Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập du lịch tại bảo tàng hồ chí minh...

Tài liệu Báo cáo thực tập du lịch tại bảo tàng hồ chí minh

.PDF
73
2088
140

Mô tả:

BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC HUẾ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH THỪA THIÊN HUẾ BÁO CÁO THỰC TẬP Giáo viên hướng dẫn thực tập : Lê Thị Kim Yến Sinh viên : Nguyễn Thị Thúy Hằng Sinh ngày : 05/08/1992 Mã SV : 10F7511047 Lớp : Anh K7A Huế, 08/2013 1 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA MỤC LỤC: Lời cảm ơn I. Phần mở đầu: 1. Mục đích thực tập. 2. Lý do chọn Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế làm nơi thực tập. 3. Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. II. Nội dung báo cáo: 1. Kế hoạch thực tập. 2. Chương trình thực tập: 2.1. Tuần I. 2.2. Tuần II. 2.3. Tuần III. 3. Nội dung thực tập: 3.1. Tra cứu thông tin, tư liệu về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3.2. Khảo sát Bảo tàng và hệ thống di tích lưu niệm của Chủ tịch và gia đình Người tại Thừa Thiên Huế gắn kết với du lịch tour. 3.3. Thực tập công tác trưng bày triển lãm, cập nhật thông tin tư liệu vào hệ thống quản lý của Bảo tàng. 3.4. Thực tập công tác biên dịch. 3.5. Thực tập công tác phiên dịch tại Bảo tàng và các di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người tại Thừa Thiên Huế. 2 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA 3.6. Tham gia các hoạt động sự kiện: khai mạc triển lãm mỹ thuật “Nỗi đau và chiến tranh” do họa sĩ Cao Lê Quang sáng tác nhân kỷ niệm 52 năm “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam”. III. Kết luận: 1. Những kết quả đạt được: 1.1. Ưu điểm. 1.2. Hạn chế. 2. Những kiến nghị, đề xuất. IV. Tài liệu tham khảo. V. Ý kiến, nhận xét của cơ quan thực tập. 3 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA LỜI CẢM ƠN: Lời đầu tiên tôi xin muốn gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới Ban Giám hiệu trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt những năm học qua cũng như là lập ra kế hoạch để sinh viên chúng tôi có cơ hội được tiếp xúc với những công việc thực tế thông qua việc thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện để tôi được thực tập tại Bảo tàng. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô, các chú và các anh chị ở phòng Nghiệp vụ và phòng Tuyên truyền và Hướng dẫn đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, và cung cấp cho tôi những thông tin, tài liệu, đóng góp ý kiến và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành công việc được giao. Đặc biệt, tôi rất chân thành cảm ơn cô Lê Thị Kim Yến - Trưởng phòng nghiệp vụ, và cô Đinh Thị Hoài Trai Trưởng phòng Tuyên truyền và Hướng dẫn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo tận tình, động viên khích lệ, dìu dắt, và truyền dạy nhiều kinh nghiệm quý báu trong công việc cũng như trong cuộc sống cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. Cuối cùng, tôi xin kính chúc Ban Giám đốc cùng các bác, các cô, các chú, các anh chị dồi dào sức khỏe, có nhiều niềm vui và thành công trong cuộc sống, kính chúc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, xứng đáng là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 4 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA I. Phần mở đầu: 1. Mục đích thực tập: Có câu: “Học đi đôi với hành”. Tức là trong việc học tập, ngoài việc học những lý thuyết, thu nhặt những kiến thức trong sách vở, từ giáo viên giảng dạy ra thì việc thực hành là một phần tất yếu và quan trọng. Bởi lẽ, công việc cũng như cuộc sống ở ngoài đời thực, không như trong sách vở, không mượt mà, suôn sẻ, không rõ ràng và đơn giản như trong lý thuyết. Đối với sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, khoa tiếng Anh như tôi cũng vậy, việc thực tập cũng đóng một phần rất quan trọng trong việc đưa những kiến thức ở trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn. Qua thực tiễn, tôi sẽ biết nhiều hơn về các công việc mà bản thân chưa từng làm, và đó cũng là cơ hội để tôi trải nghiệm cuộc sống, từ đó tích lũy kinh nghiệm trong công việc và trong cuộc sống. Để sau này khi ra trường, tiếp xúc với môi trường làm việc thật sự, với một số kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy trong quá trình thực tập, tôi sẽ bớt ngỡ ngàng hơn, dễ thích nghi với hoàn cảnh hơn. Và thực tập cũng là một cơ hội tốt để tôi vận dụng những kiến thức mà mình đã được học vào thực tế, thể hiện khả năng của mình trong công việc. 2. Lý do chọn Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế làm nơi thực tập: Ngay từ những ngày đầu tiên bước chân đến với thành phố Huế xinh đẹp để thi Đại học, tôi đã được nghe kể về Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế - nơi lưu giữ những hiện vật, những giá trị lịch sử văn hóa liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Tôi cũng đã nhiều lần đến tham quan Bảo tàng và tham gia Lễ Dâng hoa và Báo công với Bác khi là một thành viên của câu lạc bộ Sinh viên Tình nguyện của trường Đại học Ngoại ngữ. Khi được nghe các anh chị thuyết minh về khoảng thời gian Bác Hồ sống ở Huế, trong tôi có rất nhiều cảm xúc về Người. Bên cạnh đó, cách mà các anh chị thuyết minh rất thuyết phục, rất diễn cảm và kho kiến thức về Chủ tịch Hồ Chí Minh của các anh chị đã lôi cuốn tôi, khiến tôi ngưỡng mộ. Chính những lúc đó, trong tôi đã bừng lên 5 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA một suy nghĩ: “Phải chi mình được là một thành viên của Bảo tàng để được giống như các anh chị hướng dẫn viên, được học và thu nhận những hiểu biết sâu sắc hơn nữa về Chủ tịch Hồ Chí Minh để có thể truyền tải đến với mọi người, với những khách bạn nước ngoài về vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam”. Vì vậy khi nhà trường có kế hoạch cho sinh viên thực tập, mặc dù tôi học theo chuyên ngành Phiên dịch, không phải Du lịch, tôi sẽ có nhiều cơ hội thực hành hơn ở những nơi thuộc về lĩnh vực Phiên dịch, nhưng tôi đã không chần chừ suy nghĩ khi đến xin thực tập tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. Bởi với Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, tôi luôn có một ấn tượng sâu sắc về những giá trị mà nơi đây đang giữ gìn suốt bao năm qua. Thực tập ở Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế không chỉ giúp tôi có cơ hội vận dụng kiến thức mà mình đã học vào thực tế mà còn giúp tôi có những hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử, về những gì đã diễn ra trong lịch sử, đồng thời có nhận thức sâu sắc hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. 3. Tổng quan về lịch sử ra đời, quá trình phát triển và chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế: Sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta là muốn gìn giữ, bảo tồn toàn bộ di sản mà người để lại. Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng đã quyết định xây dựng Lăng và Bảo tàng về Người tại Thủ đô Hà Nội. Ngày 25/7/1970, Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập; ngày 12/9/1977, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh chính thức ra đời, năm 1987 đổi tên thành Bảo tàng Hồ Chí Minh và đến ngày 19/5/1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh được khánh thành. Cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh tại thủ đô, một số bảo tàng và di tích lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc cũng được thành lập. Năm 1981 hệ thống Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được hình thành và lần lượt các Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc cũng bắt đầu gia nhập hệ thống, chịu sự hướng dẫn, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh (hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh ). 6 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA Đến nay hệ thống Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc đã trở thành hệ thống vững mạnh với 15 đơn vị trên địa bàn dải từ Bắc vào Nam, đứng đầu là Bảo tàng Hồ Chí Minh tại thủ đô. Bảo tàng Thừa Thiên Huế ra đời vào ngày 16/9/1890, là một trong những Bảo tàng được thành lập sớm trong hệ thống Bảo tàng và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc. Năm 1982, một năm sau khi hệ thống Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hình thành, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế gia nhập hệ thống, lúc đó Bảo tàng mới được hai tuổi. Từ đó Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế xây dựng và phát triển trong lòng Bảo tàng “mẹ”-Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Với tư cách là Bảo tàng đầu hệ, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) đã chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các Bảo tàng và di tích trong hệ thống. Giúp đỡ các đơn vị thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác. Cung cấp tài liệu, ảnh, phục chế hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến nội dung trưng bày. Thống nhất nội dung, sự kiện, niên đại về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Người trong toàn hệ thống. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị, phooid hợp nghiên cứu khoa học, biên tập, xuất bản sách về Chủ tịch hồ chí Minh. Thường xuyên thông báo tình hình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phạm vi cả nước và thế giới với các đơn vị qua thư mục, báo, tạp chí… Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế là một Bảo tàng có vị trí đặc biệt trong toàn hệ thống. Bảo tàng vừa có nhà trưng bày về thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, vùa có 14 di tích, điểm di tích lưu niệm về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua 2 giai đoạn 1895-1901 và 1906-1909. Trong hơn ba mươi năm xây dựng và trưởng thành, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trải qua từng chặng đường phát triển, mỗi chặng đường đều để lại những dấu ấn vô cùng đặc biệt.Từ năm 1979 đến năm 1980 là nhà trưng bày về tiểu sử - sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ năm 1980 đến năm 1989 là Bảo tàng Hồ Chí Minh Bình Trị Thiên; từ 1989 đến nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế cũng đã được Tỉnh ủy,UBND Tỉnh quan tâm đầu 7 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA tư để xây dựng lại nhà trưng bày cho xứng tầm với ý nghĩa lịch sử của di sản mà Người để lại trên đất Thừa Thiên Huế. Trên mỗi chặng đường phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) đều theo dõi sát sao, chỉ đạo kịp thời.Năm 1979,khi chuẩn bị cho ra đời Nhà trưng bày Bảo tàng, lãnh đạo Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tham gia các các cuộc họp do Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên chủ trì với 4 lần trực tiếp duyệt và có ý kiến chỉ đạo về đề cương nội dung. Các đồng chí Hà Huy Giáp (Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh), Vũ Kỳ (Phó Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh) vào trực tiếp kiểm tra,bổ sung và tổ chức nói chuyện về thân thế sự nghiệp của Hồ Chủ tịch, cung cấp tư liệu, hình ảnh, hiện vật phục vụ trưng bày, đặc biệt Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh còn chỉ đạo Phòng hướng dẫn chi nhánh, các phòng chuyên tổ chức phục chế một số tư liệu,hiện vật về thân thế - sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế. Nhiều hiện vật trưng bày như bộ quần áo kaki,đôi dép lốp,gậy mây,viên gạch sưởi, nhà sàn Bác Hồ… đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khách tham quan. Đồng thời,Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế qua các lớp tập huấn hàng năm , và các đợt tham quan học tập, cử Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Trị Thiên là đồng chí Lê Văn An đi tham quan, nghiên cứu học tập nghiệp vụ ở Bảo tàng Trung ương Lênin (Liên Xô). Sau khi tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách, Bảo tàng Hồ Chí Minh Bình Trị Thiên Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế nhưng chức năng nhiệm vụ vẫn không thay đổi.Nhà trưng bày Bảo tàng cũng đã ra đời được hơn 10 năm, đã bắt đầu đặt ra yêu cầu về công tác chỉnh lý trưng bày.Năm 1995, để phục vụ cho việc chỉnh lý nội dung trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế ,Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) đã cử cán bộ vào nghiên cứu, khảo sát, hướng dẫn, tư vấn và trực tiếp tham gia chỉnh lý nội dung trưng bày tại đơn vị. Ngày ấy, những cán bộ làm công tác hướng dẫn chi nhánh đã trở thành những người đàn anh, đàn chị, những đồng nghiệp giàu kinh nghiệm, đáng tin cậy về chuyên môn nghiệp vụ đối với các anh chị em cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. 8 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA Sau một thời gian ngắn, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành việc chỉnh lý nội dung trưng bày phục vụ khách tham quan nghiên cứu. Tuy nhiên, do sự xuống cấp về cơ sở vật chất (Tòa nhà dùng làm Nhà trưng bày được xây dựng từ thời Pháp), nên Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm đồng ý cho xây lại Bảo tàng mới với quy mô lớn và khang trang, xứng tầm hơn. Những bước khởi động để xây dựng Bảo tàng mới cũng đã được Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) và Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế thực hiện như xây dựng đề cương chính trị, đề cương sưu tầm, đề cương chi tiết, kế hoạch trưng bày, marketing, tổ chức Hội thảo để tiếp nhận thông tin về tư liệu hiện vật và góp ý giải pháp trưng bày…,đặc biệt, mỹ thuật trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế được họa sĩ trưởng của Bảo tàng Hồ Chí Minh là đồng chí Nguyễn Khắc Thịnh thiết kế. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế được xây dựng từ năm 1998 đến 2000. Sau khi xây dựng Nhà trưng bày cơ bản hoàn thành, các cán bộ nghiệp vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) đã sát cánh bên cán bộ nghiệp vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, không kể ngày đêm và chỉ trong vòng 20 ngày đã dàn dựng hoàn tất nội dung trưng bày. Đúng ngày 19/5/2000, nhân dịp kỉ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế được khánh thành, là niềm vinh dự và tự hào của Đảng bộ và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Từ năm 2000 đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh với cơ sở vật chất phù hợp, lại được xây dựng ở một vị trí rất đẹp trong không gian văn hóa Huế, nội dung trưng bày với hệ thống tư liệu, hiện vật phong phú, phản ánh chân thực lịch sử, trình bày trên nền mỹ thuật hiện đại đã phần nào đáp ứng được tình cảm, nguyên vọng của quần chúng nhân dân về một Bảo tàng lưu niệm Bác Hồ. Cùng với nhà trưng bày, hệ thống kho cơ sở, thư viện phục vụ tốt cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hệ thống di tích lưu niệm về Người đã được quy hoạch, trùng tu, tôn tạo và đang phát huy tác dụng tốt. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã trưởng thành vượt bậc, xứng đáng là Bảo tàng hạng 2, là nơi nghiên cứu, bảo tồn tôn tạo các giá trị di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. 9 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA Cùng chung sức giữ gìn và phát huy các di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) và Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều hoạt động nằm đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tuyên truyền và phát huy giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh. Năm 2003, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế là địa điểm tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ Bảo tàng trong hệ thống, đồng thời tổ chức Hội thảo khoa học “ Thời thanh thiếu niên cuả Chủ tịch Hồ Chí Minh – góp ý chỉnh lý nội dung và giải pháp trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế”. Năm 2004, phục vụ cho công trình nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nỗ, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã cung cấp bản sao mẫu tượng thờ tại di tích để làm khuôn đúc tượng. Năm 2005, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế thực hiện dự án Bảo tàng giai đoạn II, trong đó có nhiệm vụ trưng bày bổ sung, chỉnh lý nội dung và mỹ thuật trưng bày. Trong điều kiện cho phép, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giúp đỡ về thiết kế mỹ thuật, cung cấp, phục chế tư liệu, hiện vật. Năm 2008, Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu, xác định tư liệu và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ 1890 – 1911”. Hội thảo đã quy tụ được nhiều nhà khoa học trên cả nước và tỉnh Thừa Thiên Huế với nhiều tham luận chất lượng cao, Hội thảo đã đi đến thống nhất được nhiều vấn đề liên quan đến thân thế - sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu. Kỷ yếu Hội thảo cũng đã được hai Bảo tàng biên tập và xuất bản thành sách. Những năm qua là khoảng thời gian dài thế nhưng nó chưa phải là dài với sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều thế hệ lãnh đạo và cán bộ viên chức đã tiếp bước để xây dựng một Bảo tàng mãi mãi ở tuổi thanh xuân đầy sung sức. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế là nơi trưng bày, giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó nhấn mạnh hai nội dung chủ yếu: “Những năm tháng Bác Hồ và gia đình Người ở Huế; “Thừa Thiên Huế với Bác Hồ và Bác Hồ với Thừa Thiên Huế”, gồm 1.300 hình ảnh, hiện vật, tài liệu phân bố trên diện tích sàn trưng bày 600m2, được 10 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA thể hiện bằng những ý đồ và giải pháp mỹ thuật hiện đại, tạo ấn tượng và sức hấp dẫn cho khách tham quan. Ngoài nội dung trưng bày chính, Bảo tàng còn có gian trưng bày nhất thời với diện tích 600m2,, thường xuyên trưng bày các chuyên đề truyển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và phục vụ nhiệm vụ chính trị. Bên cạnh đó Bảo tàng còn xây Phòng thông tin tư liệu về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên mạng máy tính nội bộ; Phòng chiếu phim với trang thiết bị hiện đại phục vụ chiếu phim tư liệu về Người. II. Nội dung báo cáo: 1.Kế hoạch thực tập: Thời gian thực tập: từ ngày 01/08/2013 đến ngày 21/08/2013. 1.1. Tìm hiểu cơ chế tổ chức, quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. 1.2. Nghiên cứu, khảo sát di tích, các địa điểm di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người tại Thừa Thiên Huế và hệ thống trưng bày tại Bảo tàng và Di tích. 1.3. Thực tập biên dịch tại phòng Nghiệp vụ. 1.4. Thực tập phiên dịch tại phòng Tuyên truyền và Hướng dẫn. 1.5. Tra cứu thông tin, tư liệu về tiểu sử sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham gia các hoạt động, sự kiện tại Bảo tàng và Di tích. 1.6. Viết báo cáo thu hoạch thực tập. 2. Chương trình thực tập: Thời gian thực tập được chia làm 3 tuần: 11 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA 2.1. Tuần I: Từ ngày 01/08 đến ngày 07/08/2013: Nghiên cứu tài liệu, nội dung trưng bày. Tìm hiểu cơ chế tổ chức, quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. Khảo sát hệ thống Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người tại Thừa Thiên Huế. Tra cứu thông tin tư liệu. Biên dịch tài liệu tại phòng Nghiệp vụ. 2.2. Tuần II và III: Từ ngày 08/08 đến ngày 21/08/2013: Thực tập phiên dịch tại phòng Tuyên truyền và Hướng dẫn. Trong đó: Từ ngày 08/08 đến ngày 11/08/2013: Thực tập tại Di tích nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người ở Dương Nỗ. Từ ngày 13/08 đến ngày 16/08/2013: thực tập tại Di tích ngôi nhà 112 Mai Thúc LoanHuế. Từ ngày 17/08 đến ngày 21/08/2013: Thực tập tại Bảo tàng. 14h00 ngày 09/08/2013: Phục vụ khai mạc triển lãm tại Bảo tàng. Ngày 19, 20/08/2013: Viết báo cáo thực tập. Ngày 21/08/2013: Nộp báo cáo thực tập, 14h00: Tập trung tại Bảo tàng để trình bày công tác thuyết minh. Ngày 22/08/2013: 9h tổng kết đợt thực tập. 3. Nội dung thực tập: 3.1. Tra cứu thông tin, tư liệu về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thông tin tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế hiện nay rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mọi người. Hiện nay, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, 12 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA ngoài các thông tin tư liệu về Người được in ấn thành sách, báo thì Bảo tàng cũng đã xây dựng được một hệ thống lưu trữ thông tin tư liệu về Người bằng website. Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, hàng trăm bút tích với nhiều nét chữ, ngôn ngữ, hình minh họa của Bác Hồ ghi dấu ấn những sự kiện quan trọng hay tình cảm với nhân dân, đồng chí đã cho người xem hiểu rõ hơn con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn sống mãi trong lòng dân. Nhiều trang tư liệu tiêu biểu có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: trong một số văn bản chính trị của Người, một số bức thư, bài nói chuyện và kỷ vật của Người tặng Đảng bộ và nhân dân. Trong đợt thực tập tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, tôi đã tìm hiểu được nhiều thông tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các trang sách, báo được lưu trữ tại kho thư viện, website của Bảo tàng, các hình ảnh, hiện vật được trưng bày…,đặc biệt là các thông tin tư liệu về khoảng thời gian Bác Hồ và gia đình Người ở Huế. Ngoài ra, sau 1 tuần làm việc tại phòng Nghiệp vụ từ ngày 01/08 đến ngày 07/08/2013, tôi đã đọc qua rất nhiều tài liệu như tạp chí Cộng sản, tạp chí Văn hóa Việt Nam, tạp chí Cố đô Huế, truyện tranh song ngữ Thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế, ấn phẩm Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế - 30 năm xây dựng và trưởng thành, ấn phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sách Di tích – Địa điểm di tích lưu niệm Bác Hồ và gia đình Người ở Thừa Thiên Huế,…, tra cứu trên website nội bộ của Bảo tàng những thông tin tư liệu liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Sau đây, tôi xin nêu tóm tắt về tiểu sử và sự nghiệp của Người và một số tài liệu liên quan đến Người: 3.1.1. Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969): Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí 13 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA danh, bút danh khác) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở xã Kim Liên, huyệ Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Với tình cảm yêu nước thương dân vô hạn, năm 1911 Người đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc. Từ năm 1912 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động. Người thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ, Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập. Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nhị Véc-xây bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nma và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa. Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp và Người bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III, Quốc té Cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản, Người khẳng định con đường cách mạng 14 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA giải phóng dân tộc trong thời đại mới là con đường của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội LIên hiệp các nước thuộc địa. Tháng 4/1922, Hội ra báo “Người cùng khổ” (tại Pari) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhiều bài báo của Người đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản năm 1925. Đây là một công văn nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng. Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, Người làm việc trong Quốc tế Cộng sản. Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân. Người là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên lần thứ V, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Người kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I.Lê-nin về vấn đề thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc là Ủy viên thường trực Bộ phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế Cộng sản. Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước đang sống ở Quảng Châu, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam. Các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn sách: “Đường Kách Mệnh”- một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam. Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mat-xcơ-va (Liên Xô), sau đó đi Béc-lin (Đức), đi Brúc-xen (Bỉ) tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á. 15 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA Từ tháng 7/1928 đến 11/1929, Người hoạt động trong phong trào vận động Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan),tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng gọp tại Cửu Lonh gần Hương Cảng, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (Hội nghị của Đảng tháng 10/1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô-viết – Nghệ-Tĩnh, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng tháng Tám 1945. Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Đây là một thời kỳ sóng gió trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Mùa xuân 1933, Người được trả tự do. Từ 1934-1938, Người nghiên cứu tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mát-xcơ-va. Kiên quyết con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước. Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô về Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước. Ngày 28/1/1941, Người về nước sau hơn 30 năm rời xa Tổ quốc. bao nhiêu năm thương nhớ đợi chờ, khi về đến biên giới, Người vô cùng xúc động. Tháng 5/1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kì mới, thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng. 16 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam, thuộc “Đại hội Quốc tế chống Xâm lược” sang Trung Quốc tìm sự đồng minh quốc tê, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà tù của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian 13 tháng bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9/1943, Người được trả tự do. Tháng 9/1944, Người trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi của Liên Xô và các nước đồng minh. Tháng 5/1945, Người rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời ) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Tháng 8/1945, Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền tỏng cả nước. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước, cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, từng bước giành thắng lợi. 17 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Từ năm 1954, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, họp vào tháng 9/1960, Người khẳng định: “Đại hội này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình, thống nhất nước nhà”. Tại Đại hội, Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt qua khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Từ 1965-1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh đạo nhân dan Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều kiện cả nước có chiến tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước. Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dên ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. 18 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA Thực hiện Di chúc của Người, toàn dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pari ngày 27/1/1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược. Buộc quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Mùa xuân năm 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện được mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ địa của dân tộc Việt Nam. Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, sáng lập Đảng Mác – Lê-nin ở Việt Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Người luôn kết hợp chặt chẽ cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị. Năm 1978, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ văn minh. 3.1.2. Bản yêu sách của nhân dân An Nam do Nguyễn Ái Quốc viết vào năm 1919: Từ ngày Đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều chứa chan hy vọng rằng theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các cường quốc Đồng minh đã tuyên bố với toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của Văn minh chống Dã man, thì tiền đồ một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định là phải đến với họ. 19 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thật sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông – Pháp, xin trình với các quý Chính phủ trong Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng, những yêu sách khiêm tốn sau đây: 1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; 2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận ; 4. Tự do lập hội và hội họp; 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; 6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ; 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; 8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ. Đưa ra những yêu sách trên đây, nhân dân An Nam trông cậy vào chính nghĩa thế giới của tất cả các cường quốc và đặc biệt tin vào lòng rộng lượng của nhân dân Pháp cao cả, tức là của những người đang nắm vận mệnh của nhân dân An Nam, của những người, do chỗ nước Pháp là một nước Cộng hoà, nên được coi là những người bảo hộ cho nhân 20 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Yến Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan