Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Báo cáo thực tập Địa chất cơ sở...

Tài liệu Báo cáo thực tập Địa chất cơ sở

.PDF
31
702
81

Mô tả:

Báo cáo thực tập Địa chất cơ sở
Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 MỤC LỤC Nội dung ................................................................................................................Trang Mục lục ..................................................................................................................i Lời mở đầu.............................................................................................................iii Tóm tắt báo cáo .....................................................................................................iv Thông tin về đợt thực tập Địa chất cơ sở ...............................................1 I. 1. Khái quát lộ trình ........................................................................................1 2. Cơ cấu nhân sự và phân công thực hiện .....................................................2 3. Trang bị, dụng cụ. .......................................................................................3 II. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại Vũng Tàu ...................................4 III. Các hiện tượng địa chất ...........................................................................5 1. Quá trình ngoại sinh ...................................................................................5 1.1. Khái niệm ........................................................................................5 1.2. Một số tác động địa chất ngoại sinh tiêu biểu .................................6 1.2.1. Phong hóa ....................................................................................6 1.2.1.1. Phong hóa bóc vỏ hóa tròn ...............................................6 1.2.1.2. Phong hóa hóa học ............................................................7 1.2.1.3. Phong hóa sinh học ...........................................................7 1.2.2. Trầm tích .....................................................................................8 1.2.2.1. Trầm tích do gió ................................................................8 1.2.2.2. Trầm tích do sóng biển ......................................................9 1.2.3. Xâm thực .....................................................................................11 1.2.3.1. Xâm thực ngang của sông .................................................11 2. Quá trình nội sinh .......................................................................................12 2.1. Khái niệm ........................................................................................12 2.2. Một số tác động địa chất nội sinh tiêu biểu .....................................12 2.2.1. Phun trào .....................................................................................13 i Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 2.2.1.1. Đá base basalt ..................................................................13 2.2.1.2. Đá trung tính andesite......................................................13 2.2.1.3. Đá acid rhyolite ...............................................................14 2.2.2. Xâm nhập ....................................................................................17 2.2.2.1. Đá mạch diabase ..............................................................17 2.2.2.2. Đá trung tính diorite ........................................................19 2.2.2.3. Đá acid granite ................................................................21 2.2.3. Kiến tạo .......................................................................................23 IV. Giá trị thực tiễn ........................................................................................25 Kết luận..................................................................................................................26 Tài liệu tham khảo .................................................................................................27 ii Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 LỜI MỞ ĐẦU Địa chất học là môn khoa học tự nhiên, sử dụng phương pháp nghiên cứu logic, đi từ quan sát đến phân tích xử lí số liệu. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu địa chất, một trong những phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp nghiên cứu thực địa. Thực tập Địa chất cơ sở ngoài trời là môn học giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết đã học trong môn Địa chất cơ sở thông qua hoạt động khảo sát các hiện tượng ngoại sinh và nội sinh, đo các thế nằm địa chất, xác định vị trí bằng địa bàn và bản đồ… Sau đợt thực tập, nhóm thực hiện đã được củng cố kiến thức đã học về các hiện tượng địa chất và các đá tương ứng, biết cách ghi nhật ký địa chất và cải thiện khả năng sử dụng địa bàn và bản đồ, hoàn thiện kỹ năng chỉnh lý tài liệu, thực hiện công tác văn phòng sau thực tập, viết báo cáo và đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm. Đợt thực tập còn là cơ hội để sinh viên có cơ hội làm việc, giao lưu học hỏi, làm tăng tình đoàn kết giữa các bạn sinh viên. Nhóm thực hiện xin cảm ơn thầy cô Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Tp.HCM đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia đợt thực tập này. Đặc biệt cảm ơn giảng viên phụ trách xe 1, thầy Tiến sĩ Võ Việt Văn đã đồng hành và tận tình hướng dẫn chúng em, cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn quý báu trong suốt đợt thực tập. Báo cáo vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý từ thầy. Trân trọng, Nhóm thực hiện. iii Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 TÓM TẮT BÁO CÁO Báo cáo trình bày về chuyến đi thực tập Địa chất cơ sở tại Vũng Tàu, các quá trình ngoại sinh, nội sinh quan sát được tại các điểm lộ và các đá tương ứng. Cụ thể như sau: Chương I: Thông tin về đợt Thực tập Địa chất cơ sở Khái quát về lộ trình thực tập Phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm Trang bị, dụng cụ cần có cho đợt thực tập Chương II: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại Vũng Tàu Chương III: Các hiện tượng địa chất Quá trình ngoại sinh Quá trình nội sinh Chương IV: Giá trị thực tiễn và khoáng sản đi kèm Kết luận iv Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 I. Thông tin về đợt Thực tập Địa chất cơ sở 1. Khái quát lộ trình Đợt thực tập bắt đầu lúc 7g00 ngày 30 tháng 6 năm 2016 tại trường Đại học Bách Khoa và kết thúc lúc 10g30 ngày 2 tháng 7 năm 2016. Vị trí các điểm lộ như sau: VT-01: Hồ nước lớn Đại học Quốc gia, quận Thủ Đức, Tp.HCM: khảo sát và lấy mẫu đá magma phun trào trung tính (Andesite, J) thuộc hệ tầng Long Bình có tuổi Jura muộn. VT-02: Chùa Hội Sơn, quận 9, Tp.HCM: khảo sát và lấy mẫu đá phong hóa hóa học theo cơ chế thấm lọc (Laterite) VT-03: Mỏ đá Gia Quy, thị trấn Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: khảo sát và lấy mẫu đá phun trào base (Basatlt) thuộc hệ tầng, đồng thời quan sát hiện tượng phong hóa bóc vỏ hóa tròn và hiện tượng bắt tù tạo thể dị ly. VT-04: Thích Ca Phật Đài, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: khảo sát đá xâm nhập acid (Granite) dưới tác động của phong hóa sinh học, đồng thời thực hành xác định vị trí bằng địa bàn và bản đồ. VT-05: Hầm đá Sao Mai, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: khảo sát và lấy mẫu đá xâm nhập acid (Granite) thuộc phức hệ Đèo Cả và quan hệ xuyên cắt giữa đá Granite và đá base xâm nhập nông (Diabase) thuộc VT-06: Cửa Lấp, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: khảo sát và lấy mẫu cát thạch anh có lẫn cát ilmenite đen, quan sát tác dụng vận chuyển và tích tụ của gió và sóng biển VT-07: Bãi Dâu, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: khảo sát và lấy mẫu cát thạch anh có lẫn cát chứa ilmenite màu đen, quan sát tác dụng vận chuyển và tích tụ của sóng biển. 1 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 VT-08: Nhà thờ Đức Mẹ, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: khảo sát và lấy mẫu đá xâm nhập trung tính (Diorite) thuộc phức hệ Đèo Cả và đá xâm nhập acid (Granite) thuộc phức hệ Đèo Cả, quan sát ranh giới giữa hai đá. VT-09: Bạch Dinh, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: quan sát quan hệ giữa các đá Rhyolite, Diorite và Granite VT-10: Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: thực hành xác định vị trí bằng địa bàn và bản đồ. VT-11: Núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: khảo sát và lấy mẫu đá phun trào trung tính (Rhyolite) thuộc hệ tầng Nha Trang và quan hệ xuyên cắt với đá Diabase thuộc phức hệ Cù Mông VT-12: Tượng chúa, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: khảo sát và lấy mẫu đá phun trào trung tính (Rhyolite) thuộc hệ tầng Nha Trang. Hình 1: Lộ trình thực tập 2 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 2. Cơ cấu nhân sự và phân công hoạt động Cơ cấu nhân sự: STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Đỗ Vương Thế Thục Anh (Nhóm trưởng) 1410059 2 Nguyễn Thị Ngọc Hạnh 1510956 3 Nguyễn Ngô Long 1511814 4 Hồ Văn Thắng 1513121 5 Đỗ Thị Xuân 1514160 Phân công hoạt động: STT HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN 1 Ghi chép Đỗ Thị Xuân 2 Đo đạc Nguyễn Thị Ngọc Hạnh 3 Lấy mẫu Hồ Văn Thắng Nguyễn Ngô Long 4 Chụp hình Đỗ Vương Thế Thục Anh 5 Làm báo cáo Đỗ Vương Thế Thục Anh (tổng hợp) Hồ Văn Thắng (mở đầu và kết luận) Nguyễn Ngô Long (đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại Vũng Tàu; giá trị thực tiễn và khoáng sản đi kèm) Đỗ Thị Xuân (quá trình ngoại sinh) Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (quá trình nội sinh) 3. Trang bị, dụng cụ - Sơ đồ lộ trình thực địa - Sơ đồ khu vực Cửa Lấp - Địa bàn 3 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 II. - Búa địa chất - Túi đựng mẫu, phiếu ghi mẫu, túi đựng phiếu. - Thước dây - Acid Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại Vũng Tàu 1. Đặc điểm tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận và phía Đông Nam giáp Biển Đông. Thành phố Vũng Tàu trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120km. 1.2. Khí hậu Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, kết hợp với ảnh hưởng của biển nên có khí hậu khá ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hang năm là 27oC, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C, biên độ nhiệt năm nhỏ. Số giờ nắng rất cao, trung bình khoảng 2400 giờ một năm. Lượng mưa trung bình năm là 1500mm. 2. Đặc điểm kinh tế Báo cáo chỉ trình bày đặc điểm kinh tế liên quan tới khoáng sản. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng của Bà Rịa - Vũng Tàu rất đa dạng, bao gồm: đá xây dựng, đá ốp lát, phụ gia xi măng, cát thuỷ tinh, bentonite, sét gạch ngói, cao lanh, cát xây dựng, than bùn, ilmenite,… Ngoài đá xây dựng, đá ốp lát là các khoáng sản chính với trữ lượng tương đối lớn và có giá trị kinh tế cao, Bà Rịa – 4 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 Vũng Tàu còn có trữ lượng đáng kể các loại khoáng sản vật liệu xây dựng khác như sét gạch ngói, cao lanh, cát xây dựng, bentonit… nằm rải rác ở nhiều nơi, cho phép hình thành ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng rộng khắp trong tỉnh. 3. Đặc điểm dân cư – xã hội Theo thống kê năm 2014, dân số của thành phố Vũng Tàu khoảng 450.000 người. III. Các hiện tượng địa chất 1. Quá trình ngoại sinh 1.1. Khái niệm Các quá trình địa chất ngoại sinh là là các quá trình xảy ra trên bề mặt hoặc gần bề mặt Trái Đất (hay trên bề mặt thạch quyển) với các chức năng: phá hủy, vận chuyển và bồi tụ. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình địa chất ngoại sinh có thể kể đến như nhiệt độ, độ ẩm, gió, nước (thủy triều, băng hà, mưa, lũ, sự hòa tan các chất hóa học,…) và hoạt động của sinh vật. Dựa vào phương thức tác dụng, các tác động ngoại sinh được chia thành: - Tác dụng phong hóa: phong hóa cơ học (vật lý), phong hóa hóa học, phong hóa sinh học. - Tác dụng vận chuyển: vận chuyển của gió, của nước dưới đất và nước trên mặt, vận chuyển của sóng biển, vận chuyển của băng hà,… - Tác dụng trầm tích: trầm tích của gió, trầm tích của sóng biển, trầm tích do nước dưới đất và nước trên mặt, trầm tích do băng hà,… - Tác dụng bóc mòn: thổi mòn của gió, xâm thực của dòng nước chảy, phá mòn của nước biển (hồ), bào mòn của băng hà,… 5 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 1.2. Một số tác động địa chất ngoại sinh tiêu biểu Báo cáo chỉ trình bày các tác động ngoại sinh quan sát được tại các điểm lộ trong đợt thực tập. 1.2.1. Phong hóa 1.2.1.1. - Phong hóa bóc vỏ hóa tròn Tại điểm lộ VT-03: Mỏ đá Gia Quy  Vị trí: 107O4’14” Đông 10O22’32” Bắc  Thời gian: 11g20 – 11g55  Thời tiết: trời nắng gắt, đứng gió, nhiệt độ khoảng 35OC  Mô tả điểm lộ:  Đá phun trào base (basalt) thuộc hệ tầng Phước Tân tuổi Pleistocene muộn.  Cấu tạo khối, cấu tạo lỗ rỗng, cấu tạo hạnh nhân, bị phong hóa bóc vỏ hóa tròn thành nhiều kích thước khác nhau từ sỏi, cuội tới tảng. Hình 1.2.1.1: Phong hóa bóc vỏ hóa tròn tại mỏ đá Gia Quy 6 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 Tại điểm lộ VT-04: Thích Ca Phật Đài -  Vị trí: 107O4’17” Đông 10O22’26” Bắc  Thời gian: 15g – 15g35  Thời tiết: nắng nóng, đứng gió, nhiệt độ khoảng 33OC  Mô tả điểm lộ:  Đá xâm nhập acid (granite) thuộc phức hệ Đèo Cả tuổi Kreta muộn có cỡ hạt vừa, hạt to, sáng màu.  Cấu tạo khối, bị phong hóa bóc vỏ hóa tròn nên tròn cạnh. 1.2.1.2. - Phong hóa hóa học Tại điểm lộ VT-02: Chùa Hội Sơn  Vị trí: 106O50’26” Đông 10O52’14” Bắc  Thời gian: 8g30 – 9g05  Thời tiết: nắng gắt, nhiệt độ khoảng 34OC  Mô tả điểm lộ:  Đá laterite hình thành do phong hóa hóa học theo cơ chế thấm lọc trong thời gian dài dưới tác dụng của nước ngầm: vào mùa mưa, mực nước ngầm dâng lên hòa tan các thành phần hóa học, vào mùa khô mực nước ngầm hạ xuống mang theo các thành phần đã hòa tan, để lại phần lớn oxyt sắt và một phần oxyt nhôm do khu vực có độ pH phù hợp.  Cấu tạo khối, cấu tạo lỗ rỗng, màu nâu đỏ.  Lúc còn nằm dưới mặt đất, laterite còn mềm, sau khi được đưa lên bề mặt nhanh chóng rắn chắc lại.  Diện lộ cao từ 2-4m, dài hơn 30m, có một vài vị trí bị phong hóa nên có màu xám xanh. 7 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 Hình 1.2.1.2: Đá laterite và diện lộ tại chùa Hội Sơn 1.2.1.3. - Phong hóa sinh học Tại điểm lộ VT-04: Thích Ca Phật Đài  Mô tả điểm lộ:  Các khối đá granite bị nứt vỡ dưới tác dụng của rễ cây. Hình 1.2.1.3: Phong hóa sinh học do rễ cây tại Thích Ca Phật Đài 8 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 1.2.2. Trầm tích 1.2.2.1. - Trầm tích do gió Tại điểm lộ VT-06: Cửa Lấp  Vị trí: 107O9’24” Đông 10O23’22” Bắc  Thời gian: 7g35 – 8g45  Thời tiết: nắng nhẹ, nhiệt độ khoảng 29OC  Mô tả điểm lộ:  Cát thạch anh trầm tích do gió tạo thành những cồn cát cao từ 2-3,5m.  Độ chọn lọc tương đối tốt, hạt mịn, màu vàng sáng. Cát ướt màu nâu vàng Hình 1.2.2.1: Cát khô và cát ướt tại Cửa Lấp 1.2.2.2. - Trầm tích do sóng biển Tại điểm lộ VT-06: Cửa Lấp  Mô tả điểm lộ:  Cát thạch anh trầm tích do sóng biển tạo bãi cát dài, chiều rộng hơn 30m từ chân sóng.  Độ chọn lọc trung bình, hạt cát có lẫn nhiều kích thước hơn so với trên cồn cát tại cùng điểm lộ. 9 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1  Có lẫn ít cát chứa ilmenite đen được vận chuyển từ nơi khác đến, do ilmenite có tỷ trọng nặng hơn thạch anh nên chỉ tìm thấy ở chân sóng do tác dụng của sóng biển, không tìm thấy trên cồn cát.  Quan sát được dấu vết gợn sóng. Hình 1.2.2.2a: Cát lẫn ilmenite và dấu vết gợn sóng tại Cửa Lấp - Tại điểm lộ VT-07: Bãi Dâu  Vị trí: 107O3’37” Đông 10O22’10” Bắc  Thời gian: 9g15 – 9g35  Thời tiết: trời nắng, nhiệt độ khoảng 31OC  Mô tả điểm lộ  Cát thạch anh trầm tích do sóng biển tạo bãi cát nhưng ngắn và nhỏ hơn ở Cửa Lấp, độ chọn lọc trung bình, hạt thô và không đều bằng hạt ở Cửa Lấp.  Lẫn nhiều ilmenite hơn Cửa Lấp, cát màu nâu đen. Dễ dàng quan sát thấy lớp ilmenite đen ở chân sóng. 10 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 Hình 1.2.2.2b: Cát lẫn ilmenite ở Bãi Dâu 1.2.3. Xâm thực 1.2.3.1. - Xâm thực ngang của sông Tại điểm lộ VT-04: Thích Ca Phật Đài  Mô tả điểm lộ:  Uốn khúc do quá trình xâm thực ngang của sông tạo hồ sừng trâu (Rạch Bến Đình)  Do các công trình được xây dựng sau nên không còn quan sát rõ hiện tượng xâm thực này. 11 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 Hình 1.2.3.2: Rạch Bến Đình nhìn từ Thích Ca Phật Đài 2. Quá trình nội sinh 2.1. Khái niệm Quá trình nội sinh là là toàn bộ các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất dưới tác dụng của năng lượng bên trong Trái Đất như hoạt động magma (núi lửa, xâm nhập, biến chất), vận động kiến tạo của vỏ trái đất, động đất. Kết quả của chúng là sự thành tạo đá magma và những biến đổi trên đá. Các quá trình nội sinh có thể kể đến như: - Hoạt động của dung thể magma. - Hoạt động biến chất. - Vận động kiến tạo của vỏ Trái Đất - Động đất. 2.2. Một số tác động địa chất ngoại sinh tiêu biểu Báo cáo chỉ trình bày các tác động địa chất ngoại sinh quan sát được tại các điểm lộ trong đợt thực tập 12 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 2.2.1. Phun trào 2.2.1.1. - Đá basalt Tại điểm lộ VT-03: Mỏ đá Gia Quy  Mô tả điểm lộ:  Đá phun trào base hệ tầng Phước Tân tuổi Pleistocene muộn (βQ13pt), màu xám đen.  Có cấu tạo khối đặc sít, cấu tạo lỗ rỗng, cấu tạo hạnh nhân lấp trong lỗ rỗng.  Khi dung thể magma đi lên mang theo đá siêu mafic cùng nguồn có trước tạo các thể tù olivine và pyroxene. Hình 2.2.1.1: Thể tù olivine và cấu tạo hạnh nhân trong đá basalt 2.2.1.2. - Đá andesite Tại điểm lộ VT-01: Hồ nước lớn Đại học Quốc gia  Vị trí: 106O47’40” Đông 10O52’51” Bắc  Thời gian: 7g25 – 8g05 ngày 30/06/2016  Thời tiết: nắng nhẹ, có sương mù, nhiệt độ khoảng 32OC  Mô tả điểm lộ:  Đá phun trào trung tính thuộc hệ tầng Long Bình tuổi Jura muộn (αJ3lb), màu xanh xám. 13 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1  Cấu tạo khối, kiến trúc ẩn tinh, vi tinh. Quan sát thấy ban tinh plagioclase dạng kim.  Mạch calcite dài 13cm, rộng 2cm, màu trắng đục.  Mạch chalcedony màu trắng đục, màu tím, 60 78 Hình 2.2.1.2a: Mạch calcite và mạch chalcedony trong đá andesite Hình 2.2.1.2b: Ban tinh plagioclase dạng kim trong đá andesite 2.2.1.3. - Đá rhyolite Tại điểm lộ VT-09: Bạch Dinh  Vị trí: 107O4’3” Đông 10O21’1” Bắc 14 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1  Thời gian: 10g35 – 10g55 ngày 01/07/2016  Thời tiết: nắng gắt, nhiệt độ khoảng 33OC  Mô tả điểm lộ:  Đá phun trào acid hệ tầng Nha Trang tuổi Kreta muộn (λK2nt) màu xanh xám  Cấu tạo khối, kiến trúc ẩn tinh, vi tinh, có thể quan sát ban tinh plagioclase  Diện lộ rhyolite dài 6,6m, có đường phương 25O, hướng dốc 110O, góc dốc 47O. - Tại điểm lộ VT-11: Núi Nhỏ  Vị trí: 107O5’21” Đông 10O19’31” Bắc  Thời gian: 14g35 – 15g35 ngày 01/07/2016  Thời tiết: nắng gắt, nhiệt độ khoảng 33OC  Mô tả điểm lộ:  Đá phun trào acid hệ tầng Nha Trang tuổi Kreta muộn (λK2nt) màu xanh xám.  Cấu tạo khối, kiến trúc ẩn tinh.  Bị mạch diabase hệ tầng Cù Mông xuyên cắt.  Bị phong hóa nên có màu gan gà, một vài vị trí bị chlorite hóa có màu đen 15 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở | Nhóm 3 – Xe 1 Hình 2.2.1.3a: Đá rhyolite màu gan gà và mạch diabase xuyên cắt - Tại điểm lộ VT-12: Tượng Chúa  Vị trí: 107O5’11” Đông 10O19’25” Bắc  Thời gian: 7g20 – 9g15 ngày 02/07/2016  Thời tiết: nắng nhẹ, nhiệt độ khoảng 30OC  Mô tả điểm lộ:  Đá phun trào acid hệ tầng Nha Trang tuổi Kreta muộn (λK2nt) màu xanh xám.  Cấu tạo khối, cấu tạo dòng chảy, kiến trúc ẩn tinh.  Tuff rhyolite với các mảnh đá kích thước sỏi, cuội, độ mài tròn không đồng nhất. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan