Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ BÀI TIỂU LUẬN DINH DƯỠNG: DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG...

Tài liệu BÀI TIỂU LUẬN DINH DƯỠNG: DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

.DOCX
23
2024
98

Mô tả:

I/ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với nền kinh tế phát triển nhanh chóng thì bệnh tiểu đường không còn là bệnh hiếm gặp hay bệnh của “người giàu” như trước đây nữa, bệnh tiểu đường có thể gặp được ở cả nông thôn, nhưng hầu hết các trường hợp, bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa được với những thay đổi lối sống lành mạnh. Nhắc tới bệnh tiểu đường là nhắc tới vấn đề bệnh tiểu đường nên ăn gì, uống gì, kiêng ăn và uống những loại thực phẩm và thức uống gì để tốt nhất cho sức khỏe, thực đơn cho người tiểu đường, chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị cũng như kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội đái tháo đường thế giới, dự báo đến năm 2025 số người mắc bệnh tiểu đường sẽ là 300 triệu, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có số người mắc bệnh đông nhất với 44 triệu, Đông Nam Á 35 triệu, tốc độ gia tăng ở các nước đang phát triển là 170%. Sau đây là bài tiểu luận của nhóm 10 về chế độ dinh dưỡng hợp lý mà các nhà nghiên cứu đưa ra dành cho người bị bệnh tiểu đường. II/TỔNG QUAN 1/Đại cương về dinh dưỡng Dinh dưỡng là quá trình cung cấp năng lượng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng trong tế bào để nuôi dưỡng cơ thể. Dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con người. Ở mỗi thời kỳ phát triển của một đời người, nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, vì các sai lầm về dinh dưỡng trong giai đọan ấu thơ có khi gây những hậu quả nghiêm trọng và không thể phục hồi kéo dài đến suốt đời. Dinh dưỡng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, mạng lưới phân phối, mạng lưới y tế, mạng lưới truyền thông... Trong y khoa, dinh dưỡng là một yếu tố liên quan đến hầu hết các chuyên khoa, giữ vai trò 1 quan trọng không thể bỏ qua, vì tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân cũng như các chế độ ăn phù hợp với các bệnh lý khác nhau đóng góp một phần đáng kể, đôi khi là phần chính yếu đến kết quả điều trị. Dinh dưỡng hợp lý còn có vai trò phòng ngừa bệnh và phục hồi sau bệnh. 2.Bệnh tiểu đường 2.1.Khái niệm Bệnh tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường hay bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống, vận động thể lực, stress…Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) . Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn ( tinh bột) và thức uống ngọt. 2 Hình 1.Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường 2.2.Phân loại Có ba loại tiểu đường chính: -Đái tháo đường type 1 Loại bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong đái tháo đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Lý do,hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn đã tấn công các tế bào trong tuyến tuỵ làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Khi không có insulin, tế bào sẽ không sử dụng được glucose, do đó glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống. -Đái tháo đường type 2 Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh đái tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái đường type 2. -Đái tháo đường thai kỳ Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 sau này. 2.3.Triệu chứng *Triệu chứng chung: +Khát không ngừng +Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm +Mệt mỏi, uể oải +Giảm cân +Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn 3 *Ở tiểu đường type 1, các triệu chứng ít gặp hơn là: +Chuột rút +Táo bón +Nhìn mờ +Nhiễm trùng da tái diễn *Ở tiểu đường type 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán. Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên đây, hãy kiểm tra để loại trừ tiểu đường. *Tiền đái tháo đường Hàng triệu người có khả năng bị tiền đái tháo đường. Tiền đái tháo đường khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh đái tháo đường. Có 2 dạng: 1. Rối loạn đường huyết đói : đường huyết khi đói từ 100 tới 126 mg/dl 2. Rối loạn dung nạp glucose : khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp glucose từ 140 tới 199 mg/dl. Bệnh nhân tiền đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành đái tháo đường type 2 thực sự. Các triệu chứng đái tháo đường : uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được. Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đường huyết : đường huyết đói ≥ 127mg/dl hay đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl hay đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose ≥ 200 mg/dl. 2.4.Biến chứng Nếu không được điều trị tốt, bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng có thể làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong. *Biến chứng cấp tính 4 Do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến tử vong. Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường do quá liều thuốc ,insulin gây nên. Có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê và thậm chí tử vong *Biến chứng mãn tính -Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quị, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi. -Biến chứng mắt: Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lào, giãm thị lực. -Biến chứng thận: là biến chứng mãn tính thường gặp của đái tháo đường, gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận .Điều trị cần chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc để duy trì cuộc sống. -Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường gây mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức…là nguy cơ của nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi. 2.5.Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường - Trên 45 tuổi - Thừa cân, béo phì, có chỉ số khối cơ thể BMI > 23, vòng eo > 90 cm ở nam hoặc> 80 cm ở nữ - Có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường - Ít vận động, ngồi nhiều - Mắc bệnh tăng huyết áp vô căn, huyết áp ≥ 140/90 mmHg - Có rối loạn mỡ máu - Phụ nữ có tiểu đường thai kỳ hoặc sinh con to ≥ 4kg 2.6.Cách điều trị 5 Tiểu đường là một bệnh mãn tính và hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm. Mục tiêu trong điều trị là kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. - Điều trị tiểu đường bằng thuốc: + Thuốc uống hạ đường huyết: Được sử dụng cho người bệnh ĐTĐ type 2, giúp làm giảm lượng đường trong máu nhờ kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin; giảm sản xuất glucose tại gan hay giảm hấp thu glucose từ đường tiêu hóa… + Insulin: được chỉ định điều trị bắt buô ôc đối với người bê nô h ĐTĐ type 1, với người bệnh type 2, nếu không đáp ứng tốt với các thuốc hạ đường huyết hoặc tiểu đường thai kỳ cũng được chỉ định dùng insulin để kiểm soát đường huyết tốt hơn. + Các sản phẩm hỗ trợ: Bên cạnh với thuốc điều trị chính, người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm chuyên biệt về biến chứng tiểu đường, chứa các hoạt chất chống stress oxy hóa, dọn dẹp các gốc tự do (như alpha lipoic acid - ALA), đang được các chuyên gia nội tiết khuyên dùng. - Kiểm soát đường huyết không dùng thuốc: + Ăn uống lành mạnh: bạn nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ và cắt giảm bớt các sản phẩm từ động vật, hạn chế những thực phẩm dễ gây tăng đường huyết như bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có ga… Tuy nhiên vẫn phải cân đối các thành phần dinh dưỡng. + Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, để tránh làm đường huyết sau ăn tăng quá cao. + Luyện tập thể dục: giúp giảm đề kháng insulin và cải thiện lượng đường trong máu, duy trì được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường. Bạn có thể lựa chọn các hình thức vận động vừa sức như đi bộ, bơi lội, chạy bộ, đạp xe… khoảng 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Một phác đồ điều trị tốt kết hợp với lối sống lành mạnh hoàn toàn có thể giúp bạn chung sống khỏe mạnh với căn bệnh tiểu đường. 3.Tầm quan trọng của thực phẩm đối với bệnh tiểu đường Để có thể tự kiểm soát, quản lý tốt bệnh đái tháo đường, người bệnh cần hiểu rõ nguồn thực phẩm để chọn lựa cho thích hợp. 6 Bởi vì sự lựa chọn thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, và việc kiểm soát ổn định đường trong máu chính là mục tiêu đầu tiên trong điều trị đái tháo đường. Đường Glucose là loại đường được tạo ra từ thực phẩm ăn vào. Khi vào máu, đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho tế bào. Một lọai nội tiết tố tên là insulin sẽ giúp tế bào hấp thu và sử dụng đường glucose này. Ở người bệnh đái tháo đường, cơ thể không sản xuất insulin, hoặc sản xuất không đủ insulin, hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, vì vậy cơ thể không có được năng lượng cần thiết từ đường. Đường không sử dụng sẽ bị ứ đọng trong máu gây tổn thương, biến chứng cho cơ thể. III/CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH 1.Ý nghĩa Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường, nó sẽ giúp duy trì lượng đường thích hợp trong máu,giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Ngoài ra, chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội. Muốn thế, cần xây dựng cho người bệnh một chế độ ăn gần giống với người bình thường. 2.Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng Cũng giống như người bình thường, người người bị bệnh tiểu đường đều có nhu cầu năng lượng tương tự. Tùy thuộc tình trạng cụ thể của mỗi người mà nhu cầu có sự thay đổi khác nhau, có thể là tăng hoặc giảm. Song họ đều có những điểm chung như: tùy theo tuổi, giới, theo loại công việc (nặng hay nhẹ), theo thể trạng (gầy hay béo), mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày. Các thành phần sinh năng lượng có tỷ lệ cụ thể như sau: Protein (chất đạm): Đối với người lớn, lượng protein nên đạt là 0,8g/kg/ngày. Sức khỏe của người bị tiểu đường sẽ bị ảnh hưởng không tốt, nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm nếu có quá nhiều đạm trong khẩu phần ăn. Trong chế độ dinh 7 dưỡng của bệnh nhân tiểu đường, năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần. Lipit (chất béo): Chỉ nên ăn một lượng vừa đủ chất béo, riêng các chất béo động vật thì phải giảm vì chúng có nhiều axit béo bão hòa. Mặc dù các chất béo giúp cơ thể được bổ sung năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp), song các loại đó, đặc biệt là các chất axit béo bão hòa lại dễ gây xơ vữa động mạch. Do đó, việc ăn axit béo trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương… sẽ tốt hơn rất nhiều. Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Gluxit (chất bột đường): Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hóa được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì vậy chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường). Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt…). Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần. Để bệnh nhân tiểu đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau: – Loại có hàm lượng gluxit dưới 5% (trong 100g thực phẩm lượng gluxit nhỏ hơn 5g): người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín… (sử dụng không hạn chế). – Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: Cần hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải). Các thực phẩm loại này gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan…). – Loại có hàm lượng gluxit trên 20%: Cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết. Thực phẩm loại này gồm các loại bánh, mứt, kẹo và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…). Với người bị tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị 8 bằng insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ. 3.Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn +Đối với thức ăn chứa tinh bột: Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào. +Đối với chất đạm: Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá trích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. +Đối với chất béo: Phải hết sức hạn chế mỡ, lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè. +Rau, trái cây tươi: Một ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn... Nên ăn nhiều chất xơ từ rau. +Chất ngọt:Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao 9 thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị. Hình 2.Hãy có chế độ ăn khoa học để kiểm soát đường huyết +Vi chất cho người mắc tiểu đường: - Vitamin C :Những người bị tiểu đường thường tập trung đường nhiều ở vùng gần thận, mắt và dây thần kinh gây hại cho những vùng này, vitamin C giúp điều chỉnh lượng đường cần thiết. - Vitamin E: Chứa chất chống ôxy hoá giúp insulin hoạt động hiệu quả và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể ở mức cho phép. 10 - Biotin: Là thành phần của vitamin nhóm B rất cần thiết để tạo ra glucose. - Crôm: Mức glucose thích hợp giữ lượng insulin ở mức cho phép, crom giúp giảm lượng glucose thừa nhanh. - Mangan: Góp phần quan trọng trong việc chuyển hoá glucose. - Magiê :Cơ thể thiếu magiê ảnh hưởng đến tuyến tuỵ cản trở việc tạo ra insulin. - Vitamin B12 :Giúp làm lành các tổn thương hệ thần kinh ở những bệnh nhân bị tiểu đường. - Vitamin B6 :Rất cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường hoặc tổn thương thần kinh. IV/KHẨU PHẦN ĂN HÀNG NGÀY CHO NGƯỜI BỆNH 1.Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường - Ăn nhiều rau không tinh bột, đậu, và trái cây như táo, lê, đào, và quả mọng, chuối, xoài, và đu đủ là các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là sự lựa chọn tốt cho đồ ăn tráng miệng. - Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn: cũng không cần quá kiêng khem với ngũ cốc như gạo trắng, lúa mì. Hãy ăn uống khoa học và chế biến theo kiểu cổ truyền và không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn. - Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng để món ăn phụ nhỏ. - Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt. - Ăn lành mạnh của một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da. - Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn. 11 - Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày và đặc biệt không bỏ bữa sáng. - Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ. 2.Thực đơn hàng ngày *Bữa sáng: Người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua bữa ăn sáng. Theo hiệp hội tiểu đường Mỹ, bữa ăn sáng của bệnh nhân tiểu đường nên bao gồm các thực phẩm cân bằng các chất dinh dưỡng bao gồm tinh bột, hoa quả và protein. Có thể ăn sáng nhẹ nhàng bằng một tô phở hoặc miến, mì, kết hợp với ngũ cốc nguyên hạt với hàm lượng dinh dưỡng cao, có chứa các chất như omega -3, magie, canxi, chất chống oxy hóa là những chất giúp cân bằng lượng đường trong cơ thể. Hình 3.Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bệnh tiểu đường *Bữa trưa: 12 Bữa trưa cho người tiểu đường cần phải bổ sung nhiều rau xanh như xà lách, cà chua, ớt đỏ, đậu đen và ngô. Để bổ sung protein, tốt nhất nên dùng thịt nạc thăn, thịt gà thì nên bỏ da. Người bệnh có thể bổ sung vitamin, chất xơ, omega-3 và magie bằng cách sử dụng 10g ngũ cốc nguyên hạt là cách tốt nhất. *Bữa tối: Bữa tối có thể bổ sung protein bằng các loại cá như cá hồi và đậu phụ. Rau xanh có thể sử dụng măng tây, bông cải xanh, đậu Hà Lan, cà chua vì đây là những thực phẩm chứa nhiều các chất có lợi trong thực đơn cho người tiểu đường vào buổi tối như: chất chống oxy hóa, magie tốt cho tim mạch, giúp đào thải cholesterol ra ngoài sau một ngày. Thực đơn cho người tiểu đường có cân nặng bình thường cần đạt chuẩn về chất lượng và cố định về chất lượng. Thực đơn này cần được điều chỉnh tùy theo thể trạng của người tiểu đường cũng như phụ thuộc vào mục tiêu điều trị của các bác sĩ. Trong những ngày đầu tiên, lượng thức ăn cần được cân chính xác để sau đó người tiểu đường có thể ước lượng được tương đối trọng lượng của các loại thực phẩm trong thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, chú ý nên kiêng ăn và loại bỏ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, tăng khẩu phần rau xanh, cùng các loại ngũ cốc, hạn chế bia rượu và nên kết hợp với việc tập thể dục hằng ngày để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh. Đây là một thực đơn tham khảo cho người tiểu đường làm việc nhẹ (1200 kcal/ ngày, cân nặng lý tưởng khoảng 48 kg – cách tính). Thời gian Món ăn Bún mộc Số lượng 1 tô vừa Sáng Ngũ cốc nguyên hạt Ngâm với nước Giữa trưa Trưa Đu đủ chín -Cơm -Chả cá kho viên 200g -3/4 chén -3 viên Năng lượng (Kcal) 248 Cung cấp vitamin, omega-3,6, magie, canxi… có lợi cho người tiểu đường. 70 395 13 -Canh bắp cải thịt heo -Su su luộc Ngũ cốc nguyên hạt Xế trưa Lê -1 chén -130g Ngâm với nước 150g -3/4 chén -3/4 con -1/2 chén -170g Cung cấp vitamin, omega-3,6, magie, canxi… có lợi cho người tiểu đường. 68 -Cơm -Cá kèo kho rau Tối răm 354 -Canh cải thịt heo -Đậu bắp luộc Song song với việc áp dụng thực đơn mẫu cho người tiểu đường như trên , trong một ngày hoạt động, người tiểu đường cũng cần uống nhiều nước lọc, việc này có lợi cho quá trình thải trừ , chuyển hóa các chất độc trong cơ thể, làm tăng lưu lượng máu và giảm áp lực thẩm thấu huyết tương. Đồng thời để không còn phải băn khoăn nhiều về việc bệnh tiểu đường nên ăn gì, chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm các món ăn ngon dành cho người tiểu đường để những bữa ăn dành cho họ thêm phần đa dạng và hấp dẫn hơn. Ví dụ:Cháo yến mạch cho buổi sáng,canh khổ qua cho bữa trưa,salad rau dền cho buổi chiều,canh cá chép hầm đậu đỏ cho buổi tối. Trong thực tế hiện nay khi chưa có bất kì một loại dược phẩm đặc hiệu nào có khả năng điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường thì việc xây dựng một thực đơn cho người tiểu đường phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân chính là chiếc chìa khóa vạn năng mở toang những cánh cửa dẫn đến thành công trong việc kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường. Hơn thế nữa sự kết hợp giữa câu trả lời cho vấn đề bệnh tiểu đường nên ăn gì và những phương pháp vận động với cường độ phù hợp với thể trạng sẽ đem đến những chuyển biến tích cực trong bệnh lý của người tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm sau: • Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn. • Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp. 14 Hình 4.Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn • Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ. Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân. • Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng. • Không ăn mặn • Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết. Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường: • Các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù các loại trái cây có thể 15 cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể)nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu. Hình 5.Trái cây có chỉ số đường huyết thấp • Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. • Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư. • Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi. 3.Cách tính toán để xây dưng chế độ ăn Ví dụ:Tính cụ thể cho bệnh nhân đái tháo đường,nặng 50kg,lao động nhẹ. 16 1.Tính tổng năng lượng cần thiết cho 1 ngày: Kcal/kg × cân nặng cơ thể =30Kcal ×50 =1500Kcal 2.Năng lượng do glucid cung cấp =55% tổng số năng lượng 1500 × 55% =825Kcal 3.Lượng glucid cần thiết sẽ là 825:4 =206g 4.Năng lượng do protein cung cấp : 20% tổng số năng lượng 1500 × 20% =300Kcal 5.Lượng protein cần thiết: 300:4 =75g 6.Năng lượng do lipid cung cấp:Tổng năng lượng trừ đi năng lượng do glucid và protein cung cấp. 1500 – (825 +300) =375Kcal 7.Số gam lipid trong chế độ ăn là 375:9 =42g *Tóm lại,chế độ ăn trên cơ cấu như sau :Tổng năng lượng 1500Kcal/ngày –Trong đó:Glucid 55%;Protein 20%;Lipid 25%. Đối tượng Kcal/cân nặng trung bình Năng lượng Kcal/ngày cho người 50kg 1000 1250 1500 Người béo cần sụt cân 20 Bệnh nhân nội trú 25 Người lao động nhẹ 30 Người lao động trung 35 1750 bình Người lao động nặng 40-45 2000-2250 Bảng 1.Nhu cầu năng lượng hàng ngày để giữ cân nặng bình thường(50kg) Thể trạng Lao động nhẹ Lao động vừa Lao động nặng Gầy 35Kcal/kg 40Kcal/kg 45Kcal/kg Trung bình 30Kcal/ngày 35Kcal/ngày 40Kcal/ngày Mập 25Kcal/ngày 30Kcal/ngày 35Kcal/ngày Bảng 2.Nhu cầu năng lượng tính theo thể trạng và tính chất lao động 17 4.Cơ cấu bữa ăn trong ngày Nếu do điều kiện lao động và sinh hoạt chỉ ăn được 3 bữa/ngày,năng lượng đưa vào phân bố như sau: -Bữa sáng: 20% năng lượng -Bữa trưa: 40% năng lượng -Bữa tối: 40% năng lượng Nếu có điều kiện nên phân thành 6 bữa/ngày: -Bữa sáng (6h30-7h): 10% năng lượng -Bữa phụ (9h): 10% năng lượng -Bữa trưa (11h30): 30% năng lượng -Bữa phụ (16h): 10% năng lượng -Bữa tối (19h): 30% năng lượng -Bữa phụ (21h30): 10% năng lượng V/CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm khoảng từ 2-3% các bà mẹ mang thai.Trong số đó,khoảng 90% những trường hợp là bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ thường không có những triệu chứng rõ ràng,có người khi mang thai khát nước,hoặc đi tiểu tiện nhiều,tình cờ đi khám mới phát hiện ra. 18 Hình 6.Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường 1.Các biến chứng có thể gặp Đái tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.Trước khi sử dụng liệu pháp insulin,các biến chứng của bệnh đái tháo đường cho cả mẹ và thai nhi rất cao.Mặc dù hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảm nguy cơ biến chứng,ở phụ nữ mang thai bị đái tháo đường vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi như:Người mẹ có nguy cơ phải mổ lấy thai;tiền sản giật,dễ bị tăng huyết áp,phù;trở thành bệnh nhân đái tháo đường typ 2,thai chết lưu.Trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh (cao gấp 8 lần bình thường),hoặc mắc các bệnh vàng da kéo dài,hạ canxi máu,suy hô hấp,nhiễm trùng huyết…,bệnh ĐTĐ ketoacidosis,bệnh thận nặng lên,bệnh võng mạc nặng lên,đa ối,nguy cơ phải mổ lấy thai,xuất huyết sau sinh,nguy cơ tử vong. Lượng đường huyết trong cơ thể một số phụ nữ có thể tăng lên trong thời kỳ mang thai.Vì thế,thai phụ phải tuân theo một số nguyên tắc để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con. Khi người phụ nữ mang thai,cơ thể xuất hiện nhiều hooc môn làm giảm hoạt động của insulin.Vì thế mà insulin được sản xuất thêm để bù đắp sự thiếu hụt về năng suất.Tuy nhiên ở một số phụ nữ mang thai,lượng insulin bổ sung không đủ để giảm 19 lượng đường trong máu.Thế là thai phụ bị mắc tiểu đường thai kỳ,căn bệnh thường biến mất sau khi người phụ nữ sinh con. 2.Cách kiểm soát bệnh tiểu đường khi mang thai -Gặp chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một chế độ ăn hợp lí để đảm bảo cơ thể người mẹ và thai nhi sẽ được cung cấp đủ dưỡng chất. -Tránh ăn thực phẩm nhiều đường ,ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và thường xuyên theo dõi lượng carbohydrate lấy vào cơ thể. -Tăng cường rau quả tươi,ngũ cốc trong khẩu phần ăn hàng ngày. -Đáp ứng đủ nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai ,thai phụ cần uống khoảng 3 lít nước (10-12 cốc nước).Thêm một ly nước sau khi tập luyện nhẹ nhàng. Nếu là mùa hè thì cần uống thêm 1-2 ly nữa (11-13 cốc) để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi. -Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.Tới gặp bác sĩ để biết loại hình tập luyện nào phù hợp với thể trạng cơ thể thai phụ. -Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên và ghi lại kết quả để theo dõi. -Tuân thủ nghiêm ngặt các đơn thuốc điều trị tiểu đường mà bác sĩ đã kê. 3.Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường Chế độ ăn uống của người bệnh này cũng cần chú ý đặc biệt,bởi lẽ nhu cầu calo của phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường,nên không cần giảm calo để kiểm soát đường huyết ,thậm chí còn được phép tăng cân trong thời kỳ có thai. *Chế độ ăn cho thai phụ như sau: -Dùng các loại thức ăn có chỉ số glucose máu thấp (chậm glucose) như:khoai,cơm,mỳ luộc,rau xanh như mướp đắng ,bí xanh,hoa quả thì nên ăn táo,bưởi,thanh long,nước râu ngô và vẫn cần ăn đủ calo,đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và cho thai phát triển (1500-1800Kcal/ngày). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan