Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của ba mức độ đạm lên năng suất dưa leo tn 133 tại huyện tiểu cần, tỉn...

Tài liệu ảnh hưởng của ba mức độ đạm lên năng suất dưa leo tn 133 tại huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh, vụ đông xuân 2009 2010

.PDF
67
205
145

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Lời cam đoan iii Tiểu sử cá nhân iv Lời cảm tạ v Mục lục vi Danh sách bảng vii Danh sách hình ix Danh sách chữ viết tắt x Tóm lược xi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY DƯA LEO 3 1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng 3 1.1.2 Tình hình phát triển cây dưa leo trên thế giới và ở Việt Nam 3 1.1.3 Đặc điểm thực vật 4 1.1.4 Đặc tính sinh học của dưa leo 6 1.1.5 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của dưa leo 6 1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất dưa leo 8 1.2 VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG 10 1.2.1 Phân hữu cơ 10 1.2.2 Phân hóa học 11 1.3 MỘT VÀI NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN TRÊN HỌ DƯA BẦU BÍ 15 1.4 TÁC HẠI CỦA NITRATE ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI 16 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 18 2.1 PHƯƠNG TIỆN 18 2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm 18 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 18 2.2 PHƯƠNG PHÁP 18 2.2.1 Bố trí thí nghiệm 18 vi 2.2.2 Các bước tiến hành thí nghiệm 20 2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 22 2.2.3.1 Phân tích thành phần hóa học khu đất thí nghiệm 22 2.2.3.2 Các chỉ tiêu sinh học 25 2.2.3.3 Các chỉ tiêu năng suất 25 2.2.3.4 Chỉ tiêu về phẩm chất trái 26 2.2.3.5 Hiệu quả kinh tế 27 2.2.4 Phân tích số liệu 27 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28 3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT 28 3.2 THÀNH PHẦN KHU ĐẤT THÍ NGHIỆM 28 3.3 CHỈ TIÊU SINH HỌC 29 3.3.1 Chiều dài dây dưa leo 29 3.3.2 Số lá trên thân chính của cây dưa leo 30 3.3.3 Đường kính gốc thân 31 3.4 NĂNG SUẤT TRÁI 33 3.4.1 Trọng lượng trái 33 3.4.2 Chiều dài trái 34 3.4.3 Đường kính trái 35 3.4.4 Số trái trên dây 36 3.4.5 Năng suất trái 37 3.5 PHẨM CHẤT TRÁI 39 3.6 HIỆU QUẢ KINH TẾ 42 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43 4.1 KẾT LUẬN 43 4.2 ĐỀ NGHỊ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ CHƯƠNG 1 PHỤ CHƯƠNG 2 vii DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng 2.1a Liều lượng các loại phân bón lót cho cây dưa leo tại huyện Trang Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. 21 Liều lượng các loại phân bón thúc cho cây dưa leo tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. 21 2.2 Thang đánh giá độ pH của đất (Ngô Ngọc Hưng, 2005). 22 2.3 Thang đánh giá độ dẫn điện EC (Ngô Ngọc Hưng, 2005). 23 2.4 Thang đánh giá hàm lượng đạm tổng số trong đất (Landon, 1984). Thành phần lý hóa khu đất thí nghiệm tại huyện Tiểu Cần, 24 2.1b 3.1 3.2 3.3 3.4 Trà Vinh. Ảnh hưởng của 3 mức phân đạm lên sự phát triển chiều dài thân chính của cây dưa leo TN 133 vụ Đông xuân (20092010) tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Ảnh hưởng của 3 mức phân đạm lên sự phát triển số lá trên thân chính của cây dưa leo leo TN 133 vụ Đông xuân (2009-2010) tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Hiệu quả kinh tế của cây dưa leo lai F1 TN 133 ở 3 mức phân đạm (150, 190, 220 kg N/ha) vụ Đông xuân (20092010) tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. viii 29 30 31 42 DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm dưa leo TN 133 vụ Đông xuân (2009- 2.2 2010) tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Lô đất trồng dưa leo TN 133 vụ Đông xuân (2009-20110) tại huyện Tiểu cần, Trà Vinh. Trang 19 20 3.1 Diễn biến sự phát triển đường kính gốc của cây dưa leo leo TN 133 vụ Đông xuân (2009-2010) theo thời gian ở 3 nghiệm thức 32 3.2 (150, 190 và 220 kg N/ha) tại huyện Tiểu Cần, Trà Vinh. Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm đến sự phát triển trọng lượng trung bình của trái dưa leo TN 133 vụ Đông xuân (2009-2010) tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm lên sự tăng trưởng chiều dài trái dưa leo TN 133 vụ Đông xuân (2009-2010) ở giai đoạn 38 NSKG tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm lên sự tăng trưởng đường kính trái dưa leo TN 133 vụ Đông xuân (2009-2010) ở giai đoạn 38 NSKG tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Ảnh hưởng của 3 mức phân đạm lên số trái dưa leo TN 133 vụ 34 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 Đông xuân (2009-2010) trên dây tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Ảnh hưởng của 3 mức phân đạm đến năng suất thương phẩm của dưa leo TN 133 vụ Đông xuân (2009-2010) tại huyện Tiểu Cần, Trà Vinh. Ảnh hưởng 3 mức phân đạm đến năng suất không thương phẩm của dưa leo TN 133 vụ Đông xuân (2009-2010) tại huyện Tiểu Cần, Trà Vinh. Ảnh hưởng của 3 mức phân đạm đến hàm lượng Nitrate trong trái dưa leo tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Ảnh hưởng của 3 mức phân đạm lên độ brix của trái dưa leo TN 133 vụ Đông xuân (2009-2010) tại huyện Tiểu Cần, Trà Vinh. ix 35 36 37 38 39 40 41 DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt 1 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 2 NSKG Ngày sau khi gieo 3 CV Hệ số biến động 4 TB Trung bình x Huỳnh Thanh Sang, 2011. “Ảnh hưởng của ba mức độ đạm lên năng suất dưa leo TN 133 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh vụ Đông Xuân 2009-2010”. Luận văn tốt nghiệp ngành kỹ sư Trồng Trọt, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Kim Ba TÓM LƯỢC Đề tài “ Ảnh hưởng của ba mức độ đạm lên năng suất dưa leo TN 133 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh vụ Đông Xuân 2009-2010” được thực hiện nhằm tìm ra liều lượng phân đạm thích hợp lên sự sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây dưa leo TN 133. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, tương ứng với 3 mức độ đạm (150, 190 và 220 kg N/ha), mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Mỗi diện tích lặp lại là 36m2 (2,4 m x 15 m). Tổng diện tích thí nghiệm là 378 m2. Giống dưa leo TN 133 được chọn làm thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở nghiệm thức bón 220 kg N/ha cho chiều dài dây chính (328 cm); chiều dài trái (20,1 cm), trọng lượng trái (201 g), đường kính trái (4,02 cm), số trái trung bình trên dây (9,77 trái/cây) và năng suất thương phẩm đạt cao nhất (37,1 tấn/ha). Nghiệm thức 190 kg N/ha cho năng suất là 35,7 tấn/ha và nghiệm thức 150 kg N/ha cho năng suất là 32,8 tấn/ha. Cả ba nghiệm thức (220, 190, 150 kg N/ha) cho năng suất trái không thương phẩm tương đương nhau (3,26; 3,65; 3,67 tấn/ha). Hàm lượng Nitrate trong trái dưa leo ở các nghiệm thức 150, 190 và 220 kg N/ha lần lượt là (7,83; 9,37; 11,5 mg/kg) đều thấp hơn mức quy đinh cho phép của tổ chức FAO và WHO (dưới 150 mg/kg). Độ brix của trái dưa leo ở các nghiệm thức tương đương nhau (biến thiên từ 2,93 đến 3,03). Hiệu quả kinh tế, nghiệm thức 220 kg N/ha cho lợi nhuận cao nhất 114,8 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn cao nhất 2,20. Nghiệm thức 190 kg N/ha có lợi nhuận là 109,3 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn là 2,13. Thấp nhất là nghiệm thức 150 kg N/ha cho lợi nhuận là 97,3 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn là 1,93. xi MỞ ĐẦU Rau xanh là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người do rau cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau ngày càng tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người. Rau cung cấp nhiều chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipit, muối, axit hữu cơ,….và các vitamin như A, B1, B2, C, E,…thông qua những bữa ăn hàng ngày. Trong đó, dưa leo là một trong những loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong dưa leo có chứa 96% nước và trong 100 g dưa leo tươi có chứa: năng lượng (14 cal), protein (0,7 mg), Calcium (24 mg), vitamin A (20 IU), ascorbic acid (12 mg), thiamin (0,024 mg), riboflavin (0,075 mg) và niacin (0,3 mg) (Manyvong, 1997). Dưa leo là loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn nên trồng được rất nhiều vụ trong năm. Dưa leo được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày với nhiều hình thức như: ăn tươi, muối mặn, dầm giấm,…làm phong phú và tăng chất lượng rau ăn hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng như trên thì dưa leo con mang lại hiệu quả kinh tế cao vì dưa leo là nguồn nguyên liệu phong phú cho các nhà máy chế biến đặc biệt là dưa muối đóng hộp, là một mặt hàng chủ lực trong số các rau quả chế biến xuất khẩu mà thế giới quan tâm. Diện tích trồng dưa leo khoảng 2,5 triệu ha với tổng sản lượng trên 40 triệu tấn (FAO, 2004). Thế nhưng việc sản xuất dưa leo còn gặp nhiều khó khăn như về kỹ thuật canh tác, nhu cầu dinh dưỡng,…chưa hợp lý dẫn đến giảm phẩm chất và năng suất cây trồng. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón trên rau tại TP. Cần Thơ cho thấy tất cả các loại rau đều sử dụng phân đạm dạng Urê với lượng rất cao gấp 1,2-2 lần so với yêu cầu của từng loại rau. Đối với nông dân, Urê là loại phân chủ lực nhất trong canh tác rau (Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 1999). Hiện nay, hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt 30-45%, phân lân và kali khoảng 50% (Nguyễn Văn Bộ, 2002). Như vậy, nếu chỉ tính riêng phân đạm hằng năm bón khoảng 2 triệu tấn thì đã bị mất do rửa trôi, bay hơi,… khoảng 1,2-1,3 triệu tấn Urê. Mặc dù có thị trường tiêu thụ rộng lớn trên thế nhưng thực tế nghề trồng dưa leo của nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nguyên nhân chủ yếu là do người nông dân chưa nắm vững kỹ thuật canh tác cũng như nhu cầu dinh dưỡng của cây dưa leo dẫn đến giảm phẩm chất, năng suất và hiệu quả kinh tế. Đồng thời, việc lạm dụng phân đạm đã làm tăng hàm lượng nitrate trong sản phẩm gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của ba mức độ đạm lên năng suất dưa leo TN 133 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, vụ Đông xuân 2009-2010” được thực hiện nhằm tìm ra liều lượng phân đạm thích hợp lên sự sinh trưởng, năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân trong vùng. CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY DƯA LEO 1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng * Nguồn gốc Dưa leo có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng ở miền tây Châu Á, cách đây khoảng 3000 năm (Peet, 2001; Swiader và ctv., 2001 ). Dưa leo được phân bố từ Ấn Độ đến Hy Lạp, Ý và sau đó là Trung Quốc và đến những vùng khác nhau của Châu Âu nhờ những người La Mã (Papadopoulos, 1994). Theo Hedrick (1860) cho rằng dưa leo đã xuất hiện ở Anh vào thế kỷ 14, ở Bắc Mỹ vào giữa thế kỷ 16 và ở Pháp vào thế kỷ thứ 19. * Giá trị dinh dưỡng Dưa leo là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày của con người. Theo Manyvong (1997), trong dưa leo có chứa 96% nước và trong 100 g dưa leo tươi có chứa: năng lượng (14 cal), protein (0,7 mg), Calcium (24 mg), vitamin A (20 IU), ascorbic acid (12 mg), thiamin (0,024 mg), riboflavin (0,075 mg) và niacin (0,3 mg). 1.1.2 Tình hình phát triển cây dưa leo trên thê giới và ở Việt Nam * Trên thế giới Dưa leo được trồng khắp nơi trên thế giới. Dưa leo là loại rau quả ngắn ngày ở vùng nhiệt đới và là một loại rau quả quan trọng trong nhà kính (đặc biệt ở vùng bắc Âu và bắc Mỹ). Trái dưa không chỉ dùng ăn sống và xào nấu, mà còn được dùng trong món salad và dưa muối. Diện tích dưa leo trên toàn thế giới khoảng 188.000ha với tổng năng suất là 10.147 tấn (Mingbao, 1991). Năm 2004, diện tích trồng dưa leo trên thế giới vào khoảng 2,5 triệu ha, với tổng sản lượng trên 40 triệu tấn. Châu Á với gần 2 triệu ha canh tác dưa leo, chiếm khoảng 78% tổng sản lượng của thế giới trong năm 2004 (FAO, 2004). 3 * Ở Việt Nam Diện tích trồng dưa leo ở nước ta ngày càng tăng do nhu cầu trong nước và xuất khẩu (Nguyễn Văn Thắng, 1999). Theo số liệu của Tổng công ty rau quả Việt Nam, các nhà máy thực phẩm xuất khẩu phía Bắc đã xuất sang thị trường châu Âu năm 1992 là 1.117 tấn, năm 1993 là 2.184 tấn và năm 1995 là 2.309 tấn (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dưa leo được trồng rất phổ biến, đặc biệt là vùng trồng rau Sóc Trăng (huyện Mỹ Xuyên tập trung vào mùa mưa) và An Giang (huyện Chợ Mới trồng quanh năm). 1.1.3 Đặc điểm thực vật * Rễ Giống như các cây khác trong họ bầu bí (dưa hấu, dưa lê…) rễ dưa leo phát triển rất yếu, chỉ tập trung ở tầng đất mặt từ 30-40 cm (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Theo Papadopoulos (1994), dưa leo có hệ thống rễ ăn cạn và lan rộng, những rễ phụ ăn ngang, lan rộng ra và nhanh chóng tạo ra mật độ rễ dày đặc ở dộ sâu 30 cm. Ở thời kỳ cây con, rễ sinh trưởng yếu tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh yếu, do đó ở thời kỳ này cần cung cấp đủ nước, dinh dưỡng và nồng độ phân tăng dần theo tuổi cây (Tạ Thị Thu Cúc, 1979). * Thân Thân dưa leo thuộc loại thân thảo, dài và có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài của thân phụ thuộc vào điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0,5-2,5m (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Đường kính thân là một chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng mạnh hay yếu của dưa leo. Yếu tố ảnh hưởng chính đến đường kính thân chủ yếu do sự cung cấp nước, phân bón vào thời kỳ trước khi ra hoa cái. Nếu tác động vào sau thời kỳ đó thì không có hoặc ít có hiệu quả đến việc tăng trưởng đường kính gốc thân (Tạ Thị Thu Cúc, 1979). Đường kính gốc thân lớn có thể hút nước và dinh dưỡng mạnh, góp phần gia tăng năng suất và phẩm chất trái, đăc biệt dưa leo là loại cây có nhu cầu nước lớn cho quá trình phát triển của trái (Trần Khắc Thi, 1999). 4 * Lá Theo Tạ Thị Thu Cúc (1979), lá thật của dưa leo rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, có quan hệ đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của dưa leo. Sự ra lá và phát triển về mặt diện tích lá thật ở thời kỳ cây con rất chậm, sau đó tăng dần và đạt cao nhất khi có trái và giảm đi ở giai đoạn già cỗi. Lá là cơ quan quang hợp chính của cây, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, tạo cho cây có được năng suất và phẩm chất cao. Như vậy, sự quan trọng của lá không chỉ ở số lượng lá trên dây, mà kích thướt lá, diện tích bề mặt lá cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận năng lương ánh sáng làm gia tăng cường độ quang hợp (Lê Văn Hòa và ctv., 2001); quang hợp tăng sẽ làm tăng năng suất, chất lương trái và rút ngắn thời gian phát triển trái (Mai Thị Phương Anh và ctv.,1996). Theo Papadopoulos (1994), kích thước lá lớn là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng do quá trình quang hợp chỉ xảy ra khi ánh sáng được hấp thụ chủ yếu là ở lá. * Hoa Dưa leo là cây đồng chu biệt tính, đôi khi cũng có hoa lưỡng tính (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Việc hình thành hoa cái gặp thuận lợi trong điều kiện thời tiết mát mẻ lúc cây bắt đầu trổ hoa (Wien, 1997). Khi nhiệt độ cao (> 270 ), ngày dài (> 14 giờ), thời tiết nắng, cung cấp đạm và nước nhiều sẽ thúc đẩy sự phát triển của hoa đực và ngược lại sẽ thúc đẩy sự phát triển của hoa cái. Cùng một giống, hoa cái ra sớm hay muộn, nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng, chế độ không khí và dinh dưỡng (Papadopoulos, 1994). * Trái Trái tăng trưởng rất nhanh tùy giống, có thể thu trái 8-10 ngày sau khi hoa nở (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001), ở điều kiện không khí, ánh sáng đầy đủ, nhiệt độ 25- 300C (Tạ Thị Thu Cúc, 1979). Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ có lợi cho sự ra hoa cái nhưng việc bón nhiều đạm sẽ làm cho cây tăng trưởng nhanh và ra nhiều hoa đực (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Những loại dưa leo đặc biệt được sản xuất ở nhà kính cho trái dài, hẹp, không hạt thường được tìm thấy ở trong sản xuất thị trường (Trịnh Thị Thu Hương, 2001). 5 * Hạt Hạt dưa leo có màu vàng nhạt, kích thước thay đổi tùy theo giống và sự vận chuyển dinh dưỡng của cây vào hạt, số lượng hạt trong trái biến động từ 150-500 hạt (Tạ Thị Thu Cúc, 1979). 1.1.4 Đặc tính sinh học của dưa leo Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), các giống dưa leo ở Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thu hoạch khoảng 33-44 ngày sau khi gieo (NSKG) và thu đến khoảng 60-70 NSKG thì tàn. Năng suất bình quân của dưa chuột 15-17 tấn/ha, các giống lai 30-50 tấn/ha với mật độ 35.00-40.000 cây/ha. Theo Manyvong (1997), đặc tính năng suất của dưa leo chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là số trái và trọng lượng trái trên cây. Trong đó trong lượng trung bình trái có vai trò quan trọng hơn trong việc ảnh hưởng đến năng suất thương phẩm hơn số lượng trái, nhưng đối với năng suất tổng thì cả hai yếu tố này cùng đóng vai trò quan trọng. 1.1.5 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của dưa leo * Nhiệt độ Dưa leo là loại rau quả đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm và mát thích hợp nhiệt độ từ 220C-300C (Cuisizhe, 1993). Nhiệt độ dưới 150C và trên 300C có hại tới sự tăng trưởng tự nhiện của cây dưa leo và do đó làm giảm năng suất (Rashid và Singh, 2000). Theo Tạ Thị Thu Cúc (1979), nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng phát dục là 180C-320C, nhiệt độ cho trái lớn nhanh là 25-300C. Theo Papadopoulos (1994), nhiệt độ không khí là thành phần chính trong môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, sự khởi đầu của quá trình tạo hoa, tăng trưởng của trái và chất lượng trái. Năng suất trái đạt tối đa với nhiệt độ ban đêm là 190C-200C và ban ngày là 200C-220C. Để đảm bảo cây trồng mọc sinh trưởng tốt, nhiệt độ đất ít nhất là 160C. Nhiệt độ đất cao hơn, cây con sẽ mọc lên nhanh hơn và ít bị tổn thất hơn khi chúng mọc chậm. Tuy nhiên, nhiệt độ quá cao vào lúc cây ra hoa sẽ làm giảm khả năng thụ phấn (Peet, 2001). Theo Daskalaki và Burrage (1998), sự hấp thu tất cả các dinh 6 dưỡng gia tăng một cách rõ ràng khi nhiệt độ vùng rễ gia tăng từ 120C đến 200C, nhiệt độ của vùng rễ từ 200C-360C thì sự hấp thu P và Ca tiếp tục gia tăng, trong khi đó N, K và Mg thì ít bị ảnh hưởng. Sự hấp thu nước, diện tích lá và sự tăng trưởng cây trồng đạt tối đa khi nhiệt độ ở vùng rễ là 280C. * Ánh sáng Dưa leo có phản ứng với độ dài ngày khác nhau tùy theo giống, thông thường ngày ngắn kích thích cây ra lá và trái, vì vậy điều kiện thời tiết vùng ĐBSCL cho phép dưa leo ra hoa trái quanh năm (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Trong giai đoạn đầu cây con cần sự cung cấp ánh sáng từ 12-14 giờ/ngày với cường độ từ 19.375-21.528 lux (Wittwer và Honma, 1979). Theo Mai Thị Phương Anh (1996), độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng và phát dục 10-12 giờ/ngày và cường độ thích hợp cho dưa leo phát triển từ 15.000-17.000 lux. Theo Fujieda (1994), cường độ ánh sáng cho sự thành lập nhụy hoa cái của dưa leo có xu hướng theo sự cảm ứng ngày ngắn. Theo Papadopoulos (1994), sự giới hạn về lượng carbohydrate trong cây đã giới hạn khả năng sản xuất của cây trồng một cách nghiêm trọng, mà bằng chứng là một số lượng lớn trái không phát triển. * Ẩm độ và nước Nước là môi trường hòa tan chất dinh dưỡng và tiến hành các phản ứng hóa học, nước cần cho quá trình khoáng hóa chất hữu cơ góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất, nước còn ảnh hưởng đến nhiệt độ, ẩm độ của đất, ảnh hưởng lý tính, hóa tính của đất (Nguyễn Hạc Thúy và ctv., 2006). Trong họ bầu bí, dưa leo đứng hàng đầu về yêu cầu nước, trong đó nhu cầu độ ẩm đất từ 85-95%, độ ẩm không khí từ 90-95%. Trong các giai đoan sinh trưởng khác nhau yêu cầu lượng nước khác nhau, thời kỳ cây con nhu cầu về nước thấp, trong giai đoạn từ lúc trổ hoa đến thu trái nhu cầu về nước là rất lớn (Tạ Thị Thu Cúc, 1997). Cây dưa leo chịu hạn kém, khi thời tiết quá nóng và khi nhu cầu về nước không được cung cấp đầy đủ, cây sinh trưởng kém, trái không phát triển và tích lũy lượng cucurbitaxina (chất gây đắng trong trái). Do đó, việc cung cấp nước thường 7 xuyên thì rất cần thiết từ khi cây bắt đầu mang trái (Geal và ctv., 1988; Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996). * Đất Đất trồng dưa leo có yêu cầu nghiêm khắc, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao dễ làm bộ rễ dưa vàng khô và thâm đen. Vì thế, đất trồng phải có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, pH từ 5,5-6,8 (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001; Geal và ctv., 1988). Đất ở pH = 6,5 thì thích hợp nhất để đạt năng suất cao (Rashid và Singh, 2000). Tránh trồng trên các loại đất mà vụ trước đã trồng cây thuộc họ bầu bí để đề phòng lây nhiễm sâu bệnh (Splittstosser, 1978). 1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất dưa leo * Giống Giống là yếu tố quan trọng trong sản xuất, việc chọn giống tốt không chỉ làm tăng năng suất, hạn chế một số sâu bệnh hại quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần thâm canh tăng vụ, tạo ra sự thay đổi về chất lượng sản phẩm (Trần Thượng Tuấn, 1992). Ngày nay, những giống dưa leo F1 thể hiện ưu thế lai trong việc cho năng suất và thời gian sản xuất ngắn, một vài giống lai F1 kháng lại những bệnh đặc biệt. Vì vậy, những giống lai F1 này được chấp nhận rộng rãi trong sản xuất, đặc biệt ở các quốc gia phát triển (Mingbao, 1991). Theo Fujieda (1994), những cây dưa leo ghép thì tăng cường tính chống chịu với bệnh héo rũ do nấm Fusarium sp, có thể chịu được lạnh, nóng như: các cây được ghép trên cùng loài Cucurbita không những chống lại được bệnh héo do nấm Fusarium mà còn chống lại bệnh lở cổ rễ do nấm Phytopthora sp. Bên cạnh đó, giống còn ảnh hưởng đến đặc tính sinh trưởng của dưa leo về chiều dài dây chính, kích thước lá, kích thước trái, hình dạng trái (Tạ Thu Cúc, 2000). Theo Lê Thị Hương Vân và ctv. (2000), điểu tra ở Tiền Giang thì 100% hộ dân trồng dưa leo F1, trong đó các giống Chiatay được nhập từ Đài Loan được trồng khá phổ biến vì cho năng suất cao và được thị trường ưa chuộng. 8 * Phân bón Dưa leo yêu cầu dinh dưỡng không lớn, khi năng suất đạt 30 tấn/ha yêu cầu một lượng NPK là 170 kg (51+41+78). Trong đó hiệu suất sử dụng kali cao nhất, kế tiếp là đạm và lân. Khi bón N60P60K60 thì dưa leo sử dụng đạm là 92%, lân 33% và kali là 100%. Dưa leo không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại phản ứng rất nhanh chóng với dinh dưỡng, do đó nên bón nhiều lần cho dưa leo (Tạ Thị Thu Cúc, 1979). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), đối với những giống lai F1 cho năng suất cao hơn giống địa phương nên cần bón lượng phân nhiều hơn, trung bình 1 ha là 200-300 kg Urê, 200-250 kg Super lân, 150-200 kg KCl, 20-25 tấn phân chuồng, 1-2 tấn tro trấu. Tuy nhiên việc bón nhiều đạm sẽ làm cho cây tăng trưởng nhanh và ra nhiều hoa đực, làm cây dễ bị sâu bệnh hại và không nên bón Urê 5-7 ngày trước khi hái trái (Phạm Hồng Cúc và ctv.,2001). Theo Nguyễn Hạc Thúy (2006), phân bón làm tăng năng suất cây trồng từ 35-45%. * Sâu bệnh hại quan trọng Qua kết quả điều tra ở các tỉnh ĐBSCL cho thấy có 6 loại sâu và 6 loại bệnh được cho là gây hại đáng kể cho cây dưa leo. Trong số đó, sâu hại trọng nhất là sâu xanh và bù lạch, kế đó là ruồi đục lá, sâu ăn tạp và rầy mềm. Về bệnh, đốm phấn được coi là bệnh gây hại trầm trọng nhất, kế đến là bệnh khảm và thán thư (Nguyễn Văn Huỳnh và ctv., 2005). Trong đó bệnh thán thư gây lủng lá dưa leo, mất diện tích quan hợp làm cây tàn sớm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất, bệnh còn gây hại trên trái và làm giảm tỉ lệ trái thương phẩm (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996). Theo Trần Văn Hai (2006), áp dụng mô hình màng phủ cho thấy sâu bệnh ít hơn so với phủ bằng rơm, đặc biệt là bệnh đốm phấn. Để bảo vệ cây tốt nên sử dụng giống kháng, luân canh cây trồng và vệ sinh nơi trồng (Geal và ctv.,1988). 9 1.2 VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG 1.2.1 Phân hữu cơ * Phân hữu cơ Phân hữu cơ bao gồm tất cả các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu cơ như các loại phân chuồng, phân xanh, được dùng để bón cho ruộng (Nguyễn Công Vinh, 2002). Michel (1989) cho rằng phân loại mức độ khoáng hóa chất hữu cơ hay khả năng tạo mùn của chất hữu cơ: Chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao được vùi trực tiếp vào đất không qua chế biến, chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì gọi là chất hữu cơ cải tạo đât. Chất hữu cơ thông qua chế biến hay không thông qua chế biến có tỷ lệ C/N thấp thì gọi là phân hữu cơ. * Vai trò của phân hữu cơ đối với đất Phân hữu cơ bón vào đất sau khi được phân giải sẽ cung cấp cho đất các chất khoáng làm phong phú thêm nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Theo Lê Văn Tri (2002) phân hữu cơ luôn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như: đạm, lân, kali, canxi, magie, natri và các nguyên tố vi lượng khác nhưng hàm lượng không cao đây là một ưu điểm mà không co một loại phân hóa học nào có được. Ngoài ra, phân hữu cơ còn cung cấp chất mùn làm cho cấu trúc đất ngày càng tốt hơn như đất tơi xốp giúp cho bộ rễ phát triển nhanh hơn, hạn chế bốc hơi nước, chống xói mòn. Theo Lê Thị Xua (1999) nhờ vào hoạt động của vi sinh vật, chất hữu cơ phân hủy thành chất mùn có khả năng liên kết những hạt đất phân tán làm cho đất có cấu trúc thoáng khí, dễ cày bừa, giữ được phân và nước tốt hơn. Ảnh hưởng này được thể hiện rõ trên đất trồng màu hơn là trên đất lúa. Bón phân hữu cơ làm tăng năng suất và phẩm chất cây trồng. Những nghiên cứu về cải tạo phiến thạch sét thoái hóa bằng cách bón phân chuồng và phân xanh (Nguyễn Công Vinh, 2002). Keo hữu cơ tham gia trao đổi với các ion khoáng nhờ đó nâng cao hiệu lực của phân khoáng bón vào. Nhận định này được Nguyễn Thị Thúy và ctv. (1997) chứng minh qua nghiên cứu về khả năng hấp thu NH+4 của đất dưới tác dụng của phân hữu cơ. Cũng theo tác giả này một đặc tính rất quan trọng của phân hữu cơ là giúp ổn định độ phì 10 nhiêu của đất vì chúng có khả năng chuyển hóa lân từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu hữu dụng cho cây trồng. Hàng loạt thí nghiệm trong phòng và ngoài đồng cho thấy nhóm phosphate hoạt động trong đất tăng lên đáng kể và làm giảm rõ rệt sự cố định lân trong đất. Bởi vì chất hữu cơ đã tạo với sắt, nhôm thành các chelate hay phức hệ hữu cơ-khoáng, các ion Fe3+, Al3+ mất khả năng liên kết với ion PO4 (Đỗ Thị Thanh Ren, 1997). Theo Đỗ Thị Thanh Ren và Ngô Ngọc Hưng (2004) bón phân hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất: làm mất độ cứng, tăng độ xốp của đất, hạn chế xói mòn, đóng váng bề mặt, làm gia tăng khả năng giữ nước, nhiệt độ đất, cải tạo độ thoáng. Ngoài ra, theo Nguyễn Đăng Nghĩa (2003) còn cho rằng bón phân hữu cơ làm gia tăng chủng loại và số lượng vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn khoáng hóa, xạ khuẩn và các loại nấm có ích rõ rệt, gián tiếp làm cho cấu trúc đất trở nên tốt hơn. Phân hữu cơ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magie, lưu huỳnh, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin cho cây trồng từ đó làm gia tăng chất lượng nông sản (Nguyễn Mỹ Hoa, 2006). 1.2.2 Phân hóa học Trong nhiều năm trở lại đây để tăng sản lượng nông nghiệp người dân đã sử dụng nhiều biện pháp thâm canh tăng vụ, làm cho đất ngày càng mất đi nhiều dưỡng chất do bị xói mòn, rửa trôi. Theo Nguyễn Thị Quý Mùi (1995) vai trò phân bón rất quan trọng, với các biện pháp như thời vụ trồng. làm đất, luân canh, giống, tưới tiêu,… người ta đã tổng kết được rằng năng suất cây trồng hơn một trăm năm qua tăng lên do bón phân đạt 50%. Tính từ thập niên 90 trở lại đây, bình quân sản lượng lương thực bội thu hằng năm tăng lên nhờ bón phân là 35% (Bùi Đinh Dinh, 1996). * Phân đạm và vai trò của phân đạm đối với cây rau Đạm có tác dụng trực tiếp trong quá trình phân chia tế bào, tiếp đến là quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Việc cung cấp đạm đầy đủ cho đất đảm bảo sự sinh trưởng mạnh của cây trồng và phẩm chất ngon của nông sản (Phạm Hồng Cúc và ctv.,1990). Theo Vũ Hữu Yêm và ctv. (1998) khi bón đạm trong giai đoạn 11 sinh trưởng sinh dưỡng là để mở rộng diện tích quang hợp tạo điểu kiện cho việc tăng năng suất. Theo Mai Văn Quyền (2003), thức ăn chính của cây là lấy từ đất. Cây lấy đạm chủ yếu cũng là từ đất (Lê Văn Hòa, 1998). Nhưng mức đạm đảm bảo cho cây trồng không chỉ tùy thuộc vào hàm lượng các hợp chất đạm mà cây hấp thụ được (Moxolox, 1987). Hơn nữa, trong phần lớn các loại đất, đạm dễ tiêu do đất cung cấp thường ít. Đạm khoáng hóa từ chất hữu cơ không đủ để đáp ứng nhu cầu nhằm tạo năng suất cao. Vì vậy, hầu hết các trường hợp nếu bón thêm phân đạm đều làm tăng suất cây trồng (Lê Văn Căn, 1985). Tuy nhiên, lượng đạm do cây trồng hấp thụ từ phân bón ít khi vượt quá 50% so với lượng đạm bón vào. Một trong những lý do chính của hiệu quả sử dụng phân bón kém là một lượng đạm được bón (trên 89%) bị mất từ hệ thống đất cây trồng (Peoples và ctv., 1995). Người ta cho rằng phân đạm bị mất có thể do bị rữa trôi, xói mòn và chảy tan. Một kết quả nghiên cứu khác cho biết hiệu quả sử dụng phân đạm thật sự rất thấp, thường chưa tới 40% (Cassman và ctv., 1993). Theo Lâm Thị Bích Phượng (1991), sự đáp ứng nhu cầu đạm cho cây trồng còn tùy thuộc vào tốc độ khoáng hóa các hợp chất hữu cơ chứa đạm. Cây trồng hấp thu đạm từ đất dưới 2 dạng NO3- và NH4+, đôi khi ở điều kiện đặc biệt, cây trồng có khả năng hấp thu hợp chất đạm có phân tử nhỏ như Urea, acid amin. Đạm là nguyên tố quan trọng hàng đầu đối với sự sống tế bào vì là thành phần của nhiều hợp chất quan trọng như diệp lục tố, amino acid, enzyme, acid nucleic, đạm đồng hóa hydrocarbon trong cây kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các nguyên tố khác (Vũ Hữu Yêm, 1995). Cây trồng bón đủ đạm sẽ thúc đẩy sự đâm chồi, đẻ nhánh và ra lá nhiều và lá có kích thước to giúp cây quang hợp mạnh và cho năng suất cao (Đường Hồng Dật, 2002). Đạm tích lũy nhiều ở các bộ phận non như lá và ngọn. Triệu chứng thiếu đạm thường xuất hiện trên lá già, lá ngã màu vàng và gân lá cũng vàng, tán lá nhỏ, mau già cổi, sinh trưởng và quang hợp kém (Nguyễn Ngọc Tân và Nguyễn Đình Huyên, 1981). Lượng đạm tăng quá nhu cầu thì tăng lượng hoa đực trên cây và tích lũy NO3 trong lá và thân (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 1995). Đạm kích thích sự phát triển của rễ, cây trồng huy động 12 mạnh các thức ăn khác có trong đất, đạm được xem là yếu tố có ảnh hưởng gần như quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, khi bón phân trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng là để mở rộng diện tích quang hợp, tạo tiền đề cho việc tăng năng suất (Vũ Hữu Yêm và ctv., 1998). Theo Moxolox (1987), năng suất cây trồng còn tùy thuộc vào nhu cầu của từng loại cây đối với dạng nitơ, amonium và nitrate, tuỳ thuộc vào phản ứng của môi trường, thành phần ion, cation và mức độ đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón trên rau tại Thành phố Cần Thơ cho thấy tất cả các loại rau đều sử dụng phân đạm dạng urê với lượng rất cao từ 1,2-2 lần so với yêu cầu từng loại rau. Đối với nông dân thì urê là loại phân chủ lực nhất trong canh tác rau (Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 1999). Điều này cho thấy, thực tế nông sử dụng phân bón rất lãng phí do chưa hiểu biết hết tác dụng của việc bón phân hợp lý và cân đối. Chính vì vậy hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt 30-45%, phân lân và kali khoảng 50%. Như vậy, nếu chỉ tính riêng phân đạm bón hàng năm khoảng 2 triệu tấn thì đã bị mất do rửa trôi, bay hơi,… khoảng 1,21,3 triệu tấn urê (Nguyễn Văn Bộ, 2002). Theo Nguyễn Văn Bộ (2002), bón phân cân đối cho phép phát huy tiềm năng năng suât của tất cả các loại cây trồng, đồng thời làm tăng phẩm chất nông sản như hàm lượng protein trong hạt ngũ cốc tăng, hàm lượng vitamin trong rau và hoa quả tăng, tích lũy nitrate trong rau quả giảm và làm cho hình dáng, màu sắc nông sản hấp dẫn hơn. Theo Trần Thị Ba (2003), phân bón làm tăng năng suất và ảnh hưởng đến phẩm chất trái. Tuy nhiên, tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây mà sự cần thiết của loại và lượng phân đạm khác nhau. Giai đoạn cây phát triển rễ, thân, lá cần sử dụng nhiều NH4+ (Bùi Huy Đáp, 1957). Đạm là thành phần cấu tạo nên cơ thể thực vật. Đạm được rễ cây trồng hút lên từ đất kết hợp với glucid hình thành trong quá trình quang hợp tạo thành acid amin, các acid amin kết hợp thành protein cho trái (Togari, 1968). Đạm là một dưỡng chất không thể thiếu được đối với đời sống cây trồng, là yếu tố quan trọng nhất trong việc gia tăng năng suất. Đạm là thành phần cấu tạo nên nguyên sinh chất, nhân tế bào và là thành phần cấu tạo enzyme. Đạm có tác dụng trực tiếp đến quá trình phân chia tế bào, tiếp đến là quá trình sinh 13 trưởng và phát triển của cây. Đạm rất cần thiết cho cây rau phát triển thân lá. Việc cung cấp đạm đầy đủ sẽ đảm bảo cho quá trình sinh trưởng mạnh và phẩm chất rau ngon (Phạm Hồng Cúc và ctv., 1993). Theo Nguyễn Văn Huệ (2004), bón đạm và phủ líp đều có xu thế làm gia tăng đường kính gốc thân. Trường hợp cung cấp đạm không đầy đủ, cây phát triển kém, lá có màu lục (Moxolox, 1987). Khi thiếu đạm cây lùn, lá nhỏ, mau già cỗi, lá vàng, quang hợp kém (Võ Tòng Xuân, 1986; Bùi Huy Đáp, 1957). Trái mau chín và năng suất kém cũng là kết quả của sự cung cấp không đầy đủ đạm (Lê Văn Hòa, 1998). Theo Mai Thị Phương Anh và ctv. (1996) cho rằng đạm làm tăng nhanh số lá, quyết định năng suất thương phẩm, yêu cầu đạm trong suốt quá trình sinh trưởng. Người ta tính được rằng để đạt năng suất 20 tấn/ha, thì cây dưa leo đã lấy đi 39 kg đạm (Hoàng Minh Châu, 1998). Điều này cho thấy cây dưa leo lấy chất dinh dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều so với các cây rau khác (cà chua và cải bắp). Trạm nghiên cứu rau Ucraina cho biết nếu bón 60N, 60 P2O5 và 60 K2O (kg/ha), thì dưa leo đã sử dụng 92, 33 và 100% N, P, K tương ứng (Tạ Thu Cúc, 2005). Tuy nhiên, tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây dưa leo, cây dưa leo hấp thu đạm, lân nhiều nhất ở giai đoạn đầu đến khi dưa leo phân nhánh và kết trái thì dưa leo mới hấp thu mạnh kali. Nhưng bón dư thừa phân đạm sẽ đưa đến tình trạng cây tăng trưởng mạnh và ra nhiều hoa đực (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). * Phân lân Theo Bùi Huy Đáp (1975) nhận định rằng lân là nguyên tố cấu tạo mô thực vật có nhiệm vụ quan trọng tạo protein, tạo ra chất đường bột trong các bộ phận nên có vai trò quan trọng trong quá trình phân bào. Lân giúp cây phát triển nhanh, phát triển cứng cáp, chống sâu bệnh và nâng cao phẩm chất cây trồng (Nguyễn Thanh Hùng, 1984). Ngoài ra, Vũ Hữu Yêm và ctv. (1998) còn cho biết thêm lân còn có tác dụng xúc tiến tạo ra hoa hình thành quả và quyết định phẩm chất hạt giống, lân còn liên quan với đạm, cây được bón cân đối giữa đạm và lân sẽ xanh tốt phát triển mạnh, cho hoa quả nhiều, trái chin sớm và phẩm chất nông sản. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng