Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Anh huong cua van hoa nuoc anh doi voi hoat dong dam phan thuong mai quoc te giu...

Tài liệu Anh huong cua van hoa nuoc anh doi voi hoat dong dam phan thuong mai quoc te giua doanh nghiep viet nam va anh quoc

.PDF
78
36
66

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khái niệm toàn cầu hóa đang ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống. Thế giới đang trở nên phẳng hơn. Một thị trường toàn cầu nhưng với những khác biệt mang tính địa phương đã khiến cho quản trị đa văn hóa trở nên ngày càng quan trọng. Đặc biệt trong kinh doanh quốc tế nói chung và đàm phán thương mại quốc tế nói riêng, có hiểu biết về văn hóa các quốc gia sẽ giúp chúng ta có được sự chuẩn bị tốt hơn. Văn hóa chính là con người. Nghiên cứu về văn hóa là tìm hiểu về cách ứng xử của con người, về niềm tin, về giá trị, thái độ của họ trong những nền văn hóa khác nhau. Vì vậy tìm hiểu về văn hóa và sự khác biệt văn hóa giữa các chủ thể trong đàm phán quốc tế là hết sức quan trọng và cần thiết. Đàm phán thương mại quốc tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Anh đóng góp vào sự thành công về mối quan hệ đối tác kinh tế Việt Nam - Anh, tuy nhiên hai quốc gia có sự khác biệt lớn về văn hóa: hai quốc gia đại diện cho hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây rất khác nhau. Những khác biệt về ngôn ngữ, về tôn giáo, về quan điểm về giá trị và thái độ, cách ứng xử cũng như nhiều khía cạnh khác đã gây ra những trở ngại và hiểu nhầm nhất định trong đàm phán thương mại giữa hai quốc gia. Quan hệ ngoại giao hơn 40 năm giữa Việt Nam và Anh quốc đang ngày càng vững mạnh hơn và được nâng lên tầm đối tác chiến lược vào năm 2010. Do đó tìm hiểu về ảnh hưởng của văn hóa Anh đối với hoạt động đàm phán Việt - Anh là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy em xin chọn đề tài : Ảnh hưởng của văn hoá nước Anh đối với hoạt động đàm phán thương mại quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và Anh quốc làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1 Mục tiêu của khóa luận là nhận định, phân tích thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân của ảnh hưởng văn hóa Anh đến hoạt động đàm phán thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Anh từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết về văn hóa Anh đối với doanh nghiệp Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, trong khóa luận em sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu cơ sở lý luận về văn hóa và đàm phán thương mại quốc tế. - Tìm hiểu về văn hóa Anh, so sánh với văn hóa Việt Nam và tìm hiểu những ảnh hưởng của văn hóa Anh đến hoạt động đàm phán thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Anh quốc. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết về văn hóa nhằm đạt được thành công trong đàm phán thương mại quốc tế Việt Anh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : văn hóa Anh và tác động đối với hoạt động đàm phán thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Anh quốc. Phạm vi nghiên cứu : khóa luận chỉ tập trung chủ yếu vào phần đàm phán Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp thu thập thông tin (thông qua sách báo, giáo trình, luận án, internet,...), phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp đối chiếu – so sánh, mô hình hóa. 5. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục của bài viết gồm ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sự khác biệt văn hóa trong đàm phán thương mại quốc tế 2 Chương 2: Tác động của văn hóa Anh đối với hoạt động đàm phán thương mại quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và Anh quốc Chương 3: Giải pháp nâng cao hiểu biết văn hóa Anh của doanh nghiệp Việt Nam trong đàm phán thương mại quốc tế Việt Anh Do còn hạn chế về khả năng và thời gian nghiên cứu nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, đặc biệt là Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để em có thể hoàn thành khóa luận này. 3 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA TRONG ĐÀM PHÁN TMQT 1.1. Lý luận cơ bản về văn hóa 1.1.1. Một số khái niệm về văn hóa Văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức và hành vi của con người trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các lĩnh vực khác. Sự hình thành của văn hóa gắn liền với sự xuất hiện của nhân loại. Vậy văn hóa là gì? Xét về mặt ngôn từ, trong tiếng Việt, văn hóa là một từ gốc Hán, theo đó thì văn hóa là sự biến đổi cái không tao nhã thành tao nhã, cái không thanh tao thành thanh tao, cái không tốt đẹp thành tốt đẹp,... nhờ giáo hóa, đạo đức và lễ nhạc. Văn trái với võ/ vũ, tức là không phải dùng sức mạnh để cai trị. Ở châu Âu, văn hóa trong tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nga (Culture hay Kultur) đều có nguồn gốc từ tiếng Latinh Cultus. Cultus có nghĩa là trồng trọt cây trái (agris cultus) và nuôi dưỡng tinh thần (amini cultus). Như vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây thì văn hóa đều được coi là hoạt động tinh thần hướng tới việc tạo ra các giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Các học giả chưa bao giờ có thể đồng ý một định nghĩa đơn giản về văn hóa. Trong thập niên 1870, nhà nhân chủng học người Anh Edward Taylor định nghĩa văn hóa như là “ một tổng thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ khả năng và thói quen nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội”. Khái niệm này tiếp cận theo các yếu tố cấu thành của văn hóa. Mặc dù định nghĩa này nêu lên khá đầy đủ các khía cạnh của văn hóa tinh thần nhưng rõ ràng nó chưa quan tâm đến văn hóa vật chất. Geert Hofstede, một chuyên gia trong lĩnh vực quản trị khác biệt đa văn hóa, văn hóa là “sự lập trình tâm trí tập thể, phân định các thành viên trong một nhóm với nhóm khác... Văn hóa, theo cách hiểu này, bao gồm các hệ thống giá 4 trị, và giá trị chính là một trong những nền tảng xây dựng nên văn hóa”. Định nghĩa này đã đề cập tới tính đặc trưng của mỗi nền văn hóa nhưng nó có phần thiên về khía cạnh tâm lý, nhấn mạnh tới cách ứng xử của con người. Một định nghĩa khác về văn hóa đến từ hai nhà xã hội học Zvi Namenwirth và Robert Weber, coi văn hóa là một hệ thống các quan niệm và các quan niệm này hình thành nên một phác thảo về lối sống. Năm 2009, UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa, theo đó, văn hóa là tập hợp những đặc trưng về tâm hồn, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Mặc dù không phải lúc nào cũng đo lường được niềm tin và giá trị một cách trực tiếp, thì lại có thể đo lường được các thói quen và hành vi liên quan. UNESCO định nghĩa văn hóa thông qua việc xác định và đo lường hành vi và tập quán được sinh ra từ niềm tin và các giá trị của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Ở Việt Nam, ngay từ thập niên 40 của thế kỷ XX, chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa lớn của dân tộc cũng như của thế giới, đã viết: Vì lẽ sinh tồn, cũng như mục đích của cuộc sống, loài người phải sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo, phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Như vậy, dù là trên thế giới hay tại Việt Nam, văn hóa đều được định nghĩa với nội hàm tương đối rộng. Có thể thấy, dù được tiếp cận ở góc độ nào thì văn hóa đều bao hàm các hành vi, tư duy, tình cảm, các sản phẩm vật chất của các cộng đồng người riêng biệt, được đúc kết, lan truyền và chia sẻ từ đời 5 này sang đời khác,được truyền bá từ nơi này đến nơi khác. Ở đây, để phù hợp với việc tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa trong đàm phán thương mại quốc tế, chúng ta sẽ tiếp cận văn hóa theo quan điểm của Hofstede, cũng như Zvi Namenwirth và Robert Weber, coi văn hóa là hệ thống các giá trị và chuẩn mực được một nhóm người cùng chia sẻ. Trong đó, khái niệm giá trị (value) là niềm tin của một nhóm người tin vào một điều gì đó là đúng, là tốt, là đáng mong muốn, còn chuẩn mực (norms) là quy tắc xã hội kiểm soát hành động của mọi người trong những trường hợp cụ thể. 1.1.2. Đặc trưng của văn hóa Văn hóa phát triển trong lòng mỗi xã hội để tạo nên đặc thù riêng cho những người thuộc xã hội đó và để phân biệt họ với những người thuộc xã hội khác. Đầu tiên, văn hóa định hình cách sống của các thành viên trong xã hội – chẳng hạn cách ăn, mặc, ở. Ví dụ như người phương Đông dùng đũa ăn trong khi các quốc gia phương Tây lại sử dụng dao và dĩa. Hay như trang phục truyền thống của các dân tộc cũng rất khác nhau: người Việt Nam với Áo dài, người Hàn Quốc là Hanbok và Nhật Bản có bộ Kimono truyền thống. Thứ hai, văn hóa giải thích cách mà các thành viên cư xử với nhau và với các nhóm người khác. Dễ thấy sự khác biệt như ở cách chào hỏi. Người Việt Nam khi gặp gỡ hay có thói quen hỏi nhau đã ăn cơm chưa chưa, hay hỏi người kia đi đâu đấy. Thực chất đây chỉ là câu chào chứ người nghe không nhất thiết phải trả lời câu hỏi này. Người phương Tây như Mỹ hay các nước châu Âu, thường khi gặp nhau họ bắt tay hay ôm hôn nhau, trong khi đó đối với người Việt Nam hành động này không phù hợp cho lắm. Thứ ba, văn hóa xác định hệ thống các niềm tin và các giá trị của các thành viên và cách họ cảm nhận về ý nghĩa cuộc sống. Chúng ta có thể dùng phép ẩn dụ để miêu tả văn hóa bằng hình ảnh tảng băng trôi. Giống như tảng băng trôi, phần chìm ẩn phía dưới của văn hóa lớn hơn phần thể hiện ra bên ngoài, và cũng giống như một tảng băng, văn hóa không cố định, nó dao động lên xuống mặt nước. Những gì thể hiện ra bên 6 ngoài của tảng băng văn hóa là cách ứng xử, phương thức giao tiếp giữa mọi người với nhau và với thế giới xung quanh. Phần ẩn sâu bên trong có hai lớp đó là các chuẩn mực và giá trị, các giả định về sự tồn tại, chính là gốc rễ hình thành nên cách ứng xử ở phía trên. Nói một cách đơn giản, phần thể hiện ra bên ngoài của văn hóa là hành động (doing), phần ẩn bên trong là suy nghĩ (thinking) và lớp trong cùng là cảm xúc (feeling). 1.1.3. Các thành tố cơ bản của văn hóa Mỗi cách tiếp cận khác nhau về văn hóa sẽ đưa ra những quan điểm khác nhau về yếu tố cấu thành nên văn hóa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu văn hóa bao gồm sáu thành tố cơ bản như sau, dựa theo quan điểm lấy giá trị và chuẩn mực làm cơ sở của Hofstede cũng như Zvi Namenwirth và Robert Weber: 1.1.3.1. Các giá trị và thái độ Giá trị (values) là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được các thành viên chấp nhận. Giá trị là nhân tố vô cùng quan trọng, đây chính là nền tảng của văn hóa. Giá trị có thể bao gồm những quan điểm của một xã hội đối với những vấn đề như tự do cá nhân, nền quân chủ, sự công bằng, lòng trung thành, trách nhiệm tập thể, về vai trò của phụ nữ, quan điểm về tình yêu, hôn nhân, gia đình,... Giá trị không chỉ là những khái niệm trừu tượng, nó còn mang ý nghĩa về cảm xúc rất lớn. Con người tranh luận, đấu tranh, thậm chí có thể chết vì một giá trị nào đó ví dụ như tự do. Giá trị cũng thường được phản ánh trong hệ thống kinh tế, chính trị của một xã hội. Ví dụ, nền chính trị dân chủ với chế độ kinh tế thị trường là phản ánh của hệ thống giá trị coi trọng tự do cá nhân. Thái độ (attitudes) là sự nhìn nhận, là cảm xúc hay khuynh hướng của các cá nhân đối với sự vật, hiện tượng, các khái niệm. Thái độ có tính linh hoạt (flexible) hơn so với giá trị. Thái độ mang màu sắc cá nhân và có thể thay đổi 7 theo thời gian, theo không gian, trong khi đó, giá trị mang tính cộng đồng cao hơn và cứng nhắc (rigid) hơn. 1.1.3.2. Phong tục tập quán và tục lệ Phong tục tập quán và tục lệ là những quy tắc xã hội kiểm soát hành động của mọi người đối với người khác. Phong tục tập quán (folkways) là những quy ước thông thường của cuộc sống hàng ngày. Nói chung, phong tục tập quán ít mang tính đạo đức. Nó chỉ là những quy ước xã hội có liên quan đến những vấn đề như : nên ăn mặc như thế nào trong từng hoàn cảnh cụ thể, cư xử thế nào là đúng đắn, cách sử dụng các đồ ăn, đồ uống (dao, dĩa, đũa,...), cách ứng xử với mọi người xung quanh,... Mặc dù phong tục tập quán quy định cách mọi người cư xử, việc vi phạm phong tục tập quán thường không bị coi là vấn đề nghiêm trọng. Người vi phạm phong tục tập quán chỉ bị coi là lập dị hoặc không biết cách cư xử chứ thường không bị coi là hư hỏng hay xấu xa. Tục lệ, tập tục (mores) là những quy tắc được coi là trọng tâm trong việc thực hiện các chức năng xã hội và của đời sống xã hội. Nó có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với phong tục tập quán. Do đó, việc làm trái tập tục có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tập tục bao gồm các yếu tố như việc lên án các hành động trộm cắp, ngoại tình, loạn luân, giết người. Ở nhiều xã hội, một số tập tục đã được cụ thể hóa trong luật pháp. Mặc dù vậy, có rất nhiều sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong việc xây dựng các tập tục. Ví dụ ở Mỹ việc uống rượu đươc chấp nhận khá rộng rãi, trong khi đó ở Ả rập Xê út, việc uống rượu bị coi là vi phạm tục lệ nghiêm trọng và có thể bị bỏ tù (một số người phương Tây khi sống tại Ả rập Xê út đã hiểu ra điều này). 1.1.3.3. Cấu trúc xã hội Nói đến cấu trúc xã hội là nói đến cách thức tổ chức cơ bản của xã hội đó. Tuy cấu trúc xã hội bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng trong đó nổi bật 8 lên hai đặc điểm quan trọng giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa các nền văn hóa. Thứ nhất là tính quy gán và thành tích (sự phân cấp quyền lực). Thứ hai là khoảng cách phân cấp của xã hội. Tính quy gán và thành tích Trong một số xã hội, đặc trưng cá nhân và những thành tích của cá nhân được coi là quan trọng hơn là tư cách thành viên tập thể, trong khi một số xã hội khác thì ngược lại. Ở nhiều nước phương Tây, cá nhân được coi là đơn vị cơ bản của xã hội. Điều này không chỉ được phản ánh trong các tổ chức chính trị, kinh tế mà còn ở cách mọi người nhận thức về mình và quan hệ với nhau trong các tập thể của mình. Đối lập với sự nhấn mạnh vào chủ nghĩa cá nhân của phương Tây, ở nhiều xã hội khác, tập thể là đơn vị cơ bản của cấu trúc xã hội. Ví dụ ở Nhật Bản, địa vị của một cá nhân được xác định bằng vị thế của tập thể mà người ấy là thành viên cũng như bằng hoạt động của cá nhân. Khi một người Nhật tiếp xúc với người khác và được đề nghị giới thiệu về vị trí xã hội của mình, anh ta thường có ý định giới thiệu tên cơ quan của mình hơn là nghề nghiệp của anh ta. Khi chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, nó khuyến khích tinh thần sáng tạo của mỗi cá nhân và làm xã hội trở nên năng động hơn. Tuy nhiên, triết lý của chủ nghĩa cá nhân cũng làm suy yếu mỗi quan hệ giữa các cá nhân, có thể gây ảnh hưởng xấu đến ý thức trách nhiệm của từng cá nhân đối với tập thể nói riêng và đối với xã hội nói chung, làm gia tăng các vụ phạm pháp, các tệ nạn xã hội. Mỹ có thể coi là ví dụ điển hình của vấn đề này. Ngược lại, chủ nghĩa tập thể có được ưu thế ngược lại với chủ nghĩa cá nhân, khi ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân là cao hơn, song xã hội lại không có tính năng động cao mà Nhật Bản là ví dụ rõ nét nhất. Khoảng cách phân cấp xã hội 9 Một số xã hội có khoảng cách phân cấp cao và mức độ chuyển đổi giữa các giai cấp thấp (ví dụ như Ấn Độ và trong chừng mực thấp hơn là Anh quốc). Trong khi đó, ở một số xã hội khác khoảng cách phân cấp ít hơn, nhưng lại linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi giai cấp (ví dụ như Mỹ). Sự phân cấp xã hội được xác định trên các tiêu chí như nền tảng gia đình, nghề nghiệp và thu nhập. Hệ thống phân cấp cứng nhắc nhất là hệ thống đẳng cấp (caste system), khi tính linh hoạt về mặt chuyển đổi xã hội là rất hạn chế. Hiện nay, hệ thống này vẫn còn ghi dấu ấn rất rõ ở khu vực nông thôn Ấn Độ, khi mà cơ hội việc làm và hôn nhân vẫn phụ thuộc phần lớn vào đẳng cấp. Sự chuyển đổi xã hội trong hệ thống giai cấp (class system) có phần linh hoạt hơn, khi mà một giai cấp dưới cùng của xã hội có thể đi lên giai cấp thượng lưu và ngược lại. 1.1.3.4. Tôn giáo và các hệ thống đạo lý Tôn giáo (religion) có thể được định nghĩa như là một hệ thống niềm tin và nghi lễ chung có liên quan đến sự thống trị của một đấng tối cao. Trong khi đó, hệ thống đạo lý (ethical system) được xem là tập hợp những quy tắc đạo đức hoặc giá trị được sử dụng để hướng dẫn và hình thành nên cách ứng xử. Hầu hết các hệ thống đạo lý trên thế giới là sản phẩm của tôn giáo. Do đó, chúng ta có thể nói đến đạo Thiên Chúa và đạo Hồi. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ đối với nguyên tắc này. Khổng giáo và đạo Khổng có ảnh hưởng lớn đến văn hóa và ứng xử của một số quốc gia châu Á, song sẽ là không chính xác nếu coi Khổng giáo là một tôn giáo. Mối quan hệ giữa tôn giáo, đạo đức, xã hội rất tinh tế và phức tạp. Trong hàng ngàn tôn giáo trên thế giới hiện nay, có thể kể đến bốn tôn giáo thống trị với số tín đồ lớn nhất, đó là Thiên Chúa giáo với 1,7 tỉ tín đồ, Hồi giáo với khoảng 1 tỉ tín đồ, Ấn Độ giáo (Hinđu giáo) với 750 triệu tín đồ, và Phật giáo với 350 triệu tín đồ. Cùng với Khổng giáo với khoảng 200 triệu tín đồ, đây là năm tôn giáo và hệ thống đạo lý lớn nhất trên thế giới (nguồn: international business – difference in culture) 10 Tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Tôn giáo ảnh hưởng đến lối sống hàng ngày và cả trong kinh doanh. Đạo Phật cấm sát sinh nên các tín đồ trung thành thường mua cá để phóng sinh vào ngày rằm và mồng một. Đạo Hồi không ăn thịt lợn, đạo Hinđu không ăn thịt bò. Tôn giáo còn ảnh hưởng đến vai trò của nam giới và nữ giới, cũng như các tập quán và đạo đức xã hội. Hầu hết các tôn giáo đều hạn chế vai trò của nữ giới trong xã hôi, đặc biệt là đạo Hồi. Tại các quốc gia Hồi giáo, vai trò của nữ giới chỉ được giới hạn trong gia đình. 1.1.3.5. Ngôn ngữ giao tiếp Ngôn ngữ là cách rõ ràng nhất để thấy sự khác biệt giữa các quốc gia. Ở đây chúng ta đề cập đến cả ngôn ngữ có lời ngôn ngữ không lời (cử chỉ). Ngôn ngữ không chỉ giúp con người giao tiếp với nhau trong xã hội mà còn giúp chúng ta tạo dựng nhận thức về thế giới. Ngôn ngữ chính là công cụ lưu trữ và truyền đạt thông tin, do đó, ngôn ngữ cũng là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, giúp cho văn hóa có thể truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì ngôn ngữ hình thành nên cách con người nhận thức về thế giới nên nó cũng có tác dụng định hình đặc điểm văn hóa. Sự khác biệt về ngôn ngữ thường dẫn đến sự khác biệt về văn hóa, thậm chí có thể là xung đột văn hóa. Ở một nước sử dụng nhiều ngôn ngữ người ta cũng thấy có nhiều nền văn hóa, ví dụ như Canada sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng sự căng thẳng giữa hai nền văn hóa đã từng đến mức khiến cộng đồng người Canada nói tiếng Pháp đòi tách ra khỏi lãnh thổ Canada khi người nói tiếng Anh chiếm ưu thế. Ngôn ngữ không lời là những thông điệp cử chỉ, có thể bằng ánh mắt, bằng bàn tay. Nhìn chung, mọi nơi đều coi nụ cười là biểu hiện của sự vui vẻ, hay một cái ngước mắt thể hiện chúng ta đang để ý. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý khi ngôn ngữ cử chỉ ở mỗi vùng miền khác nhau có thể không giống nhau. Ví dụ, người Mỹ và phần lớn người châu Âu hiểu rằng hành động giơ ngón tay 11 cái có nghĩa là mọi thứ đều ổn. Nhưng ở Nam Italia và Hi Lạp, hành động trên có ý nghĩa tương tự việc giơ ngón tay giữa. Dùng ngón trỏ và ngón cái tạo thành một vòng tròn là biểu hiện thân thiện tại Mỹ thì ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ lại là hành động mời mọc khiếm nhã. 1.1.3.6. Giáo dục Một nền giáo dục, dù chính quy hay không cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vượt qua và chia sẻ những trở ngại về văn hóa. Giáo dục chính quy là nền giáo dục mà mỗi người, nhất là lớp trẻ, được tiếp nhận trong nhà trường. Còn giáo dục không chính quy là nền giáo dục được tiếp nhận từ gia đình và xã hội. Dù là hình thức nào đi nữa thì giáo dục cũng góp phần nâng cao nhận thức của con người về những chuẩn mực và giá trị xã hội. Trình độ giáo dục của một cộng đồng có thể được đánh giá qua tỉ lệ người biết đọc biết viết, tỉ lệ người tốt nghiệp phổ thông, trung học hay đại học. Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển của văn hóa vì nó sẽ giúp các thành viên trong nền văn hóa kế thừa những giá trị cổ truyền và học hỏi những giá trị khác từ nền văn hóa khác. 1.2. Tổng quan về đàm phán TMQT 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của đàm phán 1.2.1.1. Khái niệm Đàm phán là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, đàm phán hiện diện mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta tiến hành đàm phán thường xuyên đến mức ngay cả chúng ta cũng không biết mình đang làm điều đó. Vậy đàm phán là gì? Có nhiều khái niệm, định nghĩa về đàm phán. Xét về mặt ngôn từ, trong tiếng Hán – Việt thì đàm phán có nghĩa là thảo luận (đàm) và đưa ra quyết định chung (phán). Trong tiếng Anh thì đàm phán (negotiation) là một từ gốc Latin (negotium) có nghĩa là trao đổi kinh doanh. 12 Theo bách khoa toàn thư Encarta’96 thì đàm phán là một quá trình gồm nhiều khâu, bắt đầu bằng hội đàm và kết thúc bằng cách giải quyết trọn vẹn vấn đề, một khi vấn đề hội đàm còn chưa được giải quyết thành công thì quá trình đàm phán còn chưa chấm dứt (Nguyễn Hoàng Ánh, 2004, tr.5). Theo cách hiểu này, đàm phán là một quá trình gồm nhiều khâu và chỉ chấm dứt khi giải quyết trọn vẹn vấn đề. Chúng ta sẽ đi theo quan điểm của Roger Fisher và William Ury (Hoa Kỳ) “Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại, được thiết kế nhằm đạt thoả thuận trong khi giữa ta và đối tác có những quyền lợi có thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng”. Như vậy, đàm phán là quá trình giao tiếp giữa các bên có lợi ích chung và lợi ích xung đột nhằm điều hòa các lợi ích xung đột và phát triển lợi ích chung. Đàm phán là một quá trình xã hội mang tính mục đích cao nhằm giải quyết thỏa đáng các vấn đề tranh chấp, bất đồng giữa các bên trong đời sống xã hội. Mặc dù được định nghĩa khác nhau, nhưng các tác giả đều thừa nhận đàm phán là một thực tế cuộc sống, tồn tại trong mọi lĩnh vực xã hội và cả trong kinh doanh. Và dù được thực hiện trong những lĩnh vực khác nhau, với những hình thức khác nhau, nhưng bản chất của đàm phán luôn giống nhau: đều là quá trình thuyết phục. Thuyết phục để đạt đến mục đích của đàm phán là nhằm giải quyết thỏa đáng các vấn đề bất đồng, tranh chấp giữa các bên trong đời sống xã hội. Nguyên nhân của đàm phán là động cơ quyền lợi, mục đích của đàm phán là chia sẻ quyền lợi đối kháng. 1.2.1.2. Đặc điểm của đàm phán - Tồn tại những lợi ích chung, lợi ích riêng và lợi ích đối kháng Đàm phán có sự tham gia của hai hay nhiều bên, mỗi bên có những mục đích riêng, có thể giống nhau, khác nhau hoặc hoàn toàn trái ngược. Đàm phán 13 không đơn thuần là quá trình theo đuổi nhu cầu lợi ích riêng lẻ của một bên mà là quá trình cuối cùng đôi bên đều đạt được sự thống nhất thông qua việc không ngừng điều chỉnh nhu cầu của mình. Một mặt, các bên có một số lợi ích chung khi tìm kiếm giải pháp cho vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm. Mặt khác, mâu thuẫn về lợi ích có thể phát sinh khi chi phí của bên này lại là thu nhập của bên kia. Lợi ích chung luôn tiềm tàng trong mọi cuộc đàm phán. Đây chính là cơ sở để các bên có thể ngồi vào bàn đàm phán cùng tiến tới thỏa thuận cuối cùng. Sự tồn tại của những lợi ích chung, lợi ích riêng và lợi ích đối kháng là tiền đề cho việc tiến hành đàm phán. Đàm phán là quá trình tác động lẫn nhau giữa hai hay nhiều chủ thể có những lợi ích chung và lợi ích đối kháng để cùng nhau tìm ra và thống nhất một giải pháp nhằm tối đa hóa lợi ích chung, giảm thiểu tính đối kháng về mặt lợi ích giữa các bên. - Tính chất hợp tác và xung đột Đàm phán không phải là sự chọn lựa đơn giản giữa khái niêm hợp tác hay xung đột mà là sự thống nhất giữa hai mặt mâu thuẫn đó. Khi các bên không làm được điều đó thì cuộc đàm phán sẽ bị tan vỡ. Đàm phán là một quá trình thỏa hiệp về mặt lợi ích và thống nhất giữa các mặt đối lập. Thông thường, các bên tham gia vào đàm phán có lợi ích đối lập nhau. Lợi ích của bên này là sự nhượng bộ của bên kia, khi lợi ích của bên này tăng lên thì lợi ích của bên kia giảm xuống. Chính vì vậy, trong quá trình đàm phán, người đàm phán cần bảo vệ lợi ích của phía mình, trong phạm vi cụ thể để có thể đạt được càng nhiều lợi ích càng tốt nhưng vẫn phải thỏa mãn nhu cầu tốt thiểu của đối phương. Đó là cơ sở để đạt được mục đích chung của đàm phán. - Hoạt động mang tính chất khoa học, tính nghệ thuật 14 Trước hết, đàm phán là một khoa học, khoa học về phân tích giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, theo phương châm tìm giải pháp tối ưu cho các bên tham gia. Tính phân tích nhằm giải quyết vấn đề trong đàm phán được thể hiện trong suốt quá trình đàm phán, tính hệ thống đòi hỏi phải có sự nhất quán trong suốt quá trình. Với tư cách là một môn khoa học theo đúng nghĩa, đàm phán liên quan đến nhiều ngành khoa học khác, như: luật, kế toán – tài chính, xác suất – thống kê, nhân chủng học, xã hội học, văn hóa giao tiếp,... nhằm giúp nhà đàm phán tìm ra phần chung giữa các bên đàm phán, từ đó đưa ra dự báo kết quả cũng như tìm hướng đi thích hợp cho quá trình đàm phán. Đồng thời, đàm phán luôn là một nghệ thuật. Với tư cách là một nghệ thuật, đàm phán là chuỗi thao tác ở mức nhuần nhuyễn các kỹ năng giao tiếp, trình bày, thuyết phục, chấp nhận sự thuyết phục, dẫn dắt vấn đề, khả năng sử dụng các kỹ xảo đàm phán một cách khéo léo, đúng lúc, đúng cách, mang lại hiệu quả cao. - Yếu tố con người giữ vai trò quan trọng Đàm phán là quá trình trao đổi ý kiến, quá trình mặc cả, truyền đạt thông tin và thuyết phục giữa các chủ thể, mà đại diện cho các chủ thể tham gia vào đàm phán chính là con người. Nói cách khác, đàm phán là hoạt động giao tiếp giữa con người với con người. Do đó, nó chịu sự chi phối của các yếu tố tâm lý, tình cảm của các chủ thể tham gia đàm phán. Nếu mối quan hệ giữa các bên tốt đẹp thì quá trình đàm phán cũng suôn sẻ hơn. Ngược lại, nếu giữa họ tồn tại những thành kiến cá nhân sẽ có thể ảnh hưởng làm giảm khả năng thành công của đàm phán. Đàm phán là hoạt động giao tiếp giữa người với người nên nó sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý, tính cách, tư duy, tình cảm và cách xử sự của các thành viên tham gia đoàn đàm phán. Do đó, cần phải tìm hiểu và đề cao yếu tố 15 con người trong đàm phán, xét trong tổng thể chung của nền văn hóa nơi người đó sinh sống và tính cách cá nhân của riêng mỗi người. 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm đàm phán TMQT 1.2.2.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các đặc điểm cơ bản Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hay hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu (bên bán) có nhiệm vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên nhập khẩu (bên mua) tài sản nhất định, gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Từ khái niệm trên, ta có thể thấy: - Bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận của các bên đương sự - Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là bên bán và bên mua - Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa và - Khách thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ đó có các đặc điểm sau: - Hàng hóa - đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia - Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên - Trụ sở kinh doanh của các đương sự ở các nước khác nhau. Trong ba đặc điểm trên, đặc điểm mang tính nổi bật cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là 16 1.2.2.2. Khái niệm đàm phán TMQT Các cuộc đàm phán có thể diễn ra vì nhiều nguyên nhân và mục đích, do những lợi ích và mâu thuẫn phát sinh từ đời sống xã hội. Vì vậy, chúng ta có thể thấy đàm phán xuất hiện ở mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa và ngay tại cuộc sống hàng ngày. Đàm phán có nội dung nằm trong lĩnh vực kinh tế gọi là đàm phán kinh tế hay đàm phán thương mại. Đàm phán thương mại là quá trình mặc cả và thuyết phục giữa bên mua và bên bán về một loạt các nội dung liên quan đến giao dịch mua bán như số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, phương thức thanh toán,... nhằm đạt được sự nhất trí để ký kết hợp đồng thương mại. Khi nền sản xuất xã hội phát triển, các cuộc trao đổi diễn ra một cách mạnh mẽ, vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ trở thành mang tính quốc tế thì vai trò của đàm phán ngày càng trở nên quan trọng. Đàm phán không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã mang yếu tố quốc tế và trở thành đàm phán thương mại quốc tế. Đàm phán thương mại quốc tế là những cuộc đàm phán thương mại có yếu tố quốc tế, tức là các chủ thể trong cuộc đàm phán đó phải có quốc tịch khác nhau, để kí kết một hợp đồng thương mại quốc tế. 1.2.2.3. Đặc điểm đàm phán TMQT Đàm phán thương mại quốc tế trước hết là đàm phán, do đó nó vừa mang những đặc điểm của đàm phán thông thường nói chung vừa mang những đặc điểm riêng do đặc thù của tính thương mại và quốc tế mang lại. - Tính quốc tế. Tính quốc tế có thể được hiểu là chủ thể của giao dịch là các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau (theo Công ước Viên 1980), hoặc theo luật Thương mại Việt Nam 2005, tính quốc tế nhấn mạnh đến sự di chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia hay như trước đây là theo yếu tố quốc tịch của các bên tham gia. 17 Mục đích của hoạt động đàm phán là kí kết hợp đồng mua bán quốc tế, đầu tư mà hai bên cùng chấp nhận. Kết quả của cuộc đàm phán là dẫn tới sự di chuyển của hàng hóa ra vào biên giới quốc gia, do đó đàm phán thương mại quốc tế liên quan đến nhiều lĩnh vực của kinh tế đối ngoại như thanh toán quốc tế, bảo hiểm và vận tải quốc tế,... - Tính đối kháng. Đàm phán là một kiểu tranh luận và bàn bạc, trong đó cả hai bên đều muốn đối phương thực hiện theo yêu cầu của mình, chính vì vậy mà đàm phán có tính đối kháng rất lớn. Trong đàm phán thương mại, khi một bên cố gắng giành về phần mình một khoản lợi ích lớn hơn thì bên kia buộc phải chấp nhận phần ít hơn và ngược lại. Như vậy, hai bên có lợi ích kinh tế đối lập nhau nên trong cuộc đàm phán, hai bên sẽ tích cực bảo vệ lợi ích của mình, hy vọng đạt được nhiều lợi ích hơn đối phương. Điều này thể hiện tính chất đối kháng của đàm phán. Tuy nhiên, khi đã ngồi vào bàn đàm phán thì tức là cả hai bên cũng đã có thiện chí hợp tác với nhau ở một chừng mực nào đó, do đó, việc thuyết phục đối tác để cả hai đi đến một thỏa thuận chung sẽ là việc quan trọng nhất. - Đối tượng đàm phán: Là điều khoản, điều kiện của Hợp đồng MBHHQT. Trong đàm phán thương mại quốc tế, chúng ta nhấn mạnh đến phần hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy, đối tượng của đàm phán sẽ là các điều khoản, điều kiện của hợp đồng: về số lượng, chất lượng, giá cả, đồng tiền thanh toán, địa điểm giao hàng, điều kiện cơ sở giao hàng, về trọng tài, giải quyết tranh chấp,... Mục đích của cuộc đàm phán sẽ là tìm thỏa thuận chung giữa hai bên về các điều kiện, điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. - Chịu sự ảnh hưởng về “thế” và “lực” của chủ thể đàm phán. 18 Lực của chủ thể đàm phán là sức mạnh của mỗi chủ thể đàm phán, thể hiện ở số lượng người bán hoặc người mua sẵn có của chủ thể, khả năng tài chính và cơ sở vật chất của chủ thể đàm phán cũng như sự sở hữu các thông tin chiến lược trong vụ làm ăn. Lực quyết định vị thế của chủ thể trên bàn đàm phán, thể hiện ở khả năng chi phối của chủ thể đó. Khi một bên luôn sẵn có người mua hoặc người bán, họ sẽ có quyền lựa chọn đối tác để đàm phán. Nếu thấy không đạt được những điều kiện có lợi, họ có thể kết thúc đàm phán và tìm một đối tác khác. Khả năng tài chính và cơ sở vật chất là thước đo dễ nhận biết nhất về sức mạnh của doanh nghiệp. Phía nào có khả năng tài chính mạnh hơn sẽ nắm được lực trong đàm phán. Bên có lực mạnh hơn sẽ chiếm ưu thế trong đàm phán. Họ là người đưa ra luật chơi trong cuộc đàm phán. Khi thế và lực giữa các bên có sự chênh lệch quá lớn, việc đàm phán sẽ bị chi phối bởi tập quán kinh doanh, thói quen và quy trình của bên mạnh hơn. Kết quả đàm phán sẽ luôn mang lại cho họ mối lợi lớn hơn bên kia. - Tổng hợp kiến thức về thương mại quốc tế, pháp lý và văn hóa. Đàm phán thương mại quốc tế diễn ra trên lĩnh vực thương mại, do đó nó sẽ lấy lợi ích kinh tế làm mục tiêu cơ bản. Nó cũng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, luật cạnh tranh. Đàm phán thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng bởi những biến động lớn của nền kinh tế thế giới và của thị trường như khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị,... vì những biến động này ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ cung cầu trên thị trường thế giới, đến tương quan lực lượng các bên trong đàm phán và do đó ảnh hưởng đến tình hình đàm phán. Đàm phán thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước có chủ thể đàm phán. Nếu mối quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước tốt đẹp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán. 19 Các chính sách kinh tế như chính sách về tỉ giá hối đoái, chính sách xuất nhập khẩu, các chính sách thuế,... của hai nước cũng có ảnh hưởng lớn đến việc đàm phán. Nó cũng sẽ chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật quốc tế, các công ước quốc tế, các nghị định thư như công ước Lahaye, công ước Viên,... Đàm phán thương mại quốc tế còn có sự giao lưu giữa các nền văn hóa, chính điều này làm cho đàm phán thương mại quốc tế thêm phần phức tạp bởi những khác biệt về văn hóa là trở ngại rất lớn trong quá trình đàm phán. Đôi khi, chỉ vì những hiểu lầm về văn hóa mà khiến cho các bên trong đàm phán không đạt được kết quả mong muốn. Vì vậy, có sự hiểu biết tổng hợp cả về thương mại, pháp luật và văn hóa là việc làm vô cùng cần thiết khi tiến hành đàm phán thương mại quốc tế. 1.2.3. Các giai đoạn trong đàm phán TMQT Cũng giống như các quy trình đàm phán khác, đàm phán thương mại quốc tế cũng được phân chia thành các giai đoạn đàm phán. Đối với đàm phán qua thư tín hay qua điện thoại thì có thể tiến hành một cách nhanh chóng hơn, song đối với hình thức đàm phán gặp gỡ trực tiếp thì việc chia thành các giai đoạn là việc làm không thể thiếu. Trong đó, cách chia phổ biến là thành ba giai đoạn bao gồm: 1.2.3.1. Chuẩn bị đàm phán Mục đích của khâu chuẩn bị đàm phán là cung cấp thông tin cơ bản và thông tin chiến lược cho đàm phán chính thức, tính trước các khả năng đàm phán có thể xảy ra nhằm tạo thế chủ động cho nhà đàm phán. Khâu chuẩn bị rất quan trọng, nó quyết định đến trên 50% sự thành công của cuộc đàm phán, do đó nó cũng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Giai đoạn chuẩn bị có thể được chia nhỏ thành bảy nội dung chính: - Xác định mục đích, mục tiêu của cuộc đàm phán 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan