động vật quý hiếm, dẫn tới sự suy giảm sinh thái và xói mòn đất. Nguồn nước của các sông suối trong mùa khô thường bị cạn kiệt, hiện tượng lũ lụt gây sạt lở đất đôi khi xảy ra. Hiện trạng di dân tự do cũng đã gây nên tình trạng bất ổn định về xã hội và có nhiều tác động xấu đến môi trường tự nhiên. Tại các điểm dân cư tập trung có mật độ xây dựng lớn, các khu chợ, khu dịch vụ có lượng rác thải, nước thải nhiều nhưng chưa có hệ thống thu gom xử lý. Ngoài ra, việc sử dụng phân hóa học trong nông nghiệp, những tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn. Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh còn thấp cũng gây ô nhiễm môi trường cục bộ. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ chưa có phương án, biện pháp bảo vệ môi trường. 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế Bảng 01: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 Tăng bình quân 20112015 (%) TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Tổng giá trị sản xuất (giá hh) Tỷ.đ 487,87 502,04 434,91 649,24 722,89 10,33 + Nông - lâm - thủy sản Tỷ.đ 395 382,52 319,06 512,11 477,97 4,88 11 ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 + Công nghiệp - TTCN Tỷ.đ 40,55 45,31 34,65 36,6 36,2 -2,8 + Thương mại - dịch vụ Tỷ.đ 52,32 74,21 81,2 100,53 208,72 41,33 Cơ cấu kinh tế % 10,00 100,00 100,00 100,00 100,00 + Nông - lâm - thủy sản % 80,96 76,19 73,36 78,88 66,12 + Công nghiệp -TTCN % 8,31 9,03 7,97 5,64 5,01 + Thương mại, dịch vụ 2 3 4 Năm 2014 Năm 2015 Tăng bình quân 20112015 (%) Chỉ tiêu % 10,73 14,78 18,67 15,48 28,87 GDP bình quân năm đầu ngƣời (giá hh) Bình quân LT đầu ngƣời Tr.đ/ngƣời/ năm Kg/ngƣời/ năm 12,23 12,59 10,86 16,04 17,81 643,73 662,42 663,37 668,30 708,06 TT (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Uyên 2011- 2015) Trong giai đoạn 2011 - 2015, tình hình kinh tế của huyện phát triển tương đối toàn diện. Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) tăng trưởng khá đạt 722,89 tỷ đồng năm 2015 tăng 235,02 tỷ đồng so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015 đạt 10,33% (theo giá hiện hành). Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành nông nghiệp, công nghiệp TTCN, thương mại - dịch vụ lần lượt là 4,88%; -2,80%; 41,33%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 17,81 triệu đồng. Bình quân lương thực đầu người năm 2015 đạt 708,06 kg/người/năm. 2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ và giảm dần cơ cấu ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp - TTCN có xu hướng giảm. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện với giá trị sản xuất đạt 477,97 tỷ đồng năm 2015. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm. Năm 2011, cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ trong nền kinh tế huyện lần lượt là 80,96%; 8,31%; 10,73 đến năm 2015 cơ cấu các ngành thay đổi lần lượt là 66,12%; 5,01%; 28,87 . Trong giai đoạn 5 năm 2011 - 2015 cơ cấu ngành nông nghiệp giảm 14,84 và ngành thương mại dịch vụ tăng 18,14%. Cơ cấu ngành công nghiệp - TTCN đang có xu hướng giảm, huyện tiếp tục duy trì và phát triển sản phẩm chủ yếu của các ngành nghề truyền thống tại địa phương như r n sắt, đúc gang, dệt vải 12 ở (xã Phúc Sen); làm giấy (xã Tự Do); làm hương (xã Quốc Dân)… với nhiều chủng loại phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và giữ được uy tín trên thị trường. 2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 2.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp a) Sản xuất nông nghiệp Bảng 02: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm TT Cây trồng, vật nuôi Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/Ha Tấn Ha Tạ/Ha Tấn Ha Tạ/Ha Tấn Ha Tạ/Ha Tấn Ha Tạ/Ha Tấn Ha Tạ/Ha Tấn Con Con Con Con Con 2.627,00 34,64 9.099,93 4.421,00 37,52 16.588,00 494 8 395,2 109 10,4 113,36 447 219,9 9.829,53 688 538,32 37.036,42 11.528 6.549 33.675 388.200 819 2.558,00 37,78 9.664,12 4.331,00 38,66 16.744,00 433 9,1 394,03 141 11,56 163 363 147,3 5.346,99 942 569,7 53.665,74 11.749 5.568 35.136 382.500 1.032 2.255,00 39,67 8.945,59 4.019,00 43,87 17.631,00 227,5 9,5 216,13 79,7 12,37 98,59 335 154,93 5.190,16 1.155,00 570,53 65.896,22 11.708 5.043 36.866 226.550 2.216 2.333,00 40,72 9.499,98 4.115,00 42,65 17.550,00 268,17 9,58 256,91 121,2 12,81 155,26 306 155,23 4.750,04 1.096,00 568,11 62.264,86 12.192 4.796 36.933 280.320 3.406 2.368,00 41,78 9.893,50 4.378,00 43,03 18.839,00 261,42 9,82 256,71 103,1 13,06 134,65 331,4 176,97 5.864,79 972,7 578,47 56.267,78 12.788 4.589 36.210 268.600 4.803 1 Lúa cả năm 2 Cây Ngô 2 Đậu tương 3 Cây lạc 4 Cây sắn 5 Cây mía 6 7 8 9 10 Tổng đàn trâu Tổng đàn bò Tổng đàn lợn Tổng đàn gia cầm Tổng đàn dê (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Uyên 2011 - 2015) Sản xuất nông nghiệp nghiệp tiếp tục duy trì phát triển ở mức ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa được đẩy mạnh, nông dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cơ cấu sản xuất trong nội bộ năm 2015 ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và các hoạt động khác lần lượt là 67,11%, 31,66% và 1,23%. * Trồng trọt: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2015 chiếm 67,11 cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện. Cơ cấu mùa vụ, cây trồng chuyển dịch theo hướng thâm canh, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ 13 thuật vào sản xuất, đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị cây trồng nông nghiệp có năng suất cao. Diện tích gieo trồng các cây hàng năm năm 2015 là 6.746,00 ha. Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 28.732,50 tấn, lương thực bình quân đầu người năm 2015 đạt 708,06 kg. * Chăn nuôi: Năm 2015, tổng đàn trâu 12.788 con, đàn bò 4.589 con, đàn lợn 36.210 con và đàn gia cầm 268.600 con. Nhìn chung, tổng đàn trâu tăng không đáng kể, đàn bò giảm mạnh do hầu hết các địa phương không có bãi chăn thả, trâu có thể nuôi nhốt hoặc chăn dắt, việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng phổ biến. Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm luôn được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Một số địa phương đã có kế hoạch triển khai và thực hiện tương đối tốt. b) Phát triển lâm nghiệp Trong 5 năm qua, huyện Quảng Uyên tiếp tục thực hiện lồng ghép các chương trình trồng rừng như rừng phòng hộ, rừng sản xuất, trồng cây nhân dân được triển khai ở nhiều xã, kết hợp với việc thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân và việc nâng cao ý thức cho người dân đã phát huy tác dụng đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, góp phần nâng cao vốn rừng của huyện. Diện tích rừng của toàn huyện tính đến năm 2015 là 28.127,26 ha chiếm 72,92% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất rừng phòng hộ là 27.903,49 ha chiếm 72,34% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất rừng sản xuất là 223,77 ha chiếm 0,58% diện tích đất tự nhiên. Trong 5 năm qua công tác quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh bảo vệ rừng được thực hiện tốt. Nhận thức của người dân về bảo vệ và phá triển rừng được nâng lên, tình trạng đốt phá rừng, vi phạm pháo luật về bảo vệ rừng giảm. Độ che phủ rừng của huyện được nâng lên tỷ lệ che phủ rừng là 56,4%. Huyện đã áp dụng song song giữa trồng rừng và bảo vệ rừng. Công tác quản lý và bảo vệ rừng thường xuyên được quan tâm, tuy nhiên vì địa bàn rộng, địa hình phức tạp nên việc trồng và bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. 14 c) Phát triển nuôi trồng thủy sản Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Quảng Uyên phát triển khá ổn định. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 là 46,51 ha; sản lượng tôm đạt 0,5 tấn; sản lượng cá đạt 43,20 tấn; sản lượng của các thủy sản khác đạt 0,6 tấn. Hiệu quả khai thác diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản chưa cao, do tập quán của nhân dân còn chăn thả nh lẻ chủ yếu chỉ phục vụ sinh hoạt gia đình. 2.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, chỉ có 01 nhà máy thủy điện công suất 6 Mw, với sản lượng điện hàng năm đạt 18,53 triệu Kw/h; có một trạm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân tại thị trấn Quảng Uyên; các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, r n, đan lát, làm hương thắp, giấy bản... quy mô sản xuất nh , chủ yếu là hộ gia đình, tổ sản xuất và hợp tác xã, chưa có điều kiện, khả năng đầu tư lớn, sản phẩm làm ra chỉ mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển, sản phẩm chủ yếu của các ngành nghề truyền thống tại địa phương như r n sắt, đúc gang, dệt vải, làm giấy và làm hương với nhiều chủng loại phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và giữ được uy tín trên thị trường. Trên địa bàn có 1 nhà máy thủy điện, có nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng với quy mô vừa và nh , giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. iá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2011 là 40,55 tỷ đồng, năm 2015 đạt 36,20 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn giảm 2,80%. 2.2.2.3. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ Hoạt động dịch vụ - thương mại có bước phát triển khá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, các mặt hàng chính được cung ứng kịp thời, đầy đủ. Các hoạt động tài chính, tiền tệ đã tích cực khai thác các nguồn thu, đảm bảo cân đối ngân sách, tập trung đầu tư cho các nhu cầu thiết yếu và các công trình trọng điểm. Hệ thống thương mại, dịch vụ mở rộng, cải tạo nâng cấp hệ thống chợ trung tâm, chợ xã, cụm xã, cửa hàng, điểm đại lý thương mại phát triển, tạo điều 15 kiện thuận lợi cho nhân dân trao đổi hàng hóa. Cơ cấu ngành thương mại dịch vụ năm 2015 chiếm 28,87%, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 41,33%. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi kinh doanh trái pháp luật, hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ… góp phần lành mạnh hóa thị trường tại địa phương. 2.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 2.2.3.1. Dân số * Biến động dân số Huyện Quảng Uyên là một huyện miền núi có các dân tộc chính cùng sinh sống bao gồm: Tày, Kinh, Nùng, H'mông... (trong đó nhiều nhất là dân tộc Nùng và dân tộc Tày). Dân số toàn huyện năm 2015 là 40.579 người, trong đó nam: 20.170 người chiếm 49,71% tổng số nhân khẩu; nữ 20.409 người chiếm 50,29% tổng số nhân khẩu. Mật độ dân số 105 người/km2, tỷ lệ phát triển dân số năm 2015 là 0,25%. Bảng số 03: Tình hình biến động dân số qua một số năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số nhân khẩu Người 39.905 39.866 40.063 40.476 40.579 1.1 Nam Người 20.314 19.341 19.380 20.146 20.170 1.2 Nữ Người 19.591 20.525 20.683 20.330 20.409 2 Dân số thành thị Người 3.916 3.864 3.956 3.991 4.150 3 Dân số nông thôn Người 35.989 36.002 36.207 36.485 36.429 4 Tỷ lệ phát triển dân số % -0,61 -0,10 0,49 1,03 0,25 5 Biến động dân số Người -246 -39 197 413 103 6 Mật độ dân số Người/km2 103 103 104 105 105 TT 1 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Uyên 2011 - 2015) 2.2.3.2. Lao động, việc làm và thu nhập Số người trong độ tuổi lao động của huyện năm 2015 là 23.049 người chiếm 56,80% tổng dân số trung bình. Tỷ lệ dân số thành thị có xu hướng tăng, năm 2011 là 9,81 đến năm 2015 là 10,23 . Chất lượng lao động mặc dù được cải thiện nhiều trong thời gian qua, song đánh giá chung cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của huyện còn tương đối thấp so với các địa phương khác. Lao 16 động tập trung chủ yếu ở thị trấn Quảng Uyên và các trung tâm cụm xã. Bảng 04: Phát triển dân số và lao động huyện Quảng Uyên 2011 - 2015 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Dân số trung bình Người 39.905 39.866 40.063 40.476 40.579 2 Dân số trong tuổi lao động Người 22.012 22.325 22.636 22.950 23.049 % 55,16 56,00 56,50 56,70 56,80 Người 3.916 3.864 3.956 3.991 4150 % 9,81 9,69 9,87 9,86 10,23 Người 35.989 36.002 36.207 36.485 36.429 % 90,19 90,31 90,38 90,14 89,77 Tỷ lệ so với dân số trung bình 3 Dân số thành thị Tỷ lệ so với dân số trung bình 4 Dân số nông thôn Tỷ lệ so với dân số trung bình (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Uyên 2011 - 2015) 2.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 2.2.4.1. Thực trạng phát triển khu đô thị Thị trấn Quảng Uyên là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của huyện Quảng Uyên. Tổng diện tích tự nhiên đất đô thị là 643,86 ha chiếm 1,67% diện tích tự nhiên toàn huyện. Thị trấn Quảng Uyên là nơi tập trung các cơ quan hành chính, các công trình phúc lợi công cộng, công trình hạ tầng xã hội, các cơ sở thương mại - dịch vụ gắn liền với các khu dân cư. Trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi, các công trình xây dựng cơ bản như: Trụ sở làm việc của các cơ quan, các công trình phúc lợi xã hội, hệ thống giao thông, cấp thoát nước mạng lưới thông tin, bưu điện phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng thương mại, du lịch, nhà ở… đang được cải tạo, nâng cấp, kiến trúc đô thị ngày một khang trang. 2.2.4.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn Các khu dân cư của huyện phân bố trên 16 đơn vị hành chính của huyện. Dân cư tập trung chủ yếu ở ven các trục đường giao thông chính. Do địa hình phức tạp nên các điểm dân cư phân bố rải rác với quy mô nh , gần các trục giao thông, nguồn nước, ở các thung lũng thuận lợi cho việc khai thác đất để trồng trọt, chăn nuôi. Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan