Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản tri doanh nghiệp tại công ty cp sản xuất đá ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản tri doanh nghiệp tại công ty cp sản xuất đá xây dựng lương sơn (2)

.DOC
25
11085
60

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đại học, được sự đồng ý của Khoa Quản trị doanh nghiệp thương mại trường Đại học Thương Mại và Ban giám đốc Công ty Cổ Phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn, em tiến hành thực tập và làm báo cáo thực tập tại Công ty Cổ Phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn. Trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập, cùng với sự cố gắng của bản thân em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm, sự giúp đỡ của Ban giám hiệu Khoa Quản trị doạnh nghiệp thương mại trường Đại học Thương Mại, các cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ Phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo thực tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Khoa Quản trị doanh nghiệp thương mại, các thầy, cô giáo trường Đại học Thương Mại, Ban giám đốc, các cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ Phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Do khả năng và kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết không tránh khỏi sai sót em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mai Anh SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG LƯƠNG SƠN.............................................................1 1. Giới thiệu khái quát về công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn................1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn.................................................................................................................... 1 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn...........1 1.2.1 Chức năng............................................................................................................1 1.2.2 Nhiệm vụ..............................................................................................................2 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty.................................................................................2 1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty:..................................................................4 2. Tình hình sử dụng lao động của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn.......4 2.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty..........................................................4 2.2. Cơ cấu lao động của công ty:.................................................................................5 3. Quy mô vốn kinh doanh của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn.............6 3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty:.............................................6 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty:...................................7 4. Kết quả HĐKD của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn qua 3 năm 2011-1013...................................................................................................................... 8 II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG LƯƠNG SƠN.............11 1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn.........................................................11 1.1. Chức năng hoạch định........................................................................................11 1.2 Chức năng tổ chức................................................................................................11 1.3. Chức năng lãnh đạo.............................................................................................12 SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm 1.4.Chức năng kiểm soát.............................................................................................12 1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị:......................................12 2. Công tác quản trị chiến lược của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn......13 2.1. Tình thế môi trường chiến lược.........................................................................13 2.1.1. Môi trường bên ngoài của công ty..................................................................13 2.1.2. Môi trường bên trong của công ty....................................................................13 2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và phát triển thị trường.....14 2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của công ty......................................................14 3. Công tác quản trị tác nghiệp của công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn.....15 3.1. Quản trị mua.......................................................................................................15 3.2. Quản trị bán hàng:...............................................................................................15 3.3. Quản trị dự trữ hàng hoá.....................................................................................16 3.4. Quản trị cung ứng DV thương mại.....................................................................16 4. Công tác quản trị NL của công ty.........................................................................17 4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng NL..........................................................17 4.2.Tuyển dụng NL....................................................................................................17 4.3. Đào tạo và phát triển nguồn NL.........................................................................17 4.4.Đánh giá và đãi ngộ NL.......................................................................................17 5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của công ty:.........................................18 5.1. Quản trị dự án......................................................................................................18 5.2. Quản trị rủi ro......................................................................................................18 III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.....................................................19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................11 DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm STT Tên bảng 1 Sơ đồ 1.1. Cấu trúc tổ chức công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn. Bảng 1.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty CP sản xuất đá xây 2 dựng Lương Sơn trong 3 năm 2011-2013 Bảng 1.2 : Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của công ty CP sản xuất 3 đá xây dựng Lương Sơn 4 Bảng 1.3: Cơ cấu lao động theo chức năng 5 Bảng 1.4. Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty 6 Bảng 1.5. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Biểu 1.6: Kết quả HĐKD của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị qua 3 năm 7 (2011-2013) SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt CP CPBH DTBH DV HĐKD HĐQT LN NL SXKD SV: Nguyễn Thị Mai Anh Nghĩa Cổ Phần Chi phí bán hàng Doanh thu bán hàng Dịch vụ Hoạt động kinh doanh Hội đồng quản trị Lợi nhuận Nhân lực Sản xuất kinh doanh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp 1 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG LƯƠNG SƠN 1. Giới thiệu khái quát về công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn Công ty Vôi Đá Lương Sơm – Hòa Bình là doanh nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng Hòa Bình. Tiền thân là Xí nghiệp Vôi Đá Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 1038/QĐ – UB ngày 03/05/1967 của UBND Thành Phố Hà Nội với ngành nghề SXKD: Sản xuất đá xây dựng các loại. Ngày 16/12/2004 UBND Tỉnh Hòa Bình ra quyết định số: 2586/QĐ – UB về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành Công ty CP. - Tên Công ty: Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn – Hòa Bình. - Trụ sở và chi nhánh của công ty: Tiểu khu 2, Thị trấn Lương Sơn, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình. - Điện thoại: 02183825872; Số Fax: 02183824120. - Wedsite: www.tsq.vn - Email: [email protected] Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: Giấy đăng kí kinh doanh số: 25.03.000068, ngày 21/04/2005. Do sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp. Vốn điều lệ: 1.389.200.000 đồng (Một tỉ, ba trăm tám mươi chin triệu, hai trăm nghìn đồng chẵn). Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn 1.2.1 Chức năng Từ khi hoạt động đến nay Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn - Hòa Bình đã ổn định và đi vào hoạt động với chức năng chính: - Kinh doanh, buôn bán, tiêu thụ hàng hóa, DV nghành xây dựng. - Sản xuất sản phẩm. SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp 1.2.2 Nhiệm vụ 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm - Sản xuất các loại đá xây dựng phục vụ cho các loại hạng mục công trình. - Cung cấp DV vận tải. 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Ta có sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty trong Sơ đồ 1.1: Hội Ban Đồng Cổ Kiểm Đông Soát Hội Đồng Quản Trị Ban Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Đội sản Kế Kinh Vật Tư xuất Toán Doanh Đội SX 1 Đội SX 2 Phòng Phòng Hành Kế Chính Hoạch Phòng Marketting Đội SX 3 Ghi chú: Quan hệ chỉ huy trực tuyến Quan hệ kiểm tra, giám sát Quan hệ tham mưu giúp việc Sơ đồ 1.1. Cấu trúc tổ chức công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn (Nguồn phòng kế toán) Nhận xét: Ta thấy mô hình cấu trúc tổ chức của công ty bao gồm các bộ phận sau: SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp 3 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm  Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông đóng góp vốn cho Công ty hoạt động, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty CP.  HĐQT: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền để quyết định, thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty mà những việc này không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.  Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát HĐQT và Tổng giám đốc trong việc điều hành công ty. Thẩm định báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính và chịu tránh nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.  Tổng giám đốc: Chỉ đạo các phòng ban trong công ty thực hiện kế hoạch kinh doanh và tổ chức hành chính, quản trị để đáp ứng nhu cầu của Công ty.  Phòng kế toán: Chịu tránh nhiệm tổ chức quản lý tài chính, hạch toán kế toán phù hợp với cơ chế quản lý của Công ty và đúng luật kế toán hiện hành. Tổng hợp phân tích hoạt động SXKD và tình hình tài chính của công ty.  Phòng vật tư: Mua sắm trang thiết bị, vật tư cho công ty. Đảm bảo số lượng cũng như chất lượng của vật tư.  Phòng hành chính: Tham mưu cho Tổng giám đốc về hình thức tổ chức lao động theo quy mô sản xuất, có nhiệm vụ tuyển dụng lao động theo hình thức tổ chức công ty, phụ trách việc công tác quản lý, bảo vệ tài sản ( con dấu, công văn..)  Phòng kinh doanh: Trực tiếp quản lý và triển khai mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, lập hợp đồng kinh tế. Đề ra các kế hoạch kinh doanh, nắm bắt thị trường, thị hiếu của khách hàng, giá cả biến động trên thị trường.  Phòng marketing: Khảo sát hành vi của khách hàng đối với sản phẩm của công ty, phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu trên thị trường. Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược maketing.  Phòng bán hàng: Là bộ phận theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hóa trực tiếp qua việc ghi chép số lượng, giá trị xuất bán, viết phiếu xuất kho, thu tiền bán hàng khi phát sinh tiêu thụ sản phẩm.  Bộ phận sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cung ứng cho thị trường, và là nơi nhập các nguồn đầu vào và xuất trực tiếp đầu ra cho doanh nghiệp. SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp 4 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm 1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty: Ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất các loại đá và DV vận tải, công ty còn thực hiện các hoạt động:  Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng.  Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng.  Kinh doanh bến bãi.  Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô. Nghị quyết của HĐQT Công ty đã xác định trong chiến lược dài hạn kinh doanh và sản xuất đá vẫn là ngành mũi nhọn và từng bước mở rộng sang đầu tư xây dựng. 2. Tình hình sử dụng lao động của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn. 2.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty Bảng 1.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn trong 3 năm 2011-2013 Đơn vị: người Năm Trình độ Đại học Cao đẳng Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông 2011 Số lượng Tỷ lệ 2012 Số lượng Tỷ lệ (người) 18 28 19 46 (người) 19 27 18 44 (%) 16,22 25,22 17,12 41,44 2013 Số lượng Tỷ lệ (%) (người) (%) 17,59 20 18,69 25 27 25,23 16,67 18 16,82 40,74 42 39,25 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét: Với hơn 100 lao động có thể nói công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn là công ty có lực lượng lao động dồi dào. Do là doanh nghiệp sản xuất nên lượng lao động phổ thông chiếm tỉ trọng cao nhất, đây cũng là điều hợp lý với nghành nghề sản xuất nặng nhọc nhiều công đoạn sản xuất. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động phổ thông có xu hướng giảm cụ thể năm 2012 giảm 0,7% so với năm 2011, năm 2013 giảm 1,49%. Nguyên nhân là do kinh tế khó khăn ảnh hưởng tới ngành xây dựng vì vậy công ty đã cắt giảm NL nhằm tiết kiệm tối đa trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ đang giảm mạnh. Tương tự với công nhân kỹ thuật và trình độ cao đẳng cũng có xu hướng giảm. Trái với đó, trình độ đại học có xu hướng tăng, chủ yếu tăng cường NL cho bộ phận kế hoạch, Maketing nhằm củng cố và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp 5 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm phẩm, phần lớn lao động ở trình độ này đều nắm vai trò chủ chốt trong công ty. Điều này cũng cho thấy trình độ của Công ty đang ngày càng được hoàn thiện và tốt hơn. 2.2. Cơ cấu lao động của công ty: a) Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính: Bảng 1.2 : Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn Đơn vị: người Độ tuổi 18 – 30 31 – 45 46 – 55 > 55 Tổng Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính Tổng lao động Nam Nữ Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số người Số người Số người (%) (%) (%) 55 51,4 40 37,38 15 14,02 31 35 32,71 4 3,74 28,97 15 14,02 10 9,35 5 4,67 2 1,87 2 1,87 0 0 107 100 83 77,57 24 22,43 (Nguồn: Phòng kế toán ) Nhận xét: Theo số liệu tại bảng 1.2, nguồn NL công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn có tuổi đời trẻ là khá cao. Đa số là lao động trẻ từ 18 đến 30 tuổi chiếm tới 51,4%. Kết quả cấu tạo này hợp lý, vì phần lớn là lao động trẻ, phù hợp với tính chất công việc cần sức khoẻ,khả năng tiếp cận công nghệ mới tốt, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập cao. - Xét về chỉ tiêu giới tính: Do đặc thù công việc lao động nặng nhọc, đòi hỏi người lao động cần có sức khỏe bền bỉ nên số lượng lao động nam nhiều hơn hẳn so với nữ. Trong đó số lao động nam chiếm 77,57% tổng số lao động, 22,43% là số lao động nữ. b) Cơ cấu lao động theo chức năng: Bảng 1.3: Cơ cấu lao động theo chức năng Đơn vị: người Chức năng SV: Nguyễn Thị Mai Anh Số lao động ( Người) Tỷ trọng (%) Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tổng 6 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm 80 74,77 27 25,23 107 100 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét: Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn quy định lao động trực tiếp sản xuất là các nhân viên làm việc trực tiếp ngoài bãi đã, tham gia trực tiếp vào sản xuất,còn lại là các lao động gián tiếp.Công ty hoạt động theo lĩnh vực sản xuất, DV tiêu thụ đá xây dựng, việc tham gia trực tiếp sản xuất cần số lượng lao động trực tiếp sản xuất là lớn, chiếm tới 74,77% số lao động gián tiếp (bộ phận văn phòng) chiếm 25,23%. 3. Quy mô vốn kinh doanh của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn 3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty: Công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động thể hiện qua các năm từ 20112013 được nêu trong Bảng 1.4: Bảng 1.4. Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Vốn cố định Vốn lưu Năm 2011 Giá trị Tỷ trọng (đồng) (%) Năm 2012 Giá trị Tỷ trọng (đồng) (%) Năm 2013 Giá trị Tỷ trọng (đồng) (%) 22.039.491.211 59,07 16.978.912.446 52,26 17.407.483.795 54,56 40,93 động 15.268.928.203 Tổng cộng 37.308.419.414 100 47,74 15.511.164.909 14.49 45,44 8.169 .550 32.490.077.355 100 31.905.653.345 100 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét: Tỷ trọng giữa vốn cố định và vốn lưu động chênh lệch nhau không nhiều do đặc điểm kinh doanh của Công ty là sản xuất các loại đá nên đòi hỏi phải có nhiều thiết bị thi công. Công ty ngay từ đầu đã tập trung đầu tư những thiết bị hiện đại, có công suất lớn,… đảm bảo nâng cao tiến độ, chất lượng của công việc nên vốn cố định chiếm phần lớn hơn khoảng trên 50%. SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp 7 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm Vốn cố định so sánh 2012-2011 ta thấy giá trị vốn cố định có giảm đi từ 59,07% xuống còn 52,26%, đó là do năm 2012 một số tài sản cố định làm việc với năng suất không cao nên lãnh đạo đã quyết định thanh lý số tài sản đó. Sau khi đầu tư thay thế một số thiết bị năm 2013 vốn cố định đã tăng lên 54,56%. Vốn lưu động 2013 -2012 phản ánh giảm đây là kết quả của sự ảm đạm của nền kinh tế trong năm 2013 dẫn đến tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho là cao, tiền huy động ngày càng khó khăn. Đây cũng là vấn đề đang nóng cho nhà nước, làm thế nào để giải phóng được lượng hàng tồn kho cho doanh nghiệp mang tính vĩ mô. 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong 3 năm, cơ cấu nguồn vốn có sự biến đổi được thể hiện qua Bảng 1.5: Bảng 1.5. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Đơn vị tính: đồồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Nguồn vốn 37.038.419.414 32.490.077.355 31.905.653.345 87,72% 98,2% Vốn CSH 3.180.571.951 3.721.606.928 117,01% 67,33% 2.505.593.837 34.127.847.463 Nợ phải trả 29.400.059.508 84,55% 101,89% 28.854.118.637 (Nguồn: Phòng kế toán ) Nhận xét: Qua bảng biểu 1.5 ta thấy : Tình hình nguồn vốn SXKD của Công ty trong 3 năm từ 2011 – 2013 có biến động giảm, cho thấy doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn. Tốc độ phát triển liên hoàn giữa 2012 so với 2011 là 87.72 % và tốc độ phát triển liên hoàn giữa 2013 so với 2012 là 98,2 %. Rõ ràng nhận thấy nguồn vốn trong năm 2012 và 2013 đã bị hạn chế nhiều so với năm 2011, đây có thể là hệ lụy của nền kinh tế suy thoái từ cuối năm 2009. Trên bảng biểu một điểm đáng lưu ý đó là chỉ số Nợ phải trả/Vốn chủ sử hữu là khá cao, điều này nói lên Công ty tiếp cận với đồng vốn rất tốt. SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp 8 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm 4. Kết quả HĐKD của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn qua 3 năm 2011-1013 Kết quả HĐKD của Công ty trong 3 năm 2011-2013 qua biểu 1.6 cho ta thấy: - DTBH và cung cấp DV của Công ty qua 3 năm có xu hướng giảm. Năm 2012 giảm 24,8% so với năm 2011. Đáng chú ý năm 2013 tiếp tục giảm chỉ đạt 87,33% giảm 12,67% so với năm 2012, đây là con số đáng thất vọng cũng phản ánh được tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2013 là hết sức khó khăn. - DTBH có nhiều biến động xấu trong năm 2013do thị trường xây dựng trầm lắng dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng trở nên chậm chạp. Mặt khác, đối thủ cạnh tranh xuất hiện trong khu vực tỉnh tăng vọt khiến cho cung thị trường vật liệu xây dựng chở nên rộng tạo nên sức cạnh tranh lớn. - Doanh thu hoạt động tài chính: Tại doanh nghiệp hoạt động tài chính chỉ phát sinh giá trị khi gửi tiền vào ngân hàng. Năm 2012 so với 2011 là 85,92% giảm 14,08%. Sang năm 2013 doanh thu tài chính so với năm 2012 giảm 34,63% đồng nghĩa với việc vốn lưu động của công ty cũng đã bị giảm đi đáng kể. - Chi phí tài chính: Năm 2012 và 2013 do tình hình tài chính khó khăn việc sử dụng vốn vay cũng giảm đi nhiều nên lãi phải trả cho các món vay giảm. Năm 2012 so với năm 2011 giảm 12,1%, năm 2013 so với năm 2012 cũng giảm 17,5%. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012 là 113,44% tăng 13,44% so với năm 2011.Mặc dù doanh thu giảm nhưng chi phí quản lý lại tăng, nguyên nhân chủ yếu là do việc đi lại năm 2012 phát sinh nhiều như tiền xăng xe công tác, các khoản phí liên quan đến thiết bị văn phòng. Đến năm 2013 do doanh thu tiếp tục đi xuống, doanh nghiệp đã sử dung nhiều biện pháp quản lý tiết kiệm triệt để hơn vì vậy mà chi phí quản lý năm 2013 giảm đáng kể chỉ bằng 35,97% so với năm 2012. - CPBH: Với nghành nghề cung ứng vật liệu xây dựng, thì CPBH chủ yếu phát sinh của công ty chính là cước vận chuyển, do sản lượng tiêu thụ giảm nhiều nên CPBH giảm nhưng giảm không đáng kể cũng do các yếu tố khách quan như giá nhiên liệu tăng, các chi phí đi đường phát sinh. Năm 2012 bằng 93,25% so với năm 2011, năm 2013 số chi bằng 96,53% so với năm 2012. - LN sau thuế: Năm 2012 được đánh giá là một năm kinh doanh đầy khó khăn, LN sau thuế của doanh nghiệp đạt 49,24% so với năm 2011. Sang năm 2013,tuy LN vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2011 nhưng so với năm 2012 LN sau thuế tăng SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp 9 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm 27,76%, trước tình hình biến động kinh tế xấu như hiện nay thì LN sau thuế năm 2013 vẫn dương như đã là một thành công trong thời buổi kinh tế khó khăn. SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm 10 Biểu 1.6: Kết quả HĐKD của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị qua 3 năm (2011-2013) Đơn vị tính: Đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chỉ tiêu Doanh thu BH & CCDV Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về BH & CCDV Giá vốn hàng bán LN gộp về bán hàng Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính CPBH Chi phí quản lý doanh nghiệp LN thuần từ HĐKD Thu nhập khác Chi phí khác LN khác Tổng LN trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành LN sau thuế TNDN Năm 2011 25.895.054.806 25.895.054.806 21.901.293.999 3.993.760.807 18.855.689 1.235.850.121 705.686.230 621.598.005 1.449.482.140 15.650.000 15.650.000 1.465.132.140 366.283.035 1.098.849.105 Năm 2012 19.472.279.834 65.045.455 19.407.234.379 16.265.809.689 3.141.424.690 16.201.610 1.086.286.015 658.045.158 705.169.998 708.125.129 23.460.000 10.205.160 13.254.840 721.379.969 180.344.992 541.034.977 Năm 2013 17.005.200.277 17.005.200.277 14.330.750.990 2.674.449.287 10.590.583 896.206.571 635.204.111 253.658.369 899.970.819 899.970.819 224.992.705 674.978.114 So sánh 2012/2011 2013/2012 Tỷ lệ Số tiền Số tiền % -6.422.774.970 75,2 -2.467.079.560 -6.487.820.430 74,95 -2.402.034.100 -5.635.484.310 74,27 -1.935.058.690 -852.336.117 78,66 -466.975.403 -2.654.079 85,92 -5.611.027 -149.564.106 87,9 -190.079.444 -47.641.072 93,25 -22.841.047 83.571.993 113,4 - 451.511.629 -741.357.011 48,85 191.845.690 7.756.000 149,9 -2.395.160 -734.752.171 -185.938.043 -557.814.128 84,7 49,24 49,24 49,24 178.590.850 44.647.713 133.943.137 Tỷe lệ % 87,33 87,62 88,1 66,97 65,37 82,5 96,53 35,97 127,09 124,76 124,76 127,76 (Nguồn: Phòng kế toán) SV: Nguyễn Thị Mai Anh Má SV: 10D100274 Báo cáo thực tập tổng hợp 11 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG LƯƠNG SƠN 1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn 1.1. Chức năng hoạch định Việc hoạch định các kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp của Công ty chưa đảm bảo được tính cụ thể, định lượng. Cụ thể: - Hoạch định mức tồn kho của công ty chỉ nêu: “ thực hiện dự trữ một cách hợp lý, tiết kiệm chi phí và thay đổi dự trữ kịp thời phù hợp với tình hình thị trường  mà không có dự báo nhu cầu sản phẩm theo tháng theo ngày, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất theo chiến lược thay đổi mức tồn kho phù hợp. - Trước tình hình lượng tiêu thụ giảm mạnh qua 3 năm theo báo cáo kết quả HĐKD bảng 1.6, ban lãnh đạo của công ty cũng chưa kịp thời hoạch định được các chiến lược chủ động tác động tới nhu cầu như: không áp dụng hình thức bán hàng theo khối lượng mua, và đến năm 2013 mới tái cơ cấu lao động tăng cường nhân viên cho khâu bán hàng trong khi lượng tiêu thụ của Công ty giảm mạnh từ năm 2012. 1.2 Chức năng tổ chức  Tích cực: Phương án tổ chức bộ phận sản xuất làm 3 đội sản xuất ( được nêu trong Sơ đồ 1.1), phân công rõ ràng cụ thể theo từng công việc, ca kíp khiến cho việc khai thác và vận hành hiệu quả dây chuyền sản xuất, năng suất lao động cao.  Hạn chế: Việc tổ chức nhiều phòng ban giúp thực hiện chuyên môn các công việc nhưng tốn kém chi phí. Năm 2012 chi phí quản lý so với năm 2011 là 113,44% tăng 13,44% ( theo bảng 1.6) điều này là đáng báo động trong khi doanh thu và LN giảm mạnh. Bằng nhiều biện pháp công ty đã cắt giảm đáng kể chi phí năm 2013 giảm mạnh và điều này cần được duy trì và tăng cường trong năm 2014.Hơn nữa, với cấu trúc tổ chức này đòi hỏi Ban giám đốc cần sát sao và có trách nhiệm cao để quản lý một cách hiệu quả triệt để, tránh ra quyết định chồng chéo giữa các cấp gây xung đột và khó khăn cho nhân viên khi thực hiện trong công ty. SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D120074 Báo cáo thực tập tổng hợp 12 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm 1.3. Chức năng lãnh đạo Thông tin giữa các cấp chỉ có một chiều. Có nghĩa là các cấp lãnh đạo cấp cao thường đưa ra những chính sách, phương hướng mang tính cá nhân và yêu cầu nhân viên tuân thủ mà không có sự phản hồi của cấp dưới khi thực thi chính sách. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân 2 năm gần đây doanh thu và LN của công ty có xu hướng giảm mạnh so với năm 2011 ( Dựa vào bản báo cáo kết quả HĐKD bảng 1.6 ). 1.4.Chức năng kiểm soát Các hoạt động kiểm soát chưa thực sự sát sao. Thường các ban lãnh đạo cấp cao đánh giá dựa vào các bản báo cáo tài chính các phòng ban cấp dưới gửi lên, chứ chưa đi sâu đi sát tới từng hợp đồng. Không có sự thay đổi về nhân viên kiểm soát liên tục vì vậy không có sự bất ngờ tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban làm giả giấy tờ, cũng như móc nối nhau để ăn bớt vật liệu. Thêm vào đó việc kiểm soát bán đá vào ban đêm rất lỏng lẻo chỉ cho một người trực nên việc rút bớt vật liệu rất dễ xảy ra nếu người giám sát ban đêm thông đồng với máy xúc để bán hàng ra bên ngoài. Công ty đã từng phát hiện và sa thải giám sát bán hàng do lợi dụng chức quyền ra lệnh cho máy xúc để xúc bán ra bên ngoài mà không xuất phiếu, và hơn chục chuyến hàng đã bị lấy trộm trót lọt gây thất thoát cho công ty sau khi phát hiện là gần 40 triệu đồng. 1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị: Các ban lãnh đạo thường thu thập thông tin từ cấp dưới nhiều khi là thông tin cũ không phù hợp với tình hình hiện tại, hoặc có khi thông tin không kịp thời như: chưa đánh giá được thông tin giá xăng dầu, giá điện tăng và ký hợp đồng bán hàng giá thấp khiến ảnh hưởng doanh thu, cụ thể trong năm 2012 khi sản lượng tiêu thu giảm, giá xăng lại tăng khiến công ty phải 2 lần đệ đơn tới đối tác để đề nghị xin tăng giá bán vào tháng 3 và tháng 6,hoặc thông tin đối thủ cạnh tranh giảm giá khiến công ty chưa kịp ứng phó thì đã bị mất khách hàng. Tóm lại, tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn có một số tồn tại sau: - Hoạch định kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp chưa cụ thể và định lượng. - Tổ chức còn chồng chéo, tốn kém chi phí quản lý. - Kiểm soát không liên tục luân phiên, không có tính bất ngờ và chưa chặt chẽ. SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D120074 Báo cáo thực tập tổng hợp 13 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm - Lãnh đạo mang tính một chiều, cá nhân. - Thu thập thông tin chưa đa chiều, thông tin cũ hoặc chưa kịp thời. 2. Công tác quản trị chiến lược của Công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn 2.1. Tình thế môi trường chiến lược 2.1.1. Môi trường bên ngoài của công ty  Cơ hội: Hoạt động xây dựng cơ bản năm 2013 tăng mạnh, trong đó tăng cao nhất ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 ước tính đạt 626,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2012 gồm: Khu vực Nhà nước đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, giảm 1,4%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 521,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,5 nghìn tỷ đồng, tăng 34,3%. Năm 2013 ngành xây dựng dù rất khó khăn nhưng cũng có các con số tín hiệu đáng mừng về tốc độ tăng trưởng hơn so với năm 2012, đây cũng là dấu hiệu tốt đẹp để chuẩn bị cho năm 2014 là một năm đầu tư và tiêu thụ sản phẩm nhiều khởi sắc hơn.  Thách thức: Giá nguyên nhiên liệu liên tục tăng cao đặc biệt là sự biến động giá xăng dầu ảnh hưởng tới giá thành sản xuất, khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp khác gặp nhiều khó khăn. Do khủng hoảng kinh tế trong nước nguyên nhân sâu xa từ giới bất động sản, nhà đất, các công trình xây dựng bị đình trệ khiến cho công đoạn tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng như sản xuất đá của công ty ra thị trường gặp nhiều khó khăn gây ứ đọng vốn. Thách thức còn đến từ số lượng đối thủ cạnh tranh cao, do trước đây ngành xây dựng được coi là miếng mồi béo bở cho các nhà đầu tư vì vậy nhiều nhà đầu tư vào xây dựng mỏ đá. Riêng ở tỉnh Hoà Bình có tới hàng chục mỏ đá lớn nhỏ đang hoạt động. 2.1.2. Môi trường bên trong của công ty  Điểm mạnh: Công ty có nguồn lực mạnh về tài chính, NL cũng như các thiết bị về khoa học kỹ thuật tiên tiến, thêm vào đó là sự đầu tư về maý móc thiết bị, dây truyền sản xuất hiện đại nhập khẩu từ Hàn Quốc và kiến thức khai thác mỏ ngay từ ban đầu nên số lượng và chất lượng về sản phẩm của công ty luôn được đánh giá cao.  Điểm yếu: -Về nguồn tài chính, hầu hết là công ty tận dụng nguồn vốn đi vay vì vậy cũng không kém phần rủi ro. SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D120074 Báo cáo thực tập tổng hợp 14 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm - Về văn hoá doanh nghiệp: Công ty chưa thực sự xây dựng được một văn hoá doanh nghiệp đặc thù, hầu như là ai có việc người đấy làm, rất ít hoạt động tập thể được tổ chức ngoại trừ một số buổi liên hoan ngày lễ, tất niên. Thậm chí nạn cờ bạc ở công trường vẫn còn xuất hiện. 2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và phát triển thị trường  Điểm mạnh: Mở rộng thị trường tiêu thụ với việc đặt thêm cơ sở 2 tại Lào.  Điểm yếu: - Công ty chưa tận dụng được nguyên vật liệu có sẵn từ sản xuất để mở rộng thị trường sản phẩm, mặc dù có kế hoạch sản xuất sản phẩm phụ từ 3 năm trước như sản xuất gạch cao cấp các loại giúp đa dạng sản phẩm cung ứng cho thị trường, nhưng vẫn chưa thực hiện được do vấp phải kinh tế khó khăn, nguồn vốn eo hẹp. - Chiến lược cạnh tranh chưa thực sự hiệu quả, minh chứng cho thấy là doanh thu liên tục giảm qua 3 năm 2011-2013 ( theo kết quả HĐKD bảng 1.6). Doanh nghiệp chỉ mới có động thái thu hẹp sản xuất, cắt giảm chi phí, NL thực hiện tiết kiệm trước sự giảm cầu và khó khăn từ thị trường mà chưa có bất kì chiến lược cạnh tranh cụ thể nào như về giá hoặc Maketing khẳng định chất lượng sản phẩm. 2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của công ty  Điểm mạnh: - Cơ sở vật chất và công nghệ kĩ thuật tiên tiến khiến cho chất lượng sản phẩm của công ty luôn ổn định và được các đối tác ghi nhận. - Trụ sở công ty đặt gần với nguồn nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất.  Điểm yếu: - Đội ngũ nhân viên của công ty chủ yếu là lao động phổ thông vì vậy kiến thức về lao động còn nhiều thiếu xót tâm lý chủ quan về an toàn lao động, không mặc đồ bảo hộ theo quy định vẫn còn xảy ra. - Năng lực quản trị doanh nghiệp còn hạn chế, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của công ty còn nhiều yếu kém, chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại chỉ dưới 1% doanh thu (so với tỷ lệ 10% đến 20% của doanh nghiệp nước ngoài). Chưa xây dựng mạng lưới phân phối rõ ràng. SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D120074 Báo cáo thực tập tổng hợp 15 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm Tóm lại, tình hình thực hiên công tác quản trị chiến lược của công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn có một số tồn tại sau: - Chưa xây dựng được chiến lược cạnh tranh rõ ràng, chưa tận dụng được nguyên liệu có sẵn phát triển thị trường - Kiến thức và năng lực của nhân viên và nhà quản trị còn nhiều thiếu xót. 3. Công tác quản trị tác nghiệp của công ty CP sản xuất đá xây dựng Lương Sơn 3.1. Quản trị mua  Tích cực: Việc đầu tư đúng đắn vào máy móc trang thiết bị đã nâng cao được chất lượng sản phẩm, đảm bảo số lượng và tiết kiệm nhiên liệu, góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao uy tín của Công ty.  Hạn chế: Do công tác thu thập thông chưa hiệu quả nên giá nguyên liệu xăng dầu mua vào để dự trữ thường là khá cao. Chưa có kế hoạch mua và quy trình tổ chức mua các thiết bị máy móc, nguyên liệu cụ thể và cẩn thận. Đây thường là các thiết bị phức tạp phải thu thập thông tin chọn nguồn mua có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và thường phải đi xa. Do không có kế hoạch, quy trình khiến công tác tìm hiểu thông tin kỹ thuật, thông tin về nhà cung ứng trước khi mua còn chưa chặt chẽ dẫn một vài máy móc mua về thường bị hỏng hóc thường xuyên phải sửa chữa gây tốn kém chi phí như búa, kẹp hàm của máy xay đá hoặc hàng gửi về chậm và không đúng với yêu cầu theo đơn đặt hàng nên phải gửi trả lại và mua mới gây thiệt hại rất lớn cho công ty. Ngoài ra, công tác đánh giá sau mua cũng không được chú trọng, các nhà quản trị chưa đánh giá kết quả mua và quy trình mua hàng có đạt yêu cầu không, có tồn tại gì không, vì vậy mà không rút ra được kinh nghiệm và bài học sau mỗi lần mua. 3.2. Quản trị bán hàng: Mặc dù Công ty đã xây dựng được mạng lưới bán hàng theo khu vực địa lý, phù hợp và thuận tiện cho việc tính giá cước vận chuyển của công ty, nhưng vẫn còn một số hạn chế: - Công ty chưa xây dựng cho mình một bản kế hoạch bán hàng đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng và giá cả hợp lý trong thời điểm thị trường canh tranh như hiện nay, chưa xây dựng ngân sách bán hàng tiết kiệm chi phí. - Lực lượng bán hàng chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng, dẫn tới công tác kiểm soát bán hàng cũng chưa được chặt chẽ, chưa có phương pháp kiểm soát tối ưu SV: Nguyễn Thị Mai Anh Mã SV: 10D120074
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan