Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài thu hoạch tham quan vườn quốc gia cúc phương và khu cứu trợ các loài thú lin...

Tài liệu Bài thu hoạch tham quan vườn quốc gia cúc phương và khu cứu trợ các loài thú linh trưởng

.DOCX
14
2644
76

Mô tả:

BÀI THU HOẠCH Tham quan Vườn Quốc Gia Cúc Phương và khu cứu trợ các loài thú linh trưởng. PHẦN 1: “Tìm hiểu về HST rừng nguyên sinh tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương.” V ườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) cách thủ đô Hà Nội 120km về phía nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp thuộc địa phận ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa (51% nằm ở tỉnh Ninh Bình) với tổng diện tích là 22.200ha. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Được thành lập ngày 7 tháng 7 năm 1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ tướng chính phủ. Hình 1.1: VQG cúc phương. Theo số liệu điều tra gần đây, Cúc Phương có 2234 loài thực vật bậc cao, trong đó có hơn 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, 240 loài có thể dùng làm thuốc nhuộm, 137 loài cho tanin,… Trong đó có nhiều loài mới cho khoa học. Một số các cây cổ thụ như: cây Chò ngàn năm, cây Đăng cổ thụ, cây Sấu… Sinh cảnh tự nhiên sẽ quyết đinh đến vấn đề môi trường và kiểu khí hậu. Đối với 1 hệ thống rừng nguyên sinh ở trong Cúc Phương thì ở vùng thung lũng thực vật chia ra làm 5 tầng tán : +Tầng cao nhất là tầng vượt tán bao gồm các cây gỗ có độ cao trên 40m, không có nhánh ở thân, phân bố không đều và mỏng như cây chò chỉ, chò xanh,… +Tầng thứ hai là tầng tán chính của rừng, thực vật ở tầng này có độ cao từ 20-35m. +Tầng thứ ba là tầng dưới tán- tầng cây gỗ có độ cao 8-10m. +Tầng thứ tư là tầng cây bụi có độ cao dưới 8m. +Tầng thứ năm là tầng cây cỏ quyết có độ cao không quá 1m. Trên sườn núi bị rửa trôi xuống thung lũng nên thành phần dinh dưỡng ở đó không có nhiều. Vì vậy cấu trúc thực vật nhỏ hơn, thưa hơn và sinh cảnh ít đa dạng hơn dưới thung lũng . Cấu trúc thực vật chia ra làm 3 tầng tán. Trên đỉnh núi do ảnh hưởng của vấn đề địa lý , gió, lượng mưa và lượng rửa trôi nên thành phần thực vật còn nghèo hơn nữa chỉ gồm có hai tầng: +Tầng trên cao là tầng cây gỗ và cây bụi. +Tầng thấp là tre, trúc và cỏ quyết. Để tạo được yếu tố sinh cảnh của thực vật thì phải nhờ yếu tố thực vật ở thung lũng vì nó có cấu trúc đa dạng sinh học dày đặc. Trong một phạm vi rất là nhỏ thì có rất nhiều thành phần vi sinh vật và thực vật sống cùng nhau. Ví dụ như trong khoảng 10m2 thôi có khoảng vài chục loài thực vật sống cạnh tranh , tương tác , hỗ trợ nhau tạo nên một kiểu khí hậu, điều hòa tốt không khí. Trong quá trình đi bộ 3km từ trung tâm đến cây chò, trên đường dây leo bàm bàm khổng lồ với đường kính gốc 0,5m, chạy dài 1 km vắt ngang rừng và loài Đa bóp cổ. Hạt đa nảy mầm trên các hốc cây khác. Khi rễ của chúng đã bám đất phát triển rất nhanh, dần bóp chết cây chủ. Bên cạnh đó có những cây Chò chỉ cao tới 70m, thân thẳng, tròn đều, nhìn xa như một phi thuyền lao vút lên trời cao. 2 Hình 1.2: Dây leo thân gỗ Đặc biệt nhất là một trong những cây cổ thụ đặc trưng ở Cúc Phương Cây Chò ngàn năm, tên thật là cây chò xanh: là cây đại thụ cao 45m, đường kính 5m và có chu vi hơn 20 người ôm mới hết. Cây chò này được phát hiện vào năm 1959 trong quá nghiên cứu về các loài động thực vật trong rừng, các nhà khoa học đã phát hiện ra trữ lượng đa dạng sinh học cao ở đây và họ đã đệ trình lên chính phủ. Đến năm 1962 thành lập vườn Quốc Gia Cúc Phương. 1/2/1964, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng và cái đoàn cấp cao của chính phủ đến đây thăm quan và cố thủ tướng đã đặt tên cho cây chò này là “Chò Ngàn Năm”. Chữ “Ngàn” không có nghĩa là nghìn tuổi mà nó được hiểu là trường tồn, ước mong muốn rằng bảo vệ cho cây chò này và rừng này luôn được trường tồn . Chúng ta cần chung tay để bảo vệ tài nguyên thiên ở hiện tại và trong tương lai nhiều hơn nữa thì nó mới trường tồn được. Cây chò xanh là thực vật di thực từ miền khô hạn nhiệt đới ở chân núi Himalaya của Ấn Độ nó di thực sang Việt Nam qua sự biến đổi khí hậu, hoạt động núi lửa, bão….đưa các hạt bụi phấn từ nơi này sang nơi khác qua nhiều triệu năm và xuất hiện tại rừng Cúc Phương cách đây khoảng 60 triệu năm. Mặc dù là thực vật di thực nhưng do chúng ở đây quá lâu và phù hợp với điều kiện môi trường sống ở rừng Cúc Phương nên nó có mặt khá nhiều ở đây.Tuy nhiên thì không phải cây nào cũng to và cây Chò Ngàn Năm này là cây chò xanh to nhất và lâu năm nhất trrong rừng. Theo các nhà khoa học đến đây để nghuên cứu về sự ra hoa ,kết quả ,thân cây và độ tuổi bình quân của cây mà người ta đã đưa ra phỏng đoán cây chò này có độ tuổi khoảng 1400 năm tuổi và đây là một trong những cây già nhất trong rừng Cúc Phương. Hình 1.3: Cây Chò ngàn năm 3 PHẦN 2: “Tìm hiểu về một số loài động vật quý hiếm tại Trung tâm cứu hộ Thú Linh Trưởng của VQG Cúc Phương.” Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương nằm trong khu vực rừng quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương được thành lập vào tháng 1/1993 với mục đích chăm sóc, cứu hộ các loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam, nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học và trả chúng trở về với môi trường sống tự nhiên. Không chỉ là nơi bảo tồn và nghiên cứu khoa học, Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương còn là nơi những người yêu thích thiên nhiên có thể quan sát các hoạt động, vẻ độc đáo của từng loài linh trưởng và thu thập các kiến thức bổ ích. Từ đó, thức tỉnh tình yêu, ý thức bảo vệ thiên nhiên trong mỗi người tham quan, tạo cơ sở cho các hành vi trách nhiệm với môi trường thiên thiên trong thực tế. Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương hiện nuôi dưỡng gần 160 cá thể của 14 loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam như vọc đầu trắng Cát Bà, voọc mông trắng, voọc chà vá, voọc ngũ sắc, vượn…Các loài linh trưởng ở đây đều được tịch thu từ các cuộc mua bán, săn bắn… Một số loài linh trưởng rất khó để thả chúng về tự nhiên vì một số loài nó khó có thể thích nghi do môi trường sống của chúng không an toàn nên không dám thả hoặc do chúng quen với cuộc sống nuôi nhốt lâu năm trước khi được đưa về trung tâm nên chúng bị mất hết bản tính hoang dã không có khả năng kiếm mồi ngoài tự nhiên được nên 4 chúng được giữ lại ở đây có thể là mãi mãi ,để mang tính chất giáo dục cho du khách và phục vụ quá trình nghiên cứu. Sau khi tịch thu từ các cuộc săn bắt và buôn bán chúng sẽ được cho phục hồi sức khỏe, chăm sóc trong điều kiện nuôi nhốt. Sau đó ,chúng được cho sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt để phục vụ mục đính nghiên cứu. Cuối cùng thả chúng về với tự nhiên. Đây là 1 trong 3 trung tâm thành công nhất trên thế giới khi cho các loài này sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Hằng năm có khoảng 10 -12 cá thể có con sinh sản tại đây . Trong trung tâm có các loài là vượn ,vooc và culi, nhưng do thăm quan ban ngày nên không được quan sát culi vì Culi là loài động vật ngủ ngày thức đêm. Đuôi của các loài linh trường thể hiện mức độ tiến hóa của chúng . Loài có đuôi càng ngắn thì mức độ tiến hóa của chúng càng cao. Vooc là loài có đuôi dài nhất nên có độ tiến hóa là thấp nhất tổ chức sinh sống theo kiểu bầy đàn và có quan hệ cận huyết nên tuổi thọ của chúng tầm 20-25 tuổi. Thức ăn chủ yếu của loài vooc là lá cây và tán cây, chúng không ăn được đồ ngọt. Nếu ăn đồ ăn ngọt thì chúng không tiêu hóa được vì dạ dày của loài này có ngăn giống như trâu bò nên khi mà thức ăn vào trong dạ dày của nó là ăn đồ ngọt hay ăn thịt thì rất khó có thể tiêu hóa ,không thể lên men và nếu có thì rất là chậm dẫn đến việc đường tiêu hóa bị phá hủy nhiều con có thể bị ốm nếu nặng thì sẽ chết. *Đặc điểm của một số loài linh trưởng quý hiếm tại Cúc Phương. 1.Vọoc mông trắng ( Vọoc quần đùi trắng) Voọc mông trắng là một trong các loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam và được vườn quốc gia Cúc Phương chọn làm biểu tượng . Đặc điểm của loài này là có dải lông trắng ở mông kéo dài tới tận gốc đuôi và đùi nên còn được gọi là Voọc quần đùi trắng.Vùng phân bố của nó ở vườn quốc gia Cúc Phương cũng như một số vùng phụ cận gần Cúc Phương. Ngoài tự nhiên trên thế giới loài này còn khoảng 200-250 cá thể chỉ có ở khu bảo tồn Vân Long, tỉnh Ninh Bình và vườn Quốc gia Cúc Phương. Thức ăn chủ yếu là chồi cây, lá và quả cây. 5 2.Vọoc Hà Tĩnh Voọc Hà Tĩnh lần đầu tiên các nhà khoa học tìm ra loài này Hình 2.1: Vọoc quần đùi trắng ở tỉnh Hà Tĩnh nên người ta lấy tên tỉnh đặt cho tên loài. Ngoài ở miền Trung ra thì đặc biệt là chúng phân bố ở vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng ở Quảng Bình. Số lượng của chúng chỉ còn khoảng 600-800 cá thể ở ngoài tự nhiên . Loài voọc này có bộ lông màu đen tuyền và chỉ có vệt lông màu trắng kéo dài từ mép ra sau gáy. Ngoài thiên nhiên khó phân biệt được chúng với loài voọc đen má trắng. Hình 2.2: Vọoc Hà Tĩnh 3.Vượn đen má trắng Là loài linh trưởng tiến hóa hơn voọc với sự khác biệt cơ bản là đuôi bị tiêu biến và phát triển chi trên rất là mạnh nên có thể cầm nắm và di chuyển rất nhanh và chính xác. Tổ chức xã hội của chúng là một cặp như người hoặc 1 gia đình từ 3-5 cá thể và không bao giờ quan hệ cận huyết, con của chúng đến tuổi trưởng thành sẽ tự tách đàn để tìm bạn đời nên con bố không thể quan hệ cận huyết với con con vì vậy nên tuổi đời của chúng khá cao từ 30-35 năm. Đến tuổi trưởng thành vượn cái luôn có lông màu vàng và vượn đực có lông đen. Khi mới sinh ra, vượn có màu lông vàng giống mẹ ,sau 1 năm tuổi chúng đổi màu lông thành màu đen giống bố và đến tuổi trưởng thành con cái sẽ chuyển về màu lông vàng 1 lần nữa và giữ màu đó đến già còn con đực thì vẫn giữ nguyên màu đen, khi lớn lên. Thức ăn chủ yếu của chúng là hoa quả hoặc là củi. Phân Hìnhlà2.3: bố dọc từ miền bắc đến miền trung. Đây cũng loàiVượn bị đeđen dọa má caotrắng trong tự nhiên. 4.Vooc chà vá chân xám Chà vá chân xám hay còn gọi là ngũ sắc chân xám vì giống với loài Chà vá chân nâu chỉ khác chân của chúng có màu xám, là loài hiếm, phân bố của nó ở khu vực Trường Sơn của Việt Nam và Lào, có giá trị khoa học lớn. Chúng có 6 ngoại hình và tập tính sinh hoạt tương tự voọc chà vá chân nâu. Quần thể có số lượng ít, ước tính khoảng dưới 200 cá thể. Hình 2.4: Vọoc chà vá chân xám 5.Vooc chà vá chân nâu Chà vá chân nâu hay còn gọi là Voọc Ngũ sắc chân nâu là một loài khỉ ăn lá đặc hữu của Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Chúng có thân hình thon mảnh, vì bộ lông của nó có 5 màu sắc khác nhau , trán màu đen, mặt, cằm trắng nhạt, vùng dưới mắt, dưới họng, cổ, ngực màu hung đỏ rực rỡ, lưng mầu xám nhạt, vai màu xám đen, đùi màu đen, ống chân màu nâu đỏ thẫm, đuôi rất dài, màu trắng. Ngoài tự nhiên còn khoảng 1000 cá thể. 6.Vooc Cát Bà Voọc Cát Bà, nằm trong danh sách 25 loài thú linh trưởng quý hiếm nhất trên toàn thế giới hiện nay có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới và được đưa vào danh sách cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ thế giới.Đây là loài linh trưởng hiếm nhất châu Á, đồng thời không có ở bất cứ nơi2.5: nào Vọoc khác chà trên vá thếchân giới,nâu chỉ Hình còn tồn tại duy nhất ở quần đảo Cát Bà (Hải Phòng). Theo thống kê, số lượng voọc Cát Bà cũng chỉ còn khoảng 40-60 cá thể, phân bố rải rác tại các đảo đá vôi trên biển, thuộc Vườn quốc gia Cát Bà. 7 Hình 2.6: Vọoc Cát Bà PHẦN 3: “Tìm hiểu về một số loài rùa quý hiếm tại Trung Tâm bảo tồn rùa Cúc Phương.” 8 Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương –Được thành lập năm 1998 với sự tài trợ của các tổ chức WWF cũng như FFI. Hầu hết các loài rùa về đây cũng như các loài linh trưởng đều được tịch thu từ các vụ mua bán , săn bắt. Chương trình đang chăm sóc hơn 600 cá thể của 19 loài trên tổng số 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam. Đã cho sinh sản thành công 15 loài trong điều kiện nuôi nhốt. Tuy nhiên rùa là một trong những loài động vật rất thích nghi với môi trường tự nhiên nên từ khi thành lập đến giờ người ta đã thả khoảng 1000 con về tự nhiên, một số loài không dám thả lý do là môi trường sống của chúng không an toàn vì nó siêu lợi nhuận. Hiện nay ở Việt Nam có 3 loài rùa rất là quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng rất là cao ngoài tự nhiên. Đó là rùa Vàng , rùa Trung Bộ rất là quý hiếm có giá dao động từ 5-10 nghìn USD/con , đây là lý do nạn săn bắt 2 loại rùa này trở nên ráo riết và hầu như không nhìn thấy chúng ngoài tự nhiên ,chủ yếu nhìn thấy trong nuôi nhốt của các hộ kinh tế tư nhân để bán. Rùa Mai Mềm Hồ Gươm là loài rùa to nhất hiện nay. Theo các nhà khoa học năm ngoái trên Thế giới chỉ còn lại 4 cá thể nhưng rất tiếc là con rùa ở Hồ Hoàn Kiếm đã chết nên hiện nay trên thế giới chỉ còn lại 3 con trong đó thì còn 1 con ở Việt Nam là ở Đồng Mô/ Sơn Tây/Hà Tây cũ và 2 con còn lại ở vườn thú Dương Châu –Trung Quốc, theo các nhà khoa học thì 3 con này đều trên 150 tuổi nên chúng không có khả năng sinh sản ,vì vậy chúng sẽ bị tuyệt chủng trong tương lai gần. Ở Việt Nam rùa được chia làm 4 nhóm: rùa biển , rùa nước , rùa nửa cạn nửa nược và rùa cạn. Trung tâm không cứu hộ rùa biển vì không có môi trường cho nó. Có rất nhiều cách để phân biệt cá thể rùa đực với cái thể rùa cái. Qua quan sát bằng măt thường nếu ta thấy con nào có bụng bằng phẳng và đuôi 9 ngắn thì nó là con cái và nếu bụng nó hõm và đuôi rất dài thì nó là con đực. Trứng rùa thì giống như trứng gà nhưng dài hơn một chút và bé hơn một chút ở trung tâm thì trứng được nuôi trong các lồng ấp vì nếu để bên ngoài thì trứng sẽ bị một số loài ăn mất. Để tỷ lệ trứng nở ra cao thì trứng sẽ được ấp trong lồng ấp ở nhiệt độ thích hợp từ 26 -32oC thì trứng sẽ nở ra con. Rùa là loài bò sát mà tất cả các loài bò sát đều là động vật máu lạnh nên chúng ta có thể kiểm soát tý lệ đực cái bằng nhiệt độ. Nếu ta tăng nhiệt độ thì sẽ thu được tỷ lệ con cái nhiều hơn đực và nếu giảm nhiệt độ thì sẽ thu được tỷ lệ đực nhiều hơn cái. Vì vậy trong tự nhiên thì rùa cũng như các loài bò sát chúng đẻ trứng ra thì chưa xác định được giới tính chỉ khi nào chúng ra môi trường bên ngoài thì mới biết được là đực hay cái phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Tuổi thọ của rùa khoảng 80 tuổi đến hàng trăm tuổi khi đó thì chúng phát triển khá là chậm và mỗi một loài có kích cỡ khác nhau.  Một số loài rùa quý hiếm đang được bảo tồn tại TCC. 1.Rùa Sa Nhân Rùa Sa Nhân thuộc nhóm rùa cạn, là một trong những loài rùa quý hiếm của Vườn Quốc Gia Cúc Phương. Rùa sa nhân là loài nguy cấp (EN) được liệt kê trong sách đỏ IUCN 2012. Sa nhân là loại rùa cạn có kích thước tối đa 1820cm. Mai rùa sa nhân mô phỏng theo hình chiếc lá khô để ngụy trang, màu mai là màu nâu và câm, mắt màu đỏ, đầu lớn và có vằn, mỏ cứng. Yếm rùa sa nhân có bản lề nên rùa có thể khép hờ yếm trước khi gặp nguy hiểm. Hiện nay số lượng cá thể rùa Sa nhân tồn tại ngoài tự nhiên còn rất ít. Năm 2012 chương trình đã cho ấp sinh sản thành công 7 cá thể rùa Sa nhân trong điều kiện nuôi nhốt. Thức ăn chính của nó là thịt như ốc núi, giun,… Hình 3.1: Rùa Sa Nhân 2.Rùa Tai Đỏ Rùa Tai Đỏ là một trong những loài động vật ngoại lai xâm haị đến từ Floria/Mĩ. Chúng có hại cho môi trường bởi vì chúng ăn tạp, chúng có thể ăn mọi thứ giống như là ốc bươu vàng nhưng chúng còn tệ hơn do trọng lượng cơ thể của chúng lớn hơn ốc bươu vàng rất nhiều. Và loài 10 Hình 3.2: Rùa Tai Đỏ rùa này có khả năng sinh sản rất là nhanh. Nếu như các loại rùa bình thường có thể đẻ 6,7 trứng trong 1 năm thì loài này có thể đẻ 30 trứng trong năm. Mục đích của trung tâm không phải là bảo vệ loài rùa này mà chỉ trưng bày ở đây để giáo dục du khách. Nếu thấy loài rùa này thì chúng ta chỉ nuôi làm cảnh mà không được thả về tự nhiên hoặc tiêu hủy chúng. 3.Rùa Lá Phun Kim Rùa Lá Phun Kim là loài rùa có khả năng sống cả trên cạn và dưới nước. Mai của chúng có hình giống cái lá. Đây không hẳn là rùa quý hiếm nhưng nó thường bị bắt nuôi làm cảnh. Vì vậy nên cần phải bảo tồn. Ở trung tâm loài này được trưng bày với mục đích giáo dục du khách cái gì ở tự nhiên thì cứ để chúng ở tự nhiên chúng ta không nên chăm sóc chúng làm vật cảnh vì đôi khi chăm sóc chúng không đúng cách , hiểu biết sai về chúng cho chúng ăn sai thức ăn và nuôi chúng trong môi trường chật hẹp thì chúng sẽ bị bệnh và chết. 4.Rùa Hộp Trán Vàng Rùa hộp trán vàng là một loài rùa cạn. Đầu có nhiều tấm sừng, mai gồ cao, có màu vàng, giữa mỗi tấm vảy có đốm đen. Chân hình trụ, ngón chân không có màng. Rùa trán vàng trưởng thành dài khoảng 30 cm, nặng khoảng 3,5 kg. Con cái có xu hướng to hơn và tròn hơn con đực trong khi con đực có đuôi lớn hơn nhiều so với con cái. Rùa đẻ trứng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, mỗi lứa đẻ từ 4 trứng đến 5 trứng, kích thước trứng khoảng 4 cm đến 5 cm và có tập tính vùi trứng vào đất. Thức ăn của chúng chủ yếu là hoa quả, củ và rau. PHẦN 4: “Kết luận và kiến nghị.” 1.Thực trạng về môi trường ở Vườn quốc gia3.4: CúcRùa Phương Hình Hộp Trán Vàng 1.1. Khó khăn Khu vực này được coi là trung tâm đa dạng thực vật của thế giới vì những dải rừng đá vôi còn lại chiếm 11 một phần lớn diện tích rừng thấp. Những nguy cơ đe dọa tới đa dạng sinh học đá vôi hiện nay là: việc thu nhặt than, củi, chăn thả gia sức bừa bãi và cháy rừng, khai thác đá vôi, xâm lấn canh tác, săn bắn thú rừng. Rừng Cúc Phương có nhiều núi đá hiểm trở, các con đường dành cho du khách đều dùng loại hàng rào và cầu thang bằng sắt. Vì vậy, một mặt chúng phá vỡ sinh cảnh rừng, mặt khác ở nhiều đoạn leo chênh vênh trên các vực đá, dốc đá, sắt không thể chịu được kiểu khí hậu đặc trưng rừng nhiệt đới, nay đã gỉ, đứt gãy rất nguy hiểm cho du khách, đặc biệt là các em nhỏ. Một lượng lớn du khách đến Cúc Phương hàng năm cũng tạo ra một vấn đề đặc biệt đối với vườn quốc gia. Nước thải, hái cây cảnh và ô nhiễm tiếng ồn từ những nhóm du khách quá đông cũng là vấn đề chưa kiểm soát được. Kế hoạch quản lý cảu vườn quốc gia lại quá tập trung vào việc phát triển du lịch và điều này làm giảm hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Việc nâng cấp con đường xuyên qua thung lũng trung tâm của vườn sẽ tạo điều kiện cho việc xâm nhập để khai thác lâm sản. Tương tự như vậy, việc xây dựng các hồ nhân tạo sẽ dẫn đến một số khoanh rừng bị phát quang và làm thay đối chế độ thủy văn của rừng. 1.2.Thuận lợi Có thể thấy một số giá trị kinh tế của vườn quốc gia Cúc Phương như giá trị du lịch, giá trị hấp thu cacbon, giá trị bảo vệ lưu vực nước cung cấp cho sản xuất và nông nghiệp, giá trị đa dạng sinh học. Ước tính tổng các giá trị kinh tế tại Cúc Phương là 1.547,604 tỷ đồng tại thời điểm nghiên cứu. Việc xác định các giá trị của tài nguyên và những thay đổi về chính sách, cơ chế tài chính đối với các loại hình dịch vụ sẽ là nền tảng quan trọng phục vụ công tác quản lý, bảo tồn vườn quốc gia ở nước ta. 2.Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cúc Phương - Cần tiến hành quy hoạch du lịch cho các vườn quốc gia. - Cần quy định chặt chẽ hơn về tiếng ồn. Các nhà quản lý nên đầu tư mua xe máy, ô tô để tổ chức đón du khách, không nên để phương tiện giao thông cá nhân vào trong rừng. - Xây dựng chương trình giáo dục môi trường cho các đối tượng (khách du lịch, học sinh- sinh viên, người dân địa phương) giúp cho các đối tượng hiểu được giá trị của vườn quốc gia, nhận thấy được các vấn đề môi trường ở các vườn quốc gia và hậu quả nghiêm trọng của nó, có được nhưng kiến thức về môi trường, có thái độ và hành động phù hợp để giải quyết các vẫn đề môi trường. 12 - Cần áp dụng các biện pháp đẻ giảm thiểu nguồn phát thải và xử lý ô nhiễm môi trường. Tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư các dịch vụ du lịch. - Tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật đã được chính phủ và các ngành liên quan ban hành. Xử lý nghiêm minh các vi phạm nội quy và quy chế quản lý bảo vệ vườn quốc gia. - Đào tạo nguồn nhân lực du lịch, thu hút các nhân lực trẻ có trình độ chuyên ngành về du lịch. Có chính sách đãi ngộ và tiền lương hợp lý đối với các nhân viên trong khu du kịch, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm. - Khi cho phép đầu tư, kinh doanh du lịch phải chọn lọc các công ty, tổ chức có uy tín, có giấy phép. Đặc biệt cần đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, có kiến thức và ý thức về tự nhiên và bảo vệ môi trường. KẾT LUẬN CHUNG Trong thời gian thực tập tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương em đã tiếp thu được thêm nhiều kinh nghiệm và bài học từ thực tế. Qua việc học tập ở trường em được thầy cô giảng dạy đồng thời qua sự hướng dẫn của các cô chú hướng 13 dẫn viên khi đi tham quan đã giúp em hiểu rõ hơn về đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. Đây được coi là bài học quý báu, là cơ hội cho em học tập thêm để có thật nhiều kiến thức phục vụ cho công việc sau này giúp ích cho đất nước và giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Trên đây là bài báo cáo thực tập của em, em đã cố gắng để hoàn thành nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong thầy cô giáo góp ý để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo trong Viện Môi Trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em có được chuyến đi thực tập thực tế bổ ích vừa qua. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan