Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Vật lý Bài tập vật lí 10 theo chủ đề...

Tài liệu Bài tập vật lí 10 theo chủ đề

.DOC
19
1217
121

Mô tả:

... Loại 1: Độ dời, Vận tốc trung bình, Tốc độ trung bình s x (m/s) ♦ TĐTB= (m/s) t t ♦ Quãng đường đi s và độ dời x chỉ trùng nhau khi chất điểm chuyển động thẳng theo chiều Ghi nhớ: ♦ x  x2  x1 ♦ vTB  dương 1. Xác định các thời điểm chất điểm ở A, B, C, D. Chọn gốc thời gian là lúc: a. Chất điểm xuất phát. b. Chất điểm đến C. 2. Xác định khoảng thời gian để chất điểm đi từ A  B, A  C, A  D Bài 2: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M sau 4 giây, vật đạt đến độ cao cực đại tại điểm N và sau 2 giây tiếp theo, nó rơi ngược từ N xuống điểm P. Biết MN=80m, NP=20m. Tính độ dời, vận tốc trung bình và tốc độ trung bình của vật khi nó đi từ M → N; N → P và từ M → N → P khi chọn trục Ox có: a. gốc O tại M, chiều dương hướng lên a. gốc O tại P, chiều dương hướng xuống. Bài 3: Một chất điểm chuyển động dọc theo các cạnh của hình vuông ABCD (cạnh a=40cm). Chất điểm xuất phát từ A. Sau 2s, chất điểm đến B. Sau 3s tiếp theo, chất điểm đến C. Sau 3s tiếp theo nữa, chất điểm đến D và trong 2s cuối cùng, chất điểm về lại A. 1. Tính tốc độ trung bình trong thời gian chất điểm: a. đi từ A  B. b. đi từ A C. c. đi từ A  D d. đi từ A  A. 2. Tính vận tốc trung bình trong thời gian chất điểm: a. đi từ A  B, chọn chiều + từ A  B. b. đi từ A  C, chọn chiều + từ C  A. c. đi từ A  D, chọn chiều + từ D  A. d. đi từ A  A. Bài 4: Một máy bay thực hiện cú nhào lộn biểu diễn, trong thời gian 0,5s nó chuyển động trên cung tròn AB dài 37,5m; bán kính •B OA 36m. a. Tính tốc độ trung bình của máy bay trong thời gian trên. b. Tính vận tốc trung bình của máy bay trong thời gian trên, chọn A• chiều dương của trục tọa độ từ A  B. Bài 5: 1. Một xe máy chuyển động từ A đến B. Trong nửa đoạn đường đầu •O nó chuyển động với tốc độ v1=36km/h, trong nửa đoạn đường còn lại nó chuyển động với tốc độ v2=48km/h. Tính tốc độ trung bình của xe máy trên cả quãng đường AB. 2. Một xe máy chuyển động từ A đến B. Trong một phần ba đoạn đường đầu nó chuyển động với tốc độ v1=36km/h, trong quãng đường còn lại nó chuyển động với tốc độ v 2=48km/h. Tính tốc độ trung bình của xe máy trên cả quãng đường AB. 3. Một xe máy chuyển động từ A đến B trong thời gian t. Trong khoảng thời gian t/4 ban đầu nó chuyển động với tốc độ v1=36km/h, trong khoảng thời gian còn lại nó chuyển động với tốc độ v2=48km/h. Tính tốc độ trung bình của xe máy trên cả quãng đường AB. Bài 6: Một ô tô đi từ A đến B. Chặng đường đầu ô tô đi ¼ tổng thời gian với v=50km/h. Chặng tiếp theo ô tô đi ½ thời gian với v=40km/h. Chặng cuối ô tô đi ¼ tổng thời gian với v=20km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô? Bài 7: Một nguời đi xe máy từAtới B cách 45km.Trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau đi với v2=2/3 v1. Xác định v1 và v2, biết rằng sau 1 giờ 30 phút nguời đó đến B. Loại 2: Lập phương trình chuyển động Ghi nhớ: ♦ Chọn hệ quy chiếu ♦ Định: xo, to và v ♦ x  xo  v.(t  t o ) ♦ Lưu ý về dấu của vận tốc: chuyển động theo chiều dương thì v  0 và ngược lại. a. Chọn gốc tọa độ ở A, chiều dương A  B, gốc thời gian lúc 6 giờ sáng. b. Chọn gốc tọa độ ở A, chiều dương B  A, gốc thời gian lúc 4 giờ sáng. a. Chọn gốc tọa độ ở B, chiều dương A  B, gốc thời gian lúc ô tô đến B. Bài 2: Một người đi xe máy hành từ thị trấn A lúc 6 giờ sáng để đi đến thị trấn C cách A 120km với tốc độ 40km/h. Coi xe máy chuyển động thẳng đều. Viết phương trình chuyển động, xác định thời điểm người đó đến địa điểm B cách thị trấn C 25km trong các trường hợp sau: a. Chọn gốc tọa độ ở A, chiều dương A  B, gốc thời gian lúc 6 giờ sáng. b. Chọn gốc tọa độ ở A, chiều dương B  A, gốc thời gian lúc 4 giờ sáng. a. Chọn gốc tọa độ ở B, chiều dương A  B, gốc thời gian lúc ô tô đến B. Bài 3: Một bọt khí chuyển động thẳng đều từ A đến B (AB=2,4m) trong thời gian 6s. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A  B và gốc thời gian lúc chất điểm qua A. a. Viết phương trình chuyển động và vẽ đồ thị x(t). b. Xác định thời điểm chất điểm cách B 1,6m. Loại 3: Định thời điểm và vị trí hai vật gặp nhau Ghi nhớ: ♦ Chọn hệ quy chiếu ♦ Viết x1, x2 ♦ Giải phương trình x1=x2 để tìm t ♦ Có thể giải bài toán trên bằng đồ thị hoặc đường đi a. Viết phương trình chuyển động của hai ô tô trên cùng hệ quy chiếu. b. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ, ở đâu? Tính quãng đường hai ô tô đi được từ lúc khởi hành đến lúc gặp nhau. c. Lúc 8 giờ sáng, hai ô tô cách nhau bao xa? Bài 2: Lúc 6 giờ sáng, một người đi xe đạp khởi hành với tốc độ 18km/h từ địa điểm A. Sau đó nửa giờ, cũng từ A, người thứ hai dùng xe máy đuổi theo người thứ nhất với tốc độ 36km/h. Giả sử các chuyển động là thẳng đều. a. Xe máy đuổi kịp xe đạp lúc mấy giờ, ở đâu? b. Tính quãng đường mỗi xe đi được từ lúc khởi hành đến lúc gặp nhau, c. Hai xe cách nhau 12km lúc mấy giờ? Bài 3: Một người đi xe đạp khởi hành từ thị trấn A lúc 7 giờ sáng với tốc độ 12km/h. Sau đó 1 giờ, cũng từ A người thứ hai dùng xe máy đuổi theo người thứ nhất với tốc độ 36km/h. Giả sử các chuyển động là thẳng đều. a. Xác định thời điểm và vị trí người thứ hai đuổi kịp người thứ nhất. b. Kiểm tra lại kết quả bằng đồ thị. c. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 16km. Bài 4: Lúc 6giờ sáng, ô tô thứ nhất đi từ Quảng Ninh đến thành phố Hồ Chí Minh với v1=40km/h. Đến 8 giờ sáng ôtô dừng nghỉ 30 phút sau đó tiếp tục đi với tốc độ ban đầu. Lúc 7 giờ sáng, ôtô thứ hai cũng đi từ Quảng Ninh vào thành phố Hồ Chí Minh với tốc độ v2=50km/h. Hai xe chuyển động thẳng đều. Xác định thời điểm hai xe gặp nhau. (Giải bài toán bằng phương trình và bằng đồ thị) Loại 4: Đồ thị x(t) của chuyển động thẳng đều Ghi nhớ: ♦ Đồ thị x(t) của chuyển động thẳng đều là đường thẳng có hệ số góc bằng vận tốc tức thời. ♦ Nếu hai chất điểm chuyển động cùng vận tốc thì đồ thị x(t) của chúng song song nhau. Bài 2: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox có đồ thị toạ độ - thời gian như hình vẽ. Nêu tính chất chuyển động, viết phương trình chuyển động của chất điểm và xác định thời điểm chất điểm cách gốc tọa độ 7,5m. Bài 3: Tính vận tốc và viết phương trình tọa độ của các chất điểm mà đồ thị tọa độ của nó được vẽ trong hình dưới. x(m) 15 5 O 10 t(s) (Hình vẽ Bài 2) (Hình vẽ Bài 3) Bài 4: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox có đồ thị toạ độ - thời gian như các hình vẽ sau đây. a. Nêu tính chất chuyển động của chất điểm trên mỗi giai đoạn. b. Viết phương trình chuyển động của chất điểm trên mỗi giai đoạn. 15 16 24 O x(m) x(m) x(m) 2 10 16 t(s) O -8 3 9 t(s) O 4 6 8 2 t(s) LUYÊN TẬP Bài 1: Lúc 6 giờ sáng một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ đã đi được 8km . Cả hai chuyển động thẳng đều với các vận tốc 12km/h và 4km/h. Tìm vị trí và thời gian người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ . Lúc đó là mấy giờ ? Đ/số : x 12km ; t 1 h , Lúc đó là 7 giờ. Bài 2: Lúc 6h một ôtô xuất phát từ A đi về B với vận tốc không đổi 60km/h và cùng lúc đó một ôtô khác xuất phát từ B đi về A với vận tốc không đổi 50km/h . Coi AB là đường thẳng cách nhau 220km , Lấy AB làm trục tọa độ , A làm gốc tọa độ , chiều dương từ A đến B và gốc thời gian lúc 6h . a. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe . b. Tìm vị trí hai xe gặp nhau và gặp nhau vào lúc mấy giờ ? c. Sau thời bao lâu thì hai xe cách nhau 30km. Đ/số : a/ x1 60t (km) ; x2 220  50t (km) .b/ Hai xe gặp nhau lúc 8 giờ , cách A 120 km . c/ Gợi ý: x  x 30 Bài 3: Lúc 7h một ôtô xuất phát từ A chuyển động thẳng đều về B với vận tốc 40km/h . Lúc 7h30 một ôtô khác xuất phát từ B chuyển động thẳng đều về A với vận tốc 50km/h . Coi AB là đoạn thẳng có độ dài 110 km . Chọn AB làm trục tọa độ , A làm gốc tọa độ , chiều dương từ A đến B và gốc thời gian lúc 7h . a. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe . b. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ ? ở đâu ? c. Xác định vị trí của mỗi xe và khoảng cách giữa chúng lúc 9h . Bài 4: Chuyển động của ba xe (1) , (2) , (3) có các đồ thị tọa độ - thời gian như hình bên. a. Nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe . b. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe . c. Xác định vị trí và thời điểm các xe gặp nhau bằng đồ thị . Bài 5*: Ô tô chờ khách chuyển động thẳng đều với vận tốc v1 54(km / h) . Một hành khách cách ô tô đoạn a = 400m và cách đường đoạn d = 80m muốn đón ô tô. Hỏi người đó phải chạy theo hướng nào với vận tốc nhỏ nhất bằng bao nhiêu để đón được ô tô ? Đ/số : vmin 10,8( km / h) . Bài 6*: Hai chất điểm chuyển động đều với vận tốc v 1 và v2 dọc theo hai đường thẳng vuông góc với nhau và về giao diểm O của hai đường ấy . Tại thời điểm t = 0 hai chất điểm cách điểm O các khoảng l1 và l2 . Sau thời gian bao nhiêu khoảng cách giữa hai chất điểm là cực tiểu và khoảng cách cực tiểu ấy bằng bao nhiêu ? 1 2 v l v l 1 1 2 2 Đ/số : t min  v 2  v 2 ; 1 2 80 x(km) l min  v 2 l1  v1l 2 v12  v 22 . (3) A (2) 40 a d 20 (1) 1 4 6 t(s) B v1 Chñ ®Ò: chuyÓn ®éng th¼ng BiÕn ®æi ®Òu Biên soạn: Nguyễn Đình Can ………………………………………………………………………………………………...... Loại : Phương trình vận tốc và đồ thị v(t) của chuyển động thẳng biến đổi đều Ghi nhớ: ♦ Chọn hệ quy chiếu ♦ Định: to và v ♦ v  vo  a.(t  to ) ♦ Lưu ý : - Dấu của vận tốc: chuyển động theo chiều dương thì v  0 và ngược lại. - Dấu của giá tốc: chuyển động nhanh dần a.vo �0 và ngược lại. Bài 1: Một ô tô đang chuyển động với tốc độ 72km/h thì hãm phanh, sau 5s ô tô ngừng hẳn. Xem ô tô chuyển động thẳng biến đổi đều. Viết phương trình vận tốc – thời gian, vẽ đồ thị vận tốc – thời gian và xác định thời điểm tốc độ của ô tô giảm còn bằng ¼ tốc độ ban đầu. Giải bài toán trong các trường hợp sau: a. Chọn chiều dương trùng chiều chuyển động. b. Chọn chiều dương ngược chiều chuyển động. Bài 2: Một vật được ném lên theo phương thẳng đứng với tốc độ ban đầu bằng 50m/s. Biết rằng gia tốc của vật có độ lớn 10m/s 2 và luôn hướng theo phương thẳng đứng xuống phía dưới. Chọn chiều dương của trục tọa độ hướng lên. a. Viết phương trình vận tốc và vẽ đồ thị vận tốc – thời gian. b. xác định thời điểm vật có tốc độ 20m/s. c. Xác định thời điểm vật đổi chiều chuyển động (tại đó vận tốc của vật bằng 0). Bài 3: Một thang máy bắt đầu chuyển động xuống dưới một hầm mỏ theo phương thẳng đứng. Sau 5s đầu chuyển động nhanh dần đều, thang máy đạt tốc độ 8m/s. Thang máy giữ nguyên tốc độ này trong 8s tiếp theo. Cuối cùng, thang máy chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau 5s. Viết phương trình vận tốc của thang máy, chọn gốc thời gian lúc bắt đầu chuyển động và chiều dương hướng xuống. Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian. Bài 4: Một chất điểm chuyển động thẳng có phương trình vận tốc – thời gian: v=5.(2+t) (m/s), t �0 . a. Xác định tính chất chuyển động và vẽ đồ thị vận tốc – thời gian. b. Xác định thời điểm chất điểm đạt tốc độ gấp đôi tốc độ ban đầu. Bài 5: Một chất điểm chuyển động thẳng có phương trình vận tốc – thời gian: v=5.(2-t) (m/s), t �0 . a. Xác định tính chất chuyển động và vẽ đồ thị vận tốc – thời gian. b. Xác định thời điểm chất điểm đạt tốc độ gấp đôi tốc độ ban đầu. c. Xác định thời điểm chất điểm đổi chiều chuyển động. Bài 6: Cho đồ thị vận tốc – thời gian của các chất điểm chuyển động thẳng: a. Nêu tính chất chuyển động, viết phương trình chuyển động. b. Tính quãng đường chất điểm đi được trong thời gian chuyển động. Bài 7: Cho đồ thị vận tốc – thời gian của các chất điểm chuyển động thẳng: a. Nêu tính chất chuyển động, viết phương trình chuyển động trên mỗi giai đoạn. b. Tính tốc độ trung bình trong thời gian chuyển động. Bài 8: Cho đồ thị vận tốc – thời gian của các chất điểm chuyển động thẳng: a. Nêu tính chất chuyển động, viết phương trình chuyển. b. Xác định thời điểm chất điểm đổi chiều chuyển động. c. Tính tốc độ trung bình trong thời gian từ thời điểm t o=0 đến thời điểm chất điểm đổi chiều chuyển động. v(m/s) v(m/s) 4 O v(m/s) 5 2,5 O 4 t(s) 5 Hình vẽ Bài 6 O t(s) 1/4 t(s) 2 6 8 Hình vẽ Bài 7 Hình vẽ Bài 8 Loại 2: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều Ghi nhớ: ♦ Chọn hệ quy chiếu ♦ Định: xo, to và v ♦ x  xo  v.(t  t o ) ♦ Lưu ý về dấu của vận tốc: chuyển động theo chiều dương thì v  0 và ngược lại. Bài 1: Một chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s 2. Khi qua điểm A, chất điểm có tốc độ 3m/s và đang hướng về điểm B. Viết phương trình chuyển động, và vẽ đồ thị tọa độ - thời gian. Chọn gốc thời gian lúc chất điểm qua A, trục tọa độ Ox có phương song song chuyển động và a. gốc O tại A, chiều dương A đến B. b. gốc O tại B, chiều dương B đến A (AB=300m) Bài 2: Một chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều A B C theo hướng từ A đến C với gia tốc có độ lớn 2m/s 2. Khi qua B (AB=50m, BC=200m) chất điểm có tốc độ bằng 2m/s. Viết phương trình chuyển động của chất điểm và vẽ đồ thị tọa độ - thời gian. Chọn gốc thời gian lúc chất điểm qua B, trục tọa độ Ox có phương song song chuyển động và a. gốc O tại A, chiều dương A đến C. b. gốc O tại C, chiều dương C đến A. Bài 3: Hai chất điểm M1 và M2 cùng chuyển động thẳng biến đổi đều theo chiều dương dọc trên trục x’Ox. M1 qua O với vận tốc 6m/s, sau đó 3s thì nó qua điểm A có tọa độ x A=31,5m. M2 qua O sau kho M1 qua đó 2s với vận tốc 36m/s và sau 5s kể từ khi M 1 qua O thì M2 dừng lại. Viết phương trình chuyển động của hai chất điểm và vẽ đồ thị tọa độ - thời gian. Bài 4: Lúc 8h, một ôtô đi qua điểm A trên một đường thẳng với vận tốc 10m/s, chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 0,2m/s 2. Cùng lúc đó, tại điểm B cách A 560m, một xe thứ 2 bắt đầu khởi hành đi ngược chiều với xe thứ nhất, chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 40cm/s2. a. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. b. Xác định thời điểm và vị trí hai xe cách nhau 470m. Bài 5: Một xe đạp đang đi với vận tốc 7,2km/h thì xuống dốc và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2. Cùng lúc đó, một ôtô lên dốc với vận tốc ban đầu 72km/h và chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 0,4m/s2. Chiều dài dốc là 570m. a. Xác định thời điểm và vị trí xe đạp đi ngang qua ô tô. b. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 170m. c. Xác định vị trí hai xe có cùng tốc độ. Bài 6: Cho chuyển động thẳng có phương trình chuyển động như sau: x  0, 25t 2 (trong đó x đo bằng m, t đo bằng s và t �0). Xác định tính chất chuyển động của chất điểm và vẽ đồ thị tọa độ - thời gian. Bài 7: Cho chuyển động thẳng có phương trình chuyển động như sau: x  50  2t 2 (trong đó x đo bằng m, t đo bằng s và t �0). a. Xác định tính chất chuyển động của chất điểm và vẽ đồ thị tọa độ - thời gian. b. Tính vận tốc trung bình và tốc độ trung bình trong khoảng thời gian từ t o=0 đến thời điểm chất điểm đến gốc tọa độ. Bài 8: Cho chuyển động thẳng có phương trình chuyển động như sau: x  20t  t 2 (trong đó x đo bằng m, t đo bằng s và 0 �t �10s ). a. Xác định tính chất chuyển động của chất điểm và vẽ đồ thị tọa độ - thời gian. b. Tính vận tốc trung bình và tốc độ trung bình trong khoảng thời gian từ t o=0 đến thời điểm chất điểm dừng lại. Bài 9: Cho chuyển động thẳng có phương trình chuyển động như sau: x  20t  5t 2 (trong đó x đo bằng m, t đo bằng s và 0 �t ). a. Xác định tính chất chuyển động của chất điểm và vẽ đồ thị tọa độ - thời gian. b. Xác định vị trí chất điểm đổi chiều chuyển động. d. Xác định các thời điểm chất điểm đạt tốc độ 10m/s và chứng tỏ rằng khi đó chất điểm qua cùng một vị trí. Loại 3: Các bài toán liên hệ giữa vận tốc, gia tốc, thời gian và quãng đường Bài 1: Một vận động viên nhảy xa chạy đà trên một đường chạy dài 16m mất thời gian 2s. Giả sử chuyển động của vận động viên là thẳng biến đổi đều. Tính gia tốc của vận động viên và tốc độ của anh ta lúc dậm nhảy. Bài 2: Một máy bay phản lực hạng nặng muốn cất cánh phải đạt tốc độ tối thiểu là 300km/h trên đường băng dài 1,8km. Hỏi nó phải có gia tốc tối thiểu bằng bao nhiêu để có thể cất cánh và thời gian chạy trên đường băng lúc đó bằng bao nhiêu? Bài 3: Một ô tô đang chạy với tốc độ 72km/h thì tắt máy, hãm phanh đi được thêm 200m thì ngừng hẳn, coi ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều. a. Tính gia tốc của ô tô và thời gian từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng hẳn. b. Tính thời gian để ô tô đi 50m đầu tiên tính từ lúc bắt đầu hãm phanh và 50m cuối cùng trước khi dừng hẳn. Bài 4: Một ô tô đang chạy với tốc độ 15m/s thì bắt đầu chuyển động thẳng chậm dần đều. Sau khi đi được 125m, ô tô có tốc độ 10m/s. a. Tính gia tốc của ô tô và thời gian từ lúc ô tô bắt đầu chuyển động thẳng chậm dần đều đến lúc dừng lại. b. Tính tốc độ trung bình của ô tô trong 2s đầu tiên kể từ khi bắt đầu chuyển động dần đều và trong 2s cuối cùng trước khi dừng hẳn. Bài 5: Một xe máy chuyển động thẳng chậm dần đều qua vị trí A, sau đó 2s nó đến vị trí cách A 60m và khi đến vị trí cách A 80m thì xe máy dừng lại. Tìm gia tốc của xe máy và tốc độ xe máy khi qua A. Bài 6: Một chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều từ điểm A, sau t giây nó dừng lại tại điểm C. Sau thời gian t nó đến điểm B và tốc độ chỉ còn 2m/s. Biết quãng đường AB dài 2 hơn quãng đường BC 40m. Tìm quãng đường AC và thời gian t. Bài 7: Một chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Trong 0,5s đầu nó đi được quãng đường kém quãng đường nó đi được trong 0,5s tiếp theo 15cm. Tính quãng đường chất điểm đi được trong 10s đầu tiên. Bài 8: Một ô tô bắt đầu chuyển động thẳng chậm dần đều khi đang ở tốc độ 72km/h. Biết rằng trong 0,5s đầu (kể từ lúc bắt đầu chuyển động chậm dần) nó đi được quãng đường dài hơn trong 0,5s tiếp theo 1m. Sau bao lâu, ô tô dừng lại? LUYỆN TẬP Bài 1: Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều (khởi hành ở A) qua B và C cách nhau 200m, trong thời gian 20s. Khi qua C, ô tô có tốc độ 20m/s. a. Tìm gia tốc của ô tô và tốc độ của ô tô khi qua B. b. Tìm quãng đường AC. Bài 2: Một người đứng ở sân ga thấy toa thứ nhất của đoàn tàu đang tiến vào ga qua trước mặt mình trong 5s và toa thứ hai trong 45s. Khi tàu dừng lại đầu toa thứ nhất cách người đó 75m. Coi tàu chuyển động chạm dần đều. Hãy tính gia tốc của tàu . Bài 3: Để chạy thử chiếc xe đạp mới , một người đua xe đạp tự bấm giờ giữa hai điểm mốc cách nhau một khoảng d=100m.Gia tốc cực đại của người đua xe đạp là a=1m/s 2. Khi hãm phanh thì gia tốc có độ lớn nhất a’=5m/s2.Vận tốc đầu và cuối đều bằng 0 a. Xác định vận tốc cực đại của người đua xe đạp. b. Xác định thời gian cực tiểu của người đua xe đạp khi đi hết khoảng d. Bài 4: Hai chất điểm chuyển động trên cùng một đường thẳng với các vận tốc đầu là v 1, v2 ngược chiều nhau và hướng đến nhau. Gia tốc của chúng là a 1, a2 hướng ngược chiều chuyển động tương ứng. Hỏi khoảng cách ban đầu giữa hai chất điểm nhỏ nhất là bao nhiêu để chúng không gặp nhau? Bài 5: Thang máy của một tòa nhà cao tầng bắt đầu đi lên không vận tốc đầu qua ba giai đoạn liên tiếp: Giai đoạn 1: chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 12,5m thang máy đạt tốc độ 5m/s; giai đoạn 2: chuyển động đều trên đoạn đường 25m; giai đoạn 3: chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 12,5m tiếp theo. a. Lập phương trình chuyển động của mỗi gia đoạn (trên cùng hệ quy chiếu). b. Vẽ đồ thị v(t), x(t). c. Tính tốc độ chuyển động trung bình của thang máy. Bài 6: Thang máy của một tòa nhà cao tầng bắt đầu đi xuống không vận tốc đầu qua ba giai đoạn liên tiếp: Giai đoạn 1: chuyển động nhanh dần đều, sau 5s thang máy đạt tốc độ 5m/s; giai đoạn 2: chuyển động đều trong thời gian 5s; giai đoạn 3: chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 12,5m tiếp theo. a. Lập phương trình chuyển động của mỗi gia đoạn (trên cùng hệ quy chiếu). b. Vẽ đồ thị v(t), x(t). c. Tính tốc độ chuyển động trung bình của thang máy. Bài 5*: Một vật chuyển động trên đường thẳng. Lúc bắt đầu, vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 0,5m/s2. Sau đó, vật chuyển động thẳng đều và cuối cùng, nó chuyển động chậm dần rồi dừng lại với gia tốc cũng có độ lớn 0,5m/s 2. Biết thời gian chuyển động tổng cộng là 25s và tốc độ trung bình trong thời gian đó là 2m/s. Tìm thời gian chuyển động trong mỗi giai đoạn và vẽ đồ thị vận tốc – thời gian. Bài 6*: Chứng minh rằng trong chuyển động thẳng biến đổi đều, trong những khoảng thời gian  liên tiếp bằng nhau, quãng đường chất điểm đi được chênh lệch nhau lượng s  a. 2 , trong đó a là gia tốc của chất điểm. Bài 7*: Hai người đứng trên một cánh đồng tại hai điểm A và B cách nhau a=20m và cùng cách một con đường thẳng d=60m. Hãy tìm trên đường thẳng đó điểm M để hai người đến M trong cùng một thời gian. Biết hai người đi với cùng tốc độ, nhưng trên đường đi của người A có một đoạn lầy c=10m phải đi với tốc độ giảm một nửa so với bình thường. Chñ ®Ò: chuyÓn ®éng r¬I tù do “Dù sao thì nó vẫn quay!” Galileo Galilei Bài 1: Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi vừa chạm đất. Lấy g = 10m/s2. Bài 2: Từ vách núi, người ta buông rơi một hòn đá xuống vực sâu. Từ lúc buông đến lúc nghe tiếng hòn đá chạm đáy vực là 6,5s. Biết vận tốc truyền âm là 360m/s. Lấy g  10m / s 2 . Tính: a. Thời gian rơi. b. Khoảng cách từ vách núi tới đáy vực. Bài 3: Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm: a. Tìm thời gian rơi và tốc độ của vật khi chạm đất. b. Quãng đường vật rơi được trong 0,25s cuối cùng. Bài 4: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có g=10m/s 2. Trong 0,5s cuối vật rơi được quãng đường 11,25m. a. Tính thời gian rơi, độ cao nơi thả vật và tốc độ của vật khi chạm đất. b. Tính thời gian để vật rơi 2,45m cuối. Bài 5: Người ta thả rơi tự do hai vật A và B ở cùng một độ cao. Vật B được thả rơi sau vật A một thời gian là 0,1s. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc thả vật A thì khoảng cách giữa chúng là 1m. Lấy g=10m/s2. Bài 6: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có g=10m/s 2. Trong 0,5s cuối vật rơi được quãng đường gấp đôi quãng đường trong 0,5s liền trước đó. Tính độ cao nơi thả vật. Bài 7: Một vật rơi tự do tại nơi có gia tốc g. Trong giây thứ 3, quãng đường rơi được là 24,5m và vận tốc vừa chạm đất là 39,2m/s. Tính g và độ cao nơi thả vật. Bài 8: Từ một đỉnh tháp người ta buông rơi 1 vật. Một giây sau ở tầng tháp thấp hơn 10m người buông rơi vật thứ 2. Hai vật sẽ gặp nhau sau bao lâu kể từ khi vật thứ nhất được buông rơi. Lấy g = 10m/s2. Bài 9: Sau 2s kể từ lúc giọt nước thứ hai bắt đầu rơi, khoảng cách giữa giọt nước thứ hai và giọt nước thứ nhất là 25m. Tính xem giọt nước thứ hai rơi sau giọt nước thứ nhất bao lâu? Lấy g=10m/s2. Bài 10: Trước khi chạm đất 1s, một vật thả rơi tự do có vận tốc là 30m/s. Lấy g=10m/s2. Tính: a. Thời gian rơi. b. Độ cao nơi thả vật. c. Quãng đường vật đi được trong giây thứ hai. Bài 11: Các giọt nước mưa rơi từ mái nhà xuống sau những khoảng thời gian bằng nhau. Khi giọt thứ nhất chạm đất thì giọt thứ năm bắt đầu rơi. Tìm khoảng cách giữa các giọt nước kế tiếp nhau, biết mái nhà cao 16m. Lấy g=10m/s2. Bài 12: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu 20 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g=10 m/s2. a. Tìm độ cao và vận tốc của vật sau khi ném 1,5s. b. Xác định độ cao tối đa mà vật có thể đạt được và thời gian vật chuyển động trong không khí. Bài 13:Ở một tầng tháp cách mặt đất 45m, một người thả rơi một vật. Một giây sau người đó ném vật thứ hai xuống theo hướng thẳng đứng. Hai vật chạm đất cùng lúc. Tính vận tốc ném của vật thứ hai. Lấy g=10m/s2. Bài 14:Từ mặt đất người ta ném một hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 20m/s. Tính độ cao cực đại mà hòn sỏi đạt được và khoảng thời gian từ khi ném đến khi hòn sỏi đi xuống đến nửa độ cao cực đại. Lấy g=10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Chñ ®Ò: chuyÓn ®éng trßn ®Òu Bài 1: Một chất điểm chuyển động trên một quỹ đạo tròn, bán kính 1,2m. Biết rằng nó đi được 4 vòng trong một giây. Hãy xác định chu kì và tốc độ dài của nó? Bài 2: Một bánh xe bán kính 60cm quay đều 100 vòng trong thời gian 2s. Tính: a. Chu kỳ, tần số quay. b. Vận tốc góc và vận tốc dài của một điểm trên vành bánh xe. Bài 3: Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn có bán kính 50m. Tốc độ góc của nó có giá trị không đổi và bằng 6,28 rad/s. Tính tần số, chu kì quay và tốc độ dài của chất điểm. Bài 4: Coi trái đất là một quả cầu có bán kính 6400km. Chu kỳ tự quay của trái đất quanh trục bằng 24h. Tính tốc độ dài tại một điểm nằm trên mặt đất ở xích đạo và ở vĩ độ 60o. Bài 5: Một cánh quạt có bán kính 20cm quay 1200 vòng/phút quanh trục cố định. a. Tính tần số, chu kỳ và tốc độ góc. b. Tính tốc độ dài và gia tốc hướng tâm tại một điểm nằm trên rìa cánh quạt và nằm cách rìa cánh quạt 5cm. Bài 6: Một đồng hồ có kim giờ dài 3cm, kim phút dài 4cm. So sánh vận tốc và vận tốc dài của hai đầu kim. Chñ ®Ò: c«ng thøc céng vËn tèc Bài 1: Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nướcvới vận tốc 7 km/h đối với dòng nước. Nước chảy với vận tốc 2 km/h so với bờ. Hãy tính vận tốc của thuyển so với bờ? Bài 2:. Hai bến sông A và B cách nhau 36km theo đường thẳng. Một chiếc cano chạy mất bao lâu để đi từ Ađến B rồi trở lại ngay về A?. Cho biết vận tốc của cano khi nước không chảy là 20km/h và vận tốc của dòng nước đối với bờ sông là 4 km/h. Bài 3: Một thuyền máy dự định đi xuôi dòng từ A đến B rồi lại quay về A. Biết vận tốc của thuyền so với nước là 15km/h, vận tốc của nước so với bờ là 3km/h và AB =s =18km. Tính thời gian chuyển động của thuyền? Bài 4: Một canô đi xuôi dòng nước từ bến A đến bến B hết 4h; còn nếu đi từ B về A thì hết 5h. Biết vận tốc của dòng nước so với bờ sông 4km/h. Tính vận tốc của canô so với dòng nước và quãng đường AB. Bài 5: Một canô chuyển động đều và xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 1h. Khoảng cách AB=24 km, vận tốc của nước so với bờ là 6km/h. a. Tính vận tốc của canô so với nước. b. Tính thời gian để canô quay từ B về A. Bài 6: Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B rồi quay về A. Biết vận tốc của thuyền trong nước yên lặng là 12km/h, vận tốc chảy của nước so với bờ là 2km/h. Cho AB=14 km. Tính thời gian tổng cộng đi và về của thuyền. Bài 7: Một tàu hoả chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s so với mặt đất. Một người đi đều trên sàn tàu có vận tốc là 1m/s so với sàn tàu. Xác định vận tốc của người đó so với mặt đất trong các trường hợp sau: a. Người và tàu chuyển động cùng chiều. b. Người và tàu chuyển động ngược chiều. c. Người và tàu chuyển động vuông góc nhau. Chñ ®Ò: PH¢N TÝCH Vµ TæNG HîP LùC Biên soạn: Nguyễn Đình Can ………………………………………………………………………………………………...... r r r Bài 1: Chứng minh rằng hợp lực F của hai lực đồng quy F1 và F2 có độ lớn thỏa mãn bất đẳng thức sau: F1  F2 �F �F1  F2 Bài 2: Cho ba lực đồng phẳng, đồngr quy, có độ lớn bằng nhau và hợp nhau góc 120 o. Chứng minh rằng hợp lực của chúng bằng 0 . r r Bài 3: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực F1 và F2 có độ lớn F1=F2=10N. Tìm hợp lực r r r F  F1  F2 trong các trường hợp sau: r r r r r r a. F1 và F2 cùng hướng. b. F1 và F2 ngược hướng. c. F1 và F2 vuông góc nhau. r r r r d. F1 và F2 hợp nhau góc 60o. e. F1 và F2 hợp nhau góc 120o. r r Bài 4: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực F1 và F2 có độ lớn F1=10N và F2=20N. Tìm r r r hợp lực F  F1  F2 trong các trường hợp sau: r r r r r r a. F1 và F2 cùng hướng. b. F1 và F2 ngược hướng. c. F1 và F2 vuông góc nhau. r r r r d. F1 và F2 hợp nhau góc 60o. e. F1 và F2 hợp nhau góc 120o. Bài 5: Tìm hợp lực của ba lực đồng quy và đồng phẳng sau, trong đó: F 1=5N; F2=10N; F3=5 3 N. Bài 6: Tìm hợp lực của bốn lực đồng quy và đồng phẳng sau, trong đó: F 1=F3=5N; F2=F4=10N. Bài 7: Xác định lực do vật nặng làm căng các dây AC và AB, các số liệu cho trên hình vẽ. r F1 r F1 r F3 r F2 o 120 r F2 Hình vẽ Bài 2 30o r F3 r F3 Hình vẽ Bài 5 r F1 r F4 r F2 Hình vẽ Bài 6 C 120o B A m=5kg Hình vẽ Bài 7 Bài 7: Một vật có trọng lượng P=1200N nằm trên một mặt phẳng nghiêng có rgóc hợp với r r o phương nằm ngang   30 . Phân tích P thành hai thành phần lần lượt P1 và P2 theo phương r r song song và vuông góc với mặt nghiêng. Tính độ lớn của P1 và P2 . Chñ ®Ò: c¸c ®Þnh luËt niut¬n Luật tự nhiên chìm trong bóng tối Chúa bảo: Newton hạ giới Và ánh sáng tràn lên ngập lối! Isaac Newton Alexander Pope ………………………………………………………………………………………………...... Bài 1: Một ô tô có khối lượng m=2tấn đang chuyển động với tốc độ 54km/h thì tắt máy, hãm phanh, sau khi đi thêm được 100m thì dừng lại. Tính độ lớn của lực hãm tác dụng lên ô tô. Bài 2: Một vật có khối lượng m=2kg đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 1m/s thì chịu tác dụng của một lực F=10N cùng hướng với chuyển động của vật. Hỏi vật sẽ chuyển động 10m tiếp theo trong thời gian bao lâu? Bài 3: Một ô tô có khối lượng m=2tấn khởi hành với gia tốc 40cm/s 2, khi không chở hàng hóa. Khi chở hàng hóa, nó khởi hành với gia tốc 25cm/s 2. Giả sử hợp lực tác dụng lên ô tô trong hai trường hợp là như nhau. Tìm khối lượng của hàng hóa. Bài 4: Một ô tô có khối lượng m=2tấn ban đầu đứng yên. Hợp lực F(N) tác dụng lên ô tô biến thiên theo thời gian theo đồ thị sau. Hãy vẽ đồ 400 thị gia tốc và vận tốc của ô tô theo thời gian. 150 200 Bài 5: Một quả bóng có khối lượng m=200g bay với tốc độ 15m/s O đập vào một bức tường và bật ngược trở lại theo phương cũ với tốc -200 50 t(s) độ 10m/s. Biết thời gian va chạm bằng 0,04s. Tính độ lớn của lực do bóng tác dụng lên tường và do tường tác dụng lên bóng. Coi lực này không đổi trong suốt thời gian tác dụng. r Bài 6: Lực F1 tác dụng lên vật trong thời gian 0,5s làm tốc độ của vật thay đổi từ 20cm/s đến r 1m/s. Lực F2 tác dụng lên vật làm cho tốc độ của vật thay đổi từ 1m/s đến 50cm/s trong thời r r gian 0,4s tiếp theo. F1 và F2 luôn cùng phương chuyển động. r r a. Tính tỉ số giữa F1 và F2 . r b. Lực F2 phải tác dụng lên vật trong thời gian bao lâu để vật dừng lại. r Bài 7: Hai vật có khối lượng m1 và m2 cùng bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của ha lực F1 r và F2 trong cùng một khoảng thời gian. Chứng minh rằng: s1 F1 s1 m2 a. Nếu m1=m2 thì s  F . b. Nếu F1=F2 thì s  m . 2 2 2 1 Bài 8*: Hai quả bóng được ép vào nhau trên một mặt phẳng ngang. Khi buông tay, hai quả bóng bật ra. Quả thứ nhất lăn được 16m, còn quả thứ hai lăn được 9m thì dừng. Giả sử rằng, ngay khi bật ra, hai quả bóng chuyển động chậm dần đều với gia tốc có cùng độ lớn. Tìm tỉ số khối lượng giữa hai quả bóng. Bài 9*: Hai quả cầu chuyển động ngược hướng trên cùng một đường thẳng với các tốc độ 1m/s và 5m/s va chạm nhau. Sau va chạm, hai quả cầu bật lại với tốc độ 5m/s và 1,5m/s. Biết quả cầu thứ nhất có khối lượng 200g. Tính khối lượng của quả cầu thứ hai. Bài 10*: Một quả bóng có khối lượng m=200g bay với tốc độ 15m/s, theo phương hợp với phương nằm ngang góc 30o, đập vào một bức tường. Quả bóng bật trở lại cũng với tốc độ 10m/s, theo quy tắc phản xạ gương. Biết thời gian va chạm bằng 0,04s. Tính độ lớn của lực do bóng tác dụng lên tường và do tường tác dụng lên bóng. Coi lực này không đổi trong suốt thời gian tác dụng. Chñ ®Ò: lùc hÊp dÉn. Gia tèc r¬I tù do Biên soạn: Nguyễn Đình Can Triệu người nhìn thấy táo rơi. Newton là người duy nhất hỏi tại sao? Benard Bauruch Urbain Le Verrier dựa trên tính toán dựa trên định luật vạn vật hấp dẫn đã tiên đoán sự tồn tại của Hải Vương Tinh năm 1846. Urbain Le Verrier ………………………………………………………………………………………………...... Bài 1: Hai quả cầu đồng chất, có bán kính r1=1m và r2=1,5m. Quả cầu nhỏ có khối lượng 100kg. Tính lực hấp dẫn giữa hai quả cầu khi chúng đặt tiếp xúc nhau. Bài 2: Lực hút của trái đất tác dụng lên một vật tại mặt đất bằng 50N. Tính lực hút của trái đất tác dụng lên vật đó khi nó ở độ cao h=R/2 (với R là bán kính trái đất). Coi trái đất là một quả cầu, đồng chất. Bài 3*: Thiết lập biểu thức gia tốc rơi tự do ở độ sâu h so với mặt đất. Bài 4: Khoảng cách trung bình giữa tâm trái đất và tâm mặt trăng bằng 60 lần bán kính trái đất. Khối lượng của trái đất gấp 81 lần khối lượng mặt trăng. Hãy xác định một vị trí trên đường thẳng nối tâm trái đất và tâm mặt trăng mà lực hấp dẫn do trái đất và mặt trăng tác dụng lên một vật đặt tạ đó cân bằng nhau. Coi trái đất và mặt trăng là các quả cầu, đồng chất. Bài 5*: Coi trái đất là một quả cầu, đồng chất; gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g o=9,8m/s2 và bán kính trái đất R=6400km. Tìm gia tốc rơi tự do tại độ cao h=10km và tại độ cao h=R so với mặt đất. Bài 6*: Coi trái đất và mặt trăng là các quả cầu, đồng chất. Biết trái đất có khối lượng gấp 81 lần khối lượng mặt trăng, bán kính trái đất bằng 4 lần bán kính mặt trăng. Hãy tính gia tốc rơi tự do trên mặt đất và trên mặt trăng. Chñ ®Ò: lùc ®µn håi ………………………………………………………………………………………………...... Bài 1: Một ô tô tải kéo một ô tô con chuyển động trên mặt đường nằm ngang. Ô tô con có khối lượng 2 tấn. Sau khi bắt đầu chuyển động được 5s, ô tô con đi được quãng đường 2,5m. Giả sử trong quá trình chuyển động, cáp nối giữa ô tô tải và ô tô con không co dãn. Bỏ qua ma sát. a. Tính độ dãn của dây cáp so với ban đầu, biết độ cứng của dây cáp bằng 2.106N/m. b. Tính lực kéo của động cơ, cho khối lượng của ô tô tải bằng 4 tấn. Bài 2: Một lò xo treo thẳng đứng, khi móc vào đầu dưới lò xo vật có khối lượng m 1=200g thì lò xo bị biến dạng bằng 4cm. Lấy g=10m/s2. a. Tính độ cứng của lò xo. b. Để lò xo bị biến dạng 6cm, cần treo vào lò xo vật có khối lượng m2 bằng bao nhiêu? Bài 3: Một lò xo treo thẳng đứng, khi móc vào đầu dưới lò xo vật có khối lượng m 1=200g thì lò xo có chiều dài 24cm. Nếu treo thêm vật có khối lượng m 2=100g vào lò xo thì chiều dài lò xo là 26cm. Tìm chiều dài tự nhiên và độ ứng của lò xo. Lấy g=10m/s2. Bài 4: Hai lò xo có độ cứng k1 và k2 ghép với nhau. Chứng minh rằng: k .k 1 2 a. Khi hai lò xo ghép nối tiếp, độ cứng tương đương cảu hệ hai lì xo là: k  k  k 1 2 b. Khi hai lò xo ghép nối tiếp, độ cứng tương đương cảu hệ hai lì xo là: k  k1  k2 Chñ ®Ò: ph¬ng ph¸p ®éng lùc häc Biên soạn: Nguyễn Đình Can ………………………………………………………………………………………………...... Chuyển động trên mặt phẳng ngang Bài 1: Một vật khối lượng 0,2kg trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực F có phương nằm ngang, có độ lớn là 1N. a. Tính gia tốc chuyển động không vận tốc đầu. Xem lực ma sát là không đáng kể. b. Thật ra, sau khi đi được 2m kể từ lúc đứng yên, vật đạt được vận tốc 4m/s. Tính gia tốc chuyển động, lực ma sát và hệ số ma sát. Lấy g = 10m/s 2. Bài 2: Một đoàn tàu có khối lượng 103 tấn đang chạy với vận tốc 36km/h thì bắt đầu tăng tốc. Sau khi đi được 300m, vận tốc của nó lên tới 54km/h. Biết lực kéo cảu đầu tầu trong cả giai đoạn tăng tốc là 25.104N. Tìm lực cản chuyển động cảu đoàn tàu. Bài 3: Một chiếc ô tô có khối lượng 5 tấn đang chạy thì bị hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều. Sau 2,5s thì dừng lại và đã đi được 12m kể từ lúc vừa hãm phanh. a. Lập công thức vận tốc và vẽ đồ thị vận tốc kể từ lúc vừa hãm phanh. b. Tìm lực hãm phanh. r Bài 4: Một vật khối lượng m=1kg được kéo trên sàn ngang bởi một lực F hướng lên, có phương hợp với phương ngang một góc 450 và có độ lớn là 2 2 N. Hệ số ma sát giữa sàn và vật là 0,2. a. Tính quãng đường đi được của vật sau 10s. b. Với lực kéo trên thì hệ số ma sát giữa vật và sàn là bao nhiêu thì vật chuyển động thẳng đều. Lấy g=10m/s2. Bài 5: Một vật khối lượng 8kg trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực F=20N có phương nằm ngang. Hệ số ma sát giữa sàn và vật là 0,2. Lấy g=10m/s 2. a. Tính quãng đường vật đi được sau 4s kể từ lúc bắt đầu chuyển động. b. Sau đó, người ta thay đổi độ lớn của lực kéo để vật chuyển động thẳng đều trong 4s tiếp theo. Tính độ lớn của lực kéo kkhi đó. c. Tiếp theo, người ta thôi tác dụng lực kéo. Hỏi vật còn chuyển động được bao lâu thì dừng lại. d. Vẽ đồ thị vận tốc và gia tốc theo thời gian trong suốt quá trình chuyển động. Bài 6: Một vật khối lượng 8kg trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực F=45N có phương hợp phương nằm ngang góc 30o. Hệ số ma sát giữa sàn và vật là   1 . Lấy g=10m/s2. 3 a. Tính quãng đường vật đi được sau 4s kể từ lúc bắt đầu chuyển động. b. Sau đó, người ta thay đổi độ lớn của lực kéo để vật chuyển động thẳng đều trong 4s tiếp theo. Tính độ lớn của lực kéo kkhi đó. c. Tiếp theo, người ta thôi tác dụng lực kéo. Hỏi vật còn chuyển động được bao lâu thì dừng lại. d. Vẽ đồ thị vận tốc và gia tốc theo thời gian trong suốt quá trình v(m/s) chuyển động. Bài 7: Một vật khối lượng 500g trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực kéo có phương nằm ngang. Hệ số ma sát giữa sàn và vật 0,6 là 0,3. Lấy g=10m/s2. Đồ thị vận tốc – thời gian của vật cho như hình vẽ. 0,2 a. Tính độ lớn của lực kéo trên mỗi gia đoạn. b. Khi vật đã dừng lại, ta dùng lực kéo có độ lớn 1,2N. Xác định O t(s) 0,2 0,4 0,6 vận tốc của vật sau đó 2s. Chuyển động trên mặt phẳng Bài 1: Một vật trượt không vận tốc đầu đỉnh dốc nghiêng dài 8m, cao 4m. Bỏ qua ma sát. Lấy g=10 m/s2. a. Sau bao lâu vật đến chân dốc? b. Vận tốc của vật ở chân dốc. Bài 2: Tại một điểm A trên mặt phẳng nghiêng một góc 30 0 so với phương ngang, người ta truyền cho một vật vận tốc 6m/s để vật đi lên trên mặt phẳng nghiêng theo một đường dốc chính. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính gia tốc của vật. b. Tính quãng đường dài nhất vật chuyển động đi lên trên mặt phẳng nghiêng. c. Sau bao lâu vật sẽ trở lại A? Lúc đó vật có vận tốc bao nhiêu? Bài 3: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 5m, nghiêng góc 30 0 so với phương ngang. Coi ma sát trên mặt nghiêng là không đáng kể. Đến chân mặt phẳng nghiêng, vật sẽ tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang trong thời gian là bao nhiêu? Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,2. Lấy g = 10m/s 2. Bài 4: Một vật có khối lượng m=1kg trượt trên mặt phẳng nghiêng một góc  =450 so với mặt phẳng nằm ngang. Biết hệ ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là   0, 2 . Lấy g=10m/s2. a. Tính gia tốc của vật. r b. Cần phải ép lên một vật lực F theo phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng có độ lớn là bao nhiêu để vật trượt xuống nhanh dần đều với gia tốc 4m/s 2. Bài 5: Một đầu máy tàu hoả có khối lượng 60 tấn đang xuống một dốc 5% (sin  =0,05) và đạt được vận tốc 72km/h thì tài xe đạp thắng. Đầu máy tàu hoả chạy chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 200m. Tính: a. Lực thắng. b. Thời gian đầu máy đi được quãng đường 200m trên. Lấy g = 10m/s 2. Bài 6: Xe đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì bắt đầu trượt lên dốc dài 50m, cao 14m. Hệ số ma sát giữa xe và mặt dốc là 0,25. a. Tìm gia tốc của xe khi lên dốc. b. Xe có lên dốc không ? Nếu xe lên được, tìm vận tốc xe ở đỉnh dốc và thời gian lên dốc Bài 7: Người ta kéo mộ t vật có khối lượng m=1kg lên trên mặt phẳng nghiêng một góc  =450 so với mặt phẳng nằm ngang. Biết hệ ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là   0, 2 . Lấy g=10m/s2. Tìm độ lớn của lực kéo để vật đi lên đều trong hai trường hợp sau: a. Lực kéo có phương song song mặt phẳng ngang. b. Lực kéo hướng chếch lên trên và có phương hợp mặt phẳng ngang góc 30 o. Chuyển động của hệ vật Bài 1: Có hệ vật như hình vẽ, m 1=0,2 kg; m2=0,3 kg được nối với nhau bằng một dây nhẹ và không giãn. Bỏ qua ma sát giữa hai vật và mặt r bàn. Một lực F có phương song song với mặt bàn tác dụng vào m 1. r a. Khi F tác dụng vào m1 và có độ lớn 1N thì gia tốc của các vật và lực căng dây nối là bao nhiêu? r b. Biết dây chịu được lực căng lớn nhất là 10N. Tính độ lớn cực đại của lực F . r Bài 2: Tác dụng lục F có độ lớn 15N vào hệ ba vật như hình vẽ. Biết m1=3kg; m2=2kg; m3=1kg và hệ số ma sát giữa ba vật và mặt phẳng ngang như nhau là 0,2. Tính gia tốc của hệ và lực căng của các dây nối. Xem dây nối có khối lượng không đáng kể và không co dãn. lấy g=10m/s2. Bài 3: Cho hệ cơ học như hình vẽ, m 1=1kg, m2=2kg. hệ số ma sát giữa m 2 và mặt bàn là 0,2. Tìm gia tốc hệ và lực căng dây. Biết ròng rọc có khối lượng và ma sát với dây nối không đáng kể. Lấy g=10m/s 2. Cho dây nối có khối lượng và độ giãn không đáng kể. Bài 4: Người ta vắt qua một chiếc ròng rọc một đoạn dây, ở hai đầu có treo hai quả cân 1 và 2 có khối lượng lần lượt là m 1=260g và m2=240g. Sau khi buông tay, hãy tính vận tốc và quãng đường các vật đi được sau 2s. Lấy g = 10m/s 2. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc, coi dây nối không co dãn. Bài 5: Cho hệ vật như hình vẽ: m 1=3kg, m2=2kg,  = 300. Bỏ qua ma sát, khối lượng của dây và khối lượng ròng rọc. Lấy g=10m/s 2. a. Tính gia tốc chuyển động của mỗi vật b. Tính lực nén lên trục ròng rọc. c. Sau bao lâu kể từ khi bắt đầu chuyển động từ trạng thái đứng yên thì hai vật ở ngang. Biết lúc đầu m1 ở vị trí thấp hơn m2 0,75m. Bài 6*: Đặt một vật khối lượng m1 = 2kg trên một mặt bàn nhẵn nằm ngang. Trên nó có một vật khác khối lượng m 2 = 1 kg. Hai vật nối với nhau bởi một sợi dây vắt qua một ròng rọc cố định. Cho độ giãn của sợi dây, khối lượng của dây và ròng rọc không đáng kể. Hỏi cần phải r tác dung một lực F có độ lớn bao nhiêu vào vật m 1(như hình vẽ) để nó chuyển động với gia tốc a = 5m/s2. Biết hệ số ma sát giữa hai vật m1 và m2 là k = 0,5. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua ma sát với mặt bàn. ĐS: F=25 N. Bài 7*: Có thể đặt một lực F theo phương ngang lớn nhất là bao nhiêu lên m2 để m1 đứng yên trên mặt m2 khi m2 chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa m 1 và m2 là k=0,1; giữa m2 và mặt ngang là k’=0,2; m 1=1kg; m2=2kg. Lấy g=10m/s2. ĐS: F = 9 N. Lực hướng tâm, Lực quán tính Bài 1: Một người khối lượng m=60kg đứng trên thang chuyển động theo phương thẳng đứng lên trên. Tính lực nén lên thang khi thang máu chuyển động: a. Đều b. Nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2. c. Chậm dần đều với gia tốc 0,2m/s2 . Lấy g = 10m/s2 Bài 2: Một vật có khối lượng 60kg đặt trên sàn buồng thang máy. Lấy g = 10m/s 2. Tính áp lực của vật lên sàn trong các trường hợp: a. Thang chuyển động xuống nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s. b. Thang chuyển động xuống chậm dần đều với gia tốc 0,2m/s 2. c. Thang chuyển động xuống đều. d. Thang rơi tự do. Bài 3: Treo một vật nặng vào đầu dưới của một lực kế. Khi hệ đứng yên, lực kế chỉ 20N. Tìm số chỉ của lực kế khi: a. Kéo lực kế lên nhanh dần với gia tốc 1m/s 2 b. Hạ lực kế xuống chậm dần đều với gia tốc 0,5m/s 2. Lấy g = 10m/s2 Bài 4: Một sợi dây thép có thể giữ yên được một trọng vật có khối lượng lớn đến 450kg. Dùng dây để kéo một trọng vật khác có khối lượng 400kg lên cao. Hỏi gia tốc lớn nhất mà vật có thể có để dây không bị đứt. Lấy g=10 m/s2. r Bài 5: Treo một con lắc trong một toa xe lửa. Biết xe chuyển động ngang với gia tốc a và dây treo con lắc nghiêng góc   150 so với phương thẳng đứng. Tính a. ĐS: a  g tan  �2, 6m / s 2 . Bài 6: Một chiếc xe có trọng lượng P=5.10 4N chuyển động với tốc độ không đổi 54km/h qua một chiếc cầu. Tính áp lực của xe lên mặt cầu khi: a. Cầu vồng lên với bán kính 50m. b. Cầu võng xuống với bán kính 50m. Bài 7: Một lò xo R có chiều dài tự nhiên 1 0=24,3cm và độ cứng k=100 N ; có đầu O gắn với một thanh cứng, nằm ngang T như hình m vẽ. Đầu kia có gắn với một vật nhỏ A, khối lượng m=100g. Thanh T xuyên qua tâm vật A và A có thể trượt không ma sát theo T. Lấy g=10m/s2. Cho thanh T quay đều quanh trục thẳng đứng Oy, với vận tốc góc  =10rad/s. Tính độ dài của R. Xác định phương, chiều và cường độ của lực do R tác dụng vào điểm O’. Bỏ qua khối lượng của lò xo R. Bài 8: Một quả khối lượng m được gắn vào một sợi dây mà đầu kia của được buộc vào đầu một thanh thẳng đứng đặt cố định trên một mặt bàn quay nằm ngang như hình vẽ. Bàn sẽ quay với vận tốc góc  bằng bao nhiêu, nếu dây tạo với phương vuông góc của bàn một góc  =450? Biết dây dài 1=6cm và khoảng cách của thanh thẳng đứng đến trục quay là r = 10cm. Bài 9: Đĩa nằm ngang quay quanh trục thẳng đứng với tần số n=30 vòng/phút. Vật đặt trên đĩa cách trục 20cm. Hệ số ma sát giữa đĩa và vật là bao nhiêu để vật không trượt trên đĩa ? Bài 10: Một chiếc phễu có góc ở đỉnh quay đều xung quanh một trục thẳng đứng với tần số vòng là n vòng/s. Người ta đặt một vật nhỏ trong lòng phễu. Hệ số ma sát giữa vật và phễu là  . Hỏi phải đặt cách đáy phễu một khoảng cách L bằng bao nhiêu để vật cùng quay với phễu mà không trượt. ĐS: g (cot    ) g (cot    ) �L � . 2 4 n (sin    cos ) 4 n (sin    cos ) 2 Chuyển động của vật bị ném Bài 1: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu 20 m/s 2. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. a. Tìm độ cao và vận tốc của vật sau khi ném 1,5s. b. Xác định độ cao tối đa mà vật có thể đạt được và thời gian vận chuyển động trong không khí . c. Sau bao lâu sau khi ném, vật ở cách mặt đất 15m? Lúc đó vật đang đi lên hay đi xuống? Bài 2: Từ đỉnh tháp cao 30m, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0=20m/s. Lấy g=10m/s2. a. Tính khoảng thời gian từ lúc ném đến khi vật chạm đất và khoảng cách từ điểm chạm đất đến chân tháp. b. Gọi M là một điểm trên quỹ đạo tại đó vectơ vận tốc hợp với phương thẳng đứng một góc  =600. Tính khoảng cách từ M tới mặt đất. Bài 3: Từ đỉnh tháp cao 25m, một hòn đá được ném lên với vận tốc ban đầu 5m/s theo phương hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc  =300. Lấy g = 10 m/s2 a. Viết phương trình chuyển động, phương tình đạo của hòn đá. b. Sau bao lâu kể từ lúc ném, hòn đá sẽ chạm đất ? c. Khoảng cách từ chân tháp đến điểm rơi của vật. d. Vận tốc của vật khi vừa chạm đất. Bài 4*: Từ một điểm A trên sườn một quả đồi, một vật được ném theo phương nằm ngang với vận tốc 10m/s. Theo tiết diện thẳng đứng chứa phương ném thì sườn đồi là một đường thẳng nghiêng góc  =300 so với phương nằm ngang điểm rơi B của vật trên sườn đồi cách A bao nhiêu? Lấy g=10m/s2. ĐS: AB  13,33 m . Bài 5*: Một hòn bi nhỏ lăn khỏi đầu cầu thang theo phương ngang với vận tốc v o=4m/s. Mỗi bậc thang cao h=20cm và rộng d=30cm. Hỏi bi sẽ rơi xuống bậc thang nào đầu tiên. Coi đầu cầu thang là bậc thang thứ 0. Lấy g=9,8m/s2. Bỏ qua lực cản không khí. Bài 6*: Một người đứng trên đỉnh tháp cao H phải ném một hòn đá nhỏ với vận tốc tối thiểu bằng bao nhiêu để nó rơi cách chân tháp khoảng L cho trước? Tính góc ném ứng với vận tốc tối thiểu đó. Bài 7*: Một khí cầu cách mặt đất khoảng 15m đang hạ thấp với tốc độ v 1=2m/s. Từ khí cầu, một người ném một vật nhỏ, thẳng đứng lên trên với vận tốc v 2=18m/s đối với mặt đất. Tính khoảng cách lớn nhất giữa khí cầu và vật trong quá trình rơi. Lấy g=10m/s2. Bài 8*: Một người có một vườn cây ở sườn đồi nhiêng góc  so với phương ngang. Người đó lắp một vòi phun ở chân đồi để tưới nước cho cả vườn cây. Khoảng cách từ vòi phun đến điểm xa nhất của vườn là d, vòi nghiêng góc  so với sườn đồi. Hỏi vận tốc tói đa mà nước bắn ra khỏi vòi bằng bao nhiêu? Biết do sức cản không khí nên độ xa thực tế chỉ bằng k lần độ xa trên lý thuyết.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan