Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Bài kiểm tra điều kiện quản lý hệ thống giáo dục quốc dân và quản lý nhà trường...

Tài liệu Bài kiểm tra điều kiện quản lý hệ thống giáo dục quốc dân và quản lý nhà trường

.DOC
13
289
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Đặng Xuân Hải Học viên: Hoàng Anh Vinh Cao học QLGD HÀ NỘI - 2013 Nhận xét của giảng viên chấm bài: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Điểm: ............................... Giảng viên (kí tên): ........................ ĐỀ BÀI: Phân tích vai trò của các chức năng quản lý khi quản lý hoạt động dạy học ở một nhà trường PHẦN BÀI LÀM: A. PHẦN MỞ ĐẦU Trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường là đơn vị cơ sở giáo dục - vai trò của nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân - khẳng định quản lý hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của quản lý nhà trường. - Muốn làm tốt quản lý nhà trường/quản lý hoạt động dạy học thì phải thực hiện các chức năng quản lý => Dẫn ra vấn đề phân tích vai trò của các chức năng trong quản lý hoạt động dạy học ở một nhà trường B. PHẦN NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG 1.1. Các chức năng quản lý giáo dục - Khái niệm: Chức năng quản lý là một dạng quản lý chuyên biệt thông qua đó chủ thể quản lý tác động đến các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nhất định Chức năng quản lý giáo dục là một dạng quản lý chuyên biệt thông qua đó chủ thể quản lý tác động đến các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục nhất định - Các chức năng quản lý giáo dục: Có nhiều cách phân loại các chức năng quản lý, nhưng theo cách phân chia của quan điểm hiện đại, chức năng quản lý (giáo dục) được chia thành 4 chức năng: Kế hoạch hóa-Tổ chức-Chỉ đạo-Kiểm tra + Chức năng kế hoạch hóa Là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Đây là chức năng đầu tiên trong quá trình quản lý với vai trò khởi đầu định hướng cho quá trình quản lý, là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực, là căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu. + Chức năng tổ chức Là quá trình tiếp nhận, phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực và các nguồn lực khác theo những cách thức nhất định để thực hiện tốt các mục tiêu GD đã đề ra. Đây là chức năng thứ hai trong quá trình quản lý với vai trò thực hiện hóa các mục tiêu trong tổ chức, có khả năng tạo ra sức mạnh mới trong tổ chức . + Chức năng chỉ đạo Là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao. Đây là chức năng thứ 3 trong quá trình quản lý. Đây là cơ sở để phát huy các nguồn lực vai trò cùng với chức năng tổ chức để thực hiện các mục tiêu điều hành và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả và chất lượng. + Chức năng kiểm tra Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Đây là chức năng cuối cùng trong quá trình quản lý. Chức năng này giúp nhà quản lý biết được mọi người thực hiện nhiệm vụ ở mức độ nào; biết được các quyết định quản lý ban hành có phù hợp với thực tế hay không; Cung cấp thông tin để đôn đốc thực hiện nhiệm vụ; Đánh giá khen thưởng công bằng, chính xác; Tăng cường hiệu lực quản lý; Tạo tiền đề cho quá trình quản lý mới. 1.2. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường theo quan điểm vĩ mô là hệ thống quản lý các nhà trường của toàn bộ bộ máy quản lý giáo dục, liên quan đến các quy định cho phép thành lập, hoạt động, giám sát hoạt động theo quy định của nhà nước. Theo quan điểm vi mô, quản lý thực chất là quá trình dạy học (hoạt động chủ yếu) ở một cơ sở giáo dục. Đối với bất kỳ một cơ sở giáo dục nào thì cũng cần quản lý 3 nội dung: Giáo viên-học sinh, quá trình dạy học/giáo dục, cơ sở vật chất-tài chính. Ở phạm vi bài viết này, xin phân tích vai trò của các chức năng quản lý trong quản lý nhà trường dưới quan điểm vi mô. II. VAI TRÒ CỦA CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG II.1. Vai trò của chức năng kế hoạch trong quản lý hoạt động dạy học một nhà trường Trong một nhà trường, việc lập kế hoạch không chỉ giúp lãnh đạo nhà trường đối phó được với mọi sự không ổn định và thay đổi trong nhà trường cũng như bên ngoài trường mà còn là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực để đạt được mục tiêu. Với việc lập kế hoạch, người quản lý có thể đưa ra mục tiêu cho toàn trường, trên cơ sở tăng cường hoạt động phối hợp giữa các đơn vị để đạt được mục tiêu chung. Việc lập kế hoạch giúp lãnh đạo nhà trường biết được trường hiện đang ở đâu, mong muốn đi đến đâu và khả năng có thể. Trong quản lý hoạt động dạy học ở một nhà trường, việc lập kế hoạch có vai trò như sau: - Trong quản lý giáo viên và học sinh + Đối với quản lý giáo viên: Chức năng kế hoạch hóa giúp nhà quản lý xác được thực trạng đội ngũ giáo viên trong nhà trường về cả số lượng, chất lượng, khả năng đáp ứng của đội ngũ so với nhiệm vụ mới. Việc xác định được thực trạng đội ngũ trước hết là căn cứ để xác định mục tiêu phù hợp, đưa ra được các biện pháp huy động, sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả cũng như xác định các phương án đào tạo, bồi dưỡng nhân sự hợp lý (nếu cần). Đây là căn cứ để thực hiện phân công hợp lý hoạt động giảng dạy cho giáo viên. Vai trò này không giới hạn ở người hiệu trưởng mà các cấp quản lý thấp hơn cũng có thể vận dụng như: trưởng bộ môn, trưởng nhóm… Ngoài chức năng trên, việc lập kế hoạch còn có chức năng làm căn cứ kiểm tra, đánh giá năng lực cho đội ngũ giáo viên trong quá trình thực hiện mục tiêu, giúp cho nhà quản lý đánh giá dễ dàng hơn: Thực hiện có đúng phân công giảng dạy không, có tuân thủ nội dung, tiến trình trong chương trình đào tạo không… + Đối với quản lý học sinh: Chức năng kế hoạch hóa giúp nhà trường xác định được số lượng, chất lượng học tập, cũng như tình hình rèn luyện đạo đức của học sinh trong trường, trong từng khối/ngành đào tạo. Đây là căn cứ để đưa ra kế hoạch dạy học, giáo dục; kế hoạch xây dựng, tu sửa trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học; Kế hoạch nhân sự (Tuyển mới, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên) - Trong quản lý quá trình dạy học và giáo dục Trong quá trình dạy học và giáo dục, có 5 yếu tố nền tảng: Mục tiêu dạy học/giáo dục, nội dung dạy học/giáo dục, phương pháp dạy học/giáo dục, kiểm tra-đánh giá. Việc thực hiện chức năng kế hoạch hóa giúp nhà trường xác định được thực trạng của từng yếu tố. - Trong quản lý cơ sở vật chất-tài chính Chức năng kế hoạch hóa giúp nhà trường xác định được các thông tin: số lượng học sinh, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý, số lượng, chất lượng của phòng ốc, trang thiết bị dạy học, tình hình tài chính…. Đây là căn cứ để nhà trường biết được thực trạng cơ sở vật chất – tài chính của nhà trường và khả năng đáp ứng của nó so với thực tế và tương lai, đồng thời là cơ sở để nhà trường có phương án huy động các nguồn lực khác nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của trường. Xác định được mục tiêu về cơ sở vật chất, tài chính cũng là căn cứ để nhà trường lựa chọn và ưu tiên mục tiêu. II.2. Vai trò của chức năng tổ chức trong quản lý hoạt động dạy học ở một nhà trường - Trong quản lý giáo viên và học sinh Trong quản lý giáo viên, chức năng tổ chức thể hiện ở quá trình tiếp nhận, phân phối và sắp xếp đội ngũ để thực hiện mục tiêu đã xác định (trong kế hoạch). Hay nói cách khác, chức năng tổ chức ở đây thực hiện vai trò thực hiện hóa các mục tiêu đã đề ra. Trong quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, chức năng tổ chức được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Xác định cấu trúc nhà trường: Từ việc xác định các mục tiêu chung cũng như các mục tiêu cụ thể trong đó có mục tiêu về đội ngũ, người hiệu trưởng cần sắp xếp hợp lý, tổ chức khoa học đội ngũ giáo viên thành các tổ, nhóm trên cơ sở phát huy mặt mạnh của từng người. Việc phân phối nhân sự này tạo thành cấu trúc cho nhà trường. Việc lựa chọn cấu trúc nào sẽ chi phối cách phân bố nhân sự của người quản lý. - Quy hoạch đội ngũ giáo viên Quy hoạch đội ngũ là việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức đội ngũ giáo viên - Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ - Xây dựng chế độ chính sách và phát triển đội ngũ Trong nhà trường, việc sắp xếp, bố trí hợp lý đội ngũ sẽ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. - Trong quản lý quá trình dạy học và giáo dục Một trong những biểu hiện rõ rệt của chức năng tổ chức trong quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên là lịch phân công giảng dạy/công tác. - Trong quản lý cơ sở vật chất-tài chính Thực hiện tốt chức năng tổ chức là sự thành công cơ bản của quá trình quản lý. Để thành công khi thực hiện chức năng tổ chức nhà quản lý cần chú ý: Có kiến thức và năng động trong quản lý; Hãy tin tưởng vào đội ngũ nhân viên; Xây dựng văn hóa làm việc của tổ chức; Xây dựng tầm nhìn, tương lai cho tổ chức; Biết động viên và thưởng phạt thích đáng; Phát huy tối đa tiềm năng của nhân viên. II.3. Vai trò của chức năng chỉ đạo trong quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường - Trong quản lý giáo viên và học sinh - Trong quản lý quá trình dạy học và giáo dục - Trong quản lý cơ sở vật chất-tài chính II.4. Vai trò của chức năng kiểm tra trong quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường - Trong quản lý giáo viên và học sinh - Trong quản lý quá trình dạy học và giáo dục - Trong quản lý cơ sở vật chất-tài chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng