Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệp tại tập đoàn c.p (charoen ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệp tại tập đoàn c.p (charoen pokphand)

.DOCX
18
1424
59

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.......2 1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp....................................................................2 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.......................................2 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp..............................................................2 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức..............................................................................................3 1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.........................................................4 2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp.....................................................4 2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp...............................................4 2.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp......................................................................5 3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp...........................................................6 3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp....................................6 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.........................7 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp................................................7 II.PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP..............................................................................................8 1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh nghiệp................................................................................................................ 8 1.1. Chức năng hoạch định..........................................................................................8 1.2. Chức năng tổ chức.................................................................................................8 1.3. Chức năng lãnh đạo..............................................................................................9 1.4. Chức năng kiểm soát.............................................................................................9 1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị..........................................9 2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp..................................................10 2.1. Tình thế môi trường chiến lược..........................................................................10 2.2. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp............................................12 3. Công tác quản trị sản xuất của công ty................................................................12 4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp....................................................14 4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực................................................14 SVTH: Trương Thị Thúy Hằng Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà 4.2. Tuyển dụng nhân lực..........................................................................................14 4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực...........................................................................14 4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực.............................................................................14 5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp..............................................................................................................15 5.1. Quản trị dự án.....................................................................................................15 5.2. Quản trị rủi ro.....................................................................................................15 5.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh............................................................................15 III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.....................................................16 SVTH: Trương Thị Thúy Hằng Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà LỜI MỞ ĐẦU Với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.Sự gia tăng dân số và thu nhập ngày càng tăng, làm tăng nhu cầu thực phẩm cả về số lượng và chất lượng. Theo kinh nghiệm của những nước phát triển và của chính Việt Nam, người tiêu dùng có thu nhập cao, có xu hướng tiêu dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nhiều hơn và đặc biệt người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, khẩu vị, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tạo điều kiện cho người tham gia vào ngành công nghiệp và dịch vụ, họ không có nhiều thời gian để đi mua hàng và nấu nướng theo kiểu truyền thống, làm tăng nhu cầu các loại thực phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến sẵn. Mặt khác sau khi Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi Việt Nam gia tăng khả năng cạnh tranh,từng bước tham gia vào sản phẩm chăn nuôi thế giới. Trước xu thế phát triển của thị trường và trong điều kiện khách quan của ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung và tại chi nhánh Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – nhà máy chế biến thịt Hà Nội nói riêng đã đầu tư và phát triển, hoạt động với mục tiêu xây dựng một nhà máy giết mổ, chế biến thực phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Tập đoàn C.P (Charoen Pokphand) là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa nghành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công- nông nghiệp, điển hình là lĩnh vực sản xuất lương thực thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. C.P Việt Nam là thành viên của C.P Thái Lan, được cấp giấy phép đầu tư số 545A/GP vào năm 1993 với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài.Các lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hiện nay bao gồm : hạt giống, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, giống heo, gà và thủy sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nuôi gia công heo, gà và chế biến thực phẩm. Năm 2008: công ty TNHH chăn nuôi CP Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Năm 2010: Xây dựng nhà máy giết mổ gia súc tại khu công nghiệp Phú Nghĩa và nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở tỉnh Hải Dương. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Chức năng: SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 1 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà - Mang đến nguồn dinh dưỡng, sức khỏe cho mọi người với sự an toàn, tiện ích cho mọi gia đình. - Luôn mang lại giá trị tăng thêm cho người tiêu dùng qua việc sử dụng sản phẩm của công ty. Nhiệm vụ: - Cung cấp thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến an toàn, chất lượng đáp ứng nhu cầu cho người dân. - Đa dạng hóa dòng sản phẩm phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. - Tổ chức kênh phân phối thuận lợi,vệ sinh bảo đảm phân phối thực phẩm đến tận tay người tiêu dùng với giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định. SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 2 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Giám đốc kinh doanh doanh Phòng MKT Phòng kinh doanh Giám đốc thu mua Phòng thu mua vật liệu SVTH: Trương Thị Thúy Hằng Phòng thu mua nội bộ Giám đốc tài chính Giám đốc sản xuất Bộ phận kho Bộ phận SX 3 Bộ phận cơ khí Phòng QC& LAB Phòng tài chính Phòng kế toán Phòng HC& nhân sự Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà I.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp - Giết mổ gia cầm. - Mua bán thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến từ thịt như : xúc xích, giò, lạp xưởng, jambon, đồ uống, trứng gia cầm. - Sản phẩm chủ yếu: thịt gà tươi; xúc xích,giò,lạp xưởng,… 2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp 2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp. Bảng 1.1. Số lượng lao động và chất lượng lao động trong 3 năm 2011, 2012, 2013. Đơn vị : người Đ Chỉ tiêu N ăm ại họ c 2 011 8 2 9 7 9 0 2 013 ao đẳn g 6 012 C 9 9 1 00 1 05 Trình độ T P S rung hổ ố cấp thôn lượng g 6 3 5 2 54 99 5 3 5 8 49 96 2 3 5 6 40 71 ( Nguồn số liệu do phòng nhân sự cung cấp) Nhận xét: Ta thấy 3 năm gần đây nhất, số lượng lao động của công ty có sự biến động và theo xu hướng nâng cao về mặt chất lượng, giảm về mặt số lượng. So với số lượng thì biến động không quá xa, nhưng về mặt chất lượng lại có sự thay đổi khá tốt, trình độ Đại học và Cao đẳng tăng còn trình độ Trung cấp và Phổ thông giảm. Có sự thay đổi đó là do công ty ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn trong quá trình sản xuất. Máy móc hiện đại, sản xuất theo dây chuyền và hoàn thiện theo chuỗi khép kín, vì vậy cần có chất lượng về mặt lao động ngày càng phải được nâng cao. 2.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp. SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 4 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà Bảng 1.2. Đặc điểm lao động của công ty tính đến tháng 12 năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Công nhân sản xuất Công nhân trực tiếp sản xuất Công nhân gián tiếp sản xuất Nhân viên ngoài SX Nhân viên quản lý Nhân viên bán hàng Nhân viên phục vụ Cộng Tỷlệ Năm 2013 Trình độ Số lượng Đại học Cao đẳng Trung cấp Phổ thông Người Người Người Người Người Người Người Người % 340 7 28 10 306 280 0 0 10 298 60 7 28 0 8 231 93 77 16 34 113 40 34 0 0 101 53 43 9 0 17 0 0 7 34 571 100 105 26 340 100.00 17.51 18.39 4.55 59.54 (Nguồn số liệu do phòng nhân sự cung cấp) Bảng 1.3. Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi Đơn vị : người Năm 2011 Số lượng Số lượng Lao động từ 18 – 30 tuổi Lao động từ 30 – 45 tuổi Lao động trên 45 tuổi Tổng lao động 2012 Tỷ lệ Số lượng 2013 Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 55.26 426 71.48 426 74.60 22.70 138 23.15 145 25.39 22.04 32 5.37 32 0.01 100% 596 100% 571 100% ( Nguồn số liệu do phòng nhân sự cung cấp) Bảng 1.4. Cơ cấu lao động phân theo giới tính Năm Chỉ tiêu 1.Tổng số lao động 2.Giới tính Nam Nữ 331 136 32 599 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) 599 100 596 100 571 100 407 192 67.95 32.05 406 190 So Sánh 2011/2012 2012/2013 Số Tỷ lệ Số Tỷ người % người lệ % -3 0.5 -25 68.12 400 70.05 -1 0.25 -6 31.88 171 29.95 -2 1.10 -19 ( Nguồn số liệu do phòng nhân sự cung cấp) Nhận xét : SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 5 Lớp: K46K1 4.19 1.48 0 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà Nguồn nhân lực trong công ty rất trẻ và tỷ lệ lao động là nam chiếm đa số. Do là công ty sản xuất nên lực lượng lao động trong nhà máy phải là những người có sức khỏe tốt và đảm bảo được sức khỏe để làm việc ca đêm. Nhân viên văn phòng, những nhân viên là những lực lượng gián tiếp sản xuất là những nguồn nhân lực có trình độ và đa số là những người có trình độ đại học chiếm đa số. Như vậy công ty đang có xu hướng giảm số lượng lao động và trọng tâm vào nguồn lao động trẻ. Đây là những lao động có sức khỏe, có khả năng làm việc trong môi trường lạnh và làm việc ca đêm. 3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp 3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp Biểu 1.5. Kết cấu tài sản cố định của công ty năm 2013 Nguyên giá STT Chỉ tiêu Gía trị( đồng) Tỷ trọng (%) Gía trị còn lại(đồng) GTCL/ NG (%) 3.833.178.736 0,83 2.081.895.931 54,31 1 Nhà làm việc 2 Phân xưởng sản xuất 133.085.128.144 28,78 63.988.820.554 48,08 3 Hệ thống máymóc thiết bị 144.942.070.946 31,35 78.115.568.205 53,89 4 Hệ thống điện, nước 19.268.568.109 4,17 6.795.322.863 35,27 5 CCDC, thiết bị văn phòng 16.753.932.159 3,62 3.973.710.342 23,72 6 Phương tiện vận chuyển 103.476.759.555 22,38 17.792.558.806 17,19 7 TSCĐ khác 41.035.547.358 8,87 11.203.350.618 27,30 Cộng: 462.395.185.007 100,00 183.951.227.319 39,78 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Nhận xét: Công ty cổ phần chăn nuôi C.P chi nhánh Phú Nghĩa – nhà máy chế biến thịt Hà Nội với trên 16 năm hoạt động và phát triển luôn quan tâm và có chiến lược đầu tư phù hợp cho hệ thống cơ sở vật chất của công ty, cụ thể qua biểu 1.5 cho thấy năm 2013 tổng giá trị TSCĐ của công ty là 462.395.185.007 đồng, chiếm tỷ lệ kết cấu lớn nhất là hệ thống máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh đạt 31,35 %, con số này cho thấy công ty luôn chú trọng đầu tư cho công nghệ, dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra những dòng sản phẩm chất lượng, an toàn và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất đồng thời hệ thống máy móc hiện đại giúp cho việc điều hành và xử lý tất cả các hoạt động, vấn đề diễn ra trong công ty một cách hiện đại, kịp thời và nhanh chóng. SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 6 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà Phân xưởng sản xuất, nơi trực tiếp diễn ra quá trình, dây chuyền tạo ra sản phẩm chiếm 28,87 % trong tổng TSCĐ, phản ánh mức độ quan trọng, không thể thiếu, đánh giá được mức độ phát triển của công ty, tính chất lượng và số lượng của sản phẩm. Phương tiện vận chuyển, hệ thống điện nước, nhà làm việc, và các loại tài sản khác… chiếm tỷ trọng khá đáng kể và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu. 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Biểu 1.6 : Đặc điểm vốn sản sản xuất kinh doanh của công ty năm 2013 Tổng vốn TT Chỉ tiêu 1 2 3 4 Vốn cố định Vốnlưu động Tổng Tỷ lệ(%) Giá trị 220.056.861.812 Trong đó Tỷ trọng % Vốn chủ sở hữu Vốn vay 26,89 73,11 100 118.939.084.629 101.117.777.183 598.248.360.691 281.720.186.359 316.528.174.332 818.305.222.503 400.659.270.988 417.645.951.515 100 48,96 51,04 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Theo kết quả thống kê năm 2013 tỷ lệ vốn kinh doanh của công ty có thay đổi so với những năm trước, tỷ trọng vốn cố định giảm chỉ còn chiếm 26,89% trong tổng nguồn vốn kinh doanh và tỷ trọng vốn lưu động đạt trên 73,11%. Tỷ trọng vốn vây trong tổng nguồn vốn cũng tương đối, chiếm 51,04%, và nguồn vốn vay lưu động cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Biểu 1.7 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2011,2012,tính đến tháng 9/2013 Đvt: tỷ đồng So sánh (tỷ lệ %) 2012/2011 2013/2012 Doanh thu 1799,45 1827,19 1858,4 1,54 1,71 Tổng chi phí 1109,6 1086,24 1059,49 (2,10) (2,46) Lợi nhuận trước thuế 689,85 740,95 799,35 7,41 7,88 Lợi nhuận sau thuế 517,39 555,71 626,89 7,41 7,88 ( Nguồn số liệu do phòng kinh doanh cung cấp) Tổng thể, qua thống kê 3 năm, kết quả kinh tăng dần trong 3 năm gần đây nhất. Lợi nhuận sau thuế của công ty không ngừng tăng và tăng đáng kể trong năm 2013 mặc dù trong thời điểm này nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 7 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà Qua đó có thể đánh giá được khả năng tiêu thụ, mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, cũng như tính hiệu quả của các chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh của công ty ở mức độ khả quan. Tuy nhiên để nâng cao hơn kết quả hiện tại, công ty nên có những kế hoạch ngắn hạn, trung hạn cụ thế cho những dòng sản phẩm, nhánh sản phẩm riêng biệt, để có được hiệu quả kinh doanh tối đa. II.PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP. 1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh nghiệp. 1.1. Chức năng hoạch định Sứ mệnh : Với giá trị cốt lõi và chiến lược mà công ty hướng đến là công ty sẽ trở thành “ kitchen of the world - nhà bếp của thế giới”. C.P Phú Nghĩa là một doanh nghiệp nhạy bén với cơ chế, phương châm tiến hành với phương thức “quy trình khép kín” nên C.P luôn tìm tòi, mở rộng quan hệ kinh tế , thu hút được khối lượng lớn các công việc sản xuất, nghiên cứu mở rộng thị trường, tận dụng được công suất máy móc, thiết bị hiện có, tạo được nguồn sản xuất ổn định, một mặt đáp ứng được nhu cầu thị trường mặt khác đảm bảo việc làm cho công nhân viên và đem lại lợi nhuận cao cho khách hàng từ việc mua sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng. Hoạch định: Hoạch định chiến lược của công ty trong dài hạn, hướng tới tầm nhìn dài hạn của công ty , theo đuổi mô hình “chuỗi khép kín” mà C.P.Việt Nam đã và đang phát triển tốt. Công ty đưa ra mục tiêu chiến lược “kitchen of the world” – cũng chính là năng lực cốt lõi của công ty cùng với tinh thần làm việc với lợi ích “ba tôn chỉ”. Các mục tiêu chiến lược kéo dài 5-6 năm, kết hợp hàng năm sau khi có bản tổng hợp về kết quả kinh doanh của công ty sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và đưa ra những điều chỉnh trong các mục tiêu ngắn hạn trong năm sau nhằm tạo sự linh hoạt trong hoạch định. 1.2. Chức năng tổ chức Cơ cấu của công ty hiện nay bao gồm 11 phòng ban, bộ phận. Cơ cấu của công ty được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến, các phòng ban và các đơn vị sản xuất chịu sự quản lý và điều hành của ban Giám đốc. Với mỗi bộ phận phụ trách những công việc riêng của mình và có sự trao đổi thông tin giữa các phòng ban. Các nhất định, có phòng thực hiện công việc của mình theo quy trình sự trao đổi với nhau và nếu như phát hiện ra lỗi sai ở bộ phận phòng nào phòng đó giải quyết. SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 8 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà Các cấp quản trị thường xuyên trao đổi công việc với các bộ phận mà nhà quản trị chịu trách nhiệm và trao đổi với các nhà quản trị phụ trách bộ phận, phòng ban khác. 1.3. Chức năng lãnh đạo Các nhà quản trị cấp cao là người Thái Lan, trực tiếp lãnh đạo các bộ phận phòng ban riêng của mình. Với chức năng này công ty đã và đang thực hiện khá thành công trong thời điểm hiện tại. Chính nhờ sự phân công phân quyền khá rõ ràng nên các nhà quản trị thuận lợi hơn trong việc tạo động lực cũng như gây ảnh hưởng đến các nhân viên trong tiến trình thực hiện công việc. 1.4. Chức năng kiểm soát Chức năng này được công ty tiến hành trên cơ sở xác định các kết quả kinh doanh so với mục tiêu đã đặt ra. Mỗi phòng ban, luôn có sự kiểm tra và so sánh với những chứng từ, như là PO (đơn đặt hàng) , PR (yêu cầu đặt hàng). Các phòng thu mua, phòng kế toán và phòng kế hoạch luôn có sự trao đổi các chứng từ , các hợp đồng để kiểm tra theo đúng quy trình. Nếu phát hiện được sai sót sẽ chuyển xuống phòng thu mua để có được sự kịp thời điều chỉnh. Việc kiểm soát các xe chở hàng ra vào công ty được công ty kiểm soát rất tốt. Khách vào công ty, hay xe chở hàng ra vào công ty đều phải xuất trình giấy tờ , dưới sự cho phép của bảo vệ tại công ty. 1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị Để có được các thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ cho các quyết định quản trị thì công ty C.P Việt Nam đã tiến hành thu thập các thông tin bên trong và cả thông tin bên ngoài công ty. Thông tin trong nội bộ công ty được các phòng ban trao đổi qua các phần mềm quản lý trong công ty và trao đổi qua Skype (chát trực tuyến) được các phòng ban áp dụng triệt để. Các thông tin nội bộ chủ yếu là tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty, tình hình nhân sự cũng như các thông tin về tài chính, các thông tin này được các phòng ban trong công ty cung cấp. Các thông tin từ các nhà cung cấp, cung ứng nguyên liệu và các nhà bán lẻ, các đại lý thông qua các PO, PR được chuyển vào phòng thu mua. Các thông tin bên ngoài được công ty thu thập chủ yếu là các thông tin về thị trường, các biến động của nền kinh tế, các thông tin về khách hàng, nhà cung ứng, các chính sách, văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của công ty… Các thông tin sau khi thu thập được sẽ được các bộ phận liên quan tiến hành xử lý và trình lên giám đốc của từng bộ phận, phòng ban. SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 9 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà Trên cơ sở các thông tin thu thập và được xử lý, ban giám đốc sẽ tiến hành ra các quyết định quản trị trực tiếp đến các bộ phận, cá nhân có liên quan hoặc thông qua các trưởng phòng rồi tới các nhân viên. Kỹ năng của các nhà quản trị: Các cấp quản trị cấp cao trong công ty đều là những nhà quản trị người Thái Lan và các trưởng phòng bộ phận là người Việt Nam. Với tổng giám đốc là nhà quản trị cấp cao và các giám đốc theo từng bộ phận trong công ty trực tiếp lãnh đạo và đưa ra các chiến lược phát triển.Họ là những người giàu kinh nghiệm, am hiểu công ty, am hiểu thị trường cũng như có đầy đủ các kỹ năng: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nhân sự, đặc biệt là kỹ năng tư duy ở các nhà quản trị cấp cao. Công ty còn có các trưởng và nhân viên văn phòng là những người thành thạo trong kỹ năng chuyên môn, có kỹ năng tư duy, và kỹ năng nhân sự. Thành công và tồn tại mà công ty đạt được trong việc thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh nghiệp : Thành công : Các chức năng quản trị : chức năng hoạch định, lãnh đạo, kiểm soát được công ty quản trị khá thành công và đạt hiệu quả cao. Công tác hoạch định chiến lược hướng đến tầm nhìn “kitchen of the world – nhà bếp của thế giới” với tôn chỉ “ba lợi ích”. Chức năng quản trị chất lượng của công ty được đánh giá cao, hàng quý luôn có đoàn thanh tra đến nhà máy để kiểm tra chất lượng các loại sản phẩm, chất lượng máy móc và quá trình sản xuất cũng như kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất. Hạn chế : Bộ máy tổ chức trong công ty còn khá cồng kềnh,còn nhiều cấp bậc trong mỗi bộ phận phòng ban.Mỗi bộ phận phòng ban có một sếp người Thái Lan quản lý trực tiếp và cấp bậc dưới còn có sếp là người Việt Nam và trưởng phòng. Do đó gây khó khăn hơn trong việc ký duyệt các giấy tờ và các hoạt động trong công tác bàn giao các chứng từ hàng hóa xuất và nhập hàng từ các kho hàng. 2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp 2.1. Tình thế môi trường chiến lược Hiện nay cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm 2013 trôi qua với nhiều biến cố kinh tế thế giới và trong nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, sức tiêu thụ không tăng đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế trong đó có ngành chế biến thực phẩm của công ty C.P Việt Nam. Môi trường chính trị- pháp luật: Việt Nam là một trong số những nước có môi trường chính trị ổn định. Sự ổn định về chính sách, sự nhất quán về đường lối luôn hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong xu thế mở cửa sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 10 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà cũng như doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh. Khách hàng chủ yếu của công ty C.P Việt Nam là các đại lý, bán lẻ. Môi trường công nghệ: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển giúp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Công ty theo đuổi hướng phát triển theo mô hình “chuỗi khép kín” với dây chuyền sản xuất đạt chất lượng cao. Môi trường ngành: Khách hàng của công ty là những nhà đại lý, các doanh nghiệp thương mại Hệ thống phân phối của công ty C.P Việt Nam rộng khắp cả nước, C.P Phú Nghĩa đã có được vị thế trên thị trường. Sản phẩm của nhà máy sản xuất ra cung cấp cho nhu cầu thường xuyên của thị trường. Để có thể đưa được sản phẩm của mình tiếp cận với thị trường một cách nhanh chóng và kịp thời. Công ty đã tổ chức cho mình một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên toàn miền Bắc. Đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh của công ty là Vissan, Đức Việt, Hạ Long, Sagrifood, Nông sản Bắc Ninh (Dabaco), Phú An Sinh, Tuyền Ký, Huỳnh Gia Huynh Đệ,…gần đây là sự phát triển các sản phẩm mang nhãn hàng riêng của các hệ thống siêu thị như Metro, BigC, Co.opMart…Đồng thời, một số công ty lớn cũng đang xúc tiến tham gia thị trường như Nippon Meat (Nhật Bản). Mục tiêu hàng đầu của công ty là xây dựng được hình ảnh thương hiệu của mình và mang sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Hoạt động với lợi ích “ba tôn chỉ” với giá trị cốt lõi của công ty là trở thành “kitchen of the world” – nhà bếp của thế giới. Ngoài mục tiêu hàng đầu đó, các mục tiêu khác của công ty cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng: Mục tiêu tăng doanh thu, lợi nhuận; mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự và đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Để đạt được các mục tiêu này doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược cạnh tranh hiệu quả trên cơ sở tập trung nghiên cứu môi trường ngành và phát huy các điểm mạnh của mình về chất lượng, kiểu dáng và giá cả sản phẩm cạnh tranh. Thành công đạt được: C.P Việt Nam theo đuổi chiến lược đấy, đẩy mạnh chiến lược của mình vào các khách hàng là các doanh nghiệp thương mại, các đại lý và các nhà bán lẻ để đưa sản phẩm của mình tới người tiêu dùng cuối cùng. Chiến lược này được công ty thực hiên khá thành công cho đến hiện nay, sản phẩm cám, thức ăn chăn nuôi đã có được vị thế trên thị trường và có được thị phần tương đối cao.Bên cạnh việc duy trì kinh doanh thực phẩm tươi sống, công ty đã đẩy SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 11 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà mạnh chiến lược đầu tư, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm chế biến – là những sản phẩm chiếm tỷ trọng ngày càng caotrong doanh số của công ty. Hạn chế: Tuy nhiên công ty vẫn chưa chú trọng đến hoạt động truyền thông của mình nên khách hàng của công ty chủ yếu là những tổ chức, những doanh nghiệp thương mại. Hoạt động truyền thong, PR cho sản phẩm thương hiệu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh còn chưa thực sự hiệu quả. 2.2. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Với lợi thế về quy mô, và hệ thống phân phối rộng khắp các tỉnh miền Bắc, cùng với chất lượng về sản phẩm đã mang lại lợi thế lớn cho công ty. Với nhiều điểm bán hàng, điểm tiếp xúc với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty và quảng bá hình ảnh thương hiệu tới khách hàng. Lợi thế vị trí của nhà máy đặt xa khu dân cư nhưng lại gần với các trang trại chăn nuôi và có diện tích khá lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty. Bên cạnh đó công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình với công việc cũng như am hiểu thị trường và khách hàng. Ngoài ra, công ty luôn chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào sẽ là những năng lực cạnh tranh cần thiết giúp công ty có thể đứng vững và phát triển trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 3. Công tác quản trị sản xuất của công ty Dự báo nhu cầu sản phẩm : Phòng thu mua Có chức năng cơ bản về quản lý, theo dõi quá trình sử dụng của một số các loại vật tư chính yếu của công ty, tại phòng có: - Ba nhân viên phối hợp với kho nguyên liệu để theo dõi khối lượng vật liệu chính tham gia vào sản xuất. - Một nhân viên theo dõi cấp phát các loại máy móc thiết bị - Một nhân viên theo dõi cấp phát thiết bị quản lý và văn phòng phẩm. Từ việc theo dõi của phòng thu mua để có được dự báo về nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất được hiệu quả cao. Hoạch định sản xuất : Công ty lựa chọn công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn cao, khá hoàn thiện trong chuỗi sản xuất mà công ty hướng đến đó chính là “chuỗi khép kín”. Với quy trình sản xuất theo “chuỗi khép kín” mang lại được lợi thế cạnh tranh lớn cho công ty và tạo điều kiện cho công ty sản xuất và phát triển được hiệu quả cao. SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 12 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà Phòng thu mua sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc mua những nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất có hiệu quả, tránh tình trạng bị gián đoạn. Tổ chức sản xuất : Công ty bố trí sản xuất theo từng kho chứa các nguyên vật liệu riêng và hàng mua về thuộc kho nào thì nhập hàng vào kho đó. Các kho sản xuất được bố trí theo đúng quy trình của một dây chuyền sản xuất. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu : Quá trình thu mua vật tư, cung cấp trang thiết bị là hết sức quan trọng với dây truyền sản xuất của công ty, vì vậy công ty đã hết sức chú ý va tổ chức các bộ phận đảm nhận việc cung ứng làm việc chuyên nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao. Công tác quản lý vật tư cả đầu vào và đầu ra được thực hiện chuyên nghiệp bài bản, công tác quản lý được giúp đỡ bằng phần mềm quản lý, giảm tải khối lượng công việc rất nhiều, tạo ra hiệu suất cao trong công việc và công tác quản lý. Với đội ngũ nhân viên trẻ trung và năng động, được đào tạo bài bản, là một trong những lợi thế lớn của công ty trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Hạn chế : Trong công tác quản trị vật tư, ngoài phòng thu mua chịu trách nhiệm chính còn phải có sự hỗ trợ và phối hợp tốt giữa các phòng ban trong công tác quản lý. Tuy nhiên hiện tại trong công ty chưa có sự phối hợp tốt và hỗ trợ từ các bộ phận khác, nên có thể dẫn đến nhiều sai sót trong quản lý vật tư. Thông tin chuyển đến và thông tin hồi đáp giữa thu mua và bên đặt hàng dễ sảy ra sai sót và sai lệch, gây ảnh hưởng đến cung ứng vật tư. Khó khăn trong công tác nhập hàng vào kho khi hàng được nhà cung cấp chuyển hàng đến công ty, do chưa có sự thống nhất trong quy trình nhập hàng dẫn đến các vướng mắc, gây lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Kiểm soát chất lượng sản phẩm : Các kho chứa nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất được công ty quan tâm và kiểm soát về mặt chất lượng cũng như quá trình sản xuất theo dây chuyền trong công ty. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi được sản xuất từ nguồn nguyên liệu được kiểm soát chặt chẽ, có hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại để kiểm soát giá trị dinh dưỡng và tồn dư chất cấm trong nguyên liệu. Nhà máy chế biến hiện đại nhất giúp quá trình phối trộn, diệt khuẩn, ép viên và đóng gói là những yếu tố SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 13 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà tạo thành hệ thống hoàn chỉnh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản chất lượng cao, nâng cao hiệu quả chuyển hóa thức ăn của con vật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tối đa lợi nhuận cho người chăn nuôi. 4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp 4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực Công tác quản trị nhân lực ở công ty được đánh giá khá cao. Công việc ở các phòng ban khác nhau dưới sự quản trị của nhà quản trị ở từng phòng ban. Bố trí sử dụng nhân lực theo đúng trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm có trong các nhân viên. Công ty đã có những văn bản quy định chức năng nhiệm vụ cho từng phòng ban, các phòng ban dựa vào đó để phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong bộ phận, cũng như trong việc liên hệ công việc giữa các bộ phận. Ngoài ra công ty cũng thường xuyên tiến hành đánh giá năng lực làm việc của nhân viên trên cơ sở công việc của họ từ đó có các quyết định trong bố trí, đào tạo và sử dụng lao động một cách hợp lý. 4.2. Tuyển dụng nhân lực Công ty có phòng nhân sự riêng và công tác tuyển dụng nhân lực được quan tâm. Công việc tuyển dụng được phân tích rõ ràng và hồ sơ mà phòng nhân sự tiếp nhận cũng được kiểm soát chặt chẽ. Công ty tổ chức các buổi phỏng vấn do chính giám đốc của phòng nhân sự cùng với trưởng phòng nhân sự và có mặt của một số nhà quản trị cấp cao. Từ đó có thể nhìn nhận được ứng viên cho vị trí tuyển dụng của mình thích hợp nhất. Công ty rất cần ứng viên đã có những kinh nghiệm trong công việc và đạo đức nghề nghiệp ở các ứng viên. Tuy nhiên vấn đề tuyển dụng nhân lực vẫn chưa được hoàn thiện trong quá trình đăng tải thông tin. Có thời điểm công ty muốn tuyển dụng nhân viên kinh doanh nhưng vẫn chưa được đáp ứng kịp thời mà công ty mong muốn. 4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực Công ty rất trú trọng vào đào tạo và phát triển nhân lực. Các nhân viên hiện đang làm việc trong công ty cũng đã có nhiều kinh nghiệm nhưng công ty vẫn tổ chức các buổi học về các kỹ năng cũng như quá trình làm việc cho các nhân viên ngay cả các trưởng phòng. Đào tạo cho nhân lực về việc sử dụng các phần mềm mà trong công ty áp dụng để có thể tạo điều kiện cho hoạt động được hiểu quả cao, tiết kiệm chi phí và thời gian. Nhân lực được phát triển về chuyên môn cũng như quá trình làm việc và có sự am hiểu về công ty. Nâng cao tay nghề trong thời gian làm việc ở công ty. Trong công ty , các phòng ban trao đổi thông tin và làm việc với nhau thông SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 14 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà qua mạng và chủ yếu chia sẻ thông tin qua Skye, tạo điều kiện áp dụng công nghệ vào quá trình làm việc, mang lại hiệu quả cao. 4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực Công ty kiểm soát nhân lực của mình thông qua phần mềm quản lý nhân lực, và việc kiểm soát nhân lực được đánh giá khá cao, để đảm bảo về mặt thời gian. Các nhân viên văn phòng cũng như các nhân lực trong sản xuất trước khi vào công ty được kiểm soát về mặt thời gian bằng cách điểm dấu vân tay vào phần mềm được công ty đặt ngay cổng phía bên trong. Và mọi nhân viên làm việc trong công ty đều phải có thẻ nhân viên. Đánh giá nhân lực qua thời gian làm việc, qua hiệu quả làm việc của từng phòng ban và của từng nhân viên trong phòng ban. Công ty có chính sách đãi ngộ nhân lực khá tốt, các nhân viên được làm việc trong môi trường năng động và luôn tạo sự thoải mái cho các nhân viên, không quá gây áp lực. Được hưởng các chính sách mà nhà nước quy định và có được không gian làm việc thoải mái. Công ty có thuê xe đưa đón nhân viên đến công ty làm việc và tạo điều kiện cho mọi nhân lực có khả năng thăng tiến trong lộ trình công danh của mình. Hạn chế : Việc luân chuyển nhân lực vẫn chưa được công ty chú trọng. Trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp phải nhiều vướng mắc. 5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. 5.1. Quản trị dự án Công tác quản trị dự án được công ty chú trọng quan tâm, công ty xây dựng các dự án đầu tư thêm trang thiết bị kỹ thuật, máy móc phục vụ sản xuất và phát triển kinh doanh. Có các dự án hàng tháng và hàng quý về đầu tư dây chuyền máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất của nhà máy. Thành công : Công ty thực hiện quản trị dự án khá hiệu quả , qua đó giảm thiểu sai hỏng trong quá trình sản xuất. Tăng năng suất và tiết kiệm thời gian trong quá trình sản xuất và giao nhận hàng hóa từ các kho hàng. 5.2. Quản trị rủi ro C.P Việt Nam – nhà máy chế biến thịt Hà Nội, là công ty sản xuất nên việc xảy ra rủi ra không phải là ít. Khả năng xảy ra gián đoạn trong sản xuất với tần suất không phải là thấp.Vì vậy công ty cũng rất chú trọng đến hoạt động quản trị rủi ro,luôn luôn kiểm soát chặt chẽ các quá trình sản xuất và thu thập các thông tin có chọn lọc. Công ty có kho dự trữ nguyên liệu,và thường xuyên kiểm tra các máy móc.Với mọi thông tin cùng với các thông tin từ các chứng từ, các đơn đặt hàng và đơn yêu cầu đặt hàng luôn được lưu trữ trong hệ thống công ty. 5.3. Xây dựng văn hóa kinh doanh SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 15 Lớp: K46K1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà Là một công ty với vốn đầu tư 100% là vốn nước ngoài, nên việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp được công ty trú trọng. Với lợi ích “ba tôn chỉ” được công ty nêu cao và thể hiện đóng khung treo trên tường ở mỗi phòng ban. Với C.P values:  Ba lợi ích hướng tới sự bền vững  Làm việc nhanh và chất lượng  Biến việc khó thành dễ  Chấp nhận sự thay đổi  Sáng tạo  Có đạo đức, trung thực và biết đền ơn Tác phong làm việc trong công ty rất khoa học và đặc biệt về mặt thời gian được đánh giá cao. Vào các buổi sáng thứ 2 hàng tuần, trước khi vào làm việc, các nhân viên và các cấp quản trị trong công ty đều tiến hành lễ chào cờ. III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN Trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại doanh nghiệp, thấy được những vấn đề tồn tại chính trong công ty, em xin đề xuất 3 hướng đề tài có thể triển trai làm KLTN 1. “Đánh giá tình hình quản trị vật tư tại chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam- nhà máy chế biến thịt Hà Nội”. 2. “Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý trong chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – nhà máy chế biến thịt Hà Nội”. 3. “Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thị phần của chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – nhà máy chế biến thịt Hà Nội ”. SVTH: Trương Thị Thúy Hằng 16 Lớp: K46K1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan