Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần ứng dụng v...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học sao việt

.PDF
21
35618
87

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp I. GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Y HỌC SAO VIỆT 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt 1.1.1. Giới thiệu về công ty ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt - Tên công ty: Công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt - Tên giao dịch quốc tế: Sao Việt application anh development medical technology joint stock company - Tên viết tắt: Sao Viet meditech.,jsc - Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 5, nhà A10, tập thể Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam, ngõ 59 phố Chùa Láng, phường Láng thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội - Điện thoại:04.37759023 - Email: [email protected] - Công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt là đơn vị kinh Fax:04.38357477 doanh độc lập thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Quy mô công ty: Tổng số nhân viên của toàn công ty tại thời điểm 31/12/2011 theo số liệu phòng hành chính - nhân sự cung cấp là 37 nhân viên. Tổng cộng nguồn vốn của công ty tính đến ngày 31/12/2011theo số tiệu phòng kế toán - tài chính cung cấp là: 15,068,211,368 (trong đó VCSH là: 7,398,058,818) - Chức năng, nhiệm vụ: Công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt là một trong những công ty cung cấp các loại dược phẩm có chất lượng cao. Các loại dược phẩm của công ty hầu như nhập khẩu từ nước ngoài. Công ty có các chức năng, nhiệm vụ: + Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong các lĩnh vực: kinh doanh dược phẩm và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm, buôn bán nguyên liệu, phụ liệu, bao bì dược phẩm, xuất nhập khẩu các loại dược phẩm công ty kinh doanh.... + Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, xây dựng thêm cơ sở vật chất cho công ty và nâng cao đời sống cho cổ đông. Page 1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang + Không ngừng nâng cao danh tiếng của công ty bằng việc cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. - Ngành nghề đăng ký kinh doanh: + Kinh doanh dược phẩm và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm + Kinh doanh trang thiết bị vật tư y tế tiêu hao + Sản xuất và kinh doanh dược phẩm chức năng và thực phẩm dinh dưỡng + Sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm (trừ mỹ phẩm có hại cho sức khỏe con người) + Buôn bán nguyên liệu, phụ liệu, bao bì dược phẩm + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; + Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt - Công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt được thành lập năm 2006 theo giấy phép số 0101974714 cấp ngày 14/06/2006 của Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội có trụ sở tại phường Láng thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. - Trải qua 6 năm hoạt động công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển với số vốn điều lệ khi thành lập là 5,000,000,000 đồng năm tỷ đồng, số cổ phần của công ty là 50,000 cổ phần, mệnh giá cổ phần là 100,000 đồng. Đến cuối năm 2011 tổng số vốn điều lệ của công ty là 7,398,058,818 đồng. Công ty đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của tại công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt Công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu các loại dược phẩm, kinh doanh dược phẩm và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm, kinh doanh trang thiết bị vật tư y tế tiêu hao và kinh doanh thực phẩm chức năng và thực phẩm dinh dưỡng. Page 2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt - Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phầnứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt theo mô hình trực tuyến - chức năng. Với cơ cấu này, Công ty được tổ chức thành các bộ phận chức năng, phòng ban giúp cho Giám đốc điều hành tốt hoạt động của Công ty. Các bộ phận chịu sự chỉ đạo, phân công trực tiếp của Giám đốc. - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (xem phụ lục số 1.a) Bộ máy quản lý của Công ty và nhiệm vụ của từng bộ phận: - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.  Ban Giám đốc: bao gồm 01 Giám đốc  Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị: là người đại diện theo pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành và quản lý công việc, chịu trách nhiệm trước cổ đông trong Hội đồng cổ đôngvề nội dung và nhiệm vụ hoạt động của công ty, ấn định các chức danh trong công ty và quy định mức lương của nhân viên.  Các phòng ban:  Phòng Kế hoạch – kỹ thuật: - Tham mưu, tổ chức các hoạt động chung của Công ty - Tổ chức điều hòa, phối hợp hoạt động của các Phòng, Ban, trong Công ty để thực hiện kế hoạch đã đề ra. - Thực hiện các công việc về kiểm định chất lượng sản phẩm của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế  Phòng Tài chính - Kế toán - Do kế toán trưởng phụ trách trực tiếp, giúp giám đốc triển khai toàn bộ công tác tài chính - kế toán – thống kê như: + Nghiên cứu các quy định, chính sách, chế độ Tài chính - Kế toán của Nhà nước và triển khai thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng các chế độ, chính sách. + Kiểm tra và giám sát các hoạt động liên quan đến thu - chi của Công ty Page 3 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang + Quản lý hóa đơn, các biểu mẫu chứng từ kế toán của Công ty. Tổ chức lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán, số sách và báo cáo kế toán, các tài liệu có liên quan. + Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo yêu cầu của cơ quan chức năng, hỗ trợ với các phòng ban khác để quản lý đầu vào, đầu ra có liên quan đến vốn và tài sản của công ty.  Phòng Hành chính - nhân sự: - Phụ trách các vấn đề hành chính tổng hợp, lập hồ sơ dự thầu, soạn thảo, lưu trữ, bảo quản toàn bộ các văn bản, hồ sơ kế hoạch, tài liệu liên quan theo chức năng nhiệm vụ của Phòng và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan. - Quản lý về nhân sự, con người toàn công ty phụ trách vè quyền lợi cho người lao động  Phòng kinh doanh(bán hàng và Marketing): - Có chức năng tìm kiếm khách hàng cho công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện ký kết các hợp đồng với các khách hàng. Liên tục tăng cường mối quan hệ với các khách hàng và tìm ra những thiếu sót trong sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty thông qua các thông tin phản hồi từ khách hàng để có sự điều chỉnh cho hợp lý. Mục tiêu là doanh số hàng bán liên tục tăng lên. 1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt qua 2 năm gần đây nhất ĐVT: đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 CL tuyệt đối CL tương đối 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 27,913,628,236 43,022,571,863 15,108,943,627 54.13% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 54,191,333 64,002,871 9,811,538 18.11% 3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 27,859,436,930 42,958,568,992 15,099,132,062 Page 4 54.20% Báo cáo thực tập tổng hợp 4. Giá vốn hàng bán GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang 24,200,801,104 39,198,323,410 14,997,522,306 61.97% 3,658,635,826 3,860,245,582 201,609,756 5.51% 38,515,827 78,944,970 40,429,143 104.97% 7. Chi phí tài chính 185,915,625 382,801,163 196,885,538 105.90% Trong đó: chi phí lãi vay 145,733,685 382,108,163 236,374,478 162.20% 3,149,524,414 3,531,387,074 381,862,660 12.12% 361,711,614 24,552,315 (337,159,299) -93.21% trước thuế 361,711,614 24,552,315 (337,159,299) -93.21% 12. Chi phí thuế TNDN 90,247,550 8,520,516 (81,727,034) -90.56% 271,284,064 16,031,799 (255,252,265) -94.09% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 8. Chi phí kinh doanh 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 11. Tổng lợi nhuận kế toán 13. Lợi nhuận sau thuế TNDN Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2010 và 2011 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2010 và 2011 Nhận xét: Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011 ta có thể thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2011so với năm 2010tăng 15,099,132,062 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 54.20%. Doanh thu tài chính của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 40,429,143 đồng, tương ứng tỉ lệ tăng của doanh thu tài chính là 104.97% so với năm 2010. Chi phí KD của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng lên với tỷ lệ tăng nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng của doanh thu nhưng chi phí tài chính và giá vốn hàng bán tăng với tỉ lệ tăng cao hơn so với tỉ lệ tăng của doanh thu nhiều. Điều đó làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty giảm337,159,299, tỷ lệ giảm là93.21%. Công ty cần có những giải pháp để khắc phục tình trạng này bằng cách tìm biện pháp để nâng cao doanh thu hơn nữa đồng thời làm giảm chi phí của công ty. Để lợi nhuận của công ty tăng lên. Page 5 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Y HỌC SAO VIỆT 2.1.Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt - Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Căn cứ yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Việc xử lý thông tin trong toàn công ty được thực hiện tập trung ở phòng Kế toán. Các bộ phận liên quan có phát sinh các nghiệp vụ thì thu thập, phân loại và chuyển chứng từ về phòng kế toán để xử lý, tổng hợp và tiến hành công tác kế toán. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (xem phục lục 1.b) Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận kế toán: Bà Nguyễn Thị Phương Hoa- Kế toán trưởng: - Chịu sự trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tài chính kế toán, tham mưu cho Giám đốc hoạt động tài chính kế toán.Tổng hợp quyết toán chung toàn công ty. - Tập hợp số liệu từ các bộ phận để lập kế hoạch báo cáo tài chính, phân công công việc, trách nhiệm cho các kế toán viên hợp lý, khoa học. - Tổ chức hướng dẫn kế toán viên những chế độ tài chính áp dụng trong công ty và kiểm soát việc thực hiện những quy định đó. Đào Thị Minh Phương- Kế toán tổng hợp: -Chuyên kê khai, tính và nộp các loại thuế của công ty. - Tính lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên trong công tyvà những công việc còn lại có liên quan đến công tác kế toán của công ty. Nguyễn Thị Minh- Kế toán công nợ, bán hàng: + Làm giá, báo giá nhận yêu cầu của khách hàng, viết hóa đơn bán hàng. Page 6 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang + Theo dõi các khoản phải thu, phải trả với khách hàng, nhà cung cấp; thu hồi công nợ của công ty, theo dõi tình hình bán hàng của công ty. Bùi Thị Hằng Nga - Kế toán thanh toán, ngân hàng và thủ quỹ:theo dõi tình hình thu – chi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty, thực hiện xuất quỹ tiền mặt theo lệnh của Giám đốc, thu tiền và ghi sổ quỹ tiền mặt. - Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty  Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo QĐ 48/2006/QĐ- BTCngày 14/9/2006  Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.  Hình thức kế toán: hình thức Nhật ký chung, áp dụng phần mềm kế toánmeliasoft  Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nhập trước, xuất trước - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: nhập trước, xuất trước - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên  Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ  Phương pháp khấu hao tài sản cố đinh đang áp dụng: Phương pháp đường thẳng  Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.  Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Chi phí phải trả là khoản chi phí trích trước trong kỳ mà chưa ghi nhận được hóa đơn GTGT tại thời điểm cuối năm tài chính.  Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Chênh lệch tỷ giá phát trinh từ các nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động KD  Phương pháp hạch toán: Kê khai thường xuyên. 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán - Tổ chức hạch toán ban đầu Hệ thống chứng từ kế toán Page 7 Báo cáo thực tập tổng hợp - GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang Chứng từ kế toán áp dụng cho công ty thực hiện đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này. Chứng từ sử dụng (xem phục lục 2) Trình tự luân chuyển một số chứng từ trong công ty  Phiếu chi và phiếu tạm ứng - Bước 1: Khi có giấy đề nghị thanh toán chuyển đến bộ phận kế toán - Bước 2: Phòng kế toán chuyển giấy đề nghị thanh toán đến những người có thẩm quyền để xét duyệt. - Bước 3: Khi giấy đề nghị được xét duyệt chuyển đến phòng kế toán để kế toán tổng hợp lập phiếu chi hoặc phiếu tạm ứng và ghi sổ kế toán. Phiếu chi, phiếu tạm ứng được lập thành 3 liên 1 liên kế toán giữ và lưu lại, 1 liên kèm theo giấy đề nghị thanh toán chuyển đến cho kế toán thanh toán –ngân hàng - thủ quỹ, 1 liên chuyển đến cấp có thẩm quyền xét duyệt. - Bước 4: Kế toán thanh toán –ngân hàng - thủ quỹ kiểm tra phiếu và thanh toán tiền cho người đề nghị thanh toán. - Bước 5: Lưu trữ và bảo quản chứng từ  Phiếu nhập kho - Bước 1: Bộ phận kế toán lập phiếu nhập kho; người lập phiếu, người giao hàng, phụ trách bộ phận kế toán ký vào phiếu. - Bước 2: Chuyển phiếu nhập kho cho thủ kho tiến hành việc kiểm nhận, nhập hàng và ghi sổ, ký phiếu nhập kho - Bước 3: Phiếu nhập kho được chuyển đến kế toán bán hàng để ghi sổ kế toán - Bước 4: Kế toán bán hàng tổ chức bảo quản và lưu trữ phiếu nhập kho  Phiếu xuất kho Khi có nhu cầu về vật tư, sản phẩm, hàng hóa, thì bộ phận kinh doanh gửi đến Giám đốc ký duyệt. Page 8 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang - Bước 1: Kế toán bán hàng căn cứ vào lệnh xuất tiến hành lập phiếu xuất kho 3 liên - Bước 2: Liên 2 của phiếu xuất kho chuyển cho thủ kho tiến hành xuất hàng hóa. Sau đó thủ kho ký vào phiếu xuất kho rồi gửi lại cho kế toán bán hàng. Liên 1 và liên 3 lưu tại công ty để phục vụ công tác kế toán tại công ty. - Bước 3: Kế toán bán hàng chuyển phiếu xuất kho cho Kế toán trưởng ký duyệt rồi ghi sổ kế toán - Bước 4: Trình phiếu xuất kho cho Giám đốc ký duyệt - Bước 5: Lưu trữ và bảo quản phiếu xuất kho  Ghi nhận doanh thu Khi có chứng từ chắc chắn doanh thu được ghi nhận kế toán bán hàng: - Bước 1: Lập hóa đơn GTGT đầu ra xuất cho khách hàng. Hóa đơn này được lập thành 3 liên, liên 2 giao cho khách hàng, 2 liên 1 và 3 lưu tại Công ty phục vụ công tác ghi sổ kế toán. - Bước 2: Kiểm tra hóa đơn đã lập, đối chiếu với số tiền thực thu, biên bản nhận nợ - Bước 3: Sử dụng hóa đơn để ghi vào sổ kế toán - Bước 4: Bảo quản, lưu trữ chứng từ Quy trình chung về luân chuyển chứng từ của Công ty: - Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ - Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt - Phân loại, sắp xếp chứng từ, định khoản và ghi sổ kế toán - Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán. - Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán; - Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan; - Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán; Page 9 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang Công ty đã xây dựng và tuân thủ quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý, khoa học. Tổ chức vận dụng hệ thống Tài khoản kế toán Trên cơ sở áp dụng QĐ 48/2006/QĐ-BTC và yêu cầu, đặc điểm hoạt động kinh doanh, áp dụng cho loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa.Nhìn chung, hệ thống TK mà công ty xây dựng đã phù hợp với sản xuất, tính chất sản xuất, quy trình sản xuất và đặc điểm tổ chức quản lý. Ngoài ra, công ty cũng tổ chức các TK chi tiết cấp 2, cấp 3 để áp dụng cho những yêu cầu cụ thể của mình. Công ty không sử dụng một số TK: - Công ty không sử dụng các TK liên quan đến đầu tư chứng khoán (TK 121, 221), TK góp vốn (TK 222, TK 223.), TK dự phòng, TK 419, TK611, TK631, ngoài ra, công ty không sử dụng TK 351,... - Các tài khoản còn lại sử dụng theo đúng nội dung và kết cấu của từng TK.Hệ thống TK cấp 3 được thiết kế rất linh hoạt. TK cấp 3 được thiết kế trên cơ sở TK cấp 2, TK cấp 2 được thiết kết trên TK cấp 1. Cụ thể: Tài khoản cấp 1 – 331: Phải trả cho người bán + 3311: Phải trả cho người bán hàng hóa + 3312: Phải trả cho người bán hàng hóa nhập khẩu + 3313: Phải trả cho người bán dịch vụ Tài khoản cấp 2 - 1121: Tiền gửi Ngân hàng VNĐ có các TK + 11211: Tiền gửi ngân hàng tại Vietcombank chi nhánh Thành Công + 11212: Tiền gửi ngân hàng tại Sacombank chi nhánh Thăng Long +11213: Tiền gửi ngân hàng tại NHTMCP Quân Đội chi nhánh Trần Duy Hưng + 11214:Tiền gửi ngân hàng tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội Tài khoản cấp 2 – 1388: phải thu khác + 13881: Thuế GTGT hàng nhập khẩu + 13882: Thuế môn bài + 13883: Bảo lãnh thầu + 13884: Tài khản tiền gửi có kỳ hạn + 13888: Phải thu khác Page 10 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang Ví dụ 1: (Theo số liệu phòng kế toán cung cấp)Vào ngày 15/6/2011 công ty tạm ứng lương cho các nhân viên trong công ty số tiền tạm ứng là 72,500,000 đồng lấy từ tiền gửi ngân hàng Sacombank chi nhánh Thăng Long. Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 334 Có TK 11212 :72,500,000 đồng :72,500,000 đồng Ví dụ 2: (Theo số liệu phòng kế toán cung cấp)Vào ngày 5/8/2011 Bệnh viện Nhi trung ương mua dược phẩmbao gồm: thuốc Na Neivocar Plus đơn giá bán 273,000 đồng/hộp, số lượng: 500 hộp, giá vốn: 220,000 đồng và thuốc Braish đơn giá bán: 210,000đồng/hộp, số lượng: 260 hộp, giá vốn: 170,000 đồng. Tổng số tiền thanh toán là 191,100,000 đồng(giá bán đã bao gồm VAT 5%), giá vốn của lô dược phẩm này là 154,200,000 đồng. Bênh viện Nhi trung ương nhận nợ. Kế toán hạch toán như sau: - Ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632 - : 154,200,000 đồng Có TK 156(Na Neivocar Plus) : 110,000,000 đồng Có TK 156 (Braish) : 44,200,000 đồng Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 131 (bệnh viện Nhi trung ương): 191,100,000 đồng - Có TK 5111 : 182,000,000 đồng Có TK 33311 : 9,100,000 đồng Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng sổ theo hình thức Nhật ký chung. Hệ thống sổ bao gồm: - Sổ Nhật ký chung - Sổ Nhật ký đặc biệt: Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng. - Sổ quỹ tiền mặt - Sổ cái các Tài khoản sử dụng như:111, 112, 131, 331,... - Sổ thẻ kế toán chi tiết: sổ chi tiết chi phí bán hàng – quản lý, sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp, sổ chi tiết phải thu khách hàng, ... Page 11 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty Chøng tõ gèc NhËt ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết NVL Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh B¸o c¸o kÕ to¸n Ghi chó: : Ghi hµng ngµy : Ghi cuèi th¸ng : §èi chiÕu kiÓm tra -Tổ chức hệ thống BCTC BCTC của công ty lập theo dạng đầy đủ, cuối mỗi niên độ kế toán thì lập BCTC cho năm tài chính đó, không lập BCTC giữa niên độ.Công ty lập các báo cáo: 1. Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01-DNN 2. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DNN 3. Bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DNN 4. Bảng Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DNN Phương pháp lập:  Bảng CĐKT: + Cột “Số đầu năm”: Số liệu ghi vào cột này được căn cứ vào số liệu ở cột “Số cuối năm” của bảng CĐKT cuối niên độ kế toán trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng. + Cột “Số cuối năm”: Số liệu ghi vào cột này được căn cứ vào số dư các TK (cấp 1, cấp 2,...) trên các sổ kế toán có liên quan đã khóa sổ ở thời điểm lập bảng CĐKT.  Báo cáo KQHĐKD: Page 12 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang + Cột “Năm trước”: Số liệu ghi vào cột này căn cứ vào số liệu ghi ở cột “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cóa này năm trước. + Cột “Năm nay”:Số liệu ghi vào cột này căn cứ vào số dư cuối kỳ các TK tổng hợp và chi tiết tương ứng trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái để ghi, ở Báo cáo KQHĐKD phương pháp chung khi lấy số liệu để lập cột năm nay là căn cứ vào số phát sinh lũy kế của kỳ lập báo cáo bên Nợ hoặc bên Có của cấc TK tổng hợp, chi tiết tương ứng trên sổ cái, nhật ký sổ cái sau khi so sánh đối chiếu với các TK đối ứng để ghi.  Bảng BCLCTT (phương pháp gián tiếp): Cột “Năm trước”: căn cứ vào BCLCTT cùng kỳ của năm trước, số liệu ở cột “Năm nay để chuyển số liệu tương ứng các chỉ tiêu. Cột “Năm nay”: Căn cứ vào số dư cuối kỳ các TK tổng hợp và chi tiết trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái có liên quan để ghi.  Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Phương pháp lập TMBCTC: căn cứ chủ yếu vào các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết kỳ báo cáo, bảng CĐKT kỳ báo cáo, báo cáo KQHĐKD kỳ báo cáo và TMBCTC năm trước để ghi vào các chỉ tiêu có liên quan. 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế Bộ phận phụ trách, chịu trách nhiệm về công tác phân tích kinh tế là phòng kế toán và thời điểm tiến hành phân tích là khi kết thúc năm tài chính, mục đích là để đánh giá tổng quan về tình hình tài chính trong năm, đánh giá được khả năng tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của công ty nhằm mục đích đưa ra những quyết định đầu tư có hiệu quả nhất trong giai đoạn tiếp theo. 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị  Phân tích doanh thu bán hàng Nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan, chính xác tình hình thực hiện doanh thu xuất khẩu đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu để có biện pháp thích hợp nhằm khắc phục khó khăn, khai thác thế mạnh và Page 13 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang nâng cao hiệu quả của hoạt động SXKD của công ty. Việc phân tích được tiến hành vào cuối mỗi năm. Các chỉ tiêu phân tích: - Tổng mức doanh thu hàng - Các chỉ tiêu về số lượng, giá bán xuất khẩu, số lượng lao động và năng suất lao động, các nhân tố định tính,…  Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Các chỉ tiêu: ngoài các chỉ tiêu trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh, công ty sử dụng thêm chỉ tiêu lợi nhuận gộp trên DTT, tỷ lệ % lợi nhuận trên tổng doanh thu….  Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Vòng quay toàn bộ VKD = Doanh thu thuần bán hàng / VKD bình quân - Tỷ suất LNTT và lãi vay trên VKD = LNTT và lãi vay / VKD bình quân - Tỷ suất LNTT VKD = LNTT / VKD bình quân - Tỷ suất LNST VKD = LNST / VKD bình quân - Tỷ suất lợi nhuận VCSH = LNST / VCSH bình quân 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán Dựa vào bảng kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán ở phụ lục5: VKD bình quân: Năm 2010:10,272,076,725 đồng; năm 2011: 13,757,427,042.5đồng VCSH bình quân: Năm 2010: 3,893,020,633đồng; năm 2011:6,413,360,741.5đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 1.Vòng quay toàn bộ VKD 7.156 3.123 2.Tỷ suất LNTT và lãi vay trên VKD 0.049 0.030 3.Tỷ suất LNTTtrên VKD 0.035 0.002 4.Tỷ suất LNST VKD 0.026 0.001 5.Tỷ suất lợi nhuận VCSH 0.070 0.003 Bảng 2: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2010 và năm 2011 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Page 14 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang Nhận xét: Nhìn chung các chỉ tiêu của công ty ở năm 2011 đều nhỏ hơn 2010. Có thể nói rằng trong năm 2011 công ty kinh doanh kém hơn năm 2010. Cụ thể: - Chỉ tiêu 1 phản ánh trong năm 2011VKD chu chuyển được 3.123 lần ít hơn năm 2010 VKD chu chuyển được 7.156 lần. - Chỉ tiêu 2 phản ánh khả năng sinh lời của một đồng VKD không tính đến ảnh hưởng của thuế TNDN và nguồn gốc VKD, trong năm 2011cứ một đồng VKD sẽ đem lại 0.030 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong khi năm 2010là 0.049đồng. - Chỉ tiêu 3 phản ánh trong năm 2011 cứ 1 đồng VKD bình quân sử dụng trong năm sinh ra 0.002 đồng LNST trong khi năm 2010 là 0.035 đồng LNST. - Chỉ tiêu 4 phản ánh trong năm 2011 cứ 1 đồng VKD sử dụng trong năm tạo ra 0.001 đồng LNST trong khi năm 2010 là 0.026 đồng LNST. - Chỉ tiêu 5 phản ánh trong năm 2011 đồng VCSH sử dụng trong năm tạo ra 0.003 đồng LNST trong khi năm 2010 là0.070 đồng LNST cho công ty. Như vậy có thể thấy, hiệu quả sử dụng VKD của công ty trong năm 2011 là chưa tốt, doanh thu của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng lợi nhuận của công ty không những không tăng mà còn giảm so với năm 2010. 2.3. Tổ chức công tác tài chính tại công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt  Công tác kế hoạch hóa tài chính Công tác kế hoạch hoá tài chính cũng do bộ phận kế toán tài chính tiến hành nhằm xác định được sự khác biệt giữa mục tiêu xác định với tình trạng hiện tại của công ty, báo cáo về các hoạt động của công ty nhằm đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra. Để từ đó phân tích các lựa chọn về tài trợ và đầu tư của công ty. Tuy nhiên, công tác kế hoạch hoá tài chính ở công ty cũng chưa thật sự được quan tâm, cho nên hiệu quả mang lại vẫn còn rất hạn chế.  Công tác huy động vốn Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tiến hành kinh Page 15 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang doanh cần phải có một lượng vốn nhất định. Doanh nghiệp đã huy động vốn bằng cách vay vốn của ngân hàng thương mại. Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2011 theo số liệu phòng kế toán cung cấp công ty đã vay: - Ngân hàng vietcombank chi nhánh Thành Công là 856,324,579 đồng; - Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thăng Long là 1,134,297,612 đồng; - Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội là 765,894,256 đồng; - NHTMCP Quân Đội chi nhánh Trần Duy Hưng là 813,905,540 đồng;  Công tác quản lý và sử dụng vốn- tài sản Do bộ phận sản xuất kết hợp với phòng kỹ thuật tiến hành công tác quản lý và sử dụng vốn- tài sản hợp lý nhất. Công ty thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát tình hình sử các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Quan tâm đến mức trích khấu hao hợp lý, đảm bảo thu hồi đủ vốn, nhanh chóng tái sản xuất TSCĐ. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng thì phải giải trình, tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Ngoài ra, công ty đã có những biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả vốn lưu động như tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bỏ vào để sản xuất như tìm nhà cung cấp đáng tin cậy và có quan hệ lâu dài với công ty,…  Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận Do bộ phận phòng kế toán- tài chính tiến hành quản lý dựa vào những số liệu trên bản báo cáo tài chính của công ty theo nguyên tắc doanh thu phải bù đắp được chi phí bỏ ra. Công ty cũng đã có những biện pháp tích cực nhằm tăng doanh thu đặc biệt là doanh thu xuất khẩu cho công ty đồng thời với nó là giảm chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.  Xác đinh các chỉ tiêu nộp ngân sách và quản lý công nợ  Xác đinh các chỉ tiêu nộp ngân sách: Dựa trên báo cáo tổng hợp về thuế để phòng kế toán tài chính tính toán các chỉ tiêu nộp ngân sách(các loại thuế phải nộp nhà nước). Các loại thuế phải nộp của công ty trong năm 2011 Page 16 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang ĐVT: Đồng Số còn phải Số phát sinh trong năm nộp năm trước Số phải nộp Số đã nộp chuyển sang Chỉ tiêu Số còn phải nộp cuối năm Tổng số thuế và các khoản phải nộp cho 133,276,434 2,270,311,977 2,343,743,773 59,844,638 nhà nước Trong đó: 2,069,455,936 2,069,455,936 -Thuế GTGT bán hàng nội địa -Thuế TNDN 16,924,672 16,924,672 -Thuế môn bài 2,000,000 2,000,000 -Thuế khác 133,276,434 181,931,369 255,363,165 59,844,638 Bảng 3: Thuế và các khoản phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước năm 2011 Nguồn: Phòng kế toán tài chính  Quản lý công nợ: Do kế toán công nợ chịu trách nhiệm tiến hành quản lý bằng cách: - Mở sổ theo dõi công nợ phải thu, phải trả. - Thanh toán nợ phải trả theo đúng thời hạn cam kết. - Thường xuyên xem xét công nợ phải thu để kịp thời thu hồi vốn cho công ty. Trường hợp phát sinh các khoản nợ quá hạn phải cách khắc phục kịp thời. Xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân để hạn chế tối đa phát sinh nợ khó đòi. Tình hình công nợ của công ty năm 2010 ĐVT: Đồng Đầu kỳ Chỉ tiêu Nợ Số phát sinh trong năm Có Nợ Có Cuối kỳ Nợ Có Phải thu 3,365,027,889 209,770,040 29,266,207,132 26,224,651,590 6,196,813,391 khách hàng Phải trả 188,000,000 2,879,861,704 26,710,448,316 26,251,211,889 2,096,387,000 4,329,012,777 người bán Bảng 4: Tình hình công nợ của công ty năm 2010 Nguồn: Phòng kế toán tài chính năm 2010 Page 17 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Y HỌC SAO VIỆT 3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt 3.1.1. Ưu điểm - Về hệ thống kế toán: Công ty sử dụng hình thưc kế toán nhật ký chung là hình thức rất phù hợp với đặc điểm SXKD và quy mô của công ty. Vì việc ghi sổ theo hình thức nhật ký chung này là đơn giản và thuận tiện cho việc sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán của công ty. Công ty sử dụng phần mềm kế toán meliasoft là một phầm mềm tương đối hiện đại và nhanh chóng, hệ thống được nối mạng LAN trong toàn bộ phòng kế toán tài chính của công ty giúp cho quá trình tìm kiếm thông tin và liên hệ giữa các bộ phận được thực hiện dễ dàng. Hệ thống ghi sổ trung thực, kịp thời. Hệ thống báo cáo theo đúng quy định của Luật thuế và pháp luật. - Nắm bắt kịp thời các chuẩn mực cũng như chế độ kế toán hiện hành. Thường xuyên cập văn bản, thông tư mới đáp ứng yêu cầu quản lý đồng thời tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành. - Có sự phân công công việc cho từng nhân sự phòng kế toán theo năng lực khả năng từng người, phân cấp trách nhiệm làm cho các công việc không bị chồng chéo. 3.1.2. Hạn chế Số lượng nhân viên kế toán còn hạn chế dẫn đến số lượng công việc của một nhân viên kế toán còn nhiều, việc kiểm soát, đối chiếu với số lượng chứng từ lớn đã dẫn tới áp lực công việc cho các nhân viên kế toán. Hơn nữa, do chưa có bộ phận phân tích kinh tế tài chính riêng biệt nên phòng kế toán còn phải đảm đương trách nhiệm của bộ phận này dẫn tới công việc kế toán đã nhiều lại càng nhiều thêm. 3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của đơn vị 3.2.1. Ưu điểm Page 18 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang Đánh giá được các chỉ tiêu kinh tế cần thiết của công ty để kịp thời có những chấn chỉnh. Ví dụ trên cho thấy như công tác phân tích doanh thu những năm vừa qua, tình hình bán hàng đã có những tiến bộ nhất định, doanh thu bán hàng ngày càng tăng, tuy nhiên chi phí bỏ ra cũng tăng nhất là giá vốn hàng bán theo đó với tốc độ cao hơn làm cho lợi nhuận của công ty giảm đi rõ rệt.Từ đó, giúp cho công ty có những biện pháp để tăng doanh thu và giảm chi phí mua hàng hóa. 3.2.2. Hạn chế Chưa có bộ phận phân tích kinh tế riêng biệt nên mới chỉ đánh giá được ở mức độ tổng quan mà chưa đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu cụ thể hơn. Ví dụ trên cho thấy công tác phân tích doanh thu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tình hình thực hiện doanh thuchứ chưa đi sâu tìm hiểu về các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện doanh thu và các chỉ tiêu xác định hiệu quả của hợp đồng nhập khẩu. Công tác phân tích chi phí kinh doanh, sản xuất chưa đem lại kết quả cao, chưa có biện pháp thiết thực để làm giảm chi phí dẫn đến gây lãng phí chi phí của công ty. 3.3. Đánh giá khái quát về công tác tài chính của đơn vị 3.3.1. Ưu điểm Phòng tài chính kế toán đã làm tốt công tác quản lý công nợ và xác định các chỉ tiêu nộp ngân sách, hàng năm công ty đã tích cực thu hồi công nợ nhanh chóng và đóng góp một phần lớn thuế vào ngân sách của nhà nước. Công tác quản lý vốn và tài sản cũng có những ưu điểm của nó, đó là việc tận dụng tốt các nguồn vốn từ nước ngoài để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tài sản của công ty được quản lý tốt, tiết kiệm và đem lại những hiệu quả rõ rệt. 3.3.2. Hạn chế Công tác tài chính tại đơn vị là chưa rõ ràng và mới chỉ mang tính hình thức chứ chưa có một bộ phận riêng biệt tiến hành công tác tài chính. Chưa có ban tài chính, để rà soát, điều tiết tình hình hoạt động tài chính của Công ty. Chưa có ban kiểm soát nội bộ để công tác quản lý được hiệu quả hơn. Công tác kế hoạch hoá tài chính ở công ty cũng chưa thật sự được quan tâm, cho nên hiệu quả mang lại vẫn còn rất hạn chế. Page 19 Báo cáo thực tập tổng hợp GVDH: Ths. Nguyễn Thị Minh Giang IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế tại đơn vị, em xin đề xuất 3 hướng đề tài theo thứ tự như sau: Hướng đề tài thứ nhất: “Phân tích chi phívà các biện pháp làm giảm chi phítại công ty cổ phẩn ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt”. Thuộc học phần phân tích kinh tế. Lý do chọn đề tài: Mặc dù doanh thu của công ty đã tăng nhiều nhưng lợi nhuận của công ty vẫn giảm. Nguyên nhân là ở đâu? Đó là do chi phí của công ty chưa được phân tích và quản lý đúng mức. Đó là yêu cầu rất cần thiết và thực tế trước mắt của công ty để tìm ra biện pháp để phân tích và quản lý chi phí một cách hợp lý để lợi nhuận của công ty tăng. Hướng đề tài thứ hai: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phíkinh doanh và các biện pháp làm giảm chi phí kinh doanh tại công ty cổ phẩn ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt”. Thuộc học phầnkế toán. Lý do chọn đề tài: Công ty chuyên nhập khẩu ủy thác và bán hàng. Do đó, công tác kế toán chi phí kinh doanh và làm giảm chi phí kinh doanh của công ty rất quan trọng. Công tác kế toán chi phí kinh doanh đã hợp lý chưa đó là vấn đề mà công ty cần tìm hiểu và làm rõ. Hướng đề tài thứ ba: “Các biện pháp nhằm tăng lợi nhận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ y học Sao Việt”. Thuộc học phần tài chính. Lý do chọn đề tài: Mặc dù công ty có kinh doanh có lợi nhuận nhưng lợi nhân của công ty giảm. Nguyên nhân là ở đâu? Đó là do hiệu quả kinh doanh của công ty không cao. Để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận cho công ty. Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan