Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH TỐ TỤNG DÂN SỰ KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH...

Tài liệu BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH TỐ TỤNG DÂN SỰ KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

.DOCX
12
1886
118

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH TỐ TỤNG DÂN SỰ KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH I. Nhận định 1. Vụ việc dân sự bao gồm tranh chấp dân sự và yêu cầu dân sự. Nhận định Sai. Căn cứ theo Điều 1 BLTTDS 2015: Vụ việc dân sự bao gồm: vụ án dân sự, việc dân sự  Vụ án dân sự là các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.  Việc dân sự là các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Từ phân tích trên, vụ việc dân sự bao gồm các tranh chấp và yêu cầu không chỉ trong lĩnh vực dân sự mà còn trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. CSPL: Điều 1 BLTTDS 2015. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ để Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Nhận định Sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 BLTTDS 2015: “Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.” Căn cứ theo Điều 7 BLTTDS 2015 quy định về trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, theo đó: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau 2 đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.” Từ những cơ sở trên, chỉ có các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có trách nhiệm phải cung cấp tài liệu, chứng cứ để Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. CSPL: Khoản 1 Điều 6 và Điều 7 BLTTDS 2015 3. Khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán. Nhận định Sai. Căn cứ theo khoản 2 Điều và khoản 4 Điều 49 BLTTDS 2015 về sự tham gia và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân:  Khoản 2 Điều 11 BLTTDS 2015: “Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.”  Khoản 4 Điều 49 BLTTDS 2015:“Tiến hành các hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.” Với những quy định trên, Hội thẩm nhân dân chỉ ngang quyền với thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự. Còn khi tham gia xét xử thì Thẩm phán vẫn đóng vai trò cầm trịch trong quá trình xét xử thông qua vai trò Chủ tọa tức người điều khiển phiên tòa (Khoản 10 Điều 48 BLTTDS 2015). CSPL: Khoản 2 Điều 11, khoản 10 Điều 48 và khoản 4 Điều 49 BLTTDS 2015. 4. Người không sử dụng được tiếng Việt không được trực tiếp tham gia tố tụng. Nhận định Sai. 3 Căn cứ theo đoạn 2 Điều 20 BLTTDS 2015 quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự: “Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.” Với quy định trên, người không sử dụng được tiếng Việt vẫn được trực tiếp tham gia tố tụng nhưng trường hợp này phải có người phiên dịch. CSPL: đoạn 2 Điều 20 BLTTDS 2015. 5. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia tất cả phiên tòa sơ thẩm dân sự. Nhận dịnh Sai. Khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015 và Điều 27 Thông tư 02/2016/TTLTTANDTC-VKSNDTC thì Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ việc dân sự sau:  Việc dân sự;  Vụ án dân sự do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 97 và các điều 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105 và 106 BLTTDS;  Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng;  Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở;  Vụ án có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;  Vụ án dân sự chưa có điều luật để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS. Như vậy, không phải tất cả các phiên tòa sơ thẩm dân sự đều phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát. Những vụ việc dân sự không được quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015 sẽ không cần phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát. VD: Vụ việc dân sự về đơn phương ly hôn không có tranh chấp tài sản. 4 CSPL: Khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015 và Điều 27 Thông tư 02/2016/TTLTTANDTC-VKSNDTC. 6. Trong tố tụng dân sự, chỉ có đương sự có quyền khiếu nại hành vi, quyết định của cơ quan, người tiến hành tố tụng. Nhận định Sai. Căn cứ theo khoản 6 Điều 78 BLTTDS 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người làm chứng: “Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.” Như vậy, không chỉ đương sự, người làm chứng cũng có quyền khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng. CSPL: Khoản 6 Điều 78 BLTTDS 2015. 7. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng là tiếng Việt. Nhận định Đúng. Căn cứ theo Điều 20 BLTTDS quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch. Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.” Như vậy, người tham gia tố tụng có quyền không dùng tiếng Việt, người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền 5 dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật nhưng ngôn ngữ dùng trong hoạt động tố tụng phải là tiếng Việt. 8. Bình đẳng trong tố tụng dân sự chỉ xuất hiện khi các chủ thể có cùng một tư cách tố tụng. Nhận định Sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 BLTTDS quy định về bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự: “Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án.” Với quy định trên, ta thấy rằng bình đẳng trong tố tụng dân sự chỉ xuất hiện khi các chủ thể có địa vị pháp lý ngang nhau. Còn trong mối quan giữa các chủ thể có địa vị pháp lý không ngang nhau (VD: Giữa Tòa án và đương sự) thì sẽ được điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh, do đó sẽ không có bình đẳng trong tố tụng. 9. Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự trong phạm vi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Nhận định Đúng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 BLTTDS 2015: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.” Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc mang tính bắt buộc và rất quan trọng, được áp dụng xuyên suốt từ khi Tòa án thụ lý đến khi giải quyết xong vụ án. Do đó, Tòa 6 án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. CSPL: Khoản 1 Điều 5 BLTTDS 2015 10. Trong tố tụng dân sự, Tòa án chỉ có trách nhiệm hỗ trợ cho đương sự chứng minh. Nhận định Sai. Tòa án ngoài việc có trách nhiệm hỗ trợ cho đương sự trong việc thu thập chứng cứ (chứng minh), Tòa án còn có những trách nhiệm khác:  Tòa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự. (Khoản 2 Điều 8)  Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ. (Khoản 2 Điều 9)  Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của BLTTDS (Điều 10)  Tòa án có trách nhiệm tống đạt, chuyển giao, thông báo bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án theo quy định của BLTTDS (Khoản 1 Điều 22)  Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của BLTTDS (Khoản 1 Điều 24)  Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự (Đoạn 3 khoản 1 Điều 45) ...... 7 8 II. Bài tập Câu 1: Chị Lan kết hôn hợp pháp với anh Hùng năm 1990, có con chung là cháu Minh sinh năm 1997 và cháu Nga sinh năm 2010. Trong thời kỳ hôn nhân, chị Lan và anh Hùng có tạo lập tài sản chung gồm: 1 căn nhà tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM và diện tích đất 2000 m2 tại phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM. Do hôn nhân không hạnh phúc nên tháng 01/2017, chị Lan làm đơn khởi kiện anh Hùng đến Tòa án có thẩm quyền với yêu cầu: xin được ly hôn, xin được nuôi con, không yêu cầu anh Hùng cấp dưỡng, xin được sở hữu căn nhà, chị Lan đồng ý trả lại anh Hùng ½ giá trị căn nhà. Toà án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án. Anh Hùng có văn bản gửi đến Tòa án có nội dung: không đồng ý ly hôn do mâu thuẫn vợ chồng chưa trầm trọng, anh vẫn còn yêu thương chị Lan. Hỏi: a. Hãy xác định yêu cầu của chị Lan và yêu cầu của anh Hùng trong vụ án trên? Tòa án giải quyết những tranh chấp nào trong vụ án trên? Yêu cầu của chị Lan:  Yêu cầu đương phương xin ly hôn.  Yêu cầu giao quyền nuôi con.  Yêu cần chia tài sản chung vợ chồng. Yêu cầu của anh Hùng: Yêu cầu Tòa án hòa giải theo hướng vợ chồng đoàn tụ. Tòa án giải quyết những tranh chấp: Tương ứng với các yêu cầu của chị Lan. b. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm không? Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp không có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm. Bởi đây vụ việc không có các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS. c. Vụ tranh chấp này có thể được giải quyết theo các chế độ xét xử nào? 9 Vụ tranh chấp này có thể được giải quyết theo chế độ 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. d. Giả sử anh Hùng là người bị khuyết tật nói, anh Hùng sẽ tham gia tố tụng như thế nào? Anh Hùng được quyền dùng ngôn ngữ dành riêng cho người khuyết tật để trực tiếp tham gia tố tụng nhưng trương hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại. (Đoạn 3 Điều 20 BLTTDS 2015) Câu 2: Ngày 01/12/2013, bị đơn là Công ty cổ phần đầu tư An Hưng Plaza (sau đây gọi là Công ty An Hưng) có đơn xin vay vốn Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội với số tiền 20.000.000.000 đồng để xây dựng công trình chợ Hạ Long II với hình thức BOT. Để đảm bảo cho khoản vay nêu trên, Ngân hàng và Công ty An Hưng đã ký hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay số 0701QN526/HĐ ngày 06/02/2007 và Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay số: 0701QN526/HĐTC/PL01, theo đó Công ty An Hưng thế chấp các tài sản sau: 1. Khu chợ truyền thống (03 tầng); 2. Khu Trung tâm thương mại (04 tầng); 3. Các hạng mục khác; 4. Quyền kinh doanh, khai thác toàn bộ khu chợ. Đến hạn trả nợ lãi và gốc, Công ty An Hưng không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng tín dụng đã ký kết với Ngân hàng, đến nay mới trả được phần tiền lãi là 1.307.178.600 đồng, khoản tiền gốc và tiền lãi còn lại không trả. Ngân hàng đã nhiều lần gửi Công văn và đến làm việc yêu cầu thanh toán nợ lãi và gốc nhưng Công ty tư An Hưng cố tình không muốn trả nợ mặc dù Công ty An Hưng đã cho các hộ dân thuê các ki-ốt và chợ đã đi vào hoạt động. Do đó, ngày 23/8/2016, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu buộc Công ty An Hưng phải trả Ngân hàng tổng số tiền tạm tính đến ngày 23/8/2016 là 26.693.701.300 đồng (Trong đó tiền nợ gốc: 20.000.000.000 đồng; Tiền lãi: 6.693.701.300 đồng). Hỏi: 10 a. Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự hay việc dân sự? Vì sao? Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Bởi vụ án dân sự là các vụ việc về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Và vụ việc trong tình huống được nêu là vụ việc về tranh chấp hợp đồng vay tài sản tức tranh chấp dân sự. b. Đại diện Viện kiểm sát có phải tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm hay không? Vì sao? Đại diện Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm. Bởi công trình chợ Hạ Long II được xây dựng dưới hình thức BOT 1. Do đó, công trình chợ Hạ Long II là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước (tài sản công) do Công ty An Hưng làm chủ thầu, nên đại diện Viện kiểm sát có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm. (Khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015) c. Giả sử đại diện cho Ngân hàng tham gia tố tụng là ông David quốc tịch Mỹ, đang cư trú, làm việc ở Việt Nam. Hỏi Tòa án có bắt buộc có người phiên dịch cho ông David hay không? Căn cứ theo Điều 20 BLTTDS thì nếu ông David là người nước ngoài sử dụng được tiếng nói và chữ viết bằng tiếng Việt (có thể căn cứ thông qua bằng cấp, các chứng chỉ về ngôn ngữ,…) và ông đồng ý sử dụng tiếng Việt để tham gia tố tụng thì trường hợp này không cần phải có người phiên dịch. 1 BOT (viết tắt của tiếng Anh: Build-Operate-Transfer, có nghĩa: Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao). Chính phủ có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước (build) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (operate) và sau cùng là chuyển giao (transfer) lại cho nhà nước sở tại. 11 d. Giả sử sau khi xét xử vào ngày 15/6/2017, Tòa án sơ thẩm quyết định buộc Công ty An Hưng phải trả cho Ngân hàng số tiền nợ gốc là 20.000.000.000 đồng và số tiền lãi tính đến ngày ra bản án là 6.885.602.341 đồng). Theo anh chị việc làm của Tòa án có vi phạm nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự hay không? Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 BLTTDS: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó” thì Tòa án đã vi phạm nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Tòa án chỉ được quyền quyết định buộc Công ty An Hưng phải trả cho Ngân hàng số tiền trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan