Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần đầu tư lạc ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty cổ phần đầu tư lạc hồng

.DOCX
36
313
101

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang mở cửa để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cùng chung với sự đổi mới toàn diện của đất nước, hệ thống kế toán Việt Nam cũng có những bước đổi mới, tiến bộ đáng kể nhằm phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển. Với tư cách là một công cụ quản lý góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh, công tác kế toán trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, vì kế toán đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệ, mỗi đơn vị cũng như toàn bộ nền kinh tế. Là một sinh viên chuyên ngành Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại tại trường Đại học Thương Mại, bản thân em đã tiếp thu và được trang bị vốn kiến thức về nghiệp vụ kế toán và muốn hiểu sâu công tác tổ chức kế toán và công tác tài chính của doanh nghiệp nhằm củng cố nâng cao kiến thức đã học ở trường, nên em đã xin thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng để học hỏi thêm những nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nâng cao trình độ thực tế, củng cố thêm kiến thức lý thuyết tài chính kế toán ở trường. Trong thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế ở Công ty được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong Công ty và Phòng kế toán cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths. Phạm Thanh Hương, em đã hoàn thành bản báo cáo này. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế và kinh nghiệm còn hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự thông cảm của các thầy cô. SVTH: Trịnh Thị Hồng 1 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................iii DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................iv I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LẠC HỒNG....................1 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.............................................1 1.1.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng...........................................1 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng...3 1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng.....3 1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng................4 1.4.Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng qua 2 năm 2012 và 2013...............................................................................5 II.TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LẠC HỒNG..........................................................................5 2.1.Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng..................6 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty...............6 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Công ty..............................................8 2.2.Tổ chức công tác phân tích kinh tế.................................................................10 2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế.............11 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị....................................11 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa trên số liệu của các báo cáo tài chính.....................................................................11 III.ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LẠC HỒNG...........................................16 3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty:........................................16 3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................................16 3.1.2. Hạn chế.........................................................................................................17 3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của công ty..........................17 3.2.1.Ưu điểm..........................................................................................................17 3.2.2. Hạn chế.........................................................................................................18 IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP..............................19 SVTH: Trịnh Thị Hồng 2 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 1.2 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.2 Biểu 1.1 Biểu 2.1 Biểu 2.2 Biểu 2.3 Biểu 2.4 Biểu 2.5 Biểu 2.6 Biểu 2.7 Sơ đồ tổ chức sản xuất Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Kết quả kinh doanh của công ty năm 2012 và 2013 Tài khoản chi tiết của một số tài khoản chính Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu Phân tích chung tình hình chi phí kinh doanh Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định SVTH: Trịnh Thị Hồng 3 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương DANH MỤC VIẾT TẮT BH&CCDV BHXH GTGT BCTC CN TK DTT LNT VKDBQ VLĐBQ VCĐBQ TSCĐ NVL SXKD TNDN KT CBCNV SVTH: Trịnh Thị Hồng Bán hàng và cung cấp dịch vụ Bảo hiểm xã hội Giá trị gia tăng Báo cáo tài chính Công nghiệp Tài khoản Doanh thu thuần Lợi nhuận thuần Vốn kinh doanh bình quân Vốn lưu động bình quân Vốn cố định bình quân Tài sản cố định Nguyên vật liệu Sản xuất kinh doanh Thu nhập doanh nghiệp Kinh tế Cán bộ công nhân viên 4 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LẠC HỒNG I.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty I.1.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng a. Giới thiệu về Công ty - Tên công ty:Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng - Tên giao dịch:lachong investment corporation - Trụ sở chính: Số 85,Lê Văn Lương-Thanh Xuân-Hà Nội - Điện thoại:043.8588479 Fax:043.5586391 - Email:[email protected] - Vốn điều lệ : 81.000.000.000 đồng(tám mươi mốt tỷ đồng) - Mã số thuế : 0101417985 - Mệnh giá cổ phần : 10.000 đồng - Sổ cổ phần đã đăng kí mua : 8.100.000 cổ phần - Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng là doanh nghiệp được sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh.. - Ngày thành lập 25/09/2003 b. Chức năng Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng có chức năng triển khai các công tác công việc có tính chất đặc thù trong moi lĩnh vực xây dựng.Với đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm trong ngành xât dựng của công ty chủ yếu là các kiến trúc sư , kỹ sư , kế toán của các phòng ban với nhiều công việc khác nhau.Nền kinh thị trường mở cửa đòi hỏi công ty phải hoạt động theo cơ cấu và nhiệm vụ mới. Bước đầu , với số cán bộ công nhân viên của công ty còn ít ỏi, tài chính còn eo hẹp, số vốn lưu động nhỏ bé, TSCĐ ít, công nhân lao động không có, kỹ sư , kiến trúc sư…Lãnh đạo và cán bộ trong công ty phải cố gắng vượt qua những khó khăn của cơ chế thị tường, tìm mọi biện pháp lo công ăn việc làm cho CBCNV, đảm bảo thu nhập ổn định cho các thành viên trong công ty, từng bước đua công ty vào thế ổn định. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp, kinh doanh phát triển nhà,trang trí nội thất thiết kế mẫu nhà,kinh doanh vật liệu xây dựng, nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, cấu trúc công trình, tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghệ, kỹ thuật, hạ tầng và môi trường đô thị. Với nhiệm vụ to lớn đó, ban lãnh đạo đã không ngừng vươn lên trong mọi hoạt động và kí hợp đồng không thời hạn với 68 người, hợp đồng có kỳ hạn lao động với hơn 400 người. SVTH: Trịnh Thị Hồng 1 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương Công ty đang trên đà phát triển, doanh thu và lợi nhuận mấy năm qua không ngừng tăng, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ , công nhân viên ngày một nâng cao c. Nhiệm vụ của Công ty - Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. - Tận dụng năng lực thiết bị hiện có, ứng dụng khoa học công nghệ, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, cải tiến thiết bị, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, động lực. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. - Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ CNVLĐ không ngừng nâng cao tay nghề bậc thợ, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường. - Thực hiện quy chế dân chủ và chế độ làm việc theo năng lực, hưởng theo kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phấn đấu đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp. - Hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện theo hành lang của pháp luật quy định, phải đảm bảo bảo toàn vốn, bảo vệ tài sản của Công ty, của nhà nước. Đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng lãng phí và vi phạm pháp luật. -. Tập thể cán bộ công nhân viên lao động trong Công ty chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, nội quy lao động, quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng nếp sống văn minh, đảm bảo môi trường trong sạch. Công ty có ba phân xưởng sản xuất chịu sự quản lý trực tiếp của công ty, có nhiệm vụ sản xuất khi có lệnh của công ty, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trước công ty và ban giám đốc.Trong xưởng chia làm nhiều tổ trực tiếp vận hành theo nội quy của phân xưởng. d. Ngành nghề kinh doanh - Xây dưng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình điện đến 35kv; - Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng; các thiết bị máy móc xây dựng; - Thuê và cho thuê nhà ở ,văn phòng, nhà xưởng, bến bãi, kho hàng; - Đại lý mua, đại lý bán, kí gửi hàng hóa; - Sản xuất sản phẩm, trang thiết bị và công cụ trang trí nội ngoại thất; - Đầu tư xây dựng , thuê và cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông. Tư vấn, môi giới, bất động sản, xúc tiến đầu tư,thương mại SVTH: Trịnh Thị Hồng 2 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương - Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, vần chuyển hành khách bằng ôtô; tư vấn thẩm địnhvà thiết kế điện công trình dân dụng, công nghiệp; - Lắp đặt hệ thống điện công trình bao gồm :lắp đặt hệ thống bảo đảm bảo an toàn , dây dẫn và thiết bị điện,đường dây thông tin liên lạc, mạng máy tính và dây cáp truyền hình , bao gồm cả cáp quang học, hệ thống chiếu sáng , hệ thống báo cháy, hệ thống báo động , tín hiệu điện và đèn trên đường phố; - Bán buôn máy móc, cung cấp hệ thống thiết bị bảo vệ an toàn và các máy móc linh kiện khóa điện,vòm an toàn và bảo vệ. I.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng Thành lập ngày 15/9/2003, sau hơn 10 năm hoạt động, Lạc Hồng đã có trên 500 cán bộ kỹ sư, cử nhân chuyên ngành và hơn ba ngàn công nhân có tay nghề cao. Công ty hoạt động trên các lĩnh vực thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi, viễn thông và tư vấn thiết kế. Trong lĩnh vực đầu tư, với tiềm lực tài chính vững mạnh và đội ngũ lãnh đạo năng động, tâm huyết, Lạc Hồng đã tập trung phát triển nhiều dự án bất động sản và du lịch độc đáo, có chất lượng cao. I.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng chuyên thi công các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp. Chính vì vậy mà hoạt động SXKD của công ty mang đặc điểm của nghành xây dựng. Do đó, nó có sự khác biệt lớn so với những ngành sản xuất vật chất khác ở chỗ: Chu kỳ sản xuất dài ,sản phẩm có đặc trưng riêng ,sản phẩm không mang ra thị trường tiêu thụ mà hầu hết đã có người đặt hàng trước khi xây dựng, nơi sản xuất đồng thời là nơi tiêu thụ, mỗi công trình được xây dựng theo môt thiết kế kỹ thuật riêng, có giá trị dự toán riêng và tại một thời điểm nhất định. Hoạt động kinh doanh độc lập, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng chất lượng sản phẩm do nghị quyết đại hội cổ đông công ty đề ra hàng năm. I.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng bao gồm: một Tổng giám đốc, hai phó Tổng giám đốc, các phòng ban chức năng. Bộ máy này được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng. Theo mô hình này thì những quyết định quản lý do những phòng ban chức năng nghiên cứu và đề xuất với Tổng Giám đốc. Khi được lệnh của Tổng Giám đốc sẽ truyền từ trên xuống dưới. Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo song không được ra lệnh cho xưởng sản xuất. Mỗi phòng ban sẽ đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ nhất định. SVTH: Trịnh Thị Hồng 3 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương Đặc điểm trên được biểu hiện qua sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Phụ lục 1.1) *Chức năng ,nhiệm vụ của từng phòng ban bộ phận công ty - Tổng giám đốc Công ty: Là chủ tịch Hội đồng quản trị, là người điều hành mọi hoạt động của Công ty, tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và trực tiếp chỉ đạo phòng Kế toán. Tổng giám đốc là người đại diện cho Công ty về mặt pháp lý, vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên, quản lý theo chế độ một thủ trưởng.Tổng giám đốc có quyền tiến hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng chế độ, chính sách pháp luật của nhà nước. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Bộ máy văn phòng: Bộ máy văn phòng được chuyên môn hoá các chức năng quản lý. Có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Giám đốc đề ra các quyết định, theo dõi hướng dẫn bộ phận sản xuất và cấp dưới thục hiện nhiệm vụ đã được phân công. Các bộ phận chức năng không những phải hoàn thành nhiệm vụ của mình được giao mà còn phối hợp với nhau trong hoạt động sản xuất của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. -Phòng Tổ chức Hành chính : Tham mưu giúp cho Giám đốc về các mặt công tác tổ chức cán bộ và nhân sự, công tác lao động tiền lương, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên, thực hiện các công việc hành chính, quản trị Công ty. - Phòng Kế hoạch Vật tư: lập kế hoạch cho sản xuất, điều phối các hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào, quản lý mua bán đầu tư, hàng hóa và nguyên nhiên liệu của công ty, kiểm soát sản lượng đầu ra.Theo dõi đôn đốc các phân xưởng thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, giúp Giám đốc đề ra nhiệm vụ sản xuất của Công ty. -Phòng Kinh doanh : điều phối các hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm bao gồm: giao dịch khách hàng, tiếp thị sản phẩm, thu đòi công nợ. - Phòng kỹ thuật : Giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ, thiết kế các mẫu mã sản phẩm, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xử lý SVTH: Trịnh Thị Hồng 4 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương các sự cố kỹ thuật trong dây chuyền, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng. Đề ra kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị của Công ty. - Phòng Kế toán : Tham mưu choTổng giám đốc và giúpTổng giám đốc quản lý về mặt kế toán thống kê tài chính trong Công ty. - Phòng Điều hành sản xuất : Có nhiệm vụ quản lý và tổ chức sản xuất theo yêu cầu của giám đốc công ty. I.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng qua 2 năm 2012 và 2013 Qua biểu 1.1 phụ lục 1.3 (Chi tiết lại các biểu 2.2, 2.3, 2.4 tương ứng phụ lục 2.4, 2.5, 2.6), ta thấy doanh thu của công ty năm 2013 đạt 9.247.669.210 đồng tăng 1.015.547.937 đồng so với năm 2012 ( đạt 8.232.121.273 đồng) tương ứng tăng là 12,34%. Khoản chi phí chi ra trong năm 2013 là 7.245.187.417 đồng tăng so với năm 2012 (6.446.889.574 đồng) là 798.297.843 đồng tương ứng 12,38%. Sự gia tăng của doanh thu và chi phí có thể nói là không chênh lệch nhau quá lớn. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2013 đạt 2.002.481.793 đồng tăng hơn so với lợi nhuận sau thuế năm 2012 (1.785.231.699 đồng) là 217.250.094 đồng tương ứng tăng 12,17%. Ta thấy rằng cả doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2013 đều tăng hơn so với năm 2012, tốc độ tăng của doanh thu thấp thấp hơn tốc độ tăng của chi phí làm cho lợi nhuận sau thuế cũng có tỷ lệ tăng thấp so với doanh thu và chi phí. Công ty cần làm tốt công tác thực hiện chi phí hơn nữa. II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LẠC HỒNG II.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng II.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty a. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Bộ máy kế toán của Công ty có cơ cấu sau: Sơ đồ 2.1: Tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty. (Phụ lục 2.1) Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng tổ chức công tác kế toán theo mô hình kế toán tập trung, hàng ngày các chứng từ được chuyển về phòng Kế toán để xử lý và tiến hành các công việc kế toán. SVTH: Trịnh Thị Hồng 5 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương Bộ phận kế toán của Công ty gồm 4 người có chức năng giám sát về lĩnh vực kế toán - tài chính, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình thực hiện chế độ chính sách về quản lý tài chính. Do đặc điểm biên chế nên mỗi nhân viên trong phòng có thể kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán khác nhau.Kế toán trưởng là người tổ chức chỉ đạo, giám sát chung công tác kế toán trong toàn Công ty, tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong lĩnh vực tài chính Công ty. Kế toán trưởng đồng thời kiêm kế toán tổng hợp. - Kế toán NVL: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư và NVL. - Kế toán tiền lương: Tính lương và các khoản trích theo lương đồng thời kiêm kế toán tiền mặt tiền gửi. - Kế toán bán hàng: Theo dõi các nghiệp vụ KT phát sinh liên quan đến tình hình xuất kho thành phẩm, phát hành hoá đơn bán hàng theo dõi trên sổ sách hàng hoá xuất ra nhập trả lại, đối chiếu kiểm tra tính chính xác của từng chứng từ sổ sách kế toán. + Làm thủ tục nhập hàng hoá thành phẩm. + Kiểm tra đối chiếu số liệu hàng hoá bán ra với số liệu hàng hoá trong kho. + Tìm hiểu và mở rộng thị trường. b. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Chế độ kế toán - Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số Quyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và báo cáo tài chính đã được điều chỉnh theo thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009. - Nghị định số 60/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân. - Thông tư số 42/2012/TT-BTC (Gọi tắt là Thông tư 42) hướng dẫn về việc gia hạn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN). - Luật số 03/2003/QH11 của Quốc hội : Luật kế toán. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm SVTH: Trịnh Thị Hồng 6 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương - Kỳ kế toán quy định: 1 tháng - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ - Đơn vị tiền tệ áp dụng: Việt Nam Đồng (VNĐ) Phương pháp kế toán - Phương pháp tính thuế: tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính thuế TNDN theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC và tính thuế TNCN theo Thông tư số 140/2012/TT-BTC ngày 21/08/2012 của Bộ Tài chính. - Phương pháp kế toán TSCĐ + Nguyên giá: Bao gồm giá mua và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ đó vào sử dụng + Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng phù hợp với Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ tài chính về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo nguyên tắc giá gốc + Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận Doanh thu: + Doanh thu bán hàng: Việc ghi nhận Doanh thu bán hàng của Công ty tuân thủ đầy đủ năm điều kiện ghi nhận Doanh thu quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” + Doanh thu cung cấp dịch vụ: Việc ghi nhận Doanh thu cung cấp dịch vụ của Công ty tuân thủ đầy đủ bốn điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”. + Doanh thu hoạt động tài chính: Việc ghi nhận Doanh thu tài chính tuân thủ đầy đủ 2 điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” II.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Công ty a. Tổ chức hạch toán ban đầu.  Danh mục chứng từ sử dụng tại công ty: Hiện nay Công ty sử dụng hệ thống chứng từ kế toán căn cứ chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính SVTH: Trịnh Thị Hồng 7 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương  Chứng từ ban đầu về tiền tệ và Kế toán mua nguyên vật liệu: phiếu mua hàng, bảng kê mua hàng, phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, phiếu báo nợ, báo có, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ  Chứng từ ban đầu về kế toán hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa, biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa Chứng từ ban đầu về kế toán TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ  Chứng từ ban đầu kế toán tiền lương và khoản BHXH: Bảng chấm công kèm bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Hợp đồng giao khoán  Chứng từ ban đầu kế toán bán hàng: Hợp đồng bán hàng, Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn GTGT  Chứng từ ban đầu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Phiếu xuất kho vật liệu, Bảng kê xuất kho nguyên vật liệuBảng thanh toán lương, Bảng phân bổ TSCĐ  Chứng từ ban đầu Kế toán kết quả kinh doanh – phân phối lợi nhuận: Phiếu kế toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ hoạt động, Thông báo của cơ quan thuế…  Trình tự luân chuyển chứng từ trong công ty:  Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán: Khi chứng từ phát sinh đến đơn vị, chứng từ được chuyển đến bộ phận kế toán để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ sau đó làm cơ sở ghi sổ kế toán. Đồng nghĩa với việc nhập liệu vào máy tính theo trình tự thời gian và có phân tích theo tài khoản đối ứng thông qua sổ nhật ký chung. Máy tính sẽ tự động chuyển số liệu vào từng sổ cái cái tài khoản rồi tự động lên cái báo cáo theo yêu cầu của kế toán.  Đưa chứng từ vào lưu trữ bảo quản: các chứng từ sau khi được kiểm tra và sử dụng sẽ được đưa vào bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định ( lưu kho, đóng quyển, sắp xếp theo thứ tự thời gian phát sinh, theo từng nghiệp vụ cụ thể…) b. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán SVTH: Trịnh Thị Hồng 8 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương Hệ thống tài khoản kế toán của công ty áp dụng theo hệ thống tài khoản hiện hành theo quyết định số 15/2006/BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành. Các tài khoản công nợ như TK 131, TK 331,... được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng. Một số tài khoản được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2 và cấp 3 được thể hiện ở Biểu 2.3: Tài khoản chi tiết của một số tài khoản chính ( phụ lục 2.3 ). Ví dụ thực tế :- Ngày 19/03/2013 công ty CPĐT Lạc Hồng đã mua 10 tấn xi măng xuất dùng luôn cho bộ phận sản xuất với giá 232.500.000 đồng. thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán ghi : Nợ TK 621: 25.000.000 Nợ TK 133 :2.500.000 Có TK 11211 : 27.500.000 - Ngày 30/06/2013 công ty CPĐT Lạc Hồng bán 20 bộ đèn trang trí phòng khách cho công ty TNHH Thiên Minh với giá 48.000.000đ, VAT 10%, chưa thanh toán. Kế toán ghi : Nợ TK 131-TM : 52.800.000 Có TK 3331 : 4.800.000 Có TK 511 : 48.000.000 - Ngày 19/03/2013 công ty CPĐT Lạc Hồng mua 10 máy trộn bê tông của công ty TNHH đầu tư xây dựng Hoàng Mai với giá 126.500.000đ, VAT 10% để thay thế cho lô máy trộn bê tông đã cũ, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán ghi : Nợ TK 211 : 126.500.000 Nợ TK 133 : 12.650.000 Có TK 11211 : 139.150.000 - Ngày 28 tháng 6 năm 2013 công ty quyết định thanh lý 10 máy tính bàn sử dụng được một thời gian nhưng không còn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Sau khi phòng kế toán nộp “ tờ trình xin thanh lý” lên giám đốc và được chấp nhận, phòng kế toán tiến hành lập biên bản thanh lý 1 máy tính với nguyên giá 67.500.000đ , đã hao mòn 48.000.000đ , giá trị còn lại 19.500.000đ ,chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý là 1.000.000đ .Gía trị thu hồi là 15.000.000đ Kế toán ghi : Nợ TK 214: 48.000.000 SVTH: Trịnh Thị Hồng 9 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương Nợ TK 811: 19.500.000 Có TK211 : 67.500.000 c. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng mẫu quy định chung theo QĐ15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Hệ thống chứng từ của công ty bao gồm các loại chứng từ trong các lĩnh vực như :  Lao động tiền lương gồm : bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng phân bổ lương và BHXH, bảng tổng hợp chi phí tiền lương – BHXH, BHYT,…  Hàng tồn kho : phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa,bảng kê bán hàng,…  Tiền tệ : phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ, bảng kê chi tiết,…  TSCĐ : biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bien bản bàn giao sửa chữa lớn hoàn thành,biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ,… d. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính. Công ty thực hiện chế độ lập, nộp công khai báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành. Cuối năm tài chính, kế toán trưởng xem xét thông qua trình giám đốc. - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN Công ty lập BCTC theo kỳ kế toán năm, người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính là kế toán trưởng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty lập theo phương pháp trực tiếp. Công ty kê khai và nộp thuế cho Chi cục thuế quận Thanh Xuân. II.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế 2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế - Bộ phận thực hiện: Định kỳ Phòng Kế toán của công ty tiến hành phân tích các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp để đánh giá khả năng tài chính của công ty và SVTH: Trịnh Thị Hồng 10 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương đề ra những ý kiến đúng đắn nhất phục vụ cho hoạt động quản trị của Tổng giám đốc. - Thời điểm phân tích: Công ty phân tích các chỉ tiêu kinh tế vào cuối mỗi năm tài chính hoặc những trường hợp đặc biệt cần thông tin gấp. 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị Công ty dựa vào số liệu trên BCTC, Báo cáo KQHĐKD để tiến hành tính toán các chỉ tiêu phân tích. Mục đích nhằm tham mưu cho Tổng Giám đốc những giải pháp để khắc phục khó khăn, khai thác thế mạnh, tăng cường khả năng cạnh tranh và hoàn thành kế hoạch SXKD. thúc đẩy tình hình phát triển của công ty. Các nội dung phân tích của công ty như: • • • • • • Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán gồm: Hệ số thanh toán ngắn hạn = TSNH/ Nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh = (TSNH – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn. Các chỉ tiêu về khả năng tự chủ tài chính gồm: Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn kinh doanh. Hệ số tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn kinh doanh. Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động gồm: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân. Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh =Doanh thu thuần/ Tổng VKD bình • • • • • • • • Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời gồm: Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu = LNST/ Vốn chủ sở hữu bình quân. Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh = LNST / Tổng tài sản bình quân. Hệ số lợi nhuận từ hoạt HĐKD/ Doanh thu thuần. Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần . Phân tích tình hình doanh thu: Mức độ tăng giảm doanh thu = Doanh thu kỳ so sánh – Doanh thu kỳ gốc Tốc độ tăng giảm doanh thu = Mức độ tăng giảm doanh thu/ DT kỳ gốc Phân tích tình hình chi phí: Mức độ tăng giảm tỉ suất phí = Tỉ suất phí kỳ so sánh – Tỉ suất phí kỳ gốc Tốc độ tăng giảm tỉ suất phí = Mức độ tăng giảm tỉ suất phí/ Tỉ suất phí kỳ quân. gốc - Phân tích tình hình lợi nhuận • Mức độ tăng giảm lợi nhuận = Lợi nhuận kỳ so sánh – Lợi nhuận kỳ gốc • Tốc độ tăng giảm lợi nhuận = Mức độ tăng giảm lợi nhuận/LN kỳ gốc 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa trên số liệu của các báo cáo tài chính a. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh SVTH: Trịnh Thị Hồng 11 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được đánh giá qua hai chỉ tiêu hệ số phục vụ vốn kinh doanh và hệ số sinh lời vốn kinh doanh.  Hệ số Doanh thu trên vốn kinh doanh Hệ số Doanh thu trên vốn kinh doanh được xác định theo công thức: Hệ số Doanh thu trên vốn kinh doanh = Tổng Doanh thu Vốn kinhdoanh bình quân Trong đó: Vốn kinh doanh bình quân = VKD ĐK VKD ĐK + VKD CK 2 , VKD CK : Vốn kinh doanh đầu kỳ và vốn kinh doanh cuối kỳ  Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh được xác định: Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh = Tổng lợi nhuận Vốn kinh doanh bình quân Qua biểu 2.5. (Phụ lục 2.7), ta thấy: Tổng VKDBQ của Công ty năm 2013 tăng 1.706.871.968 đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng là 20,71%. Tổng DTT của Công ty năm 2013 tăng1015547937 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 12,34%. LNT của Công ty năm 2013 cũng tăng so với năm 2012 là 406.568.799 đồng. Xem xét hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh, ta thấy năm 2012, cứ một đồng VKD công ty bỏ ra thu được 0,999 đồng doanh thu, trong khi đó năm 2013 cứ một đồng VKD công ty bỏ ra chỉ thu được 0,93 đồng doanh thu, giảm 0,07 đồng. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp năm 2013 kinh doanh không hiệu quả bằng năm 2012, vốn bỏ ra thu lại được doanh thu ít hơn. Doanh nghiệp đã sử dụng vốn kinh doanh chưa hiệu quả. Xem xét hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh, ta thấy năm 2012 cứ một đồng VKD công ty bỏ ra thì lãi 17,86 đồng lợi nhuận, năm 2013 cứ một đồng VKD công ty bỏ ra thì lãi 18,88 đồng lợi nhuận. Vậy năm 2013 hệ số lợi nhuận trên vốn tăng 1,02 đồng. Điều này phản ánh lợi nhuận năm 2013 tăng so với lợi nhuận năm 2012, SVTH: Trịnh Thị Hồng 12 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương chứng tỏ rằng doanh nghiệp kinh doanh theo chiều hướng tích cực, xu hướng tăng lên. b. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta phân tích các chỉ tiêu sau: Hệ số doanh thu trên vốn lưu động  Công thức: Hệ số doanh thu trên VLĐ = Tổng doanh thu Vốn lưu động bình quân Trong đó, Vốn lưu động bình quân trong kỳ, được xác định: Vốnlưu động bìnhquân = VLĐĐK + VLĐCK 2  Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động Công thức: Hệ số lợi nhuận trên VLĐ = Tổng lợi nhuận Vốn lưu động bình quân  Tốc độ chu chuyển vốn lưu động Tốc độ chu chuyển vốn lưu động được phân tích dựa trên ba chỉ tiêu đó là: số vòng chu chuyển vốn lưu động, số ngày chu chuyển vốn lưu động và mức tiết kiệm( lãng phí) vốn lưu động. Chỉ tiêu thứ nhất, số vòng chu chuyển vốn lưu động, công thức xác định: Số vòng chu chuyển vốn lưu động= Tổng Doanh thu Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu thứ hai, số ngày chu chuyển vốn lưu động, được xác định: Số ngày chu chuyển = 360 ngày Số vòng chu chuyển VLĐ Chỉ tiêu thứ ba ,mức tiết kiệm lãng phí vốn lưu động, công thức: U VLĐ =( N1 -N0 )* ḿ 1 Trong đó: UVLĐ: Mức tiết kiệm hoặc lãng phí vốn lưu động SVTH: Trịnh Thị Hồng 13 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp ḿ 1 : ḿ 1 = Doanh thu GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương bình quân một ngày kỳ báo cáo: Doanh thu kỳ báo cáo 360 ngày N1 , N 0 : Số ngày chu chuyển kỳ báo cáo, số ngày chu chuyển kỳ gốc Qua biểu 2.6. (Phụ lục 2.8), ta thấy: Tổng VLĐBQ của Công ty năm 2012 là 4.572.500.833 đồng, năm 2013 là 5543056340 đồng tăng 970.555.507 đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng là 21,23%. Xem xét hệ số DT trên VLĐ năm 2012 một đồng VLĐ bỏ ra thu được 1,80 đồng doanh thu. Trong khi đó năm 2013 một đồng VLĐ bỏ ra chỉ thu được 1,67 đồng doanh thu. Vậy hệ số DT trên VLĐ năm 2013 giảm so với năm 2011 là 0,13 đồng. Xem xét hệ số LN trên VLĐ năm 2013 nhận thấy tăng so với năm 2012, cụ thể năm 2012 một đồng VLĐ bỏ ra thì lãi 0,32 đồng lợi nhuận. Năm 2013 một đồng VLĐ bỏ ra lại lãi 0,34 đồng lợi nhuận. Vậy hệ số LN trên VLĐ năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0,02 đồng. Bên cạnh đó, số vòng quay VLĐ trong năm 2012 là 1,8 vòng, số vòng quay VLĐ năm 2013 là 1,67 vòng giảm 0,13 vòng, làm cho số ngày chu chuyển VLĐ năm 2013 tăng 16 ngày so với năm 2012, làm cho Công ty lãng phí 411.007.520 đồng. Nhìn chung, việc sử dụng VLĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đang đi theo chiều hướng tiêu cực, vì vậy Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục. c. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá dựa trên hai tiêu chí là hệ số doanh thu trên vốn cố định và hệ số lợi nhuận trên vốn cố định.  Hệ số doanh thu trên vốn cố định Công thức: Hệ số doanh thu trên VCĐ= SVTH: Trịnh Thị Hồng Tổng doanh thu Vốn cố định bình quân 14 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương Trong đó: Vốn cố định bình quân trong kỳ, được xác định: Vốn cốđịnhbìnhquân = VCĐĐK + VCĐ CK 2  Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định Công thức: Hệ số lợi nhuận trên VCĐ = Tổng lợi nhuận Vốn cố định bình quân Từ biểu 2.7. (Phụ lục 2.9), ta thấy: Tổng VCĐBQ năm 2012 là 10.403.411.712 đồng, tổng VCĐBQ năm 2013 là 9.725.014.104 đồng, giảm 678.397.608 đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ giảm là 6,52%. Xem xét hệ số DT trên VCĐ năm 2012 một đồng VCĐ bỏ ra thu được 0,79 đồng doanh thu. Trong khi đó năm 2013 một đồng VCĐ bỏ ra thu được 0,95 đồng doanh thu. Vậy hệ số DT trên VCĐ năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0,16 đồng. Xem xét hệ số LN trên VCĐ năm 2013 cũng tăng so với năm 2012, cụ thể năm 2012 một đồng VCĐ bỏ ra thì lãi 0,14 đồng lợi nhuận. Trong khi đó năm 2013 một đồng VCĐ bỏ ra lãi 0,19 đồng lợi nhuận. Vậy hệ số LN trên VCĐ năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0,05 đồng. Việc tính toán các chỉ tiêu trên cho biết tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào từ đó đánh giá khả năng tài chính của công ty và đề ra những ý kiến đúng đắn nhất phục vụ cho hoạt động quản trị của Tổng giám đốc. SVTH: Trịnh Thị Hồng 15 Lớp: K46D2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thanh Hương III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LẠC HỒNG 3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty: 3.1.1. Ưu điểm Kể từ khi thành lập và phát triển tới ngày hôm nay, công tác kế toán của công ty đã không ngừng hoàn thiện và đã đạt được những thành tựu sau:  Về bộ máy quản lý Công ty có mô hình quản lý chặt chẽ, có sự phân cấp và chịu trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban trong công ty với nhau. Có đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết với công việc.  Về công tác kế toán nói chung  Về bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cách khoa học, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bộ máy kế toán được phân quyền cho từng cán bộ kế toán, đảm bảo cho số liệu được bí mật và mỗi người chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về phần hành mà mình quản lý. Nhờ vậy mà công tác kế toán nói chung được tổ chức và thực hiện một cách tương đối chặt chẽ và có khoa học.  Về hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản - Nhìn chung, hệ thống chứng từ kế toán được luân chuyển, tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ theo quy chế của Bộ tài chính. - Cách hạch toán của Công ty nói chung là khá hữu hiệu đúng với chế độ kế toán mới. Phương pháp hạch toán các phần hành phù hợp với nhu cầu công tác quản lý. + Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. + Áp dụng hình thức trả lương theo ngày công nên ổn định được mức lương cho nhân viên, qua đó khuến khích nhân viên tích cực sản xuất, tiết kiệm vật tư và hạ giá thành sản phẩm. + Tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp mới đảm bảo cung cấp đủ lượng NVL cho sản xuất. SVTH: Trịnh Thị Hồng 16 Lớp: K46D2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan