Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TM...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt - Đà Nẵng

.DOC
42
952
151

Mô tả:

Xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới ngân hàng – một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở của, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự canh tranh ngày càng khốc liệt,cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Điều này tạo ra những ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì thế ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM.........................................................................................................2 1.1. Tín dụng ngân hàng....................................................................................................2 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng...............................................................................2 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng..........................................................................2 1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng.................................................................................2 1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:.............................................................................2 1.1.3.2. Căn cứ vào tính chất đảm bảo.............................................................................3 1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích tín dụng............................................................................3 1.1.4. Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng......................................................................3 1.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng..........................................................................................4 1.2.1. Khái niệm về rủi ro..................................................................................................4 1.2.2. Rủi ro tín dụng.........................................................................................................4 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng....................................................................4 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng..................................6 1.3.1. Hệ số thu hồi nợ.......................................................................................................6 1.3.2. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động......................................................................7 1.3.3. Chỉ số đo lường rủi ro tín dụng..............................................................................7 1.3.4. Vòng quay vốn tín dụng..........................................................................................7 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TRUNG VIỆT - TP ĐÀ NẴNG.....................................................................................8 2.1. Khái quát về NHTM cổ phần Phương Đông - chi nhánh Trung Việt - Tp Đà Nẵng.....................................................................................................................................8 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.........................................................................8 2.1.2 Cơ cấu tổ chức.........................................................................................................10 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.............................................................10 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Phương Đông - chi nhánh Trung Việt - Tp Đà Nẵng.................................................................................................12 2.2.1. Tình hình huy động vốn........................................................................................12 2.2.2. Tình hình cho vay..................................................................................................14 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.............................................................................17 2.3. Phân tích thực trạng tín dụng tại NHTM cổ phần Phương Đông – chi nhánh Trung Việt – Tp Đà Nẵng................................................................................................20 2.3.1. Thực trạng tín dụng tại NHTM cổ phần Phương Đông - chi nhánh Trung Việt - Tp Đà Nẵng.....................................................................................................................20 SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang i Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh 2.3.2. Đánh giá hoạt động tín dụng qua các chỉ số tài chính.......................................21 2.3.2.1.Vòng quay vốn tín dụng.....................................................................................21 2.3.2.2. Hệ số thu nợ........................................................................................................22 2.3.2.3. Dư nợ trên vốn huy động...................................................................................23 2.3.3. Phân tích rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Phương Đông - chi nhánh Trung Việt - Tp Đà Nẵng............................................................................................................24 2.3.3.1. Nợ xấu theo thời hạn..........................................................................................24 2.3.3.2. Nợ xấu trên tổng dư nợ......................................................................................25 2.4. Những hạn chế và nguyên nhân..............................................................................26 2.4.1. Những hạn chế.......................................................................................................26 2.4.2. Nguyên nhân...........................................................................................................26 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TRUNG VIỆT-TP ĐÀ NẴNG......................................................................................................28 3.1. Tình hình thuận lợi - khó khăn................................................................................28 3.1.1. Thuận lợi.................................................................................................................28 3.1.2. Khó khăn.................................................................................................................28 3.2. Định hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới....................................28 3.2.1. Định hướng chung.................................................................................................28 3.2.2. Định hướng của chi nhánh để hạn chế rủi ro tín dụng......................................29 3.3. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Phương Đông - chi nhánh Trung Việt - Tp Đà Nẵng..................................................................29 3.3.1. Phân tán rủi ro........................................................................................................29 3.3.2. Mở rộng phạm vi hoạt động.................................................................................30 3.3.3. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng..................................................................31 3.3.4. Thẩm định tốt trước khi cho vay..........................................................................31 3.3.5. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng..............................................................32 3.3.6. Xử lý nợ quá hạn và nợ tồn đọng........................................................................32 3.3.7. Thiết lập hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro trên toàn hệ thống chi nhánh. .............................................................................................................................................33 3.3.8. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng.....................................................................33 3.3.9. Nâng cao hơn nữa hiệu quả kiểm tra kiểm toán nội bộ....................................33 3.3.10. Phân tích rủi ro thông qua thị trường bán nợ và công cụ dẫn xuất tín dụng. .............................................................................................................................................33 KẾT LUẬN.......................................................................................................................34 SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang ii Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011- 2013 Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013 Bảng 2.4: Tình hình hoạt động tín dụng của OCB- chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-1013 Bảng 2.5: Vòng quay vốn tín dụng của OCB- chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-1013 Bảng 2.6: Hệ số thu nợ của OCB- chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-1013 Bảng 2.7: Dư nợ trên vốn huy động của OCB- chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013 Bảng 2.8: Nợ xấu theo thời hạn giai đoạn 2011-2013 Bảng 2.9: Nợ xấu trên tổng dư nợ giai đoạn 2011-2013 SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang iii Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1.NHTM 2.TMCP 3.OCB 4.ĐVT 5.GTCG 6.DSCV 7.DSTN 8.DNBQ 9.NQH 10.HĐTD 11.HĐDV : : : : : : : : : : : SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Ngân hàng thương mại Thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông Đơn vị tính Giấy tờ có giá Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Nợ quá hạn Hoạt động tín dụng Hoạt động dịch vụ Trang iv Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình cho vay giai đoạn 2011-2013 Biểu đồ 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013 Biểu đồ 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2011-2013 Biểu đồ 2.4: Nợ xấu theo thời hạn giai đoạn 2011-2013 SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang v Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh LỜI MỞ ĐẦU Xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới ngân hàng – một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở của, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự canh tranh ngày càng khốc liệt,cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Điều này tạo ra những ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì thế ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng và ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa như hiện nay, ngày càng làm gia tăng các nguy cơ rủi ro cho hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại, và khi rủi ro xảy ra thì hậu quả của nó sẽ rất nặng nề. Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua cho thấy chất lượng tín dụng chưa tốt, hiệu quả tín dụng chưa cao, tỉ lệ nợ quá hạn còn cao. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là rất đa dạng. Xuất phát từ nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại NHTMCP Phương Đông chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng em chọn đề tài “ Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Trung Việt - Đà Nẵng” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Đề tài gồm 3 chương: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TRUNG VIỆT TP ĐÀ NẴNG CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TRUNG VIỆT-TP ĐÀ NẴNG SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 1 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.1. Tín dụng ngân hàng 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng là loại tài sản chiếm tỉ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM vào khoảng 70% tổng tài sản, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Tín dụng có nghĩa là sự tin tưởng và tín nhiệm lẫn nhau. Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hànng cho khách hàng. Đây là quan hệ vay mượn gồm cả đi vay và cho vay. Đây là hoạt động sinh lời lớn nhất nhưng cúng mang lại rủi ro cao nhất cho NHTM. 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng - Chủ thể tham gia là ngân hàng và những khách hàng của ngân hàng. - Đối tượng tín dụng là tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế, do đó có quy mô nguồn vốn rất lớn. - Tính chất luân chuyển là quan hệ chuyển nhượng vốn gián tiếp nên mang đầy đủ những lợi thế và bất lợi của tín dụng gián tiếp. - Thời hạn rất đa dạng (chủ yếu là ngắn hạn), vì ngân hàng cũng là người đi vay, tính chất toàn là nguồn vốn tạm thời. - Sự vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng có thể có sự phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế nhưng cũng có thể không. - Sự tin tưởng trong quan hệ tín dụng ngân hàng là rất quan trọng bởi lẽ sự an toàn trong hoạt động hệ thống ngân hàng không những quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà có thể gây phản ứng lây lan ra nền kinh tế. 1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng 1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Theo quy định của Việt Nam thì tín dụng được chia thành: - Tín dụng ngắn hạn: Loại tín dụng này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đối với ngân hàng thương mại tín dụng ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất. - Tín dụng trung hạn: Theo quy định hiện nay của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, còn đối với các ngân hàng thương mại trên thế giới loại tín dụng có thời hạn đến 7 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 2 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh - Tín dụng dài hạn: Theo quy định ở Việt Nam loại tín dụng này có thời hạn trên 3 năm, còn trên thế giới loại tín dụng này có thời hạn trên 7 năm.Tín dụng dài hạn là loại tín dựng cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dung các xí nghiệp mới. 1.1.3.2. Căn cứ vào tính chất đảm bảo - Tín dụng đảm bảo bằng tài sản là loại hình cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba. Nguồn bảo đảm là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất nêu có rủi ro xảy ra. - Tín dụng đảm bảo không bằng tài sản là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp cầm cố hay không có sự bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay dựa vào uy tín của bản thân khách hàng đến vay. Thông thường, về mặt nguyên tắc, thì mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều có tài sản đảm bảo. Đây là một cam kết đảm bảo của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản của mình đang sở hữu hoặc sử dụng để trả nợ cho ngân hàng. Còn tín dụng không có tài sản đảm bảo chỉ áp dụng đối với các khoản cho vay đối với chính phủ hoặc các tổ chức tài chính lớn, các công ty mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng... 1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích tín dụng Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh. - Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên. - Tín dụng khác… Như vậy, việc phân loại tín dụng theo nhiều tiêu chí khác nhau sẽ cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hóa trong các cấp tín dụng của các ngân hàng và đây sẽ là căn cứ để ngân hàng mở rộng phạm vi tài trợ và duy trì thế mạnh sẵn có của mình. 1.1.4. Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng Nguyên nhân khách quan của sự tồn tại và phát triển quan hệ tín dụng là mâu thuẫn vốn có của quá trình hoàn vốn tiền tệ trong quá trình tái sản xuất xã hội, đó là: cùng một lúc có chủ thể kinh tế tạm thời dư thừa một khoản vốn tiền tệ trong khi các chủ thể kinh tế khác lại có nhu cầu cần bổ sung vốn. Nếu tình trạng này không được giải quyết thì quá trình sản xuất có thể bị ngưng trệ ở chủ thể này trong khi vốn lại đang nằm im ở một chủ thể khác. Kết quả là nguồn lực của xã hội không được sử dụng một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục. SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 3 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh Vốn nhàn rỗi ở các doanh nghiệp thể hiện dưới dạng quỹ khấu hao chưa dùng đến, hoặc do chênh lệch về số lượng, thời gian tiêu thụ sản phẩm và thời gian mua nguyên liệu, do những khoản phải trả nhưng chưa đến kỳ trả, các khoản phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp. Vốn nhàn rỗi còn xuất hiện do chênh lệch thời gian thu phí của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội và ngân sách các cấp. Quan trọng nhất là bộ phận vốn đẻ dành của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Trong khi đó chính các chủ thể kinh tế này lại phát sinh nhu cầu bổ sung vốn để mở rộng sản xuất, thực hiện thanh toán tiền hàng, mua sắm máy móc thiết bị, đảm bảo chi tiêu đúng thời hạn khi tạm thời chưa có khoản thu… Các khoản vốn nhàn rỗi tạm thời cũng như những nhu cầu vốn phát sinh rất đa dạng về thời gian, số lượng, yêu cầu tính lỏng, mức rủi ro. Sự phát triển các hình thức tín dụng phong phú cho phép thỏa mãn nhu cầu chuyển nhượng vốn phức tạp này. Bằng cách đó tín dụng thực chất là chiếc cầu nối liền nhu cầu tiết kiệm và nhu càu đầu tư của xã hội. 1.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm về rủi ro Rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong mọi hoạt động kinh tế, rủi ro là điều tất yếu xảy ra do vậy rủi ro là một vấn đề cần phải được quan tâm ngay từ khi bắt đầu một công việc. Có thể phân rủi ro thành hai loại: - Rủi ro hệ thống là những rủi ro phát sinh mang tính quy luật. Nhờ vậy, người ta có thể dự đoán khả năng xảy ra rủi ro, mức rủi ro và so sánh với mức kỳ vọng để quyết định thực hiện công việc đó hay không. - Rủi ro không hệ thống là những rủi ro xảy ra bất thường không dự tính trước được. 1.2.2. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân hàng do khách hàng vay trả không đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ cả vốn cả lãi. Khi thực hiện khoản vay cho một khách hàng, ngân hàng thường không dự kiến khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên hầu hết những khoản cho vay đều hàm chứa rủi ro.Vì vậy tỉ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn được xác định trong chiến lược hoạt động, thành công trong quản lí, rủi ro tín dụng, chính là khi tổn thất dưới mức tỉ kệ tổn thất dự kiến. 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng - Nguyên nhân bất khả kháng: Trong những hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, các nhà đầu tư, kinh doanh luôn phải đối mặt với các biến cố không mong muốn như : thiên tai, chiến tranh SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 4 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh hoặc những thay đổi tầm vĩ mô của chính phủ, chính sách kinh tế, chính sách thuế… và đều vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay. - Nguyên nhân từ phía khách hàng: Thông thường, khách hàng vay luôn có ý định trả nợ đúng hạn cho ngân hàng tuy nhiên họ laị không thể trả vì nhiều lý do, điều kiện sản suất kinh doanh không thuận lợi, trình độ quản lý còn hạn chế về tổ chức, về khả năng nắm bắt thông tin, dự báo các biến động của nên kinh tế thế giới… do vậy họ làm ăn thua lỗ và không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng. + Nguyên nhân khách quan  Thị trường đầu vào không ổn định: Giá cả của các yếu tố đầu vào chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan như giá xăng dầu, tỷ giá, giá nguyên vật liệu nhập khẩu. Khi giá của các yếu tố này tăng bất lợi sẽ làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.  Thị trường đầu ra biến động: Thị trường đầu ra bị thu hẹp dẫn tới việc không tiêu thụ được sản phẩm hoặc giá cả thị trường của sản phẩm giảm thấp cũng làm nguồn thu của khách hàng bị giám sút. + Nguyên nhân chủ quan;  Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Đó là việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng với mục đích đã ghi trong đơn xin vay vốn. Khách hàng có thể sử dụng vốn vào kinh doanh không dung đối tượng, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn hay vào các mục đích kinh doanh mà bị cấm không được kinh doanh, vào những lĩnh vực có nhiều rủi ro  Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng gặp nhiều yếu kém; Do trình độ tổ chức, quản lý của người quản lý còn yêu kém, thiếu kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh , không nhanh nhạy trước những diến biến của thị trường do đó sẽ bị rơi vào thế bị động. Kết quả là doanh nghiệp không phát triển được, dự án thất bại và không có khả năng trả nợ ngân hàng.  Khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng: Khách hàng cung cấp những thông tin sai lệch để được vay vốn, sau khi vay xong có thể sẽ cố tình không trả nợ ngân hàng mà chạy trốn.  Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân khác như: người vay không thực hiện được nghĩa vụ vì chết, mất tích hoặc các tài sản đảm bảo bị mất, bị giảm giá…. - Nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng: Ngân hàng có thể đưa ra quyết định sai lầm do không nắm bắt được đầy đủ hoặc chuẩn xác các thông tin về khách hàng, khả năng tài chính, quản trị, kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả dự án,… SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 5 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh Ngoài ra còn do chính sách cho vay của ngân hàng không phủ hợp, quy trình thẩm định thiếu chặt chẽ. Nếu chính sách tín dụng không rõ ràng, đầy đủ và hợp lý và thống nhất thì dễ dẫn đến việc những khoản cấp tín dụng thấp, thiếu hiệu quả hay như việc mở rộng tín dụng mà không quan tâm đến chất lượng tín dụng. Trình độ năng lực của cán bộ thẩm định còn yếu kém dẫn đến những nhận định sai lầm và cho vay không đạt hiệu quả. Cán bộ tín dụng không am hiểu vể lĩnh vực mình sẽ cho vay nên sẽ xác định sai hiệu quả và dự án và khả năng trả nợ của khách hàng. Trình độ đạo đức và nghề ngiệp của cán bộ tín dụng không tốt cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến rủi ro tín dụng. Trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay, nhiều cán bộ ngân hàng phẩm chất yếu kém đã chạy theo đồng tiền, tham ô, tiếp tay cho khách hàng rút vốn của ngân hàng gây nên rủi ro tín dụng. - Nguyên nhân khác: + Thông tin không cân xứng: Đó là tình trạng mà khi có một giao dịch mà một bên không biết rõ ràng, đầy đủ những thông tin mà họ cần biết về bên kia thì được gọi là thông tin không cân xứng. + Lựa chọn đối nghịch: Xảy ra khi người đi vay có khả năng không trả được nợ, gây rủi ro cho ngân hàng nhưng lại luôn tìm mọi cách để có thể được vay vốn tại ngân hàng. Do vậy khoản vay được cung cấp cho khách hàng sẽ bị rủi ro. + Rủi ro đạo đức: Đó là việc khách hàng sau khi đã vay được tiền của ngân hàng thì sử dụng sai mục đích, hoặc cố tình không trả nợ ngân hàng gây nên tình trạng không trả được tiền cho ngân hàng. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rủi ro tín dụng cho ngân hàng bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan và khó có thể kiểm soát được. Vì vậy các ngân hàng cần phải có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng 1.3.1. Hệ số thu hồi nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu hồi nợ = Doanh số cho vay Chỉ số này phản ánh công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Chỉ số này cao thì khả năng thu nợ tốt và ngược lại. SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 6 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh 1.3.2. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động Tổng dư nợ Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động = Tổng vốn huy động Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng đối với vốn huy động. 1.3.3. Chỉ số đo lường rủi ro tín dụng Nợ xấu Chỉ số đo lường rủi ro tín dụng = x 100% Tổng dư nợ Chỉ số này dùng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng cho ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng đó cao và ngược lại. 1.3.4. Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Chỉ số này dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Dư nợ đầu năm + dư nợ cuối năm Trong đó: Dư nợ bình quân = 2 SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 7 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TRUNG VIỆT - TP ĐÀ NẴNG 2.1. Khái quát về NHTM cổ phần Phương Đông - chi nhánh Trung Việt - Tp Đà Nẵng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Phương Đông tên tiếng Anh là: Orient Commericial Joint Bank (OCB). Thành lập ngày 10/06/1996 theo giấy phép đăng kí kinh doanh Ngân hàng số 0089/QĐ-NH5 do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp trong thời hạn 99 năm kể từ ngày 13/04/1996. Hội sở chính tại 45 Lê Duẩn – Quận 1 – TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại : (08)8220.960 – 822.916 – 8220962 Website : www.ocb.com.vn E-mail : [email protected] Trải qua hơn 18 năm hình thành và phát triển, OCB đã có những bước phát triển vượt bậc về cả quy mô và chất lượng để có thể phát triển và hội nhập trong thời kỳ mới. Từ số vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng đã tăng lên 567 tỷ đồng vào năm 2006 và 2007 là năm đánh dấu những bước phát triển mới OCB khi vốn điều lệ được tăng lên 1200 tỷ đồng. Đó không chỉ đơn thuần là con số mà còn là sự biểu hiện lớn mạnh không ngừng của OCB trong khi thị trường tài chính nhiều cơ hội và thách thức.Với đội ngũ cán bộ công nhân viên đa phần là trẻ và tốt nghiệp xuất sắc ở các trường đại học. Hiện nay mạng lưới hoạt động của Ngân hàng gồm 1 Hội sở chính và hơn 42 chi nhánh, phòng giao dịch tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Chi nhánh NHPĐ Đà Nẵng (Thường được gọi là Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt) thành lập theo quyết định số 252003/QĐ/HĐQT ngày 16/9/2003 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 14/11/2003, tại số 5 đường Đống Đa - Đà Nẵng với mục tiêu góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đồng thời nhận thấy tiềm năng phát triển của thành phố Đà Nẵng. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa một hệ thống nhiều ngân hàng trên địa bàn, tuy nhiên với chính sách linh hoạt của chi nhánh và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên nên cho đến nay sau gần 11 năm thành lập OCB - chi nhánh Trung Việt - Đà Nẵng đã không ngừng tăng trưởng về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như về quy mô, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 8 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh Sau hơn một năm thi công xây dựng, ngày 30/10/2010, OCB - chi nhánh Trung Việt - Đà Nẵng long trọng tổ chức Lễ khánh thành trụ sở mới tại số 34-36 Quang Trung - TP Đà Nẵng, đồng thời chuyển đổi trụ sở cũ ở số 05 Đống Đa - TP Đà Nẵng thành điểm giao dịch mới là phòng giao dịch Đống Đa. OCB - chi nhánh Trung Việt - Đà Nẵng đã thiết lập mối quan hệ với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực sau vài năm hoạt động, vượt qua khó khăn ban đầu, đến nay chi nhánh đã đạt được kết quả tốt đẹp bằng những giải pháp linh hoạt phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế TP Đà Nẵng. Tuy có nhiều khó khăn, thử thách nhưng OCB - chi nhánh Trung Việt- Đà Nẵng vẫn giữ được vị thế của mình trên địa bàn và ngày càng lớn mạnh, thu hút nhiều khách hàng đến với chi nhánh. Ngày nay với sự xuất hiện nhiều ngân hàng diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt để giành lấy thị trường, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và giữ chân khách hàng. OCB - chi nhánh Trung - Đà Nẵng Việt đã thành lập được 6 phòng giao dịch.  Phòng giao dịch Đống Đa, số 5 Quang Trung, TP Đà Nẵng  Phòng giao dịch Hải Châu, số 1 Triệu Nữ Vương, TP Đà Nẵng  Phòng giao dịch Thanh Khuê, A37 Điện Biên Phủ, TP Đà Nẵng  Phòng giao dịch Núi Thành, số 118 Núi Thành, TP Đà Nẵng  Phòng giao dịch Liên Chiểu, số 699 Tôn Đức Thắng, TP Đà Nẵng  Phòng giao dịch Sơn Trà, số 1011 Ngô Quyền, TP Đà Nẵng Các phòng giao dịch: Nhằm phục vụ cho sự tiện lợi của khách hàng và để tăng cường mạng lưới của ngân hàng. Tại mỗi phòng giao dịch đều thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ như tại chi nhánh, nhưng quyền hạn về quy mô nghiệp vụ thuộc vào quy định của OCB. SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 9 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Giám Đốc (1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc) Phòng KHDN Phòng kế toán và kho quỹ Phòng KHCN Bộ phận kho quỹ PGD Liên Chiểu PGD Hải Châu PGD Núi Thành PGD Thanh Khê Phòng Hành chínhNhân sự Phòng công nghệ thông tin Bộ phận kế toán PGD Sơn Trà PGD Đống Đa 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động ngân hàng, đề ra các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh và giao cho cấp dưới thực hiện. Ban giám đốc chịu trách trước pháp luật, nhà nước về hoạt động của ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 10 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh Phòng khách hàng cá nhân: Giám đốc khách hàng cá nhân là người quản lý toàn bộ nhân sự và hoạt động về khách hàng cá nhân tại chi nhánh và các đơn vị trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Tổng Giám Đốc và trực tiếp trước giám đốc khối khách hàng cá nhân trong việc quản lý, điều hành hoạt động khách hàng cá nhân của chi nhánh; được quyết định giải quyết các công việc quản lý và kinh doanh; ký kết các hợp đồng tín dụng, kinh doanh, thương mại, dân sự, lao động theo các quy chế, quy định, phân cấp, ủy quyền của OCB và theo quy định của pháp luật, giám đốc khách hàng cá nhân báo cáo và chịu sự đánh giá, quản lý nhân sự của Giám đốc khối khách hàng cá nhân. Phòng hành chính nhân sự: Đảm nhiệm công tác tổ chức quản lý mọi thủ tục hành chính và nhân sự của ngân hàng. Dưới sự chỉ đạo của giám đốc, trưởng phòng hành chính điều hành mọi công việc liên quan đến chức năng của mình, tham mưu cho giám đốc về tình hình tuyển chọn nhân sự và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu về điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng từng thời kỳ. Bộ phận công nghệ thông tin: Phụ trách về máy móc, thiết bị thuộc về lĩnh vực kỹ thuật, tin học. Hỗ trợ các phần mềm, công nghệ hiện đại cho ngân hàng, góp phần vào việc triển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng. Bộ phận kế toán: Thực hiện công việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày, lập báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Bộ phận ngân quỹ: Thực hiện nhiệm vụ giao tiền mặt trực tiếp cho khách hàng vay, gửi tiền. Phòng giao dịch: Thực hiện hoạt động huy động, tiết kiệm dân cư và cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Quản lý các tài sản ngoại bảng...của khách hàng. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tiền gửi. Thực hiện các lệnh giải ngân, thu nợ, thu phí. Thực hiện chuyển đổi ngoại tệ, tiền mặt và séc du lịch, thanh toán các thẻ ngân hàng, chi trả kiều hối. Cơ cấu tổ chức nhân sự ở chi nhánh tương đối gọn, phân bổ điều ở các phòng ban. Đa số cán bộ có trình độ đại học, được tập trung theo yêu cầu của nghiệp vụ. Trong 8 năm hoạt động và trưởng thành dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Hội Đồng Quản Trị, sự lãnh đạo sát sao và hổ trợ to lớn về các mặt của hội sở Trung Ương, cũng như sự tín nhiệm của các cơ quan và các đơn vị khách hàng, tập thể lãnh đạo, và cán bộ nhân viên của chi nhánh đã góp phần đưa chi nhánh ngày càng lớn mạnh và trở thành 1 trong những ngân hàng kinh doanh có hiệu quả trong địa bàn TP Đà Nẵng. SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 11 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Phương Đông - chi nhánh Trung Việt - Tp Đà Nẵng 2.2.1. Tình hình huy động vốn Huy động vốn luôn là mảng quan trọng và mang lại tính quyết định đối với mỗi ngân hàng bởi nó là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng và luôn được các ngân hàng xem trọng hàng đầu. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hoạt động ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 12 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011- 2013 (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Số tiền 1.Tiền gửi dân cư 2.Tiền gửi tổ chức kinh tế 3.Nguồn vốn huy động khác Tổng cộng Năm 2012 489.062 Tỷ trọng (%) 39,19 8.641 Số tiền Năm 2013 660.355 Tỷ trọng (%) 30,52 Số tiền 894.711 Tỷ trọng (%) 38,71 0,69 3.216 0,19 5.248 750.116 60,11 1.007.550 60,29 1.247.819 100 1.671.121 100 Chênh lệch 2012/2011 Mức Tỷ lệ (%) chênh lệch Chênh lệch 2013/2012 Mức Tỷ lệ chênh (%) lệch 234.365 35,5 171.293 35 0,28 (5.425) (62,78) 2.032 65 1.411.235 61,01 257.434 34,32 403.685 40,07 2.311.194 100 423.302 33,92 640.082 38,3 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng năm 2011-2013) SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 13 Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 14 GVHD: Th.S Lê Thị Thanh Lớp: NH3-11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Thanh Qua bảng 2.1 nhìn chung, ta thấy nguồn huy động của chi nhánh có phần hạn chế. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động được là 1.247.819 triệu đồng, đến năm 2012 thì tổng nguồn vốn huy động có phần tăng lên, tăng 1.671.121 triệu đồng, tăng 423.302 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tốc độ tăng 33,92%. Nguyên nhân của việc tăng này là do nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp và nhà kinh doanh đang trong giai đoạn dần phát triển, mặt khác lúc này các tổ chức, cá nhân đang ít cần vốn để đầu tư sản xuất nên làm tăng lượng tiền huy động của chi nhánh. Năm 2013, cùng với đà phục hồi kinh tế của nhà nước thì nguồn vốn huy động đạt 2.311.194 triệu đồng, tăng 640.082 triệu đồng với tốc độ tăng 38,3%. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động được qua 3 năm 2011-2013 thì nguồn vốn huy động khác là chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động được. năm 2011 nguồn vốn huy động khác là 750.116 triệu đồng đến năm 2012 thì con số này là 1.007.550 triệu đồng, tăng 257.434 triệu đồng với tốc độ tăng 34,32% so với năm 2011. Sau nguồn vốn huy động khác thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong nguồn vốn huy động được. phát hành GTCG tăng giảm mạnh qua các năm và qui mô vẫn còn thấp trong tổng nguồn vốn huy động được. Nhìn chung công tác huy động vốn qua 3 năm đã có bước tăng trưởng đáng khích lệ, đảm bảo được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên hiện nay tỷ giá ngoại tệ đang tăng lên và tỷ lệ lạm phát cao nên chi nhánh vẫn phải có chính sách thích hợp để tăng cường nguồn vốn huy động. 2.2.2. Tình hình cho vay Với đặc thù là tổ chức kinh doanh tiền tệ thì hoạt động cho vay luôn giữ vai trò rất quan trọn g đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế.Đây là hoạt động mang lại thu nhập rất lớn cho ngân hàng và cũng mang lại rủi ro nhiều nhất. nhận thức được tầm quan trọng này, OCB chi nhánh Trung Việt luôn đa dạng hóa nghiệp vụ cho vay kiếm khách hàng xây dựng chiến lược cho vay hiệu quả.Tình hình cho vay của ngân hàng thể hiện qua bảng sau: SVTH: Nguyễn Thị Diệu Thu Trang 14 Lớp: NH3-11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan