Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tập học kì luật dân sự 1...

Tài liệu Bài tập học kì luật dân sự 1

.DOCX
13
305
112

Mô tả:

dân sự 1- 8đ
A. MỞ BÀI Xã hội ngày càng phát triển, những giao dịch dân sự cũng không ngừng tăng và mỗi giao dịch đó xảy ra nó đều có mục đích của nó. Để giao dịch dân sự đó phát sinh hiệu lực thì trong giao dịch dân sự đó nhất định sẽ có những điều kiện nhất định. Những điều kiện mà bắt buộc không được trái với quy định của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội. Để làm rõ hơn về giao dịch dân sự có điều kiện thì em xin chọn đề 5, từ đó em đã xây dựng và phân tích tình huống như sau: Đề số 5. Xây dựng một tình huống về giao dịch dân sự có điều kiện. Yêu cầu: - Phân tích điều kiện trong giao dịch là loại điều kiện gì (điều kiện phát sinh hiệu lực hay hủy bỏ hiệu lực của giao dịch)? - Phân tích các yếu tố mà điều kiện trong giao dịch phải thỏa mãn? - Thông qua xây dựng và phân tích tình huống trên để đưa ra quan điểm của cá nhân về khoản 1 Điều 125 BLDS năm 2005. Tình huống: Căn nhà 446 thuộc sở hữu của ông Nguyễn K và bà Vương T. Năm 1980, ông K, bà T lập tờ ủy quyền cho người khác để xuất cảnh. Đến năm 1999, UBND TP xác lập sở hữu nhà nước đối với căn nhà này theo diện “nhà vắng chủ”. Đầu năm 2001, Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP đã ký hợp đồng cho một doanh nghiệp tư nhân thuê phần căn nhà trên làm hội sở. Ông K chết, bà T về Việt Nam xin lại nhà. Năm 2007, bà T ủy quyền cho ông Đặng H thay mặt gia đình liên hệ với nhiều bộ, ngành đòi lại căn nhà này và ký bốn văn bản thỏa thuận hứa thưởng cho ông H với mức thưởng lần lượt được nâng lên cuối cùng là 35% trên tổng giá trị nhà và đất được Nhà nước giao trả. Sau một thời gian 1 xem xét, giữa năm 2011, Bộ Xây dựng và UBND TP đồng loạt ra quyết định trả lại nhà cho bà T. Sau khi có quyết định trả nhà, bà T làm văn bản khai nhận di sản thừa kế vào ngày 12/9/2011. Sau khi lấy lại được nhà, bà T đã thực hiện nhiều giao dịch mua bán, cho thuê với căn nhà nhưng không thực hiện hợp đồng “hứa thưởng” với ông Đặng Đình H. Sau nhiều lần thương thảo không có kết quả, vị luật gia này đã làm đơn kiện lên TAND TP yêu cầu bà T trả tiền “hứa thưởng” theo hợp đồng. Phân tích tình huống: Giao dịch dân sự có điều kiện mà em muốn phân tích ở đây là hợp đồng hứa thưởng. Nghĩa vụ hứa thưởng này sẽ xảy ra khi nào? Chủ thể trong giao dịch này là: + Bà T : có nhiệm vụ cung cấp thông tin liên quan đến ngôi nhà mà bà T và Ông Q biết; yêu cầu ông H thực hiện công việc trong hợp đồng về việc đòi lại nhà, đất; hoàn thành nghĩa vụ hứa thưởng với ông H khi ông H đã thực hiện đúng yêu cầu trong hợp đồng. Trong trường hợp, ông H gây ảnh hưởng đến lợi ích và không làm tròn nghĩa vụ đối với bà T thì bà T có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. + Ông H : có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin để đòi lại nhà đất cho bà T, có quyền yêu cầu bà T cung ứng một số thông tin liên quan đến ngôi nhà; quyền đại diện bà T thực hiện những công việc liên quan đến nhà đất và quyền được hưởng những lợi ích đã được thỏa thuận trong hợp đồng. 2 B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Điều kiện trong giao dịch là loại điều kiện gì (điều kiện phát sinh hiệu lực hay hủy bỏ hiệu lực của giao dịch)? Điều kiện của GDDS được hiểu là sự kiện có thể phát sinh trong tương lai và xác định vào thời điểm các bên thỏa thuận. Sự kiện do các bên thỏa thuận là xảy ra hoặc có nhiều khả năng xảy ra. Bởi vì, nếu các bên thỏa thuận về một sự kiện là điều kiện để xác lập giao dịch hoặc hủy bỏ giao dịch là những sự kiện không thể xảy ra hoặc chưa từng có trong xã hội, trong tự nhiên và mang nặng tính chất hoang tưởng thì sự kiện đó không thể được xem là điều kiện để xác lập giao dịch hoặc hủy bỏ giao dịch. Trong tình huống cũng đã nêu, ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của ông K và bà T, sau một thời gian ông bà sinh sống ở nước ngoài ông K chết bà T trở về nước thì ngôi nhà đó vẫn thuộc quyền quản lí của bà (trước khi chia di sản). Việc bà T đem ra điều kiện đòi lại nhà đất mà đã từng bị tuyên bố nhà vắng chủ là một sự kiện hoàn toàn có khả năng xảy ra. Vì thế, có thể nói rằng điều kiện mà bà T đưa ra là điều kiện để xác lập GDDS. Căn cứ vào những qui định của pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện và thực hiện nghĩa vụ dân sự có điều kiện, qua những phân tích về GDDS có điều kiện, khái niệm GDDS có điều kiện được xác định như sau: Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên phụ thuộc vào một sự kiện khách quan nhất định do các bên thỏa thuận hoặc là hành vi pháp lí đơn phương không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội và là những sự kiện phổ biến, biện chứng không mang tính chất hoang đường được xác định trong một thời hạn, một không gian nhất định và trong một phạm vi cụ thể và lấy đó làm điều kiện để xác định việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên khi sự kiện do các bên thỏa thuận phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. 3 Điều kiện trong GDDS có điều kiện có thể là điều kiện hủy bỏ giao dịch, tức là giao dịch đã được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là điều kiện xảy ra thì giao dịch bị hủy bỏ. Điều kiện trong GDDS có điều kiện có thể là điều kiện phát sinh, tức là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Để xảy ra nghĩa vụ hứa thưởng của bà T đối với ông H thì sự kiện “ ông H đòi được lại nhà đất cho bà T” bắt buộc phải xảy ra. Nếu trong trường hợp ông H không đòi lại được nhà đất cho bà T thì nghĩa vụ hứa thưởng đã được thỏa thuận trong hợp đồng sẽ không xảy ra. => Điều kiện trong giao dịch giữa bàT và ông H là điều kiện phát sinh hiệu lực. 2. Phân tích các yếu tố mà điều kiện trong giao dịch phải thỏa mãn Để có thể dễ dàng kiểm soát và bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thể khi tham gia GDDS và Nhà nước hay những cá nhân khác thì cần có những điều kiện nhất định. Và giao dịch giữa Bà T và ông H cũng không phải là ngoại lệ. Để điều kiện trong giao dịch thỏa mãn thì cần đáp ứng được các yêu tố về: * Chủ thể trong giao dịch dân sự : Để GDDS có hiệu lực pháp lí thì điều kiện đầu tiên là chủ thể tham gia GDDS phải có năng lực hành vi dân sự. Bởi vì, bản chất của giao dịch dân sự là sự thể hiên ý chí và sự thống nhất giữa ý chí và thể hiện ý chí ra bên ngoài. Điều này chỉ có những cá nhân có khả năng nhận thức được hành vi và hậu quả do hành vi mình gây nên mới có được. Khả năng này phụ thuộc vào độ tuổi và sự nhận thức của mỗi cá nhân. 4 Trong tình huống có nêu ông H hành nghề luật sư nên về điều kiện chủ thể phải có năng lực hành vi dân sự đối với ông H hoàn toàn phù hợp.Còn về bà T, mặc dù bà T ủy quyền cho ông H đại diện cho mình nhưng không có nghĩa là bà T không có năng lực hành vi dân sự, lí do bà T ủy quyền cho ông H đại diện cho mình là vì: Thứ nhất, bà T không rõ những quy định của pháp luật hay là thủ tục làm việc. Bà cần có người hỗ trợ, giúp đỡ trong việc đòi lại nhà đất mà việc này lại liên quan đến pháp luật. Người hỗ trợ, giúp đỡ đó phải bắt buộc có sự am hiểu về pháp luật. Người bà T lựa chọn đó là ông Đặng Đình H ( luật sư) đã được đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Thứ hai, vì đây là vụ kiện đòi nên để có thể bảo vệ được quyền, lợi ích của mình một cách tốt nhất thì bà T cần có người luật sư đại diện cho mình. Cho nên, trong tình huống trên điều kiện chủ thể trong GDDS phải có năng lực hành vi đều được thỏa mãn và phù hợp với mức độ năng lực hành vi dân sự (năng lực hành vi dân sự được quy đinh từ Điều 17 đến Điều 23 BLDS). * Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng dân sự có điều kiện Theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2005: "Mục đích của GDDS là lợi ích hợp pháp mà các bên muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó". Tuy nhiên mục đích và nội dung của giao dịch cũng được quy định tại mục b khoản 1 điều 122 như sau : “ mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Có thể nói rằng, không thể có hành vi mang tính ý chí khi các chủ thể tham gia việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự lại không nhằm vào mục đích 5 nhất định. Dù hành vi tuyên bố đơn phương của 1 người hay hành vi xác lập hợp đồng dân sự, các chủ thể đều hướng tới một mục đích nhất định. Tuy mục đích mà các bên hướng tới là khác nhau nhưng đều nhằm đáp ứng vật chất hoặc tinh thần. Mục đích chính là hậu quả pháp lí trực tiếp phát sinh từ giao dịch( phát sinh, trao đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự). Mục đích của giao dịch dân sự là yếu tố không thể thiếu trong giao dịch dân sự, nó là cơ sở để xác định việc xác định và thực hiện giao dịch dân sự có hiệu lực pháp lí hay không. Trong tình huống trên, động cơ thúc đẩy 2 bên tham gia GDDS chính là lợi ích vật chất còn mục đích trong giao dịch giữa bà T và ông H mong muốn đạt được là bà T muốn lấy lại nhà đất, còn ông H ngoài được trả công( phí dịch vụ) thì vẫn được thưởng nếu hoàn thành nghĩa vụ. Muốn đạt được mục đích đó thì 2 bên phải cam kết, thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng hay chính là nội dung của hợp đồng. Nội dung của giao dịch đã được tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng(nội dung hợp đồng được quy định từ điều 519 đến điều 526 BLDS 2005 nhưng trong GDDS thì các bên có quyền thỏa thuận). Hợp đồng có phát sinh hiệu lực pháp luật, mục đích và nội dung của giao dịch cũng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội có nghĩa là mục đích và nội dung của hợp đồng không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công. Với mục đích của mình thì bà T chỉ nhằm đòi lại quyền lợi của mình là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu ngôi nhà, hơn nữa tất cả nhà vắng chủ đều do Nhà nước trực tiếp quản lý. Quyền lợi của người chủ nhà được Nhà nước trực tiếp quản lý, bảo hộ và giải quyết thích đáng khi người chủ nhà trở về , có 6 thể nói việc bà T đòi lại nhà đất là hoàn toàn hợp pháp và điều đó cũng không gây ảnh hưởng đến những lợi ích chung. Mục đích, nội dung trong hợp đồng đều thỏa mãn các điều kiện trong 1GDDS được quy định tại khoản 1 điều 122 BLDS năm 2005. * Điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch dân sự có điều kiện Điều kiện để giao dịch phát sinh được thể hiện ý chí đích thực của chủ thể, 2 bên hoàn toàn tự do, tự nguyện lựa chọn, thảo luận không những nội dung của giao dịch mà còn cả về điều kiện kèm theo. Sự tự nguyện, tự do ý chí luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong giao dịch. Bản chất của giao dịch này là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí của 2 bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Các hành vi xuất phát từ ý chí của chủ thể trong giao dịch nên có hiệu lực ràng buộc đối với nhau. Tuy nhiên 2 bên tham gia giao dịch nhằm thỏa mãn những lợi ích riêng của mình trong phạm vi phù hợp với lợi ích chung. Trong GDDS giữa bà T và ông H, trong lĩnh vực về tranh chấp tài sản hay nói chung là những gì liên quan đến pháp luật thì bà T có thể chưa rõ lắm vì thế nên bên A cần đến bên B ( là luật sư) là người am hiểu rõ về những vấn đề thuộc liên quan đến pháp luật. Một bên muốn thuê dịch vụ còn 1 bên lại cung ứng dịch vụ, việc tham gia GDDS này giữa 2 bên đều có lợi vì thế nên họ cùng nhau tham gia thỏa thuận 1 giao dịch dân sự hoàn toàn một cách tự nguyện. * Hình thức của giao dịch dân sự: Điều 124 BLDS 2005 quy định: 1.Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. 7 Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hình thức GDDS là cách thể hiện ý chỉ ra bên ngoài dưới 1 cách thức nhất định của chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Hình thức giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng, nó là căn cứ xác nhận các quan hệ đã và đang tồn tại giữa các bên từ đó xác định trách nhiệm dân sự của mỗi chủ thể tham gia giao dịch dân sự khi có hành vi vi phạm xảy ra. Về nguyên tắc các bên có thể thỏa thuận hình thức của giao dịch dân sự. Nhưng trong một số trường hợp nhất định vì lợi ích chung, vì sự an toàn toàn pháp lí cho các chủ thể tham gia giao dịch hoặc cho những người có quyền và lợi ích liên quan, pháp luật quy định một số giao dịch bắt buộc phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định, tùy thuộc vào đối tượng và tầm quan trọng của từng giao dịch cụ thể. Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 04/2013/NĐ-CP việc ủy quyền có thù lao phải được lập thành hợp đồng ủy quyền. Để ông H có quyền đại diện đòi lại nhà đất cho bà T thì cả 2 bên cũng đã kí kết hợp đồng( hợp đồng đã được công chứng) để tránh tình trạng vượt quá quyền hạn đại diện, những việc mà có thể gây mất lợi ích cho cả 2 bên cũng như là căn cứ để có thể giải quyết mâu thuẫn dễ dàng hơn khi nó xảy ra. 3. Thông qua xây dựng và phân tích tình huống trên đưa ra quan điểm của cá nhân về khoản 1 Điều 125 BLDS năm 2005. Khoản 1 điều 125 BLDS 2005 về giao dịch dân sự có điều kiện quy định như sau: trong tường hợp các bên thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ 8 giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ. Trong giao dịch dân sự mặc dù việc thỏa thuận, tự nguyện được luật dân sự đề cao nhưng vì mềm dẻo nên cũng có không ít mâu thuẫn xảy ra. Trong giao dịch giữa bà T và ông H mặc dù giao dịch dân sự này đã được thể hiện dưới hình thức là hượp đồng nhưng vẫn không tránh được tình trạng trốn tránh nghĩa vụ đối với bên còn lại, như đã nêu trong tình huống thì khi ông H đòi được lại nhà đất cho bà T thì ông H sẽ được nhận thưởng 35% trên tổng giá trị nhà và đất được Nhà nước giao trả. Tuy nhiên sau khi ông H hoàn thành nghĩa của của mình trong hợp đồng thì bà T lại thực hiện hứa thưởng cho ông H, mặc dù 2 bên đã ngồi lại thương lượng nhưng vụ việc lại vẫn phải nhờ đến tòa giải quyết. Nguyên nhân dẫn đến việc trốn tránh trách nhiệm : Thứ nhất, do hợp đồng giữa hai bên thỏa thuận không rõ ràng,dứt khoát. Khi quy định những nghĩa vụ trong hợp đồng mà hai bên phải làm thì trong hợp đồng chưa nêu rõ những trách nhiệm dân sự mà các bên phải gánh chịu khi không thực hiện. Nên khi ông H đã hoàn thành nghĩa vụ của mình đáng nhẽ ra sẽ được nhận số tiền như đã thỏa thuận nhưng bà T và ông H lại chối bỏ. Bà T trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trước ông H khi ông H đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trpng giao dịch này có thỏa thuận là “ sau khi ông H hoàn thành xong nghĩa vụ” nhưng lại không nói đến thời hạn là khi nào, sau khi là bao nhiêu lâu? Thứ hai, do pháp luật chưa nghiêm minh. Trong việc này, em nghĩ nên có biện pháp xử phạt bà T vì việc thực hiện nghĩa vụ hứa thưởng ở đây là sự hoàn toàn tự nguyện của bà T chứ không hề có sự bắt buộc hay bị tác động bởi bất cứ ai. Việc hứa thưởng của bà T là tự nguyện mà bà T còn không thực hiện, thì liệu 9 rằng nếu có thêm những thỏa thuận khác về nghĩa vụ của bà T, mà việc không thực hiện nghĩa vụ đó cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của bà T thì bà có thực hiện hay không. Vì vậy, ngoài việc buộc phải hoàn thành nghĩa vụ trước kia thì buộc người này phải bồi thường thiệt hại về tinh thần, cũng như vật chất mà họ gây ra cho bên kia. Trong thực tế một giao dịch dân sự xảy ra mâu thuẫn là việc không tránh khỏi nhưng việc trốn tránh nghĩa vụ trong khi họ có khả năng để làm thể hiện sự coi nhẹ pháp luật, sự coi nhẹ này xuất phát từ việc những điều luật còn mềm dẻo, còn nhiều lỗ hổng để các chủ thể đó có thể trốn tránh trách nhiệm. Vì thế cần có những xử phạt nghiêm minh để hạn chế tình trạng trên. Qua nhận xét tình huống trên, theo quan điểm của em thì nên có sửa đổi như: Quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân; Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương bình đẳng với chủ thể khác khi tham gia quan hệ dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của BLDS; nếu có trường hợp một bên đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên kia lại trốn tránh nghĩa vụ của mình đối với người đã hoàn thành thì cần phải có những xử phạt để răn đe, ngăn chặn tình trạng này. Vì trên thực tế thì những vụ việc trốn tránh nghĩa vụ đối với một bên đã và đang xảy ra không ít. Vì luật dân sự đề cao tính thỏa thuận, giải hòa khi có mâu thuẫn xảy ra nên cần hoàn thiện các chế định về giao dịch dân sự để hạn chế tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyền vào các quan hệ dân sự. 10 C. KẾT LUẬN Trên đây là những phân tích của em về xây dựng một tình huống giao dịch dân sự có điều kiện. Nội dung của bài làm nhằm tìm hiểu rõ hơn một giao dịch dân sự có thể xảy ra thì nó phải thỏa mãn những điều kiện gì. Trong quá trình làm bài do tầm hiểu biết còn hạn chế, nên em mong có được những lời nhận xét của thầy cô để bài làm của em hoàn thiện hơn và tránh được những sai sót vào những bài làm sau. Em xin chân thành cảm ơn! 11 MỤC LỤC A. MỞ BÀI............................................................................................................1 B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG..........................................................................3 1. Điều kiện trong giao dịch là loại điều kiện gì (điều kiện phát sinh hiệu lực hay hủy bỏ hiệu lực của giao dịch)?.....................................................................................3 2. Phân tích các yếu tố mà điều kiện trong giao dịch phải thỏa mãn......................4 3. Thông qua xây dựng và phân tích tình huống trên đưa ra quan điểm của cá nhân về khoản 1 Điều 125 BLDS năm 2005....................................................................8 C. KẾT LUẬN.....................................................................................................11 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb. CAND, Hà Nội, 2012; 2. BLDS của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2005. 3. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, TS. 4. LÊ ĐÌNH NGHỊ( chủ biên). Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật công chứng số 04/2013/ NĐ- CP. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan