Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kế toán Báo cáo thuc tạp tot nghiep dh 2014...

Tài liệu Báo cáo thuc tạp tot nghiep dh 2014

.DOC
66
235
110

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết trong cơ chế thị trường như hiện nay, lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động đều bất kỳ một doanh nghiệp nào nói chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng. Nó là hoạt động có ý thức của con người và luôn mang tính sáng tạo. Đi đôi với lao động là tiền lương. Công cụ này nếu được nhà quản lý sử dụng đúng đắn sẽ là đòn bẩy kích thích người lao động phát huy hết khả năng và bầu nhiệt huyết cảu mình trong công việc. Theo đó sẽ nâng cao được hiệu quả và năng suất lao động đây là điều mà các doanh nghiệp cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp hướng đến. . Do đó để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển thì đơn vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước quyết định thành lập và giao thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước theo ngành như các quan quyền lực hay các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang. Trong điều kiện hiện nay đặc điểm nổi bật nhất của đơn vị hành chính sự nghiệp là được trang trải các chi phí hoạt động hoặc thực hiện chính trị Nhà nước giao từ ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Các đơn vị hành chính sự nghiệp trong vùng một ngành thường được thiết lập theo một hệ thống dọc từ đó hình thành các cấp dự toán được chia làm 3 phần các cấp có các đơn vị dự toán tương ứng. Tiền lương là vấn đề thiết yếu đối với đời sống cán bộ, công nhân viên chức, tiền lương được quy định đúng đắn, kế toán tiền lương, chính sách đầy đủ là một yếu tố kích thích, khuyến khích mỗi người lao động ra sức sản xuất, làm việc nâng cao tay nghề, tiền lương còn là một trong những công cụ kinh tế để phân phối sắp xếp lao động một cách có kế hoạch giữa các đơn vị hành chính sự nghiệp trong xã hội thích hợp với các yêu cầu phát triển nhịp nhàng của nề kinh tế quốc dân.Vấn đề cốt lõi hiện nay là các đơn vị hành chính sự nghiệp vận dụng như thế nào các chính sách chế độ tiền lương do Nhà nước ban hành một cách phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm phát huy cao nhất công cụ đòn bẩy kinh tế này, đồng thời phải tổ chức hạch toán chi phí tiền lương được bảo đảm chính xác, đầy đủ nhằm phản ánh một cách trung thực bộ phận thu nhập. =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề thiết thực đối với người lao động. Hơn nữa nó cũng là vấn đề mà được nhiều người quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy trong thời gian thực tập và làm việc tại UBND xã Quảng Tâm được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán. Đặc biệt với sự tận tình của cô giáo hướng dẫn Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh, em đã chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương UBND xã Quảng Tâm” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nhằm nghiên cứu thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của cơ quan và trên cơ sở so sánh với những kiến thức đã được nghiên cứu ở trường đề đưa ra một số ý kiến nhằm bổ sung cho công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Nội dung của báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về UBND xã Quảng Tâm Chương 2: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại UBND xã Quảng Tâm Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương UBND xã Quảng Tâm. Do vấn đề nghiên cứu có tính chuyên sâu, hơn nữa lại nằm trong bối cảnh kinh tế nói chung và cơ chế tài chính nói riêng chưa ổn định. Tiếp thu và nghiệp vụ kế toán của em còn giới hạn nên chắc chắn chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em chân thành cảm ơn những đóng góp xây dựng quý báu của thầy cô và các bạn để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ CHƯƠNG I CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG CỦA UBND XÃ QUẢNG TÂM 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của UBND xã Quảng Tâm - Tên cơ quan: UBND xã Quảng Tâm. - Địa chỉ: Thôn 05, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. - Ngày thành lập: Ngày 15 tháng 12 năm 2006. - Mã số thuế: - Vốn điều lệ: - Điện thoại: 05013.703.595. - Fax: 05013.543.942. - CT.UBND xã : Ông Nguyễn Thành Trí. - PCT. Ông Lê Văn Hải 1.1.1 Lịch sử hình thành. UBND xã Quảng Tâm là xã mới được thành lập từ ngày 15 tháng 12 năm 2006, gồm 05 thôn và 01 bon, thuộc xã vùng III xã đặc biệt khó khăn. Đời sống kinh tế - xã hội nơi đây còn rất nhiều khó khăn. Vị trí địa lý: Xã Quảng Tâm huyện Tuy Đức có bốn hướng chính : phía Đông giáp huyện Đăk Song ; phía Tây giáp xã Quảng Trực; phía Nam giáp xã ĐăkR’Tih; phía Bắc giáp xã Đăk Buk So. - Địa hình: Xã Quảng Tâm huyện Tuy Đức nằm tên cao nguyên Đăk Nông, bao gồm các dãy núi bé mọc cách nhan và mạnh bởi các khe suối, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình 650-700 m so với mực nước biển. - khí hậu: khí hậu bị chi phối bởi kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rất rõ: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mua khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; lượng mưa bình quân hàng năm 2.000 - 2.300mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7 và 8, chiếm 80% lượng mưa cả năm; nhiệt độ bình quân hàng năm 23,10 C, cao nhất vào tháng 5 với 33,50 C, thấp nhất vào tháng 1 với 19,70 C; biên độ dao động nhiệt giữa các mùa trong năm nhỏ nhưng biên độ dao động giữa ngày và đêm khá lớn, đặc biệt là vào các tháng mùa khô; sương mù, độ ẩm không khí 86%; cả hai hướng gió chính Đông Bắc và Tây Nam. - Đất đai: Diện tích: Xã Quảng Tâm có tổng diện tích tự nhiên là: 6.999,35 ha, trong đó đất lâm nghiệp 5.349,50ha (chiếm 76,42%), đất sản xuất nông nghiệp 1.099,23ha (chiếm 15,70%), đất khác 550,62 ha (chiếm 6,87%). Theo điều tra thống kê đến cuối năm 2016 dân số của xã Quảng Tâm có 1297 hộ; 4397 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ 121hộ; 619 khẩu chiếm 14.07% dân số của xã, có 520 hộ nghèo, với 2219 khẩu, chiếm tỷ lệ 40,3% dân số của =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ xã. Trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có 121 hộ; 619 khẩu, chiếm tỷ lệ 27,78% so với tổng số hộ nghèo trong xã. Có nhiều nguyên nhân nghèo nhưng trong đó chủ yếu do tập tục canh tác, sản xuất lạc hậu, không có tay nghề, thiếu kiến thức sản xuất, thiếu vốn, đông con và có số hộ nghèo do gia đình có bệnh tật.... 1.1.2 Quá trình phát triển. Cùng với việc chia tách và thành lập tỉnh mới cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Chi cục Thú y đều thiếu thốn. Phải thuê nhà dân để làm trụ sở làm việc, không gian làm việc chật hẹp, nhân viên còn thiếu không đáp ứng được nhu cầu công việc. Trình độ chuyên môn chưa cao, quá trình đào tạo nâng cao kiến thức còn hạn chế. Hiện nay cơ quan đã được bố trí trụ sở làm việc rộng rãi, trang thiết bị đầy đủ. Đội ngủ công chức, viên chức được trang bị kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế được tốt hơn. Máy móc được hiện đại hóa tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí trong đơn vị. 1.2 Đặc điểm hoạt động và sơ đồ tổ chức tại Chi cục Thú y tỉnh Đăk Nông. 1.2.1 Đặc điểm hoạt động của Chi cục Thú y Chi cục Thú y là cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác chăn nuôi, thú y, thuỷ sản trên toàn tỉnh và hoạt động sự nghiệp về chẩn đoán, phòng chống dịch bệnh; kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật (bao gồm cả động vật dưới nước) lưu thông tiêu dùng trong nước; quản lý thuốc thú y trong tỉnh theo sự phân công và hướng dẫn của Cục Thú y và Thanh tra chuyên ngành về chăn nuôi, thú y, thuỷ sản trong phạm vi tỉnh. Chi cục Thú y có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của các Cục chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.2.1.1 Nhiệm vụ Về chăn nuôi: - Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ phát triển; quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch phát triển =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ dài hạn, 05 năm và hàng năm; các chương trình, đề án, dự án về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; - Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng, quy hoạch chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm. Kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi trang trại, công nghiệp, sản xuất chăn nuôi an toàn; - Quản lý các cơ sở sản xuất, cung ứng giống và bảo tồn một số giống vật nuôi bản địa tại địa phương; quản lý các cơ sở chế biến và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi; quản lý các giống cỏ và cây thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; - Xét duyệt và kiểm tra các chương trình khảo nghiệm và các mô hình khuyến nông chăn nuôi; - Chỉ đạo việc thực hiện cơ cấu sản xuất, quy trình kỹ thuật chăn nuôi, nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi nông nghiệp; các tiêu chuẩn, định mức quy hoạch chuồng trại; đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh các biện pháp khắc phục thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất chăn nuôi; - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm. Thống kê báo cáo tiến độ sản xuất. Tham gia quản lý về chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi. Về Thú y: - Tổ chức việc theo dõi, phát hiện, chẩn đoán, xác định dịch bệnh động vật, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh; đề xuất chủ trương và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh; ngăn chặn, dập tắt các ổ dịch động vật xảy ra trong tỉnh và kiểm soát, theo dõi các ổ dịch cũ; - Định kỳ kiểm tra bệnh động vật tại các cơ sở sản xuất con giống do tỉnh quản lý; vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo sự phân công của Cục Thú y; - Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu tại một số cửa khẩu theo phân công của Cục Thú y; - Kiểm soát giết mổ động vật tiêu thụ trong nước; - Kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật tươi sống và sơ chế; thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật; vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; cơ sở chăn nuôi tập trung, sản =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ xuất, kinh doanh con giống, cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y; - Hướng dẫn thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với các cơ sở có hoạt động liên quan đến thú y, các dụng cụ chứa đựng, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; - Quản lý việc kinh doanh, sử dụng thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thuỷ sản) trên địa bàn tỉnh; - Hướng dẫn sử dụng các loại vắc xin để phòng chống dịch bệnh động vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý thuốc thú y và các hoạt động khác liên quan đến công tác chăn nuôi, thú y, thuỷ sản của địa phương theo hướng dẫn của các Cục chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về Thuỷ sản: - Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và hàng năm về nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, dịch vụ thuỷ sản trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi, tổng hợp báo cáo về những nội dung trên theo quy định; - Giúp giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các dự án phát triển thuỷ sản của các tổ chức, cá nhân, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật; - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định hành lang cho các loài thuỷ sản di chuyển khi áp dụng các hình thức khai thác thuỷ sản; công bố bổ sung những nội dung quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác và thời gian cấm khai thác; các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng; chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác; mùa vụ khai thác; khu vực cấm khai thác =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ và khu vực cấm khai thác có thời hạn phù hợp với hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh; - Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về quy chế vùng khai thác thuỷ sản ở sông, hồ và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức đánh giá nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao; - Hướng dẫn, kiểm tra việc lập quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản. Chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản của cấp huyện và tổ chức thực hiện việc quản lý vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung; - Tổ chức kiểm tra chất lượng và kiểm dịch giống thuỷ sản ở các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản; tổ chức thực hiện phòng trừ và khắc phục hậu quả dịch bệnh thuỷ sản trên địa bàn tỉnh theo quy định; - Hướng dẫn các quy trình, quy phạm kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực thuỷ sản. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi thú y, thuỷ sản theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ quyền của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về chăn nuôi, thú y, thuỷ sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh. Quản lý tài chính, tài sản của Chi cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ Tuyên truyền phổ biến Pháp luật, chế độ chính sách, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức phổ thông về chăn nuôi, thú y, thuỷ sản cho các cơ sở sản xuất và người dân. Tiến hành khảo sát thực nghiệm, chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành thú y, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về chăn nuôi, thú y, thuỷ sản theo quy định chung của Nhà nước và thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về chăn nuôi, thú y, thuỷ sản theo quy định. Thưc hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hoặc theo quy định của pháp luật. 1.2.1.2 Quyền hạn Chi cục Thú y được thu, quản lý và sử dụng phí- lệ phí trong công tác chăn nuôi, thú y, thuỷ sản theo quy định hiện hành để phục vụ các hoạt động sự nghiệp. Cấp, thu hồi các loại giấy chứng nhận tiêm phòng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, giấy chứng nhận vệ sinh thú y, giấy phép hành nghề về chăn nuôi, thú y, thuỷ sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . Trực tiếp quản lý, chỉ đạo các Trạm Thú y huyện, các Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông trong tỉnh và các Trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu được Cục Thú y phân công. 1.2.1.3 Tổ chức bộ máy của Chi cục Lãnh đạo Chi cục: - Lãnh đạo Chi cục Thú y có Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng (Số lượng phó Chi cục trưởng không quá 03 người). Chi cục trưởng điều hành mọi hoạt động của Chi cục theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và pháp luật về hoạt động của Chi cục; Phó Chi cục trưởng giúp việc cho Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi Cục trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; - Việc bổ nhiệm Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định và thực hiện theo quy định phân cấp quản lý cán bộ hiện hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Bộ máy quản lý của Chi cục Thú y: =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ Bộ máy quản lý của Chi cục Thú y có các phòng chức năng sau: - Phòng Tổ chức – Hành chính - Tổng hợp; - Phòng chăn nuôi; - Phòng Thuỷ sản; - Phòng Dịch tễ Thú y; - Phòng Kiểm dịch động vật- Kiểm soát giết mổ; - Phòng Chẩn đoán - Xét nghiệm bệnh động vật; - Phòng Thanh tra – Pháp chế. Các phòng có Trưởng phòng và có thể có Phó trưởng phòng do Chi cục trưởng bổ nhiệm theo quy định hiện hành. Các đơn vị trực thuộc: Trạm Thú y huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Trạm Thú y huyện): - Có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân huyện, thị xã quản lý nhà nước về công tác chăn nuôi, thú y, thuỷ sản; thực hiện nhiệm vụ giám sát dịch tễ thú y; phòng, chống dịch bệnh cho động vật; hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành pháp luật về thú y; thực hiện công tác khuyến nông về lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thuỷ sản trên địa bàn huyện, thị xã; - Theo dõi, phát hiện và báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh động vật cho Chi cục Thú y và Ủy ban nhân dân huyện; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn của Chi cục Thú y; - Phổ biến các quy trình kỹ thuật chăn nuôi, nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi nông nghiệp; các tiêu chuẩn, định mức quy hoạch chuồng trại; đề xuất Uỷ ban nhân dân huyện các biện pháp khắc phục thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất chăn nuôi; - Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong tỉnh; - Tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho động vật; - Thực hiện tiêu hủy động vật mắc bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc các ổ dịch, các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; - Thực hiện việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ động vật trong phạm vi huyện theo phân công của Chi cục Thú y; - Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và các hoạt động =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ khác liên quan đến công tác chăn nuôi, thú y, thuỷ sản của địa phương theo hướng dẫn của Chi cục Thú y. - Lãnh đạo Trạm Thú y huyện có Trưởng trạm và có thể có Phó Trưởng trạm. Trưởng trạm và Phó Trưởng trạm do Chi cục trưởng Chi cục Thú y bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. - Trạm Thú y huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước. Các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông: - Các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển, lưu thông ra vào địa bàn tỉnh. - Các Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu làm nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất nhập khẩu theo phân công của Cục Thú y. - Trạm Kiểm dịch động vật có Trưởng trạm, có thể có Phó Trưởng trạm do Chi cục trưởng Chi cục Thú y bổ nhiệm theo quy định hiện hành. - Các Trạm Kiểm dịch động vật trực thuộc Chi cục Thú y có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước. Ban Thú y xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ban Thú y xã): - Ban Thú y xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý về chăn nuôi, thú y, thuỷ sản; - Theo dõi, phát hiện và báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh động vật cho Trạm Thú y huyện và Ủy ban nhân dân xã, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn của Trạm Thú y huyện; - Theo dõi, thống kê, báo cáo tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản của xã; - Tham gia tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho động vật trong phạm vi xã; - Tham gia tiêu hủy động vật mắc bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc các ổ dịch, các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; - Được phép hành nghề thú y theo quy định của pháp luật; - Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã cho Trạm Thú y huyện và Ủy ban nhân dân xã; - Thực hiện nhiệm vụ khác được Trạm Thú y huyện giao. =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ - Ban Thú y xã được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương, Ban Thú y xã gồm có Trưởng ban và các cá nhân có chứng chỉ hành nghề thú y do Chi cục Thú y cấp. - Trưởng ban Thú y xã là lao động hợp đồng với Chi cục Thú y, được hưởng phụ cấp hàng tháng theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh. - Cá nhân hành nghề thú y hoạt động trong mạng lưới thú y xã được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và được hưởng thù lao khi thực hiện nhiệm vụ tiêm phòng, dịch vụ kỹ thuật thú y.. 1.2.1.4 Mối quan hệ công tác Chi cục Thú y: - Chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các Cục chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và hoạt động sư nghiệp về chăn nuôi, thú y, thuỷ sản ở địa phương. - Trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trạm Thú y huyện, các Trạm Kiểm dịch động vật trực thuộc. - Phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan trong tỉnh để tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật nhà nước trong công tác chăn nuôi, thú y, thuỷ sản. Trạm Thú y huyện: - Thực hiện công tác chuyên môn theo chỉ đạo trực tiếp của Chi cục trưởng Chi cục Thú y và sự chỉ đạo song trùng của Uỷ ban nhân dân huyện - Hướng dẫn, chỉ đạo Ban Thú y xã thực hiện công tác trên địa bàn quản lý. - Phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan trong huyện để tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật nhà nước trong công tác chăn nuôi, thú y, thuỷ sản. Trạm Kiểm dịch động vật: - Thực hiện công tác chuyên môn theo sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục Thú y. - Phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong phạm vi được giao. Ban Thú y xã: Chịu sự quản lý song trùng của Ủy ban nhân dân xã và sự chỉ đạo về chuyên môn của Trạm Thú y huyện. =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ 1.2.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Chi cục Thú y Chi cục Thú y có đầy đủ tư cách pháp nhân hoạt động theo luật nhà nước đã quy định. Mỗi phòng ban trong cơ quan nhận quyết định của thủ trưởng cấp trên trực tiếp theo nguyên tắc trực tuyến và người ra quyết định cuối cùng là chi cục trưởng. Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau: 1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức của Chi cục Thú y tỉnh Đắk Nông Chi cục trưởng Chi cục phó Phòng Kiểm dịch Phòng Thanh tra – Pháp Chế Phòng chăn nuôi thủy sản Phòng HC - TH Phòng dịc tễ Chẩn đoán xét nghiệm Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức của Chi cục Thú y tỉnh Đắk Nông 1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Chi cục Thú y: - Chi cục trưởng: Chi cục trưởng là người có quyền quyết định cao nhất trong công tác quản lý và điều hành mọi hoạt động của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Sở =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ Nông nghiệp và UBND về mọi hoạt động của đơn vị. Đồng thời giữ vai trò là đại diện pháp nhân của đơn vị. - Phó Chi cục trưởng: Phó chi cục trưởng là người giúp việc cho chi cục trưởng có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao, thay mặt chi cục trưởng giải quyết công việc được giao trong những lúc chi cục trưởng đi vắng, đồng thời có quyền chỉ đạo các phòng ban trong giới hạn của mình. - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng cơ chế bộ máy quản lý phù hợp với năng lực và trình độ của công ty. Tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật, quản lý về số lượng lao động ngày công, giờ công. Thực hiện quy chế tiền lương, thưởng, giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động theo pháp luật hiện hành; cân đối lao động trong và ngoài đơn vị để có kế hoạch bổ sung khi cần thiết. Ngoài ra phòng hành chính còn tổ chức hội nghị, cho cán bộ đi học tập và công tác,... - Phòng kiểm dịch động vật: Tham mưu cho chi cục trưởng về các mặt công tình hình dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và các hoạt động khác liên quan đến công tác chăn nuôi, thú y, thuỷ sản của địa phương theo hướng dẫn của Chi cục Thú y. - Phòng Dịch tễ - Chẩn đoán xét nghiệm: Tổ chức việc theo dõi, phát hiện, chẩn đoán, xác định dịch bệnh động vật, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh; đề xuất chủ trương và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh; ngăn chặn, dập tắt các ổ dịch động vật xảy ra trong tỉnh và kiểm soát, theo dõi các ổ dịch cũ; - Định kỳ kiểm tra bệnh động vật tại các cơ sở sản xuất con giống do tỉnh quản lý; vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo sự phân công của Cục Thú y; - Phòng chăn nuôi thủy sản: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định hành lang cho các loài thuỷ sản di chuyển khi áp dụng các hình thức khai thác thuỷ sản; công bố bổ sung những nội dung quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác và thời gian cấm khai thác; các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng; chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác; mùa vụ khai thác; khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn phù hợp với hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh. =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ 1.2.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Chi cục Thú y tỉnh Đắk Nông. Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Thủ quỹ Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Chi cục Thú y tỉnh Đắk Nông. 1.2.2.4 Chức năng nhiệm vụ của các thành viên phòng kế toán tại Chi cục Thú y tỉnh Đắk Nông. Từ đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị, mô hình hoạt động của đơn vị, bộ máy kế toán của cơ quan được tổ chức theo dạng tập trung là phòng kế toán. Cơ quan áp dụng hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán. Ngoài ra, cơ cấu bộ máy tổ chức kế toán của cơ quan ở mỗi =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ trạm thú y đều có 1 nhân viên kế toán nhưng chỉ giới hạn ở hạch toán ghi chép ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Định kỳ gửi toàn bộ các chứng từ thông tin liên quan về phòng kế toán của chi cục. Tại phòng kế toán: Sau khi nhận được chứng từ ban đầu, theo sự phân công của các nhân viên kế toán thực hiện các công việc kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ lập các bảng kê, bảng phân bổ,....... cho tới việc ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp, hệ thống hoá số liệu và cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý đồng thời dựa trên cơ sở các báo cáo kế toán đã lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế để giúp lãnh đạo trong việc điều hành hoạt động của Chi cục. Hiện nay phòng kế toán của đơn vị gồm 4 người: + Kế toán trưởng: Nguyễn Thị Hảo + Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán + Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương + Kế toán hàng tồn kho và tài sản cố định + Thủ quỹ - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán của công ty, tổ chức, điều hành bộ máy kế toán, kiểm tra ghi chép luân chuyển chứng từ. Chức năng quan trọng nhất của kế toán trưởng là tham mưu cho lãnh đạo, giúp đưa ra những quyết định đúng đắn của đơn vị. Kế toán trưởng còn chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra. Kế toán trưởng tiến hành công tác kế toàn tổng hợp, lập quyết toán báo cáo tài chính. - Kế toán kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản tiền vay, lập kế hoạch thu chi bằng tiền mặt, theo dõi tình hình công nợ. - Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho vật tư hàng hóa, hóa chất, vacxin phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh của cơ quan. Theo dõi sự biến động tăng giảm tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Tiến hành trích và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng. - Kế toán tiền lương: Định kỳ hàng tháng kế toán thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn và các khoản khác có liên quan cho =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ cán bộ công nhân viên. Đồng thời tiến hành hạch toán chi phí tiền lương của các bộ phận. - Thủ quỹ: Trên cơ sở các phiếu thu phiếu chi có giá trị pháp lý, thủ quỹ thực hiện thu chi tiền mặt tại quỹ. Thủ quỹ phải theo dõi cập nhật chính xác số tiền đã thu hoặc chi, đồng thời luôn nắm được số tiền hiện có trong quỹ để tiến hành đối chiếu số liệu với kế toán tiền mặt, TGKB và cung cấp số liệu kịp thời thường xuyên. 1.2.3. Nội quy làm việc của Chi cục Thú y 1.2.3.1 Nội quy làm việc của đơn vị - Chế độ làm việc 08h/ngày, buổi sảng bắt đầu từ 07h30’ đến 11h30’ buổi chiều từ 13h30’ đến 17h30’. Trong giờ hành chính không làm việc riêng, tập trung đào sâu suy nghĩ để nâng cao chất lượng công việc; không đi muộn về sớm; không đi uống cà phê, la cà quán xá, chơi trò chơi điện tử, xem video trong giờ làm việc. - Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm về thời giờ làm việc hoặc có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn phiền hà cho tổ chức, công dân khi thi hành nhiệm vụ, công vụ thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của nhà nước. 1.2.3.2 Quy định về phòng cháy chữa cháy - Nghiêm cấm hút thuốc trong giờ làm việc, trong trụ sở làm việc và ở những nơi đông người. - Nghiêm cấm mang chất dễ cháy nổ vào làm việc. - Không được đặt các loại vật dụng ở gần nơi để dụng cụ PCCC gây cản trở, khó khăn khi lấy dụng cụ PCCC. 1.2.3.3 Quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường - Công chức, viên chức luôn có ý thức, trách nhiệm giữ gìn nơi làm việc, văn phòng sạch đẹp và gọn gàng. Thường xuyên dọn vệ sinh nơi làm việc chống bụi bẩn bám vào. - Toàn bộ hồ sơ phải được sắp xếp theo từng lĩnh vực, theo từng phòng và được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, lưu giữ đúng cách và dễ tìm. 1.3 Tình hình hoạt động của đơn vị trong năm 2012, 2013. 1.3.1 Tình hình chăn nuôi năm 2012,02013 =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ Năm 2013 so TT 1 2 3 4 5 Đối tượng nuôi ĐVT Năm 2012 Đàn trâu Đàn bò Đàn dê Đàn lợn Đàn gia cầm Con Con Con Con Con 9.800 25.000 10.500 170.000 1.500.000 Năm 2013 với năm 10.760 26.300 11.000 175.300 1.450.000 2012 % 110 105 105 103 97 Trong năm 2013 nhìn chung tổng đàn gia súc có biến động tăng so với cùng kỳ năm 2012, cụ thể đàn trâu tăng 960 con, đàn bò tăng 700 con, đàn dê tăng 500 con, đàn lợn tăng 5.300 con. Trong năm 2013 chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đăk Nông đang có những chuyển biến tích cực, xu hướng phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại và giảm dần tỷ trọng chăn nuôi nông hộ so với các năm trước đây. Cùng với việc triển khai các dự án, chương trình cải tạo giống bò thịt chất lượng lượng cao; việc liên kết mở rộng quy mô chăn nuôi lợn, gia cầm theo hình thức trang trại đã đưa các giống lai, giống ngoại có năng suất chất lượng cao vào sản xuất qua đó đã từng bước đẩy tỷ lệ giống vật nuôi lai lên cao. Tuy nhiên có một số mặt hạn chế do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp trên cả nước do đó đã ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh. 1.3.2 Công tác Thủy sản 2012, 2013 Để phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, trong năm 2013, Chi cục Thú y đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ban hành các văn bản như: Thành lập Ban chỉ đạo chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đăk Nông; Đề xuất chương trình thả giống tại tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên tỉnh Đăk Nông đến năm 2020. Stt 1 - Thuỷ sản Diện tích nuôi trồng thuỷ sản NTTS ao, hồ chứa ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Ha 1500 1.500,56 Ha Tỷ lệ % so với kế hoạch năm 1.500 =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan 100 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ 2 NTTS lồng, bè Sản lượng thuỷ Ha Tấn + sản (tấn) Sản lượng từ khai + thác Sản lượng từ nuôi Tấn + ao, hồ chứa Sản lượng từ nuôi lồng, bè Tấn Tấn 0,56 3500 3.502 101 700 2.161 641 Trong năm 2013 tình hình thời tiết thuận lợi, lượng nước trên các ao, hồ ổn định do đó tình hình nuôi trồng thủy sản đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, cụ thể: Sản lượng thuỷ sản ước tính của tỉnh trong năm 2013 là 3.502 tấn, đạt 101% so với kế hoạch năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013 là 1.500,56 ha, đạt 100% so với kế hoạch năm, hình thức nuôi đa dạng, phong phú: Nuôi ao, hồ chứa với diện tích 1.500 ha, nuôi lồng, bè diện tích là 0,56 ha. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống như cá mè, trôi, trắm, chép chiếm tỷ lệ khoảng 77% (trong đó loài nuôi nhiều nhất là trắm cỏ); loài rô phi, diêu hồng chiếm khoảng 18%; loài thủy đặc sản chiếm khoảng 5% gồm cá lóc bông, cá lóc đen, cá bống tượng (nuôi ở hồ Thủy điện Đồng Nai 3), cá tầm (hồ Đăk R’Tih), cá lăng đuôi đỏ (hồ Thủy điện Đồng Nai 3), cua đồng (Krông Nô), cá chình (Đắk Song). Tuy nhiên nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn như phương thức nuôi nhỏ lẻ, phân tán, kỹ thuật người nuôi trồng còn hạn chế, nguồn giống nhập 100% từ các tỉnh ngoài, con giống chưa được kiểm định nên không đảm bảo được chất lượng con giống. 1.3.3 Công tác Thú y - Duy trì đường dây điện thoại nóng tại Văn phòng Chi cục và Trạm Thú y các huyện, thị xã để tiếp nhận và xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Kết quả từ đầu năm đến nay Chi cục đã tiếp nhận 10 trường hợp báo cáo dịch bệnh gia súc, gia cầm, sau khi nhận được tin báo Chi cục đã cử cán bộ xuống kiểm tra, xác =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ minh tình hình dịch bệnh và lấy 13 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, kết quả 01 mẫu xét nghiệm bệnh tụ huyết trùng bò âm tính, 07 mẫu xét nghiệm bệnh tai xanh ở lợn dương tính với vi rút gây bệnh tai xanh (tại huyện Đăk Rlấp) và 05 mẫu âm tính với vi rút cúm gia cầm. - Ban hành Quyết định 01/QĐ-CCTY, ngày 17/01/2013 về việc phân công cán bộ theo dõi, giám sát dịch bệnh và công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, trong đó đã yêu cầu cán bộ được phân công giám sát địa bàn thường xuyên xuống địa bàn để phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến tận hộ, cơ sở chăn nuôi nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh phát sinh. Đồng thời trong các cuộc họp giao ban định kỳ, Chi cục thường xuyên yêu cầu Trạm Thú y các huyện, thị xã cử cán bộ bám sát địa bàn để theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăn nuôi an toàn nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh. =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Ths. Bạch Ngọc Hoàng Ánh ============================================================ CHƯƠNG II: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐĂK NÔNG. 2.1 Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi cục Thú y tỉnh Đắk Nông. 2.1.1 Quy trình công việc kế toán. 2.1.1.1 Quy trình công việc của phòng kế toán Chi cục Thú y thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 19/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính, Thông tư số 185/2010/TTBTC áp dụng từ ngày 01/01/2011.Cụ thể như sau: - Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm - Kỳ kế toán: Tính theo từng quý, mỗi năm có 4 quý - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên - Hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung - Hệ thống báo cáo tài chính: Báo cáo kế toán của chi cục thực hiện theo quyết định 19/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 30 tháng 03 năm 2006. Đơn vị lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm dương lịch từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Hệ thống báo cáo tài chính năm theo quyết định 19/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 30 tháng 03 năm 2006, của công Chi cục Thú y gồm các loại sau: Bảng cân đối tài khoản Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng Mẫu sổ B 01-H Mẫu sổ B 02- H Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động Mẫu sổ F02 - H Báo cáo tình hính tăng giảm tài sản cố định Mẫu sổ B04 - H Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu sổ B 06 - H Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán =================================================== SVTH: Đặng Thị Lan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan