Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại công ty tnhh thương mại t...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại công ty tnhh thương mại tam kim

.DOC
17
563
137

Mô tả:

GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Được sự giới thiệu của khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Thương Mại và sự cho phép của Ban lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại Tam Kim, em có cơ hội thực tập và học hỏi kinh nghiệm tại công ty. Sau một thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu và quan sát tại công ty, dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh chị, cán bộ công nhân viên, cùng với sự hướng dẫn của T.s Vũ Xuân Dũng, em đã có cái nhìn hoàn thiện hơn về quá trình hình thành, phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Nhờ có những kiến thức, thông tin, kinh nghiệm học hỏi và tích lũy được, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm 4 phần chính như sau: Phần 1: Giới thiệu về Công ty TNHH Thương Mại Tam Kim …………………….2 Phần 2: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012………………………………………………………………………… 5 Phần 3: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết…………………………………........13 Phần 4: Đề xuất hướng đề tài khóa luận…………………………………………..14 Do thời gian thực tập chưa nhiều, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân chưa chuyên sâu, nên bài báo cáo không tránh khỏi những hạn chế về nội dung và trình bày. Em rất mong nhận được sự đánh giá và ý kiến phản hồi của thầy để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1|Page SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng Phần 1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Thương mại Tam Kim 1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại Tam Kim Công ty TNHH Thương mại Tam Kim là thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần Tam Kim (TAMKIM Group). Tiền thân Công ty là phòng dự án thuộc công ty Cổ phần thiết bị điện Tam Kim và được chính thức thành lập ngày 25/7/2008 theo quyết định số 0104003535 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TAM KIM Tên công ty bằng tiếng Anh: TAM KIM TRADING COMPANY LIMITTED Đại diện: Ông Nguyễn Xuân Hải Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Ô B02, Lô D13, P. Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04.37833071 Tài khoản: 1020 1000 106 1147 Tại Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Hà Nội Mã số thuế: 0102797095 Mã số doanh nghiệp: 0102797095 Vốn đăng ký kinh doanh: 6.000.000.000 đồng (6 tỷ đồng) 1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản 1.2.1 Chức năng - Tư vấn, giới thiệu, thiết kế, thi công lắp đặt các công trình điện nước, kinh doanh các sản phẩm vật tư ngành điện, nước mang nhãn hiệu Roman, Sunmax, Kohan … 1.2.2 Nhiệm vụ - Cung cấp các sản phẩm thiết bị ngành điện nước với chất lượng tốt nhất cho các công trình xây dựng ở Việt Nam, mang đến niềm tin và chất lượng đối với Quý khách hàng và đối tác. 2|Page SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng 1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thương mại Tam Kim Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty như sau: HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tài chính - kế toán Phòng Phòng Marketing tổ chức hành chính Phòng dự án -Quảng cáo Bộ phận kho Như vậy, cơ cấu tổ chức của Công ty là mô hình cơ cấu chức năng. Mỗi phòng ban thực hiện một chức năng chuyên biệt. 1.1.1 Chức năng nhiệm vụ cơ bản các phòng ban.  Ban giám đốc: Bao gồm hội đồng quản trị và Giám đốc có trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật,  điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty. Phòng kinh doanh: Nghiên cứu và đáp ứng các nhu cầu của thị trường, nắm bắt các nhu cầu của thị trường về hàng hóa, đảm bảo đưa sản phẩm ra thị trường.  Chịu trách nhiệm về doanh thu doanh số của công ty. Phòng Tài chính - Kế toán: tham mưu giám đốc về mặt tài chính, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thức tiền tệ, là công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế đồng thời là đầu mối tham mưu đắc lực cho lãnh đạo công ty trong quản lý chi tiêu, nhập xuất hàng hóa, xác định kết quả kinh doanh để lập báo cáo chính xác kịp thời. 3|Page SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng  Phòng tổ chức hành chính : Phụ trách tất cả các hoạt động hành chính của công ty, đảm bảo hỗ trợ tối đa cho các phòng ban, đảm bảo sự linh hoạt cho tất  cả mọi hoạt động, chính sách giấy tờ của công ty. Phòng Marketing - Quảng cáo : đảm nhận tất cả các công việc marketing, đảm bảo xúc tiến bán hàng, các phương án về thương hiệu, giá cả.. về các sản phẩm  và dịch vụ của công ty. Phòng dự án : Phụ trách riêng mảng cung cấp sản phẩm cho các dự án lớn, hoặc có vốn ngân sách nhà nước. 4|Page SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng PHẦN 2: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 - 2012. 2010 Năm Tiêu chí A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 2011 Số tiền Tỷ Số tiền trọng Số tiền Tỷ trọng 37.819 100 34.238 5.342 14,13 2012 2011/2010 Tỷ trọng (+/-) % (+/-) % 100 68.909 100 (3.581) (9,47) 34.671 101,26 1.353 3,95 5.034 7,31 (3.989) (74,67) 3.681 272,06 9.427 176,47 I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu t tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu 1.734 4,58 5.342 15,60 14.769 21,43 30.743 81,29 27.543 80,45 14.768 21,43 1. Phải thu của khách hang 30.408 98,91 27.498 99,84 14.738 99,80 2. Các khoản phải thu khác 335 1,09 45 0,16 30 0,20 5|Page 2012/2011 SVTH: Hoàng Văn Bằng 3.608 208,07 (3.200) (10,41) (12.775) (9,57) (2.910) (12.76 (46,40) 0) (290) (86,57) (15) (46,38) (33,33) GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng IV. Hàng tồn kho 1.273 4,14 870 2,54 1.020 1,48 (403) (31,66) 150 17,24 V. Tài sản ngắn hạn khác - - 5 0,01 150 0,22 5 - 145 2.900,00 1. Thuế GTGT được khấu trừ - - - - 132 88,00 - - 132 - 2. Tài sản ngắn hạn khác Bảng 2.1: Cơ cấu vốn lưu động của công ty - 5 0,01 18 13,64 5 13 Đơn vị : Triệu đồng (Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty TNHH Thương Mại Tam Kim các năm 2010, 2011, 2012) 6|Page SVTH: Hoàng Văn Bằng 260,00 GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng Về Tài sản: Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2010 vốn bằng tiền của công ty đạt 5.342 triệu đồng sang năm 2011 khối lượng vốn này giảm mạnh xuống còn 1.353 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2010 đến năm 2011 công ty mở rộng sản xuất, đầu tư và hoạt động tài chính ngắn hạn và mua sắm thêm trang thiết bị mới nên cần một lượng vốn nhất định. Từ năm 2011 đến năm 2012 công ty đã nhận thêm một lượng vốn lớn từ công ty mẹ nên khối lượng vốn bằng tiền đã tăng vọt 272,06% tương ứng 3.681 triệu đồng và đạt mức 5.034 triệu đồng vào cuối kỳ năm 2012. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tăng nhanh chóng. Từ mức 1.734 triệu đồng năm 2010 đã tăng 3.608 triệu đồng (tương ứng 208,07%) đạt mức 5.342 triệu đồng vào năm 2011 và tiếp tục tăng 14.769 triệu đồng (tương ứng 176,47%) tại năm 2012. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng nhanh qua 3 năm cho thấy công ty đã chú ý không dự trữ quá nhiều tiền mặt. Các khoản phải thu giảm nhiều qua 3 năm. Năm 2010 là 30.743 triệu đồng năm 2012 chỉ còn 14.768 triệu đồng. Tỷ trọng cũng giảm từ 81,29% xuống còn 21,43%. Công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế việc chiếm dụng vốn. Tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu vẫn chiếm phần lớn (trên 30%) trong cơ cấu vốn lưu động, vì vậy doanh nghiệp cần tiếp tục đưa ra những biện pháp tích cực hơn để giảm các khoản phải thu. Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động. Điều này là do tình hình chung của ngành vật liệu xây dựng trong các năm qua. Tài sản ngắn hạn khác là chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2012 khối lượng tài sản khác tăng vọt lên tới 150 triệu. Sự tăng lên của tài sản ngắn hạn khác là do sự tăng lên của các khoản tạm ứng, công ty không có các khoản thế chấp hay ký quỹ ngắn hạn. Nếu công ty không có biện pháp 7|Page SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng sớm hòa nhập thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì nó làm cho lượng tiền vốn không sinh lời mà dễ bị thất thoát. Tài sản dài hạn ( gồm Tài sản cố định, Đầu tư dài hạn và Tài sản dài hạn khác ) cũng có sự biến động rõ ràng. Cụ thể, tăng từ 40.779 triệu đồng trong năm 2010 lên 74.716 triệu đồng trong năm 2012. Sự biến động này chủ yếu là do sự tăng mạnh của Tài sản cố định tăng 9% (13%-22%) so với tổng tài sản. Điều này chứng tỏ Công ty đã đổi mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Về Nguồn vốn: Nợ phải trả của Công ty tăng đột biến trong giai đoạn năm 2010-2011 là tăng 5.482 triệu đồng chiếm 38%, tuy nhiên con số này lại được giảm trong giai đoạn năm 2011-2012 giảm 522 triệu đồng xuống còn 18.624 triệu đồng (năm 2012). Điều này cho thấy được việc quản trị các khoản nợ của công ty khá còn yếu kém. Tuy nhiên, công ty cũng tự nhận ra điểm yếu đó và dần dần khắc phục điều đó. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 90.915 triệu đồng chiếm 83% tổng nguồn vốn. Chứng tỏ công ty đã tăng nguồn tài trợ thường xuyên để bù đắp nhu cầu Tổng tài sản. Đây là một điều đáng mừng vì nguồn vốn của Công ty sẽ đảm bảo chắc chắn hơn cho nhu cầu tài sản và tăng khả năng tự chủ của đơn vị. 8|Page SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng 2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh doanh. Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Mã số 1 2 10 11 20 21 22 23 24 Tiêu chí năm 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính Lãi vay phải trả 8. Chi phí bán hang 25 30 31 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 32 40 50 60 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng LN kế toán trớc thuế 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 9|Page Đơn vị: triệu đồng 2010 253.745 253.745 244.645 9.100 74 1.457 1.457 1.357 1.379 6.360 2.567 2.565 2 1.530 1.530 2011 2012 242.765 327.895 242.765 327.895 (10.980) 230.543 320.543 12.222 7.352 93 80 1.734 2.342 1.734 2.342 1.320 9.202 4.310 22 3.770 1.654 6.450 (2.140) 2.056 2.056 2.467 (813) 2.075 2.075 SVTH: Hoàng Văn Bằng 2011/2010 2012/2011 +/% (10.980) (4,33) - +/85.130 - % 35,07 - (4,33) (14.102) 3.122 19 277 277 - 85.130 (5,76) 34,31 25,68 19,01 19,01 - 35,07 90.000 (4.870) (13) 608 608 - 39,04 (39,65) (13,98) 35,06 35,06 - 1,62 2.842 1.743 3.885 151,46 (2.142) 526 526 (59) 44,69 67,90 (4,47) (5.432) (2.656) (59,03) (61,62) (3.983) (34,76) 34,38 34,38 (61,75) 1.327 19 19 (62,01) 0,92 (0,92) GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Thương Mại Tam Kim các năm 2010, 2011, 2012) 10 | P a g e SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng Từ bảng trên ta thấy 3 năm từ 2010 đến 2012 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bất ổn định. Trong năm 2010 doanh thu thuần đạt 298.542 triệu đồng nhưng đến năm 2011 doanh thu thuần giảm 10.980 triệu đồng( tương đương giảm 4,33%) xuống còn 242.765 triệu đồng. Đến năm 2012 thì doanh thu thuần lại tăng lên 85.130 triệu đồng. Đây là dấu hiệu tốt, công ty đã có những biện pháp tốt trong công tác tìm kiếm khách hàng cũng như mở rộng thị trường để tăng doanh thu. Tuy doanh thu thuần năm 2011 thấp nhất trong 3 năm nhưng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm lại cao nhất, đạt mức 12.222 triệu đồng tăng 34,31% (tương đương tăng 3.122 triệu đồng) so với năm 2010 và 39,04% (tương đương 4870 triệu đồng) so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán năm 2010 là 244.645 triệu đồng đến năm 2011 giá vốn hàng bán giảm 5,76% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 giá vốn lại tăng vọt 39,04% (tương ứng 90.000 triệu đồng). Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán từ năm 2011 đến năm 2012 còn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Điều này làm lợi nhuận giảm. Trong cả 3 năm so với doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm tỉ lệ cao, điều này gây ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng của công ty. Nguyên nhân làm cho giá vốn tăng là do những năm gần đây giá nguyên vật liệu chính tăng cao và không ổn định. Hơn nữa giá vốn hàng bán tăng cao chứng tỏ công ty chưa thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Do đó công ty cần có những biện pháp hợp lý giảm các khoản chi để giảm khó khăn trong kinh doanh và tăng doanh thu bán hàng cũng như lợi nhuận. Về tổng chi phí đồng. Nhưng đến năm 2012 thì tổng chi phí là 5.316 triệu đồng giảm 2.107 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do công ty mua sắm thiết bị, đổi mới năm 2010 là 5.379 triệu đồng, năm 2011 tổng chi phí tăng 7.423 triệu đồng, giảm 2.044 triệu công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí tăng nhanh làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, gây lãng phí vốn đồng thời việc chi phí tăng có thể dẫn đến thiếu hụt vốn trong tương lai. 11 | P a g e SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng Chi phí tài chính tăng qua các năm. Năm 2010 chi phí tài chính là 1.457 triệu đồng. Đến năm 2011 tăng 277 triệu đồng (tương đương 19,01%). Từ năm 2011 đến năm 2012, tỷ lệ tăng cao hơn 35,06% và đạt mức 2.342 triệu đồng. Điều này phản ánh hoạt động tài chính của công ty chưa đem lại hiệu quả. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 là 1.357 triệu đồng, năm 2011 chỉ tăng 22 triệu đồng( tương đương 1,62%). Đến năm 2012 thì giảm nhưng cũng giảm rất ít 4,28%. Nói chung chi phí quản lý doanh nghiệp trong 3 năm này ổn định. Chi phí khác của năm 2011 là 6.450 triệu đồng tăng 3885 triệu đồng (tương đương 151,46%) so với năm 2010 và tăng 3.983 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng đột biến như vậy là do các khoản lỗ khi thanh toán máy móc thiết bị cũ và lỗi thời. Lợi nhuận sau thuế sau năm 2010 đến năm 2011 có xu hướng tăng 34, 38%. Nhưng đến năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 0,92% (tương đương 19 triệu đồng) và đạt mức 2.075 triệu đồng. Tại năm 2012 tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng so với 2 năm trước nhưng tốc độ tăng của chi phí không hề giảm thậm chí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Vì vậy công ty cần xem xét và đưa ra các giải điều chỉnh tiết kiệm chi phí một cách có hiệu quả để tăng lợi nhuận của công ty trong tương lai. Nhìn 2010 vào 2012, mặc dù doanh thu trong năm này giảm và thấp hơn so với 2 năm kia. Tuy nhiên, trong năm 2011,chi phí công ty kiểm soát khá tốt nên lợi chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 chưa được tốt lắm. Năm 2011 có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn so với nhuận sau thuế cao hơn so với 2 năm 2010 và 2012. Có thể nói công ty đã có những bước điều chỉnh nhân sự và chính sách thích hợp, đồng thời cắt giảm chi tiêu ở những khâu hợp lý, giúp công ty đạt được nhiều thành tích. Phân tích suất sinh lời của tài sản ( ROA ) Qua kết quả tính ở bảng 2.2 trên, ta thấy suất sinh lời tài sản Công ty có sự biến động. Cụ thể, tỷ suất sinh lời tài sản năm 2010 là 1,92% tăng lên là 2,76% 12 | P a g e SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng trong năm 2011 và sang năm 2012 bị giảm xuống còn 1,89%. Như vậy có nghĩa, mức tích lũy trên 100đ tài sản của công ty năm 2011 là 2,76đ tăng so với năm 2010 là 1,92đ và năm 2012 là 1,89đ. Điều này thấy được việc sử dụng vốn lưu động trong năm 2010-2011 là khá hiệu quả, những lại bất ổn trong năm 2011-2012. Phân tích suất sinh lời vốn chủ sở hữu ( ROE ) Cũng nhìn vào bảng tính 2.2 ta thấy suất sinh lời vốn chủ sở hữu cũng có sự bất ổn trong các năm. Tăng từ 2,32% trong năm 2010 lên 3,72% năm 2011 và lại giảm mạnh xuống còn 2,28% trong năm 2012. Điều này cho thấy, cứ 100đ vốn chủ sở hữu tạo ra 2,32đ (năm 2010); 3,72đ (năm 2011) và 2,28đ (năm 2012). Sự biến động này cho thấy sự bất ổn về sự sinh lời của công ty trong các năm gần đây. 2.3 Một số nhận xét về tình hình hoạt động của đơn vị kinh doanh. 2.3.1 Những kết quả đạt được. Qua việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương Mại Tam Kim, công ty đã đạt được những kết quả sau : - Doanh thu của công ty có xu hướng tăng mặc dù giai đoạn này là giai đoạn khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng công - ty vẫn duy trì hoạt động tốt. Sức sinh lời vốn lưu động của công ty có sự gia tăng qua các năm, lượng vốn - lưu động tiết kiệm ngày càng nhiều cũng như kiểm soát tốt lượng hàng tồn kho. Thị trường tiêu thụ của công ty cũng được mở rộng, có nhiều mối quan hệ với bạn hàng uy tín của công ty được nâng cao. Điều này nhằm giúp công ty dễ dàng huy động vốn lưu động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng khá hợp lý, phù hợp với yêu cầu công việc. Trong sự phát triển chung của công ty, công tác tài chính tốt, đảm bảo thực hiện yêu cầu được đặt ra. Việc tổ chức tài chính đã đảm bảo được tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa các bộ phận liên quan. Số liệu phản ánh trung thực, rõ ràng, chính xác tình hiện có, biến động của từng loại tài sản hay nguồn vốn trong công ty. Bên cạnh đó, công tác lập và báo cáo tài chính được tiến hành thường xuyên, liên tục, cung cấp đầy đủ thông tin cho các đối tượng có nhu cầu một cách kịp thời và chính xác. 13 | P a g e SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng Công ty luôn quan tâm đến đời sống của người lao động, điều này tạo ra sự gắn kết giữa nhà quản lý và nhân viên trong công ty, cùng phấn đấu vì mục tiêu lợi nhuận nói chung. Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, đã tạo được uy tín trên thị trường và có được mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác kinh doanh và tạo ra vị trí vững chắc trên thương trường. 2.3.2 Những hạn chế và tồn tại chủ yếu. Qua phân tích bên cạnh những mặt đạt được thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty còn có những hạn chế. Công ty chưa làm tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ, tình hình quản lý các khoản phải thu chưa tốt. Các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động của công ty (trên 35%). Đặc biệt vào 2 năm 2010: 81,29% và năm 2011: 80,45%. Điều này đem lại rủi ro về tài chính cho công ty. Với mục đích là mở rộng thị phần nên công ty muốn có nhiều bạn hàng mới, chính sách tín dụng thương mại nới lỏng hơn cả về thời gian, số lượng, phạm vi. Công ty chưa có biện pháp cứng rắn trong việc thu hồi nợ, do đó các khách hàng vẫn còn thanh toán chậm, chiếm dụng vốn của công ty làm tăng lãi trả ngân hàng,ảnh hưởng lớn đến kết quả cũng như giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Bên cạnh đó công ty còn chưa quan tâm đúng mức đối với công tác thẩm định tài chính, chưa có cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực này. Tình hình thanh toán của công ty còn gặp nhiều khó khăn. Khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của công ty đặc biệt là các chủ nợ sẽ có ấn tượng không tốt. Lượng tiền mặt để thanh toán tức thời ít sẽ làm tăng tính rủi ro tài chính của công ty. PHẦN 3: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết. 3.1 Vấn đề 1: Hiệu quả việc huy động vốn và sử dụng vốn còn chưa tốt. Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng, 14 | P a g e SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng huy động, sử dụng vốn lưu động là giải pháp cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của doanh nghiệp là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của công ty và sử dụng chúng cho hiệu quả. Tuy nhiện thực tại việc huy động vốn và sử dụng vốn của công ty lại được quản lý chưa cao. Cụ thể, trong cả 3 năm tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng cơ cấu vốn lưu động đều nhỏ. Đặc biệt năm 2011, vốn bằng tiền chỉ chiếm 3,95% trong tổng tài sản lưu động. Khối lượng tiền sẵn có của công ty rất ít dẫn đến công ty phải đi vay ngắn hạn với lãi suất cao để trang trải các khoản chi phí phát sinh, khi đó chi phí sử dụng vốn sẽ tăng cao. Và điều đó tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. 3.2 Vấn đê 2: Việc quản lý các khoản phải thu chưa thực tốt và hiệu quả. Khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản lưu động của các doanh nghiệp. Do đó, quản trị khoản phải thu tốt, thì vòng quay vốn của doanh nghiệp sẽ tốt. Từ đó kích thích hoạt động kinh doanh phát triển. Ngoài ra, việc quản trị các khoản phải thu hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế mức thấp nhất rủi ro không thu hồi được nợ. Tuy vậy, nhìn vào thực trạng của công ty. Thì việc quản lý các khoản phải thu chưa thực tốt và hiệu quả. Cụ thể, các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động của công ty (trên 35%). Đặc biệt vào 2 năm 2010: 81,29% và năm 2011: 80,45%. Điều này đem lại rủi ro về tài chính cho công ty. Với mục đích là mở rộng thị phần nên công ty muốn có nhiều bạn hàng mới, chính sách tín dụng thương mại nới lỏng hơn cả về thời gian, số lượng, phạm vi. Công ty chưa có biện pháp cứng rắn trong việc thu hồi nợ, do đó các khách hàng vẫn còn thanh toán chậm, chiếm dụng vốn của công ty làm tăng lãi trả ngân hàng,ảnh hưởng lớn đến kết quả cũng như giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. PHẦN 4: Đề xuất hướng đề tài khóa luận 4.1 Hướng 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty TNHH Thương Mại Tam Kim. 4.2 Hướng 2: Hiệu quả quản lý các khoản phải thu ở Công ty TNHH Thương Mại Tam Kim. 15 | P a g e SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Tên đơn vị thực tập: Công ty TNHH Thương Mại Tam Kim Sinh viên : Hoàng Văn Bằng Trường: Đại Học Thương Mại MSV : 11F159007 Lớp 16 | P a g e : SB15I SVTH: Hoàng Văn Bằng GVHD: TS. Vũ Xuân Dũng Công ty TNHH Thương Mại Tam Kim xác nhận trong thời gian thực tập tại công ty, sinh viên Hoàng Văn Bằng đã chấp hành đúng nội quy quy định của công ty đề ra, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Hà Nội, Ngày 20/09/2013 17 | P a g e SVTH: Hoàng Văn Bằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan