Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Ảnh hưởng của bap đến sự ra hoa của lan hồ điệp (phalaenopsis sp...

Tài liệu Ảnh hưởng của bap đến sự ra hoa của lan hồ điệp (phalaenopsis sp

.PDF
42
1
141

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM THỊ NGỌC LỆ ẢNH HƯỞNG CỦA BAP ĐẾN SỰ RA HOA CỦA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis sp) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Sinh Học Phú Thọ, 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM THỊ NGỌC LỆ ẢNH HƯỞNG CỦA BAP ĐẾN SỰ RA HOA CỦA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis sp) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Sinh Học NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GVCC.PGS.TS. CAO PHI BẰNG Phú Thọ, 2019 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, trƣớc hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới thầy giáo hƣớng dẫn GVCC. PGS.TS. Cao Phi Bằng đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Sinh học, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã luôn tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân và toàn thể bạn bè đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Phú Thọ, tháng 05 năm 2019 Sinh viên Phạm Thị Ngọc Lệ ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này thu đƣợc từ nghiên cứu mà tôi thực hiện trong nhóm nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong khóa luận là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc và đƣợc phép công bố. Phú Thọ, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Ngọc Lệ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BAP Benzylaminopurine BAP5 Xử lí BAP 50 ppm BAP10 Xử lí BAP 100 ppm BAP15 Xử lí BAP 150 ppm BAP20 Xử lí BAP 200 ppm BAP25 Xử lí BAP 250 ppm BAP30 Xử lí BAP 300 ppm ĐC Xử lý phân nền 6:30:30 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm với nồng độ BAP xử lí ............................. 14 Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của BAP đến chiều dài lá cây lan Hồ điệp.................... 17 Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của BAP đến chiều rộng lá cây lan Hồ điệp.................. 18 Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của BAP đến số lƣợng lá cây lan Hồ điệp ....................... 20 Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của BAP đến tỉ lệ ra hoa của lan Hồ điệp........................ 21 Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của BAP đến thời gian ra hoa cuả lan Hồ điệp ............... 21 Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của BAP đến số lƣợng ngồng hoa lan Hồ điệp ............... 22 Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của BAP đến kích thƣớc ngồng hoa lan Hồ điệp ............ 25 Bảng 3.8. Số lƣợng hoa trên cây lan Hồ điệp ..................................................... 26 Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của BAP đến chiều rộng hoa lan Hồ điệp ....................... 27 v DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Ảnh hƣởng của BAP đến chiều dài lá cây lan Hồ điệp....................... 16 Hình 3.2. Ảnh hƣởng của BAP đến chiều rộng lá cây lan Hồ điệp .................... 19 Hình 3.3. Ảnh hƣởng của BAP đến số lƣợng lá cây lan Hồ điệp ....................... 20 Hình 3.4. Ảnh hƣởng của BAP đến số lƣợng ngồng hoa lan Hồ điệp ................ 23 Hình 3.5. Ảnh hƣởng của BAP đến kích thƣớc ngồng hoa lan Hồ điệp............. 24 Hình 3.6. Ảnh hƣởng của BAP đến số lƣợng hoa trên cây lan Hồ điệp ............. 26 Hình 3.7. Ảnh hƣởng của BAP đến chiều rộng hoa lan Hồ điệp ........................ 28 vi MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 2 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 1.1. Đặc điểm của cây lan Hồ Điệp ....................................................................... 3 1.1.1. Về phân loại thực vật học............................................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm thực vật học và sinh thái ............................................................. 3 1.2. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam ................................ 7 1.3. Tình hình nghiên cứu ảnh hƣởng của phytohormon tới sự sinh trƣởng và ra hoa của cây phong lan ......................................................................................... 11 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 13 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 13 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 13 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 13 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 13 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 13 2.3.1. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 13 2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................... 14 2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ......................................................................... 15 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 16 3.1. Ảnh hƣởng của BAP đến sự sinh trƣởng lá lan Hồ Điệp ............................. 16 3.1.1. Ảnh hƣởng của BAP đến chiều dài lá lan Hồ Điệp .................................. 16 3.1.2. Ảnh hƣởng của BAP đến chiều rộng lá cây lan Hồ Điệp ......................... 18 3.1.3. Ảnh hƣởng của BAP đến số lƣợng lá cây lan Hồ Điệp ............................ 19 3.2. Ảnh hƣởng của BAP đến tỉ lệ ra hoa và thời gian ra hoa của lan Hồ Điệp ..................................................................................................................... 21 vii 3.2.1. Ảnh hƣởng của BAP đến tỉ lệ ra hoa của lan Hồ Điệp ............................. 21 3.2.2. Ảnh hƣởng của BAP đến thời gian ra hoa của lan Hồ Điệp .................... 21 3.3. Ảnh hƣởng của BAP đến sinh trƣởng hoa lan Hồ Điệp............................... 22 3.3.1. Ảnh hƣởng của BAP đến số lƣợng ngồng hoa lan Hồ Điệp ..................... 22 3.3.3. Ảnh hƣởng của BAP đến số lƣợng hoa trên cây lan Hồ Điệp .................. 26 1. Kết luận ........................................................................................................... 29 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 30 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phong lan đƣợc coi là vua của các loài hoa. Các loài phong lan thƣờng có hoa đẹp, một số có thể làm thuốc nên có giá trị lớn [1]. Rất nhiều loài phong lan hiện nay đƣợc nhiều ngƣời nuôi trồng với quy mô khác nhau, đáp ứng nhu cầu của con ngƣời. Ngành sản xuất và kinh doanh phong lan đem lại nguồn thu lớn ở nhiều nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Có hai nguồn cung cấp phong lan ra thị trƣờng là nguồn cây phong lan do con ngƣời trực tiếp khai thác trong tự nhiên và nguồn cây phong lan do con ngƣời nhân giống theo nhiều phƣơng pháp khác nhau. Trong đó, việc khai thác quá mức nguồn phong lan tự nhiên đã và sẽ gây suy giảm mạnh nguồn tài nguyên này, nhiều loài lan có giá trị đứng trƣớc nguy cơ cạn kiệt và biến mất. Vì vậy, việc tăng cƣờng nguồn cung phong lan do con ngƣời nhân giống nhân tạo là đòi hỏi bức thiết hiện nay. Tuy nhiên, việc chăm sóc, sử dụng biện pháp kĩ thuật kích thích ra hoa mới chỉ đƣợc thực hiện ở một số giống lan nhƣ Hồ điệp, Dendrobium noblile [8,11,12, 15,16]. Lan Hồ Điệp tên khoa học là Phalaenopsis sp là một trong những loại phong lan đƣợc trồng phổ biến nhất trên thế giới. Lan Hồ Điệp có hoa lớn, đẹp, bền, có màu sắc màu sắc sặc sỡ, phong phú và hƣơng thơm độc đáo không thua kém giống lan nào khác từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím đến các loại lan Hồ Điệp nằm ngang hoặc thẳng đứng hay có đốm to, nhỏ. Lan hồ Điệp đƣợc mệnh danh là hoa hậu của các loài phong lan, đƣợc phát hiện đầu tiên năm 1750, đầu tiên đƣợc ông Rumphius xác định dƣới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linne đổi lại là Epidenndrum amabilis. Vào năm 1825, Blume một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl ..và đƣợc dùng cho đến ngày nay [4]. Đến nay đã phát hiện đƣợc hơn 70 loài, đa số mọc tại các vùng nóng ẩm của Châu Á, lan Hồ Điệp trồng thƣơng thẩm đều là giống lai nhắm phục vụ nhu cầu hoa lan trên thị trƣờng quốc tế đang ngày càng tăng. Ở Việt Nam có nhiều giống lan Hồ Điệp đƣợc trồng rộng rãi. Hiện nay có một số 2 nghiên cứu đánh giá sinh trƣởng, phát triển của cây lan Hồ điệp dƣới tác động của phân bón. Tuy nhiên, những nghiên cứu ảnh hƣởng của BAP tới sự ra hoa của cây lan Hồ điệp còn chƣa nhiều. BAP tên đầy đủ là Benzynlamino purine đƣợc biết đến với vai trò thúc đẩy sự ra hoa sớm ở một số loài phong lan, hơn nữa nó có vai trò cải thiện chất lƣợng hoa. Từ những lí do trên, chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu với tên gọi “Ảnh hƣởng của BAP đến sự ra hoa của lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp)”. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định ảnh hƣởng của BAP đến sinh trƣởng và sự ra hoa của lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp). 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hƣởng của BAP đến một số đặc điểm sinh trƣởng và sự ra hoa của lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp). - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài có thể đƣợc ứng dụng xây dựng biện pháp kĩ thuật trong sản xuất lan Hồ Điệp theo định hƣớng nông nghiệp công nghệ cao. 3 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 . Đặc điểm của cây lan Hồ Điệp 1.1.1. Về phân loại thực vật học Cây lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp). Cây lan Hồ Điệp thuộc nghành Magnoliophyta (thực vật hạt kín), lớp Monocotyledoneae, họ Orchidaceae. 1.1.2. Đặc điểm thực vật học và sinh thái Lan Hồ Điệp có màu sắc vô cùng phong phú, không thua kém giống lan nào khác từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím đến các loại lan Hồ Điệp có sọc nằm ngang hoặc thẳng đứng hoặc có đốm to hay nhỏ, màu sắc sặc sỡ và hƣơng thơm độc đáo. Lan Hồ Điệp rất đa dạng và phong phú về chủng loại, có khoảng 70 loài trong đó có 44 chủng loại, mọc từ dãy Hymalaya đến châu Á có hơn 20 loài ƣa nóng có ở các nƣớc Đông Nam Á nhƣ bán đảo Mã Lai, Indonesia, Philippine, đông Ấn Độ, Trung Quốc, Philipines, Malaysia,... Ở Việt Nam, các loài lan Hồ Điệp có mặt chủ yếu ở Đà Lạt, thời tiết khí hậu ở đây phù hợp đặc điểm phát triển của cây. Lan Hồ Điệp sống ở độ cao 200- 400m (William và kramer, 1983) nên vừa chịu khí hậu nóng ẩm vừa chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 20°C – 30°C, trong đó khí hậu lý tƣởng cho việc nuôi trồng loại lan này là 22°C – 27°C. Việt Nam có khoảng 5-6 giống nguyên chủng, gồm Phalaenopsisi gibbosa Sweet, Phalaenopsis manniiRchob.f, Phalaenopsis braceana (Hook.f) christenson, Phalaenopsis fuscataRchob.f, Phalaenopsis lobbii (Rchob.f.). Thân cây: Lan Hồ Điệp thuộc loại lan đơn thân, tức là thân của chúng rất ngắn không hề có giả hành, cũng không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt. Lan đơn thân sinh trƣởng rất chậm chạp, thân chính của nó trong môi trƣờng thuận lợi hàng năm lại mọc ra các lá mới, chúng mọc theo hƣớng cao hơn theo phƣơng thẳng đứng còn cành hoa thì mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá, lá mọc xếp thành hai hàng, xen kẽ nhau. Theo sự sinh trƣởng của cây, các lá già ở dƣới gốc dần 4 dần già héo và rụng đi, đến khi có chồi nách mọc ra, nhƣng thƣờng không mọc dài ra đƣợc. Vì cây lan thƣờng rất khó ra chồi nhánh nên không dùng phƣơng pháp tách cây để nhân giống. Thân của lan Hồ Điệp, ngoài tác dụng giữ cho cây thẳng đứng, còn có chức năng tích trữ chất dinh dƣỡng và nƣớc cho cây [11]. Lá cây: Lá của lan Hồ Điệp có hình dáng và kích thƣớc rất khác nhau. Lá lan rất dai, dày dặn, rất chắc có thể trữ đƣợc nƣớc và các chất dinh dƣỡng. Lá mọc đối xứng về hai phía của thân cây, ôm lấy thân cây. Số lá trên thân cây thƣờng không nhiều, thông thƣờng một cây lan trƣởng thành có từ bốn lá trở lên. Trong nách lá có hai chồi phụ, chồi phụ trên to hơn là chồi sơ cấp, bên dƣới là chồi dinh dƣỡng sơ cấp. Các chồi sơ cấp này sinh trƣởng đến một mức độ nào đó thì bắt đầu đi vào giai đoạn ngủ nghỉ. Màu sắc của lá gồm ba loại: lá màu xanh, mặt trên lá và mặt dƣới lá màu đỏ, mặt trên lá đốm và mặt dƣới lá màu đỏ. Căn cứ vào màu sắc lá có thể phân biệt đƣợc màu sắc hoa của chính nó, lá màu xanh thƣờng ra hoa màu trắng hoặc hoa nhạt màu, còn các lá màu khác thƣờng cho hoa màu đỏ. Lan Hồ Điệp để thích nghi với điều kiện sinh thái nguyên sinh, thông thƣờng bề mặt trên của lá không có khí khổng, chỉ có mặt dƣới của lá mới có khí khổng. Lan Hồ Điệp là loại thực vật CAM, nên giống nhƣ các thực vật CAM khác, khí khổng mở ra vào ban đêm để thu nhận CO2 để tạo ra chất dự trữ trong cơ thể, vào ban ngày CO2 đƣợc sử dụng cho quá trình quang hợp. Ƣu điểm của loại thực vật này là khí khổng không mở vào ban ngày nên cây không bị mất nƣớc do quá trình thoát hơi nƣớc. Điều kiện này đối với cây không đƣợc cung cấp nƣớc thƣờng xuyên là rất có lợi. Khi cây có đủ nƣớc thì khí khổng cũng mở ra vào ban ngày để hút khí CO2 tiến hành quang hợp bình thƣờng. Nếu gặp phải điều kiện khô hạn nghiêm trọng thì khí khổng sẽ đóng lại, quá trình quang hợp diễn ra chỉ vừa đủ cho lƣợng CO2 tạo ra trong quá trình hô hấp. Đây chính là nguyên nhân khiến cho cây lan Hồ Điệp mặc dù không có giả hành nhƣng lại có khả năng chịu hạn tốt [11]. Rễ cây: Hệ rễ của lan Hồ Điệp không phân chia thành rễ chính, rễ phụ, rễ nhánh, lông hút rõ ràng. Hệ rễ của lan Hồ Điệp thƣờng có dạng hình tròn, to, 5 mập, có nhánh hoặc không phân nhánh. Rễ thƣờng có màu trắng, đầu rễ có màu xanh, màu vàng trắng hoặc màu đỏ tối. Rễ của lan Hồ Điệp thƣờng mọc tràn ra ngoài chậu, buông lơ lửng ra không khí, có lợi cho việc hút O 2 và nƣớc. Có những nghiên cứu cho thấy rễ lan Hồ Điệp cũng nhƣ các loài phong lan khác có khả năng quang hợp. Rễ của lan Hồ Điệp cũng chứa nấm cộng sinh. Do hạt của hoa lan nói chung đều không có nội nhũ, không đƣợc cung cấp đủ dinh dƣỡng khi nảy mầm, trong điều kiện nảy mầm tự nhiên, cần dựa vào các nấm cộng sinh để hút chất dinh dƣỡng. Trong quá trình sinh trƣởng của cây, các loài nấm này sống cộng sinh tại rễ của cây lan để hỗ trợ lẫn nhau, vì thế rễ của cây lan còn đƣợc gọi là rễ nấm. Nên việc tƣới và bón phân cho cây lan Hồ Điệp cần cẩn thận chính là vì trên rễ cây có nấm cộng sinh [11]. Hoa lan: Hoa thƣờng mọc thành cụm, cụm hoa chùm thƣờng nhiều hoa, cụm hoa dài thƣờng rủ thõng xuống, nhiều loài có hoa đẹp có giá trị làm cảnh. Màu sắc hoa đa dạng, sặc sỡ, hoa lâu tàn, trung bình 2 - 3 tháng [2, 11]. Lan Hồ Điệp là loại lan rất đƣợc ƣa chuộng hiện nay do có hoa đẹp, có giá trị thẩm mĩ và giá trị kinh tế cao. Hơn nữa các loài lan này đƣợc nhân giống invitro rộng rãi, có nguồn cung cây giống ở quy mô công nghiệp. Bƣớc đầu, đã có nghiên cứu điều tiết ra hoa ở một số giống lan Hồ Điệp lai. Tƣơng tự, cũng đã có nghiên cứu ảnh hƣởng của chất điều tiết sinh trƣởng đối với sự ra hoa của lan Đai Châu [12, 6]. Tuy nhiên, việc tăng cƣờng điều tiết quá trình ra hoa nhằm rút ngắn thời gian và chủ động ra hoa vào thời điểm mong muốn, đặc biệt nâng cao chất lƣợng hoa và tăng tỉ lệ ra hoa tập trung vẫn là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu để góp phần tăng hiệu quả sản xuất. Kết quả của các đề tài sẽ góp phần cung cấp nguồn cây phong lan có hoa chất lƣợng, ổn định, phát triển hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc đồng thời giúp ngƣời dân kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phong lan có hiệu quả, phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập [10,14, 2, 7, 15]. Giá thể trồng lan: Giá thể trồng lan Hồ Điệp phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nƣớc cao để có thể cung cấp đủ nƣớc vào chất 6 dinh dƣỡng cho cây, tránh bị rửa trôi nhƣ gỗ mùn, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu… Dƣới rễ của cây non nên lót một lớp rêu hoặc trồng cây lan con trực tiếp vào rêu. Với những giá thể trồng khác nhau cũng phải có cách trồng và chăm sóc khác nhau, đặc biệt là chế độ tƣới nƣớc, với các giá thể kém giữ nƣớc thì phải tƣới thƣờng xuyên hơn tránh mất nƣớc cho cây. + Xơ dừa: Xơ dừa là nguyên liệu rất cần trong thành phần giá thể nuôi trồng lan, xơ dừa có nhƣợc điểm là dễ mọc rêu, thông thoáng, dễ mục mặt trên, mau khô và nhẹ cho nên cây trồng trong chậu thƣờng hay bị đổ. Do vậy, khi dùng xơ dừa trồng trong chậu phải chú ý chế độ tƣới nƣớc, không để quá khô hay cũng không để bị ngậm nƣớc sẽ gây thối rễ. Nên dùng để lót đáy chậu hay rổ treo hoặc trồng những loại lan yêu cầu ráo nƣớc. Cần chú ý các loại xơ dừa có chứa nhiều muối ở trong nên cần phải ngâm nƣớc vài ngày, xả cho sạch rồi mới trồng đƣợc. Theo kinh nghiệm, các giống lan Laelia không ƣa trồng bằng xơ dừa. + Vỏ cây: Vỏ cây cũng là loại nguyên liệu quan trọng trong giá thể trồng lan, có rất nhiều vỏ cây có thể làm giá thể trồng lan nhƣng nên chọn loại cây nào lâu mục để không làm chậu lan bí, đọng nƣớc gây thối rễ. Đồng thời đó cũng là môi trƣờng thích hợp cho một số loài sâu hại rễ lan sinh sống, do vậy trồng lan bằng vỏ cây cần quan sát tình trạng của vỏ cây để thay chậu lan. Trong các loại vỏ có chất resin có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu và ít các mầm bệnh gây hại. + Rong biển: Dùng rong biển để làm giá thể trồng hoa lan ngoài việc giữ nƣớc, dinh dƣỡng và tạo độ thông thoáng cho rễ còn là nơi bám rất tốt cho bộ rễ. Trƣớc khi dùng cần phải xử lý tiệt trùng trƣớc và rửa đi rửa lại bằng nƣớc sạch 3-4 lần. Giai đoạn cây con của lan Hồ Điệp kéo dài, nếu dùng rong biển để làm giá thể ƣơm cây con thì phải chọn lựa loại rong biển chất lƣợng tốt nhất. Rong biển nếu không qua xử lý ở nhiệt độ cao thì vẫn có màu xanh và thành các đoạn ngắn, dễ bị thối mốc dẫn đến thối rễ lan, cây non sinh trƣởng kém, các loại sâu bệnh có cơ hội và môi trƣờng tốt để phát triển và làm chết cây con. Hạn chế của giá thể rong biển: rong biển dễ bị chua dẫn đến giá thể bị thối chua và xuất hiện 7 bệnh nhƣ: Mốc trắng giá thể, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến bộ rễ của lan. Nguyên nhân: Do tƣới nƣớc nhiều gây quá ẩm cho giá thể, cộng với chất lƣợng nƣớc tƣới có độ pH thấp dƣới 5,5. Biện pháp phòng và trừ: Tƣới lƣợng nƣớc vừa đủ (khoảng 1/3 chậu), cộng với đo độ pH của nƣớc trƣớc khi tƣới, độ pH tốt nhất là 5,8 - 6,4. Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng: + Nhiệt độ: Chế độ thích hợp nhất cho sự sinh trƣởng au phân hóa mầm hoa là 17 – 250C (nhiệt độ ban đêm 15 – 180C, nhiệt độ ban ngày 23 – 250C, độ ẩm 75 - 80%, độ cao so với mặt biển >700 m). Trong điều kiện tự nhiên miền Bắc Việt Nam rất khó đạt đƣợc yêu cầu trên, vì vậy cần đƣa cây sau phân hóa mầm hoa vào điều kiện nhà lƣới có các thiết bị điều khiển nhiệt độ để đảm bảo chất lƣợng hoa + Ánh sáng: Cƣờng độ ánh sáng 20.000 – 25.000 lux, trong thời gian 6 – 8 tiếng/ngày. Cây lan Hồ Điệp sau khi đã xử lý phân hóa mầm hoa, thời gian khi xuất hiện mầm hoa cho đến khi hoa đầu tiên nở là 110 – 115 ngày. Độ ẩm: Độ ẩm 75 - 80%, độ cao so với mặt biển >700 m. Thƣờng xuyên kiểm tra độ ẩm giá thể, không để giá thể quá khô hoặc quá ƣớt, tƣới nƣớc cho lan Hồ Điệp vào 10h sáng và 3h chiều. Sử dụng nƣớc tƣới sạch Phân bón: Loại phân bón cho lan Hồ Điệp là phân Grow more (6-30-30+ TE) với liều lƣợng 100mg/1 lít nƣớc, cách 2 tuần phun 1 lần. 1.2. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam Trong những năm gần đây, nhờ các thành tựu khoa học và công nghệ sinh học đƣợc áp dụng rộng rãi cùng với phƣơng tiện giao thông phát triển mạnh mẽ, việc xuất nhập khẩu hoa lan ngày càng tăng với quy mô rộng lớn [13]. Thái Lan là nƣớc dẫn đầu thế giới về xuất khẩu lan với tổng thu nhập 68,20 triệu USD vào năm 1994 và lên đến 110,0 triệu USD năm 2003, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, Thái Lan đã thu đƣợc hơn 70,0 triệu USD từ việc xuất khẩu hoa lan, diện tích trồng loại hoa này chiếm hơn 1/3 tổng diện tích các loại 8 hoa khác [11]. Vì vậy trong suốt một thập kỷ qua, Thái lan luôn giữ vị trí dẫn đầu xuất khẩu lớn nhất thế giới. ngƣời Thái Lan đã biết đến loài hoa đẹp và khó tính này thành một nguồn lợi đáng kể đới với thu nhập Quốc gia. Hoa lan Thái Lan xuất khẩu phần lớn thuộc nhóm lan Dendrobium, hơn 80% lƣợng hoa thuộc nhóm này trên thị trƣờng thế giới có xuất xứ từ Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan có khoảng hơn 1.000 giống lan với chất lƣợng rất tốt và đƣợc xuất sang nhiều nƣớc trên thế giới trong đó chủ yếu là Hà Lan và Hoa Kỳ. Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực để xúc tiến hoạt động quảng bá ngành lan nƣớc này ra thị trƣờng thế giới thông qua hội chợ triển lãm về hoa [3]. Singapore, nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên quy mô lớn bắt đầu từ năm 1987. Nhà nƣớc đã thấy rõ tiềm năng xuất khẩu loại hoa này trên thị trƣờng thế giới nên đã mở rộng các trang trại trồng hoa phong lan. Năm 1992, xuất khẩu đạt hơn 18 triệu USD, năm 1995 đạt 37,0 triệu USD, chiếm 12 % thị trƣờng phong lan thế giới (Phan Thúc Huân, 1989) [5]. Chính phủ Singapore đặt kế hoạch vào năm 2010, xuất khẩu đạt 100,0 triệu USD. Ấn Độ đã đƣa tiến bộ kỹ thuật cấy mô vào nghề trồng lan để sản xuất mỗi năm 10 triệu cây lan các loại. Mặt khác, Ấn Độ đƣợc xem là một nƣớc có nhiều giống lan nguyên thủy, khoảng 140 loài với hơn 1.300 giống. Mặc dù bị khai thác triệt để trƣớc đây, nhƣng tới nay nhà nƣớc đã hình thành các khu bảo tồn bảo vệ các loài lan quý để phục vụ cho ngành trồng lan thƣơng mại [13]. Hoa lan là loài hoa mới đƣợc thƣơng mại hóa ở Mỹ. Tuy nhiên, chúng đã chiếm đƣợc cảm tình của ngƣời tiêu dùng, doanh thu của chúng đem lại đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2006 với tổng giá trị thu nhập từ một số loại lan chính đạt trên 800 triệu USD, trong đó hoa lan trong chậu là một trong những loại hoa đƣợc bán nhiều nhất (đứng thứ 2 sau hoa Trạng nguyên) đạt 144,0 triệu USD [5]. Theo thống kê từ năm 1996 đến năm 2006 giá trị lan chậu bán gia tăng 206,4%, hoa Trạng nguyên chỉ tăng 12,6% trong khi đó nhiều loại hoa chủ lực trƣớc đó lại không tăng, đặc biệt nhiều chủng loại còn đạt giá trị -37,20% nhƣ hoa Hồng, Violet là -32,90%, Cúc là -18,60%...[5]. 9 Hà Lan đã đầu tƣ 20,0 triệu USD vào Ấn Độ để lắp đặt các thiết bị máy móc… tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hoa tại thị trƣờng này [13]. Thị trƣờng xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim ngạch thƣơng mại hoa lan cắt cành trên thế giới năm 2002 đạt 150,0 triệu USD, trong đó Nhật Bản là nƣớc nhập khẩu hoa lan cắt cành nhiều nhất thế giới, sau đó đến Ý, tiếp theo là Pháp, Đức đứng thứ tƣ và thứ năm là Mỹ (Griesbach, R.J, 2002) [18]. Vì có giá trị kinh tế cao nên rất nhiều nƣớc đã tập trung vào việc nghiên cứu hoa lan chất lƣợng cao để phục vụ cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Các nƣớc nhƣ Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Hà Lan đã đầu tƣ mạnh cho các trang trại, công ty để sản xuất hoa lan chậu và hoa cắt cành. Họ tập trung chủ yếu vào việc nhân nhanh lan sạch bệnh, hoa đẹp, có mùi thơm, đa dạng về màu sắc và hình dạng, tƣơi lâu để cung cấp cho hơn 50 nƣớc trên thế giới. Do đó, chúng ta có thể nói rằng sản xuất lan đã đem lại lợi nhuận rất cao cho các nƣớc đang phát triển và phát triển [13]. Theo thống kê năm 1993 tổng cộng diện tích trồng hoa của Việt Nam là 1.585 ha. Tuy nhiên, diện tích sản xuất hoa lan chỉ chiếm xấp xỉ 10,0%. Riêng hoa lan nhiệt đới, qua các năm từ 2003-2005 đã tăng từ 20,0 ha lên 50 ha (tăng 150%). Xu hƣớng tiêu dùng hoa lan đã tăng lên đáng kể và dự đoán sẽ tăng mạnh trong các thập niên tiếp theo do Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO sẽ là yếu tố tăng mạnh đầu tƣ nƣớc ngoài làm tăng các dịch vụ du lịch, tổ chức hội nghị Quốc tế [13]. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng để nhập hoa lan từ các nƣớc láng giềng cho nhu cầu nội địa. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu hoa lan cắt cành qua đƣờng chính ngạch của nƣớc ta trong tháng 01/2007 vẫn tăng 51,76% so với tháng 12/2006. Thị trƣờng nhập khẩu hoa lan cắt cành chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan gần 100% lƣợng lan cắt cành. Chính vì vậy, không chỉ thị trƣờng trong nƣớc cũng rất tiềm năng cho ngƣời trồng lan [13]. 10 Trong những năm gần đây xuất khẩu hoa lan Việt Nam tăng mạnh. Chín tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan lại tăng lên 218% so với tháng 8/2008, đạt 61,0 nghìn USD. Nhật Bản là thị trƣờng xuất khẩu hoa lan tiềm năng của chúng ta [5]. Theo các chuyên gia, Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc có tiềm năng lớn trong sản xuất phong lan. Nhƣng một thực tế hiện nay là: Trong khi nhu cầu hoa lan nội địa và nhu cầu xuất khẩu đang ở mức cao thì Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng mỗi năm để nhập khẩu hoa lan. Vậy nên, tìm giải pháp phát huy tiềm năng của ngành lan Việt Nam là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm trong Đề án phát huy tiềm năng xuất khẩu rau, hoa quả mà Bộ Thƣơng mại đã và đang triển khai hiện nay [13]. Phong lan là giống cây trồng có đặc điểm sinh trƣởng rất phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của Việt Nam. Với khoảng hơn 755 loài lan hiện có cùng nhiều giống lan mới đƣợc lai tạo từ công nghệ nuôi cấy mô, Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành nƣớc sản xuất lan lớn trong khu vực. Theo thống kê, hiện nay nhu cầu tiêu thụ hoa lan của Việt Nam là khá cao. Chỉ tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 doanh thu từ kinh doanh hoa lan và cây cảnh mới chỉ đạt 200-300 tỷ đồng thì đến quý I năm 2006, con số này đã tăng lên mức 400 tỷ đồng. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh hoa lan, cây lan cảnh cũng tăng từ 264 cơ sở năm 2003 lên trên 1.000 cơ sở, với lƣợng phong lan tiêu thụ trung bình mỗi năm lên tới 1 triệu cây. Trên thực tế, tình hình sản xuất phong lan hiện nay ở Việt Nam còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Qua khảo sát, hiện mới chỉ có một số công ty lớn, trong đó có những công ty nƣớc ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích khoảng 50 - 60 ha/doanh nghiệp. Một vài địa phƣơng khác cũng tiến hành trồng phong lan nhƣng mới dừng ở quy mô gia đình, trên diện tích từ vài m2 đến vài nghìn m2, cá biệt vài hộ trồng trên 1 - 2 ha chứ chƣa có các vùng quy hoạch trồng lan tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại [13]. 11 1.3. Tình hình nghiên cứu ảnh hƣởng của phytohormon tới sự sinh trƣởng và ra hoa của cây phong lan Ở trong nƣớc, cây lan Đai Châu đốm tím trắng khi đƣợc phun GA3 ở nồng độ 150 ppm, làm tăng sinh trƣởng của cây, rút ngắn thời gian từ trồng đến ra hoa từ 3 năm xuống còn 2 năm, tỷ lệ ra hoa đạt 47%, với cây 2 năm tuổi phun nồng độ 200ppm làm tăng chiều dài lá, chiều dài cành hoa, số hoa trên cành và tỷ lệ ra hoa đạt 80%, trong khi đối chứng chỉ đạt 51,0% [2]. Các chế phẩm điều hòa sinh trƣởng cũng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu sinh trƣởng và phát triển lan Hồ Điệp. Nguyễn Thị Huyền Trang (2014) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại chế phẩm điều hòa sinh trƣởng ATONIK, Thiên nông và Gibberellins 10 ppm đối với sự sinh trƣởng, ra hoa của cây phong lan Hồ Điệp giống V3. Cả ba chế phẩm điều hòa sinh trƣởng này đều có tác dụng làm cây sinh trƣởng nhanh hơn, rút ngắn thời gian ra hoa ở lan Hồ Điệp, đặc biệt là ATONIK đã rút ngắn đƣợc thời gian ra hoa tới 42 ngày (494 ngày so với 536 ngày), đồng thời làm tăng chiều dài và đƣờng kính ngồng hoa, tăng cả số ngồng hoa, số hoa/ngồng và kích thƣớc hoa [15]. Tƣơng tự, trên phạm vi thế giới, xử lí ngày ngắn và GA3 làm thay đổi sự sinh trƣởng và phát triển ở lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl.). Ngày ngắn (10 giờ chiếu sáng) có hiệu ứng làm tăng chiều cao thân và đƣờng kính tán trong khi GA3 chỉ có hiệu ứng làm tăng chiều dài lá [21]. Lan Hồ Điệp lai đƣợc phun GA3 ở nồng độ 125 mg/l đã đƣợc kích thích ra hoa sớm từ 6 tháng tới một năm (khoảng 50% số cây đƣợc phun GA3), đồng thời hoa cũng có chất lƣợng tốt nhất [2]. Tƣơng tự, lan Odontioda đã đƣợc kích thích ra hoa tới 90% khi đƣợc xử lí với GA3 ở nồng độ 100 ppm [20]. Cytokinin là nhóm phytohormone có hiệu ứng sinh học đa dạng ở thực vật. Các cytokinin tiêu biểu nhƣ Benzyladenine (BA), Benzylaminopurine (BAP), Kinetin. Các cytokinin này đƣợc sử dụng nhiều trong nuôi cấy mô tế bào thực vật [21] . Việc xử lí cytokinin cho thấy vai trò của phytohormon này đối với sự sinh trƣởng và phát triển của một số nhóm lan. Benzyladenine (BA) đã kích
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng