Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài phân tích trình lzw 15 nhằm mô phỏng thuật toàn kỹ thuật nén dữ liệu....

Tài liệu Bài phân tích trình lzw 15 nhằm mô phỏng thuật toàn kỹ thuật nén dữ liệu.

.DOC
79
96
132

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 MỞ ĐẦU: Giới thiệu về Nghệ An: Vị trí địa lý Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông. Diện tích: 16.487km2 Dân số: 3.030.946 người (Trung bình năm 2005 - Theo niên giám thống kê 2005) Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu... Mật độ dân số trung bình: 184 người /km2 Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh Huyện thị: Thị xã Cửa Lò và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.  Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km.  Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km  Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km.  Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km.  Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha. Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 1 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Địa hình :Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Khí hậu - Thời tiết : Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Độ ẩm trung bình hàng năm là: 84%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng 7 Sông ngòi: Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km 2 (riêng ở Nghệ An là 17.730 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m 3 trong đó 14,4.109 là nước mặt. Biển, bờ biển :Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp, đó là lợi thế cho việc phát triển ngành du lịch ở Nghệ An. Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha). Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 2 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Lời mở đầu: Hoạt động sản xuất là hoạt động quan trọng và là hoạt động cơ bản nhất của con người.Kết quả hoạt động sản xuất chính là tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của mọi người.Trên bình diện toàn xã hội,kết quả hoạt động sản xuất là toàn bộ sản phẩm xã hội. Trong thống kê kinh tế nói chung và Hệ thống tài khoản quốc gia nói riêng thì các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và lưu thông sản phẩm xã hội là các chỉ tiêu đầu tiên và là các chỉ tiêu cơ bản.Trong số các chỉ tiêu hàng năm mà Tổng cục Thống kê giao cho các cục thống kê các tỉnh tính toán hàng năm thì các chỉ tiêu GDP và VA là các chỉ tiêu quan trọng nhất. Em chọn Nghệ An làm địa điểm nghiên cứu bởi vì Nghệ An là tỉnh có nhiều đặc trưng đại diện cho nhiều tỉnh thành khác:từ địa hình cho đến tài nguyên thiên nhiên,từ cơ sở hạ tầng vật chất cho đến nguồn nhân lực. Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em chỉ xin đi sâu vào phân tích biến động của các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất hàng năm của tỉnh Nghệ An mà không đi sâu phân tích nguyên nhân cũng như đề ra các giải pháp,vì đó là công việc của các nhà quản lý. Trong chuyên đề này chủ yếu sử dụng nguồn số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Nghệ An.Xin cảm ơn Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Nghệ An,trưởng phòng Tổng hợp Cục Thống kê Nghệ An,các cô chú trong phòng Tổng hợp đã tận tình giúp đỡ em trong kỳ thực tập tại văn phòng Cục.Cảm ơn cô giáo Chu Thị Bích Ngọc đã hướng dẫn,chỉnh sửa cho em toàn bộ chuyên đề này. Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 3 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 NỘI DUNG: CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÃ HỘI 1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN PHẢM XÃ HỘI: Sản xuất là hoạt động của con người (có thể làm thay được)để tạo ra những sản phẩm hữu ích,sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ,nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội-tiêu dùng cho sản xuất ,cho đời sống,cho tích lũy và cho xuất khẩu. Kết quả của quá trình sản xuất xã hội là sản phẩm xã hội.Sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm hữu ích,trực tiếp do lao động trong các ngành của nền kinh tê quốc dân tạo ra trong một thời kỳ nhất định(thường là một năm).Sản phẩm xã hội được tính theo lãnh thổ kinh tế.Kết quả sản xuất sản phẩm xã hội bao gồm cả sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ(bao gồm dịch vụ sản xuất và dịch vụ phi sản xuất): - Sản phẩm vật chất là sản phẩm của các ngành nông nghiệp,lâm nghiệp,thủy sản,của công nghiệp khai thác,công nghiệp chế biến,của ngành xây dựng,.. - Sản phẩm dịch vụ là sản phẩm của các ngành thương nghiệp,giao thông vận tải,bưu điện,của ngành y tế,văn hóa,giáo dục,thể dục thể thao,dịch vụ ngân hàng,tài chính,bảo hiểm,quản lý nhà nước,dịch vụ về khoa học và nghiên cứu khoa học,các loại dịch vụ phục vụ tiêu dùng của dân cư. Sản phẩm xã hội là những sản phẩm hữu ích,đáp ứng được những yêu cầu của thị trường,được xã hội chấp nhận.Đồng thời sản phẩm xã hội phải là những sản phẩm sản xuất ra phù hợp với những những mục tiêu hoạt động ban đầu của doanh nghiệp hoặc của ngành kinh tế. Do sản phẩm xã hội là kết quả hữu ích của hoạt dộng sản xuất .Do đó những sản phẩm,dịch vụ,thu nhập do chuyển nhượng(như cho vay,viện trợ hoàn lại,quà Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 4 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 biếu,..),hay do sở hữu(nhà đất,bằng sáng chế…)không đựoc tính vào chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất. Cơ cấu sản phẩm xã hội: Có thể nghiên cứu cơ cấu sản phẩm xã hội theo các tiêu thức sau:  Theo loại sản phẩm :Toàn bộ sản phẩm xã hội đựoc chia thành sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ.  Theo đặc tính hàng hóa:Toàn bộ sản phẩm xã hội bao gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm phi hàng hóa.  Theo công dụng kinh tế: Toàn bộ sản phẩm xã hội bao gồm tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.  Theo mức độ hoàn thành:Toàn bộ sản phẩm xã hội đựoc chia thành:Thành phẩm,nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang.  Theo mục đích sử dụng:Toàn bộ sản phẩm xã hội được sử dụng để sản xuất,tiêu dùng,tích lũy,xuất khẩu.  Theo yếu tố cấu thành giá trị:Sản phẩm xã hội gồm C,V,m hoặc bằng C 2, (C1+V+m).  Theo hình thái hiện vật tự nhiên.  Ngoài ra,để nghiên cứu vai trò của từng ngành,từng địa phương,từng thành phần kinh tế trong việc tạo ra sản phẩm xã hội.Có thể xét cơ cấu sản phẩm xã hội theo ngành,vùng,địa phương,thành phần kinh tế. Đây là tiêu thức nghiên cứu sản phẩm sản xuất được sử dụng chủ yếu trong chuyên đề này. 1.2.HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÃ HỘI: Kết quả sản hoạt động sản xuất xã hội được phản ánh bằng các chỉ tiêu chủ yếu sau:  Sản lượng,sản lượng thành phẩm và sản lượng hàng hóa. Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 5 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368  Tổng giá trị sản xuất các đơn vị sản xuất,các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Cụ thể trong chuyên đề này là của toàn tỉnh Nghệ An.  Giá trị tăng thêm-VA của các ngành và tổng sản phẩm quốc nội-GDP.  Giá trị sản lượng hàng hóa và giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện(tiêu thụ). 1.2.1.Tổng giá trị sản xuất-GO: 1.2.1.1.Tổng giá trị sản xuất-GO là toàn bộ giá trị sản phẩm do lao động các ngành trong các ngành của nền kinh tế quốc dân tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Nguyên tắc xác định GO:  Tính theo lãnh thổ kinh tế (các đơn vị thường trú).  Tính theo thời điểm sản xuất,kết quả tạo ra GO thời kỳ nào thì phải tính cho thời kỳ đó.  Tính theo giá thị trường(giá sử dụng).  Phản ánh toàn bộ kết quả sản xuất: GO=Giá trị thành phẩm + giá trị bán thành phẩm + giá trị chênh lệch sản phẩm dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ. 1.2.1.2.Các phương pháp xác định GO: Dùng 3 phương pháp: - Phương pháp xí nghiệp (phương pháp doanh nghiệp): Lấy xí nghiệp làm đơn vị tính.Thực chất của phương pháp này là tổng cộng của giá trị sản xuất của tất cả các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. - Phương pháp ngành: Lấy ngành làm đơn vị tính.thực chất của phương pháp này là tổng cộng giá trị sản xuất của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 6 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 20 GOphương pháp ngành=  GO ngành i i 1 =GOxí nghiệp - giá trị sản phẩm chu chuyển giữa các XN trong cùng 1 ngành. - Phương pháp kinh tế quốc dân: Thực chất là lấy nền kinh tế quốc dân làm đơn vị tính ,phản ánh được kết quả sản xuất cuối cùng của nền kinh tế quốc dân.Cho phép nghiên cứu mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân với nhau. GOkinh tế quốc dân=GOngành-Giá trị sản phẩm chu chuyển giữa các ngành 1.2.1.3.Phương pháp xác định GO cho một số ngành kinh tế cơ bản: - Phương pháp xác định GO cho ngành công nghiệp: bao gồm chế biến,khai khoáng,sản xuất sản phẩm điện,khí đốt,nước,… Chỉ tiêu GO của ngành công nghiệp tính theo phương pháp doanh nghiệp:lấy doanh nghiệp làm đơn vị tính,phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của doanh nghiệp đó,không bao gồm giá trị sản phẩm chu chuyển trong nội bộ của doanh nghiệp(giữa các phân xưởng). - Ngành nông nghiệp: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp bao gồm sản phẩm chính+sản phẩm phụ. Chỉ tiêu GO của ngành nông nghiệp được tính theo phương pháp chu chuyển tức là cho phép tính trùng trong nội bộ ngành nông nghiệp;giữa chăn nuôi –trồng trọt;trồng trọt-trồng trọt,… GOnông nghiệp=GOtrồng trọt+GOchăn nuôi+GOdịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp - Ngành xây dựng: Bao gồm các hoạt động xây dựng;lắp đặt máy móc thiết bị;sửa chữa lớn nhà cửa,vật kiến trúc;thăm dò thiết kế và thiết lập dự toán có liên quan đến công trình xây dựng. Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 7 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 GO của ngành xây dựng bao gồm kết quả của cả 4 hoạt động trên,không bao gồm:chi phí đền bù giá trị của máy móc,thiết bị lắp đặt công trình,giá trị công trình xây dựng hỏng mà phải phá đi làm lại,.. - Ngành thương nghiệp:Là một ngành sản xuất đặc biệt không tạo ra sản phẩm mới nhưng góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm đã sản xuất ra khi chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.Vì vậy,GO của ngành thương nghiệp chỉ được tính phần giá trị tăng thêm trong khâu lưu thông. GOthương nghiệp=Doanh số bản ra theo giá bán-Trị giá vốn hàng bánChi phí vận tải thuê ngoài. =Chi phí lưu thông-Chi phí vận tải ± lãi lỗ kinh doanh nghiệp vụ cơ bản thuê ngoài(nếu có). 1.2.2.Giá trị tăng thêm VA và tổng sản phẩm quốc nội GDP: 1.2.2.1.Khái niệm: Giá trị tăng thêm (VA) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP)là các chỉ tiêu quan trọng nhất trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA;phản ánh bộ phận còn lại của tổng giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian dùng cho sản xuất.Đó là bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định(thường là 1 năm). VA và GDP là các chỉ tiêu số lượng,tuyệt đối,thời kỳ,được tính theo đơn vị giá trị(theo giá hiện hành,so sánh và cố định). VA và GDP giống nhau ở nội dung (C1+V+m) ,nhưng khác nhau về phạm vi tính toán:ở các ngành kinh tế quốc dân được gọi là giá trị tăng thêm (VA),ở quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân được gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 8 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Nguyên tắc tính tính giá trị tăng thêm và tổng sản phẩm quốc nội : -Nguyên tắc thường trú chỉ được tính VA và GDP kết quả sản xuất của các đơn vị thường trú. -Tính theo thời điểm sản xuất:Kết quả sản xuất của thời kỳ nào được tính VA và GDP của thời kỳ đó. -Tính theo giá thị trường. 1.2.2.2.Các phương pháp xác định VA và GDP: - Phương pháp sản xuất: Xác định VA từng ngành bằng cách lấy GO của từng ngành tính theo các phương pháp khác nhau trừ đi chi phí trung gian dùng cho sản xuất của ngành đó: VAngành j = GOj-ICj (IC:Chi phí trung gian ) Tổng VA của tất cả các ngành trong một thời gian nhất định thường là 1 năm chính là GDP: 20 (17 ) GDP =  VAngành j = ∑GO- ∑IC = ∑GO- ∑TDTG i 1 (TDTG:tiêu dùng trung gian) Trong thực tế,do phải tính thêm thu nhập từ thuế nhập khẩu nên GDP được tính theo công thức: GDP = ∑GO ngành i -∑ ICi +∑ thuế nhập khẩu sản phẩm vật chất và dịch vụ . - Phương pháp phân phối: Có 2 phương pháp là phân phối lần đầu và phân phối lại. Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 9 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 + Phương pháp phân phối lần đầu: Chúng ta tính VA và GDP với 3 đối tượng tham gia vào quá trình phân phối lần đầu,đó là người lao động,nhà nước và các doanh nghiệp.Cả VA và GDP đều tính được theo phương pháp này. Trong quá trình phân phối lần đầu tạo ra thu nhập lần đầu TN 1(Thu nhập do hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế mà có).Có 3 loại TN I: TNIcủa người lao động, TNI của nhà nước, TNI của doanh nghiệp. GDPphân phối lần đầu=∑TNI VAphân phối lần đầu=∑TNI + Phương pháp phân phối lại:Chỉ có GDP tính theo phương pháp này. Sau khi kết thúc quá trình phân phối lần đầu,GDP trải qua quá trình phân phối lại.Khác với phân phối lần đầu,phân phối lại diễn ra với mọi thành viên trong xã hội (giữa người sản xuất–người sản xuất,người sản xuất–người không sản xuất,người thu nhập cao-người thu nhập thấp,…).Nó diễn ra theo hai quá trình:Nhận được từ phân phối lại Np và chuyển vào phân phối lại Cp. Kết dư phân phối lại: ∆p=Np-Cp. TNI + TNII= ∑Thu nhập =∑TN ∑TN-Cp=TNcuối cùng ( TNCC) TNI +∆p=TNCC GDPphân phối lại=∑TNCC - Phương pháp sử dụng cuối cùng: Chỉ có GDP sử dụng theo phương pháp này. Thực chất của phương pháp này là tính GDP trong giai đoạn sử dụng cuối cùng thu nhập cuối cùng. + Theo quan điểm vật chất: Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 10 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 GDP=Tiêu dùng cuối cùng +Tích lũy +Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ -Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ =TDCC +TL+E-M. Trong đó: -TDCC bao gồm TDCC của hộ gia đình hoặc cá nhân và TDCC của xã hội. TDCCHộ GĐ hoặc cá nhân=TDsản phẩm vật chất+TDsản phẩm dịch vụ phi sản xuất . TDCCcủa xã hội=GODịch vụ công=Chi phí thường xuyên + Doanh thu bán sản phẩm (nếu có). - Tích lũy TL: TL= TLTSCĐ + TLTSLĐ+ TLTS quý hiếm - Xuất nhập khẩu : XNKhàng hóa và dịch vụ =XNKsản phẩm vật chất+XNKsản phẩm dịch vụ + Theo quan điểm tài chính: GDP= C+I+G+ (E-M) C: Chi tiêu của xã hội I: Đầu tư; G : Chi tiêu của chính phủ. E(Export) : Xuất khẩu ;M (Import) :Nhập khẩu 1.2.3.Gía trị sản lượng hàng hóa và giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ (thực hiện): 1.2.3.1.Giá trị sản lượng hàng hóa: Nguyên tắc tính:Tính theo lãnh thổ kinh tế,tính theo thời điểm sản xuất và tính theo giá thị trường. Giá trị sản lượng hàng hóa là chỉ tiêu kinh tế cần thiết để nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội về sản phẩm để tiêu dùng cho sản xuất,tiêu dùng cuối cùng cho đời sống dân cư,tiêu dùng chính phủ,tích lũy và xuất khẩu.Giá trị sản Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 11 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 lượng hàng hóa của nền kinh tế là tổng hợp giá trị sản lượng hàng hóa của các ngành. 1.2.3.2. Giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ (thực hiện): Nguyên tắc tính: - Tính theo lãnh thổ kinh tế - Tính theo thời điểm thanh toán. - Tính theo giá thị trường. Sản lượng hàng hóa thực hiện là lượng hàng hóa (sản phẩm vật chất và dịch vụ)đã được xã hội chấp nhận,tức là được người mua(trong và ngoài nước)chấp nhận thanh toán.Trong sản lượng hàng hóa tiêu thụ này có thể có cả hàng hóa kỳ trước và cũng có thể không gồm hết hàng hóa của kỳ này. Sản lượng hàng hóa thực hiện là căn cứ để xác định nhu cầu thanh toán;để xác định tổng mức hàng hóa bán lẻ;để nghiên cứu tiêu dùng cuối cùng của dân cư. Chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa và giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ (thực hiện)không nằm trong số các chỉ tiêu cơ bản mà Tổng cục thống kê giao cho các cục thống kê tính toán hàng năm cho nên em không phân tích trong chuyên đề này. Cục thống kê Nghệ An tính chỉ tiêu VA và GDP đều bằng phương pháp sản xuất, đã nêu ở trên.Riêng với ngành Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản thì phải dựa vào số liệu Tổng điều tra Nông thôn,nông nghiệp và thủy sản năm 2006 và số liệu điều tra định kỳ 1/8 hàng năm.Một số trường hợp không thể tính được bằng phương pháp sản xuất hoặc khó có thể thu thập được số liệu theo phương pháp này thì Cục thống kê Nghệ An sử dụng phương pháp hệ số. Tổng hợp VA của tất cả các ngành cấp 1 ta có GDP của toàn tỉnh. Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 12 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG II:TÌNH HÌNH KINH TẾ NGHỆ AN NĂM 2007 VÀ PHÂN TÍCH,ĐÁNH GIÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ: 2.1.ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KINH TẾ NGHỆ AN NĂM 2007 : Năm 2007,mặc dù gặp rất nhiều khó khăn khách quan như dịch cúm gia cầm lây lan,tốc độ lạm phát 12,63% ,thời tiết xấu,…nhưng kinh tế Nghệ An vẫn có tốc độ phát triển khá cao.Cụ thể như sau: Bảng 1:Tổng sản phẩm trong tỉnh Nghệ An(GDP) năm 2007 Theo giá so sánh 1994(Đơn vị: tỷ đồng) Tổng số I.Nông-Lâm-Thủy sản 1.Nông nghiệp 2.Lâm nghiệp 3.Thủy sản II.Công nghiệp-Xây dựng 1.Công nghiệp -Công nghiệp khai thác Thực hiện Ước thực năm 2006 hiện 2007 so với 11330 3753 3037 430 286 3609 1860 214 1540 12520 3861 3111 438 312 4225 2165 232 2006(%) 110.50 102.88 102.44 101.86 109.09 117.07 116.40 108.41 1814 106 1749 3968 839 280 512 229 20 117.79 119 2060 4434 932 355 545 261 21 112.26 117.78 111.74 111.08 126.79 106.45 113.97 105.00 -Công nghiệp chế biến -Công nghiệp điện nước 2.Xây dựng cơ bản III.Dịch vụ 1.Thương mại 2.Khách sạn-nhà hàng 3.Vận tải 4.Tài chính tín dụng 5.Khoa học công nghệ Thực hiện: Hồ Hữu Trí Năm 2007 Trang 13 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 6.Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 7.Quản lý nhà nước 8.Giáo dục đào tạo 9.Y tế 10.Văn hóa thể thao 28112.0011.Hiệp hội 13.Hoạt động làm thuê trong hộ GĐ25 12.Phục vụ cá nhân cộng đồng 14.Thuế nhập khẩu hàng hóa 622 566 451 217 42 8 678 614 487 244 47 9 109.00 108.48 107.98 112.44 111.90 112.50 8 148 9 203 112.50 137.16 (Nguồn: Cục thống kê Nghệ An) Tổng sản phẩm quốc nội của toàn tỉnh Nghệ An năm 2007 ước đạt 12520 tỷ đồng(theo giá so sánh 1994)tăng 10,5% so với năm 2006.trong đó khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản tăng 2,88%;khu vực Công nghiệp-Xây dựng tăng 17,07% và khu vực dịch vụ tăng 11,72%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 so với năm 2006 tăng cao hơn mức 10,2% của năm trước .Do hai khu vực Công nghiệp-Xây dựng và Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu làm tốc độ tăng trưởng thấp nên mức đóng góp trong tốc độ tăng trưởng chung chủ yếu do khu vực Công nghiệp-Xây dựng,cụ thể như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh Nghệ An và mức đóng góp của các khu vực: Tốc độ tăng (%) Năm 2006 Năm 2007 Tổng số Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản Công nghiệp-Xây dựng Thực hiện: Hồ Hữu Trí Mức đóng góp (%) Năm 2006 Năm 2007 10,2 10,20 10,50 6,11 2,88 2,1 0,95 13,17 17,07 4,09 5,44 Trang 14 10,5 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Dịch vụ 11,61 11,72 4,01 4,11 (Nguồn: Cục thống kê Nghệ An) Khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản chỉ tăng 2,88% và mức đóng góp vào tăng trưởng chung chỉ đạt 0,95% thấp thua mức tăng 6,11% và mức đóng góp 2,1% của năm 2006,chủ yếu là do tác động của thời tiết khắc nghiệt cả 3 vụ Đông Xuân,Hè thu và vụ Mùa nên ảnh hưởng lớn đến năng suất,sản lượng cây trồng.Trong đó cây lương thực sản lượng giảm 7,95% với giá trị tăng thêm chiếm gần 40% cả ngành Nông nghiệp và trên 51% ngành Trồng trọt,đã giảm 8%.Ngoài ra,một số loại cây trồng khác có sản lượng tăng thấp và giảm năng suất nên giá trị tăng thêm của ngành trồng trọt chỉ bằng 99,57% năm 2006.trong khi ngành Lâm nghiệp chỉ tăng 1,86% và thủy sản tuy tăng 9,09% nhưng 2 ngành này chỉ chiếm tỷ trọng 19,42%,do đó giá trị tăng thêm của khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản tăng thấp. Khu vực Công nghiệp-Xây dựng có tốc độ tăng cao nhất trong cả 3 khu vực kinh tế,với mức VA là 17,07% cao hơn mức tăng 13,17% của khu vực này năm 2006 nên mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của khu vực này là 5,44% cao hơn mức đóng góp của cả hai khu vực còn lại và cao hơn mức đóng góp năm 2006 (4,09%). Riêng ngành Công nghiệp tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao,một số cơ sở chế biến Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản thiếu nguyên liệu nên sản phẩm giảm sút.Nhưng hầu hết các sản phẩm chủ yếu của ngành Công nghiệp vẫn sản xuất ổn định và tăng trưởng khá,trong đó có một số loại sản phẩm có khối lượng lớn,giá trị sản xuất cao tiếp tục tăng trưởng cao như:Bia tăng 36,19%;đường kính tăng 33,57%;sản phẩm dệt kim tăng 36,47%;sản xuất bao bì tăng 89,34%;thiếc tăng 29,56%;nước máy tăng 21,68%,… Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 15 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Khu vực dịch vụ cũng có tốc độ tăng 11,72% cao hơn mức tăng trưởng của năm 2006,nhất là các ngành dịch vụ kinh doanh tiếp tục tăng khá như thương mại,khách sạn-nhà hàng,tài chính-tín dụng,riêng thuế xuất nhập khẩu tăng 37,16%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp-Xây dựng và Dịch vụ,giảm tỷ trọng Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản.Tỷ trọng Công nghiệp-Xây dựng từ 30,34% năm 2006 tăng lên 32,01% năm 2007.Khu vực dịch vụ tăng từ 36,57% năm 2006 lên 36,96% năm 2007.Và khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản giảm từ 33,09% năm 2006 xuống còn 31,03% năm 2007.tuy nhiên cơ cấu kinh tế theo 3 nhóm ngành theo giá hiện hành như trên còn phụ thuộc yếu tố trượt giá trong khi năm 2007 khu vực dịch vụ tiếp tục trượt giá nhanh nhất,nhất là nhóm ngành khối Hành chính sự nghiệp do điều chỉnh lương cơ bản từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng,tiếp sau là khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản hầu hết sản phẩm của khu vực này giá cả đều tăng cao.Do vậy nếu theo giá so sánh 1994 để loại trừ ảnh hưởng trượt giá thì cơ cấu kinh tế theo 3 nhóm ngành vẫn đảm bảo đúng hướng;trong đó khu vực Công nghiệp-Xây dựng tăng nhanh nhất :từ 31,85% năm 2006 lên 33,75 % năm 2007;khu vực Dịch vụ từ 35,03% năm 2006 lên 35,49% năm 2007 và khu vực Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản giảm từ 33,12% năm 2006 xuống còn 30,76% năm 2007. Cơ cấu nhóm ngành trong GDP(%) Theo giá hiện hành Theo giá so sánh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 Năm 2007 100,00 100,00 100,00 100,00 Tổng số Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ Thực hiện: Hồ Hữu Trí 33,09 30,34 36,57 Trang 16 31,03 33,12 30,76 32,01 31,80 33,75 36,96 35,03 35,49 (Nguồn: Cục thống kê Nghệ An) Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 2.2.VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ CHUYÊN NGÀNH ĐỂ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2007: 2.2.1.Phương pháp chỉ số: 2.2.1.1.Chỉ số: Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Chỉ số thống kê được xác định bằng cách thiết lập mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau nhằm nêu lên sự biến động qua thời gian hoặc không gian đối với hiện tượng nghiên cứu. Các số tương đối động thái,số tương đối không gian,số tương đối kế hoạch đều là chỉ số . Phân loại chỉ số: * Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh ,phân biệt thành: - Chỉ số phát triển(số tương đối động thái):Biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau. y1 Công thức tính: t = y (Đơn vị:lần hay %) 0 Trong đó y1 là mức độ kỳ nghiên cứu,y0 là mức độ kỳ gốc. - Chỉ số kế hoạch (Số tương đối kế hoạch): Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.Bao gồm : Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 17 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 + Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch:Biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa mức độ kỳ kế hoạch và mức độ của chỉ tiêu này đạt được ở trước kỳ kế hoạch hoặc ở một kỳ gốc nào đó để so sánh,đơn vị :%. Công thức tính: yK Kn = y 0 yK :mức độ kỳ kế hoạch y0 :Mức độ thực tế ở một kỳ nào đó được chọn làm gốc để so sánh. + Chỉ số thực hiện kế hoạch: Là quan hệ tỷ lệ giữa mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ kế hoạch với mức độ kế hoạch đã đề ra về một chỉ tiêu kinh tế nào đó.Đơn vị :%. Công thức tính : y1 KT= y K - Chỉ số không gian:Biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai điều kiện không gian khác nhau. * Căn cứ vào phạm vi tính toán,chia thành hai loại:Chỉ số đơn và chỉ số tổng hợp. * Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu,phân biệt chỉ số chỉ tiêu khối lượng và chỉ số chỉ tiêu chất lượng. 2.2.1.2.Hệ thống chỉ số : Cơ sở lý luận của phương pháp này là các nhân tố cấu thành một hiện tượng phức tạp đều cùng biến động,do đó để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố phải giả định các nhân tố lần lượt biến động. Các đặc điểm của hệ thống chỉ số: - Một chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố thì có bao nhiêu nhân tố thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu chỉ số nhân tố.Mỗi nhân tố là cơ sở để hình thành 1 chỉ số nhân tố. - Trong hệ thống chỉ số,chỉ số toàn bộ bằng tích của các chỉ số nhân tố và mẫu số của chỉ số nhân tố đứng trước giống với tử số của chỉ số nhân tố đứng sau. Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 18 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Các bước thiết lập một hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hoàn: - Phân tích chỉ tiêu nghiên cứu ra các nhân tố cấu thành. - Viết chỉ số toàn bộ và chỉ số cho các nhân tố. Vì điều kiện trong phạm vi một chuyên đề giới hạn,nên dưới đây không thể áp dụng hết tất cả các phương pháp chỉ số và phương pháp thống kê chuyên ngành vào trong chuyên đề này,mà chỉ áp dụng một vài phương pháp khác nhau đối với mỗi ngành kinh tế khác nhau.Đối với ngành Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản,tôi xin nêu các chỉ tiêu Thống kê Nông nghiệp cơ bản và các chỉ số phát triển ,đồng thời phân tích bằng hệ thống chỉ số.Đối với ngành Công nghiệp-Xây dựng,áp dụng thống kê chuyên ngành.Với ngành Dịch vụ-thương mại-Giao thông vận tải,chỉ phân tích cơ cấu Đối với lĩnh vực vốn đầu tư phát triển toàn xã hội,áp dụng để tính các chỉ số kế hoạch. 2.2.2. Các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành thống kê Nông nghiệp .Vận dụng phương pháp chỉ số để tính các chỉ số phát triển và hệ thống chỉ số dể phân tích sản phẩm ngành Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản của tỉnh Nghệ An năm 2007 ( kỳ gốc: năm 2006): 2.2.2.1.Các chỉ tiêu chuyên ngành thống kê Nông nghiệp năm 2007 : Các chỉ tiêu chuyên ngành thống kê Nông nghiệp năm 2007: Tốc độ Đơn phát Chỉ tiêu vị Năm 2006 Năm 2007 triển(%) A.CÂY HÀNG NĂM 45095 104.32 Tổng diện tích gieo trồng Ha 43226.9 1053478 92.10 Tấn 1143852 Tổng sản lượng lương thực -Cây lương thực: 240910.5 96.64 Ha 249297 Tổng diện tích gieo trồng -Cây chất bột: Thực hiện: Hồ Hữu Trí Trang 19 Lớp 46 Thống kê A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Tổng diện tích gieo trồng -Cây thực phẩm: Tổng diện tích gieo trồng -Cây công nghiệp hàng năm: Ha 30866 30226.5 97.93 Ha 31629 33970.5 107.40 57346 61422.5 5935 107.11 Ha Tổng diện tích gieo trồng 6768 Ha -Cây hàng năm khác: B.CÂY LÂU NĂM 45095 Tổng diện tích gieo trồng Ha 43226.9 -Cây công nghiệp lâu năm 13502 Tổng diện tích Ha 12115.9 -Cây ăn quả lâu năm: 20318 Tổng diện tích Ha 19956 -Cây lâu năm khác 11275 Tổng diện tích Ha 11155 TỔNG ĐÀN GIA SÚC,GIA CẦM(Số liệu ĐT chăn nuôi 1/8/2007) 292231 -Tổng đàn trâu Con 288441 445304 -Tổng đàn bò Con 426262 1136187 1182885 Con 1047000010967000104.75-Tổng đàn lợn: -Chăn nuôi khác: con 124000 127,4 con -Tổng đàn gia cầm LÂM NGHIỆP: 9500 Ha 9477 -Diện tích trồng rừng tập trung 1000 12135 12500 -Số cây trồng phân tán cây 18352 Ha 18500 -Diện tích rừng trồng được chăm sóc -Diện tích rừng trồng được khoanh 250500 216690 Ha nuôi bảo vệ THỦY SẢN Tổng sản lượng -Sản lượng khai thác thủy sản -Sản lượng thủy sản nuôi trồng Thực hiện: Hồ Hữu Trí tấn tấn tấn Trang 20 71054 45785 25269 77128 48844 28284 114.04 104.32 111.44 101.81 101.08 101.31 104.47 104.11 102,66 100.24 103.01 99.20 86.50 108.55 106.68 111.93 Lớp 46 Thống kê A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan