Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán...

Tài liệu Báo cáo lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán

.DOC
59
136
64

Mô tả:

MỤC LỤC ooOoo DANH SÁCH NHÓM.........................................................................2 Mục lục................................................................................................3 Lời nói đầu..........................................................................................4 Chương 2: LỢI TỨC VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 2.1 MỨC SINH LỜI.......................................................................... 4 2.1.1 Mức sinh lời tính bằng giá trị tuyệt đối...............................4 2.1.2 Tỷ lệ lợi tức năm.....................................................................5 2.1.3 Mức sinh lời trong một khoảng thời gian. . .........................7 2.1.3.1 Tổng mức sinh lời nhiều năm.........................................7 2.1.3.2 Tổng mức sinh lời lũy kế theo từng năm........................7 2.1.4 Mức sinh lời bình quân số học.............................................8 2.1.5 Tỷ lệ sinh lời nội bộ (IRR).....................................................8 2.2 RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ........................9 2.2.1 Khái niệm.................................................................................9 2.2.2 Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán............................9 2.2.2.1 Rủi ro hệ thống.................................................................9 2.2.2.2 Rủi ro không hệ thống....................................................18 2.2.3 Xác định mức bù rủi ro........................................................29 2.2.3.1 Rủi ro chứng khoán bằng rủi ro thị trưòng .................30 2.2.3.2 Rủi ro chứng khoán khác rủi ro thị trưòng .................31 2.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ MỨC SINH LỜI KỲ VỌNG .............................................................................................................32 2.3.1 Đánh giá rủi ro đầu tư cổ phiếu...........................................32 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán 2.3.2 Phân tích độ nhạy .................................................................33 2.3.3 Phương sai và độ lệch chuẩn ...............................................34 2.3.4 Hệ số bê ta (β)........................................................................39 2.3.5 Thước đo rủi ro.....................................................................42 Tài liệu tham khảo:..........................................................................44 Chương 2 LỢI TỨC VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Đầu tư chứng khoán là chỉ việc bỏ vốn tiền tệ ra mua các chứng khoán để kiếm lời.Việc kiếm lời trong đầu tư chứng khoán có thể là từ thu nhập cổ tức, trái tức nhưng cũng có thể là từ chênh lệch giá do kinh doanh chứng khoán đem lại.Mục tiêu của đầu tư chứng khoán là nhằm kiếm lời từ nguồn thu nhập nói trên, nhưng an toàn về vốn trong đầu tư chứng khoán là vấn đề quan trọng. Mục tiêu đầu tư chứng khoán có đạt được như ý muốn trong chính sách đầu tư hay không hoàn toàn phụ thuộc vào rủi ro trong các đầu tư. Đối với các chủ đầu tư, rủi ro là nhân tố khách quan vượt ra ngoài tầm quản lý và khống chế của họ.Tác động của rủi ro đến mục tiêu đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường đầu tư. Do đó, đầu tư chứng khoán 2 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán phải là hành động có cân nhắc, có phân tích khoa học đến môi trường đầu tư, đến rủi ro có thể xảy ra trong thời gian đầu tư. 2.1 MỨC SINH LỜI 2.1.1 Mức sinh lời tính bằng giá trị tuyệt đối Giả sử, công ty Z có vài triệu cổ phiếu đang lưu hành và bạn đang là cổ đông. Số cổ phiếu bạn mua là vào đầu năm, bây giờ là cuối năm và bạn muốn tính mức sinh lời của chứng khoán đầu tư.Đối với các khoản đầu tư chứng khoán mức sinh lời nhà đầu tư nhận được từ hai nguồn: Cổ tức hoặc trái tức được trả hằng năm do nắm giữ cổ phiếu hay trái phiếu.Do đó là cổ đông của công ty Z nên khi công ty làm ăn có lãi, bạn sẽ được chia một phần lợi nhuận gọi là cổ tức. Khi nhà đầu tư bán chứng khoán, mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua gọi là lợi hay lỗ vốn.[3, trang 35] Ví dụ: Nếu bạn mua 100 cổ phiếu vào đầu năm với giá 37.000 đồng một cổ phiếu thì tổng giá trị khoản đầu tư của bạn là: 37.000 x 100 = 3.700.000 đồng Giả sử, trong năm công ty trả cổ tức cho mỗi cổ phiếu là 1.850 đồng, bạn sẽ nhận được tổng cổ tức là 1.850 x 100 = 185.000 đồng 3 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán Cuối cùng, giả sử cuối năm thị trường cổ phiếu công ty Z là 40.000 đồng, thì bạn sẽ có mức vốn gốc tăng là: (40.000 – 37.000) x 100 = 300.000 đồng Như vậy: Tổng mức sinh lời = cổ tức (trái tức) + Mức lãi,(lỗ) vốn Trong ví dụ này ta có: Tổng mức sinh lời = 185.000 + 300.000 = 485.000 đồng Như vậy, nếu bạn bán cổ phiếu vào cuối năm thì tổng số tiền bạn nhận được sẽ là Tổng số tiền nhận được = khoản đầu tư ban đầu + Tổng mức sinh lời = 3.700.000 + 485.000 = 4.185.000 đồng Kiểm tra lại, bạn sẽ thấy nó đúng bằng số tiền nhận được khi bán cổ phiếu với cổ tức: (40.000 x 100) + 185.000 = 4.185.000 đồng 2.1.2 Tỷ lệ lợi tức năm Chúng ta có thể xác định mức sinh lời theo tỷ lệ phần trăm vì nó tiện lợi hơn nhiều so với cách tính bằng số tuyệt đối, bởi vì số phần trăm có thể áp dụng bất kỳ số tiền đầu tư nào.Câu hỏi mà chúng ta muốn trả lời là ta sẽ thu được bao nhiêu trên mỗi đồng đầu tư?[3, trang 37] 4 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán Gọi P0 là giá cổ phiếu đầu năm, P1 là giá cổ phiếu cuối năm. D1 là cổ tức trả trong năm. Mức sinh lời tính theo phần trăm sẽ là:   P1  P0   D1    P0   R= Trong đó: D1 P0 : Tỷ lệ cổ tức  P1  P0  P0 : Tỷ suất sinh lãi vốn R: Tỷ lệ lợi tức Theo ví dụ trên, tỷ lệ cổ tức sẽ là: 1.850 37.000 = 0.05 = 5 % Tỷ suất lãi vốn là sự thay đổi giá cổ phiếu chia cho giá ban đầu. Tỷ suất lãi vốn : 40.000  37.000 0,081 8,1% 37.000 Tổng hợp cả 2 kết quả ta sẽ có tổng mức sinh lời khi đầu tư vào cổ phiếu của công ty Z trong 1 năm. R = 5% + 8,1% = 13,1% Ví dụ khác: Giả sử, một nhà đầu tư mua 1 cổ phiếu vào thời điểm đầu năm với giá 60.000 VNĐ. Trong năm, công ty đã trả cổ tức cho mỗi cổ phiếu 3.000 VNĐ thì tỷ lệ cổ tức 5 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán của cổ phiếu này bằng bao nhiêu? mức lãi vốn bằng bao nhiêu? và tổng mức sinh lời trong năm bằng bao nhiêu? Ta có: R= 3.000 30.000  60.000  60.000 60.000 = 0.05 + 0.5 = 0.55 = 5% + 50% = 55% Như vậy tỷ lệ cổ tức, mức lãi vốn và tổng mức sinh lời tương ứng nếu tính theo phần trăm sẽ là 5%, 50% và 55%. 2.1.3 Mức sinh lời trong một khoảng thời gian 2.1.3.1 Tổng mức sinh lời nhiều năm Giả sử, toàn bộ cổ tức lại được tái đầu tư và cũng thu được một mức sinh lời của khoản vốn gốc, ta gọi khoảng thời gian đầu tư là t năm thì tổng mức sinh lời là:[3, trang 38] Rt năm = (1 + R1) x (1 + R2) x …x (1+Rt) – 1 Ví dụ: Nếu mức sinh lời là 11% ; -5% và 9% trong khoảng thời gian 3 năm là: R3 năm = (1+R1) x (1+R2) x (1+R3) – 1 = (1+0,11) x (1-0,05) x (1+0,09) -1 = 15% Tổng mức sinh lời 15% là bao gồm cả mức sinh lời từ việc tái đầu tư cổ tức của năm thứ nhất và tái đầu tư của năm thứ 2 trong năm cuối. 6 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán 2.1.3.2 Mức sinh lời lũy kế theo từng năm Rhàng năm = 1  R  x1  R .....1  R  - 1 t 1 2 t Với ví dụ trên, mức sinh lời lũy kế bình quân hàng năm sẽ bằng: Rhàng năm 3 ( 1  0 ,11 ) ( 1  0 ,05 ) ...( 1  0 ,09 )  1 4 ,8% Ví dụ: $1 đầu tư vào cuối năm 1925 và đến 1981 nhận được $133,6; nếu cổ tức được tái đầu tư thì R trong 56 năm sẽ là: 1+R= 133,6 1 R= 133,6 - 1 = 132,6 = 1326% Nếu ta chỉ tính cho 1 năm thì mức sinh lời bình quân sẽ là: R= 56 1  132,6 - 1= 9,1% 2.1.4 Mức sinh lời bình quân số học Để diễn tả mức sinh lời bình quân đơn giản hàng năm, ta có công thức sau:  R1  R2  ...  Rt  R= t Trong đó R : Mức sinh lời bình quân năm R1, R2, R3: Mức sinh lời từng năm trong khoảng thời gian t năm 7 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán Ví dụ: Mức sinh lời đối với cổ phiếu thường từ năm 2001 đến năm 2004 tương ứng là 0,1162; 0,3749; 0,4361 và -0,0840, mức sinh lời bình quân đơn giản hàng năm là: R= 0,1162  0,3749  0,4361  0,084 4 = 0,2180 2.1.5 Tỷ lệ sinh lời nội bộ (IRR) Tại mức lãi suất này làm cân bằng giữa tổng chi cho đầu tư và các khoản thu nhập trong tương lai.[3, trang 40] Ví dụ: vốn đầu tư năm đầu (Năm 0) là 1 tỷ VNĐ, toàn bộ các dòng (tiền thu hồi về trong vòng 4 năm sau đó và được thể hiện bằng bảng sau: Năm 1 2 Dòng tiền thu -0,1 -0,5 được 3 4 -0,8 1,0 Vậy tỷ lệ nội hoàn được xác định như sau : 1  0,11 1  IRR   o,5 0,8 + 1  IRR  + 1  IRR  2 3  1 4 1  IRR   Vậy IRR = 4,17% 2.2 RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 2.2.1 Khái niệm Chúng ta biết rằng sự dao động của thu nhập, dao động của giá chứng khoán hay cổ tức (trái tức) là những yếu tố gây ra rủi ro. 8 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận, tức là khả năng sinh lời thực tế nhận được ít hơn dự tính ban đầu của nhà đầu tư. Độ dao động của lợi suất đầu tư càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại. Trong đầu tư thì có một số rủi ro nằm ngoài sự kiểm soát của công ty phát hành và ảnh hưởng đến một số lượng lớn chứng khoán. Một số rủi ro phát sinh từ nội tại của công ty và công ty có thế kiểm soát ở mức tương đối. [2, trang 240] 2.2.2 Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán 2.2.2.1 Rủi ro hệ thống Những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán được gọi là rủi ro hệ thống.Rủi ro hệ thống không thể giảm thiểu được bằng đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán và thông thường có các rủi ro chủ yếu sau: a) Rủi ro thị trường Giá cả cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Nguyên nhân của nó có thế rất khác nhau nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung hay về một nhóm các cổ phiếu nói riêng.Những thay đổi trong mức sinh lời đối với 9 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán phần lớn các loại cổ phiếu thường chủ yếu là do sự hy vọng của các nhà đầu tư vào nó thay đổi và gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình.Sự chờ đợi đối với chiều hướng sụt giảm lợi nhuận của các công ty nói chung có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn các loại cổ phiếu thường bị giảm giá. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực, hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Các sự kiện vô hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình, nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay có phản ứng vượt quá các sự kiện đó. Những sự sút giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn. Những phản ứng dây chuyền làm tăng vượt số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. Chúng ta đã nói nhiều về tác động tiêu cực, tuy nhiên vẫn có thể có hiện tượng mua vào rất nhiều khi có những sự kiện bất thường xảy ra, lúc đó giá cả chứng khoán sẽ tăng lên. Tiêu biểu trong thời gian qua là việc sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán Châu Á nói chung và thị trường 10 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán chứng khoán Việt Nam nói riêng sau khi Nhật Bản gặp phải thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân. Thị trường lao dốc mạnh nhiều phiên khi các tin xấu được đưa ra và rất nhiều cổ phiếu đã giảm tới mức dưới mệnh giá mặc dù tình hình hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt trong năm vừa qua. Động thái giảm mạnh của thị trường được nhiều nhà đầu tư cho rằng xuất phát từ 2 lý do chính: Một là, do ảnh hưởng tiêu cực từ thảm họa ở Nhật Bản nhà đầu tư lo ngại nhiều khả năng Nhật Bản sẽ cắt giảm viện trợ ODA FDI đối với Việt Nam và doanh số đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm đáng kể. Hai là, lo ngại của nhà đầu tư về mức lạm phát cao khi có những thông tin dự báo chỉ số giá tiêu dùng tăng từ tháng 3 trở đi. Giải pháp: Để ổn định lại thị trường chứng khoán cần thực hiện đồng bộ về các giải pháp quản lý, kiểm soát tín dụng và thông tin, trong đó có việc hỗ trợ sức cầu và tăng cường hiệu quả cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn. Các giải pháp kiểm soát lạm phát hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cần có “ độ trễ” để phát huy tác dụng, tránh gây sốc với các doanh nghiệp và nền kinh tế. Đối với vấn đề tỷ giá, cần tiếp tục cho đồng Việt Nam lên giá hơn so với hiện nay để giảm sức ép mua ngoại tệ và kích thích nhập 11 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán khẩu, từ đó giảm sức ép lạm phát và thúc đẩy cải cách hoạt động xuất khẩu. Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hơn việc mua vào ngoài tệ trong thời hạn ít nhất một tháng, trong đó ưu tiên mua ngoại tệ là kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư chiến lược và đầu tư vào thị trường chứng khoán. b) Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro hệ thống, hay còn gọi là rủi ro không phân tán được khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất trái phiếu Chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán khác, đó là các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty. Nói cách khác, chi phí vay vốn đối với các loại chứng khoán không rủi ro, chứng khoán Chính phủ sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khoán có rủi ro, chứng khoán công ty. Các nhà đầu tư thường coi trái phiếu Chính phủ là không rủi ro. Lãi suất của trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, là mức phí vay vốn không rủi ro. Những thay 12 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chứng khoán, từ trái phiếu cho đến các loại cổ phiếu rủi ro nhất. Lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng thay đổi theo cung cầu trên thị trường. Ví dụ, khi ngân sách thâm hụt thì Chính phủ sẽ phát hành thêm chứng khoán để bù đắp, như vậy sẽ làm tăng mức cung chứng khoán trên thị trường. Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ chỉ mua các trái phiếu này nếu lãi suất cao hơn lãi suất các loại chứng khoán đang được lưu hành. Nếu giả sử, lãi suất trái phiếu chính phủ tăng từ 12% lên 12,5% thì những người đang nắm giữ trái phiếu có lãi suất 12% sẽ bị thiệt hại do giá chứng khoán giảm xuống. Vì lãi suất đã cố định là 12% ngay từ lúc phát hành nên những người nắm giữ chứng khoán chỉ có thể bán được nếu họ chịu giảm giá xuống tới mức đảm bảo cho lãi suất đáo hạn của những trái phiếu này đạt được mức 12,5%. Do lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng, nó sẽ trở nên hấp dẫn hơn và các loại chứng khoán khác sẽ bị kém hấp dẫn đi. Hệ quả là, những người mua trái phiếu sẽ mua trái phiếu Chính phủ thay vì trái phiếu công ty, và do vậy lãi suất trái phiếu công ty cũng phải tăng lên. Lãi suất trái phiếu công ty tăng sẽ dẫn đến giá của các loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi giảm xuống như một phản ứng dây chuyền. 13 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán Như vậy, ta thấy có một cơ cấu hợp lý về lãi suất do các công cụ có liên hệ với nhau. Sự tăng lên của lãi suất chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Hệ quả trực tiếp của việc tăng lãi suất chuẩn là giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống; tương tự, lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của các loại chứng khoán tăng lên. Ngoài hệ quả trực tiếp đối với giá chứng khoán, lãi suất chuẩn còn có ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu thường. Thứ nhất, lãi suất chuẩn tăng hay giảm sẽ làm cho các giao dịch ký quỹ kém hấp dẫn đi hay hấp dẫn hơn. Thứ hai, rất nhiều công ty kinh doanh chủ yếu bằng vốn đi vay. Nhiều công ty khác, ví dụ các tổ chức tài chính tham gia vào các hoạt động cho vay khi lãi suất tăng, các công ty vay nợ nhiều sẽ phải trích từ thu nhập của mình nhiều hơn để trả lãi, dẫn dến sự giảm sút thu nhập, cổ tức và giá cổ phiếu. Việc tăng lãi suất lại mang đến thu nhập cao hơn cho những người cho vay do nguồn thu chính của họ là lãi thu được từ các khoản cho vay. Đối với những công ty này thu nhập tăng lại làm cho cổ tức và giá cổ phiếu của nó tăng. Giải pháp: Kiểm soát rủi ro lãi suất thông qua thời lượng Điều chỉnh danh mục đầu tư nhằm tạo ra thời lượng giúp kiểm soát tác động của lãi suất tới giá tài sản tài chính 14 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán đang nắm giữ, qua đó ổn định thu nhập kì vọng của danh mục đầu tư. Xây dựng bối cảnh biến động lãi suất, có ứng xử tương ứng để khai thác mô hình thời lượng trong kiểm soát rủi ro. Thực thi chiến thuật đầu tư năng động. Xuất phát từ các chiến thuật căn bản: phân tích lãi suất đối sánh (benchmark), khai thác các cơ hội arbitrage, đánh cược với rủi ro - lãi suất. Kết hợp các phân tích giá với DV01, thời lượng và các phân tích khác. Dự đoán bối cảnh lãi suất. Xây dựng kịch bản. Điều chỉnh năng động danh mục đầu tư. Tìm kiếm và tận dụng các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, vay vốn với lãi suất thấp, ổn định và loại trừ được rủi ro biến động tăng lãi suất. Mối quan hệ giữa lãi suất với giá trái phiếu và cổ phiếu Quan hệ giữa lãi suất với giá trái phiếu là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau. 15 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán Trước tiên, đây là một mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều giữa lãi suất và giá trái phiếu. Đây là mối quan hệ cơ bản nhất và cần được xem xét nhất trong phân tích và ra quyết định đầu tư trái phiếu Thông thường, có hai cách để giải thích mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu: Cách thứ nhất, dựa trên nguyên lý định giá trái phiếu. Giá trái phiếu được tính bằng tổng giá trị hiện tại của các khoản tiền thanh toán cho người sở hữu trái phiếu. Để xác định được giá trái phiếu chúng ta phải chiết khấu toàn bộ dòng tiền sẽ thanh toán cho người sở hữu trái phiếu tại thời điểm định giá. Giả sử một trái phiếu được phát hành với thời gian đáo hạn là N năm và các khoản tiền được thanh toán bao gồm tiền lãi (R) định kỳ hàng năm và tiền gốc (FV) ở thời điểm đáo hạn. Với lãi suất bình quân thị trường là i, khi đó giá trị hiện tại của tổng dòng tiền thanh toán trong tương lai (hay giá của trái phiếu) được xác định như sau: N PV  t 1 R FV  t N 1  i 1  i   Từ công thức trên ta thấy khi lãi suất thị trường tăng lên thì giá trái phiếu sẽ giảm xuống. Ví dụ, doanh nghiệp A phát hành trái phiếu mệnh giá 1.000 đồng với thời hạn một năm, lãi suất trái phiếu là 16 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán 10%/năm và trong điều kiện lãi suất thị trường là 11%/năm. Giá trái phiếu được tính như sau: 1.000 10% 1.000 PV   991 1  11%  1  11%  Như vậy, trái phiếu của doanh nghiệp A sẽ được bán tại thời điểm hiện tại với giá 991 đồng. Nếu lãi suất thị trường tăng lên 12%/năm thì giá của trái phiếu được xác định lại như sau: 1.000 10% 1.000 PV   982 1  12%  1  12%  So với thời điểm lãi suất thị trường là 11%/năm thì giá trái phiếu của doanh nghiệp A đã giảm xuống còn 982 đồng. Cách thứ hai để giải thích mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu là dựa trên quan hệ cung – cầu trái phiếu trên thị trường Quan hệ giữa lãi suất với giá cổ phiếu là mối quan hệ không trực tiếp và không hoàn toàn diễn ra trong một chiều. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn thay đổi. Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay đổi theo lãi suất và chúng ta không thể chắc chắn liệu sự thay đổi của luồng thu nhập này có làm tăng hay bù đắp cho mức biến động về lãi suất hay không. 17 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán Để giải thích rõ vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét các khả năng có thể xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng, cụ thể như sau: Lãi suất tăng do tỷ lệ lạm phát tăng và thu nhập công ty theo đó cũng tăng vì công ty có thể tăng giá cho phù hợp với mức tăng của chi phí. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có thể khá ổn định vì ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng tỷ suất lợi nhuận đã được đền bù một phần hay toàn bộ bởi phần tăng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và cổ tức. Lãi suất tăng, nhưng luồng thu nhập dự tính thay đổi rất ít do công ty không có khả năng tăng giá để phù hợp với chi phí tăng, do vậy, giá cổ phiếu giảm. Tỷ suất lợi nhuận quy định có thể tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức là không đổi, nên mức chênh lệch giữa 2 nhân tố này càng lớn. Lãi suất tăng trong khi luồng thu nhập giảm vì các nguyên nhân làm tăng lãi suất lại gây tác động xấu tới thu nhập của công ty. Hoặc là người ta có thể hình dung thời kỳ lạm phát trong đó chi phí sản xuất tăng, nhưng nhiều công ty không thể tăng giá, dẫn tới biên độ lợi nhuận giảm. Tác động của một loạt các sự kiện này là rất tồi tệ. Trong những trường hợp này, giá cổ phiếu sẽ sụt nghiêm trọng vì tỷ suất lợi nhuận giảm khi cổ tức giảm, dẫn tới chênh lệch giữa 2 nhân tố này càng lớn. Mặc dù mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và thu nhập từ cổ phiếu là tiêu cực, nhưng điều này không phải lúc 18 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán nào cũng đúng. Hơn nữa, ngay cả khi điều này là đúng trên toàn bộ thị trường, thì vẫn tồn tại một số ngành nhất định có thể có thu nhập và cổ tức tạo ảnh hưởng tích cực từ những biến động về lạm phát và lãi suất. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có mối quan hệ tốt với lạm phát và lãi suất. Đối với những trường hợp ngược lại so với các trường hợp trên, bạn có thể hình dung ra một loạt các khả năng ngược lại khi lạm phát và lãi suất giảm. Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và giá cổ phiếu là một vấn đề đòi hỏi phải có kinh nghiệm và ảnh hưởng của chúng thay đổi theo từng thời kỳ. Giá cả hàng hoá (lạm phát), Lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ đã cung cấp nhiều thông tin về sự bất cập của giá chứng khoán trong mối quan hệ với giá hàng hoá. Từ năm 1923 tới 1929 là một giai đoạn đáng ghi nhớ khi giá bán buôn ổn định và giá hàng hoá có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó, giá chứng khoán theo thống kê tăng vọt phổ biến trên các thị trường đầu cơ giá lên. Ngược lại, giá hàng hoá tăng vào năm 1940, 1941, và 1942, nhưng giá cổ phiếu lại hạ. Vào mùa xuân năm 1946, việc kiểm soát giá hàng hoá đã bị bãi bỏ, và lạm phát về giá hàng hoá đã lên tới đỉnh điểm cho đến hết năm và tiếp tục tăng cho đến đến giữa năm 1948, giá cả tăng đều trong hai năm. Giá cổ phiếu bắt đầu biến động gần như vào đúng ngày giá hàng hoá bắt đầu tăng vào năm 1946; giá cổ phiếu giảm mạnh từ tháng 8 cho tới cuối năm. Nói cách khác, giá chứng khoán sụp đổ vào 19 Chương 2: Lợi tức và rủi ro trong đầu tư chứng khoán năm 1946 đúng vào thời điểm nguy cơ lạm phát tăng mạnh nhất do ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sự không nhất quán trong các phản ứng của giá cổ phiếu trước sự thay đổi giá hàng hoá đã làm nhà phân tích ngày càng chán nản bởi vì giá cổ phiếu trước đây thường có xu hướng biến động trước khi giá hàng hoá biến động tới vài tháng.Do vậy, dường như giá hàng hoá với tư cách là một chỉ số của giá chứng khoán tỏ ra không đáng tin cậy và có lẽ là không có giá trị. Lãi suất tăng ít hơn thu nhập của cổ phiếu: giá cổ phiếu tăng Lãi suất tăng nhiều hơn thu nhập của cổ phiếu: giá cổ phiếu giảm. c) Rủi ro sức mua Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Khi một người mua cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụ trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó. Nếu, trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó, giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, các nhà đầu tư đã bị mất một phần sức mua. Giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng gọi là lạm phát, giá cả hàng hoá giảm gọi là giảm phát. Cả lạm phát và giảm phát đều liên quan đến khái niệm rủi ro sức mua. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan