Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái...

Tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

.DOCX
19
201
95

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với quá trình lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia, cho nên nó là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới như Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra nhiều cơ hội cho nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế. Các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển, do đó đòi hỏi phải có sự tính toán so sánh về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác. Chính tỷ giá là một công cụ quan trọng được sử dụng trong tính toán này. Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Trong thời gian gần đây tỷ giá liên tục biến động, đồng Việt Nam liên tục bị mất giá gây ảnh hưởng đến tình cán cân thương mại của đất nước . Do vậy, vấn đề tỷ giá đã trở thành vấn đề nóng và mối quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt là đối với cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004-2014. Với đề tài này, nhóm 10 sẽ giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:  Khái quát, hệ thống các vấn đề liên quan tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2014.  Tìm hiểu xu hướng biến động của tỷ giá.  Khảo sát tình hình thương mại chung của Đất nước và những ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động đó.  Dựa vào thực tế tìm hiểu được, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và cân bằng cán cân thương mại của đất nước trong giai đoạn 2004-2014 để hạn chế những tác động của tỷ giá hối đoái. NỘI DUNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Những vấn đề chung về tỷ giá hối đoái: 1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái: “Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của một nước khác” Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác. Ví dụ, một tỷ giá hối đoái liên ngân hàng của yên Nhật (JPY, ¥) với đô la Hoa Kỳ (US$) là 91 có nghĩa là 91 Yên sẽ được trao đổi cho mỗi 1 USD hoặc 1 USD sẽ được trao đổi cho mỗi 91 Yên. Gọi là giá cả vì Tỷ giá hối đoái được xác định trong thị trường ngoại hối, rộng mở cho một loạt loại người mua và người bán khác nhau nơi việc trao đổi tiền tệ là liên tục: 24 giờ một ngày, ngoại trừ những ngày cuối tuần, tức là giao dịch từ 20:15 GMT Chủ nhật cho đến 22:00 GMT thứ Sáu. Tỷ giá giao ngay đề cập đến tỷ giá hối đoái hiện hành. Tỷ giá kỳ hạn đề cập đến một tỷ giá được báo giá và trao đổi hôm nay nhưng cho giao hàng và thanh toán vào một ngày trong tương lai cụ thể. Để ổn định nền kinh tế trong nước thì phải điều chỉnh giá đồng nội tệ sao cho hợp lý. Nếu đồng nội tệ lên giá sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, do đó người dân có xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn, làm hạn chế hoạt động xuất khẩu, thu hẹp sản xuất trong nước, mặc dù giảm lạm phát nhưng thất nghiệp gia tăng. Nếu đồng nội tệ mất giá, thì lạm phát lên cao. Trong thị trường ngoại hối bán lẻ, tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra khác nhau sẽ được báo giá bởi các đại lý đổi tiền. Hầu hết các trao đổi đều liên quan đến đồng nội tệ. Tỷ giá mua vào là tỷ giá mà các đại lý đổi tiền sẽ mua ngoại tệ và tỷ giá bán ra là tỷ giá mà họ sẽ bán ngoại tệ. Tỷ giá được báo giá sẽ kết hợp dự phòng cho biên của đại lý (hoặc lợi nhuận) trong trao đổi, hoặc biên có thể được phục hồi trong hình thức của một "hoa hồng" hoặc trong một số cách khác. tỷ giá khác nhau cũng có thể được báo giá cho tiền mặt (thường chỉ ghi chú), một hình thức tài liệu (chẳng hạn như các séc du lịch) hoặc điện tử (ví dụ như mua bằng thẻ tín dụng). Tỷ giá cao hơn về các giao dịch tài liệu là do thời gian và chi phí thanh toán bù trừ tài liệu bổ sung, trong khi tiền mặt có sẵn để bán lại ngay lập tức. Một số đại lý, mặt khác, lại thích các giao dịch tài liệu bởi vì những mối quan tâm an ninh với tiền mặt. 1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái: Căn cứ vào ý nghĩa và tác động của tỷ giá hối đoái thì chia làm 3 loại: - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá hối đoái được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mức tỷ giá hối đoái này được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái do NHTW xác định. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đc sử dụng phổ biến trong các hợp đồng mua bán thương mại, thanh toán tín dụng, hợp tác đầu tư và là mức tỷ giá được sử dụng trong việc phân tích tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như khu vực và toàn bộ nền KTTG. - Tỷ giá hối đoái thực tế: là loại tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều hành chính sách của CP trong việc kiểm soát tiền tệ và điều hành thị trường ngoại hối, được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa và mức chỉ số giá trong nước và chỉ số giá quốc tế. TGHĐ TT= TGHĐ danh nghĩa × chỉ số giá quốc tế : tỷ số giá trong nc Chỉ số giá(%)= Tỷ lệ lạm phát (%) + 100% - Tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua: được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị (chi phí sx, giá thành hoặc giá cả) của cùng một lượng hàng hóa đó tính bằng đồng ngoại tệ ở thị trường nước ngoài. Để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và XK thì mức TGHĐ danh nghĩa áp dụng trên thị trường cần phải cao hơn mức tỷ giá ngang giá sức mua. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: - Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế: Mức độ tăng giảm GDP thực tế sẽ làm tăng, giảm cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm đi hoặc tăng lên (thực tế gần đây cho thấy kinh tế cộng đồng EU tăng lên khi nền kinh tế Mỹ nguội lạnh thì đồng EURO luôn được giá so với USD, hơn thế USD còn bị mất giá so với cả nhiều đồng tiền khác trên thế giới). - Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế: Lạm phát làm suy giảm sức mua đối ngoại của đồng tiền trong nước so với ngoại tệ và làm cho tỷ giá hối đoái của tiền trong nước biến động. Nếu mức lạm phát của một nước mà cao hơn so với một nước khác thì đồng tiền nước đó sẽ có sức mua thấp hơn và do đó tỷ giá hối đoái của đồng tiền đó so với tiền nước ngoài sẽ giảm (nói cách khác tỷ giá ngoại tệ khi đó sẽ tăng lên). Nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao và kéo dài, đồng tiền càng mất giá mạnh và tỷ giá hối đoái của nó sẽ giảm nhiều. - Hiện trạng cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế có thể rơi vào 1 trong các trạng thái sau: Cân bằng, bội chi, bội thu. + Nếu cán cân thanh toán quốc tế thăng bằng, thì cung cầu về ngoại tệ cân bằng, khi đó tỷ giá hối đoái sẽ ổn định. + Nếu cán cân thanh toán bội chi thì cầu về ngoại tệ vượt cung về ngoại tệ dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng lên. + Nếu cán cân thanh toán quốc tế bội thu thì cung về ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ, khi đó tỷ giá ngoại tệ giảm. - Mức chênh lệch lãi suất: Ở thị trường nào có mức lãi suất ngoại tệ ngắn hạn cao hơn thì những luồng vốn ngoại tệ ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó để tìm kiếm lợi nhuận, do đó làm cho cung về ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm đi, làm cho tỷ giá ngoại tệ đi theo xu hướng giảm. Sự chênh lệch lãi suất giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ sẽ tác động đến xu hướng đầu tư và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Nếu lãi suất ngoại tệ cao hơn lãi suất nội tệ thì sẽ có xu hướng chuyển sang đầu tư vào đồng ngoại tệ, cầu về ngoại tệ sẽ tăng, dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng và ngược lại. - Hoạt động đầu cơ ngoại tệ: Hoạt động này trực tiếp tác động đến cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá hối đoái biến động. Khi một nhà đầu cơ dự đoán giá của một ngoại tệ nào đó trong thời gian tới sẽ tăng họ sẽ dùng nội tệ mua ồ ạt số lượng ngoại tệ trên thị trường làm cho ngoại tệ này trở nên khan hiếm dẫn đến tỷ giá ngoại tệ sẽ tăng. Ngược lại, nếu anh ta dự đoán ngoại tệ nào đó sẽ sụt giá thì sẽ bán mạnh số ngoại tệ đó ra thị trường làm cung vượt cầu, do đó tỷ giá ngoại tệ sẽ giảm. - Các nhân tố khác: Sự ưa thích hàng ngoại so với hàng nội: Khi dân chúng “sùng bái” hàng ngoại thì nhu cầu ngoại tệ sẽ tăng, dẫn đến tỷ giá ngoại tệ tăng. + Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại làm tăng nhu cầu chi ngoại tệ, làm thất thoát ngoại tệ và vàng mà Nhà nước không kiểm soát được, do đó cũng có tác động đến tỷ giá hối đoái. + Sự tác động của các sự kiện bất thường về kinh tế xã hội như chiến tranh, khủng bố, khủng hoảng chính trị, sự cố thiên tai, dịch bệnh... cũng có những tác động nhất định đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. 1.2 Khái quát chung về xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 1.2.1 Lý thuyết về xuất nhập khẩu: a) Khái niệm Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. b) Vai trò - Điều hòa quá trình tái sản xuất xã hội + Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước + Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và tích lũy + Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh - Thúc đẩy Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, mở rộng thị trường 1.2.2. Cán cân thương mại: Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đông xuất nhập khẩu và cán cân thương mại: Nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:  Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên(MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.  Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.  Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 3.500 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 115.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất giá và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 3800 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 125.400 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam. 2. NỘI DUNG CHI TIẾT 2.2. Thực trạng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ năm 2004-2014 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 (tính đến hết tháng 10) Tỷ giá hối đoái với đồng đôla Mỹ (đơn vị % so với năm 2003) 101.60 102.21 103.13 103.77 106.21 115.95 124.80 135.37 135.61 136.51 137.19 Nhận xét: tỷ giá hối đoái ở Việt Nam so với đồng đo la Mỹ trong giai đoạn 2004-2014 luôn tăng. Cụ thể: Năm 2004: Giá đô la Mỹ trong các tháng trong năm biến động không đáng kể so với các tháng trước và bình quân năm 2004 giá đô la Mỹ chỉ tăng 1,6% so với năm 2003. Tuy nhiên, trong năm 2004 giá đô la Mỹ giảm so với một số đồng tiền khác và giảm mạnh so với đồng Euro. Năm2005: Giá đô la Mỹ tương đối ổn định, giá các tháng so với tháng trước chỉ tăng ở mức từ 0% đến 0,2%; bình quân 12 tháng tăng 0,6% so với năm trước. Năm 2006: Bình quân giá đô la Mỹ năm nay tăng 0.9% so với năm ngoái và không chênh lệch nhiều giữa các quý, mức giao động chỉ từ 0.9% đến 1,1%. Như vậy, nếu quan sát từ năm 2003 đến nay, giá đô la Mỹ tăng thấp đáng kể so với giá vàng và tăng thấp so với mức tăng giá tiêu dùng. Năm 2007: Giá đô la Mỹ tương đối ổn định, trung bình cả năm thăng chỉ khoảng 0,64% so với năm 2006. Ngoài ra, giá đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới sụt giảm so với một số ngoại tệ mạnh. Năm 2008: Kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tác động tới tình hình sản xuất, xuất khẩu trong nước. + Giai đoạn 1: từ ngày 1/1/2008 tới ngày 10/3/2008 tỷ giá VND/USD trên thị trường giảm mạnh từ 16,112 xuống còn 15,960 đồng. + Giai đoạn 2: từ ngày 10/3/2008 đến 27/6/2008 ở giai đoạn này sự mất giá tiền VND so với USD là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ giá diễn biến ngược chiều so với giai đoạn 1. + Giai đoạn 3: từ 27/6/2008 đến 7/11/2008 tuwg tháng 9/2008 cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ hiện rõ gây áp lực đến VND làm cho đồng nội tệ ngày càng bị mất giá. Xuất khẩu yếu đi do sự xấu đi nhanh chóng của các thị trường xuất khẩu chủ yếu như Mỹ, Nhật, khối EU do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Mỹ. + Giai đoạn 4: từ 7/11/2008 đến 1/1/2009 sau khi ngân hàng nhà nước tăng biên độ tỷ giá, tình hình có vẻ được cái thiện mặc dù tỷ giá VND/USD liên ngân hàng công bố vẫn duy trì ở mức – 16.500đ. Tỷ giá tại các ngân hàng luôn duy trì ở mức 17.000đ. Cho nên những ngày đầu năm 2009, tỷ giá giao dịch USD của các ngân hàng vẫn đứng ở mức cao: 17.370đ-17.480đ. Năm 2009: tình hình tỷ giá hối đoái biến động lớn, nhất là vào cuối năm. Trong năm tỷ giá tăng 1092VND/USD. Từ tháng 1 đến tháng 4, tỷ giá hối đoái tăng chậm với mức độ tăng giá không cao. Từ tháng 5 đến tháng 11 thì tỷ giá có xu hướng bình ổn, không tăng nhiều so với các tháng trước. Biến động xung quanh mức 17.800VND/USD. Trong tháng 12 tỷ giá mới thực sự có sự tăng dột biến từ 17,862VND/USD lên 18,492VND/USD tăng hơn 630VND/USD, một tốc độ tăng tỷ giá chóng mặt trong nền kinh tế. Năm 2010: Mức độ tăng tỷ giá có chiều hướng giảm so với năm 2009. Giá đô la Mỹ tăng 8,85% so với năm 2009 cũng là dấu hiệu thể hiện sự hiệu quả trong các chính sách của Nhà nước. Năm 2011: Chỉ số đồng đô la Mỹ lại tăng với tốc độ cao hơn, cụ thể là tăng 10,57% so với năm 2010. Năm 2012: Vào năm 2012, mức chênh lệch giá có xu hướng giảm rõ rệt. Từ năm 2011 tăng 10,57% so với năm trước thì tới năm 2012 chỉ tăng 0,24% so với năm trước đó. Đó hoàn toàn là nhờ chính sách của chính phủ và nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi. Năm 2013 và 2014: Vẫn là chỉ số đồng đô la Mỹ tăng nhưng mức tăng đã được kiểm soát tốt hơn. Cụ thể, bình quân giá đô la Mỹ trong các năm 2013,2014 lần lượt tăng 0.9% và 0,68% so với các năm trước đó. Nền kinh tế đã ở mức phục hồi và trong tầm kiểm soát. 2.3. Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thanh toán trong giai đoạn 2004-2014 ở Việt Nam 2.3.1. Tỷ giá hối đoái tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu USD million Cán cân thương mại Xuất khẩu hàng hóa Nhập khẩu hàng hóa Tỷ giá hối đoái (VND/USD) theo CPI 2004 -3,854 26,490 28,770 14,426 Cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thương mại Xuất khẩu hàng hóa Nhập khẩu hàng hóa 2005 -2,439 32,450 34,890 15,124 2010 -5,136 72,192 77,339 2006 -2,776 30,830 42,600 15,729 2011 -450 96,906 97,356 2007 -10,360 48,560 58,920 17,013 2012 -3.691 114,558 113,778 2008 -12,800 62,690 74,470 20,379 2013 3,260 132,200 131,300 2009 -8,300 57,100 65,400 21,137 2014 1,600 109,870 107,610 Có thể nói tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Bất kì sự thay đổi nào của tỷ giá hối đoái đều ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu. Ta có thể nhận xét chung là nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái đều tăng theo từng năm. Nhìn chung, sản lượng trong trường hợp nếu VND giảm giá, làm cho hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài rẻ hơn còn hàng hóa nước ngoài ở trong nước đắt hơn, vì vậy tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Ngược lại, sẽ hạn chế xuất khẩu, thúc đẩy nhập khẩu. 2.3.2. Tỷ giá hối đoái tác động tới vốn đầu tư nước ngoài Trong trường hợp đồng VND sụt giá, sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở nước ta. Điều này làm cho vốn đầu tư nhiều hơn và ngược lại. 2.3.3. Tỷ giá hối đoái tác động tới cán cân thương mại Vì sản lượng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu thì cán cân thương mại sẽ thâm hụt. Nên khi tỷ giá hối đoái thay đổi, làm cho xuất khẩu thay đổi, làm thay đổi cán cân thương mại. 2.3.4. Ngoài ra cán cân thương mại cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hóa trong nước cuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Trên thị trường việc cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước so thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ hiarm, đồng nội tệ giảm giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá Đầu tư ra nước ngoài, có ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái, cư dân trong nước có dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đâu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành lập các doanh nghiệp,...) hay đầu tư gián tiếp(mua cổ phiếu,trái phiếu,...). Những nhà đầu tư này muốn hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồn vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước làm cho cung ngoại tệ tặng, tỷ giá hối đoái giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồn vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào của một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồn vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu hóa, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dao có tay nghê, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suât cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ. 2.4. Phân tích lý thuyết về các chính sách tỷ giá của nhà nước. Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một cơ chế điều hành tỷ giá khác nhau, tuy nhiên cơ chế thả nổi có điều tiết đang được nhiều nước sử dụng và cũng bộc lộ nhiều ưu điểm, khiến thị trường phần nào có thể tự cân bằng tỷ giá cũng như giúp chính phủ linh hoạt hơn trong việc điều tiết nền kinh tế. Cơ sở để áp dụng hiệu quả cơ chế thả nổi có điều tiết chính là sự linh hoạt trong việc sử dụng kết hợp cơ chế tỷ giá thả nổi và cơ chế tỷ giá cố định. 2.4.1. Chế độ tỷ giá thả nổi: Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Cơ chế tỷ giá thả nổi cho phép nhà nước theo đuổi chính sách lưu thông tiền tệ độc lập, thay vì việc cưỡng chế chính sách lưu thông tiền tệ bởi tỷ giá hối đoái cố định. Khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi một sự nhiễu loạn nào đó, ví dụ như sự thay đổi về nhu cầu của một loại hàng hóa trên thế giới, lúc đó nhà nước có thể tự điều chỉnh để nền kinh tế không bị suy thoái. Dưới cơ chế thả nổi tỷ giá, rủi ro về tỷ giá hối đoái có thể được ngăn chặn bởi thị trường ngoại hối trong tương lai hoặc các công cụ khác, từ đó có thể làm giảm nguy cơ khủng hoảng kinh tế, Hơn thế nữa, nếu thị trường ngoại hối có tác động tích cực và tỷ giá thả nổi tự do thị sẽ ngăn ngừa được hoạt động đầu cơ tích trữ ngoại hối. Tuy nhiên, nếu áp dụng cơ chế: chính phủ sẽ khó ngăn trong việc cản sự sụt giá của nội tê, có thể cấp vốn làm bội chi ngân sách bởi tạo ra tín dụng vượt mức. Cơ chế tỷ giá thả nổi có tính biến động cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu. Biến động tỷ giá cao sẽ tạo ra sự không chắc chắn, khó lường trước, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc hoạch định và định giá; nguy cơ này thậm chí còn tác động đến thương mại quốc tế và đầu tư. 2.4.2. Cơ chế tỷ giá cố định: Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, ví dụ như vàng. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi. Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song cơ chế này lại có tính ổng định cao. Tuy nhiên, sự cứng nhắc và chủ quan của cơ chế cố định khiến cho tỷ giá kém linh hoạt và không phản ánh được những thay đổi thực tế trên thị trường. 2.4.3. Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết: Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả nổi và cố định. Trong đó, tỷ giá được điều tiết theo quan hệ cung cầu ngoại tệ, nhưng nếu tăng vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các chính sách kinh tế khác để can thiệp, trong đó ngân hàng nhà nước giữ vai trò hết sức quan trọng thông qua một số công cụ như sau:  Lãi suất chiết khấu: Đây là phương pháp thường được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Với phương pháp này, khi tỷ giá hối đoái vượt quá giới hạn cho phép, ngân hàng trung ương sẽ nâng cao lãi suất chiết khấu. Do lại suất chiết khấu tăng, lãi suất cho vay trên thị trường cũng tăng lên, kết quả là vốn vay ngăn hạn trên thị trường thế giới sẽ dồng vào để thu lãi cao hơn. Nhờ thế mà sự căng thẳng về như cầu ngoại tệ sẽ bớt đi, tỷ giá hối đoái không còn cơ hội để tăng nữa. Tuy nhiên chính sách lãi suất chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định, vì quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá chỉ là quan hệ tác động qua lại gián tiếp chứ không phải quan hệ trực tiếp nhân quả.  Nghiệp vụ thị trường mở: Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng của nhà nước để giữ vững sự ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia bằng cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ. Đây là hoạt động mang tính chủ quan, do vậy việc lựa chọn các thời điểm cần mua bán ngoại tệ trên thị trường với tỷ giá nào để đạt được mục tiêu điều chỉnh có ý nghĩa quyết định. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, một trong những điều kiện không thể thiếu được cho bất kỳ quốc gia nào là cần phải thường xuyên có một lượng dự trữ ngoại tệ dư sức để can thiệp vào thị trường khi cần thiết.  Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái: Trong điều kiện tình hình giá cả thị trường luôn không ổn định, thậm chí còn xảy ra các biến động lớn, các nước thường sử dụng quỹ dự trự bình ổn, hối đoái như là một trong nững cồn cụ đẻ điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Nguồn vốn để hình thành quỹ thường là: +Phát hành trái phiếu kho bạc bằng tiền quốc gia. +Sử dụng vàng để lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái, theo phương pháp này, khi cán cân thanh toán bị thâm hụt, quỹ sẽ đưa vàng ra bán thu ngoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán.  Phá giá đồng tiền: Phá giá đồng tiền là việc nâng cao hoặc giảm sức mua của đồng tiền so với các ngoại tệ. Kết quả của việc phá giá đồng tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá hối đoái. Trên thế giới, việc phá giá đồng tiền thường được sử dụng ở nhưng nước có tiềm lực kinh tế dồi dào, nhưng phải đối đầu với suy thoái kinh tế đi đôi với lạm phát trầm trọng. 2.5. Một số các vấn đề cần lưu ý và giải pháp điều chỉnh tỷ giá đúng với mục tiêu phát triển của nền kinh tế, cân bằng cán cân thương mại. Trong trường hợp cần thiết phải phá giá VND thì phải tính đến yếu tố tâm lý – yếu tố luôn mang tính quyết định tại Việt Nam. Làm sao để các thành phầnkinh tế thấy được việc phá giá là cần thiết và sẽ không kỳ vọng việc tiếp tục phá giá. Cầu của thế giới đối với những hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tương đối ổn định và sẽ không tăng đột biến nếu giá của những hàng hóa này giảm, vì cầucủa thị trường thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam có độ co giãn thấpvề giá. Việt Nam là nước chấp nhận giá, không phải là người định giá cho cáchang hóa trên thị trường thế giới. Ngoài ra, giá thế giới tăng cao, cầu nước ngoài đối với hàng hóa của chúngta tăng thì chúng ta cũng khó tăng được lượng cung vì việc mở rộng sản xuấtchỉ có thể hoàn thành trong dài hạn, trong khi chúng ta đã đạt đến sản lượngtiềm năng trong một số lĩnh vực chính trong xuất khẩu (gạo, dầu thô, cao su…).Đây là yếu tố mà phá giá tiền tệ khó tác động được. Việc điều chỉnh tỷ giá thường tác động ngay đến chi phí nhập khẩu và có độtrễ nhất định đối với giá xuất khẩu. Hàm lượng nhập khẩu trong hàng xuất khẩucủa Việt Nam là 70% thì khi tỷ giá tăng sẽ làm chi phí nhập khẩu nguyên vậtliệu đầu vào tăng, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng, đưa đến tăng giá thành sản xuất,làm mặt bằng chung của giá cả trong nước tăng theo, điều này làm giảm sức cạnh trang của hàng xuất khẩu. Ngoài ra, khi mức tăng xuất khẩu và mức giảm nhập khẩu không đủ để bù đắp cho việc phải trả giá cao hơn cho hàng nhập khẩu sẽ dẫn đến thâm hụt lớn hơn trên cán cân thương mại, làm gia tăng áp lực lạm phát trong nền kinh tế. Không thể giảm nhập khẩu và tăng xuất khẩu trong khi nguyên vật liệu đầu vào chiếm 70% giá trị hàng xuất khẩu và là nhân tố quan trong để sản xuất hàng xuất khẩu.  Neo đồng tiền vào một rổ tiền tệ Việt Nam có quan hệ ngoại thương với rất nhiều đối tác trên thế giới nên việc neo tiền đồng vào một rổ tiền tệ của các nước là những đối tác thương mại truyền thống, những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam là cần thiết, điều đó giúp Việt Nam có những lợi ích sau: o Thứ nhất, phép đánh giá chính xác hơn sức mua của tiền đồng và tác động của nó đối với sức cạnh tranh xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại chủ yếu. o Thứ hai, giảm bớt sự lệ thuộc vào một loại ngoại tệ mạnh như USD, khi neo vào một rổ tiền có thể hạn chế những r ủi ro về tỷ giá tốt hơn là biện pháp neo vào một loại ngoại tệ duy nhất thứ ba, việc neo vào rổ tiền tệ này sẽ khuyến khích các nhà xuất nhập khẩu có thể lựa chọn các loại tiền thanh toán khác trong rổ tiền (như Euro,Yên nhật,Bảng Anh,…) nhằm tránh những khan hiếm quá mức khi lựa chọn một loại ngoại tệ duy nhất là USD như hiện nay, từ đó giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong thanh toán quốc tế  Sử dụng REER như là dụng cụ để đo lường mức độ định giá của tỷ giá hiện tại Tỷ giá thực đa phương (REER) là một chỉ số được điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát so với các đối tác thương mại và từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự phụ thuộc của tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu vào chỉ số này (tuy mức độ giải thích tương đối thấp R2=32,4161%). So với tỷ giá thực song phương thì tỷ giá thực đa phương phản ánh đầy đủ hơn về ngang giá, sức mua so với rổ tiền tệ và mang tính chất toàn diện hơn, có thể làm thước đo mức độ đáp ứng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và đảm bảo cho tiền đồng có ngang giá sức mua trong mậu dịch quốc tê thay vì chọn tỷ giá thực song phương. Tỷ giá thực đa phương cũng nên được sử dụng để xem xét mức tỷ giá danh nghĩa hiện tại có đạt được ngang giá sức mua hay không. REER được coi là thước đo để đo lường giá trị của đồng nội tệ sso với rổ tiền tệ để biết tiền đồng đang bị định giá cao hay thấp. Từ đó, Ngân hàng Nhà Nước sẽ có những biện pháp can thiệp vào thị trường phụ hợp để hướng đến mức tỷ giá mục tiêu, hướng về vùng ngang bằng sức mua hay mức tỷ giá can bằng dài hạn. Tuy nhiên, với những hạn chế và khó khăn trong việc tính REER chsung ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và chính xác hơn trong việc sử dụng chỉ số này. Trong quá trình tìm mức REER thích hợp cho thị trường thì ngân hàng Nhà Nước nên dò tìm, thử nghiệm nhiều lần và kết hợp với những nhân tố khác để tìm ra một mức REER hợp lý chứ không phải hoàn toàn lệ thuộc vào chỉ số REER để ra quyết định mức tỷ giá cho thị trường.  Bề rộng của dải băng tỷ giá Về lý thuyết, độ rộng của dải băng tỷ giá càng lớn thì chính sách tiền tệ càng độc lập hơn. Ví dụ để kích cầu phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, ngân hàng Nhà Nước có thể sử dụng công cụ chính sách tiền tệ như chính sách hạ lãi suất tiền đồng chẳng hạn. Động thái này của nhà nước sẽ làm đồng tiền mất giá. Để giữ giá tiền đồng, NHNN phải can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách bán ra dự trữ bắt buộc hay hạn chế các giao dịch trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, hiện tại dữ trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ vừa đủ theo tiêu chuẩn IFM, nếu liên tục can thiệp vào thị trường theo hướng bán ra ngoại tệ có thể quốc gia sẽ không đảm bảo nhu cầu dự trữ ngoại hối. Đối với việc hạn chế các giao dịch trên thị trường ngoại hối có thể làm cho Việt Nam vi phạm các cam kết quốc tê. Nhìn chung, về độ rộng của dải băng tỷ giá hiện nay, vẫn tiếp tục điều hành tỷ giá theo biên độ như hiện nay của NHNN, tỷ giá dao động xung quanh dải băng đã định ra về bề rộng hiện tại (±3%) là thích hợp trong thời điểm hiện tại, với độ rộng như hiện tại, đòi hỏi thị trường liên ngân hàng phải hoạt động mạnh mẽ hơn để phản ánh tốt theo tín hiệu của thị trường và nên xem xét khả năng thả nổi biên độ khi điều kiện vĩ mô cho phép trong thời gian tới.  Chống hiện tượng đô la hóa Hầu hết trong chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng việc sử dụng đồng USD trong niêm yết giá, trong giao dịch ngoại thương, trong giao dịch ngoại tệ trong và ngoài nước rất phổ biến. Nếu nói đến giao dịch mua bán, thanh toán thương mại có liên quan đến ngoại tệ thì USD chiếm tỷ lệ rất lớn, NHNN khi niêm thông báo tỷ giá liên ngân hàng cũng sử dụng đồng USD để niêm yết. Chúng ta công nhận đồng USD là một đồng tiền mạnh và phổ biến, được hầu hết các nước sủ dụng trong thanh toán. Tuy nhiên, sự lệ thuộc quá nhiều vào một loại ngoại tệ trong thanh toán không phải là một giải pháp tối ưu. Một khi có bất kỳ biến cố nào liên quan đến USD thì hậu quả của nó sẽ rất lớn. Việc khan hiếm USD trên thị trường ngoại hối đã làm méo mó thị trường và gây khó khăn cho các doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian qua là rất lớn, làm tăng áp lực giảm giá lên tiền đồng, làm tăng chi phí cho các mặt hàng nhập khẩu, ảnh hưởng đến giá cả và gây áp lực lên lạm phát. Việc khuyến khích các doanh nghiệp đưa các ngoại tệ khác như đồng Euro, Yên Nhật, Bảng Anh,..tham gia mạnh hơn vào thị trường ngoại hối của Việt Nam là cần thiết để giảm bớt những áp lực, rủi ro tiềm ẩn từ hiện tương đô la hóa gây ra ở nước ta hiện nay  Xây dựng một hệ thống giám sát tài chính hiệu quả Thường xuyên giám sát các hoạt động trên thị trường tiền tệ để kịp thời ngăn chặn các hành vi lũng đoạn thị trường, đầu cơ,... và cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ để kịp thời ứng phó. Phải xây dựng một cơ chế quản lý tỷ giá để hoạt động trong điều kiện bình thường và một cơ chế được sư dụng khi có các cú sốc từ bên ngoài hay khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra  Lựa chọn cơ chế quản lý tỷ giá và thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối Tỷ giá hối đoái luôn là một yếu tố vô cùng nhạy cảm đối với một nền kinh tế của đất nước, chỉ cần một sai lầm nhỏ sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn. Vì vật, việc lựa chọn cơ chế tỷ giá để dưa vào thực tiễn là điều hết sức quan trọng của mỗi quốc gia. Lựa chọn cơ chể tỷ giá phải gắn liền với điều kiện cụ thể của từng quốc gia tương ứng với từng giai đoạn. Có ba kiểu điều hành tỷ giá là: cố định, thả nổi hoàn toàn, thả nổi có kiểm soát. Ngoài ra, tỷ giá sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của NHTW nhằm phục vụ cho các mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát,..để lựa chọn một chính sách nào là phù hợp thì chúng ta cần phải xem xét thực tế tình hình kinh tế của Việt Nam.  Xây dựng kênh thông tin minh bạch về tỷ giá Trong nền kinh tế thị trường thông tin là một vấn đề rất được quan tâm, thông tin nhanh và tốt cũng được xem là một lợi thế không nhỏ trong quy luật cạnh tranh. Nhưng riêng đối với thông tin tỷ giá thì mức độ ảnh hưởng sâu hơn cả về vi mô lẫn vĩ mô. Khi người dân và doanh nghiệp không năm rõ được tình hình tỷ giá như thế nào thì họ rất dễ bị lung lay trước những quan điểm phiến diện vì họ thiếu cơ sở để kiểm chứng và đặt lòng tin, đó là yếu tố không chắc chắn về niềm tin và dẫn đến tâm lý ăn theo hay còn gọi là tâm lý bầy đàn, ứng xử của những người này sẽ hành động theo tâm lý số đông. Vì vậy, việc xây dựng một kênh thông tin chính xác về tỷ giá để tạo lòng tin là rất cần thiết, một mặt phản ánh được mức độ thông tin rõ ràng, minh bạch trong dân chúng tránh những nguy cơ đầu cơ làm lũng đoạn thị trường, một mặt thể hiện được lòng tin vào chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ cũng là nơi cung cấp thông tin chính xác để các cá nhân, tổ chức căn cứ vào đó mà lập kế hoacjhlafm ăn, định hướng chính sách phát triển kinh doanh phù hợp với thực tế, ổn định và chắc chắn hơn.  Không lạm dụng vai trò tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Chính sách tỷ giá phải được đặt trong một bức tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam, vì tỷ giá có liên quan đến các yếu tố vi mô, vĩ mô của nền kinh tế. Tỷ giá ảnh hưởng lên nợ Quốc gia, lạm phát, cán cân thương mại, cán cân thanh toán, GDP,... Vì vậy, tỷ giá không đơn thuần chỉ sử dụng cho việc làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước mà phải gắn với sự ổn định và phát triển chung của nền kinh tế. Chính phủ cần phối hợp đồng bộ các chính sách giá cả, tiền tệ và tài khóa, tập trung cho dự báo kinh tế, phản ứng kịp thời trước những biến động của nền kinh tê.  Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn Hiện nay việc tiếp cận vốn vay phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay của các ngân hàng rất cao do lãi suất huy động của các ngân hàng vốn đã cao từ đầu năm 2009. Hầu hết các doanh nghiệp khi đi vay với lãi suất cao không bảo đảm khả năng sinh lời cho chi phí tăng làm giá thành sản phẩm cũng tăng dẫn đến kahr năng cạnh tranh thấp, do khả năng sinh lười thấp và làm ăn khó khăn nên có rất nhiều doanh nghiệp phải co cụm lại, thu hẹp quy mô để giảm bớt gánh nặng chi phí, hoạt động cầm cự để chờ cơ hội. Mục tiêu vĩ mô ổn định nền kinh tế là quan trọng, tuy nhiên việc cân nhắc một số chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất là không thể bỏ qua.  Thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu Theo kết quả phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại cũng như vai trò của tỷ giá trong việc gia tăng sức mạnh cạnh tranh cho hàng hóa cuất khẩu của Việt Nam là có hạn, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không thể trông chờ hoàn toàn vào chính sách tỷ giá của Chính phủ mà bản thân doanh nghiệp cũng phải biết tự tạo lợi thế cạnh tranh cho bản thân hàng hóa của mình.  Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá Khi tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế, việc giao thương quốc tế là điều thường xuyên xảy ra vai và những rủi ro về tỷ giá là không thể tránh khỏi. Vì vậy, chính phủ cần phải tạo điều kiện hoàn thiện thị trường các sản phẩm phái sinh như quyrfn chọn ngoại tệ, hoán đổi, kỳ hạn, tỷ giá giao sau,.. Cần làm thay đổi nhận thức rằng các sản phẩm phái sinh mang tính đầu cơ, cờ bạc, rất cần các nhà quản lý tài giỏi nhiều kinh nghiệm và phải được quản lý chặt chẽ, thường xuyên cập nhật số liệu để quản lý và phát hiện các biểu hiện không bình thường của thị trường để có chính sách can thiệp cần thiết, không để nó trở thành sòng bài lớn.  Chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu và đầu tư linh hoạt theo tỷ giá Việt Nam có thể lựa chọn các thị trường gần gũi chúng ta như Lào, Campuchia,.. những nơi có nền kinh tế còn kém, đồng tiền của ta có giá trị hơn để nhập khẩu những nguyên liệu thô sơ hoặc linh phụ kiện, lợi dụng những thứ ta hơn họ để mang về cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm hoàn chỉnh hơn sau đó đem xuất khẩu. Từ đó mang lại lợi nhuận cho đất nước.  Kêu gọi chính sách tiêu dùng hàng nội địa của người dân Sự ưu tiên tiêu dùng hàng nội địa không phải là một vấn đề mới mẻ gì trên thế giới. Các nước đã kêu gọi thành công trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thụy Sỹ, Hà Lan,... là những bài học về ý thức dân tộc, ý thức về tầm quan trọng trong cách tiêu dùng của mỗi người dân góp phần ổn định, phát triển nền kinh tế của đất nước.  Cải thiện tình trạng nhập siêu lớn Thông qua giảm giá mạnh VND so với rổ tiền tệ vì từ năm 2003 đến nay, VND có xu hướng lên giá so với rổ tiền tệ (theo tính toán, chỉ số REER đẫ giảm gần 10% so với năm gốc 1999). Mặt khác, giảm giá VND sẽ làm tăng đầu tư khác trong khi FDI và FPI không ảnh hưởng, sẽ góp phần cải thiện cán cân vốn từ đó cải thiện cán cân thanh toán. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN Nghiên cứu về chính sách tỷ giá và tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua cho ta thấy được sự biến động của tỷ giá hối đoái có quan hệ mật thiết với kết quả của nền kinh tế vĩ mô. Đây là một biến số quan trọng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của hàng hoá ngoại thương và những biến số khác trong nền kinh tế. Sự thay đổi trong cán cân thương mại do biến động của tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế vĩ mô. Có hai lý do cho vấn đề này đó là: Thứ nhất là những nhà hoạch định chính sách thường quan tâm đến việc ở mức độ nào thì cán cân thương mại là tối ưu cho một nước; thứ hai là sự biến động của cán cân thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập quốc dân trong ngắn hạn, vì vậy, nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại giúp cho việc hoạch định mục tiêu của thu nhập quốc dân. Kinh nghiệm thực tế cũng khẳng định chính sách tỷ giá phù hợp với nền kinh tế mở cửa và hội nhập rộng rãi là một chính sách tỷ giá hối đoái có cơ chế điều chỉnh linh hoạt và có khả năng ứng phó được với những cú sốc từ bên ngoài. Nhưng một chính sách tỷ giá hối đoái thích ứng với những tác động của nhân tố bên ngoài như vậy cũng có nghĩa là làm tăng những dao động trong tỷ giá hối đoái và làm tăng rủi ro cho các dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, mà rủi ro luôn là biến số nhạy cảm nhất có tác động tiêu cực tới các nhà đầu tư. Việc thực hiện chính sách tỷ giá là quyền lựa chọn của mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế của từng nước, vào từng giai đoạn phát triển kinh tế và diễn biến kinh tế thế giới và khu vực. Về mặt lý thuyết cũng như thực tế, không có chính sách tỷ giá chung duy nhất, có hiệu quả cho mọi quốc gia. Vấn đề là ở chỗ, sự lựa chọn chính sách tỷ giá phù hợp được thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư, nghĩa là các chỉ số kinh tế được cải thiện thường xuyên và có hệ thống. Do thời gian ngắn và lượng kiến thức chưa sâu rộng, nên đề tài của chúng em còn rất nhiều thiếu sót, mong cô đọc và nhận xét giúp chúng em có thể hiểu và nắm bắt được rõ ràng, chính xác hơn về đề tài nghiên cứu này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. Cuốn giáo trình Kinh tế học vĩ mô, nxb Giáo dục và đào tạo. Cuốn slide bài giảng của GVHD: cô Hà Cẩm Vân Website của Ngân hàng nhà nước: sbv.gov.vn Website của Tổng cục thống kế: gso.gov.vn Bài viết: “Tỷ giá thực và tác động của nó đến cán cân thương mại”, Nguyễn Văn Tiến, tạp chí Ngiên cứu Kinh tế, số 12 – 2003
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan