Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học 36 cau kinh te chinh tri ra lai...

Tài liệu 36 cau kinh te chinh tri ra lai

.DOC
147
370
145

Mô tả:

Ôn tập môn kinh tế chính trị
KINH TẾ CHÍNH TRỊ Câu 1: Trình bày nội dung học thuyết giá trị lao động của C.Mác? Nêu ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam. So với nền sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa có nhiều ưu thế giải phóng được lực lượng sản xuất với vai trò động lực của nhu cầu với sự phát triển của giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng miền trong nước và giao lưu kinh tế giữa các nước làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, phong phú và đa dạng tạo điều kiện cho sự phát triển tự do cá nhân của mỗi người. Vì vậy, nội dung cơ bản trong học thuyết giá trị bắt đầu từ phạm trù hàng hóa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Hàng hóa là sản phẩm của lao động được sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi (mua - bán) với nhau. - Tiền tệ Là một hàng hóa đặc biệt, hàng hóa tiền tệ khác hàng hóa thông thường ở chỗ nó có giá trị sử dụng đặc biệt, nó đo lường được giá trị của hàng hóa khác. - Cạnh tranh Là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh. - Thị trường Là tổng hòa các mối quan hệ mua - bán trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử kinh tế - xã hội nhất định. - Cung - cầu và giá cả + Cung là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem ra bán trên thị trường trong một thời kỳ nhất định, căn cứ vào mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. + Cầu là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế xác định. + Quan hệ cung - cầu là quan hệ giữa người bán và người mua. Là những quan hệ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. + Giá cả của hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Nội dung học thuyết giá trị của C.Mác bao gồm: - Chất của giá trị: giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa; Giá trị hàng hóa phản ánh quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa, là một phạm trù lịch sử. Ở đâu và khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có giá trị hàng hóa. -Lượng giá trị hàng hóa: được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết: Là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một cường độ lao động trung bình và một trình độ lao động thành thạo trung bình. - Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. Lượng giá trị được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Nhưng thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng luôn thay đổi, do đó, lượng giá trị của hàng hóa cũng luôn thay đổi và phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu sau đây: Một là, năng suất lao động là hiệu quả có ích của lao động cụ thể được tính bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trên một đơn vị thời gian hoặc thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Hai là, cường độ lao động là mức độ khẩn trương của lao động hay mật độ lao động trên một đơn vị thời gian. Cường độ lao động tăng lên thì số lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian tăng lên, đồng thời, tổng số giá trị hàng hóa tạo ra trong một đơn vị thời gian cũng tăng lên. Ba là, lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất cứ một người bình thường nào cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động phải qua học tập, đào tạo, rèn luyện, kinh nghiệm… mới có được. - Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có quy luật giá trị. + Nội dung Quy luật giá trị là đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết. + Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị: Thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Giá cả tự động xoay quanh giá trị hàng hóa và biểu hiện sự tác động của quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ngoài ra, giá cả hàng hóa còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như quan hệ cung - cầu, mức độ cạnh tranh, sức mua của tiền tê, tình trạng độc quyền, v.v… trên thị trường. + Tác dụng của quy luật giá trị: Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hai là, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ba là, phân hóa những người sản xuất hàng hóa nhỏ làm nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong thực tiễn phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước ta khẳng định nhiệm vụ trọng tâm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta là: - Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá tuân theo quy luật giá trị,đảm bảo hao phí lao động cá biệt phải luôn thấp hơn hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết (nếu cao hơn thì lỗ). Vì vậy, các chủ thể kinh tế phải nhạy bén, năng động trong sản xuất kinh doanh, phải tìm cách tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm; phải tìm đến ngành hoặc lĩnh vực mình sản xuất có lợi thế. - Quy luật giá trị hoạt động thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá trên thị trường. Khi sản xuất hàng hoá tiêu thụ với giá cao, thu nhiều lợi nhuận thì nhà đầu tư sẽ mở rộng sản xuất và ngược lại. Tác dụng của quy luật giá trị là điều tiết lưu thông hàng hoá, nó kích thích việc đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động, thúc đẩy LLSX phát triển nhưng đồng thời nó cũng làm phân hoá những người SX nhỏ, phân hoá giàu nghèo. Vì vậy, các chủ thể kinh tế phải đổi mới, áp dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong sản xuất để chiếm ưu thế trong cạnh tranh. Giai đoạn 1976-1986 chúng ta đã mắc sai lầm khi không tuân theo quy luật giá trị, giữ giá cả 1 giá và phân phối đều như nhau nên không tạo ra động lực phát triển. - Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì quy luật giá trị vẫn là quy luật kinh tế cơ bản hoạt động trong nền kinh tế của Việt Nam; nó vẫn phát huy 3 tác dụng của nó nên mặc dù là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nhưng chúng ta phải tôn trọng khi vận dụng để điều tiết lưu thông, có biện pháp tác động vào giá cả để khuyến khích mở rộng hay thu hẹp SX hoặc tổ chức lưu thông từ thị trường này sang thị trường khác; phân bổ các nguồn lực của xã hội cho các ngành, lĩnh vực một cách linh hoạt và có hiệu quả, xây dựng các vùng kinh tế chuyên môn hóa, lựa chọn việc đổi mới công nghệ, định hướng đào tạo nhân lực, thúc đẩy CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và phát triển nền kinh tế thị trường. - Cần phải coi trọng vai trò của nhà nước để ngăn ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực và để quy luật giá trị hoạt động có hiệu quả. Nhà nước phải tạo môi trường pháp lý, xây dựng các chính sách về thuế, lãi suất tỷ giá hối đoái và các chính sách kinh tế, tiền tệ khác… Nhà nướcphải tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để khuyến khích các nhà SXKD, chủ thể kinh tế đẩy mạnh ứng dụng KHCN, giảm giá thành sản phẩm, tổ chức hợp lý hoá quá trình SX để tăng NSLĐ, nâng cao chất lượng hàng hoá. - Phải chấp nhận sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường để khuyến khích làm giàu chính đáng, hợp pháp nhưng Nhà nước phải có các chính sách kinh tế, xã hội đối với những người gặp điều kiện khó khăn trong SXKD, giúp họ nâng cao năng lực của mình hơn. Trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà nước và bằng các "kênh" phân phối lại và điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế. Phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam./. Từ những điều đã trình bày ở trên ta thấy rõ được ý nghĩa to lớn của học thuyết giá trị lao động trong mối liên hệ với Việt Nam. Ðất nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp và hiện đang trên con đường công nghiệp hóa,hiện đại hóa,việc vận dụng học thuyết của Các Mác một cách khoa học sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình đó giúp nước ta ngày càng phát triển. ._. Câu 2: Trình bày nội dung, cơ chế hoạt động, chức năng và biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. ** Quy luật giá trị là một quy luật kinh tế căn bản của sản xuất hàng hoá, nó chi phối sản xuất và trao đổi hàng hoá * *Nội dung của qui luật Theo qui luật giá trị, sản xuất và trao đổi phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết + Trong sản xuất: Người sản xuất phải làm sao cho chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội. Trong kinh tế hàng hóa mỗi người sản xuất có điều kiện sản xuất khác nhau do vậy mà hao phí lao động cá biệt cũng khác nhau nhưng khi trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội. Muốn bán được hàng, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải hạ được chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội. + Trong trao đổi: Phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá (đúng giá trị). Nếu bán cao hơn giá trị thì hàng hóa không bán được, không thu hồi vốn, bán thấp hơn giá trị sẽ thua lỗ, phá sản. (Lưu thông không tạo ra giá trị) Cụ thể: - Đối với một hàng hoá: Giá cả có thể lên xuống nhưng phải xoay quanh trục giá trị của hàng hoá. - Đối với tổng hàng hoá trên phạm vi toàn xã hội: ∑Giá cả hàng hoá (sau khi bán) = ∑Giá trị hàng hoá (trong sản xuất) ** Cơ chế hoạt động của qui luật giá trị: Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả, nếu hàng hóa có nhiều giá trị thì giá cả cao và ngược lại. Tuy nhiên giá cả hàng hóa trên thị trường còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố như cạnh tranh, cung cầu… Vì vậy giá cả lên xuống xoay xung quanh giá trị, đó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng. Cơ chế tác động của quy luật giá trị được thế hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. * *Chức năng của quy luật giá trị: Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có 3 chức năng sau: * Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: - Điều tiết sản xuất: Tức là nó điều hòa, phân bố các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Làm thay đổi quy mô sản xuất (mở rộng hay thu hẹp) + Tại sao quy luật giá trị điều tiết được sản xuất? Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết, trong sản xuất chi phí cá biệt phải bằng hoặc nhỏ hơn chi phí xã hội, trong trao đổi phải trao đổi ngang giá có như vậy mới tồn tại và phát triển. Nhưng trong thực tế vẫn xẩy ra tình trạng giá phải bán thấp hơn hoặc bán cao hơn giá trị. Yếu tố đó tác động một cách tự phát đến các nhà sản suất làm cho họ thu hẹp hoặc mở rộng sản xuất. Đó là qui luật giá trị đã điều tiết sản xuất. + Qui luật giá trị điều tiết sản xuất như thế nào ? ++ Nếu một ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu giá cả cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy và lãi cao, những người sản xuất ngành đó sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặc khác, những người sản xuất ngành khác cũng có thể chuyển sang ngành này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng. ++Ngược lại nếu như ngành nào đó có giá cả thấp hơn giá trị (cung lớn hơn cầu) sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất ngành này hoặc chuyển ngành khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác tăng lên. ++Nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này. Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. -Điều tiết lưu thông hàng hoá: Tại sao qui luật giá trị điều tiết lưu thông? Yêu cầu của qui luật là phải trao đổi ngang giá, nhưng thực tế do tác động của qui luật cung cầu nên có thể nơi này bán cao hơn giá trị nhưng nơi khác lại phải bán thấp hơn giá trị. Nội dung của qui luật của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, và do đó, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định. * Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. - Trong nền sản xuất hàng hóa mỗi nhà sản xuất có chi phí cá biệt riêng (do điều kiện sản xuất khác nhau), nhưng trên thị trường thì các hàng hoá đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hoá nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi chi phí càng thấp lãi càng lớn. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm… nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất. - Sự cạnh tranh quyết liệt, người sản xuất nào cũng làm như vậy nên cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống. * Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành giàu, nghèo. - Những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ. Ngược lại, những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn mức hoa phí lao động xã hội cần thiết, sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê. - Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản. - Quy luật giá trị làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa, đây là sự lựa chọn tự nhiên, nó đào thải những yếu kém, kích thích những nhân tố tích cực. Nếu xét ở góc độ là động lực để thúc đẩy phát triển sẩn xuất thì nó làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa, tập trung vốn, nhanh chóng cuyển nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đại. - Xét dưới góc độ xã hội, sự phân hóa giầu nghèo của sản xuất hàng hóa có tác động tiêu cực. Do đó, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. ** Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa: Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị được biểu hiện trên cơ sở những quy luật như sau: - Quy luật lưu thông tiền tệ Theo kinh tế chính trị Mác-Lênin, tiền là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hoá. Lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng hoá là hai mặt của quá trình thống nhất với nhau. Tổng số lượng tiền hoạt động với tư cách là phương tiện lưu thông trong mỗi một khoảng thời gian nhất định, một mặt thì được quyết định bởi tổng số giá cả của thế giới hàng hoá đang lưu thong, và mặt khác bởi tốc độ nhanh hay chậm của những quá trìn ngược nhau của lưu thông hàng hoá, tuỳ theo tốc độ này mà một bộ phận lớn hay nhỏ trong tổ số giá cả có thể được thực hiện với cùng một đồng tiền. Nhưng bản thân tổng giá cả ấy của hàng hoá lại phụ thuộc vào khối lượng cũng như vào giá cả của từng loại hàng hoá. Ba nhân tố đó- sự vận động của giá cả, khối lượng hang hoá đó đang lưu thong và cuối cùng, tốc độ lưu thong của tiền-có thể thay đổi theo những hướng khác nhau và những tỷ lệ khác nhau; vì vậy, tổng số giá cả cần phải thực hiện, và do đó, khối lượng các phương tiện lưu thong do tổng số giá cả ấy quyết định, cũng có thể kết hợp với nhau theo rất nhiều cách. Quy luật này được thể hiện như sau: M=PQ/V, trong đó: M: Giá cả của đơn vị hàng hoá; Q: Khối lượng hàng hoá dịch vụ đưa vào lưu thông V: Số vòng lưu thông. Khi tiền vừa làm chức năng phương tiện lưu thong, vừa làm chức năng phương tiện thanh toán thì lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau: M= {PQ-(PQb- PQk) + PQd}/V, trong đó: PQ: Tổng giá cả hàng hoá và dịch vụ; PQb: Tổng giá cả hàng hoá bán chịu; PQk: Tổng giá cả hàng hoá khấu trừ nhau; PQd: tổng giá cả hàng hoá đến kỳ thanh toán Quy luật lưu thông tiền tệ này là phổ biến với mọi nền kinh tế hàng hoá. - Sự biểu hiện quy luật giá trị thành quy luật giá thị thị trường của hàng hoá Giá trị thị trường của hàng hoá được hình thành thong qua sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản sản xuất kinh doanh trong cùng một ngành nhằm giành những điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất để thu lợi nhuận siêu ngạch. Cùng một loại hang hoá được sản xuất ra trong những điều kiện kinh tế, kỹ thuật –công nghệ, xã hội… khác nhau nên hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường đều phải bán theo một giá thống nhất đó là giá trị thị trường của hàng hoá. - Quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống Khi trình bày toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mac đã chỉ ra “Quy luật tỷ suất lơi nhuận có xu hướng giảm xuống”. Bản chất của quy luật: khi phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận (p’) từ công thức p’=m/(c+v)x100% mà m’=m/v -> m = m’xv => p’= m’v/(c+v) => p’= m’/(c/v+1). C.Mac đã chỉ ra 5 nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhận theo chiều hướng khác nhau gồm: tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư; tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ nghịch với cấu tạo hữu cơ của tư bản; tốc độ chu chuyển của tư bản; tiết kiệm trong việc sử dụng tư bản bất biến; giá cả nguyên vật liệu. Ý nghĩa đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN: Ý nghĩa lý luận: - Nhận thức tính khách quan của phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Cần nhận thức được tính hai mặt trong phát triển nền kinh tế thị trường. Từ đó không ngừng hoàn thiện pháp luật và các chính sách, công cụ và đòn bẩy kinh tế nhằm khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền và hạn chế bớt những khuyết tật của kinh tế thị trường. - Thừa nhận các quy luật kinh tế khách quan của kinh tế thị trường Quy luật giá trị, giá cả, quy luật cạnh tranh; quy luật cung - cầu và quy luật phân chia lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Một mặt tôn trọng tính khách quan của quy luật, mặt khác có sự tác động nhằm giảm thiểu những khiếm khuyết của quy luật kinh tế khách quan như phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát trong nền kinh tế thị trường. - Hiểu rõ các phạm trù của học thuyết giá trị thặng dư trong bối cảnh của thế giới hiện đại Hiểu phạm trù "bóc lột" trong bối cảnh mới. Hiểu rõ tính quy luật sự thay đổi cấu tạo hữu cơ với thị trường sức lao động trong bối cảnh thế giới hiện đại. Hiểu rõ lý luận bần cùng hóa trong bối cảnh mới. Hiểu rõ tính khách quan và khốc liệt của quy luật cạnh tranh trong sự phân chia lợi nhuận giữa các loại tư bản. Ý nghĩa thực tiễn: - Vận dụng học thuyết giá trị trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Phát huy mặt tích cực: Phát triển kinh tế hàng hóa làm cho phân công và hiệp tác lao động xã hội ngày càng sâu sắc. Mối liên hệ giữa các ngành các vùng ngày càng chặt chẽ… từ đó sẽ xóa bỏ được tính chất bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, kinh tế hàng hóa cũng có những khuyết tật như: khủng hoảng kinh tế, phân hóa giàu nghèo, chạy theo lợi ích kinh tế dẫn đến phá hủy tài nguyên môi trường… - Quy luật giá trị hoạt động thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá trên thị trường. Khi sản xuất hàng hoá tiêu thụ với giá cao, thu nhiều lợi nhuận thì nhà đầu tư sẽ mở rộng sản xuất và ngược lại. Tác dụng của quy luật giá trị là điều tiết lưu thông hàng hoá, nó kích thích việc đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động, thúc đẩy LLSX phát triển nhưng đồng thời nó cũng làm phân hoá những người SX nhỏ, phân hoá giàu nghèo. Vì vậy, các chủ thể kinh tế phải đổi mới, áp dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong sản xuất để chiếm ưu thế trong cạnh tranh. Giai đoạn 1976-1986 chúng ta đã mắc sai lầm khi không tuân theo quy luật giá trị, giữ giá cả 1 giá và phân phối đều như nhau nên không tạo ra động lực phát triển. - Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì quy luật giá trị vẫn là quy luật kinh tế cơ bản hoạt động trong nền kinh tế của Việt Nam; nó vẫn phát huy 3 tác dụng của nó nên mặc dù là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nhưng chúng ta phải tôn trọng khi vận dụng để điều tiết lưu thông, có biện pháp tác động vào giá cả để khuyến khích mở rộng hay thu hẹp SX hoặc tổ chức lưu thông từ thị trường này sang thị trường khác; phân bổ các nguồn lực của xã hội cho các ngành, lĩnh vực một cách linh hoạt và có hiệu quả, xây dựng các vùng kinh tế chuyên môn hóa, lựa chọn việc đổi mới công nghệ, định hướng đào tạo nhân lực, thúc đẩy CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và phát triển nền kinh tế thị trường. - Nhận thức tính khách quan của các quy luật kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần thiết phải có vai trò kinh tế của nhà nước để điều tiết nền kinh tế nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang hướng tới. - Cần phải coi trọng vai trò của nhà nước để ngăn ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực và để quy luật giá trị hoạt động có hiệu quả. Nhà nước phải tạo môi trường pháp lý, xây dựng các chính sách về thuế, lãi suất tỷ giá hối đoái và các chính sách kinh tế, tiền tệ khác… Nhà nướcphải tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để khuyến khích các nhà SXKD, chủ thể kinh tế đẩy mạnh ứng dụng KHCN, giảm giá thành sản phẩm, tổ chức hợp lý hoá quá trình SX để tăng NSLĐ, nâng cao chất lượng hàng hoá. - Phải chấp nhận sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường để khuyến khích làm giàu chính đáng, hợp pháp nhưng Nhà nước phải có các chính sách kinh tế, xã hội đối với những người gặp điều kiện khó khăn trong SXKD, giúp họ nâng cao năng lực của mình hơn. Trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà nước và bằng các "kênh" phân phối lại và điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế. Phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam./. Câu 3: Phân tích lý luận của C. Mác về hàng hóa sức lao động? Ý nghĩa thực tiễn của lý luận hàng hoá sức lao động của C. Mác đối với Việt Nam? Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể một con người đang sống và được vận dụng trong quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng nào đó. Bất cứ trong xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định. Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi: Thứ nhất, theo phân tích của C. Mác, người lao động phải được tự do về thân thể. Có như vậy anh ta mới thực sự làm chủ sức lao động, tự do chi phối sức lao động của mình, kể cả tự do đem bán. Sức lao động chỉ bán trong một thời gian nhất định, bởi nếu bán đứt hẳn trong một lần thì có nghĩa người lao động tự bán cả bản thân và trở thành nô lệ. Thứ hai, người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, nghĩa là người chủ sức lao động không còn có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ chức sản xuất và không có khả năng bán những sản phẩm do sức lao động của họ kết tinh, cho nên muốn lao động để có thu nhập, anh ta phải bán sức lao động của mình cho người khác sử dụng. Ngày nay, trong điều kiện của kinh tế tri thức và trong thời kỳ quá độ lên CNXH, điều kiện để sức lao động thành hàng hóa đã có sự thay đổi. Người lao động có thể vẫn có sở hữu TLSX mà SLĐ của họ vẫn là hàng hóa, nếu họ không có những điều kiện vật chất khác để vận dụng quyền sở hữu đó nhằm tạo ra sản phẩm. Đến chủ nghĩa tư bản, sức lao động mới trở thành hàng hóa, vì CNTB tạo ra đầy đủ 2 điều kiện để SLĐ trở thành hàng hóa. Cụ thể: - CNTB tuy còn nhiều bất công, nhưng là xã hội có dân chủ. Do đó, quyền sở hữu SLĐ là quyền nhân thân của người lao động, họ muốn sử dụng hay bán SLĐ là quyền của họ, họ có thể bán cho ai, giá bao nhiêu là do họ quyết định theo tín hiệu thị trường SLĐ. - Trong CNTB, do bị phá sản hoặc bị tước đoạt, người lđ bị mất hết tư liệu sản xuất, “trần như nhộng”, phải làm thuê sinh sống, kể cả trong trường hợp họ có một số ít cổ phiếu, họ vẫn bán SLĐ. Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hoá tiền thành tư bản. Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. - Giá trị hàng hoá sức lao động. Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Để sản xuất và tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác, số lượng giá trị sức lao động được xác định bằng số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của người có sức lao động ở trạng thái bình thường. Khác với hàng hoá thông thường, giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành,…). Nhu cầu đó, cả về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân không phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau. Nó tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào tập quán, vào điều kiện địa lý và khí hậu, vào điều kiện hình thành giai cấp công nhân. Nhưng, đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định. Do đó, có thể xác định do những bộ phận sau đây hợp thành: một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì sức lao động của bản thân người công nhân; hai là, phí tổn học việc của công nhân; ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người công nhân. Như vậy, giá trị sức lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động cho người công nhân và nuôi sống gia đình của anh ta. - Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động biểu hiện ở chỗ thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua, được thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra hàng hóa nào đó. Nhưng khác với các hàng hóa khác, trong quá trình lao động, SLĐ đã tạo ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần giá trị dôi ra so với giá trị SLĐ là giá trị thặng dư. Vì vậy, nhà tư bản chưa cần mua rẻ các yếu tố đầu vào, bán đắt các yếu tố đầu ra vẫn thu được GTTD. Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng hàng hóa SLĐ. Đặc điểm này là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề - Việc nghiên cứu hàng hoá sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sức lao động là hàng hoá (khi có đủ các điều kiện trở thành hàng hoá) cho nên việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu. Thị trường sức lao động là thị trường mà trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình để xác định số lượng lao động được sử dụng cũng như mức tiền công và tiền lương. Thị trường lao động cũng như các loại thị trường khác tuân thủ theo những quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh. Do đó, Đảng và Nhà nước phải ban hành hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế nhằm tạo nhiều việc làm đáp ứng một bước yêu cầu việc làm và đời sống của người lao động, tạo cơ hội lựa chọn việc làm của người lao động ngày càng được mở rộng, hạn chế việc người lao động từ chỗ thụ động, trông chờ vào sự bố trí công việc của Nhà nước (trong thời kỳ bao cấp), người lao động đã trở nên năng động hơn, chủ động tự tìm việc làm trong các thành phần kinh tế. Các quan hệ lao động – việc làm thay đổi theo hướng các cá nhân được tự do phát huy năng lực của mình và tự chủ hơn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Người sử dụng lao động được khuyến khích làm giàu hợp pháp sẽ đẩy mạnh đầu tư tạo việc làm. Thừa nhận khu vực kinh tế tư nhân và khuyến khích phát triển, sẽ mở ra khả năng to lớn giải quyết việc làm tạo ra nhiều cơ hội cho người lao động bán sức lao động của mình. Khi đã tạo được sân chơi bình đẳng cho người lao động trong thị trường lao động, chúng ta sẽ giải được bài toán nhân lực: giá nhân công cao, việc làm ổn định, năng suất lao động tăng, kinh tế phát triển bền vững. Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng. - Nghiên cứu hàng hoá sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chế độ tiền lương đối với người lao động. Khi lợi ích của người lao động được bảo đảm bằng các mức lương thỏa đáng, lợi ích của người sử dụng lao động sẽ tăng, tạo cơ sở kinh tế để tăng thu nhập và lợi ích kinh tế cho người cung ứng sức lao động, tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa người lao động với người sử dụng lao động. Đó chính là tác động tích cực của tiền lương. Ngược lại, nếu chính sách tiền lương không hợp lý, không chú ý đúng mức đến lợi ích của người lao động, sẽ làm suy giảm động lực của sản suất, tác động xấu đến thái độ, động cơ của người lao động, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn nhân công có thể bị kiệt quệ về thể lực, giảm sút về chất lượng. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng cắt xén thời gian làm việc, lãng phí nguyên, nhiên, vật liệu; làm rối, làm ẩu, gây nên mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa người sử dụng lao động và người cung ứng sức lao động. Một biểu hiện nữa của chính sách tiền lương không hợp lý là tạo ra tình trạng phân bố lao động bất hợp lý giữa các ngành, các vùng, các khu vực kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp cục bộ trong khi có nơi lại thiếu lao động, hoặc gây ra nạn chảy máu chất xám... Hiệu quả lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố vật chất khác, song yếu tố có ý nghĩa quyết định là sức lao động. Thể lực và trí tuệ của người lao động lại phụ thuộc vào mức sống, vào chất lượng cuộc sống và những yếu tố đó, suy cho cùng, lại phụ thuộc vào chính thu nhập của người lao động mà phần cơ bản trong thu nhập đó là tiền lương. Giá trị hàng hóa sức lao động được biểu hiện trên thị trường thông qua tiền lương. Vì vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của sức lao động mà người sử dụng lao động (nhà nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo các quy luật của thị trường sức lao động và pháp luật của nhà nước. Tiền lương phải đảm bảo các yêu cầu sau: Một bộ phận của tiền lương phải bảo đảm mua được lượng hàng hóa và dịch vụ cần thiết đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần để người lao động sống và hoạt động bình thường trong môi trường sống và lao động của họ. Một bộ phận của tiền lương phải bảo đảm trang trải các chi phí đào tạo để họ có được trình độ lành nghề thích hợp. Bởi vì người lao động tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ dựa vào thể lực mà còn sử dụng cả trí tuệ nữa. Không những thế, sản xuất ngày càng phát triển, lao động ngày càng phức tạp nên chi phí đào tạo ngày càng tăng. Những người lao động làm việc trong các lĩnh vực khác nhau, với trình độ lao động khác nhau (lao động giản đơn hoặc lao động phức tạp) có phí tổn đào tạo khác nhau nên mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần để duy trì sự sống và hoạt động bình thường cũng khác nhau. Vì vậy, mức lương của những người lao động giản đơn và lao động phức tạp có sự chênh lệch. Một bộ phận của tiền lương phải bảo đảm nuôi con cái người lao động. Bởi vì, tái sản xuất sức lao động không chỉ về chất lượng mà còn về số lượng. Con cái người lao động chính là lực lượng thay thế và bổ sung cho thị trường sức lao động. Quy mô một gia đình Việt Nam hiện nay trung bình có hai con, nên mỗi người lao động phải bảo đảm nuôi được ít nhất một con. Giá trị hàng hóa sức lao động còn bao hàm cả yếu tố lịch sử và tinh thần. Điều đó có nghĩa là những nhu cầu, cũng như quy mô của những nhu cầu của người lao động tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, tập quán, trình độ văn minh đã đạt được. Điều này cho thấy, một mặt, giá trị sức lao động của những người sống ở các vùng khác nhau có sự khác nhau, nên tiền lương của họ có sự chênh lệch. Mặt khác, sản xuất ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, trình độ văn minh ngày càng cao, nên nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại. Vì vậy, giá trị sức lao động cũng như tiền lương không phải là cố định mà xu hướng vận động của chúng ngày càng tăng lên. Câu 4: Phân tích biểu hiện của quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa? 1. Quy luật giá trị 1.1 Nội dung của quy luật Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có quy luật giá trị. Lần đầu tiên giá trị được xem xét như là quan hệ sản xuất xã hội cuả những người sản xuất hàng hoá còn hàng hoá là nhân tố tế bào của xã hội tư sản. Mác phân tích tích chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là lao động cụ thể và lao động trừu tượng, lao động tư nhân và lao động xã hội. Chỉ rõ lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá. Mác định nghĩa lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao đọng xã hội cần thiết. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hang hoá. Trên cơ sở phát hiện này, Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong khoa học kinh tế chính trị. Ông viết “ tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa học kinh tế chính trị xoay quanh điểm này”. Nội dung của Quy luật Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hang hoá nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một cường độ lao động trung bình và một trình độ lao động thành thạo trung bình. Trong sản xuất, hao phí lao động cá biệt để sản xuất hàng hoá phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết; trong trao đổi cũng phải dựa trên nguyên tắc ngang giá. Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị Thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá trên thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Giá cả tự động xoay quanh giá trị hàng hoá và biểu hiện sự tác động của quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hoá. Ngoài ra, giá cả hàng hoá còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như quan hệ cung-cầu, mức độ cạnh tranh, sức mua của tiền tệ, tình trạng độc quyền… trên thị trường. Tác động của các nhân tốc trên làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường xoay quanh giá trị của nó. Nếu xét từng trường hợp cá biệt, giá cả có thể bằng, lớn hoạt nhở hơn giá trị, nhưng nếu xét trên phạm vi xã hội thì tổng giá cả bằng tổng giá trị của chúng. Tác dụng của quy luật giá trị Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá Trong sản xuất, nếu ngành nào đó cung không đáp ứng cầu, giá cả tăng lên vượt quá giá trị thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành đó. Ngược lại, khi ngành đó thu hút quá nhiều lao động xã hội, đẫn đến cụng vượt cầu thì giá cả hàng hoá sẽ giảm xuống, người sản xuất sẽ chuyển bớt các yếu tố tư liệu sản xuất và sực lao động ra khỏi ngành này để đầu tư vào nơi có giá cả hang hoá cao. Nhờ đó, các tư liệu sản xuất và sức lao động được phân phối qua lại một cách tự phát vào các ngành sản xuất khác nhau. Trong lưu thong, quy luật giá trị có tác dụng điều tiết nguồn hang từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giả cả cao. Hai là, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Trong kinh tế hàng hoá, người nào có chi phí lao động cá biệt nhở hơn chi phí lao động xã hội sẽ thu được nhiều lợi ích và thắng lợi trong cạnh tranh. Vì vậy, mỗi người sản xuất đều phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện quản lý, tổ chức… nâng cao năng suất lao động. Đầu tiên, việc cải tiến kỹ thuật chỉ diễn ra ở một số người, nhưng do cạnh tranh thì kỹ thuật của toàn xã hội được phát triển. Vậy là, quy luật giá trị đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ba là, phân hoá những người sản xuất hàng hoá nhỏ làm nảy sinh quan hệ sản xuât tư bản chủ nghĩa Sự phân hoá những người sản xuất nhỏ là kết quả tất yếu của sản xuất hàng hoá. Bởi vì, trong quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị, những người có điều kiện của sản xuất thuận lợi, năng suất lao động cao, hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó thu được lợi nhuận cao… có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, gặp rủi ro trong kinh doanh bị thua lỗ phá sản trở thành người làm thuên. Quy luật giá trị hoạt động trong nền sản xuất hang hoá giản đơn với những tác dụng trên, đã tạo ra những tiền đề cho sự ra đời sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong thực tiễn lịch sử sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được đẩy nhanh bởi yếu tố mang tính chủ quan, đó là quá trinh “tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản”. 1.2. Sự biểu hiện của quy luật giá trị a) Quy luật lưu thông tiền tệ Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt được tách ra trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất, nó thể hiện lao động xã hội là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Là hàng hoá đặc biệt, tiền tệ khác hàng hoá thong thường ở chỗ nó có giá trị sử dụng đặc biệt, nó đo lường được giá trị của hàng hoá khác, giá trị sử dụng đặc biệt này C.Mác gọi là giá trị sử dụng hình thức, do chức năng xã hội riêng của nó sản sinh ra. Hình thức biểu hiện của tiền: tiền vàng, tiền giấy, tiền tài khoản. Tiền tệ có 5 chức năng: thước đo giá trị của hàng hoá; phương tiện lưu thong; phương tiện thanh toán; phương tiện cất trữ; tiền tệ thế giới. Theo kinh tế chính trị Mác-Lênin, tiền là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hoá. Lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng hoá là hai mặt của quá trình thống nhất với nhau. Tổng số lượng tiền hoạt động với tư cách là phương tiện lưu thong trong mỗi một khoảng thời gian nhất định, một mặt thì được quyết định bởi tổng số giá cả của thế giới hàng hoá đang lưu thong, và mặt khác bởi tốc độ nhanh hay chậm của những quá trìn ngược nhau của lưu thông hàng hoá, tuỳ theo tốc độ này mà một bộ phận lớn hay nhỏ trong tổ số giá cả có thể được thực hiện với cùng một đồng tiền. Nhưng bản thân tổng giá cả ấy của hàng hoá lại phụ thuộc vào khối lượng cũng như vào giá cả của từng loại hàng hoá. Ba nhân tố đó- sự vận động của giá cả, khối lượng hang hoá đó đang lưu thong và cuối cùng, tốc độ lưu thong của tiền-có thể thay đổi theo những hướng khác nhau và những tỷ lệ khác nhau; vì vậy, tổng số giá cả cần phải thực hiện, và do đó, khối lượng các phương tiện lưu thong do tổng số giá cả ấy quyết định, cũng có thể kết hợp với nhau theo rất nhiều cách. Quy luật này được thể hiện như sau: M=PQ/V, trong đó: M: Giá cả của đơn vị hàng hoá; Q: Khối lượng hàng hoá dịch vụ đưa vào lưu thông V: Số vòng lưu thông. Khi tiền vừa làm chức năng phương tiện lưu thong, vừa làm chức năng phương tiện thanh toán thì lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau: M= {PQ-(PQb- PQk) + PQd}/V, trong đó: PQ: Tổng giá cả hàng hoá và dịch vụ; PQb: Tổng giá cả hàng hoá bán chịu; PQk: Tổng giá cả hàng hoá khấu trừ nhau; PQd: tổng giá cả hàng hoá đến kỳ thanh toán Quy luật lưu thông tiền tệ này là phổ biến với mọi nền kinh tế hàng hoá. b) Sự biểu hiện quy luật giá trị thành quy luật giá thị thị trường của hàng hoá Giá trị thị trường của hàng hoá được hình thành thong qua sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản sản xuất kinh doanh trong cùng một ngành nhằm giành những điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất để thu lợi nhuận siêu ngạch. Cùng một loại hang hoá được sản xuất ra trong những điều kiện kinh tế, kỹ thuật –công nghệ, xã hội… khác nhau nên hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường đều phải bán theo một giá thống nhất đó là giá trị thị trường của hàng hoá. Căn cứ hình thành giá trị thị trường của hang hoá: một mặt, là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện nào đó. Mặt khác, là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và có khả năng cung cấp một khối lượng lớn trong tổng số những hàng hoá của khu vực này. Như vậy, giá trị thị trường của hàng hoá là giá trị xã hội của hang hoá được hình thành thong qua cạnh tranh giữa những người sản xuất trong cùng một ngành. c) Quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống Khi trình bày toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mac đã chỉ ra “Quy luật tỷ suất lơi nhuận có xu hướng giảm xuống”. Bản chất của quy luật: khi phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận (p’) từ công thức p’=m/(c+v)x100% mà m’=m/v -> m = m’xv => p’= m’v/(c+v) => p’= m’/(c/v+1). C.Mac đã chỉ ra 5 nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhận theo chiều hướng khác nhau gồm: tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư; tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ nghịch với cấu tạo hữu cơ của tư bản; tốc độ chu chuyển của tư bản; tiết kiệm trong việc sử dụng tư bản bất biến; giá cả nguyên vật liệu. Trong đó, khi phân tích nhân tố thứ hai về ảnh hưởng của cấu tạo hữu cơ của tư bản đến tỷ suất lợi nhuận, C.Mac đã khái quát: cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên là nhân tố làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Vấn đề đặt ra là điều đó ảnh hưởng như thế nào đến khối lượng lợi nhuận của các nhà kinh doanh. Đồng thời với quá trình phát triển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì đòi hỏi phải có một lượng tư bản ngày càng lớn hơn để sử dụng một số lượng sức lao động như cũ. Để sử dụng một số lượng sức lao động ngày càng tang thì lại càng cần nhiều tư bản hơn. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thì cấu tạo hữu cơ của tư bản không ngừng tang lên, đồng thời tỷ suất lợi nhuận giảm xuống. Nhưng mọt sự thật đã chỉ ra rất rõ rang, sự tiến bộ của khoa học-công nghệ càng phổ biến và khẩn trương hơn sẽ đẩy c/v tăng nhanh hơn và như vậy, tỷ suất lợi nhuận giảm xuống càng nhanh hơn nữa. C.Mac khẳng định “Nhất định là đã phải có những ảnh hưởng ngược lại ngăn trở hay thủ tiêu tác dụng của quy luật chung và làm chon ó chỉ mang tính chất một xu hướng mà thôi. Vì vậy, chúng tôi đã gọi sự hạ thấp của tỷ suất lợi nhuận chung là xu hướng hạ thấp”. Quy luật tỷ suất lọi nhuận có xu hướng giảm xuống. Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong điều kiện tự do cạnh tranh Tự do cạnh tranh là tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang nghành khác, tức là tự phát phân phối tư bản (C và v)vào các nghành sản xuất khác nhau nên hình thành tỷ suất lợi nhuận khác nhau .Trong cạnh tranh có sự ganh đua đấu tranh về kinh tế giữa những người sản xuất với nhau ,giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ nhằm dành được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có sự khác nhau về điều kiện sản xuất nên chi phí lao động cá biệt của sản xuất hàng hoá có sự khác nhau để dành được các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải cạnh tranh nhau nhưng các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm luôn biến động nên cạnh tranh diễn ra liên tục .Do đó trong tự do cạnh tranh quy luật giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong điều kiện độc quyền: Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới nhưng nó không vượt ra khỏi quy luật giá trị của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng, phát triển những xu hướng sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản và của nền sản xuất hàng hoá nói chung, làm cho các quy luật của nền sản xuất hàng hoá và của chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới. - Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua,giá cả độc quyền cao khi bán .Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị không còn hoạt động .Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị của những người khác .Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị .Như vậy trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. - Giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền. Giá cả độc quyền thường cao hơn giá trị của hàng hoá. Do nắm được vai trò độc quyền trong một ngành sản xuất nhất định nên tập đoàn có thể tự ý quyết định giá bán trên thị trường , nhờ đó mà thu được lợi nhuận độc quyền . Lợi nhuận độc quyền bằng lợi nhuận bình quân cộng với một số lợi nhuận khác do địa vị thống trị của các tập đoàn độc quyền. Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và cơ chế độc quyền tư nhân đều có những mặt tích cực và tiêu cực . Khi trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất đã vượt khỏi giới hạn điều tiết của cơ chế thị trường và độc quyền tư nhân thì tất yếu đòi hỏi phải được bổ sung bằng sự điều tiết của Nhà nước. Cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là sử dụng hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của Nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong cơ chế. 2. Quy luật giá trị thặng dư 2.1. Nội dung quy luật Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị của lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt (ký hiệu là m). Quy luật giá trị thặng dư-quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân làm thuê tạo ra, là mục đích và kết quả hoạt động của tư bản. Do đó, tưu bản không phải là một số tiền cũng không phải là tư liệu sản xuất, mà là một quan hệ sản xuất hàng hoá, là mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làm thuê. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công chúng làm thuê. Sản xuất ra giá trị thặng dư là mục đích và động cơ hoạt động của từng nhà tư bản và toàn xã hội tư bản. Vì thế, theo C.Mac “sản xuất giá trị thặng dư hay lợi nhuận là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất này”. Quy luật này phản ánh bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thể hiện qua mục đích và phương tiện để đạt mục đích ấy. Nội dung của quy luật giá trị thặng dư là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho tư bản bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để thu được ngày càng nhiều lao động làm thuê. Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư. Việc sản xuất ra giá trị sử dụng này hoặc giá trị sử dụng khác cũng chỉ nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư. Phương tiện để đạt được mục đích suy cho đến cùng là sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Quy luật giá trị thặng dư có tác động to lớn đến nền kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa. Một mặt, nó thúc đẩy sự phát triển của khoa học – công nghệ và phân công lao động xã hội làm cho năng suất lao động và lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, nền sản xuất được xã hội hoá cao. Mặt khác, nó làm gay gắt them các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tử bản. Trước hết là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Xu hướng lịch sử tất yếu đó của chủ nghĩa tư bản sẽ nhường chỗ cho một xã hội văn minh hơn-xã hội xã hội chủ nghĩa. 2.2. Sự biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa a) Quy luật tích luỹ tư bản - Nội dung quy luật: Quá trình tích luỹ tư bản tất yếu dẫn đến hai hiện tượng đối lập nhau là tích luỹ sự giàu có, xa hoa về phía giải cấp tư sản và tich luỹ sự bần cùng, khốn khó về phía giai cấp công nhân. - Các yếu tố phản ánh nội dung quy luật tích luỹ tư bản: Một là, quá trình tích lũy tư bản là quá trình cấu tạo hữu cơ ngày càng tăng. Cấu tạo hữu cơ tư bản (c/v) là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh những thay đổi của cấu tạo kỹ thuật. Cấu tạo hữ cơ của tư bản tang phản án nội dung quy luật tích luỹ là chủ nghĩa tư bản phát triển thì tư bản bất biến tang lên tuyệt đốt và tương đối, còn tư bản khản biến tăng lên tuyệt đối và giảm đi tương đối. Tư bản khả biến giảm suy ra cung về sức lao động trên thị trường lớn hơn cầu về sức lao động, do đó, giá cả sức lao động giảm xuống, công nhân bị bần cùng hoá. Hai là, quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ, tập trung tư bản ngày càng tăng. Tích tụ, tập trung tư bản phát triển đã phản ánh nội dung quy luật tích luỹ. Thực chất là làm tăng quy mô tư bản để tái sản xuất nhằm tăng cường bóc lột theo cả chiều rộng và chiều sâu. Ba là, quá trình tích luỹ tư bản là quá trình bần cùng hoá giai cấp công nhân. Lý luận về bần cùng hoá của C.Mac được tiếp cận theo hai nội dung: (1) Phân biệt giữa bần cùng hoá tuyệt đối và bần cùng hoá tương đối + Bần cùng hoá tuyệt đối biểu hiện ở mức sống của giai cấp công nhân bị giảm xuống, cả trong điều kiện mức sống của giai cấp công nhân được tang lên nhưng tang chậm hơn so với mức tang nhu cầu. Xu hướng này hiện đang diễn ra nhanh trong bối cảnh toàn cầu hoá và thế giới hiện đại. + Bần cùng hoá tương đối biểu hiện tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư sản tang nhanh, còn tỷ lệ thu nhập của giai cấp công nghân giảm trong tổng sản phẩm quốc dân. (2) tiếp cận trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự thay đổi cấu tạo hữu cơ của tư bản với thị trường sức lao động. Hình thành “nạn nhân khẩu thừa tương đối trong chủ nghĩa tư bản”. mối quan hệ này tất yếu dẫn ra theo ba chiều hướng sau đây: Thứ nhất, số công nhân bị sa thải ở ngành này, nơi này sẽ kiếm được việc làm ở ngành khác, nơi khác. Khi đó, nhu cầu về sức lao động trên thị trường không đổi. Thứ hai, số công nhân bị sa thải lớn hơn số công nhân được thu hút vào làm việc. Thứ ba, số công nhân bị sa thải nhỏ hơn số công nhân được thu hút vào làm việc. Từ đó, nếu xét theo thời gian dài với quy mô toàn xã hội thì cầu về sức lao động trên thị trường tăng lên nhưng chậm chạp. Nếu xét theo định kỳ có hoạt động bù trừ lẫn nhau và hình thành nên trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nạn nhân khẩu thừa tương đối được chia thành 3 loại: + Nhân khẩu thừa di động là mất việc nơi này, ngành này, kiếm được việc làm nơi khác, ngành khác. + Nhân khẩu thừa tiềm năng là người nghèo thành thị thỉnh thoảng kiểm được việc làm và trong nông nghiệp mất việc vào thời kỳ nông nhàn. + Nhân khẩu thừa ngưng trệ là mất việc thường xuyên, tha hoá, biến chất. Vì vậy, để hiểu đúng bản chất của lý luận bần cùng hoá trong điều kiện thế giới hiện nay phải xem xét trên bình diện ôtngr quá nhất: công nhân có việc và công nhân thất nghiệp; công nhân kỹ thuật và công nhân thường; công nhân chính quốc và công nhân các nước thuộc địa phụ thuộc. Bốn là, xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản là chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy mạnh mẽ việc xã hội hoá sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất. Nhưng trong quá trình phát triển đó cũng là quá trình phát triển mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn cơ bản-mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất-ngày càng gay gắt. theo quy luật tiến hoá của lịch sử, tất yếu sẽ tiến lên một xã hội cao hơn để giải phóng lực lượng sản xuất xã hội. b) Quy luật về sự hình thành giá cả sản xuất của hàng hoá - Tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất được hình thành thong qua cạnh tranh giữa các ngành nhằm giành giật nơi đầu tư có lợi. Kết quả, hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của tất cả những tỷ suát lợi nhuận ở các ngành khác nhau. Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận mà tư bản thu được theo tỷ suất lợi nhuận chung, không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào. Lợi nhuận bình quân, một mặt phản ánh mâu thuẫn giữa các nhà tư bản trong cạnh trnah với nhau để tranh giành lợi ích. Mặt khác, nó biểu biện mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. - Sự hình thành giá cả sản xuất Khi hình thành được lợi nhuận bình quân thì giá trị thị trường của hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất của hàng hoá. Giá cả sản xuất của hang hoá bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Khi hình thành giá cả sản xuất của hang hoá thì mối quan hệ giữa giá trị của hàng hoá với gía cả của hang hoá được chuyển thành mối quan hệ giữa giá cả sản xuất của hang hoá với giá cả của hàng hoá. Giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường. Giá cả thị trường vận động xoay quanh giá cả sản xuất. Cơ sở của giá cả sản xuất là giá trị, vì vậy, đối với từng ngành sản xuất riêng biệt, giá cả sản xuất có thể lớn hơn hoặc nhở hơn giá trị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì tổng số giá cả hàng hoá bằng tổng giá trị của chúng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan