Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập với đề tài nghiệp vụ huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại ngâ...

Tài liệu Báo cáo thực tập với đề tài nghiệp vụ huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng tmcp phát triển tphcm.

.DOCX
25
3368
162

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................i DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU...............................................................................ii LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TPHCM – CHI NHÁNH HIỆP PHÚ.............................................................................2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI HDBANK – CHI NHÁNH HIỆP PHÚ........................................................4 2.1. Một số quy định về huy động tiền gửi tiết kiệm................................................4 2.1.1. Ngân hàng Nhà nước..................................................................................4 2.1.2. HDBank......................................................................................................4 2.2. Quy trình nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm...............................................6 2.3. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại HDBank – Chi nhánh Hiệp Phú.....9 2.3.1. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động............................9 2.2.3. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn............................................10 2.2.4. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo đối tượng.......................................12 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI HDBANK – CHI NHÁNH HIỆP PHÚ..........................................................................................14 3.1. Những kết quả đạt được..................................................................................14 3.2. Những tồn tại cần khắc phục...........................................................................15 3.3. Nguyên nhân...................................................................................................16 3.3.1. Nguyên nhân khách quan.........................................................................16 3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.............................................................................17 3.4. So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn..................................................................17 3.5. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy đống vốn từ tiền gửi tiết kiệm. . ........................................................................................................................18 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 20 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  Từ viết tắt Nguyên nghĩa NHNN Ngân hàng Nhà nước HDB Ngân hàng Phát Triển TPHCM CMND Chứng minh nhân dân VND Việt Nam đồng NH Ngân hàng CN Chi nhánh TGTK Tiền gửi tiết kiệm VN Việt Nam KKH Không kỳ hạn TCKT Tổ chức kinh tế TMCP Thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng BSA Chuyên viên tư vấn ngân hàng P.QHKH Phòng quan hệ khách hàng P.QL&HTTD Phòng quản lý và hỗ trợ tín dụng P.KT&NQ Phòng kế toán và ngân quỹ KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHCN Khách hàng cá nhân 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU  Bảng 2.1: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời loại tiền huy động Bảng 2.2: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn Bảng 2.3: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo đối tượng Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động Biều đồ 2.2: Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm theo đối tượng Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức phòng ban HDBank – Chi nhánh Hiệp Phú Sơ đồ 2.1: Quy trình nhận tiền gửi tiết kiệm 2 LỜI MỞ ĐẦU  Bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là Ngân hàng khi thành lập và trong quá trình hoạt động cũng không thể thiếu vốn. Vốn là yếu tố nòng cốt và có vai trò vô cùng quan trọng. Muốn thành lập một Ngân hàng thì điều đầu tiên là phải có vốn và phần vốn này phải đáp ứng được mức vốn pháp định mà Ngân hàng Nhà nước đã đề ra cho mỗi loại hình doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng nói riêng. Vì vậy, các Ngân hàng luôn tìm cách mở rộng nguồn vốn của mình ra bên ngoài thông qua các kênh huy động để qua đó có thể đảm bảo được hiệu quả hoạt động và tăng khả năng sinh lời. Gia tăng nguồn vốn giúp cho ngân hàng có thể mở rộng quy mô hoạt động, cải tiến kĩ thuật, tạo sự tin tưởng ở khách hàng … từ đó mới có thể nâng cao vị thế và hình ảnh của ngân hàng trong nền kinh tế. Huy động vốn từ kênh tiết kiệm là một hình thức huy động truyền thống và Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM đã xác định cần phải cực kì coi trọng kênh huy động này. Với những kiến thức đã học và thời gian thực tập thực tế tại HDB – CN Hiệp Phú, nhận thấy vai trò quan trọng của việc huy động vốn tiết kiệm đối với hoạt động của ngân hàng, nên em đã lựa chọn đề tài: “Nghiệp vụ huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM – Chi nhánh Hiệp Phú”. Nội dung bài viết của em gồm 3 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu sơ lược về HDBank – Chi nhánh Hiệp Phú. Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại HDBank – Chi nhánh Hiệp Phú. Chương 3: Nhận xét, đánh giá. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TPHCM – CHI NHÁNH HIỆP PHÚ Logo: Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Ho Chi Minh city Development Joint Stock Commercial Bank Tên viết tắt: HDBank – CN Hiệp Phú Trụ sở chính đặt tại: 199 Lê Văn Việt, P. Hiệp Phú, Q. 9, TP Hồ Chí Minh Website: http:// hdbank.com.vn Điện thoại: 84-(4) 3 7309 616 Fax: 84-(4) 3 7309 617 Email: [email protected] Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM Chi nhánh Hiệp Phú (HDBank – CN HIỆP PHÚ) chính thức khai trương và đưa vào hoạt động ngày 17/12/2005 và ngày 15/08/2006 HDBank CN Hiệp Phú chính thức đuợc chuyển từ Chi nhánh cấp 2 sang Chi nhánh cấp 1. HDBank CN HIỆP PHÚ chính là cánh tay nối dài của hệ thống HDBank tại địa bàn Quận 9 và Thủ Đức trong chiến lược mở rộng mạng lưới phục vụ và cung cấp đa sản phẩm, dịch vụ hơn cho khách hàng. HDBank CN HIỆP PHÚ nằm gần các Khu Công Nghệ Cao; Khu Công Nghiệp Sóng Thần 1,2; Khu Chế Xuất Linh Trung; Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1,2; Khu Công Nghiệp Amata; Khu Công Nghiệp Bình An cùng với 2 một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp và nhiệt tình chính là điểm mạnh để thu hút khách hàng đến với chi nhánh. Với lợi thế ở gần các Dự án Khu dân cư mới phát triển; Khu Công Nghiệp và các Khu Chế Xuất là một thuận lợi vô cùng to lớn cho phép Chi nhánh dễ dàng tiếp cận với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đầy tiềm năng tại đây nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới. Khi chính thức đi vào hoạt động Chi nhánh đã triển khai sản phẩm “Cho vay lãi cấn trừ bất động sản” lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam với những lợi ích thiết thực nhằm phục vụ các nhu cầu nhà ở và bất động sản tới những khách hàng là cá nhân. HDBank - CN HIỆP PHÚ thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng gồm:  Nhận tất cả các loại tiền gửi bằng VND, USD, EUR và vàng với lãi suất hấp dẫn, thủ tục nhanh gọn; nhận tài trợ vốn với tất cả loại hình cho vay ở mọi loại hình kinh tế, đặc biệt đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiểu thương và cho vay cá nhân phục vụ cho các mục đích sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, xây dựng sửa chữa nhà, du học, đi làm việc ở nước ngoài, mua bất động sản, mua xe ôtô... với thủ tục nhanh gọn, lãi suất thoả thuận, tiến độ giải ngân kịp thời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng.  Với mạng lưới rộng khắp của HDBank, khách hàng có thể thực hiện giao dịch, dịch vụ chuyển tiền nhanh tại quầy giao dịch của Ngân hàng hoặc tại nhà với thời gian ngắn nhất, phí chuyển hợp lý nhất.  Ngoài ra HDBank - CN HIỆP PHÚ còn thực hiện các dịch vụ: Thanh toán Quốc tế, bảo lãnh, bao thanh toán, thu chi trả lương hộ, dịch vụ thẻ ATM, kinh doanh và thu đổi ngoại tệ - vàng, chi trả kiều hối và các dịch vụ tư vấn tài chính khác... Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban tại HD Bank – CN Hiệp Phú 3 BAN GIÁM ĐỐC P. QHKH KHDN P.QL&HTTD KHCN P.KT&NQ BSA KẾ TOÁN GIAO DỊCH HÀNH CHÍNH NGÂN QUỸ (Nguồn: HD Bank – CN Hiệp Phú) 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI HDBANK – CHI NHÁNH HIỆP PHÚ 2.1. Một số quy định về huy động tiền gửi tiết kiệm 2.1.1. Ngân hàng Nhà nước Quy chế về tiền gửi tiết kiệm: Ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quyết định số 39/2000/QĐ-NHNN7 ngày 24 tháng 01 năm 2000 về chế độ tiết kiệm bằng ngoại tệ. 2.1.2. HDBank Theo quy chế vế tiền gửi tiết kiệm tại HDBank:  Đối tượng gửi:  Là cá nhân gửi tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng tại các đơn vị trực thuộc hệ thống HDB.  Tiền gửi tiết kiệm là số tiền mà người gửi là thể nhân gửi vào HDB dưới hình thức có kì hạn và không kì hạn. Tiền gửi tiết kiệm được hưởng lãi, được hoàn     trả khi đến hạn hoặc khi có nhu cầu. Quyền của người gửi : Được thanh toán đủ vốn gốc và lãi đúng thời hạn. Được rút tiền trước hạn trong phạm vi nguồn tiền gửi theo quy định của HDB. Được HDB cung cấp thẻ tiết kiệm, trong đó ghi đúng số tiền đã gửi, kì hạn gửi, lãi suất áp dụng và các thông tin có liên quan.  Được chuyển quyền sở hữu cho ngưòi khác để thanh toán, cho tặng theo quy định của HDB.  Thẻ tiết kiệm có thể dùng thế chấp vay vốn, chiết khấu theo chế độ tín dụng hiện hành của HDB. 5  Thẻ tiết kiệm được thừa kế theo quy định của pháp luật, được uỷ quyền cho người khác giao dịch đúng nội dung uỷ quyền theo đúng pháp luật và quy định của HDB.  Trách nhiệm của người gửi tiền:  Thực hiện đúng quy định thể lệ gửi tiền tiết kiệm và các thoả thuận với HDB.  Đối với tường hợp tất toán trước hạn có thoả thuận ngay khi gửi tiền, phải thông báo trước 1 ngày làm việc về yêu cầu rút tiền trước hạn.  Cần bảo quản thẻ tiết kiễm cẩn thận và không được tự ý xoá bỏ, sửa chữa, ghi chép vào thẻ, mọi thẻ tiết kiệm bị tẩy xoá, sữa chữa đều không có giá trị thanh toán.  Trách nhiệm của HDB:  Tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của chính phủ và ngân hàng nhà nước.  Nhận tiền gửi tiết kiệm vào các ngày giờ giao dịch theo quy định của HDB đươc công khai, không tự ý ngưng giao dịch mà không báo trước. Trường hợp ngưng giao dịch tạm thời sẽ được niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất 24 giờ trước thời điểm ngưng giao dịch.  Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền theo yêu cầu; đảm bảo trả đầy đủ, đúng hạn vốn và lãi của mọi khoản tiền gửi.  Công bố công khai các hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm và khung lãi suất áp dụng, phương pháp trả lãi, mức phí đối với các dịch vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm của HDB tại các địa điểm nhận tiền gửi tiết kiệm.  Đảm bảo bí mật số dư tiền gửi của khách hàng, từ chối việc điều tra, phong toả, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi mà không có sự đồng ý của khách hàng, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Đảm bảo an toàn tiền gửi tiết kiệm của người gửi.  Chịu trách nhiệm về thiệt hại, vi phạm, lợi dụng đối với tiền gửi tiết kiệm do lỗi của HDB.  Báo cáo NHNN các số liệu liên quan đến hoạt động nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê. 2.2. Quy trình nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm Sơ đồ 2.1: Quy trình nhận tiền gửi tiết kiệm 6 KẾ TOÁN TIẾT (4) Sổ tiết kiệm, giấy gửi tiền, phiếu KIỆM lưu (2) Giấy gửi tiền, phiếuphiếu lưu lưu có (3) Giấy gửi tiền, chữ ký khách hàng (1) CMND TRƯỞNG PHÒNG/KIỂM SOÁT VIÊN (5) Chứng từ sau khi kiểm soát KHÁCH HÀNG viên ký duyệt (6) Tiền gửi (7) Sổ tiết kiệm THỦ QUỶ (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 7 Diễn giải quy trình: Bước 1: Nhận yêu cầu gửi tiền - Khách hàng yêu cầu gửi tiền vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm với giao dịch viên. Giao dịch viên yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ tùy thân hợp pháp (CMND, hộ chiếu). Bước 2: Hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết - Sau khi tiếp nhận yêu cầu, giao dịch viên sẽ đưa cho khách hàng một tờ giấy nộp tiền. Trên yêu cầu gửi tiền, khách hàng ghi rõ yêu cầu về thông tin gửi tiền như số tiền, kỳ hạn, loại tiền, nguồn gửi tiền (tiền mặt, chuyển khoản…), hình thức gửi. Nếu gửi tiết kiệm bằng tiền mặt thì ghi rõ số tiền nộp, nếu gửi tiền qua chuyển khoản thì ghi rõ số tài khoản mở tại HDBank hoặc ghi rõ “chuyển khoản đến” (với các món chuyển tiền đến từ ngoài hệ thống với mục đích gửi tiết kiệm). Bước 3: Kiểm tra yêu cầu gửi tiền, khai báo (hạch toán), in sổ tiết kiệm và thẻ lưu - Khi khách hàng đã kê khai đầy đủ vào giấy nộp tiền gồm 2 liên, 1 liên dùng để hạch toán giao dịch tại quầy, 1 liên khách hàng lưu, giao dịch viên kiểm tra lại tính hợp lệ: số tiền, ngày tháng, số tài khoản, kê khai tiền nộp, tên tuổi khách - hàng, số giấy tờ tùy thân, chữ ký khách hàng … Kiểm tra dựa trên giấy tờ tùy thân của khách hàng. Nếu khách hàng chưa giao dịch tại HDBank thì mở mã khách hàng mới và thông báo kiểm soát viên phê - duyệt mã khách hàng. Căn cứ trên thông tin khách hàng và yêu cầu gửi tiền để khai báo thông tin sổ tiết kiệm. Lưu ý chọn đúng mã sản phẩm tiết kiệm được cài đặt trên hệ thống - phần mềm. In sổ tiết kiệm và thẻ lưu. Lưu ý chọn đúng loại mẫu sổ tiết kiệm và tự kiểm tra các thông tin cập nhật trước khi in. Nếu là sổ gửi qua chuyển khoản thì cần đóng - dấu “chuyển khoản” lên sổ và thẻ lưu. Chuyển khách hàng ký tên lên sổ và thẻ lưu. 8 - Chuyển toàn bộ chứng từ cho kiểm soát viên phê duyệt. Bước 4: Kiểm soát, phê duyệt - Kiểm tra các thông tin trên yêu cầu gửi tiền và giấy tờ tùy thân của khách hàng - và thông tin cập nhật vào hệ thống của giao dịch viên. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung các thông tin (nếu có). Giao dịch viên quay lại bước 3 và thực hiện lại. Bước 5: Ký tên đóng dấu và chuyển chứng từ qua thủ quỹ - Ký kiểm soát trên sổ tiết kiệm và các chừng từ kèm theo, đóng dấu. Trả lại sổ tiết kiệm và các giấy tờ kèm theo cho giao dịch viên, theo đó giao dịch viên sẽ chuyển sang cho thủ quỹ. Bước 6: Nhận tiền, kiểm đếm tiền - Bước này chỉ áp dụng với tiết kiệm gửi bằng tiền mặt. Thực hiện đúng theo quy trình thu tiền mặt, lưu ý khớp đúng kê khai tiền của - khách hàng và tiền thu thực tế. Đóng dấu “đã thu tiền” lên bảng kê tiền nộp của khách hàng. Bước 7: Trả số tiết kiệm, giấy tờ cho khách hàng, kết thúc giao dịch - Cất tiền vào thùng, cập nhật sổ quỹ theo đúng quy trình thu tiền. Chuyển khách hàng kiểm tra các thông tin trước khi rời khỏi quầy, sau đó trả lại 1 liên giấy gửi tiền tiết kiệm, sổ tiết kiệm và giấy tờ tùy thân cho khách hàng. 9 2.3. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại HDBank – Chi nhánh Hiệp Phú 2.3.1. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động Bảng 2.1: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động Đvt: triệu dồng Chỉ tiêu TGTK bằng VND TGTK bằng ngoại tệ (quy đổi) TỒNG CỘNG Năm 2013 2014 Số tiền % 134.075,48 40.048,52 Chênh lệch % 69,0 Số tiền % 77,0 Số tiền 158.592,14 24.516,66 18,3 23,0 71.251,54 31,0 31.203,02 77,9 174.124 229.843,68 55.719,68 32 (Nguồn: HD bank – Chi nhánh Hiệp Phú) Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng TGTK theo loại tiền huy động TGTK băằ ng ngoại tệ TGTK Băằ ng VND 23% 100% 31% 90% 80% 70% 60% 77% 50% 69% 40% 30% 20% 10% 0% Năm 2013 Năm 2014 (Nguồn: HD bank – Chi nhánh Hiệp Phú) 10 Bên cạnh việc huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ, NH cũng thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Dựa vào bảng số liệu ta thấy: năm 2013, lượng ngoại tệ huy động được chiếm khoảng 23%/Tổng số TGTK huy động được. Năm 2014, lượng ngoại tệ huy động được đạt 71.251,54 triệu đồng, chiếm đến 31% trong tổng vốn huy động, tăng đến 77,9% so với năm ngoái. Điều này có thể giải thích là do năm vừa qua tỷ giá ngoại tệ đã có sự biến động mạnh, lạm phát tăng cao làm đồng VN mất giá so với đồng ngoại tệ, dẫn đến lượng tiền gửi bằng VNĐ chỉ tăng 18,3% đạt 158.592,14 triệu đồng so với 134.075,48 triệu đồng năm 2013. 2.2.3. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn Bảng 2.2: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn Đvt: triệu đồng Kỳ hạn TGTK không kỳ hạn TGTK có kỳ hạn <12 tháng TGTK có kỳ hạn >12 tháng TỔNG CỘNG Năm 2013 Số tiền % Năm 2014 Số tiền % Chênh lệch Số tiền % 9.750,94 5,6 14.020,46 6,1 4.269,52 43,8 151.487,88 87,0 202.032,6 87,9 50.544,72 33,4 12.885,18 7,4 13.790,62 6,0 905,44 7,0 174.124 229.843,68 55.719,68 32 (Nguồn: HD bank – Chi nhánh Hiệp Phú) 11 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng TGTK theo kỳ hạn 100% 7.4% 6.0% 87.0% 87.9% 5.6% 6.1% 90% 80% 70% 60% 50% 40% TGTK có kỳ hạn >12 tháng TGTK có kỳ hạn <12 tháng TGTK không kỳ hạn 30% 20% 10% 0% Năm 2013 Năm 2014 (Ng uồn: HD bank – Chi nhánh Hiệp Phú) Vốn TGTK của HDBank - CN Hiệp Phú chủ yếu có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn TGTK. Năm 2013, TGTK có kỳ hạn <12 tháng chiếm đến 87% trong tổng số tiền gửi tiết kiệm huy động. Năm 2014, con số này đã tăng lên là 202.032,6 triệu đồng (chiếm đến 87,9%). Mặt khác, TGTK không kỳ hạn và TGTK kỳ hạn >12 tháng chiếm tỷ trọng hầu như không đáng kể. Đối với TGTK có kỳ hạn >12 tháng, năm 2013 là 7,4% và năm 2014 là 6%. Nguồn tiền này có tính chất ổn định thời gian gửi dài nên Ngân hàng luôn chú trọng thu hút. Cuối cùng là loại tiền gửi KKH với tỷ trọng từ năm 2013 là 5,6% và tăng lên 6,1% năm 2014. Loại tiền gửi này làm tăng tính cơ động và linh hoạt cho người gửi tiền khi chưa có mục đích sử dụng vốn của mình hoặc là gửi tiền với mục đích hưởng các tiện ích của Ngân hàng mặc dù lãi suất tiền gửi thấp. Trong năm 2015 và các năm tiếp theo chi nhánh sẽ tiếp tục đưa ra các kỳ hạn mới với lãi suất phù hợp với từng thời kỳ, linh hoạt theo sự biến động của nền kinh tế để thu hút được nhiều nguồn vốn hơn để có thể mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh. 12 2.2.4. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo đối tượng Bảng 2.3: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo đối tượng Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu TGTK của dân cư TGTK của TCKT TỔNG CỘNG Năm 2013 Số tiền % 121.712,68 69,9 52.411,32 30,1 174.124 Năm 2014 Số tiền % 147.099,96 64,0 82.743,72 36,0 229.843,68 Chênh lệch Số tiền % 25.387,28 20,9 30.332,4 57,9 55.719,68 32 (Nguồn: HD bank – Chi nhánh Hiệp Phú) Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng TGTK theo đối tượng 100% 90% 30% 36% 80% 70% 60% 50% 40% TGTK c ủa TCKT TGTK c ủa dân c ư 70% 64% 30% 20% 10% 0% Năm 2013 Năm 2014 (Ng uồn: HD bank – Chi nhánh Hiệp Phú) 13 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Năm 2013 là 121.712,68 triệu đồng, năm 2014 là 147.099,96 triệu đồng, tăng 25.387,28 triệu đồng tương ứng với 20,9%. Đây là một nguồn tiền quan trọng mà Ngân hàng luôn có chính sách về lãi suất linh hoạt để thu hút và mở rộng mạng lưới nhằm tăng tỷ trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế: Năm 2013 là 52.411,32 triệu đồng, năm 2014 là 82.743,72 triệu đồng, tăng 30.332,4 triệu đồng, tương đương 57,9%. Đây là loại nguồn vốn có chi phí huy động thấp do loại tiền gửi này nhằm mục tiêu hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không nhằm mục đích hưởng lãi. Việc nâng cao được tỷ trọng nguồn tiền này trong cơ cấu vốn huy động chứng tỏ ngân hàng ngày càng có uy tín và vị thế cao hơn trong mắt các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của mình. 14 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI HDBANK – CHI NHÁNH HIỆP PHÚ 3.1. Những kết quả đạt được Ngay từ ngày đầu mới thành lập, nhờ có sự định hướng đúng đắn của Ban Giám đốc cộng với sự nhiệt tình, năng động của tập thể cán bộ công nhân viên nên HDB – Chi nhánh Hiệp Phú đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong quá trình hoạt động, góp phần đáng kể vào thành tích chung của Ngân hàng trong những năm qua. - Quan tâm đến công tác mở rộng hoạt động kinh doanh. Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tăng trưởng, cơ cấu nguồn vốn được quan tâm chú trọng. Tổ chức triển khai nhiều hình thức huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, xã hội và dân cư. Đa dạng hóa các hình thức tiết kiệm dự thưởng theo quy định của NH - TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh. Nắm bắt sự biến động lãi suất tiền gửi, tiền vay để điều chỉnh kịp thời phù hợp - với thị trường. Thực hiện tốt việc huy động vốn, phục vụ tốt hoạt động thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc và an toàn thanh toán theo đúng quy định. Bên cạnh đó, HDB còn triển khai nhiều dịch vụ: thanh toán hóa đơn tiền điện, vé máy bay, hóa đơn điện - thoại trả sau, thanh toán biên mậu … mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gia tăng hiện nay, sự tăng trưởng của nguồn vốn tiền gửi có kì hạn giúp cho nguồn vốn của ngân hàng ổn định hơn, giúp ngân hàng - chủ động hơn trong hoạt động sử dụng vốn. Tiền gửi không kì hạn tăng lên là nhờ việc thực hiện có hiệu quả chiến lược khách hàng, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như không ngừng nâng cao cung cách phục vụ. Vì vậy nên số lượng khách hàng mở tài khoản tại đơn vị đã không ngừng tăng lên cả về số lượng giao dịch và quy mô mỗi lần - giao dịch thanh toán. Công tác quảng cáo, tiếp thị và các chương trình khuyến mãi đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Không chỉ gia tăng số lượng khách hàng mà còn gia tăng số sản phẩm, dịch vụ mà mỗi khách hàng sử dụng. 15 - Hoàn thiện đổi mới quy trình nghiệp vụ nhằm làm giảm thời gian giao dịch của khách hàng và tăng khối lượng vốn huy động của Ngân hàng. Nhân viên tại quầy giao dịch luôn có thái độ nhiệt tình hướng dẫn cũng như trả lời câu hỏi của khách hàng. Điều đó đã gây được thiện cảm đối với khách hàng, tăng uy tín của - Ngân hàng trên thị trường. Cùng với sự đoàn kết, thống nhất trong ban lãnh đạo, sự đồng tâm nhất trí hăng say lao động của đa số cán bộ nhân viên tuổi đời còn tương đối trẻ mà có trình độ nghiệp vụ tương đối vững chắc, nhiệt tình trong công tác, có khả năng tiếp cận nhanh chóng các ứng dụng hiện đại nhất trong lĩnh vực Ngân hàng đã tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung cũng như huy động vốn nói riêng ngày càng tăng trưởng. 3.2. Những tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm thì HDBank còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả huy động TGTK trong thời gian tới. - Xác định phát triển thị trường và thị phần đối với Chi nhánh là một điều hết sức quan trọng, do dó chi nhánh đã tìm mọi biện pháp để tạo ra những thế mạnh riêng của mình như về sản phẩm, chăm sóc khách hàng, vấn đề công nghệ cùng các công cụ điều chỉnh lãi suất khác… Tuy nhiên cả về thị trường và thị phần - của chi nhánh chiếm lĩnh còn hạn chế. Vốn TGTK huy động được chủ yếu là TGTK ngắn hạn, kỳ hạn dưới 12 tháng. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng vốn của NH, NH sẽ có ít vốn - cho vay đầu tư dài hạn. Trên cùng địa bàn có rất nhiều ngân hàng lớn mạnh và có uy tín cao trong lòng người dân. Các đối thủ không ngừng đưa ra sản phẩm huy động mới nhằm thu hút khách hàng, cuộc chạy đua lãi suất liên tục được châm ngòi. Thực tế cho thấy, HDB – CN Hiệp Phú chưa thật sự có được sự tin tưởng của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn và người dân, khi nhắc đến HDB thì chỉ có những cư dân gần khu vực mới biết nhưng đối với những cư dân nơi khác thì hầu như còn khá xa lạ. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan