Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần đầu tư thươ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần đầu tư thương mại vật tư thiết bị công nghệ long khánh

.DOC
22
129
81

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ...............................................................iv LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................v I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP...................................................1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị....................................1 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị...........................................2 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị......................................................3 II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI ĐƠN VỊ..................................................................................6 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị........................................................6 2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty..............6 2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán........................................................6 2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại đơn vị.........................................9 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế tại Công ty.........................................................................................................9 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị...........................9 2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán............................10 2.3. Tổ chức công tác tài chính tại Công ty.....................................................11 2.3.1. Công tác kế hoạch hóa tài chính...........................................................11 2.3.2. Công tác huy động vốn..........................................................................12 2.3.3. Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản...........................................12 2.3.4.Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận.........13 2.3.5. Xác định các chỉ tiêu nộp Ngân sách và quản lý công nợ.....................14 Bảng 2.3: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.............14 III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ.................................................14 i 3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán của Công ty....................................14 3.1.1. Ưu điểm................................................................................................14 3.1.2. Hạn chế.................................................................................................15 3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế tại Công ty..................15 3.2.1. Ưu điểm................................................................................................15 3.2.2. Hạn chế.................................................................................................15 3.3. Đánh giá khái quát về công tác tài chính của Công ty.............................16 3.3.1. Ưu điểm.................................................................................................16 3.3.2. Hạn chế.................................................................................................16 IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.....................16 ii DANH MỤC VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính GTGT : Giá trị gia tăng HĐKD : Hoạt động kinh doanh LNST : Lợi nhuận sau thuế TNDN : Thu nhập doanh nghiệp iii DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU: Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2010 và 2011. Bảng 2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2010 và 2011. Bảng 2.2. Kế hoạch – tình hình thực hiện doanh thu lợi nhuận năm 2011. Bảng 2.3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. SƠ ĐỒ: Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty CP đầu tư thương mại thiết bị công nghiệp Long Khánh. Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP đầu tư thương mại thiết bị công nghiệp Long Khánh. iv LỜI MỞ ĐẦU Trong không khí nền kinh tế đang lỗ lực phát huy mọi nguồn lực, mọi tiềm năng vượt qua sự khó khăn hiện tại và tiếp tục thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng và là một trong những nền tảng chủ chốt cho các ngành khác phát triển. Công ty Cổ phần đầu tư thương mại vật tư thiết bị công nghiệp Long Khánh là một công ty cổ phần tư nhân hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp thiết bị cho ngành công nghiệp. Với đội ngũ nhân viên giỏi và tận tình công ty đã là một địa chỉ uy tín mà khách hàng tìm đến. Qua thời gian ngắn thực tập tại Công ty trong đợt thực tập tháng 1 năm 2013 vừa qua cùng quá trình học tập tại khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại, em đã học hỏi, tiếp thu thêm được nhiều kiến thức bổ ích về lý thuyết cũng như trong thực tế. Với sự quan tâm, giúp đỡ của quý Công ty cùng sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của Thầy TS. Đặng Văn Lương , Em xin trình bày những đánh giá, nhận định và ý kiến riêng về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua báo cáo thực tập tổng hợp này. Nội dung của báo cáo ngoài phần mục lục, lời mở đầu, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu và kết luận được chia thành bốn phần: I. Tổng quan về đơn vị thực tập. II. Tổ chức công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế tại đơn vị. III. Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế và tài chính của đơn vị. IV. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù em đã rất cố gắng nhưng do điều kiện thời gian, khả năng và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên Báo cáo thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây, em mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy cô để Báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. v I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP. I.1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị. - Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VẬT TƯ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ LONG KHÁNH. - Tên tiếng anh : Long Khánh industry equipment trading investment joint stock company (LongKhanh.,jsc) - Địa chỉ : Số 114 Lê Gia Định, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103003361 do Sở Kế Hoach Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp. - Điện thoại : 043.978.3682 - Mã số thuế : 0101436988 - Email: [email protected] - [email protected] Quy mô:  Vốn điều lệ : 4.800.000.000 đồng  Mệnh giá cổ phần :1.000.000 đồng  Tổng số cán bộ công nhân viên :26 người Chức năng Thành lập năm 2003, quãng đường 10 năm là thời gian đủ để một doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại và phát triển ổn định. Với tôn chỉ hoạt động là chất lượng, lòng tin và thương hiệu của mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế và khu vực và phương châm “Sự hài lòng, lợi ích của khách hàng là sự thành công của công ty”, Công ty cổ phần đầu tư thương mại vật tư thiết bị công nghệp Long Khánh xuất hiện với chức năng cung cấp sản phẩm thiết bị công nghiệp như máy móc công nghiệp và phụ tùng công nghiệp. Nhiệm vụ Nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới được xác định chủ yếu tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ quản lý và nhân viên và mở rộng thị trường để có thể cung cấp cho Quý khách hàng những mặt hàng có chất lượng cao nhất với giá thấp nhất. Công ty đã tiến hành nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ các nhà sản xuất như Trung Quốc, Cộng hòa Séc và Nhật 1 Bản bằng phương thức mua tận gốc và sẽ tìm kiếm đối tác trên thị trường quốc tế để mang đến hiệu quả kinh doanh cao nhất cho công ty cũng như hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, nâng cao đời sống của người lao động. Ngành nghề kinh doanh  Mua bán máy móc, thiết bị vật tư, linh kiện phục vụ ngành cơ khí.  Đại lý mua, đại lý bán, kí gửi hàng hóa.  Sản xuất bán buôn, sửa chữa, bảo dưỡng, cho thuê máy móc và thiết bị công nghiệp. Quá trình hình thành và phát triển. Ngay từ khi mới thành lập, với qui mô nhỏ nhưng công ty luôn luôn đặt tiêu chí lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Sau hơn 10 năm hoạt động, nhân viên của công ty đã tăng không ngừng về số lượng cũng như chất lượng phục vụ khách hàng trở thành địa điểm tin cậy của nhiều khách hàng trong ngành công nghiệp. Đội ngũ nhân viên kinh doanh phải thường xuyên nhiên cứu tìm hiểu thị trường, gặp gỡ khách hàng và tạo mối quan hệ với khách hàng, năng động và nhiệt tình, sáng tạo, có đủ năng lực cung cấp đến khách hàng trên toàn quốc mọi sản phẩm thiết bị công nghiệp chất lượng nhất.Với những điểm mạnh vượt trội trên, Long Khánh đang dần từng bước khẳng định mình và vươn ra thị trường quốc tế. I.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hoạt động với chức năng là mang đến cho ngành công nghiệp những thiết bị hiện đại an toàn nhất với giá cả thấp nhất, Long Khánh đã nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất như Trung Quốc, Cộng hòa Séc và Nhật Bản bằng phương thức mua tận gốc.Với mô hình là công ty thương mại nên Long Khánh kinh doanh trên nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau với nhiệm vụ là nhà phân phối cho các cửa hàng, đại lý, bán lẻ trược tiếp cho khách hàng toàn quốc. I.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị.  Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh: 2 * Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của Công ty gồm 3 người, chịu trách nhiệm trước cổ đông về nội dung và nhiệm vụ hoạt động của tập đoàn. 1. Ban giám đốc: là người chỉ huy trực tiếp toàn bộ bộ máy quản lý, các bộ phận khác của công ty. 2. Phòng truyền thông: Cho phép mệnh lệnh cấp cao nhất được đi theo con đường ngắn nhất, rõ ràng nhất tới mọi nhân viên. 3. Phòng marketing: Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng, phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn. 4. Phòng kinh doanh: Triển khai các kế hoạch kinh doanh như: Tiếp thị, xúc tiến thương mại, bán hàng theo kế hoạch của Công ty. 5. Bộ phận chăm sóc khách hàng: Lắng nghe ý kiến, đánh giá của khách hàng từ đó đưa ra các biện pháp để giải quyết những thắc mắc cho khách hàng một phương án tốt nhất. 6. Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ số vốn tài sản của Công ty, tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách kinh tế, tài chính, thống kê kịp thời, chính xác tình hình tài sản. Báo cáo về hoạt động chi tiêu tài chính và quyết toán thuế hàng năm theo yêu cầu của cơ quan quản lí nhà nước. 7. Phòng hành chính nhân sự: Phụ trách các vấn đề về nhân sự, tổ chức, và hành chính tổng hợp, quản, bồi dưỡng cán bộ nhân viên.  Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị. Cơ cấu tổ chức trong công ty đề ra với phương châm “Đơn giản – Hiệu quả” 3 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức Công Ty CP đầu tư thương mại thiết bị công nghiệp Long Khánh. 4 I.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010 và 2011. Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2010 và 2011. Đơn vị: VNĐ CHỈ TIÊU 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. 43.176.556(9.490.166) (21,98)2. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. 4. Lợi nhuận khác.33.686.390 3. Lợi nhuận thuần từ HĐKD. 5. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. 6. Chi phí thuế TNDN 7. LNST Chênh lệch 2011 2010 14.812.136.402 6.785.587.420 8.026.548.982 1.614.446.349 2.049.730.257 (435.283.908) (21,25) 209.524 - 209,524 - 33.895.914 43.176.556 (9.280.642) (21,49) 8.473.978,5 25.421.936 10.794.139 (2.320.160,5) (21,49) (6.960.482) (21,49) 32.382.417 Số tiền Năm 2011 nhìn chung hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giảm sút so với năm 2010 mặc dù Công ty làm ăn có lãi. Năm 2011 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng 118,3%, doanh thu hoạt động tài chính tăng 97,478% so với năm 2010. Nhưng vì giá vốn hàng bán trong 2011 so với năm 2010 tăng nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm so với năm 2010 là 21.98 %. Mặt khác, doanh nghiệp còn đang mở rộng hoạt động kinh doanh, thị phần trên thị trường còn chưa nhiều. Hơn thế nữa, năm 2011 là một năm vô cùng khó khăn với các công ty hoạt động TL 118,30 trong các lĩnh vực nói chung và thương mại nói riêng. Do đó lợi nhuận của công ty bị sụt giảm. II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI ĐƠN VỊ. II.1. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. 2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty. Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. Kế toán thanh toán: Thanh toán các khoản thu, chi và thanh toán nội bộ, mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ngân phiếu, séc. Kế toán kho: Nhiệm vụ của kế toán kho là lập, lưu trữ chứng từ kế toán liên quan đến kho hàng (phiếu nhập, xuất kho). Theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng hóa trong kho và của từng kho cụ thể, gồm sổ chi tiết hàng hóa theo dõi cho từng kho riêng biệt. Lập báo cáo xuất nhập tồn kho hàng hóa hàng tháng vá các báo cáo liên quan đến hàng hóa, kho hàng theo yêu cầu của Công ty. Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm và xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu. Cuối mỗi ngày phải khóa sổ đối chiếu với kế toán thanh toán và lập báo cáo tổng quỹ rồi trình cho phòng tài vụ. 2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán. Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị. Hiện nay, công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ tài chính về “Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp”. Công ty áp dụng nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc, phương pháp bình quân gia quyền để tính giá hàng xuất kho, phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. Doanh thu của công ty chủ yếu là doang thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, được ghi chép theo đúng điều kiện nghi nhận doanh thu. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thếu suất thuế TNDN trong năm hiện hành.Thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, áp dụng luật thuế GTGT theo đúng qui định của Bộ tài chính.  Tổ chức hạch toán ban đầu. Danh mục chứng từ sử dụng tại công ty. Công sử dụng các loại chứng từ chủ yếu của một doanh nghiệp thương mại: Hóa đơn đầu vào, đầu ra, Phiếu thu phiếu chi,các chứng từ ngân hàng, phiếu kế toán. Trình tự luân chuyển một số chứng từ trong công ty . Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán: khi chứng từ phát sinh đến đơn vị, bộ phận nào thì được chuyển đến bộ phận kế toán đó để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ sau đó sẽ làm cơ sở ghi sổ kế toán. Đồng nghĩa với việc vào liệu cho máy tính theo trình tự nhật ký chung. Máy tính sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ Cái từng, tài khoản. - Đưa chứng từ vào lưu trữ bảo quản : sau khi sử dụng chứng từ làm cơ sở ghi sổ, các chứng từ sẽ được bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước.  Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng theo hệ thống tài khoản hiện hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ và các quy định cho doanh nghiệp thương mại. Trên cơ sở lựa chọn hệ thống tài khoản, việc xây dựng nên hình thức sổ sách kế toán thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hệ thống hóa và xử lý thông tin ban đầu. Theo quyết định số 48 Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung trên phần mềm kế toán SIMBA vào việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vì vậy, việc cập nhật các nghiệp vụ kinh tế rất nhanh chóng, thuận tiện, giảm bớt hình thức ghi sổ. Công ty sử dụng đến tài khoản con cấp1, cấp 2 như: 1111, 33311, 33312,...Các tài khoản 156 được mở chi tiết theo từng hàng hóa. Là doanh nghiệp thương mại nên công ty không sử dụng các tài khoản như 154, 621, 622, 627... Các tài khoản 131, 331, 311 được mở chi tiết cho từng đối tượng là tên tài khoản tổng hợp cộng với tên khách hàng.  Tổ chức hệ thống sổ kế toán. Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung thực hiện trên phần mềm Simba. - Sổ nhật ký chung: chi tiết từng tháng, ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên Sổ nhật ký chung để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. - Sổ cái: mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, Số phát sinh Nợ được nhặt từ các nhật ký chứng từ có liên quan và Số phát sinh có, Số dư cuối Tháng của từng tài khoản . - Sổ chi tiết: dùng để theo dõi các đối tượng hạch toán cần hạch toán chi tiết: hàng hoá, nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán... - Bảng tổng hợp số liệu chi tiết: Bảng tổng hợp chi phí, bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán ...Cuối kỳ đối chiếu giữa Bảng tổng hợp số liệu chi tiết và Sổ cái các tài khoản liên quan. Căn cứ vào Bảng tổng hợp số liệu chi tiết, Sổ cái, Sổ nhật ký chứng từ để lập BCTC.  Tổ chức hệ thống BCTC - Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01 – DNN. - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 – DNN. - Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 – DNN. - Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số B 01- DNN. - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DNN. Người chịu trách nhiệm lập báo cáo là Kế toán trưởng. Các kế toán viên trong phòng kế toán cung cấp các sổ chi tiết để kế toán trưởng lập các BCTC. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty được lập theo phương pháp trực tiếp. 2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại đơn vị. 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế tại Công ty. - Bộ phận phân tích : Là một doanh nghiệp thành lập đã lâu nhưng công tác phân tích kinh tế vẫn do phòng Kế toán kiêm đảm nhiệm. Phòng kế toán tài chính công ty tiến hành phân tích các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp để đánh giá được khả năng tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của Công ty nhằm mục đích đưa ra những quyết định đầu tư có hiệu quả nhất. - Thời điểm tiến hành phân tích kinh tế: công ty áp dụng phân tích kinh tế định kỳ, vào cuối mỗi quý, năm. 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị. - Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Nhằm đánh giá chính xác, khách quan tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp cả về số lượng giá trị, thời gian không gian. Qua đó cung cấp những tài liệu cần thiết phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế khác và làm cơ sở cho các quyết định quản trị. - Phân tích tình hình mua hàng: Mua hàng là một khâu quan trọng trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Phân tích chỉ tiêu này nhằm nhận thức và đánh giá đúng đắn, khách quan tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp, từ đó tìm ra những tồn tại trong kế hoạch mua hàng. - Phân tích chi phí kinh doanh: Nhằm nhận thức và đánh giá toàn diện tình hình quản lý và sử dụng chi phí, để thấy được tác động của nó đến quá trình kinh doanh. - Phân tích doanh lợi vốn chủ sở hữu : ROE: = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu Nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (Một đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận) qua đó thấy được hiệu quả sử dụng vốn của công ty như thế nào và biện pháp nâng cao. 2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán. Bảng 2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2010 và 2011. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Chênh lệch Số tuyệt đối Số tđối 6.788.759.896 14.937.957.199 8.1499.197.303 120,04 Chỉ tiêu Doanh thu Lợi nhuận Năm 2010 sau 32.382.417 thuế Vốn chủ sở hữu 5.068.701.854 Tỷ suất LNST/DT 0,0048 Tỷ suất 0,0020 LNST/VKD Tỷ suất 0,0064 LNST/VCSH Khả năng thanh 1,45 toán chung Khả năng thanh 1,39 toán hiện thời Năm 2011 25.264.792 (7.117.625) (21,98) 4.930.833.612 0,0017 (137.868.242) (0,0031) (2,72) (64,58) 0,0015 (0,0005) (25) 0,0051 (0,0013) (20,31) 1,40 (0,05) (3,45) 1,36 (0,03) (2,16) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là không tốt và còn chưa ổn định năm sau hoạt động kém hơn năm trước cụ thể là : tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu giảm. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu giảm 20.31% Khả năng thanh toán hiện thời luôn ở mức khá ổn định, năm 2011 giảm so với 2010 là 2,16%,trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán như vậy và khá tốt. Khả năng thanh toán tổng quát luôn cao năm 2010 đạt 154,6%, năm 2011 đạt mức 178.1% tăng so với năm 2010 23,5% . Mặc dù vậy đối ngược với sự ổn định thì khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn còn chưa đạt mong đợi. 2.3. Tổ chức công tác tài chính tại Công ty. 2.3.1. Công tác kế hoạch hóa tài chính. Kế hoạch hóa tài chính là một bộ phận quan trọng của kế hoạch kinh doanh trình bày có hệ thống các dự kiến về nguồn vốn, tổ chức nguồn vốn để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được những kết quả, mục tiêu nhất định trong tương lai. Việc lập kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận, chi phí kinhdoanh… được thực hiện bởi phòng Kinnh doanh của đơn vị, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vào năm trước liền kề, đồng thời căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế tại đơn vị cũng như tình hình chung của nền kinh tế. Phòng kinh doanh tiến hành phân tích và lập các kế hoạch tài chính cho năm tới. Sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh, đơn vị tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra so với kế hoạch và phân tích nguyên nhân chủ quan khách quan chưa hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra và tiếp tục phát huy kết quả đạt được nếu công ty đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Bảng 2.2. Kế hoạch – tình hình thực hiện doanh thu lợi nhuận năm 2011. Đơn vị: VNĐ T T 1 2 3 4 Chỉ tiêu TH năm 2010 KH năm 2011 Tổng DT thuần Lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế 6.785.587.420 43.176.556 10.794.139 32.382.417 TH năm 2011 % HT 10.821.402.136 14.812.136.402 136, 33.895.914 60.500.000 56,02 8,473,978.5 15.125.000 56,02 25.421.936 45.375.000 56,02 Ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, lợi nhuận của công ty năm 2011 là chưa tốt, do quản lý chi phí kinh doanh chưa tốt. 2.3.2. Công tác huy động vốn  Lập kế hoạch huy động vốn Với mô hình là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu nên nguồn vốn ngắn hạn là rất quan trọng cho hoạt động của công ty được diễn ra liên tục, hiệu quả. Vào đầu mỗi quý, mỗi năm công ty dựa vào các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh, hợp đồng dịch vụ tư vấn xây dựng đã đang, sẽ thực hiện trong kỳ, các số liệu hạch toán về nguồn vốn hiện có, nợ phải trả… để lập kế hoạch huy động vốn.  Tổ chức thực hiện công tác huy động vốn +Vốn chủ sở hữu: Vốn góp theo điều lệ Công ty, Vốn góp của Công ty theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh. + Vốn vay từ bên ngoài: Từ các tổ chức tín dụng, từ các tổ chức, cá nhân, tập thể. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tiến hành kinh doanh cần phải có một lượng vốn nhất định. Hiện tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại thiết bị vật tư công nghiệp Long Khánh mới phát huy được khả năng huy động vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng thương mại và vốn vay từ bên ngoài. Việc phát hành cổ phiếu chưa được triển khai, điều này cũng hạn chế nguồn vốn của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp phải chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả. 2.3.3. Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản  Lập kế hoạch sử dụng vốn- tài sản trong kỳ Đầu quý, công ty xác định các kế hoạch tăng giảm vốn – tài sản của Công ty, các biện pháp sẽ thực hiện, cơ cấu vốn- tài sản mục tiêu cần đạt, công tác khấu hao, đầu tư vào các sản phẩm mới để cung cấp trên thị trường.  Tổ chức công tác thực hiện quản lý sử dụng vốn, tài sản Quản lý vốn lưu động: Để cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đòi hỏi công ty phải có một lượng lớn vốn lưu động. Để đạt được điều này, Công ty phải có những biện pháp: + Quản lý các khoản phải thu + Quản lý vốn tồn kho dự trữ :hàng tồn kho được quản lý cả về mặt số lượng và giá trị, được bảo quản ở các kho bán hàng của công ty. Quản lý vốn cố định: Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu nên vốn cố định của công ty khong chiếm vị trí quang trọng. Đơn vị đã lập kế hoạch khấu hao tổng hợp cho các loại tài sản cố định của doanh nghiệp theo từng tháng, quý và năm. 2.3.4.Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. Đầu mỗi năm tài chính, đơn vị đã tiến hành lập kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Và sau mỗi kỳ kinh doanh, đơn vị tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Để kiểm soát chi phí, đơn vị đã tiến hành xây dựng các định mức chi phí cho từng loại sản phẩm tiêu thụ, đặc biệt là những sản phẩm mới. Ngoài ra, đơn vị đã tiến hành tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức quản lý, củng cố sắp xếp, ổn định tổ chức và cân đối bổ sung lực lượng cho các bộ phận các nhân viên kinh doanh, nâng cao trình độ và trách nhiệm quản lý, tái cơ cấu lại hoạt động của Công ty đã đem lại hiệu quả nhất định đồng thời phát huy được lợi thế cạnh tranh về thị trường tiêu thụ. Nhằm giảm thấp nhất chi phí giá vốn hàng bán Long Khánh đã nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất như Trung Quốc, Cộng hòa Séc và Nhật Bản bằng phương thức mua tận gốc. Lợi nhuận sau thuế được công ty sử dụng một phần để trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước như: quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, thưởng riêng cho ban giám đốc. 2.3.5. Xác định các chỉ tiêu nộp Ngân sách và quản lý công nợ  Tình hình quản lý công nợ: Đối với các khoản phải thu khách hàng, đơn vị đã xây dựng chính sách tín dụng, từ đó xem xét từng đối tượng khách hàng để xét duyệt có bán chịu hay không. Đối với các khoản phải trả, để tận dụng được lợi thế của tín dụng thương mại đó là không mất chi phí sử dụng vốn. Đơn vị đã phân tích và ký kết hợp đồng mua hàng với các nhà cung cấp truyền thống trong nước. - Mở sổ theo dõi công nợ phải thu, phải trả. - Thanh toán nợ phải trả theo đúng thời hạn cam kết. - Thường xuyên xem xét công nợ phải thu để kip thời thu hồi vốn cho Công ty. Trường hợp phát sinh các khoản nợ quá hạn phải có phương án khắc phục kịp thời. Xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân để hạn chế tối đa phát sinh nợ khó đòi.  Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Bảng 2.3: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Đơn vị : VNĐ STT 1 Chỉ Tiêu Thuế GTGT Năm 2010 1.767.864.615 Năm 2011 2.721.014.741 2 Thuế TNDN 10.794.139 8.473.978,5 3 Tổng 1.778.658.754 2.729.488.719 III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ. 3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán của Công ty 3.1.1. Ưu điểm Hệ thống ghi sổ trung thực, kịp thời. Hệ thống báo cáo theo đúng quy định của Luật thuế và pháp luật. Phần hạch toán chung: Sổ sách, các chứng từ kế toán hợp lệ, đầy đủ, rõ ràng, mọi công việc được giải quyết triệt để. Thường xuyên cập văn bản, thông tư mới đáp ứng yêu cầu quản lý đồng thời tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành. Có sự phân công công việc cho từng nhân sự phòng kế toán theo năng lực khả năng từng người. 3.1.2. Hạn chế Chưa có ban kiểm soát nội bộ để công tác quản lý được hiệu quả hơn. Hiện nay Công ty đang thực hiện lập báo cáo tài chính năm, mặc dù đã ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm kế toán nhưng cuối năm việc kiểm soát, đối chiếu nhiều do vậy áp lực công việc là rất lớn vào thời điểm cuối năm. Do công ty có nhiều cửa hàng, hơn nữa mặt hàng kinh doanh lớn vì vậy việc không có kế toán tại các cửa hàng dẫn đến lập và luân chuyển chứng từ còn chậm gây khó khăn cho kế toán tập hợp chi phí, xác định kết quả kinh doanh. 3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế tại Công ty. 3.2.1. Ưu điểm Đơn vị đã thực hiện việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế về doanh thu, lợi nhuận giữa các năm và giữa kế hoạch đặt ra với kết quả thực hiện. Các chỉ tiêu khác tương đối rã ràng và phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động của doanh nghiệp như: hiệu quả hoạt động, tình hình sử dụng vốn, tốc độ phát triển doanh thu qua từng năm đã cung cấp thông tin cho doanh nghiệp ra quyết đinh ban đầu. 3.2.2. Hạn chế Ta thấy lợi nhuận, doanh thu không cao, doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Tuy đơn vị có thực hiện công tác phân tích kinh tế nhưng việc này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một vài chỉ tiêu đơn giản ở mức độ phân tích thống kê là chủ yếu, chưa cho thấy được nguyên nhân hay những nhân tố gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan