Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ảnh hưởng phật giáo đến đời sống tinh thần trong các lễ hội ở nam định...

Tài liệu ảnh hưởng phật giáo đến đời sống tinh thần trong các lễ hội ở nam định

.PDF
103
406
132

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM VĂN QUÂN ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN TRONG CÁC LỄ HỘI Ở NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN HÙNG HẬU Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu. Thông tin, các trích dẫn và số liệu trong luận văn rõ ràng và trung thực. Các kết luận trong luận văn này chưa từng được công bố trong các công trình khác. Học viên Phạm Văn Quân MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn ............................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 7 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 7 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 8 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 9 CHƯƠNG 1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN TRONG LỄ HỘI- MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ....................... 10 1.1.Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 10 1.1.1. Phật giáo ............................................................................................ 10 1.1.2. Lễ hội................................................................................................. 16 1.1.3. Đời sống tinh thần ............................................................................. 22 1.2. Đời sống tinh thần trong lễ hội ............................................................ 25 1.2.1. Tư tưởng, tinh thần của lễ hội ........................................................... 25 1.2.2. Nghệ thuật trong lễ hội...................................................................... 26 1.2.3. Ý thức, đạo đức trong lễ hội.............................................................. 26 1.2.4. Tín ngưỡng của lễ hội ....................................................................... 26 1.3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần trong lễ hội ở Việt Nam28 1.4. Tiều kết chương 1 ................................................................................ 30 CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN TRONG CÁC LỄ HỘI Ở NAM ĐỊNH- THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................................................................... 32 2.1. Vài nét về lễ hội ở Nam Định .............................................................. 32 2.2. Thực trạng ảnh hưởng Phật giáo đến đời sống tinh thần trong các lễ hội ở Nam Định hiện nay .................................................................................. 34 1.2.1. Ảnh hưởng đến tư tưởng, tinh thần của lễ hội .................................. 34 1.2.2. Ảnh hưởng đến nghệ thuật trong lễ hội ............................................ 38 1.2.3. Ảnh hưởng đến ý thức, đạo đức trong lễ hội .................................... 40 1.2.4. Ảnh hưởng đến tín ngưỡng của lễ hội............................................... 47 2.3. Một số vấn đề đang đặt ra tư thực trạng ảnh hưởng Phật giáo đến đời sống tinh thần trong các lễ hội ở Nam Định hiện nay ................................ 51 2.3.1. Lễ hội ở Nam Định đang có xu hương thương mại hóa ................... 51 2.3.2. Lễ hội ở Nam Đinh đang có xu hướng lễ hội bị lợi dụng vào hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi ................................................................... 52 2.3.3. Nguyên nhân của những vấn đề đang đặt ra ..................................... 56 2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 60 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TIÊU CỰC ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG LỄ HỘI Ở NAM ĐỊNH HIỆN NAY ............................................ 63 3.1. Quan điểm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế tiêu cực của Phật giáo trong lễ hội ở Nam Định hiện nay ....................................................... 63 3.1.1. Cần khơi dậy sức mạnh tiềm tàng tích cực của yếu tối Phật giáo trong các lễ hội ở Nam Định................................................................................. 63 3.1.2. Cần phải nghiên cứu, khôi phục và bảo tồn nghi lễ Phật giáo tiến bộ, phù hợp trong các lễ hội ở Nam Định ......................................................... 65 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đời sống tinh thần trong các lễ hội ở Nam Định hiện nay ..................................................................................... 68 3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về giá trị văn hoá Phật giáo trong lễ hội ở Nam Định ..................................................................... 68 3.2.2. Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở Nam Định .......................................................................... 69 3.2.3. Hoàn thiện chính sách, quy chế tổ chức lễ hội của địa phương........ 69 2.2.4. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương thức tổ chức lễ hội phù hợp với nội dung của từng lễ hội và điều kiện cụ thể của địa phương..................... 70 3.2.5. Người tham gia lễ hội nên tìm hiểu về lễ hội trước khi, trong khi và sau khi tham gia lễ hội để có thái độ, hành vi đúng đắn trong lễ hội ......... 74 3.2.6. Người tham gia lễ hội cần phải hợp tác với chính quyền để giúp tổ chức tốt lễ hội .............................................................................................. 76 3.3. Tiểu kết chương 3 ................................................................................ 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt CTQG Chính trị quốc gia NXB KHXH Nhà xuất bản Khoa học xã hội TP Thành phố TS Tiến sĩ Ths. Thạc sĩ VHTT Văn hóa thể thao MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, một trong những đặc trưng làm nên truyền thống này là có nhiều lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa và hàm chứa nhiều giá trị văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Nam Định, có 1.655 di tích lịch sử - văn hoá, hàng trăm vùng văn hoá dân gian cổ truyền, hàng trăm lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm nhưng tập trung ở thời điểm mùa xuân và lễ hội mùa thu [37]. Quy mô và thời gian tổ chức lễ hội ở Nam Định cũng khác nhau. Hầu hết các lễ hội diễn ra ngắn ngày, quy mô nhỏ trong cộng đồng làng xã, gắn với các nhân vật như thành hoàng làng, người có công khai sáng vùng đất, truyền dạy nghề... Bên cạnh đó, có một số lễ hội lớn về quy mô, dài về số ngày, thu hút đông đảo nhân dân tham dự với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú mang tính đặc trưng của Nam Định như: lễ hội Phủ Dầy ở Vụ Bản, lễ hội đền Trần, lễ hội chùa Keo Hành Thiện, lễ hội chùa Cổ Lễ, lễ hội đền Din, lễ hội làng nghề Ninh Xá... Các lễ hội này có ảnh hưởng không chỉ ở phạm vi vùng và địa phương mà còn lan toả tới nhiều vùng trên cả nước. Một trong những nét độc đáo trong lễ hội ở Nam Định là sự đan xem giữa yếu tố tín ngưỡng và Phật giáo. Với 818 ngôi chùa, hơn 700 tăng ni, có gần 20 vạn tín đồ cùng với lịch sử gắn bó với dân tộc, quê hương cũng như kiên định thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội [11]. Do đó lễ hội ở địa phương này chịu tác động rất lớn từ yếu tố Phật giáo như tư tưởng, tinh thần và linh hồn của lễ hội; nghệ thuật trong tổ chức lễ hội; đạo đức của lễ hội và đặc biệt là yếu tố tâm linh trong lễ hội. Trong lễ hội có yêu tố Phật giáo ở địa phương này, Đức Phật Thích Ca được tôn thờ một cách thành kính và thiêng liêng như các thần, vị thánh. Chính điều này đã tạo ra biểu tượng văn hóa trong lễ hội Phật giáo. Thông qua lễ hội, nghi lễ giá trị biểu tượng văn hóa Phật giáo được làm sáng tỏ thêm qua các nghi thức lễ, các trò chơi dân gian, các loại hình nghệ thuật. Có thể 1 nói rằng, lễ hội ở Nam Đinh là lễ hội tín ngưỡng và đồng thời cũng có thể gọi là lễ hội Phật giáo. Vì lễ hội ở đây là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân nói chung và của cộng đồng Phật tử nói riêng. Từ thực tế chứng kiến các lễ hội có yếu tố Phật giáo ở Nam Định hiên nay, chúng tối thấy bên cạnh những tác động tích cực như trong lễ hội trên các mặt từ tư tưởng, đạo đức, tinh thần đến nghệ thuật, đạo đức cũng như tín ngưỡng. Qua lễ hội là dịp để cá nhân Phật tử liên tục chủ động học hỏi, lĩnh hội kiến thức văn hóa, trong đó có giáo lí đạo Phật cũng như các bài học kinh nghiệm để làm giàu đời sống nội tâm, từng bước hoàn thiện nhân cách để hội nhập với xã hội, từ cá thể độc lập thành một thành viên gắn bó với cộng đồng Phật tử. Mặt khác cũng có những tác động tiêu cực như có nhà tu hành cũng như một số Phật tử lợi dụng lễ hội để thực hành mê tín dị đoan, xem lễ hội là dịp để kiếm sống. Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống tính thần qua lễ hội ở Nam Định hiện nay nhằm tìm kiếm các giải pháp phù hợp để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống mới ở tỉnh nhà là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ cơ sở đã nêu, chúng tôi chọn luận văn: “Ảnh hưởng Phật giáo đến đời sống tinh thần trong các lễ hội ở Nam Định” 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Những nghiên cứu về Phật giáo: Ở Việt Nam, từ lâu trong lịch sử, việc nghiên cứu Phật giáo và tác động của Phật giáo đối với đời sống xã hội nói chung, cũng đã được quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây đã xuất hiện rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Phật giáo, về vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội nói chung, trong lối sống của người Việt Nam nói riêng. Năm 1997, Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên công trình nghiên cứu: “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay”. NXB. Chính trị quốc gia. Trong công trình này, các tác giả đã làm rõ 2 vai trò của Phật giáo trên một số lĩnh vực như: ảnh hưởng của Phật giáo đối với hệ tư tưởng, đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Vào năm 1999, nhà nghiên cứu Nguyễn Dăng Duy xuất bản cuốn sách: “Phật giáo và văn hoá Việt Nam”. NXB. Hà Nội. Trong tác phẩm này, tác giả đã đề cập và phân tích sâu vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hoá, đạo đức của dân tộc Việt Nam. Nói về ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư tưởng, đạo đức, lối sống phải kể đến một loạt các công trình nghiên cứu của GS.Trần Văn Giàu như công trình: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”. NXB.Khoa học xã hội ấn hành năm 1975. Công trình với nhan đề: “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại”, do NXB.TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 1993. Đặc biệt là công trình với nhan đề: “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám”, do NXB. Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1998. Tác phẩm này gồm 3 tập. Nội dung của nó đã đề cập và phân tích sâu sắc những giá trị đạo đức Phật giáo, đề cập đến những đóng góp của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Những công trình nghiên cứu vai trò của Phật giáo và ảnh hưởng của nó trong tín ngưỡng dân gia qua hệ thống thờ tử, hệ thống các lễ hội có các công trình tiêu biểu như: Cuốn “Có một nền đạo lý ở Việt Nam” của nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Quang, do NXB. TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 1996. Trong tác phẩm này, tác giả đã cho người đọc thấy được sự hoà nhập của đạo đức Phật giáo trong đạo lý dân gian Việt Nam. Về lĩnh vực này đáng chú ý là công trình có nhan đề: “Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ” của tác giả Nguyễn Thị Bảy trong, do NXB.Văn hoá thông tinấn hành năm 1997. Tác giả đã bàn về văn hoá Phật giáo từ góc độ vật chất và tinh thần, bàn đến văn hoá ứng xử Phật giáo ở châu thổ Bắc Bộ. Nghiên cứu trực tiếp những tác động của Phật giáo đến đời sống tinh thần, trong đó có lễ hội đáng chú ý là các công trình của các nhà sư như: 3 Thích Phụng Sơn với công trình: “Những nét đẹp văn hoá của đạo Phật”. Công trình này do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành 1995. Trong công trình này, tác giả đã phân tích những giá trị thẩm mỹ và một số biểu hiện của chúng trong sinh hoạt tôn giáo và đời sống xã hội. Công trình đề cập đến tác động của Phật giáo đối với lối sống của giời trẻ thông qua những hành vi khi tham gia lễ chùa phải kể đến là công trình của nhà nghiên cứu Thích Thanh Từ với nhan đề: “Phật giáo với dân tộc”. Công trình này do Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành 1995. Trong công trình này, tác giả đã phan tích những tác động của Phật giáo trên các phương diện chính trị, tư tưởng, văn nghệ qua các lễ hội, nghi lễ Phật giáo. Đặc biêt,, tác giả đã làm rõ các giá trị đạo đức Phật giáo với tuổi trẻ Việt Nam hiện đại. Công trình hội tụ nhiều bài viết về tác động của Phật giáo trong đời sống tinh thần qua lễ hội phải kể đến là các tham luận trong Hội thảo với chủ đề: “Phật giáo nhập thế và phát triển” do Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh chủ trì năm 2008. Kỷ yếu đã được in thành sách, do NXB. Tôn giáo ấn hành cùng năm. Nhiều tham luận được in trong kỷ yếu đã làm rõ vai trò của Phật giáo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay như: Phật giáo trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Phật giáo với chính trị, xã hội, Phật giáo với sự phát triển bền vững của đất nước, Phật giáo với xã hội dân sự, Phật giáo với sự nghiệp độc lập, Phật giáo với các vấn nạn giao thông, Phật giáo với đời sống tâm linh, Phật giáo với việc việc xây dựng nền kinh tế nhân bản, Phật giáo với hoạt động từ thiện nhân đạo… Ngoài ra còn có nhiều công trình trên các tạp chí khoa học chuyên ngành tôn giáo cũng đề cập đến những ảnh hưởng của Phật giáo trên các phương diện khác nhau trong văn hoá, lối sống của người Việt Nam. “Vài suy nghĩ về Phật giáo dân gian Việt Nam”(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 2/1997) của Hoàng Thị Lan; “Phật giáo và tâm hồn người Việt”(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6/1998) của Vũ Minh Tuyên; “Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hoá Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 4 số5/2005) của Lê Đức Hạnh; “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”(Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 10/2007 của Lê Văn Đính; “Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2008) của Đặng Văn Bài; “Nghiên cứu và ứng dụng các giá trị văn hoá Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2008) của Nguyễn Hồng Dương; “Ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với văn hoá tinh thần của người Việt Nam hiện nay”(Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2008) của Ngô Thị Lan Anh; “Vai trò và vị trí của Phật giáo ở Việt Nam” (Tạp chí Triết học số 6/2008) của Nguyễn Đức Lữ và nhiều công trình khác. Những công trình trên đã làm rõ vị trí của Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam được biểu hiện qua phong tục tập quán, lối sống, lễ hội, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật.. Những nghiên cứu về lễ hội có yếu tố Phật giáo: Lễ hội có yêu tố Phật giáo là đề tài đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về giá trị văn hoá truyền thống rất phong phú, đa dạng trên những phạm vi và góc độ khác nhau.Các công trình tiêu biểu như: Năm 1992, Viện văn hóa dân gian có công trình khoa học với nhan đề: Lễ hội cổ truyền của Viện Văn hóa Dân gian, do NXB. Khoa học Xã hội ấn hành. Công trình này đã nghiên cứu các vấn đề lễ hội đời sống tinh thần, môi trường tự nhiên xã hội liên quan đến hình thành lễ hội, lịch sử lễ hội, cơ cấu, phân loại, các biểu hiện và giá trị của hội làng của người Việt đồng bằng Bắc Bộ. Các công trình nghiên cứu đề cập đến lễ hội ở Nam Định, các yếu tố Phật giáo trong lễ hội ở Nam Định phải kể đến như: Lễ hội và danh nhân lịch sử Việt Nam của Hà Tiến Hùng, do NXB. Văn hoá Thông tin ấn hành năm 1997. Năm 1998, nhà nghiên cứu Hồ Hoàng Hoa có công trình với nhan đề: Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng của Hồ Hoàng Hoa, do NXB. Khoa học xã hội ấn hành.Trong các lĩnh vực này, đáng chú ý là các công trình: Lễ hội cổ truyền ở Nam Định của Hồ Đức Thọ, Nxb Khoa học xã 5 hội, Hà Nội 2003. Công trình đề cập đến quá trình hình thành và phát triển lễ hội ở Nam Định, nhấn mạnh nội dung của 40 hội làng điển hình trong đó có lễ hội chùa Keo và lịch lễ hội cổ truyền ở Nam Định hàng năm. Năm 2007, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Bút bảo vệ thành công đề tài cấp tỉnh: “Lễ hội và các giải pháp quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh Nam Định”. Đề tài này do Sở Văn hoá thông tin tỉnh Nam Định chủ trì. Đây là công trình nghiên cứu khá đồ sộ, chuyên sâu về lễ hội của tỉnh Nam Định. Nhóm tác giả đã đã nghiên cứu, khảo sát các lễ hội ở Nam Định một cách có hệ thống, chọn lọc đưa ra nhận định khách quan về các lễ hội, nghiên cứu, khảo tả chi tiết các lễ hội điển hình, đề tài cũng đã chỉ ra những mặt tích cực và tồn tại trong tổ chức và quản lý lễ hội, từ đó khuyến nghị một số giải pháp cụ thể về tổ chức và quản lý lễ hội ở Nam Định hiện nay. Sau khi nghiên cứu, khái quát những vấn đề lý luận mà các công trình nghiên cứu trên đã đề cập. Chúng tôi nhận thấy rằng, đóng góp lớn lao của các công trình nghiên cứu trên là đã chỉ ra một số biến đổi của lễ hội và giá trị văn hoá của lễ hội. Quan những công trình này chúng tôi thấy rằng: Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu tiếp cận Phật giáo và vai trò của Phật giáo dưới nhiều quan điểm và góc độ khác nhau. Trong một số công trình nghiên cứu, các học giả đã chú ý nghiên cứu về những giá trị của Phật giáo như giá trị đạo đức, giá trị nghệ thuật, tư tưởng, giá trị thẩm mỹ trong lễ hội truyền thống. Có một số công trình nghiên cứu chuyên biệt về các phương diện khác nhau của Phật giáo, trong đó, một số công trình đã có sự phân tích sâu sắc về những ảnh hưởng của một số giá trị Phật giáo đến các phương diện khác nhau trong lối sống của người Việt Nam trong lễ hội. Như vậy, chúng tôi chưa thấy có công trình nào bàn về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam qua lễ hội một cách có hệ thống như về phương diễn tư tưởng, tinh thần cua lễ hội, khía cạnh đạo đức 6 và nghệ thuật của lễ hội, khía cạnh tín ngưỡng của lễ hội. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, luận văn tập trung vào việc hệ thống hoá những ảnh hưởng của Phật giáo đối với trong đời sống tinh trong lễ hội. Đặc biệt chúng tôi thấy rằng, việc nghiên cứu dưới góc độ Triết học về tác động của Phật giáo trong các lễ hội ở tỉnh Nam Định thì chưa được thực hiện một cách hệ thống. Ngoài ra các công trình nghiên cứu quá đề cập đến những tác động mạnh của mặt trái kinh tế thị trường, của đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng, những giá trị văn hoá truyền thống trong các lễ hội nói chung và ở tỉnh Nam Định nói riêng. Theo chúng tôi, cách tiếp cận như vậy là chưa toàn diện. Do vậy, cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu để có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về sự biến đổi đó, thấy được những vấn đề bức thiết đang đặt ra và đề ra giải pháp phát huy tốt hơn nữa các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội ở Nam Định. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng Phật giáo đến đời sống tinh thần trong các lễ hội 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận văn tiếp cận nghiên cứu những ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần trong lễ hội năm 2016 và đầu năm 2017. Về không gian: Luận văn nghiên cứu khảo sát một số lễ hội chính ở Nam Định như Lễ hội Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản; Lễ hội chùa Keo làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường; Lễ hội chùa Cổ Lễ, thị trấn Cỗ Lễ, huyện Trực Ninh. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần trong lễ hội ở Nam Định, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy 7 những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong lễ hội ở Nam Đinh hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần qua lễ hội. - Làm rõ thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần trong lễ hội ở Nam định và những vấn đề đặt ra. - Đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong lễ hội ở Nam Định hiên nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: lô gíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê so sánh, thảo luận nhóm,.. Để thực hiện nhiệm vụ khoa học của đề tài đặt ra, luận văn áp dụng các phương pháp chính sau đây: Sử dụng phương pháp điền dã khảo sát thực tế các lễ hội để thu thập thông tin chính cho đề tài. Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tư liệu liên quan của các tài liệu tham khảo, dùng phương pháp so sánh, đối chiếu với các tài liệu điền dã thực địa, rút ra những kết luận của đề tài. Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành như triết học, văn hoá học, văn học dân gian, văn sử địa, nghệ thuật học và nhiều phương pháp khoa học cần thiết khác phục vụ cho công trình nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn Thứ nhất, luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về ảnh hưởng của Phật 8 giáo trong đời sống tinh thần qua lễ hội Thứ hai, luận văn góp phần làm rõ thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần trong lễ hội ở Nam định và những vấn đề đặt ra. Thứ ba, luận văn đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong lễ hội ở Nam Định hiên nay Thứ tư, kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận về tôn giáo và một số lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn khác. Thứ năm, luận văn góp phần cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn giúp Đảng và Nhà nước đề ra những chính sách phù hợp nhằm đoàn kết, phát huy vai trò của các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM QUA LỄ HỘI Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN TRONG CÁC LỄ HỘI Ở NAM ĐỊNH- THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TIÊU CỰC ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG LỄ HỘI Ở NAM ĐỊNH HIỆN NAY 9 Chương 1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN TRONG LỄ HỘI- MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1.Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Phật giáo Phật giáo là tôn giáo được gọi theo tên của người sáng lập ra nó là Siddhartha Gautama (Thích Ca Mậu Ni). Ông sống cách đây khoảng 26 thế kỷ ở phía Đông Bắc nước Ấn Độ và thuộc nước Nepal ngày nay. Ông được người ta gọi là “Đức Phật” (Buddha) hàm nghĩa là một người tỉnh thức sau khi trải qua kinh nghiệm tu tập, nhận chân được bản chất của cuộc đời, sự sống và cái chết. Trong tiếng Anh, đức Phật còn được gọi là một người giác ngộ, mặc dù trong ngôn ngữ Sanskrit là “Bodhi” có ý nghĩa là “tỉnh thức”. Phật giáo rất khác với các tôn giáo khác ở chỗ nó là một tôn giáo vô thần.Tâm điểm của hầu hết các tôn giáo là Thượng đế, hoặc Đấng toàn năng. Tuy nhiên, tâm điểm của Phật giáo là những lời dạy của Đức Phật về tin vào Thượng đế không mang lại lợi ích trong việc nhận thức chân lý giác ngộ. Phật giáo không lấy niềm tin làm nền tạng căn bản. Hầu hết các tôn giáo lấy niềm tin làm nền tảng căn bản. Nhưng trong Phật giáo niềm tin về một chủ thuyết nào đó nằm ngoài tầm nhận thức thì không thể chấp nhận. Đức Phật cho rằng, chúng ta không nên đặt niềm tin vào bất cứ một học thuyết nào dù học thuyết đó chúng ta được đọc nó trong kinh điển, hoặc được dạy bởi một vị thầy nào. Phật giáo là tôn giáo nhấn mạnh tự do trong việc tìm hiểu, nhận thức thế giới. Cách tốt nhất để hiểu được Phật giáo, là phải xem Phật giáo như là những phương pháp để hành trì, và phương pháp này đòi hỏi sự tin tấn trong việc thực hành. Người Phật tử không nên chấp nhận niềm tin mù quáng, chỉ có hành trì là phương pháp tốt nhất để có thể cảm nhận và nhận thức đúng đắn những lời Phật dạy.Thay vì chúng ta tin tưởng và học thuộc lòng những chủ thuyết, đức Phật dạy cho chúng ta làm thế nào có thể nhận chân được chân lý ngay chính mình. Phật giáo chú trọng việc hành trì hơn là niềm tin. Nguyên 10 tắc chung chủ yếu cho người Phật tử hành trì dựa trên giáo lý Bát chánh đạo. Từ khi Đức Phật nhập niết bàn đến nay Phật giáo đã phân chia thành hai trường phái chính là Phật giáo Nguyên thủy (Nam Tông) và Phật giáo Đại thừa (Bắc Tông). Trong nhiều thế kỷ, Phật giáo Nam Tông đã có ảnh hưởng và truyền bá qua các nước như Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện và Lào. Trong khi đó Phật giáo Bắc Tông lại được truyền bá sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nepal, Mông Cổ, Triều Tiên và Việt Nam. Trong Phật giáo Nam Tông lại được phân chia thành nhiều tông phái như là Tịnh Độ tông và Thiền Tông. Giáo lý nhà Phâ ̣t tuy có nhiề u tông phái khác nhau, nhưng tựu trung những điể m đươ ̣c đề câ ̣p sau đây vẫn là những nề n tảng cơ bản.Thế giới, vũ tru ̣, theo quan niê ̣m Phâ ̣t giáo, là luôn vâ ̣n đô ̣ng, biế n đổ i, các biế n đổ i diễn ra nhanh như chớp mắ t, và thế giới thì không có trước, không có sau, vô thủy, vô chung. Đó cũng chin ̣ ́ h là lẽ vô thường, tức không có gì là tồ n ta ̣i cố đinh, mà có đó, mấ t đó. Con người cũng thuô ̣c dòng chảy không ngừng đó, nên không gì là bản thân ta cả, tức vô nga.̃ Những biế n đổ i này, nói theo ngôn ngữ hiêṇ đa ̣i, là do tự thân vâ ̣n đô ̣ng, không xuấ t phát từ bên ngoài, mà từ lẽ nhân duyên, theo luâ ̣t nhân quả, nghiê ̣p báo. Tùy thuô ̣c vào nghiêp̣ báo mà biế n đổ i của các sinh linh diễn ra trong cõi phàm và siêu phàm, hoán chuyể n từ cõi này sang cõi kia, đó là luân hồ i. Nhân sinh quan Phâ ̣t giáo xuấ t phát từ quan niê ̣m cho rằ ng đời là bể khổ , và nguyên nhân của nó là sinh, laõ , bênh, ̣ tử, là những ham muố n nhu ̣c du ̣c, xuấ t phát từ sự che lấ p trí tuê ̣ bởi ngũ uẩ n (sắ c, thu ̣, tưởng, hành, thức), làm cho ta cố chấ p trong viê ̣c phân biê ̣t cái ta và cái khác ta, dẫn đế n thái đô ̣ “ngã chấ p”, tro ̣ng cái ta, khiế n con người ta vô minh. Muố n thoát khỏi bể khổ thì phải diêṭ du ̣c, nhẫn nhu ̣c, từ bi, hỉ xả, hy sinh, đi theo con đường của bát chánh đa ̣o: chánh kiế n, chánh tư duy, chánh nghiêp, ̣ chánh ngữ, chánh mê ̣nh, chánh tinh tiế n, chánh niê ̣m, chánh đinh. ̣ Phật Giáo du nhập vào Việt Nam ở khoảng thế kỷ thứ nhấ t và thứ hai, 11 trực tiế p từ nguồ n gố c Ấn Đô1̣ . Trong giai đoa ̣n du nhâ ̣p, Phâ ̣t giáo Viêṭ Nam đã bước đầ u tự hin ̣ đầ u tiên. Cùng với sự thâm ̀ h thành nên tư tưởng thiề n đinh nhâ ̣p của Phâ ̣t giáo phương Bắ c sau đó, các thiề n phái như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường đã phát triể n ma ̣nh me.̃ Trong bố i cảnh của mô ̣t dân tô ̣c bi ̣đô hô ̣, nhà chùa Phâ ̣t giáo đã tự nhâ ̣n lấ y cho mình trách nhiê ̣m chăm lo đố i với dân chúng. Ho ̣, những sư saĩ Phâ ̣t giáo, đã nhâ ̣n phầ n công viêc̣ da ̣y ho ̣c, hố t thuố c, tri ̣ bê ̣nh, ma chay, tế lễ, đinh ̣ viê ̣c xây cấ t, làm ăn… cho mo ̣i người, và bao trùm lên tấ t cả, là sự hun đúc mô ̣t tinh thầ n đô ̣c lâ ̣p dân tô ̣c. Chính là từ chỗ tinh thầ n về mô ̣t nề n đô ̣c lâ ̣p đó vẫn tồ n ta ̣i, nên cho dù đã 1.000 năm bi ̣ đô hô ̣ mà Đinh Bô ̣ Liñ h đã có thể hoàn tấ t viê ̣c xây dựng mô ̣t triề u đa ̣i đô ̣c lâ ̣p đầ u tiên sau ách thố ng tri phương Bắ c. ̣ Trải qua Đinh, Lê, Lý, Trầ n, dù các tăng sĩ chỉ can dự trực tiế p vào chiń h sự ở giai đoa ̣n đầ u, nhưng vi ̣trí, vai trò của Phâ ̣t giáo đã ngày càng phát triể n, đa ̣t đế n đô ̣ cực thinh ̣ vào thời Trầ n, và chỉ suy thoái từ nửa sau thế kỷ 14.Sự phát triể n của Phâ ̣t giáo trong những thời kỳ lich ̣ sử này, với tinh thầ n nhâ ̣p thế thể hiêṇ ở những mức đô ̣ khác nhau, không hề đứng trên tư tưởng thố ng tri,̣ quyề n lực và quyền lợi, Phâ ̣t giáo đã thực thi mô ̣t tinh thầ n khoan dung, đô ̣ lươ ̣ng, hòa hơ ̣p đố i với dân chúng, đố i với kẻ đich, ̣ và cả đố i với những tư tưởng-giáo lý khác. Những điề u này không những làm cho Phâ ̣t giáo đứng ở trung tâm của hoa ̣t đô ̣ng chiń h tri,̣ văn hóa, xã hô ̣i giai đoa ̣n thế kỷ 10 - 14, thâ ̣m chí có những lúc là quyế t đinh ̣ vâ ̣n mê ̣nh quố c gia (trường hơ ̣p Lý Công Uẩ n lên ngôi), mà đố i với bản thân, nó đã xây dựng cho mình mô ̣t tư tưởng Phâ ̣t giáo, mô ̣t giáo hô ̣i Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam đô ̣c lâ ̣p, mang bản sắ c riêng, và lớn hơn thế nữa, nó còn ta ̣o nên bản sắ c văn hóa, bản sắ c chiń h tri ̣ trong giai đoa ̣n lich ̣ sử này, ta ̣o nên bản sắ c của dân tô ̣c ta khi đó. Sự đi xuố ng của Phâ ̣t giáo sau đó, từ nửa sau thế kỷ 14, là mô ̣t điề u hoàn toàn hơ ̣p tính quy luâ ̣t, khi mà mô ̣t hê ̣ tư tưởng tôn giáo không còn có sự ủng hô ̣ của những quyề n lực thế tu ̣c. Nhưng dù vâ ̣y, tinh thầ n hòa hơ ̣p Phâ ̣t giáo - dân tô ̣c đó maĩ 1 Nguyễn Lang, Viê ̣t Nam Phâ ̣t giáo Sử luâ ̣n, in lầ n thứ 3, Nxb Văn hóa, HàNội, 1992, tr. 469, 470 12 maĩ là mô ̣t trong những trang sử đâ ̣m nét nhấ t của dân tô ̣c ta. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã góp phần quan trọng đối với văn hóa cộng đồng, với việc nhận thức về thế giới, về xã hội và về con người, đặc biệt là việc đề cao trách nhiệm của chính con người và của cả dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, tạo sự gắn kết cộng đồng, tạo sức mạnh chung cho cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Theo các nhà nghiên cứu, so với Phật giáo ở các quốc gia khác, Phật giáo Việt Nam có những đặc điểm cơ bản như sau: Phật giáo Việt Nam mang đầy đủ các đặc điểm của đạo Phật nói chung. Nhưng khi truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã hoà nhập, thích nghi và kết hợp với đời sống tâm linh, văn hoá của người dân Việt nên có những đặc điểm riêng biệt làm cho Phật giáo ở Việt Nam trở lên linh hoạt, phong phú. Những đặc trưng ta có thể nhận biết, đó là: Phật giáo Việt Nam dung hợp các tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng Tổ tiên, thờ Thần, thờ Mẫu nhưng Phật giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo để làm nên Đạo Phật Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ việc bài trí tượng thờ trên chính điện chùa Phật giáo. Trong đó, Phật được tôn trí ở gian giữa là đại hùng bảo điện; chư vị thánh tổ của Lão giáo, Nho giáo, được an trí ở hai bên. Ngoài ra, còn tôn trí cả tượng của các vị Thiên hoàng Ngọc đế, Thập điện Diêm vương. Đặc biệt, trong khuôn viên thờ tự của chùa, nhất là các chùa ở vùng Bắc Bộ, luôn có phủ Mẫu (cũng gọi là điện Mẫu) thờ chư vị thánh Mẫu và đức thánh Cha (Trần Hưng Đạo hiển thánh). Nhiều trường hợp khác, trên gian phụ của chính điện chùa còn thờ cả các vị có công khai mở, trùng tu, tôn tạo chùa. Có tác giả cho rằng Phật giáo là thành tố trong Tam giáo đồng nguyên: Phật giáo Việt Nam dung hợp cùng tinh thần Nho giáo, Lão giáo để trở thành "Tam giáo đồng nguyên" nhằm hộ trì quốc gia, dân tộc. Đó là sự kết hợp rất trí tuệ để hài hoà và cùng phát triển. Từ những buổi đầu xây dựng nền phong 13 kiến độc lập chúng ta đã thấy các vị danh tăng Phật giáo thông hiểu Nho giáo, uyên thâm Lão giáo, và vận dụng tam giáo nhuần nhuyễn trong cuộc sống, tu hành của mình. Các vị ấy hành trì Phật pháp, tham gia chính sự bàn quốc kế dân sinh như một vị thạc Nho, khi xong việc lớn lại rút về núi rừng thanh bạch ẩn tu như một Đạo sỹ. Đây là điều hiếm có ở đặc trưng văn hóa mà chưa từng thấy của bất kỳ một dân tộc nào2. Phật giáo đồng hành, gắn bó với dân tộc. Phật giáo Việt Nam có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, đồng hành trong những giai đoạn thăng trầm của đất nước, góp phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong Phật giáo Việt Nam đã ghi nhận hai trường hợp đặc biệt: Lý Công Uẩn – một vị sư xả pháp, xuất tu để ra đời làm bậc quân vương khai mở triều đại nhà Lý, và Trần Nhân Tông – một vị hoàng đế từ bỏ ngai vàng để vào núi ẩn tu trở thành một vị Tổ sư của Phật giáo đời Trần. Trong thời kỳ hội nhập, Phật giáo luôn chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh khốn khó, gặp thiên tai, địch họa để chung tay cùng đất nước góp phần ổn định xã hội, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù có nhiều hệ phái những Phật giáo Việt Nam có tinh thần đoàn kết, gắn bó nội bộ. Các hệ phái phái Phật giáo cùng tồn tại và phát triển, nhưng tất cả đều sinh hoạt trong một tổ chức chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1981, trải qua một năm vận động thống nhất, 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo trên toàn quốc đã thống nhất thành lập tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong Hiến chương của mình Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước”. Ngoài ra, Phật giáo Việt Nam còn đoàn kết với các tầng lớp trong xã hội và đoàn kết với các tôn giáo bạn để chung tay xây dựng và phát triển đất nước. Đây là điều chưa có một tổ chức Phật giáo nước ngoài nào có thể làm được. Phật giáo Việt Nam có tính sơn môn, pháp phái: Du nhập vào Việt 2 Trần Ngọc Thêm (1999), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB. Giáo dục 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan