Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tập nhóm ngành công tác xã hội: trẻ em bị bỏ rơi , trẻ em mồ côi...

Tài liệu Bài tập nhóm ngành công tác xã hội: trẻ em bị bỏ rơi , trẻ em mồ côi

.DOC
22
2840
81

Mô tả:

Nội dung : I. Định nghĩa và đặc điểm tâm lý của trẻ mồ côi, không nơi nương tựa. 1. Định nghĩa. - Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và bị bỏ rơi là những trường hợp trẻ không có được sự chăm sóc, giáo dục của gia đình và người giám hộ như: + Sau khi sinh con, cha mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng. + Cha mẹ, người giám hộ để trẻ em cho người khác nuôi, cắt đứt quan hệ, không thực hiện nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng trẻ em mặc dù có khả năng thực hiện nghĩa vụ (trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi). + Cha mẹ, người giám hộ bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. (trang web của bộ lao động thương binh xã hội)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Khoa xã hội học và công tác xã hội BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI: TRẺ EM MỒ CÔI KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA, TRẺ EM BỊ BỎ RƠI Giáo viên hướng dẫn : Võ Thuấn Nhóm thực hiện : Nhóm 1 Lớp : CPK33 Đà Lạt - 12/2012 1 Nội dung : I. Định nghĩa và đặc điểm tâm lý của trẻ mồ côi, không nơi nương tựa. 1. Định nghĩa. - Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và bị bỏ rơi là những trường hợp trẻ không có được sự chăm sóc, giáo dục của gia đình và người giám hộ như: + Sau khi sinh con, cha mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng. + Cha mẹ, người giám hộ để trẻ em cho người khác nuôi, cắt đứt quan hệ, không thực hiện nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng trẻ em mặc dù có khả năng thực hiện nghĩa vụ (trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi). + Cha mẹ, người giám hộ bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. (trang web của bộ lao động thương binh xã hội) - Trẻ em mồ côi là những trẻ mất cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mất mẹ hoặc cha, nhưng (cha/mẹ) mất tích, không đủ năng lực pháp lý để nuôi dưỡng (bị tâm thần, đang trong thời kỳ chấp hành án) theo quy định của pháp luật. Những trẻ em bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra được coi là trẻ mồ côi ( Bài giảng tóm tắt công tác xã hội trẻ em_ Đặng Thị Thanh Thủy- 2011). - Theo nhóm định nghĩa: Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn dinh dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (ông, bà nội ngoại, bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa. 2. Đặc điểm tâm lý. a. Niềm tin bị hủy hoại:  Những niềm tin “phải và buộc phải”: Trẻ phải làm những điều mà người khác muốn trẻ phải làm chứ không phải để đạt các nhu cầu của bản thân.  Những niềm tin gây thảm họa: Không đưa đến một khả năng lựa chọn nào cho tương lai và không tránh khỏi khiến trẻ cảm thấy thất vọng chán nản ( Em không bao giờ học nữa). 2  Những niềm tin “luôn luôn” và “không bao giờ”: Sự phóng đại sự thật và khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì có những lúc có những điều tích cực xảy ra đều bị làm ngơ và phủ nhận ( Mọi người luôn chỉ trích em).  Những niềm tin không khoan dung người khác: Niềm tin cho rằng người khác vốn xấu xa hoặc ác ý, không làm điều đáng ra họ phải làm và không đạt tới sự kỳ vọng của trẻ đưa đến những cảm nghĩ tiêu cực và làm hỏng các mối quan hệ.  Những niềm tin đổ lỗi: Kiếm cớ khước từ nhu cầu tự sửa đổi và muốn ai khác phải thay đổi.  Những niềm tin nhận thức sai lệch về bản thân: “Em khó ưa, em là người xấu”, niềm tin bị hủy hoại. b. Sự ứng phó với trầm cảm:  Trầm cảm được biểu lộ bằng trạng thái suy kém rõ rang với sự mất quan tâm hoặc vui thú trong các hoạt động bình thường.  Sự trầm cảm cũng có thể là kết quả của những ý nghĩ tiêu cực, những ý nghĩ này có thể là bao gồm cái nhìn tiêu cực về bản thân, những diễn dịch tiêu cực về các kinh nghiệm riêng và những quan điểm tiêu cực về tương lai.  Trẻ em ứng phó trầm cảm bằng rất nhiều cách, một số trẻ em có thể trốn chạy khỏi gia đình. Một số, đặc biệt là em trai, biểu lộ cảm nghĩ bằng những hành vi hướng ngoại và có thể hành động quá khích. Các em gái thường biểu lộ tình cảm bằng những hành vi hướng nội, băn khoăn hoặc trở nên lo lắng.  Trẻ em trải qua rối loạn lo lắng, có thể cho thấy các triệu chứng lo lắng, bất an, phiền muộn, kém tập trung, đi tiểu thường, trạng thái kích động, trí tuệ yếu, choáng váng, căng thẳng cơ bắp hoặc dễ bị mệt. c. Mặc cảm có tội lỗi tự trách mình: - Trẻ cảm thấy xấu hổ những gì xảy ra đến cho mình , bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự trách mình vì không tự bảo vệ được. d. Giận dữ và có ác cảm: Một số trẻ em tức dẫn người lớn vì bị bạc đãi hoặc không được chăm sóc thích đáng hoặc do các em cứ đinh nhinh sẽ bị phê bình và trừng phạt. e. Hoài nghi, thiếu tin tưởng: Trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn thường có đủ lý do để ngờ vực. Những người lớn mà các em hay gặp thuờng có vẻ xa cách với trẻ và không hiểu được những khó khăn này. f. Khó diễn tả cảm xúc bằng lời: 3 Có thể do bị choáng ngợp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén tâm trạng đó, hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích để tự nói về mình và không có đủ lời để diễn tả tâm trạng. g. Không nói thật: Vì trẻ ước ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng lấy lòng người lớn ( cố gắng nói ra nhũng điều hay và những điều người lớn muốn nghe), cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý của người nghe. II. Tình huống. Nguyễn Văn A năm nay 9 tuổi, em hiện đang sống trong một căn nhà tồi tàn, dột nát ở xã P’róh – huyện Đơn Dương – tỉnh Lâm Đồng. Bà H nhận nuôi em từ lúc em mới sinh ra. Lúc em lớn lên thì được bà H kể lại rằng, em được bà nhặt về nuôi vào một hôm đi làm vườn về, bên cạnh một gốc cây đầu ngõ, lúc đó em mới được 2 tháng tuổi. Bà H không lấy chồng cũng không có họ hàng, là người từ nơi khác tới, thấy cảnh cô đơn một mình nên ẵm em về nuôi. Khi A lớn lên bà làm giấy khai sinh và cho em đi học. Ngoài một sào vườn trồng rau, bà H còn buôn bán nhỏ ngoài chợ để kiếm tiền nuôi em ăn học. Địa phương nơi bà cư ngụ biết sự việc nên đã chấp nhận và cho bà nhận nuôi A. Do không xác định được bố mẹ của em. Từ lúc A học lên lớp 2 thì bà H bị bệnh phải thuốc thang thường xuyên, tuổi bà cũng đã cao. Cuộc sống của hai người trở nên khó khăn hơn, nguồn thu cũng giảm sút do bà không thể buôn bán thường xuyên được nữa. Sau một thời gian ốm đau, bà H qua đời. A sống bơ vơ một mình trong căn nhà đó đã được hai tháng. Tiền ma chay của bà H cũng nhờ vào hàng xóm và chính quyền địa phương hỗ trợ. Cuộc sống hàng ngày của em nhờ vào những gì bà H để lại và nhờ vào bà con xung quanh giúp đỡ. Em không còn nơi nào để nương tựa không biết nhờ vào ai, việc học phải bỏ dở giữa chừng. Một bé trai như em còn quá nhỏ để đi làm việc gì đó. A rơi vào tình cảnh mồ côi, sống rất khó khăn, nhất là khi bà H qua đời, em trở nên hụt hẫng, buồn bã và lo sợ khi phải sống một mình không 4 có người thân bên cạnh. Hiện tại A đang cần sự trợ giúp xã hội để có một cuộc sống bình thường. III. Khung cơ sở pháp lý dành cho trẻ. 1. Pháp luật Việt Nam  Cơ sở pháp lý: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được quy định tại điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, điều 65 Hiến pháp 1992. Tại điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nói về việc giáo dục, chăm sóc nhóm trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa với nội dung như sau: 1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập. 2. Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi. 3. Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi. Quy định trên đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nêu trên. Luật đã quy định cụ thể cơ quan có trách nhiệm trong việc giúp đỡ trẻ em tìm nơi nương tựa. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có các chính sách trợ giúp các cơ sở chăm sóc trẻ em nhằm mục đích bảo đảm cho nhóm trẻ em này được chăm sóc, giáo dục với những điều kiện tốt nhất. Như vậy Việt Nam đã nội luật hóa các qui định pháp luật của luật quốc tế.  Quyết định số 38: (Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về chính sách trợ kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi) Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em bị mồ côi đủ điều kiện ( theo quyết định) thì được hổ trợ kinh phí theo mức thấp nhất là 200.000đ/ tháng trẻ. Riêng đối 5 với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi dưới 18 tháng tuổi thì được hổ trợ thêm kinh phí với mức thấp nhất là 270.000đ/tháng/trẻ. Ngoài các chế độ trợ cấp hàng tháng, trẻ mồ côi còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; đang học văn hóa, học nghề thì được miễn, giảm học phí, được cấp sách vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật...  Quyết định 65 Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg (ngày 25/3/2005) của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010 trong đó có trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi còn quy định như sau: Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập. Các bộ, các ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.  Nghị định 07 ( Nghị định số: 07/2000/NĐ-CP ngày 09/03/ 2000 của chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội, chương II, mục chế độ cứu trợ xã hội thường xuyên) Điều 6. Người thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên tại xã, phường quản lý gồm: Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bịmất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích để nương tựa; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều88 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; 6 Điều 7. Ngườithuộc diện cứu trợ xã hội quy định tại Điều 6 của Nghị định này thuộc diện đặcbiệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội.  Nghị định 168. ( Nghị định 168/2004/NĐ-CP ngày 20/09/2004 của chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội) Trẻ em lang thang mồ côi bị mất nguồn nuôi dưỡng được trợ cấp thường xuyên tối thiểu bằng 65.000 tháng ( nếu có đối tượng sống tại gia đình do xã, phường quản lý); mức 140.000đ/tháng và 210.000đ/tháng đối với trẻ em dưới 18 tuối ( Nếu đối tượng sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc nhà nước quản lý).  Nghị định 49 ( Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 quy đinh về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015) Điều 4. Đối tượng được miễn học phí Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên. Điều 6. Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập 7 Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Điều 7. Cơ chế miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập Việc miễn, giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí. Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định này với mức 70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác… thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học. 2. Pháp luật quốc tế  Cơ sở pháp lý: Điều 20 và 21 Công ước quốc tế về quyền trẻ em . Việc xếp trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, bị bỏ rơi vào một nhóm là vì đặc điểm của nhóm trẻ em này là không có bố mẹ hoặc vì lý do nào đó không được sống cùng bố mẹ: “Trẻ em tạm thời hoặc hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc vì lý do ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong môi trường gia đình sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ đặc biệt của Nhà nước” (k1 Đ 20 Công ước về quyền trẻ em) Nguyên nhân khiến trẻ em mồ côi, không nơi nương, bị bỏ rơi tựa là do cha mẹ chết trong tai nạn, bệnh tật, chết trong thiên tai, chiến tranh hay mất tích trong các vụ thiên tai, lũ lụt, hay cha mẹ vì lý do nào đó không nuôi dưỡng chúng, vứt bỏ chúng, hoặc bị thất lạc…. Theo điều 20 qui định, “Các nhà nước thành viên tùy theo luật pháp của quốc gia mình đảm bảo việc chăm sóc bảo vệ cho những trẻ em như vậy.” Tại khoản 3 của điều 20 cũng đưa ra các phương thức giúp đỡ đối với nhóm trẻ em này: “Việc chăm sóc trẻ em bao gồm các hình thức trong đó có hình thức nuôi dưỡng kafalah theo luật pháp của đạo Hồi, nhận làm con nuôi hoặc nếu cần thiết đưa vào các trung tâm chăm sóc trẻ em thích hợp. Trong quá trình xem xét lựa chọn phương án, cần phải tính đến nguyện vọng được giáo dục, dạy dỗ lien tục và cơ sở nền tảng về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và dân tộc của trẻ em”. 8 Một trong những phương thức giúp đỡ hữu hiệu đối với nhóm trẻ em này việc cho nhận con nuôi và điều đó đã được Điều 21 của Công ước đã điều chỉnh bằng cách quy định thẩm quyền cho phép nhận con nuôi, điều kiện mà người nhận con nuôi phải tuân thủ… IV. Tiến trình can thiệp đối với A: ( gồm 5 bước) Bước 1: Tiếp cận thân chủ và thu thập thông tin Thông qua chính quyền địa phương làm quen và tạo mối quan hệ ban đầu với thân chủ. Thông qua các kênh như là chính quyền địa phương xã, thôn , xóm mà thân chủ đang sống để có thông tin và cái nhìn toàn diện về các vấn đề thân chủ đang gặp phải. Liên hệ các tổ chức có liên quan như trường học, chi hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ để thu thập thông tin về thân chủ. Tìm hiểu các môi trường thân cận thân chủ như bà con hàng xóm, bạn bè gần nơi thân chủ sinh sống. Thông qua chính thân chủ để biết các vấn đề thân chủ đang gặp phải Cụ thể: - Nhân viên xã hội giới thiệu bản thân, nguyên nhân buổi gặp mặt. - Thu thập các thông tin cơ bản về thân chủ: + Họ và tên: Nguyễn Văn A + Độ Tuổi: 9 tuổi + Giới tính: Nam + Quê quán: xã P’róh – huyện Đơn Dương – tỉnh Lâm Đồng - Giải thích cho thân chủ hiểu về các nguyên tắc làm việc với nhân viên xã hội. Bên cạnh đó cũng mong muốn thân chủ hợp tác để công việc được tiến triển tốt hơn. - Với mục đích chính là: Nhằm tạo mối quan hệ và hướng thân chủ đến việc hợp tác và chia sẻ thông tin cho nhân viên xã hội.  Sơ đồ sinh thái: Dịch vụ y tế 9 Gia đình mở rộng Dịch vụ an sinh xã hội Bạn bè Thân chủ A Hàng xóm Dịch vụ vui chơi giải trí Trường học Chính quyền địa phương Chú giải: Mối quan hệ khó tiếp cận Mối quan hệ tốt 2 chiều Mối quan hệ tốt nhưng chỉ một phí Không có mối quan hệ Phân tích: - Hàng xóm: Thỉnh thoảng có cho thức ăn hỗ trợ về quần áo cho A, mọi người cũng có quan tâm hỏi han nhưng không có các hình thức giúp đỡ triệt để. 10 - Trường học: Thầy cô và bạn bè luôn quan tâm động viên em đến trường nhưng do em không đủ kinh tế để đi học. Nên từ khi mẹ nuôi mất em phải nghỉ học lang thang ở chợ để kiếm sống. - Chính quyền: Có các hỗ trợ về vật chất cho em, nhưng các biện pháp này chỉ mang tính tạm thời. - Dịch vụ y tế : Em không được hỗ trợ hay hưởng các dịch vụ y tế theo đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Khi bị ốm đau thì em không tiền mua thuốc. - Bạn bè: Lúc còn đi học em thường chơi với một số bạn trong lớp. Bây giờ em vẫn chơi với các bạn nhưng không thường xuyên, các bạn em còn nhỏ tuổi nên cũng không giúp đỡ được nhiều cho em. - Gia đình mở rộng: Về họ hàng của bà H cũng nghèo khó và ở xa nên không thể giúp đỡ gì cho em. - Dịch vụ an sinh xã hội: Hiện tại A chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ phía các cơ quan chức năng. - Dịch vụ vui chơi giải trí: Vì hoàn cảnh nên em phải đi kiếm sống từng bữa. Khi thấy các bạn cùng lứa tham gia vui chơi giải trí (đá bóng, nhảy dây,…) em chỉ biết đứng nhìn từ xa. Một phần do em mặc cảm, nhưng quan trọng hơn cả là do em không có điều kiện để tham gia vui chơi (không có bố mẹ đưa đi – người bảo hộ, không có tiền, không đủ sức khỏe…).  Các kỹ năng và phương pháp: mà nhân viên xã hội sử dụng trong quá trình can thiệp như: thiết lập mối quan hệ, tạo lòng tin, phỏng vấn, thấu cảm, quan sát, lắng nghe, ghi chép, thu thập thông tin, chọn lọc thông tin, khái quát vấn đề… Bước 2: Xác định vấn đề. Trường hợp của A là mồ côi, không nơi nương tựa, không có người chăm sóc bảo vệ, không được đến trường và thụ hưởng các dịch vụ cùng các trẻ em khác. 11 Dễ bị tổn thương, gặp các mối nguy hiểm. Thiếu thốn tình cảm gia đình và người thân. Do vậy vấn đề ở đây là tạo môi trường để A có cuộc sống bình thường, như những trẻ em khác được nâng niu, dạy dỗ và yêu thương. Cây vấn đề: Ảnh hưởng về tâm lý Ảnh hưởng về thể chất Không được hưởng các dịch vụ xã hội Không có người chăm sóc A mồ côi, không nơi nương tựa - Gia đình Mồ côi cha mẹ Không còn người bảo hộ - Phân tích vấn đề:  Nguyên nhân: - Gia đình: 12 Xã hội Chính quyền Nhà trường Hàng xóm A bị bố mẹ bỏ rơi từ lúc mới sinh ra, được bà H nhận về nuôi và chăm sóc. Nhưng đến khi bà H bị bệnh và qua đời nên A không có ai chăm lo cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do còn nhỏ tuổi nên em không thể có đủ khả năng đảm bảo cuộc sống của bản thân mình, nhận thức của em còn yếu, tâm lý A hoảng sợ vì không có ai bên cạnh. Hiện tại A đang sống trong căn nhà cũ của bà H để lại. Đồ đạc trong nhà đã cũ và cũng không đầy đủ để em có thể tự chăm lo cho việc sinh hoạt của mình. - Xã hội: + Chính quyền địa phương ban đầu cũng có giúp đỡ cho em một phần kinh phí để đảm bảo cuộc sống thời gian đầu nhưng biện pháp đó chỉ tạm thời. Nhưng về sau, cuộc sống của em vẫn bấp bênh, gặp nhiều khó khăn. + Bà con hàng xóm: Cũng hay hỗ trợ em thức ăn hàng ngày. Họ cũng là những người có cuộc sống khó khăn nên giúp đỡ em cũng có sự hạn chế. + Nhà trường: Sau khi em nghỉ học cũng không có sự hỗ trợ nào. Chỉ có cô giáo chủ nhiệm hay đi lại quan tâm trong thời gian đầu.  Hậu quả: - Ảnh hưởng về tâm lý: A sẽ cảm thấy hoang mang khi mất đi mẹ nuôi. Sống một mình em cảm thấy sợ hãi và phải đối đầu với những mối nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó em còn có thể bị các kẻ xấu dụ dỗ vướng vào các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, ma túy… - Ảnh hưởng về thể chất: Em không được chăm sóc sức khỏe, sẽ có nguy cơ suy nhược cơ thể và mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là A không đảm bảo được bữa ăn hàng ngày. - Không được hưởng các dịch vụ xã hội: A không được tiếp cận với các nguồn lực xã hội như: chăm sóc y tế, BHXH, vui chơi giải trí, giáo dục…. - Không có người chăm sóc: Khi mẹ nuôi của A qua đời, A phải đối mặt với những nguy hiểm, mất đi người bảo hộ hợp pháp, A phải tự chăm sóc cho bản thân, 13 một mình chống chọi với cuộc sống, em phải lo từng bữa cơm hàng ngày, quần áo để mặc.  Các phương pháp và kỹ năng sử dụng trong bước này: phân tích thông tin, ghi chép, lắng nghe, đánh giá vấn đề, lưu trữ thông tin, quan sát … Bước 3: Lên kế hoạch  Mục tiêu tổng quát: Tìm cho A có được một nơi chăm sóc và chổ ở ổn định để A có đủ điều kiện phát triển như các đứa trẻ khác.  Mục tiêu cụ thể: - Tìm người chăm sóc bảo hộ. - Củng cố tinh thần ổn định tâm lý cho trẻ và giải thích cho em hiểu và nhận thức được các mối nguy hiểm mà em có thể gặp phải khi sống một mình. - Tạo môi trường học tập và giúp em tự lập cho cuộc sống của mình. - Liên hệ đối với chính quyền địa phương và các ban ngành hỗ trợ để em được đảm bảo các quyền của trẻ em.  Kế hoạch trợ giúp trường hợp của A gắn liền với việc NV CTXH phải thực hiện các mục tiêu nêu trên. Theo kế hoạch của nhóm đưa ra thì NV CTXH sẽ làm việc với thân chủ A trong thời gian 6 buổi. Kế hoạch cụ thể như sau: Mục tiêu Thời gian Hoạt động Người tham Kết quả mong gia 1. Tìm người 1 buổi Gặp chăm sóc bảo quyền hộ phương, đợi chính Nhân viên xã Tìm cho em địa hội. được mái ấm xin Cán bộ chính gia đình hạnh giới thiệu các quyền địa phúc. cá nhân có nhu phương. cầu nhận con Cán bộ trung nuôi. tâm bảo trợ Liên hệ các xã hội 14 trung tâm bảo trợ xã hội, làng trẻ SOS 2. Củng cố tinh 2 buổi Tham vấn tâm - Tâm lý trẻ thần ổn định lý. được ổn định tâm lý cho Hỗ trợ tài liệu - trẻ và giải tự chăm sóc nhận thức được thích cho em bản thân các Thân chủ vấn đề hiểu và nhận nguy hiểm mà thức mình được có thể các mối nguy gặp phải và có hiểm mà em những chuẩn bị có thể gặp cần thiết để đối phải khi sống phó. một mình. 3. Liên hệ với chính 1 buổi Gặp gỡ chính Nhân viên xã Thân chủ được quyền địa phương quyền và các ban ngành hỗ phương, địa hội hưởng đầy đủ trợ để em được đảm các Chính quyền các quyền và ban ngành các địa phương, nghĩa vụ cơ bảo các quyền cơ liên quan. bản cho em các ban bản của mình ngành liên quan. 4.Tạo môi trường 2 buổi Liên hệ với các Nhân viên xã Thân chủ có học tập và giúp em tổ chức có liên hội được một môi tự lập cho cuộc quan đến trẻ Thân chủ. như : trường Đại diện các học, chính ban ngành quyền địa đoàn thể có phương, các liên quan: trường sống của mình 15 lợi cho thuận việc phát triển tâm sinh lý thể chất bình thường. đoàn hội.. thể xã Hiệu trưởng, Thân chủ có Chủ tịch thể một mình Tham vấn cho xã,Chi thân chủ về các trưởng hội đương đầu các chi khó khăn trong kỹ năng sống hội phụ nữ cuộc sống. địa tự lập một tại mình. phương, ….  Phương pháp và kỹ năng trong bước này là: liên kết, điều phối nguồn lực, ghi chép, lắng nghe… Bước 4: Thực hiện kế hoạch  Buổi 1 :  Thời gian: 7h30 phút – 9h30 phút, ngày 14/12/2012  Địa điểm: trung tâm bảo trợ xã hội Đà Lạt  Thành phần tham gia: - Nhân viên xã hội - Ban giám đốc trung tâm bảo trợ Đà Lạt  Nội dung công việc: Liên hệ và gặp mặt với các trung tâm bảo trợ xã hội hoàn thành hồ sơ xin cho em được vào trung tâm, để em có nơi ở ổn định và tiếp tục việc học. Bên cạnh đó cũng liên hệ với những gia đình có nhu cầu nhận con nuôi để tìm cho em mái ấm gia đình mới.  Buổi 2 và 3:  Thời gian: 9h – 10h 30 phút, ngày 15 và 16/12/2012  Địa điểm: nhà ở của A  Thành phần tham gia: 16 - Nhân viên xã hội - Thân chủ A  Nội dung công việc: Đến nhà gặp thân chủ và động viên khuyến khích em, tác động đến suy nghĩ và cảm nhận của A, giúp em nhận ra mặt mạnh và mặt yếu của mình . Cùng thân chủ thỏa thuận và thống nhất kế hoạch làm việc, phân tích cho A hiểu rằng Nhân viên xã hội muốn giúp đỡ A và mong em hợp tác để giải quyết được vấn đề. Cho A thấy được việc sống một mình sẽ gặp nhiều nguy hiểm và khó khăn như thế nào.  Buổi 4:  Thời gian: 7h30 phút – 9h30 phút, ngày 17/12/2012  Địa điểm: UBND xã P’roh – Đơn Dương  Thành phần tham gia: - Nhân viên xã hội - Cán bộ chính quyền địa phương  Nội dung công việc: Gặp mặt chính quyền địa phương nói về vấn đề mà NVXH muốn giúp đỡ A và mong sự hợp tác của địa phương. Mong chính quyền can thiệp và tạo điều kiện cho A được tiếp cận các dịch vụ xã hội.  Buổi 5 và 6 :  Thời gian: 8h00 – 10h00, ngày 18 và 19/12/2012  Địa điểm: Trường học của A  Thành phần tham gia: - Nhân viên xã hội 17 - Ban giám hiệu nhà trường nơi A theo học - Cô giáo chủ nhiệm của A  Nội dung công việc: - Gặp mặt giới thiệu ban đầu nội dung mình cần trao đổi với ban giám hiệu nhà trường về trường hợp của A. Trình bày hoàn cảnh của A hiện đang gặp phải để mong nhà trường xem xét cho em được trở lại theo học cùng bạn bè. - Đồng thời gặp và trao đổi với cô giáo chủ nhiệm về kế hoạch giúp đỡ A quay lại lớp để theo kịp chương trình với các bạn.  Các phương pháp, kỹ năng trong bước này: liên kết, điều phối nguồn lực, vấn đàm, biện hộ, quan sát, lắng nghe, ghi chép, tạo lòng tin… Bước 5: Lượng giá. Tổng hợp các kết quả thu thập được sau quá trình hỗ trợ thân chủ, qua đó đánh giá hiệu quả của quá trình làm việc so với các mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Rút ra các bài học kinh nghiệm cho các ca làm việc sau. Xem xét trong ca can thiệp trường hợp với thân chủ A, NV CTXH đã làm việc với thân chủ như thế nào, qua trình can thiệp có hiệu quả hay không, NV CTXH có thực hiện đúng mục tiêu hay chưa và sau khi được sự can thiệp của VN CTXH thì thân chủ thay đổi như thế nào,...Đồng thời, NV CTXH cũng cần đánh giá lại xem, trong suốt thời gian giúp đỡ thân chủ A thì mình đã làm được những gì và còn hạn chế mặt nào để từ đó có biện pháp, hướng giải quyết và khắc phục trong các ca tiếp theo. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Chí An ( 1999). Nhập môn công tác xã hội với cá nhân. Ban xuất bản Đại học Mở - Bán công, TP Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Ngọc Lâm (2001). Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội. ĐH mở bán công TPHCM. 18 3. Nguyễn Thị Oanh (2000). Công tác xã hội đại cương Đại Học mở bán công TPHCM. 4. Nguyễn Phúc An (1994).Tâm lý xã hội. NXB Trẻ. 5. Đặng Thị Thanh Thủy ( 2011). Giáo trình công tác xã hội với trẻ em. Khoa XHH – CTXH, Trường Đại học Đà Lạt. 19 Bảng đánh giá nhóm 1 Mức độ tham gia Số buổi Đánh giá chung STT Ít Họ và tên vắng (nhận xét nhóm) học 1 Rất tích Tích Bình cực cực thường Không tham ĐIỂM tham gia gia Tham gia họp nhóm đầy đủ, tích VY ĐỨC ANH 3 x 8.5 cực đóng góp ý kiến 2 Tích cực đưa ra ý kiến, tham gia NGUYỄN THỊ LIÊN làm bài nhóm và đi học thường 0 x 9.5 xuyên. 3 VŨ THỊ LỘC 4 Hoàn thành nhiệm vụ được giao 2 x 9 Rất có trách nhiệm với nhóm, có KIM NGỌC RĨNH (NT) 0 khả năng lãnh đạo. 20 x 9.7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan