Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Bài thảo luận ngân hàng trung ương tìm hiểu đồng usd và euro...

Tài liệu Bài thảo luận ngân hàng trung ương tìm hiểu đồng usd và euro

.DOC
10
384
87

Mô tả:

NGUYỄN VĂN DIỄN BÀI THẢO LUẬN NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TÌM HIỂU ĐỒNG USD VÀ EURO Đồng USD Tỷ giá ngày 28/8/2010: 1 USD=19.500 VNĐ ( nguồn EXIMBANK ) Sơ lược về đồng USD: Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim (United States dollar, ký hiệu: $; mã: USD), còn được gọi ngắn là "đô la" hay "đô", là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $. MãISO 4217 cho đô la Mỹ là USD; Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) dùng USD ($) . Trong năm 1995, trên 380 tỷ đô la đã được lưu hành, trong đó hai phần ba ở ngoài nước. Đến tháng 4 năm 2004, gần 700 tỷ đô la đã được lưu hành Các mệnh giá của USD: Ngày nay tiền của Hoa Kỳ là đồng đô la và được in thành các mệnh giá $1, $2, $5, $10, $20, $50, và $100. Tuy nhiên cũng có thời gian tiền Hoa Kỳ gồm có năm loại có mệnh giá lớn hơn. Tiền mệnh giá cao thịnh hành vào thời điểm chúng được Chính phủ Hoa Kỳ phát hành lần đầu tiên vào năm 1861. Các tờ $500, $1.000, và $5.000 có giá trị sinh lời được phát hành vào năm 1861 , và tờ chứng nhận $10.000 vàng ra đời năm 1865. Có nhiều kiểu mẫu các tờ mệnh giá cao. Dưới đây là một số đồng tiền có mệnh giá lớn của Mỹ, mà ngày nay người ta chỉ có thể nhìn thấy trong bảo tàng và các bộ sưu tập cá nhân. USD Thật và cách chống giả: Có bao nhiêu loại USD? Dollar Mỹ có rất nhiều loại, bao gồm Federal Neserve Note, United States Note, National Bank Note, Gold Certificate, Silver Certificate với các đặc điểm chung là có cùng kích thước (156x66mm), có cùng màu sắc (2 màu: Màu đen ở mặt trước và màu xanh lá cây ở mặt sau); có cùng một dạng trang trí với các đặc điểm cần biết sau: Tên loại dollar (nếu là dollar của Federal Reserve Note thì có chữ màu trắng trên nền khung màu đen in bằng phương pháp intaglio ở vị trí mép trên tờ bạc; màu sắc của 2 dãy serie số hiệu tờ bạc và mẫu dấu kho bạc có màu riêng theo quy định). Federal Reserve Note có dấu kho bạc và series số hiệu màu xanh lá cây, United States Note: Màu đỏ, National Bank Note: Màu nâu, Gold Certificate: Màu vàng, Silver Certificate: Xanh nước biển... Cách nhận biết usd giả, thật ? -có thể nhận dạng usd bằng các đặc điểm sau: 1. Bóng chìm: đưa tờ tiền ra trước nguồn sáng có thể thấy hình chìm ở chỗ trống bên phải của bức chân dung trên tờ tiền. Hình chìm này nằm trong lòng giấy chứ không phải được in trên giấy nên cũng có thể nhìn thấy được từ mặt sau. 2. Mực đổi màu: Khi nghiêng mặt trước của tờ tiền giấy về phía sau rồi về phía trước, bạn có thể thấy màu của con số ở góc thấp bên phải chuyển từ xanh lá cây đặc trưng sang màu đen rồi trở lại màu cũ. (Riêng tờ 5USD không có mực đổi màu). 3. Dây bảo hiểm: Đây là sợi dây được làm bằng chất dẻo gắn chìm thật sự trong lòng giấy, không phải được in trên mặt giấy, và được nhìn thấy khi đưa tờ tiền trước nguồn sáng. Dây này sẽ có ánh màu nhất định dưới đèn cực tím tùy theo mệnh giá của tờ tiền như 100USD phát màu đỏ, 50USD màu vàng, 20USD màu xanh lá cây... 4. Các mẫu in dưới dạng đường vân rất mảnh: Hãy nhìn kỹ các đường vân rất mảnh đằng sau bức chân dung. Sau đó, lật sang mặt sau tờ tiền kiểm tra các đường vân rất mảnh sau hình tòa nhà. Các đường vân đó ở cả 2 mặt đều rõ ràng, không nhòe, chứ không phải là các đường không đều hoặc được tạo từ các chấm. -Ngoài ra, tờ USD thật còn có các đặc điểm bảo hiểm khác như có dải băng quang học, khi tờ bạc được quan sát dưới luồng sáng, trên bề mặt sẽ xuất hiện một dải băng rực rỡ lấp lánh với các hình hoa văn, con số mệnh giá và ký hiệu tiền tệ; các dòng chữ hay số siêu nhỏ in theo phương pháp intaglio có khả năng chống giả rất cao; phoi quang học chống giả hologram (là những tem nhiều lớp màu sắc và hình ảnh khác nhau trên cùng một diện tích được chế tạo một cách tinh vi từ bột kim loại và bột gốm, được gắn trên bề mặt tờ bạc để điểm định vị bằng phương pháp ép nóng nhằm tăng khả năng bảo vệ tờ giấy bạc. Các họa tiết này sẽ thay đổi nếu chuyển góc nhìn từ thẳng sang nghiêng và ngược lại)... Mỹ lưu hành đồng 100 đôla mới: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết thay đổi lớn nhất của tờ 100 USD mới là Chính phủ Mỹ cho phép áp dụng công nghệ Motion của hãng Crane & Co để thiết kế bóng mờ trên đồng tiền. Cụ thể, hình mờ của lãnh tụ Benjamin Franklin được in trên tờ 100 USD sẽ được in chìm trên mặt giấy. Hình ảnh này được in một cách đặc biệt và sẽ có tác dụng tương đương 650.000 thấu kính thu nhỏ, giúp hình ảnh đổi màu khi được soi dưới ánh sáng. USD và sự vận động của thị trường tài chính toàn cầu ( số liệu năm 2009 ) Do đồng USD còn chiếm khoảng 2/3 dự trữ toàn cầu và sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong các tài khoản cá nhân, các nhà tạo lập chính sách thừa nhận rằng, USD sẽ vẫn là trụ cột của tài chính toàn cầu trong nhiều năm nữa. Trung Quốc là nước có dự trữ ngoại hối đứng thứ 2 thế giới và có lẽ vẫn giữ 70% dự trữ dưới dạng USD, mặc dù quốc gia này không công bố công khai cơ cấu dự trữ. Liên bang Nga là nước có lượng dự trữ lớn thứ 3 thế giới với khoảng 419 tỉ USD, trong đó USD chiếm 47% và euro chiếm 40%, còn lại dự kiến sẽ mua ngoại tệ khác. 5 tháng đầu năm ,2010 Việt Nam nhập khẩu một lượng hàng hóa dịch vụ tương đương 31,2 tỷ USD. Theo công bố của Ngân hàng Thế giới hồi tháng tư, dự trữ ngoại hối của Việt Nam có thể đạt mức 17,5 tỷ USD vào cuối năm nay, sau khi giảm xuống còn 15,2 tỷ USD trong năm ngoái. Năm 2008, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 23 tỷ USD. Lượng dự trữ ngoại tệ ngoại hối ròng của Việt Nam hiện là 20,7 tỷ USD”. Khi USD mất giá, NHTW tại các nền kinh tế mới nổi châu Á và nhiều nước khác đã mua USD và sử dụng một số biện pháp để kiềm chế tốc độ tăng giá bản tệ, lý do đơn giản là USD sẽ lên giá trở lại, có thể là trong giai đoạn trung hạn. Đồng USD vẫn chiếm ưu thế thị trường tài chính toàn cầu Do đồng USD còn chiếm khoảng 2/3 dự trữ toàn cầu và sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong các tài khoản cá nhân, các nhà tạo lập chính sách thừa nhận rằng, USD sẽ vẫn là trụ cột của tài chính toàn cầu trong nhiều năm nữa. Nhưng sự suy giảm liên tục trong tỷ trọng thương mại trong thập kỷ qua là tín hiệu không tốt cho Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ và những nước mua nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ (nếu cố gắng bán hạ giá USD thì sẽ hủy hoại danh mục tài sản của NHTW Mỹ và gây thiệt hại cho chính họ). Theo số liệu của IMF, dự trữ dưới dạng Euro tại các nước thành viên đã tăng lên 27,5% trong quý II so với 18% vào cuối năm 2000 và sẽ vượt 30% trong năm tới. Các nhà kinh tế hàng đầu đều cho rằng, mặc dù các NHTW đang đối mặt với giới hạn về cách thức đa dạng hóa dự trữ, nhưng hầu hết các loại tiền không mất giá quá mức để có thể tạo ra dòng tiền ra - vào quá lớn và đột ngột, ngay cả sự chuyển dịch lớn của USD và Euro cũng đặt câu hỏi là mua nợ của quốc gia nào. Không có loại trái phiếu chính phủ nào tại châu Âu lại xuống giá như trái phiếu kho bạc Mỹ và những loại trái phiếu cho lợi nhuận cao là từ những nền kinh tế yếu nhất. Ngoài đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc vẫn tìm đến USD do vị thế của Mỹ vẫn đảm bảo giá USD trong dài hạn. Tại một số nước Nam Mỹ, USD vẫn là công cụ phòng ngừa lạm phát hoặc phá giá bản tệ, do họ đã từng hứng chịu hai thảm họa trong thập kỷ qua. Từ năm 2000, Ecuador đã từ bỏ đồng Sucre và chấp nhận USD là đồng tiền chính thức. Tại Venezuela, người dân và doanh nghiệp đổ xô đi đổi USD để đề phòng lạm phát và khả năng phá giá đồng Bolivar. Tại Argentina, sau đổ vỡ năm 2002, người dân không còn tin vào đồng Peso và thường chuyển tiết kiệm sang USD hoặc gửi tiền vào những ngân hàng dưới dạng tài khoản USD. Tại Mexico, nơi đồng USD và đồng Peso song hành với nhau, người dân thường tiết kiệm dưới dạng USD. Nói tóm lại, thị trường ngoại tệ thế giới đang vận động theo cơ chế tự điều chỉnh theo xu hướng giảm tỷ trọng USD. Tuy nhiên, cơ cấu và vai trò của các đồng tiền chủ chốt trong trao đổi thương mại, tiết kiệm dân cư và dự trữ quốc gia hiện nay và trong tương lai cho thấy, đồng USD tuy mất giá nhưng vẫn còn chiếm ưu thế trên thị trường tài chính toàn cầu và sẽ sớm tăng giá trở lại. ĐỒNG EURO : Tỷ giá ngày 28/08/2010: 1Euro = 24.960 VNĐ (nguồn EXIMBANK) SƠ LƯỢC ĐỒNG EURO: Euro là tiền tệ thống nhất trong châu Âu có nguồn gốc từ thời kỳ đầu tiên của Liên minh châu Âu và trong lịch sử kinh tế toàn cầu Euro (€; mã ISO: EUR), còn gọi là Âu kim là đơn vị tiền tệ của Liên minh Tiền tệ châu Âu, là tiền tệ chính thức trong 15 nước thành viên của Liên minh châu Âu (Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha,Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia,Malta, Cyprus) và trong 6 nước và lãnh thổ không thuộc Liên minh châu Âu. . Một mặt việc hòa nhập kinh tế thông qua liên minh thuế quan 1968 đã có những bước tiến dài, mặt khác sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods dẫn đến việc tỷ giá hối đoái dao động mạnh mà theo như cách nhìn của giới chính trị thì đã cản trở thương mại. Năm 1970 lần đầu tiên ý tưởng về một liên minh tiền tệ châu Âu được cụ thể hóa. Trong cái gọi là kế hoạch Werner, Thủ tướng Luxembourg, Pierre Werner, đã cùng nhiều chuyên gia soạn thảo một Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu với tiền tệ thống nhất. Dự tính với mục đích thành lập liên minh này cho đến năm 1980 đã thất bại mà một trong những nguyên nhân là sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods. Thay vào đó Liên minh Tỷ giá hối đoái châu Âu được thành lập vào năm 1972 và sau đó là Hệ thống Tiền tệ châu Âu vào năm 1979. Hệ thống tiền tệ châu Âu có nhiệm vụ ngăn cản việc các tiền tệ quốc gia dao động quá mạnh. Đơn vị Tiền tệ châu Âu(tiếng Anh: European Currency Unit – ECU), một đơn vị thanh toán, ra đời vì mục đích này và có thể xem như là tiền thân của đồng Euro. Tiền giấy Euro: Tiền giấy Euro có các loại mệnh giá 500, 200, 100, 50, 20, 10 và 5 euro. Để phát hiện tiền giả, bạn nên chú ý vào những đặc điểm dưới đây: Cơ quan phòng chông tội phạm có tổ chức tại Anh ( Soca) vừa tuyên bố ngừng giao dịch loại tiền mệnh giá 500 Euro, vì họ cho rằng 90% lượng tiền mệnh giá này đang nằm trong tay tội phạm có tổ chức ( đây là loại mệnh giá lớn nên dễ vận chuyển và cất dấu) Euro … Thật và giả ?     Nhờ phương pháp in đặc biệt nên khi sờ vào tờ tiền giấy người tiêu dùng sẽ cảm thấy “hình in nổi” rất khác biệt. Nhìn vào tờ tiền và đưa trước nguồn sáng, các đặc điểm như hình mờ, dây chỉ bảo hiểm và hình ảnh nhìn xuyên qua đều hiển thị. Cả 3 đặc điểm này đều được nhìn thấy từ mặt trước và mặt sau của tờ tiền thật. Nghiêng tờ tiền trên mặt trước của nó, bạn có thể thấy hình ảnh thay đổi trên vạch nền ba chiều ở tiền mệnh giá nhỏ, hoặc mảng nền 3 chiều ở tờ tiền mệnh giá lớn. Nếu nghiêng tờ tiền ở mặt sau, bạn có thể nhìn thấy ánh lấp lánh của vạch ngũ sắc ở những tờ tiền mệnh giá thấp, hoặc mực đổi màu ở tờ mệnh giá cao. Đồng tiền có mệnh giá lớn hơn: 50 euro, 100 euro, 20 euro và 50 euro ngoài vạch hình ba chiều còn nét đặc trưng là mực đổi màu. Con số này có màu tím khi nhìn thẳng và chuyển sang xanh ôliu hoặc thậm chí là nâu khi nhìn nghiêng. Phương pháp cuối cùng là kiểm tra lại bằng kính lúp bạn có thể nhìn thấy các chữ cái rất nhỏ được in trên mặt trước và mặt sau của đồng tiền. Dưới ánh sáng cực tím, bạn có thể quan sát thấy các sợi chỉ nhỏ được gắn vào tiền giấy (đỏ, xanh lam và xanh lục) và màu xanh lục chuyển thành xanh lá cây, màu vàng chuyển thành da cam. Xu hướng Euro : Euro và usd hiện đang là hai loại tiền tệ lưu thong phổ biến nhất nền kinh tế toàn cầu Liên minh châu Âu đang là nguồn cung cấp đầu tư và viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam. EU trong năm 2004 một lần nữa được xếp là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch mậu dịch ở mức 7,5 tỷ Euro. Sau 6 năm lưu hành, đồng tiền chung châu Âu (Euro) đã tự khẳng định được vai trò là đồng tiền quốc tế quan trọng thứ hai sau USD. Tuy nhiên, để “tham vọng” trở thành đối trọng của USD trên thị trường tài chính thế giới và Việt Nam thành hiện thực thì con đường của đồng Euro thật sự còn nhiều chông gai. Vị thế mới Tính đến cuối năm 2003, dự trữ toàn cầu đạt 3.014 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2002. Trong đó, dự trữ ngoại hối toàn cầu bằng đồng euro đã tăng từ 19,3% lên 19,7%. Dự trữ bằng euro của các nước đang phát triển tăng 1% và dự trữ ngoại hối bằng euro của các nước phát triển hiện ở mức 20,9%. Năm 2004, đồng Euro đã chiếm gần 1/5 tổng giao dịch ngoại hối trên các thị trường hối đoái. Trước đó, sự có mặt của Euro trong các đồng tiền chào hàng, ghi hóa đơn và thanh toán đã vượt quá 50% đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu tại phần lớn các quốc gia khu vực đồng Euro mà thông tin ở đó được cung cấp Hiện trong 150 quốc gia duy trì cơ chế tỷ giá hối đoái theo một đồng tiền hoặc một giỏ các đồng tiền tham chiếu có 40 quốc gia dùng đồng Euro làm đồng tiền tham chiếu duy nhất hoặc có trong giỏ tiền tỷ lệ tham chiếu của mình. Ngoài ra, Euro cũng đang nắm được vai trò là đồng tiền dự trữ và đồng tiền can thiệp rất quan trọng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan