Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng xã hội và các hiệu ứng - môn xã hội học...

Tài liệu ảnh hưởng xã hội và các hiệu ứng - môn xã hội học

.DOC
10
217
124

Mô tả:

NỘI DUNG ------------------------I. Ảnh hưởng xã hội là gì ? II. Các khía cạnh của ảnh hưởng xã hội 1, Sự có mặt của người khác 2, Vai trò xã hội 3, Sự lãnh đạo 4, Ảnh hưởng của nhóm tới hành vi cá nhân 5, Mức độ ảnh hưởng của cá nhân và truyền thông đối với việc vận động thay đổi hành vi của con người 6, Thay đổi rủi ro 7, Sự phân cực nhóm 8, So sánh xã hội. III. Các hiệu ứng của ảnh hưởng xã hội : 1, Hiệu ứng thuận lợi xã hội. 2, Hiệu ứng lười biếng xã hội IV. Kết luận chung. 1 ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI VÀ CÁC HIỆU ỨNG I. Ảnh hưởng xã hội là gì ? Trong thực tế cuộc sống , khi các cá nhân giao tiếp với nhau thì tâm lí của các cá nhân chịu sự tác động qua lại và bị chi phối ảnh hưởng lẫn nhau. Một mặt chủ thể bị các cá nhân xung quanh chi phối gây tác động tới hành vi của mình , mặt khác chính chủ thể gây tác động tới các cá nhân xung quanh . Theo đó hành vi của một người hay nhóm người trở thành sự định hướng , chỉ dẫn cho hành vi của một người khác . Quá trình này gọi là ảnh hưởng xã hội . ( theo cuốn các thực nghiệm trong tâm lý học xã hội – Trần Thị Minh Đức ). Như vậy, hiểu theo một cách chung nhất thì ảnh hưởng xã hội là hành vi của một người hay một nhóm người trở thành sự chỉ dẫn, định hướng cho hành vi của người khác. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì nói tới ảnh hưởng xã hội là nói tới tất cả những gì đã tạo ra sự thay đổi về hành vi của cá nhân hoặc của nhóm dựa vào những sức ép chi phối trong một bối cảnh nhất định. Ví dụ : Khi giảng viên yêu cầu sinh viên làm bài trên lớp lấy điểm cá nhân, thì tất cả đều phải làm, tự cá nhân ý thức được các bạn xung quanh cũng đang làm bài hăng say nên họ sẽ cố gắng làm nhanh hơn. Trong khi cũng bài tập cá nhân đó nếu giao về nhà, cá nhân sẽ làm chậm hơn vì mất đi sự ganh đua và tâm lý hứng khởi đám đông. II. Các khía cạnh của ảnh hưởng xã hội. a. Sự có mặt của người khác Một trong những khám phá đầu tiên về ảnh hành vi xã hội do các nhà tâm lý học xã hội tiến hành là con người ảnh hưởng đến hành vi của người khác bằng cách có mặt khi họ đang làm việc gì đó. Điều này còn gọi là tạo điều kiện xã hội. Năm 1898,Triplett tiến hành một trong những nghiên cứu đầu tiên về tạo điều kiện xã hội khi ông yêu cầu nhiều trẻ em quay lưới đánh cá càng nhanh càng tốt trong khoảng thời gian ấn định. Tripleett nhận thấy rằng các em quay lưới nhanh hơn , hăng hái hơn 2 nếu có các em khác đang làm việc trong cùng căn phòng hơn là các em quay một mình. Triplett giải thích chứng cứ này theo nghĩa cạnh tranh,cho rắng lý do giải thích lý do các em làm việc nhanh hơn là vì trong tiềm thức cạnh tranh với các em khác .Nhưng trong năm 1920, Allport tiến hành nghiên cứu tương tự ,lần này đưa các bài toán cho các sinh viên giải. Lần này, sinh viên được căn dặn trực tiếp không phải cạnh tranh với nhau, nhưng thêm lần nữa, sinh viên khi cùng với nhiều sinh viên khác thì giải các bài toán nhiều hơn là giải một mình. Thậm chí số sinh viên này còn giải nhiêù hơn nữa nếu họ nhạn thấy số sinh viên khác đang giải toán như mình. Có vẻ như đồng hoạt động, hay đơn thuần trong trạng thái hoạt động trong khi người khác cũng đang hoạt động gần đó có thể là một tác động xã hội thuyết phục. Nhưng không phải lúc nào điều này cũng luôn rõ ràng. Dasniell (1930) cũng nghiên cứu sinh viên giải các bài toán đồng hoạy động với họ . Tuy nhiên , không nhu Allport, Dashiell nhận thấy nếu gạt bỏ mọi sự ganh dua khỏi công việc sinh viên nhận thức rằng không có yếu tố ganh đua nào ỏ đây thì tác dụng đồng hoạt động sẽ biến mất. Sinh viên giải xong số lượng bài toán giống như lúc giải một mình. Một giải thíh có thể đối với sự khác nhau giữa những chứng cứ này ở chỗ những người tham gia nghiên cứu của Allport được gho biết bằng lời không nên ganh dua với nhau. Vì thế có thể những người tham gia nghiên cứu của Alllport thực sự ganh dua với nhau chi dù họ được căn dặn không nên như thế. Số lượng và địa vị của khán giả cũng là một yếu tố ảnh hưởng hành vi của cá nhân. VD:Trong một trận đấu bóng đá nếu như có sự cổ vũ của cổ động viên ( với số lượng lớn ) thì các cầu thủ trên sân sẽ chơi hay hơn, có nhiều động lực hơn và có thể làm nên những điều kì tích. Tóm lại xét về mặt tích cực thì khán giả có ảnh hưởng khá lớn tới hành vi của một người. Nó tạo ra động lực thúc đẩy cá nhân hành động tích cực hơn. b.Vai trò xã hội Một trong những khái nệm quan trọng nhất mà chúng ta sử dụng trong việc tìm hiểu sự tương tác xã hội của con người là khái niệm vai trò xã hội. Khi nào cùng với người khác không phải chúng ta hành động ngẫu nhiên hay theo ý thức bất chợt. Chúng ta cũng không phát triển suy nghĩ mỗi lần nên có một hành động xã hội được xã hội mong đợi. Phần lớn đời sống của chúng ta được tiến hành bằng cách đảm nhiệm những vai trò được hiểu thấu đáo như thể chúng ta đang đóng kịch . Chúng ta 3 biết được người khác mong đợi chúng ta có loại hành vi gì, những người khác chúng ta quan hệ cũng như vậy . VD: Với vai trò là một người con trong gia đình chúng ta được mong đợi sẽ ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ Với vai trò một người vợ mọi người sẽ mong đợi chúng ta trở thành một người vợ đảm đang biết chăm sóc gia đình, yêu thương chồng con. Ngoài ra, tôi cũng có mong đợi vai trò rõ ràng về hành động của mọi người với tôi. Tôi sẽ thấy khó chịu khi chồng tôi không quan tâm tới vợ con mà chỉ suốt ngày rượu chè bài bạc. Và chồng tôi cũng sẽ tỏ thái độ khi tôi hành động theo cách khác hẳn với mong đợi của xã hội .Chắc chắn tôi sẽ bị xã hội trừng phạt hay nhận hình phạt thuộc loại nào dó. Hình phạt xã hội thay đổi từ cách diễn đạt sự không đồng ý cho tới những hành động cực đoan hơn như (trong trường hợp này ) có thể li thân hay nghiêm trọng hơn là li hôn. Thật thú vị là con người hiếm khi cần được dạy bảo vai trò một cách rõ ràng . Tất cả chúng ta đều xem người này với mình là quan trọng hơn là người khác , và học hỏi hiệu quả nhất từ những người quan trọng ấy. Nhưng nói chúng ta chấp hành nguyên tắc về hành vi xã hội theo mong đợi một cách vô thức khi trưởng thành - và thường nhập tâm sâu sắc những nguyên tắc này. Vai trò xã hội có tác dụng định hướng và điều chỉnh hành động của các cá nhân sao cho phù hợp với chuẩn mực xã hội và mong đợi của mọi người 3.Sự lãnh đạo Một biện pháp thay thế khái niệm về cách lãnh đạo cho rằng chất lượng lãnh đạo liên quan tới sự mong đợi mà một lãnh đạo phải có đối với tính chất công việc và quan trọng nhất về những người hình thành đội ngũ. Mcgregor cho rằng về cơ bản con người thích làm việc, vì thế nếu họ cảm thấy rằng mình được tôn trọng và tin cậy thì thường làm việc chăm chỉ hơn và sẵn sàng hơn. Một nhà lãnh đạo tài năng sẽ biết cách làm như thế nào để mọi người tin tưởng và từ đó hành động theo ý muốn của họ. Sự lãnh đạo có vai trò to lớn trong việc tổ chức, định hướng ,điều chỉnh hành động của cá nhân và giúp cho các cá nhân trong nhóm gắn kết với nhau hơn. 4.Ảnh hưởng của nhóm tới hành vi cá nhân Một nghiên cứu có tính kinh điển về ảnh hưởng xã hội trong nhóm được Leon Festinger, Stanley Schachter và Kunt Back tiến hành 4 năm 1950. Họ đã phát hiện ra hiện tượng áp lực xã hội trong các nhóm không chính thức. Theo các tác giả này hầu hết các cuộc tiếp xúc trong giao tiếp giữa các cá nhân đều có biểu hiện của sự lôi cuốn, quyến rũ và sự cố kết đã được hình thành và phát triển từ sự ảnh hưởng xã hội này. Như vậy ở nhóm nào có sự cố kết cao thì ở nhóm đó sự ganh đua của các thành viên càng lớn và sự phân tán giảm đi. Những áp lực trong xã hội xảy ra trong nhóm và sự cố kết của nhóm chủ yếu cũng phụ thuộc vào ý kiến của đa số. Nhóm và nhất là ảnh hưởng của người thủ lĩnh trong nhóm có vai trò vô cùng lớn đối với hành vi, hành động cá nhân. Mỗi nhóm được thành lập ra dựa trên những quy tắc nhất định và đã là thành viên của nhóm đó thì phải tuân thủ những quy tắc ấy. Và do đó hành vi của mỗi thành viên sẽ đi vào một khuôn phép theo trật tự nhất định. 5.Mức độ ảnh hưởng của cá nhân và truyền thông với việc vận động thay đổi hành vi của con người. Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức và thái độ của người dân. Tuy nhiên để thay đổi những hành vi đã trở thành thói quen cố hữu của con người thì chỉ truyền thông thôi thì không đủ. Tiếp xúc trực tiếp giữa các cá nhân và nhóm để thảo luận và thực hành thay đổi hành vi, kết hợp với việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng luôn luôn có kết quả cao nhất. Các nhà thực nghiệm đã phỏng vấn khoảng 200 người có tình trạng sức khỏe tốt cả trước và sau đó khoảng 3 năm tham giatrong chiến dịch "Sống tích cực", bao gồm các hoạt động vận động về hiến máu, cân nặng, tuổi tác và sự mạo hiểm khi lái xe... Dân cư trú tại Traof ở California thì không nhận được một sự thuyết phục nào (kể cả trên các phương tiện truyền thông tin). Ở Gileoy, California thì có một chiến dịch vận đông qua ti vi, báo chí, radio,và gửi thư điện tử trong vòng hai năm. Còn ở Watson, California thì chiến dịch này không những được vận động qua các phương tiện truyền thông như ở Gileoy, mà còn được bổ xung thên cả sự tiếp xúc trực tiếp giữa các nhânvới các nhóm người dân về chiến dịch "Sống tích cực". Kết quả: Sau 3 năm thì sự mạo hiểm của người Traof cao hơn trước đó, còn người Gileoy thì do được nghe trên phương tiện truyền thông nên đã thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt. Còn ở Watson, có cả sự tiếp xúc cá nhân thì đã thay đổi hầu hết thói quen sinh hoạt không lành mạnh và hành vi giao thông ít mạo hiểm hơn. 6. Thay đổi rủi ro : 5 - Thay đổi rủi ro được xem là một hệ quả của lười biếng xã hội. - Quyết định rủi ro là quyết định là những quyết định có thể mang đến những kết quả không mong đợi. Staner nhận thấy nhóm thường có khuynh hướng ra quyết định nhất trí có rủi ro nhiều hơn với quyết định do thành viên nhóm đưa ra, dù cho quyết định đó có tính khả quan trong việc thực hiện mục đích công việc. Khi phải đưa ra quyết định cho một vấn đề nào đó, đặt vấn đề đó trong tất cả các trường hợp, đều có một mức độ rủi ro nhất định thì cá nhân có xu hướng lựa chọn một giải pháp có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Quyết định của nhóm có ảnh hưởng đến cách mỗi cá nhân nhìn nhận vấn đề và cá nhân có xu hướng thay đổi quyết định của mình để tìm kiếm sự an toàn cho bản thân. Có nghĩa là nếu mục đích công việc đề ra có kết quả tốt thì cá nhân được hưởng những quyền lợi từ kết quả đó, nhưng nếu mục đích công việc không thuận lợi thì cá nhân sẽ không phải chịu trách nhiệm một mình vì đó là trách nhiệm chung của cả nhóm 7. Sự phân cực nhóm : Khi trong nhóm có hai hay nhiều quan điểm trái ngược nhau và thu hút số lượng thành viên nhóm nhất định, thì khi đó trong nhóm đã có sự phân cực. Như vậy, sự phân cực nhóm là sự tồn tại của hai hay nhiều quan điểm, hành vi trong nhóm, chúng có thể xung đột với nhau hoặc hỗ trợ cho nhau để nhóm phát triển. VD : trong một gia đình, khi nói tới quan điểm trong việc dạy dỗ con cái, bố mẹ đưa ra một quan điểm khác, còn ông bà lại đưa ra một quan điểm khác, như vậy đã có sự phân cực trong nhóm gia đình. Đề cập tới vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau. Moscovici và Zavallon ( 1969) đã chứng minh rằng nhóm có thể đi đến việc ra quyết định bảo thủ hơn cũng như rủi ro hơn. Kết quả thảo luận, quan điểm của nhóm bị phân cực – thay đổi từ cực này sang cực khác. Nói chung, nếu nhóm ủng hộ tiếp cận vấn đề thật cẩn trọng, hai người nhận thấy sự thay đổi hướng về sự cẩn trọng. Nếu ủng hộ tiếp cận vấn đề theo cách mạo hiểm, thì sự thay đổi hướng về sự rủi ro. Hay Lamm và Myers ( 1978) : đề cập hai giải thích có thể đối với sự phân cực nhóm. Một trên cơ sở tính khả dụng thông tin, cho rằng trong khi thảo luận nhóm, thành viên trong nhóm nhận thông tin bổ sung giải thích rõ vấn đề. Thông tin bổ sung đó trình bày quan điểm của đa số. Vì thế nếu 6 hầu hết nhóm ủng hộ sự cẩn trọng và cung cấp cho mỗi thành viên thông tin bổ sung theo hướng này. Nhưng trong một nhóm hầu hết đều ủng hộ quyết định rủi ro thì lý do chọn cơ hội sẽ là lý do được thảo luận nhiều nhất. Như vậy sự phân cực nhóm có ảnh hưởng từ ý kiến chung của cả nhóm hay số đông người trong nhóm, sau đó mới là việc xem xét yếu tố rủi ro trong việc quyết định vấn đề 8. So sánh xã hội : Lý thuyết nghiên cứu so sánh xã hội của Festinger ( 1954) cho rằng, con người liên tục đánh giá bản thân, cố gắng giới thiệu bản thân theo cách tốt nhất. Jellison và Davis (1973) chứng minh rằng, những người tham gia nghiên cứu cũng thường đánh giá những người có thái độ cực đoan thiên vị nhiều hơn những người có thái độ quy ước. Điều này cung cấp một số ủng hộ bổ sung đối với quan điểm so sánh xã hội, ở chỗ khi một xu hướng được xã hội mong muốn đã được hình thành thì người diễn đạt xu hướng ấy rõ ràng, chắc chắn sẽ được mọi người tán thành, vì thế, một người nhận xét về mình trong bối cảnh xã hội là yếu tố quan trọng cần phải tính đến nếu muốn tìm hiểu hành vi của họ. Những người có quan điểm thiểu số thường thay đổi quan điểm của mình để phù hợp với đa số. Có thể nói rằng, trong xã hội cá nhân hình thành phán xét riêng của mình dựa trên một sự so sánh với những phán xét của số đông. III.Các hiệu ứng của ảnh hưởng xã hội 1. Hiệu ứng thuận lợi xã hội: - Xuất hiện khi cá nhân làm công việc với người mình yêu thích hay công việc hấp dẫn nên hiệu quả ảnh hưởng cao hơn. - Khi các cá nhân cùng làm việc với nhau ,môi trường hoạt động chung đó sẽ kích thích các cá nhân cùng cố gắng hơn trong công việc ,sự mệt mỏi giảm đi và năng suất lao động sẽ tăng lên. 2.Hiệu ứng lười biếng xã hội : “Hiệu ứng lười biếng xã hội” xuất hiện: - Khi cá nhân cho rằng công việc chung không đáng quan tâm, họ có tư tưởng bàng quan, hời hợt trong công việc. - Ý thức trách nhiệm của cá nhân với các hành vi có tổ chức giảm. 7 a.Thực nghiệm nghiên cứu “Hiệu ứng lười biếng xã hội”: Thực nghiệm 1: * Tác giả: Latane, Williams và Hawkins (1979) * Mục tiêu thực nghiệm: Chứng minh rằng khi cá nhân làm việc theo nhóm, sự cố gắng của từng thành viên thường không hết mình như khi từng cá nhân làm một mình. * Cách tiến hành: Các ông yêu cầu sinh viên tạo ra tiếng ồn càng nhiều càng tốt. * Kết quả: Họ nhận thấy sinh viên khi hành động với người khác việc tạo ra tiếng ồn bị ít hơn khi họ làm một mình. Kết quả thực nghiệm đo được là: Trong một nhóm 4 người thì cả nhóm tạo ra tiếng ồn chỉ gấp 2 lần tiếng ồn của một cá nhân tạo ra. Nếu trong nhóm có 6 người, tiếng ồn họ tạo ra chỉ hơn một người có 2,4 lần. Kết quả này cho thây rằng khi hành động chung các cá nhân thường không cố gắng hết mình. *Những nghiên cứu bổ sung khác:Latane, Williams và Hawkins sau đó tiến hành một thực nghiệm khác, các ông lập ra các “nhóm giả” đặc biệt. Trong những điều kiện thực nghiệm này, sinh viên cứ hét to một mình nhưng vẫn tưởng rằng mình đang hét cùng người khác. Những chứng cứ thực nghiệm đã chỉ ra rằng: sinh viên không tạo ra nhiều tiếng ồn khi làm cùng với người khác.Một người tham gia thực nghiệm chỉ tạo 82% số tiếng ồn so với khi họ tạo ra tiếng ồn một mình, nếu họ nghĩ rằng mình đang tạo ra tiếng ồn cùng với một người khác. Nếu cho rằng mình tạo ra tiêng ồn với 5 người khác thì họ chỉ tạo 74% tiếng ồn. Diều này chứng tỏ rằng đôi khi làm việc với nhiều người khác, cá nhân thường ít cố gắng hơn vì cho rằng đã có những người khác thực hiện. Và nhũng thực nghiệm về tính lười biếng trong nhóm, Max Ringelmann (1920) đẫ đè nghị một nhóm những người đàn ông kéo hết sức có thể một sợi dây nối với một dụng cụ đo lường để đo lực kéo của họ. Không có gì đáng ngạc nhiên là tổng số lực kéo tăng lên khi số thành viên trong nhóm tăng Bảng số liệu: Lực kéo trung bình của một người Kéo một mình Kéo 3 người Kéo 8 người 63kg 53kg 31kg Kết quả trên cho thấy một điều đáng ngạc nhiên lực trung bình thể hiện sự cố gắng của mỗi nghười tronh nhóm đã giảm xuống khi số thành viên trong nhóm tăng. Thực nghiệm Max Ringelmann thu được cho thấy, lực kéo trung bình của một người giảm xuống khi số người tham 8 gia trong nhóm tăng lên. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng lười biếng xã hội. Trong một thực nghiệm khác về tính lười biếng trong nhóm, Weldon và Gargano (1988) yêu cầu những đối tượng thực nghiệm (là sinh viên ở cả 2 giới) đánh giá một số công việc làm nửa ngày của họ trên một số mặt. Ví du, độ linh động về thời gian, sự thân mật của các đồng nghiệp, sự thay đổi công việc. Một số đối tượng được biết rằng họ là người duy nhất đánh giá công việc này, trong khi những người khác họ được biết rằng họ chỉ là một trong 16 người tham gia đánh giá. Việc đo lường trình độ đánh giá của đối tượng được thu nhận bằng việc xác định bao nhiêu thông tin có thể dùng được họ đã sử dụng trong việc làm đánh giá của họ. Kết quả cho thấy những người nghĩ họ là người đánh giá duy nhất công việc có dấu hiệu lao động vất vả hơn những đói tượng mà họ nghĩ rằng họ phải chia sẻ công việc này với 5 người khác.Như vậy hiện tượng lười biếng xã hội luôn xuất hiện khi cá nhân làm việc chung trong nhóm Thực nghiệm 2: * Tác giả: K. Mortensen ( 2004) * Mục tiêu thực nghiệm: đo xem cần có bao nhiêu bồi thẩm đoàn trong một phiên tòa xét xử thì co hiệu quả nhất. * Cách tiến hành: Trong một cuộc thử nghiệm người ta đã tạo ra một bối cảnh xét xử giả tạo và so sánh hiệu quả làm việc của hai loại bồi thẩm: nhóm một, bồi thẩm đoàn có 12 thành viên và nhóm hai có 6 thành viên. Các bằng chứng đưa ra giống nhau hai đoàn bồi thẩm. Theo lý thuyết tác động xã hội, có thể dự đoán rằng đoàn bồi thẩm có 12 người sẽ làm việc kém hiệu quả hơn đoàn 6 người. * Kết quả: Thực nghiệm cho thấy: các thành viên trong đoàn bồi thẩm 12 người thiếu nhiệt tình trong việc xem xét kỹ các bằng chứng đó một cách có phê phán. Khi các bằng chứng chống lại bị cáo tỏ ra rất có sức thuyết phục thì trong đoàn bồi thẩm 12 người, tỷ lệ thành viên bỏ phiếu tán thành việc kết tội bị cáo ít hơn đoàn có 6 thành viên ( tính theo tỷ lệ phần trăm ) Còn đối với các bằng chứng tỏ ra thiếu sức thuyết phục thì trong đoàn bồi thẩm 12 người, tỷ lệ số người chần chừ bỏ phiếu cho việc tha bổng bị cáo lại nhiều hơn. * Bình luận: : Việc nghiên cứu hiệu ứng “ lười biếng xã hội ” có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn cuộc sống. chẳng hạn, người ta có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu hiện tượng này để xác định số lượng người trong đoàn bồi thẩm ở tòa án nhằm nâng cao hiệu quả của đoàn bồi thẩm 9  Kết luận chung: Hiệu ứng lười biếng xã hội luôn xuất hiện khi cá nhân làm việc trong nhóm. IV, Kết luận chung : Như vậy mọi hành động của cá nhân đều chịu sự ảnh hưởng nếu có sự tham gia của người khác vào hành động của họ. Yếu tố khán giả, thay đổi rủi ro, sự phân cực nhóm... là những nguyên nhân ảnh hưởng xã hội tác động đến hành vi con người. Sự tác động của các nhân tố trên diễn ra theo hai hướng hoặc làm cho hành vi con người trở nên tốt hơn, hiệu quả hơn hoặc làm cho cá nhân đó mắc lỗi nhiều hơn Trên cơ sở hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi con người, cá nhân có thể hạn chế những tác động tiêu cực của việc ảnh hưởng xã hội thông qua việc hình dung trước sự ảnh hưởng mình sẽ bị tác động, cũng như những rủi ro mình sẽ gặp phải để hạn chế sự tác động của nó bằng việc thay đổi chính thái độ của cá nhân mình. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan