Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tiếng anh thương mại tại công ty animex hải phòng...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tiếng anh thương mại tại công ty animex hải phòng

.PDF
23
147
138

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân, cung cấp các sản phẩm đặc sản tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu. Đây cũng là ngành kinh tế không những giúp cho nông dân tăng thu nhập mà còn tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Ngành Chăn nuôi hiện chiếm 27% trong đóng góp của Ngành Nông nghiệp vào tổng thu nhập quốc nội của Việt Nam (Cục Chăn nuôi 2011). Mốc son Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa ngành chăn nuôi vươn ra thị trường quốc tế, đồng thời cũng gặp phải sức cạnh tranh mạnh mẽ. Không gian rộng lớn, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm tới 70-80%, là những cơ hội đối với các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam nói chung và của Hải Phòng nói riêng. Được thành lập từ năm 1997 – thời kỳ kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều biến động, công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Súc sản và Gia cầm Hải Phòng (ANIMEX Hải Phòng) đã trải qua 17 năm tồn tại và phát triển song hành với những bước tiến của ngành chăn nuôi Việt Nam, đưa thương hiệu sản phầm ngành chăn nuôi của Việt Nam ra thị trường thế giới. Được sự giới thiệu của Khoa Tiếng Anh thương mại - Trường Đại Học Thương Mại em đã may mắn có cơ hội thực tập tại Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty ANIMEX Hải Phòng. Sau thời gian thực tập 4 tuần (từ 06/1/2014 đến 14/2/2014) với sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ trong công ty, em đã tìm hiểu và nắm được những thông tin cơ bản cần thiết để phục vụ cho việc hoàn thành bài báo cáo thực tập. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa tiếng Anh, trường Đại học Thương Mại cùng các cán bộ công ty ANIMEX Hải Phòng và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cô giao Lê Thị Phương Mai đã giúp em hoàn thành bài báo cáo. Rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của thầy cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2014 Sinh viên Phan Thị Phương Thảo i MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. iv PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ..................................... 1 1.1 Quá trình hình thành và phát triển: .............................................................. 1 1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: .................................................................... 2 1.3 Cơ cấu tổ chức: ................................................................................................ 3 PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP..................... 5 2.1 Các loại thị trường của doanh nghiệp: ......................................................... 5 2.1.1 Thị trường nguyên liệu đầu vào: ..................................................................... 5 2.2.2. Thị trường tiêu thụ: ......................................................................................... 5 2.2.2.1. Thị trường tiêu thụ nội địa ........................................................................... 5 2.2.2.2. Thị trường tiêu thụ nước ngoài ................................................................... 5 2.1.2 Các sản phẩm chính của doanh nghiệp: ......................................................... 6 2.2 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty: .............................. 7 2.2.1. Doanh thu và cơ cấu doanh thu: .................................................................... 8 2.2.2 Chi phí và cơ cấu chi phí:................................................................................. 9 2.2.3 Lợi nhuận:......................................................................................................... 9 2.2.4 Vốn và cơ cấu vốn: ........................................................................................... 9 2.2.5 Lao động và cơ cấu lao động: .......................................................................... 9 2.2.6 Tiền lương và cơ cấu tiền lương: ................................................................... 10 2.3 Đánh giá, nhận xét về ưu điểm, hạn chế: ..................................................... 10 2.3.1 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: ....................... 10 2.3.1.1. Ưu điểm:...................................................................................................... 10 2.3.1.2 Hạn chế: ...................................................................................................... 11 PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................... 13 3.1 Một số vấn đề chủ yếu nổi lên cần giải quyết trong hoạt động kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp: ..................................................................................... 13 3.1.1 Hạn chế về Nguồn vốn: .................................................................................. 13 ii 3.1.2 Kế hoạch marketing và xây dựng thương hiệu đã trở nên lỗi thời: ............. 13 3.1.3. Vấn đề về phát triển thị trường ..................................................................... 14 3.2 Một số ý kiến và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng: ....................... 14 3.2.1 Huy động vốn: ................................................................................................. 14 3.2.2 Cập nhật các chiến lược marketing hiệu quả phù hợp trong môi trường cạnh tranh:............................................................................................................... 14 3.2.3 Ổn định và mở rộng thị trường: ..................................................................... 15 3.3 Tình hình sử dụng tiếng Anh trong doanh nghiệp: .................................... 15 3.3.1 Vấn đề sử dụng tiếng Anh trong doanh nghiệp: ........................................... 15 3.3.2 Giải pháp nhằm nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh của nhân viên trong Công ty …….. ........................................................................................................... 16 NGUỒN THAM KHẢO......................................................................................... 18 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 19 iii DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1.2 Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khảu Súc sản Gia cầm Hải Phòng Biểu đồ 1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khảu Súc sản Gia cầm Hải Phòng Bảng 2.2. Báo cáo doanh thu của công ty năm 2012 và 2013 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANIMEX Hải Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khảu Súc sản Gia cầm Phòng Hải Phòng iv PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Công ty XNK súc sản và gia cầm Hải Phòng, nay là Công ty Cổ phần và xuất nhập khẩu súc sản và gia cầm Hải Phòng, là loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam. Công ty được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất giữa Công ty XNK súc sản và gia cầm Hà Nội và Chi nhánh Tổng Công Ty XNK súc sản gia cầm Hải Phòng theo Quyết định số 486/NN -TCCB/QĐ ngày 01 tháng 04 năm 1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và được lấy tên là Công ty XNK súc sản và Gia cầm Hải Phòng. Năm 2008, Công ty chuyển sang hình thức công ty Cổ phần. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÚC SẢN VÀ GIA CẦM HẢI PHÒNG Tên công ty bằng tiếng Anh: HAIPHONG INVESTMENT AND ANIMAL POULTRY PRODUCTS IMPORT - EXPORT JOINT STOCK COMPANY Trụ sở công ty: No.16, Cu Chinh Lan street, Hong Bang district, Hai Phong city Điện thoại: 031.3823.737 Fax: 031.3842.181 / 031.3823.737 Địa chỉ thư điện tử: [email protected] Tên viết tắt ANIMEX Hai Phong Công ty CPĐT&XNK Súc sản và Gia cầm Hải Phòng được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 111075 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng. Ban đầu, Công ty CPDT&XNK Súc sản và Gia cầm Hải Phòng chỉ có 97 cán bộ công nhân viên. Những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ 1 sản xuất còn yếu kém. Thành lập năm 1997 - thời kỳ kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động, Công ty đã gặp không ít khó khăn về thị trường tiêu thụ cũng như nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Những năm cuối thập niên 90 công ty chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm sang thị trường Đông Âu, chủ yếu là Nga, xuất khẩu lợn sữa sang thị trường Hồng Kong, Malaysia. Bên cạnh đó, công ty nhập khẩu các mặt hàng vật tư, thiết bị, sắt, thép. Công ty được chuyển thành Công ty Cổ phần theo Quyết định số 2545/QĐ – BNN-ĐMDN ngày 31/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lấy tên là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Súc sản Gia cầm Hải Phòng với các ngành nghề như giấy phép đăng ký kinh doanh sau: 1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203003800, Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng đăng ký kinh doanh các ngành nghề sau: Thứ nhất là thu mua và xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, nông sản, thủy sản, thực phẩm tươi sống, hàng chế biến thực phẩm, lông da, xương động vật. Thứ hai là nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, máy móc thiết bị chuyên dụng, thực phẩm và nguyên liệu chế biến thực phẩm Thứ ba là Kinh doanh kho và các dịch vụ tổng hợp. Thứ tư là chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất, chế biến, kinh doanh nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, thiết bị chăn nuôi. STT Tên ngành Mã ngành 1 Sản xuất chế biến thực phẩm 10 Bảng 1. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khảu Súc sản Gia cầm Hải Phòng 2 Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty ANIMEX Hải Phòng đã nỗ lực không ngừng và từng bước đi lên trở thành một doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi. Với việc cổ phần hóa vào năm 2008, công ty ANIMEX đã đánh dấu bước phát triển bằng những quyết định kinh doanh chứng minh tính năng động như việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu. 1.3 Cơ cấu tổ chức: Bộ máy tổ chức và hoạt động của công ty ANIMEX Hải Phòng được thể hiện trên sơ đồ sau: Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng Giám đốc Phó tổng giám đốc 1 Phòng nghiệp vụ giao nhận Phòng tổ chức hành chính Phó tổng giám đốc 2 Phòng kế toán Phân xưởng cơ điện lạnh Phòng kinh doanh XNK Xí nghiệp chăn nuôi và chế biến thịt lợn XK Xí nghiệp thực phẩm XK Biểu đồ 1.3. Biểu đồ cơ cấu tổ chức của công ty ANIMEX Hải Phòng Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý. Hội đồng quản trị có trách nhiệm quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế toán kinh doanh hàng năm của công ty và quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Ban điều hành công ty gồm 3 người: 1 Tổng Giám đốc và 2 Phó Tổng Giám đốc. Ban điều hành có nhiệm vụ quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty đồng thời kiến nghị các phương án cổ tức và xử lý lỗ trong kinh doanh. 3 Phòng kế toán gồm 6 nhân viên chịu trách nhiệm vấn đề tài chính của công ty ví dụ như vay vốn ngắn hạn phục vụ cho mục đích chăn nuôi để chế biến và kinh doanh các lô hàng, lập báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm và giao dịch với cơ quan thuế để đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước. Phân xưởng cơ điện lạnh gồm 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 8 công nhân biên chế và 20 công nhân lao động thời vụ. Phân xưởng có nhiệm vụ lắp đặt các kho hàng đông lạnh, phòng mát, hệ thống máy lạnh trung tâm cho các nhà hàng và siêu thị. Phòng kinh doanh XNK gồm 4 và có nhiệm vụ ý kết các hợp đồng xuất - nhập khẩu với các đối tác nước ngoài, siêu thị, trung tâm thương mại và các chợ đầu mối. Phòng nghiệp vụ giao nhận gồm 7 nhân viên và có trách nhiệm trong việc giao nhận các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty. Phòng tổ chức hành chính gồm 3 nhân viên có nhiệm vụ tuyển dụng cán bộ công nhân viên cho công, tìm kiếm nguồn nhân lực có đủ năng. Đồng thời, phòng có trách nhiệm phân công nhân sự; chịu trách nhiệm trong đánh giá nhân sự. Xí nghiệp chăn nuôi và chế biến thịt lợn XK gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 15 công nhân và có nhiệm vụ chăn nuôi thịt lợn thương phẩm đạt sản lượng thường xuyên trong chuồng nuôi là 5000 con đồng thời phải đảm bảo đúng quy trình giết mổ. Xí nghiệp thực phẩm gồm 12 người, trong đó có 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc và có nhiệm vụ chế biến thực phẩm theo yêu cầu của phòng kinh doanh và XNK Ban kiểm soát gồm 3 người và có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát Hội đồng quản trị, ban điều hành đồng thời kiểm tra sự hiệu quả của phòng tài chính kế toán. Qua thời gian thực tập tại công ty ANIMEX Hải Phòng, tôi xin đưa ra một số nhận xét sau. Trái ngược với mảng tối của gần 61000 doanh nghiệp Việt Nam phải giải thế, công ty ANIMEX Hải Phòng, nhờ vào khả năng của ban điều hàng vẫn đứng vững và ngày càng phát triển, những con số về lợi nhuận tăng theo từng năm. Nhân viên các phòng ban đều là những người có chuyên môn cao, hoàn thành tròn trách nhiện được ban điều hành giao phó. Công ty đã tinh giảm tối đa ban điều hành và số lượng nhân viên, khiến cho luồng thông tin giữa các phòng dễ dàng được thông suốt, đẩy nhanh tính năng động và kịp thời phản ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường. Và hơn hết hệ thống năng động này còn giúp giảm chi phí quản lý, sử dụng ngân sách hiệu quả hơn. 4 PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Các loại thị trường của doanh nghiệp: 2.1.1 Thị trường nguyên liệu đầu vào: Thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình chế biến của Công ty chủ yếu là các tỉnh khu vực Miền Bắc. Đây là các tỉnh đồng bằng, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các đàn gia súc gia cầm. Vì lẽ đó, đây là thị trường cung cấp khá ổn định, giá cả hợp lý; hơn nữa lại rất gần khu vực hoạt động của Công ty. Hiện nay, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hoá, được coi là những thị trường cung cấp nguyên liệu chính của Công ty. Thêm vào đó, Công ty còn để ý tới những nhà cung cấp bò giống từ Australia để tiêu thụ cho thị trường trong và ngoài nước. Hàng tháng công ty nhập khẩu 3 lô bò với số lượng mỗi lô hàng là 5000 con bò. Số bò này được nuôi nhốt tại xí nghiệp chăn nuôi và chế biến thịt lợn xuất khẩu. 2.2.2. Thị trường tiêu thụ: 2.2.2.1. Thị trường tiêu thụ nội địa Trong những năm đầu mới thành lập, thị trường tiêu thụ của Công ty ANIMEX Hải Phòng chủ yếu là Hải Phòng và các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định với sản lượng tiêu thụ rất thấp, chỉ khoảng 5.000 tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm của Công ty chưa đến tay người tiêu dùng ở miền Trung và miền Nam.Đến nay, sản phẩm của Công ty mới chiếm khoảng 4,23% thị phần cả nước. Bên cạnh dó, công ty còn phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất chế biến các sản phẩm cùng loại. Theo một khảo sát thị trường gần đây của công ty, trên cả nước có khoảng hơn 150 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các mặt hàng thực phẩm gia súc, gia cầm các loại; trong Tổng Công Ty Chăn Nuôi Việt Nam cũng đã có đến 40 doanh nghiệp; và ngay tại địa bàn TP Hải Phòng đã có đến 8 doanh nghiệp. 2.2.2.2. Thị trường tiêu thụ nước ngoài Trong những năm đầu của “Đổi mới” thời kỳ nền kinh tế đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Công ty chỉ xuất khẩu 5 sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và các nước trong khu vực Đông Nam Á với số lượng thấp. Hiện nay hầu như sản phẩm của Công ty mới chỉ được tiêu thụ ở thị trường các nước láng giềng, ở một vài nước Đông Âu, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty. Nhìn chung những thị trường lớn như: Nhật Bản, Mỹ, EU mới chỉ tiêu thụ ở mức rất hạn chế. Doanh thu tiêu thụ của Công ty trên các thị trường Đông Âu, Bắc Á mới chỉ đạt khoảng 20 tỷ đồng/năm – một con số còn khiêm tốn. Năm 2013, sản phẩm của Công ty đã có mặt trên 28 nước trên thế giới. 2.1.2 Các sản phẩm chính của doanh nghiệp: Công ty ANIMEX Hải Phòng kinh doanh theo các ngành chính sau: Thứ nhất, Công ty chăn nuôi lợn thịt thương phẩm theo quy trình. Quy trình chăn nuôi được sự cấp phép đạt tiêu chuẩn của chính phủ Bắc Úc, được trung tâm Y tế dự phòng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện giết mổ. Thứ hai. Công ty xuất khẩu lợn sữa sang Hồng Kong Thứ ba, Công ty nhập khẩu bò thịt từ Australia để phục vụ thị trường nội địa. Thứ tư, Công ty lắp đặt các hệ thống kho lạnh, phòng mát và các hệ thống điều hòa trung tâm cho các nhà hàng, siêu thị Thứ năm, Công ty giao nhận hàng hóa và nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị bạn Thứ sáu, Công ty thực hiện các hoạt động liên doanh, liên kết. 6 2.2 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty: Bảng tóm tắt báo cáo tài chính năm 2012, 2013 Qua bảng số liệu trên ta có thể phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2012 và 2013 như sau: Mã Chỉ tiêu 1 2012 2013 01 68.968.065.565 92.322.745.889 số Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ 03 299.508.725 300.987,929 3 Doanh thu thuần về bán hàng và 10 68.668.556.840 92.021.757.960 cung cấp DV 4 Giá vốn hàng bán 11 65.879.105.791 88.531.306.084 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung 20 2.789.451.049 3.490.451.876 cấp DV 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 397.064.019 252.605.870 7 Chi phí tài chính 22 704.620.239 1.152.248.221 Trong đó chi phí lãi vay 668.649.848 861.264.606 8 Chi phí bán hàng 23 443.684.736 726.594.847 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 1.960.688.682 1.349.204.232 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 25 77.521.411 515.010.446 doanh 11 Thu nhập khác 30 8.614.983.310 10.163.459.357 12 Chi phí khác 31 8.623.051.704 10.037.449.833 7 13 Lợi nhuận khác 32 (8.068.394) 126.009.524 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 40 69.453.017 641.019.970 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 50 17.363.254 125.254.993 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 52 52.089.763 515.764.977 nghiệp Bảng 2.2. Báo cáo doanh thu của công ty năm 2012 và 2013 2.2.1. Doanh thu và cơ cấu doanh thu: Dựa vào bảng kết quả báo cáo tài chính của hai năm 2012 và 2013 có thể thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng hơn 23 tỷ đồng (khoảng 34%) trong khi các khoản giảm trừ chỉ tăng gần 0,5% và giá vốn hàng bán tăng 34,38%. Nhìn chung, tỷ lệ tăng của các khoản giảm trừ và giá vốn hàng bán thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần cho thấy so với năm trước, hiệu quả trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã nâng cao, có thể doanh nghệp đã tiết kiệm được tối đa số lượng cũng như giá trị nguyên vật liệu hoặc công cụ dụng cụ dư thừa, tận dụng tối đa giá trị của hàng tồn kho. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn 25% (hơn 700 triệu đồng) và cũng là nguồn thu chủ chốt của doanh nghiệp Xét đến doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động này vào năm 2013 đã giảm hơn 144 triệu đồng (khoảng hơn 36%) trong khi đó chi phí tài chính tăng tới gần 64% trong đó chi phí lãi vay tăng hơn 192 triệu đồng. Sự sụt giảm đáng kể hiệu quả trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp có thể xuất phát từ việc thu hồi hoặc thanh lý chậm các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết. Cũng cần phải kể đến những biến động trong tỷ giá hối đoái năm qua đã tác động tiêu cực đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Xét đến các khoản thu nhập khác, trong giai đoạn từ năm 2012 – 2013, khoản thu nhập khác của doanh nghiệp đã tăng hơn 1 tỷ đồng, có thể do doanh nghiệp đã thu được những khoản nợ khó đòi hoặc nhờ chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác. 8 2.2.2 Chi phí và cơ cấu chi phí: Ngoài những phân tích về các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán và chi phí tài chính đã nêu ở trên, hai yếu tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua. Qua báo cáo kết quả kinh doanh, chi phí bán hàng của doanh nghiệp đã tăng lên hơn 282 triệu đồng (khoảng hơn 63%) so với năm trước. Tuy nhiên Công ty đã giảm chi phí quản lý xuống hơn 611 triệu đồng. Đây có thể là kết quả của đưa ra những lựa chọn tốt hơn về vật liệu, bao bì, công suất hoạt động của bộ phận bảo quản, bán hàng như nhà kho, cửa hàng, vận chuyển… Đồng thời, Công ty cũng đã tối giảm hơn các chi phí cho nhân viên quản lý, vật liệu quản lý; tận dụng tối đa tài sản cố định dùng cho doanh nghiệp như nhà cửa làm việc, máy móc thiết bị quản lý. Đây là những tăng, giảm hợp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh khả quan, được chứng minh bằng kết quả hạch toán lợi nhuận dưới đây 2.2.3 Lợi nhuận: Nhờ có sự điều chỉnh hợp lý hai loại chi phí kể trên kết hợp với sự tăng lên của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã tăng ngoạn mục lên gấp hơn 6 lần (tương đương với hơn 437 triệu đồng). Tuy nhiên, còn phải thấy rằng, mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có tăng lên nhưng vẫn chưa tương xứng với quy mô hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.4 Vốn và cơ cấu vốn: Sau một năm tài chính, tổng tài sản của doanh nghiệp đã giảm hơn 15 tỷ. Bên cạnh đó, vốn lưu động và vốn cố định cũng cho thấy sự thay đổi rõ rệt. Tổng giá trị tài sản của vốn lưu động giảm hơn 11 tỷ, vốn cố định giảm hơn 41 tỷ. Cùng với sự tăng lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh của năm 2013 so với năm trước đã cho thấy sự hiệu quả hơn trong việc sử dụng tất cả các nguồn lực của công ty. 2.2.5 Lao động và cơ cấu lao động: Công ty ANIMEX Hải Phòng đến nay đã tạo công ăn việc làm cho 148 lao động trong đó có 98 lao động nam và 50 lao động nữ, 32 nhân viên có trình độ chuyên môn tốt nghiệp Đại học, 20 tốt nghiệp Cao đẳng, 11 trung cấp chuyên nghiệp, 55 công nhân có tay nghề cao và 30 công nhân thời vụ. 9 Nhìn chung, lực lượng lao động của Công ty được sắp xếp tương đối hợp lý. Những cán bộ quản lý là những người có trách nhiệm với công việc và chăm lo đời sống của nhân viên, ngược lại, nhân viên là những người chăm chỉ, luôn ý thức hoàn thành tốt công việc được giao, sẵn sàng làm thêm giờ khi khối lượng công việc của doanh nghiệp tăng lên. Mặc dù vậy, họ còn thiếu sót một số các kỹ năng mềm, chưa phát huy được hết khả năng sáng tạo. 2.2.6 Tiền lương và cơ cấu tiền lương: Tiền lương của công nhân phân xưởng sản xuất, công ty thực hiện việc trả lương theo thời gian, tính lương theo cấp bậc, (bậc thợ, bậc lương) đơn giá theo sản phẩm và phụ cấp. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển và lớn mạnh của công ty mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên cũng được tăng lên. 2.3 Đánh giá, nhận xét về ưu điểm, hạn chế: 2.3.1 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: 2.3.1.1. Ưu điểm: Công ty luôn giữ phương châm sản phẩm bán ra phải giữ chữ tín với khách hàng. Công ty đã đẩy mạnh công tác quản lý thành phẩm. Trước khi cho nhập kho, thành phẩm đã được nhómvthụ hóa ở xí nghiệp kiểm tra và đưa đến cho bộ phận kinh doanh của Công ty để kiểm tra lại một cách nghiêm ngặt về chất lượng và quy cách, kiên quyết không cho nhập những thành phẩm không đạt yêu cầu. Công ty cử người kiểm tra kỹ chất lượng, quy cách sản phẩm sản xuất so với chứng từ xuất kho. Công ty ANIMEX Hải Phòng có thế mạnh về công tác quản lý bán hàng. Để kích thích quá trình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời để phù hợp với khả năng thanh toán của mọi khách hàng đối với Công ty, Công ty ANIMEX Hải Phòng đã sử dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, trong đó chủ yếu là thanh toán tiền ngay và trả chậm. Đối với những khách hàng mua với khối lượng lớn sẽ được giảm giá, hàng kém phẩm chất có thể được trả lại. Đối với đại lý, hình thức thanh toán là định kỳ bán được bao nhiêu hàng trả tiền bấy nhiêu và không phải chịu thêm khoản phí nào. Với các đại lý hợp đồng dài hạn sẽ được hưởng chính sách ưu tiên như hưởng % hoa hồng cao và có thưởng nếu bán được nhiều hàng. 10 Công ty có chiến lược về sản phẩm cụ thể, phù hợp trong kinh doanh và đã hiện thức hóa chiến lược đó thành công. Cụ thể, trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty nhận thấy trên thị trường Việt Nam và nhiều nước lân cận, thịt bò Úc rất được ưa chuộng. Nhưng nếu dùng sản phẩm nhập khẩu trực tiếp thì giá rất cao và ít người tiêu dùng được tiếp cận. Vì thế, trên cơ sở mối quan hệ bạn hàng sẵn có, Animex Hải Phòng trực tiếp làm việc với Bộ trưởng Chính phủ Bắc Úc về việc xúc tiến hợp tác xuất nhập khẩu, trước mắt là phát triển thị trường tiêu thụ bò thương phẩm của Úc tại Việt Nam. Theo đó, Animex Hải Phòng là doanh nghiệp đầu tiên của cả nước nhập khẩu bò thương phẩm và thực hiện khép kín quy trình từ tiếp nhận, chăn nuôi, giết mổ đến cung cấp sản phẩm ra thị trường. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia Úc, Công ty bảo đảm nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi, giết mổ. Các đơn vị đặt hàng nhiều nhất là hệ thống siêu thị Metro, Big C tại Hải Phòng và Hà Nội. Giá thịt bò Úc do công ty cung cấp rất hợp lý, chỉ hơn 200.000 đồng/ kg, bằng một nửa so với giá thịt bò nhập khẩu trực tiếp. Công ty ANIMEX Hải Phòng với tư cách là một công ty trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu đã chú trọng trong việc mở rộng mối quan hệ kinh doanh. Nhận ra tầm quan trọng của nhà cung cấp trong cuộc chiến chống lại sự cạnh tranh khắc nghiệt từ các đối thủ, Công ty xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với nhà cung ứng chiến lược tạo điều kiện để tìm ra những đặc điểm có thể tăng cường mối quan hệ trong khi vẫn đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và cùng nhau tăng cường khả năng tạo ra nguồn lợi nhuận mới. 2.3.1.2Hạn chế: Hạn chế về Nguồn nhân lực Công ty ANIMEX Hải Phòng gặp một số khó khăn trong vấn đề nguồn nhân lực để cải tiến kỹ thuật trong sản xuất và thâm nhập thị trường nước ngoài. Công ty tuy có bề dày kinh nghiệm truyền thống nhưng chưa chủ động tìm tòi những cái mới, những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật trong chính lĩnh vực hoat động của mình. .Hiện nay, ngành chăn nuôi nhờ có những phát triển vượt bậc của Khoa học kỹ thuật mà đã nhanh chóng nâng cao sản lượng và cải thiện chất lượng sản phẩm. Để có thể tiếp thu và ứng dụng những kỹ thuật này không những đòi hỏi 11 người lao động có kiến thứ chuyên môn vững chắc mà còn phải luôn linh động trong việc cập nhật những thành tựu ứng dụng trong chăn nuôi. Nhân viên ở Công ty tuy có bề dày kinh nghiệm nhưng chưa thực sự nhanh lẹ với những cái mới Thêm vào đó, trình độ tiếng Anh của các nhân viên không đủ để đáp ứng với những đòi hỏi của kinh doanh. Vì mọi hoạt động trong kinh doanh cần đến tiếng Anh đều phải dựa vào phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu nên sẽ dẫn đến hai tác động tiêu cực. Thứ nhất, điều này sẽ làm hạn chế khả năng ứng biến linh hoạt của các phòng ban khác khi có giao dịch bằng tiếng nước ngoài, tạo rào cản trong các hoạt động kiểm dịch, kiểm kê và giải quyết những tranh chấp tạm thời với đối tác nước ngoài. Thư hai, phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu sẽ phải đảm trách nhiều công việc cùng một lúc, điều này sẽ làm giảm tính hiệu quả chuyên môn của bộ phận này. Nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng gia tăng sức ép về giá, Công ty đối mặt với nguy cơ giảm lợi nhuận. Nguồn thức ăn chăn nuôi của công ty còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Theo con số thống kê của Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam cho biếtnhững loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm như đậu tương, khô dầu đậu tương phải nhập khẩu 70-80%. Vì vậy, khi thị trường thức ăn chăn nuôi thế giới biến động về cung và cầu, ngay lập tức ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Mặt khác, so với các nước trong khu vực, giá bán các loại thức ăn ở nước ta luôn cao hơn khoảng 20%. Nếu ảnh hưởng khách quan này không có những tín hiệu tốt, doanh nghiệp sẽ khó có thể cạnh tranh với những đối thủ nước ngoài. 12 PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3.1 Một số vấn đề chủ yếu nổi lên cần giải quyết trong hoạt động kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp: Xét về mặt bối cảnh,kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được cho rằng bị hạn chế bởi một số vấn đề cơ bản sau.Thứ nhất, sức ép về việc quản lý và hoạt động hiệu quả của các công ty được cổ phần hóa từ tiền thân là doanh nghiệp nhà nước. Sự sụp đổ mang tính hệ thống của các tập đoàn kinh tế Nhà nước gần đây khiến cho cộng đồng hồ nghi nhiều hơn vào tính hiệu quả của quá trình mang tên cổ phần hóa. Thứ hai, sự cạnh tranh quyết liệt trong ngành chăn nuôi. Trong nước, doanh nghiệp chăn nuôi đã qua thời kỳ “đếm trứng ăn tiền”, các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước đang và sẽ gặp phải nguy cơ chia sẻ thị trường của mình với những đối thủ nước ngoài đến từ thị trường từ Thái Lan, Indonesia đến Australia, Mỹ, Canada. Vì lẽ đó, có thể nhận thấy một số vấn đề cơ bản nổi cộm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau: 3.1.1 Hạn chế về Nguồn vốn: Năm 2013, Công ty đã có bước tiến trong việc cung cấp sản phẩm với việc nhập khẩu thịt bò từ Australia để phục vụ thị trường nội địa. Đây là một ý tưởng thương mại thông minh nhằm tận dụng thị trường rộng lớn và tập khách hàng có thu nhập khá và ổn định trong nước. Tuy nhiên vì là dòng sản phẩm mới nên nguồn vốn để đầu tư cho sản phẩm kinh doanh này còn gặp nhiều khó khăn. Để duy trì được dòng tiền ổn định cho việc nhập khẩu thịt bò còn là một câu hỏi 3.1.2 Kế hoạch marketing và xây dựng thương hiệu đã trở nên lỗi thời: Trên thực tế, công ty ANIMEX Hải Phòng vẫn căn cứ vào doanh số bán hàng để đánh giá sự thành công trong kinh doanh của mình. Các chiến lược bán hàng thường nhằm vào việc nâng cao doanh số bán mà không phải là định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, công ty chưa có chiến lược định vị thương hiệu trong khách hàng các nhân. 13 Trong khi đó, khách hàng muốn mua thứ họ cần chứ không phải thứ bán ra. Bán hàng ngày càng trở nên khó khăn vì sự nở rộ mạng mẽ của thông tin phổ biến trực tuyến. Điều này đã mang cho khách hàng thêm nhiều lựa chọn hơn. Mặc dù hàng năm công ty có gửi hàng tham dự các hội chợ trong và ngoài nước nhưng quy mô còn nhỏ. Công ty đã lập tài khoản thư điện tử mang tên [email protected], nhưng vẫn chưa có một website chính thức. 3.1.3. Vấn đề về phát triển thị trường Thị trường của công ty trong những năm gần đây ghi nhận sự mở rộng nhanh chóng sang khu vực Đông Âu. Tuy nhiên, đối với thị trường nội địa, Công ty mới chỉ cung cấp các sản phẩm cho siêu thị tại các thành phố lớn quanh khu vực duyên hải miền Bắc. Vấn đề thiếu vốn và thiếu thông tin nghiên cứu thị trường như đã nói ở trên là hai trong số những lực cản chính để Công ty tham gia vào các thị trường miền Trung và miền Nam Việt Nam. 3.2 Một số ý kiến và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng: 3.2.1 Huy động vốn: Công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu súc sản và gia cầm Hải Phòng có thể huy động vốn từ các nguồn nội bộ, tức là từ chính những nhân viên trong Công ty. Ngoài ra công ty còn có thể thu hút vốn thông qua hình thức vay ngân hàng, , từ chính lợi nhuận tích lũy được hoặc thông qua đầu tư, liên doanh, liên kết với đối tác. 3.2.2 Cập nhật các chiến lược marketing hiệu quả phù hợp trong môi trường cạnh tranh: Công ty ANIMEX Hải Phòng cần mạnh dạn thay đổi những chiến lược marketing của mình để phù hợp trong thương trường. Công ty cần có sự quan tâm với loại hình thương mại điện tử B2B bởi nó sẽ là một phương thức kinh doanh đầy hứa hẹn với công ty kinh doanh ngành hàng thực phẩm với số lượng lớn cần được đặt hàng nhanh và giao hàng tận tay. Một giải pháp khác, trong khi trên thị trường, người tiêu dùng đang đau đầu với việc chọn ra sản phẩm thức ăn sach, có chất lượng đồng thời đảm bảo hợp với 14 túi tiền.Công ty cần khai thác hình ảnh tốt từ sản phẩm thịt Bò nhập khẩu từ Úc với chất lượng tốt và giá cả phải chăng để định vị hình ảnh công ty tốt hơn trong tâm trí khách hàng cá nhân. Việc quảng cáo sản phẩm tiêu dùng thiết yếu này qua kênh truyền hình trung ương trong 30 giây có thể chưa thực sự hợp lý với ngân sách của doanh nghiệp. Nhưng bước đầu, công ty nên quảng cáo sản phẩm thông qua kênh truyền hình địa phương ví dụ như Đài truyền hình Hải Phòng 3.2.3 Ổn định và mở rộng thị trường: Đối với thị trường nước ngoài, Công ty có thể xác định Hồng Kong và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính. do gần gũi địa lý, thời gian vận chuyên hàng ngắn.Về thị trường Đông Âu, cụ thể là Nga thì phải nghiên cứu đến cách bảo quản và chế biến sản phẩm đông lạnh. Việc chinh phục thị trường này có thể gặp nhiều khó khăn hơn bở khoảng cách địa lý, tâm lý người tiêu dùng và quy chế bảo hộ ngành nông nghiệp của nước bản địa. Công ty nên định hướng phát triển thị trường và ký kết thêm nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường Châu Âu. Đối với thị trường trong nước, Công ty duy trì sự hiện diện trên thương trường bằng cách tiếp tục củng cố quan hệ với các bạn hàng hiện tại, đồng thời dựa trên kinh nghiệm tìm kiếm thêm các bạn hàng mới. Các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo và dịch vụ sau bán cũng cần được đẩy mạng để tăng mức thu mua sản phẩm của các khách hàng cá nhân. Công ty cũng cần có lịch trình cải tiến sản phẩm, tạo điểm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh 3.3 Tình hình sử dụng tiếng Anh trong doanh nghiệp: 3.3.1 Vấn đề sử dụng tiếng Anh trong doanh nghiệp: Việc sử dụng tiếng Anh trong doanh nghiệp còn gặp rất nhiều hạn chế do khả năng ngoại ngữ của nhân viên chưa được chú trọng. Trình độ ngoại ngữ của các nhân viên trong công ty chưa đủ để đáp ứng những yêu cầu giao tiếp mà các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đối ngoại đòi hỏi. Những nhân viên khi gặp các đối tác nước ngoài còn lung túng và chưa diễn đạt được đầy đủ hết những thông tin mình muốn cung cấp. Điều này gây ảnh hưởng đến những khía cạnh sau 15 Thứ nhất là việc mở rộng thị trường. Để xâm nhập và thâm nhập thành công một thị trường mới, ví dụ Bắc Âu, doanh nghiệp trước tiên cần phải sử dụng thành thạo công cụ tiếng Anh trong việc đọc, tìm hiểu các tài liệu về thị trường. Không những thế còn cần phải đi thực tế những thị trường tiềm năng đó để có kinh nghiệm cụ thể, quyết định xem có nên quyết định đầu tư vào thị trường đó hay không. Thứ hai, ngoại ngữ trong Công ty chưa được cải thiện sẽ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến những quan hệ kinh doanh hiện tại của công ty. Như đã đề cập ở trên, công ty ANIMEX Hải Phòng có mối liên hệ với Hiệp hội Chăn nuôi Australia để thực hiện nhập khẩu thịt bò vào thị trường VN. Hàng tháng đều có đại diện của Hiệp hội này từ Australia sang để khảo sát quy trình chăm sóc và chế biến bò. Như vậy có thể thấy nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong những hoạt động kinh doanh hàng ngày là khá cao, trong tương lai đòi hỏi về giao tiếp tiếng Anh sẽ là một tất yếu khách quan cho sự phát triển của Công ty. Thứ ba, sử dụng thành thạo tiếng Anh là một điều kiện để có thể tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng hơn đối với kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi, giết mổ, chế biến mới trên thế giới. Cuối cùng, công cụ tiếng Anh giúp cho sản phẩm của Công ty dễ dàng tiếp cận hơn với người tiêu dùng trên thế giới. Việc đóng gói bao bì, các thông số của sản phẩm bằng tiếng Anh sẽ giúp sản phẩm tiến lại gần hơn với mối quan tâm của người tiêu dùng. 3.3.2 Giải pháp nhằm nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh của nhân viên trong Công ty Công ty nên bắt đầu việc cải thiện trình độ sử dụng tiếng Anh trong công ty qua việc tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học tiếng Anh giao tiếp trong kinh doanh ngắn hạn. Bên cạnh đó khuyến khích họ sử dụng tiếng Anh trong công ty càng nhiều càng tốt để tăng thêm phản xạ ngoại ngữ. Ví dụ như, công ty có thể thiết kế những cuộc thi nhỏ trong những ngày lễ đặc biệt của công ty hoặc kỳ du lịch của cả Công ty để họ có cơ hội thể hiện và thử sức trò chuyện, giao tiếp trong Công ty bằng tiếng Anh. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan