Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị nhân lực tại công ty cổ phần hạ tầng viễ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị nhân lực tại công ty cổ phần hạ tầng viễn thông cmc (cmc telecom)

.DOC
28
5207
73

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC (CMC TELECOM) – CHI NHÁNH MIỀN BẮC............................1 1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC. .1 1.2 Chức năng, nhiêm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc..........................................2 1.3 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc............................................................3 1.4 Khái quát về các hoạt động kinh tế và nguồn lực của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc.................................3 1.5 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc..........................................5 PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC - CHI NHÁNH MIỀN BẮC.............6 2.1 Tình hình nhân lực và chức năng của bộ phận tổ chức Quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom) - Chi nhánh miền Bắc. 6 2.1.1. Tình hình nhân lực (số lượng, chất lượng, cơ cấu)..........................................6 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc...........................6 2.1.3. Tổ chức bộ phận Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc............................................................7 2.2 Ảnh hường của các nhân tố môi trường Quản trị nhân lực tới hoạt động Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc...........................................................................................................8 2.2.1. Môi trường bên ngoài........................................................................................8 2.1.2. Các nhân tố thuộc bên trong Công ty.................................................................9 2.3. Thực trạng hoạt động của Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc........................................10 2.3.1 Thực trạng về Quan hệ lao động tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc..........................................................10 2.3.2 Thực trạng tổ chức lao động tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc.....................................................................12 2.3.3 Thực trạng về định mức lao động tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc..........................................................13 2.3.4 Thực trạng về hoạch định nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc..........................................................13 2.3.5 Thực trạng về phân tích công việc tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc..........................................................14 2.3.6 Thực trạng về tuyển dụng nhân lực và hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom) - Chi nhánh miền Bắc ..................................................................................................................................... 15 2.3.7. Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc........................................16 2.3.8 Thực trạng về đánh giá nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc..........................................................17 2.3.9 Thực trạng về trả công lao động tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc..........................................................18 2.3.10. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)-Chi nhánh miền Bắc......................................................................20 2.3.11 Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng tại công ty.................20 PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẦN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC-CHI NHÁNH MIỀN BẮC VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.........................................22 3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc..........22 3.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.................................22 3.1.2 Đánh giá tình hình hoạt động Quản trị nhân lực...........................................22 3.1.3 Những vấn đề đặt ra đối với Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc.....................................................................23 3.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh, Quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom) – Chi nhánh miền Bắc trong thời gian tới........................................................................................................................ 24 3.3 Định hướng đề tài khoá luận tốt nghiệp.............................................................24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Chất lượng nguồn lao động......................................................................... 3 Bảng 2.1 : Bảng thống kê về chất lượng lao động tại Công ty.................................. 6 Bảng 2.2 Quy định thời gian làm việc...................................................................... 11 Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng lao động....................................................................... 20 Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng...................................................... 20 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng HCNS...................................................... 7 Quy trình tuyển dụng nhân lực tại Công ty CMC...................................................... 15 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC (CMC TELECOM) – CHI NHÁNH MIỀN BẮC 1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom) được thành lập vào ngày 5/9/2008 là một đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghệ CMC. Là Công ty còn trẻ về tuổi đời nhưng với tiềm lực tài chính, con người và công nghệ, CMC Telecom đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường nội địa và hướng tới thị trường khu vực, quốc tế. Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn  Tên viết tắt : CMC Telecom thông CMC Chi nhánh Hà Nội: Tầng 15 tòa nhà CMC, Đường - Điện thoại : 84 4 3767 4688 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Fax: +84 4 3767 4686 91 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội -Email: [email protected] Tầng 2, số 60, ngõ Thịnh Hào 1, đường Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội Chi nhánh Hải Phòng: 104 Văn Cao, Quận Ngô Điện thoại : 84 031 382 1639 Quyền, TP Hải Phòng Fax: +84 0313 82 1638 Email: [email protected] Website : cmctelecom.vn/ Logo Quá trình phát triển của Công ty CP Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom): Từ tháng 2/2009 – 7/2009: Công ty đã ký kết được rất nhiều biên bản, giấy cấp phép cung cấp trang thiết bị cho Công ty lớn như: Bộ TT&TT đã cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ Internet, Công ty dịch vụ Truyền thanh Truyền hình Hà Nội (BTS), Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội, NetNam, Điện lực Hà Nội… Từ Tháng 5/2010 – 9/2010: Công ty chính thức triển khai dịch vụ Internet cáp quang FTTH Giganet và nhận giấy phép thử nghiệm mạng di động công nghệ 4G. Tháng 2/2012: Sau hơn nửa năm khai trương dịch vụ Internet trên hệ thống truyền hình cáp tại Đà Nẵng, CMC Telecom đạt mốc 8.000 thuê bao khách hàng gia đình. 1 1.2 Chức năng, nhiêm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc. - Chức năng: Công ty CMC Telecom - Chi nhánh miền Bắc có chức năng cung cấp các dịch vụ Hạ tầng Internet, dịch vụ dữ liệu và dịch vụ giá trị gia tăng phục vụ cho nhu cầu của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. - Nhiệm vụ: Công ty có nhiệm vụ cung cấp các các giải pháp phần mềm và các ứng dụng đơn giản, hiệu quả. Ngoài ra Công ty còn có nhiệm vụ tạo lập môi trường sáng tạo năng động, đây là nơi quy tụ của nhân tài Việt Nam. Công ty còn chú trọng đến xây dựng và hợp tác với các Công ty trong và ngoài nước để cung cấp dịch vụ truyền dẫn chất lượng cao trong nước và quốc tế như: IPLC/DPLC; VPN/MPLS; Metro Ethernet – NGN... - Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty CMC Telecom - Chi nhánh miền Bắc. Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty CMC Telecom Cơ cấu tổ chức của Công ty được bố trí hợp lý và phù hợp với quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ của Công ty. Bộ phận lãnh đạo : Giám Đốc chi nhánh định hướng chiến lược chỉ đạo các bộ phận phòng ban thực hiện công việc. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về những quyết định cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, quản lý toàn bộ hệ thống hoạt động. Phó giám đốc chi nhánh và trưởng các khối làm nhiệm vụ tham mưu cho 2 Giám đốc về những định hướng chiến lược chuẩn bị đề ra từ Giám đốc chi nhánh để những chiến lược đó phù hợp với tình hình hoạt động hiện tại của Công ty. Các bộ phận chức năng như các trung tâm đảm nhiệm nhiệm vụ chuyên môn của mình. Thực hiện các yêu cầu theo đúng tiến độ và định mức mà cấp trên giao phó. 1.3 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc. CMC Telecom-Chi nhánh miền Bắc hoạt động theo loại hình Công ty Cổ phần , hiện tập trung cung cấp tới khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp, tòa nhà văn phòng, khu dân cư tập trung các dịch vụ Viễn thông -Internet cao cấp như: -Dịch vụ internet băng thông rộng – Giganet -Dịchvụ Internet trên hệ thống truyền hình cáp – Gigahome -Dịch vụ DC/IDC – Gigadata -Dịch vụ truyền số liệu ( trong nước và quốc tế) -Nội dung số -Dịch vụ giá trị gia tăng ( VAS) 1.4 Khái quát về các hoạt động kinh tế và nguồn lực của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc. - Về nhân lực: Hiện nay Chi nhánh miền Bắc của Công ty CMC Telecom có 287 nhân viên 30 nhân viên thử việc và 20 cộng tác viên. Trong đó chất lượng nguồn lao động được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 1.1 Chất lượng nguồn lao động STT 1 2 3 4 Trình độ Thạc sĩ & Đại học Cao đẳng Trung cấp Trung học Số lượng 160 86 73 18 Tỷ trọng (%) 47.47 25.98 21.1 5.45 (phòng HCNS) Trình độ cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng có sự đa dạng từ trung cấp đến sau đại học. Chất lượng nguồn lao động trong Công ty trình độ Thạc sĩ & Đại học chiếm tỷ trọng khá lớn 47.47%. Đa phần nguồn lao động trình độ này giữ những công việc mang tính trách nhiệm và chuyên môn cao như trưởng bộ phận, phòng ban, Ban lãnh đạo, giám đốc trung tâm… Tại Công ty do đặc thù ngành nghề lĩnh vực kinh doanh cung cấp lắp đặt mạng internet, băng thông đường truyền nên Công ty cũng sử dụng 3 khá lớn lượng lao động có trình độ trung cấp. Nguồn lao động có trính độ này sẽ đảm nhiệm những công việc như nhân viên ngoại vi, kỹ thuật viên EOC, nhân viên lắp đặt hệ thống internet cáp quang… Do Công ty CMC Telecom-Chi nhánh miền Bắc là Công ty thuộc loại quy mô lớn nên số lượng người lao động trong Công ty nhiều lên đến hơn 300 nhân viên cả cộng tác viên. -Về vốn Tên Công ty Năm Vốn điều lệ ( tỷ đồng) Tỷ lệ sở hữu thành lập của CMC 2008 2012 154,6 190 Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn 9/2008 2013 250 95,66% thông CMC- CMC Telecom ( sinh viên tổng hợp từ trang http://www.cmc.com.vn, ) Qua bảng tổng hợp trên ta thấy vốn điều lệ của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm từ năm 2008 đến năm 2013. Cụ thể: Năm 2008 là 154.6 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2012 vốn điều lệ của Công ty tăng lên 190 tỷ đồng chiếm 22.9% so với năm 2008. Đến năm 2013 vốn điều lệ của Công ty tăng lên 250 tỷ đồng chiếm 31.57% so với năm 2012 và 61,70 % so với năm 2008. -Về cơ sở vât chất CMC Telecom Chi nhánh miền Bắc có nhiều văn phòng đặt ở các địa điểm khác nhau ở hai tỉnh thành là Hà Nội và Hải Phòng. Văn phòng những năm đầu tiên ở Hà Nội và Hải Phòng chỉ có ở 1 địa điểm là tầng 15 tòa nhà CMC, Đường Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội và 104 Văn Cao, Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng nhưng đến nay do sự phát triển và mở rộng về quy mô nên đã thành lập thêm 2 văn phòng với đầy đủ trang thiết bị, máy tính, mạng, bàn ghế, điều hoà, máy chiếu…và các thiết bị khác. Trình độ công nghệ áp dụng trong Công ty: Để cung cấp các dịch vụ đường truyền Internet, truyền hình cáp với tốc độ cao đến khách hàng Công ty không ngừng tăng cường tiếp thu và cập nhật những trang thiết bị hiện đại nhất như công nghệ Gpon (Gigabit Passive Optical Network), AON (Active Ethernet)…phục vụ trong quá trình cung ứng dịch vụ. 1.5 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc. 4 So sánh So sánh 2011-2012 2012-2013 1 2 Doanh thu Các khoản giảm trừ 63.430 10 87.620 17 24.190 38,14 98.689 25 11.069 12,63 3 Doanh thu thuần 63.420 87.603 24.183 38,13 98.369 10.766 12,29 4 Chi phí hoạt động KD 53.349 69.147 15.798 29,61 78.934 29.61 14,15 5 .Lợi nhuận trước thuế 10.071 18.456 8.385 83,26 19.435 979 5,30 6 Chi phí thuế 2.518 4.614 2.096 83,26 4.859 245 5,31 7 Lợi nhuận sau thuế 7.553 13.842 6.289 83,26 14.576 734 5,30 Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Chi nhánh Miền Bắc Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể nhận xét thấy rằng : - Về doanh thu: giai đoạn 2011-2012 tăng 24,190 tỷ đồng tương đương với 38,14% , trong khi đó giai đoạn 2012-2013 tăng 11.069 tỷ đồng tương đương với 12,63%. Qua đó cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty tăng qua các năm. - Về chi phí hoạt động kinh doanh: giai đoạn 2011-2012 tăng 15,798 tỷ đồng tương đương với 29,61%, trong khi đó giai đoạn 2012-2013 tăng 29,61 tỷ đồng tương đương với 14,15%. Qua đó cho thấy Công ty đã phát triển quy mô, đầu tư thêm nhiều trang thiết bị máy móc cũng như nhân lực để mở rộng hoạt động kinh doanh. - Về lợi nhuận sau thuế: giai đoạn 2011-2012 tăng 6,289 tỷ đồng tương đương với 83,26 %, giai đoạn 2012-2013 tăng 0,734 tỷ đồng tương đương với 5,30%. 5 PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC - CHI NHÁNH MIỀN BẮC 2.1 Tình hình nhân lực và chức năng của bộ phận tổ chức Quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom) - Chi nhánh miền Bắc. 2.1.1. Tình hình nhân lực (số lượng, chất lượng, cơ cấu) Tại Công ty CMC Telecom, bộ phận tổ chức Quản trị nhân lực do phòng Hành chính Nhân sự (HCNS) trực thuộc khối hỗ trợ phụ trách và hiện có 3 cán bộ. Phát triển bộ phận Nhân sự là một nhiệm vụ rất quan trọng trong chiến lược phát triển của Công ty. Bảng 2.1 : Bảng thống kê về chất lượng lao động tại Công ty Tiêu chí Thực trạng Trình độ chuyên môn -3 cán bộ Nhân sự tại Công ty có trình độ Đại Học Trình độ tin học 100% cán bộ Nhân sự có khả năng sử dụng tốt tin học văn phòng và 1 số phần mềm hỗ trợ như X-mind, G-drive, word, Trình độ ngoại ngữ excel… 2 trong 3 cán bộ Nhân sự chính có khả năng Tiếng Anh khá tốt, chiếm 40% tổng số. Cán bộ nhân sự đều có bằng Tiếng Anh giao tiếp cơ bản. ( Tổng hợp qua quá trình nghiên cứu) Tại Công ty CMC Tlecom đội ngũ nhân lực trong phòng HCNS luôn được quan tâm và đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng để có thể có được đội ngũ nhân lực phục vụ cho Công ty. Nhìn chung chất lượng nhân lực trong phòng HCNS của Công ty là khá tốt. Nhân viên có đầy đủ kỹ năng chuyên môn để thực hiện yêu cầu công việc. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc. Hiện tại, chịu trách nhiệm chính đối với công tác QTNL là bộ phận Quản trị nhân lực của Công ty CMC Telecom-Chi nhánh miền Bắc do phòng Hành chính nhân sự đảm nhiệm có chức năng và nhiệm vụ như sau: Chức năng của bộ phận tổ chức Quản trị nhân lực Phòng Hành chính nhân sự là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến nhân 6 sự của Công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. Nhiệm vụ của bộ phận tổ chức Quản trị nhân lực Đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng lao động phù hợp cho Công ty thông qua các hoạt động hoạch định nhân lực, phân tích công việc và tuyển dụng nhân lực. Đảm bảo sự công bằng cho người lao động (NLĐ) thông qua công tác đánh giá nhân lực và trả công lao động. Đồng thời chú trọng nâng cao năng lực cho NLĐ thông qua hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực trong Công ty. Điều hoà các mối quan hệ lao động để duy trì nguồn nhân lực tại Công ty, đồng thời kích thích động viên NLĐ, giải quyết tốt quan hệ lao động và xây dựng văn hoá Công ty Thực hiện các hoạt động tác nghiệp về hoạch định nhân lực, tuyển dụng lao động, đào tạo và phát triển nhân lực... Lĩnh vực Hành chính: thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và quản lý hồ sơ pháp lý. Thực hiện mua sắm, quản lý và hướng dẫn sử dụng công cụ tài sản dùng chung. 2.1.3. Tổ chức bộ phận Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc. Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng HCNS ( Tổng hợp qua quá trình nghiên cứu Tại Công ty CMC Telecom-Chi nhánh miền Bắc phòng hành chính nhân sự của Công ty được chia thành 3 bộ phận chính theo hoạt động tác nghiệp của nhân lực: Trong đó Trưởng phòng hành chính nhân sự – phụ trách hoạch định, điều hoà các nghiệp vụ Nhân sự, Báo cáo lên giám đốc chi nhánh và chiu trách nhiêm trực tiếp với Giám đốc chi nhánh. 7 Bộ phận tuyển dụng và nghiệp vụ nhân sự: Bộ phận này thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: thực hiện công tác tuyển dụng theo kế hoạch năm tài chính đề ra, phân bổ nguồn lực trong Công ty, tham mưu cho trưởng bộ phận; thực hiện công tác đào tạo và phát triền cho cán bộ nhân viên trong toàn thể Công ty theo kế hoạch hàng năm… Bộ phận quản lý cán bộ của Công ty: Bộ phận này được thực hiện các nhiệm vụ chính như: triển khai công tác đánh giá cán bộ trong Công ty theo mục tiêu kế hoạch; thực hiện công tác tính lương trả lương, đóng BHXH, BHYT,…cho nhân viên theo quy chế của Công ty. Bộ phận hành chính: Có nhiệm vụ lên kế hoạch mua, cung cấp các thiết bị văn phòng phẩm cho cán bộ trong Công ty theo định mức đã quy định; thực hiện việc làm thẻ nhân viên, cung cấp các mẫu tờ trình báo cáo,…cho nhân viên trong Công ty. 2.2 Ảnh hường của các nhân tố môi trường Quản trị nhân lực tới hoạt động Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc. 2.2.1. Môi trường bên ngoài -Ảnh hưởng của môi trường Kinh tế - Chính trị. Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty ở cả trong và ngoài nước. Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt trong đó có hoạt động Quản trị nhân lực. Hoạt động quản trị nhân lực trong doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra những kế hoạch về tuyển dung, đào tạo, trả lương …để có thể thích nghi và giữ chân được nguồn lao động. Ví dụ: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã buộc CMC Telecom phải có những chính sách mới về Quản trị nhân lực như việc đề ra những kế hoạch về đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, đãi ngộ hợp lý để tiết kiệm chi phí, giữ chân người lao động cũng như là có thể có được nguồn lao động có chất lượng đủ về số lượng và chất lượng. -Ảnh hưởng của Chính sách pháp luật của Nhà nước. Luật pháp, đặc biệt là Luật Lao động cũng ảnh hưởng đến Quản trị nhân lực trong DN, ràng buộc các doanh nghiệp nói chung trong việc đào tạo, đãi ngộ người lao động. Đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động. Bộ luật lao động của Việt Nam thường xuyên thay đổi các điều khoản chính vì thế Công ty phải thường xuyên cập nhật và điều chỉnh các chính sách về tiền lương, đãi ngộ, quan hệ lao động, quy định nghỉ thai 8 sản… cho phù hợp. Cụ thể điều khoản nghỉ thai sản cho phụ nữ được quy định trong luật mới ngày 1/5/2013 là 6 tháng nhiều hơn so với quy định cũ là 4 tháng. Điều này cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động Quản trị nhân lực trong Công ty trong việc điều chỉnh chính sách trong Công ty cho phù hợp với Bộ luật lao động. -Ảnh hưởng của thị trường lao động Thị trường lao động ngành Công nghệ thông tin hiện nay có thể nói là thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng, do đó hoạt động tuyển dụng nhân lực tại Công ty tốn nhiều công sức và chi phí. Hiện tại do nhu cầu trên thế giới về phần mềm tăng cao nên nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông tăng lên. Tuy nhiên nguồn nhân lực hiện có trên thị trường thì còn thiếu hụt nhiều kỹ năng, do vậy đây là sức ép rất lớn đối với công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực tại Công ty. Hoạt động Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp cần chú trọng vào việc nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường lao động trong ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông để có thể đưa ra những chiến lược mới nhằm thu hút nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho Công ty. 2.1.2. Các nhân tố thuộc bên trong Công ty -Cơ cấu tổ chức của Công ty. Cơ cấu tổ chức của Công ty cũng ảnh hưởng đến hoạt động Quản trị nhân lực của Công ty CMC Telecom-Chi nhánh miền Bắc. Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bố trí, tổ chức … Công tác bố trí nhân lực trong Công ty đều dựa trên cơ cấu tổ chức để bõ trí và tổ chức nhân lực cho các bộ phận. Quy mô Công ty CMC Telecom thuộc loại lớn nên vấn đề quan tâm đến đời sống cũng như tâm tư, nguyện vọng của NLĐ được chú trọng hơn. Do vậy hoạt động Quản trị nhân lực của Công ty cần tăng cường thúc đẩy được sự đoàn kết và hợp tác giữa các thành viên. - Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của DN, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân lực của DN. Chính vì vậy, các kế hoạch về Quản trị nhân lực của Công ty CMC Telecom được đưa ra dựa trên mục tiêu kinh doanh. Trong một thời kỳ Công ty chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực và xây dựng 1 đội ngũ NLĐ vững về kiến thức, vừa năng động, sáng tạo, rèn các kỹ năng cần thiết…Bộ phận Hành chính nhân sự cần chú trọng rất nhiều về phát triển kỹ năng cho NLĐ. Nhưng trong thời điểm khác muc tiêu kinh doanh của Công ty là về 9 nâng cao doanh số thì Quản trị nhân lực của Công ty CMC Telecom phải đưa ra kế hoạch nhân sự khác. -Bản thân người lao động. Trong DN mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy, họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Đặc thù của NLĐ trong ngành công nghệ phát triển phần mềm đó là hướng nội, chủ yếu là lao động trẻ, trình độ chuyên môn cao. Do vậy hoạt động Quản trị nhân lực tại Công ty phải thật linh hoạt và khéo léo trong việc tổ chức các hoạt động trong Công ty. Ngoài ra Bộ phận Hành chính nhân lực gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức về Bộ Lao động tới NLĐ cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh và để ra các biện pháp tuyển dụng phù hợp, linh hoạt nhất. Nhìn chung nhận thức về vai trò của của công tác Quản trị nhân lực trong Công ty khá rõ ràng , Bộ phận Hành chính nhân sự rất được chú trọng và có liên hệ mật thiết với các Bộ phận phòng ban khác. Đồng thời cũng có thể thu nhận phản hồi của NLĐ về các chính sách, đãi ngộ của Công ty để tìm ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp. 2.3. Thực trạng hoạt động của Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc 2.3.1 Thực trạng về Quan hệ lao động tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc -Bộ phận công đoàn tại Công ty CMC Telecom Bộ phận công đoàn của Công ty CMC Telecom đã được thành lập. Bộ phận công đoàn tại Công ty là bộ phận thay mặt cho NLĐ, bảo vệ lợi ích của NLĐ trong Công ty. Bộ phận có chức năng hỗ trợ và tham mưu cho Tổng Giám đốc và bộ phận nhân sự về các chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến NLĐ. Đồng thời cũng có trách nhiệm phổ biến các chính sách đó cho NLĐ. Bộ phận công đoàn đang từng bước dần dần thực hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của mình. Tại Công ty bộ phận công đoàn cũng có nhiều hoạt động thể hiện chức năng của mình như: xây dựng quỹ, tổ chức thăm hỏi động viên nhân viên khi có việc hiếu hay cưới hỏi... -Trao đổi thông tin tại Công ty CMC Telecom. Công ty có các kênh truyền thông nội bộ như: Báo người CMC , Email, Fanpage người CMC, Sự kiện nội bộ, Website, Truyền miệng, Bộ phận PR/ công đoàn. Các 10 kênh truyền thông nhằm giúp NLĐ có thể tiếp xúc, trao đổi thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Ngoài ra đây cũng là nơi để NLĐ có thể nói nên những ý kiến, quan điểm của bản thân với Công ty. Cơ chế tương tác hai bên trong Quan hệ lao động tại đã được chú trọng. Cùng với việc tăng cường đối thoại xã hội tại Công ty, các vấn đề khác về Quan hệ lao động tại Công ty cũng được trao đổi thông qua văn bản như quy định các vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra Công ty còn ban hành cuốn Sổ tay nhân viên cho toàn bộ nhân viên trong Công ty. -Các căn cứ pháp lý. Về Hợp đồng lao động : Công ty có 3 loại Hợp đồng đó là: Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng thử việc. Chế độ thai sản : Thời gian nghỉ sinh con là 6 tháng. Nếu sinh đôi hoặc nhiều hơn, cứ thêm mỗi con, nữ CBNV được nghỉ thêm 30 ngày. Được hưởng chế độ của BHXH. Điều kiện được hưởng chế độ BHXH là đã đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Về Nội quy lao động: Chế độ làm việc, nghỉ ngơi đối với NLĐ : Bảng 2.2 Quy định thời gian làm việc Thời giờ làm việc Khối văn phòng 8 giờ/ngày 44giờ/tuần Sáng: 8h00 - 12h00, Chiều : 13h00 – 18h00 ( Từ thứ hai đến thứ năm). Sáng: 8h00 – 12h00, Chiều: 13h00 – 17h00 (Thứ sáu hàng tuần). Khối kỹ thuật và bán hàng (Ngày Thứ bảy và Ngày Chủ nhật được nghỉ) Sáng 8h00 – 12h00. Chiều 13h00 – 17h00 (thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần). Sáng 8h00 – 12h00( Sáng thứ 7) (Chiều thứ 7 và Ngày chủ nhật được nghỉ) Về Kỷ luật lao động: Công ty áp dụng 1 số biện pháp kỉ luật NLĐ khi vi phạm nội quy tình huống, vi phạm Hợp đồng lao động. Có 3 mức độ kỉ luật đó là: Khiển trách của người quản lý 11 trực tiếp. xử phạt hành chính: tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm của NLĐ. Chấm dứt Hợp đồng lao động. Nhìn chung quan hệ lao động tại Công ty CMC Telecom – Chi nhánh miền Bắc được thực hiện khá tốt. Quá trình tương tác giữa NSDLĐ và NLĐ trong Công ty được thực hiện thông qua các kênh trao đổi thông tin nội bộ. Tổ chức công đoàn tại Công ty đã được thành lập, cũng chăm lo đến NLD. Các căn cứ pháp lý cũng được xây dựng theo đúng pháp luật đảm bảo lợi ích của nhân viên trong Công ty. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì cũng còn những mặt hạn chế như: Tổ chức công đoàn chưa thực sự thể hiện rõ vai trò và nhiệm vụ của mình, Công ty lập ra nhiều kênh trao đổi thông tin nhưng những kênh này hoạt động chưa thực sự hiệu quả. 2.3.2 Thực trạng tổ chức lao động tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc Hiện tại Công ty có 2 lực lượng lao động chính đó là lao động trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ và thực hiện các dự án bao gồm: Khối bán hàng, khối sản xuất... Bộ phận còn lại là bộ phận gián tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ đó là Khối hỗ trợ bao gồm phòng HCNS, phòng Marketing-chính sách,…Nếu xét phân công lao động theo Công nghệ thì gồm: lao động chưa qua đào tạo (thực tập sinh); lao động đã qua đào tạo (nhân viên chính thức, cộng tác viên); lao động chuyên gia (quản lý trực tiếp, trưởng bộ phận, Ban lãnh đạo..) Hợp tác lao động tại Công ty CMC Telecom: Sự hợp tác trong Khối hỗ trợ được thế hiện khá rõ. Như chính sách về giá thì được chuyển sang cho khối bán hàng thực hiện, chính sách về nhân sự đựợc chuyển sang cho bộ phận hành chính nhân sự triển khai thực hiện…: Hợp tác lao động trong khối bán hàng: với từng trung tâm cụ thể như trong từng trung tâm đều có bộ phận khác nhau VD bộ phận bán hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận kỹ thuật… khi nhận được hợp đồng bộ phận bán hàng có trách nhiệm chuyển sang cho bộ phận kỹ thuật tiến hành lắp đặt cho khách hàng. Công tác tổ chức lao động tại Công ty chưa thực sự hiệu quả. Việc phân cấp, phân quyền trong Công ty chưa thực sự rõ ràng giữa các phòng ban. Cụ thể như phòng marketing chính sách và phòng Hành chính nhân sự việc phân cấp, phân quyền không rõ ràng giữa hai bộ phận này nên xảy ra mâu thuẫn trong công việc. Hợp tác lao động trong khối và giữa các khối với nhau còn xảy ra hiện tượng chồng chéo không có sự 12 phối hợp giữa khối và trong một khối với nhau. Cụ thể, ở Khối bán hàng các trung tâm đều có Phòng CSKH khi nhận được sự cố tử khách hàng thì theo quy định phải hỏi xem sự cố như thế nào. Sau đó chuyển đến cho bộ phận HTKH thực hiện công tác khắc phục sự cố. Nếu không khắc phục qua hướng dẫn thì phải cử nhân viên đến kiểm tra thiết bị trực tiếp… Điều này thể hiện sự chồng chéo trong công việc tại Công ty. 2.3.3 Thực trạng về định mức lao động tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc Cộng tác định mức cho nhân viên trong CMC Telecom-Chi nhánh miền Bắc được thực hiện dựa trên cơ sở là mục tiêu hoạt động kinh doanh của ban giám đốc đề ra. Sau đó giao cho các trưởng bộ phận tập trung thực hiện giao việc cho nhân viên. Cụ thể như khối bán hàng công tác định mức cho nhân viên trong pḥòng ban dựa trên mục tiêu hoạt động và chỉ tiêu đề ra từ ban Giám đốc. Việc định mức cho từng nhân viên trong phòng ban được thực hiện bởi trưởng phòng đó. Trưởng phòng giao định mức cho nhân viên phòng mình dựa trên cơ sở là kết quả thực hiện công việc từ tháng trước và kinh ngiệm của nhân viên đó hoặc là dựa trên những yếu tố khác. Khối hỗ trợ - khối thực hiện những công việc nhằm hỗ trợ các khối còn lại, khối không trực tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Công tác định mức cho khối này tại CMC Telecom được diễn ra dưới sự giao việc của trưởng phòng hoặc người quản lý trực tiếp. Những nhân viên trong khối này thì không được định mức lao động cụ thể bằng số lượng như khối bán hàng. Nhìn chung công tác định mức lao động tại CMC Telecom cũng được thực hiện theo tuần tự và được sự quan tâm của ban lãnh đạo. Tuy nhiên Công ty cũng gặp nhiều bất cập trong quá trình triển khai định mức cho nhân viên. Định mức trong các bộ phận thường mang tính chủ quan của trưởng bộ phận, do trưởng bộ phận nhìn nhận và đánh giá nhân viên theo ý chủ quan nên không định mức chính xác cho nhân viên. Dẫn đến tình trạng nhân viên không thể thực hiện được định mức do định mức quá cao hoặc nhân viên không có đủ khả năng để hoàn thành. 2.3.4 Thực trạng về hoạch định nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc Hoạch định nhân lực trong Công ty được thực hiện bằng việc thiết lập nên kế hoạch nhân lực của Công ty trong năm tài chính. Được thực hiện vào cuối năm tài chính 13 trước đó. Công tác thiết lập kế hoạch nhân sự hằng năm được giao cho phòng hành chính nhân sự đảm nhiệm. -Quy trình hoạch định nhân lực Hoạch định cung- cầu nhân lực: Hoạch định khả năng cung ứng nhân lực dựa trên việc thống kê số lượng và chất lượng nhân lực hiện có về độ tuổi, giới tính và trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ…Hiện tại có rất nhiều lao động thuyên chuyển và 1 số lao động có nhu cầu nghỉ việc tạm thời 1 thời gian do thai sản và nâng cao trình độ. Phân tích tương quan cung - cầu nhân lực : Phòng hành chính nhân sự tiến hành phân tích cung – cầu nhân lực trong và ngoài Công ty bằng cách khảo sát, thăm dò ý kiến , hợp tác với các trưởng bộ phận để nắm bắt được thực trạng nhân lực của Công ty. Phòng hành chính nhân sự tổng hợp kết quả từ quá trình hoạch định cung cầu nhân lực và phân tích tương quan cung – cầu nhân lực để lên kế hoạch về nhu cầu nhân lực cho năm tài chính kế tiếp. 2.3.5 Thực trạng về phân tích công việc tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc Tại Công ty CMC Telecom – Chi nhánh miền Bắc không tiến hành công tác phân tích công việc. Công tác phân tích công việc được thực hiện bởi phòng Nhân sự của Head Office dưới sự hỗ trợ của phòng nhân sự các chi nhánh. Phòng nhân sự của chi nhánh có nhiệm vụ thu thập thông tin về chức danh để gửi cho Phòng nhân sự của Head office (HO) để tổng hợp và xây dựng bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc. Sau đó kết quả của phân tích công việc sẽ được chuyển xuống cho từng chi nhánh. Bản mô tả công việc của vị trí LĐCN, LĐTT trở lên phải được Tổng giám đốc phê duyệt. Phòng Hành chính nhân sự của chi nhánh miền Bắc sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện công việc tuyển dụng. Các trưởng bộ phận chịu trách nhiệm lập và cập nhật các bản mô tả công việc trong phạm vi BP mình. Trong bản mô tả công việc phải thể hiện rõ trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên; 01 bản gốc của các bản mô tả công việc phải được gửi về Ban Nhân sự theo dõi. Nhân sự của từng chi nhánh có nhiệm vụ thu thập ý kiến từ các trưởng bộ phận và theo dõi nhân viên thực hiện công việc. Nếu có những thay đổi cập nhật cải tiến thì báo lên HO để có những cập nhật cải tiến phù hợp. 14 2.3.6 Thực trạng về tuyển dụng nhân lực và hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom) - Chi nhánh miền Bắc Quy trình tuyển dụng nhân lực tại Công ty CMC -Xác định nhu cầu tuyển dụng: Được xác định dựa trên tình hình hoạt động của Công ty, căn cứ vào những đề nghị của các trưởng trung tâm và phòng ban về nhu cầu của bộ phận. Phòng Hành chính nhân sự sẽ dựa vào căn cứ trên để xác định nhu cầu nhân lực cho kỳ hoạt động kế tiếp để trình lên cho Giám đốc phê duyệt. Công ty xác định vào thời điểm là đầu kỳ hoạt động kinh doanh của Công ty -Xác định nguồn tuyển dụng và tuyển mộ Công ty áp dụng tuyển cả ở nguồn bên trong và bên ngoài. Nhưng nguồn bên ngoài là chủ yếu, nguồn bên trong ít khi được tuyển. Nguồn bên trong được chon khi là áp dụng cho các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao khi có 1 vị trí khuyết người và Ban lãnh đạo nhận thấy có ứng viên tiềm năng tại CMCTelecom sẽ tiến hành đề cử. Nguồn bên ngoài Công ty: CMC Telecom chú trọng tuyển dụng trên các trang web như: http://www.ungvien.com.vn; http://www.timviecnhanh.com http://hn.vieclam.24h.com.vn … Hình thức tuyển mộ: Hình thức tuyển mộ trực tiếp tại Công ty là đăng thông báo tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông như báo mạng, thông qua sự giới thiệu của nhân viên làm việc tại CMC. Gián tiếp được Công ty thực hiện thông qua giới thiệu, mối quan hệ, sử dụng hình thức Head Hunter để tuyển mộ nhưng hình thức này hiếm khi được áp dụng. 15 - Thu nhận và Chọn lọc hồ sơ Hồ sơ của ứng viên sẽ được nộp về Công ty theo nhiều dạng khác nhau như: hồ sơ bản cứng, hồ sơ bản mềm. Hồ sơ bản cứng được nộp tại văn phòng của CMC Telecom. Hồ sơ bản mềm được nộp vào hòm mail: [email protected]. Bộ phận tuyển dụng chịu trách nhiệm lọc hồ sơ theo bản mô tả công việc sao cho lựa chọn ra ứng viên phù hợp -Thi tuyển đầu vào và Phỏng vấn: Ứng viên lọt vào vòng này sẽ được làm bài test chuyên môn. Bộ phận tuyển dụng chịu trách nhiệm thực hiện và tổng hợp kết quả, thông báo ứng viên đạt để đến phỏng vấn. Phỏng vấn ban đầu: được áp dụng cho các vị trí nhân viên. Bộ phận tuyển dụng và Trưởng BP có trách nhiệm phối hợp thực hiện. Phỏng vấn lần cuối: được áp dụng cho những vị trí quản lý như tuyển dụng các trưởng bộ phận, những vị trí chủ chốt trong CMC Telecom. - Quyết định tiếp nhận: Phòng nhân sự sẽ chuyển quyết định tiếp nhận lên cho Giám đốc chi nhánh miền Bắc ký quyết định tiếp nhận. Có hai loại tiếp nhận thử việc và chính thức. -Hội nhập: Được thực hiện vào thời gian đầu được gọi là thời gian thử việc của nhân viên. Hội nhập nhân viên mới: áp dụng cho nhân viên mới được tuyển dụng và tuyển dụng từ nguồn bên ngoài. Được phòng hành chính nhân sự chịu trách nhiệm sắp xếp thời gian và thông báo cho nhân viên. Hội nhập được tiến hành trong khoảng thời gian 3 tiếng. Hội nhập công việc: áp dụng cho nhân viên mới được tuyển dụng từ tất cả các nguồn. Được thực hiện vào thời điểm thử việc của nhân viên, giai đoạn này được diễn ra trong vòng hai tháng dưới sự giám sát và quản lý của trưởng bộ phận. Hoạt động tuyển dụng của Công ty được thực hiện bài bản với một quy trình và các nhiêm vụ cụ thể. Tuy nhiên công tác tuyển dụng tại Công ty trên thực tế còn gặp một số hạn chế ở các bước. Cụ thể ở bước Hội nhập nhân viên mới được tổ chức chưa thực sự hiệu quả. 2.3.7. Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc. Đối với trưởng các bộ phận trung tâm: Công ty thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo kiến thức về sản phẩm dịch vụ của Công ty cũng như những kỹ năng như quản lý giám sát, những kỹ năng chuyên môn dưới hình thức là tổ chức các buổi hội thảo, trao 16 đổi chia sẻ, cũng như là các lớp đào tạo được liên kết với các trung tâm như Hoa sao, Tâm Việt… Đối với nhân viên hành chính: Công ty luôn tạo điều kiện về mặt thời gian, vật chất đề nhân viên có thể tham gia các lớp học ở các tổ chức giáo dục nhằm nâng cáo tay nghề cũng như có thêm kiến thức để thực hiện công việc. Đối với kỹ thuật viên: Công ty tổ chức thực hiện đào tạo dưới hình thức kèm cặp hướng dẫn. Ngoài ra còn được tham gia vào các lớp học kỹ năng mềm như: giao tiếp với khách hàng qua điện thoại, giao tiếp trực tiếp… - Quy trình đào tạo: Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo Bước 2: Triển khai về thời gian và người tham gia, hình thức và phương pháp đào tạo. Bước 3: Đánh giá kết quả đào tạo về chất lượng công việc của NLĐ sau đào tạo Công tác phát triển nhân viên trong Công ty cũng được thực hiện bằng hình thức thuyên chuyển công việc, đào tạo đội ngũ nhân viên kế cận, bổ nhiệm, thăng tiến lên những vị trí có trách nhiệm cao hơn. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty được ban lãnh đạo quan tâm thể hiện bằng các kế hoạch đào tạo phát triền nhân lực cụ thể hằng năm. Công tác Đào tạo tại Công ty được thực hiện khá tốt đối với từng đối tượng cụ thể Tuy nhiên hiệu quả đào tạo của Công ty chưa thực sự hiệu quả. 2.3.8 Thực trạng về đánh giá nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC (CMC Telecom)- Chi nhánh miền Bắc. Trong CMC Telecom - chi nhánh miền Bắc công tác đánh giá được thực hiện một cách bài bản và khoa học. Thể hiện bằng việc áp dụng hình thức đánh giá theo KPIs. Dựa vào từng vị trí công việc Công ty sẽ xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với chức danh vị trí đó để đánh giá nhân viên theo chu ký đánh giá. Mỗi tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá sẽ tương ứng với các mức điểm khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu thực hiện của kỳ đánh giá của Công ty. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mức độ điểm ở các tiêu chí là khác nhau hoặc tiêu chí có thể thay đổi để phù hợp với thực tế thực hiện công việc của nhân viên. Mục tiêu đánh giá: Công ty thực hiện đánh giá nhằm xem xét kết quả làm việc của nhân viên trong chu kỳ hoạt động, là cơ sở cho trả công lao động, là cơ sở cho đào tạo 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan