Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ [123doc] phan tich thuc trang xuat khau gao cua cong ty co phan nong san thuc ...

Tài liệu [123doc] phan tich thuc trang xuat khau gao cua cong ty co phan nong san thuc pham xuat khau can tho

.PDF
99
234
114

Mô tả:

4.1.1 Tình hình thu mua gạo xuất khẩu Công ty Mekonimex nằm trên vựa lúa gạo của cả nước, vị trí tiếp giáp với các vùng lúa trọng điểm của Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Cùng với hệ thống các xí nghiệp sản xuất đặt tại những vị trí thuận lợi trong việc vận chuyển cả đường bộ và đường sông nên việc thu mua và vận chuyển rất thuận lợi. Giai đoạn từ năm 2007 trở về trước, công ty chỉ thu mua gạo thành phẩm từ các đơn vị chế biến sau đó xuất khẩu theo hợp đồng mà không đảm nhận khâu chế biến. Khu vực thu mua chủ yếu là các quận huyện trong thành phố và các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Sóc Trăng và An Giang...Nhưng từ khi xây dựng hai nhà máy chế biến gạo là Thới Thạnh và An Bình với dây chuyền lau bóng đạt công suất 8 tấn/ giờ, công ty đã bắt đầu mua gạo nguyên liệu về chế biến để phục vụ xuất khẩu, từ đó công ty không còn mua gạo thành phẩm nhiều như trước, tuy nhiên vẫn phải duy trì thu mua gạo thành phẩm với số lượng thích hợp để phục vụ cho những hợp đồng xuất khẩu lớn khi hai xí nghiệp trực thuộc không đủ cung cấp. Vì thế, hiện nay công ty thu mua gạo với hai hình thức là: mua từ xí nghiệp của công ty và mua từ các nhà máy xay xát trong các vùng lân cận.Thông qua bảng số liệu về tình hình thu mua, ta thấy sản lượng tăng giảm rõ rệt. Năm 2011, do BĐSCL bị lũ lụt nặng đẩy giá thu mua tăng cao, mặt khác trong năm công ty mới bước đầu hoàn tất quá trình cổ phần hoá và đi vào hoạt động trở lại nên sản lượng thu mua trong năm chỉ đạt 38.383,83 tấn, giá trị tương ứng 240.296,1 0 triệu đồng. Năm 2012, sản lượng thu mua đạt đỉnh cao nhất trong vòng 3 năm, tổng sản lượng thu mua đạt 72.340,40 tấn, tương đương 407.589,84 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do, nền kinh tế 29 toàn cầu phải đối mặt với nhiều bất ổn về an ninh lương thực. Ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt gây ra sự thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng ở nhiều quốc gia Châu Á, đồng thời làm tăng nhu cầu nhập khẩu gạo dự trữ của các nước không có khả năng sản xuất. Dưới sức ép của việc thiếu lương thực trên sẽ đẩy giá xuất khẩu tăng cao, nhận thấy đây là điều kiện thuận lợi nên công ty tăng cường thu mua gạo phục vụ sản xuất. Đến năm 2013, do tình hình tiêu thụ trên thế giới bắt đầu giảm và một số các quốc gia Châu Á đang tăng cường ổn định lương thực quốc gia, ban hành chủ chương tự sản xuất phục vụ trong nước nên sản lượng thu mua của công ty cũng sụt giảm một lượng tương ứng 17,24% so với năm 2012 tương đương giảm 12.475,0 tấn, giá trị thu mua giảm chỉ còn 56.682,94 triệu đồng. 4.1.2 Tình hình thu mua theo hình thức thu mua Theo như phân tích trên, hiện nay công ty thu mua gạo theo hai hình thức chủ yếu đó là: mua trực tiếp từ nông dân, thương lái và thu mua từ các đơn vị, xí nghiệp chế biến lương thực trong khu vực ĐBSCL. Đối với hình thức thu mua từ nông dân hoặc thương lái, là loại hỗn hợp nhiều giống, nhiều loại với tỷ lệ tấm, kích cỡ khác nhau, công ty thu mua sau đó giao lại cho các đơn vị trực thuộc chế biến và phân loại mới xuất khẩu được.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THU HÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ Mã ngành: 52340120 Tháng 12/ 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THU HÀ 4118649 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ Mã ngành: 52340120 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. NGUYỄN NGỌC ĐỨC Tháng 12/ 2014 LỜI CẢM TẠ Được sự giới thiệu của trường Đại Học Cần Thơ cùng với sự chấp thuận của Ban Giám Đốc Công ty Cổ Phần Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ, qua hơn 2 tháng được thực tập tiếp xúc với thực tiễn tại Công ty cùng với vốn kiến thức lý thuyết tích luỹ ở nhà trường qua 3 năm, đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Cần Thơ”. Để hoàn thành được đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô Trường Đai học Cần Thơ cùng các anh chị ở Công ty. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc nhất đến: - Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ, ban lãnh đạo khoa Kinh tế & QTKD, cùng tất cả các thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt kiến thúc để cho em có được kiến thức quý báo như ngày hôm nay. - Thầy Nguyễn Ngọc Đức đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, sữa chữa những sai sót để giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. - Ban lãnh đạo Công ty đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty. Đặc biệt là chú Trần Đức Toàn và anh Nguyễn Thành Nghiệp, phòng Kinh doanh của công ty dù bận rộn vẫn tận tình hướng dẫn và cung cấp số liệu để em hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, Khoa Kinh tế & QTKD, ban lãnh đạo của Công ty, cùng toàn thể các anh chị đang làm việc tại các phòng, ban dồi dào sức khoẻ và đạt được thành công mới trong công việc của mình. Em xin chân thành cảm ơn. Cần Thơ, Ngày……., Tháng…..,Năm 2014 Sinh viên thực hiện Lê Thu Hà i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày ….,tháng….năm 2014 Sinh viên thưc hiện Lê Thu Hà ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm 2014 Thủ trưởng đơn vị (Ký và đóng dấu) iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014 Người nhận xét iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014 Người nhận xét v MỤC LỤC ==== ==== Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................... 2 1.3.1. Không gian ............................................................................................... 2 1.3.2. Thời gian .................................................................................................. 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................ 5 2.1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU ............................................. 5 2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu ........................................................................... 5 2.1.2. Vai trò hoạt động xuất khẩu..................................................................... 5 2.1.3. Các hình thức xuất khẩu .......................................................................... 6 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu .................................... ..8 2.2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN... 11 2.2.1. Khái niệm về doanh thu ......................................................................... 11 2.2.2. Khái niệm về chi phí .............................................................................. 11 2.2.3. Khái niệm về lợi nhuận .......................................................................... 11 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 12 vi 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 12 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 12 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ............................. 16 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ................................................................... 16 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ........................................ 16 3.1.2 Lĩnh vực hoạt động. ................................................................................ 17 3.1.3 Tổ chức bộ máy của công ty ................................................................... 18 3.1.4 Chức năng và nhiệm vụ .......................................................................... 19 3.1.5 Quy trình thu mua, chế biến , phân phối................................................. 20 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2011- 6T2014 ....... 23 3.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ................................................. 26 3.3.1 Thuận lợi ................................................................................................. 26 3.3.2 Khó khăn ................................................................................................. 26 3.4 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ............................................................... 27 3.4.1 Mục tiêu .................................................................................................. 27 3.4.2 Định hướng ............................................................................................. 27 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY .................................................................................................................... 28 4.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG THU MUA GẠO ..................................... 28 4.1.1. Tình hình thu mua gạo ........................................................................... 28 4.1.2. Tình hình thu mua theo hình thức thu mua............................................ 29 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO........................................... 31 4.2.1. Sản lượng tiêu thụ .................................................................................. 31 4.2.2. Doanh thu tiêu thụ.................................................................................. 33 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO ...................................... 34 vii 4.3.1. Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ........................................ 34 4.3.2 Phân tích theo thị trường xuất khẩu ........................................................ 40 4.3.3 Phân tích theo cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu ....................................... 53 4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU .......... 56 4.4.1. Các yếu tố bên trong .............................................................................. 56 4.4.2 Các yếu tố bên ngoài............................................................................... 63 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY................................................................................ 73 5.1. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ............................................ 73 5.2. GIẢI PHÁP ............................................................................................... 74 5.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................. 74 5.2.2. Giải pháp marketing............................................................................... 75 5.2.3. Giải pháp nguồn nguyên liệu ................................................................. 76 5.2.4. Giải pháp phát triển thị trường............................................................... 77 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 78 6.1. Kết luận ..................................................................................................... 78 6.2. Kiến nghị................................................................................................... 79 6.2.1 Đối với nhà nước .................................................................................... 79 6.2.2 Đối với Hiệp hội Lương thực miền Nam ................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80 viii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2013 đến 6T2014 .......................................................................................................................... 23 Bảng 4.1 Tình hình thu mua gạo của công ty từ năm từ năm 2011- 2013…...28 Bảng 4.2 Tình hình thu mua gạo theo hình thức thu mua từ năm 2011-2013 .......................................................................................................................... 29 Bảng 4.3 Tổng sản lượng tiêu thụ gạo từ năm 2011-2013 .............................. 31 Bảng 4.4 Tổng sản lượng gạo tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 .......... 31 Bảng 4.5 Tổng doanh thu tiêu thụ gạo từ năm 2011- 2013 ............................. 33 Bảng 4.6 Tổng doanh thu tiêu thụ gạo 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 .......... 33 Bảng 4.7 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu từ 2013 và 2014 ...................... 35 Bảng 4.8 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 ........................................................................................................................ ..35 Bảng 4.9 Sản lượng xuất khẩu uỷ thác và trực tiếp xuất khẩu từ năm 20112013 ................................................................................................................. 37 Bảng 4.10 Sản lượng xuất khẩu uỷ thác và trực tiếp xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 ............................................................................................ 38 Bảng 4.11 Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu từ năm 2013 - 2014 .............................................................................................. 39 Bảng 4.12 Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 ............................................................................................ 39 Bảng 4.13 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường từ 20112013 ................................................................................................................. 41 Bảng 4.14 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 ............................................................................................ 42 Bảng 4.15 Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu từ năm 2011- 2013 .................... 52 ix Bảng 4.16 Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu từ 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 .......................................................................................................................... 53 Bảng 4.17 Phân tích hiệu quả tài chính thông qua các chỉ số tài chính của công ty từ năm 2011- 2013 ....................................................................................... 57 Bảng 4.18 Trình độ nhân sự của công ty năm 2014 ........................................ 58 Bảng 4.19 Giá xuất khẩu bình quân của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.......................................................................................................... 59 Bảng 4.20 Ma trận đánh giá nội bộ của công ty .............................................. 62 Bảng 4.21 Chỉ số lạm phát của Việt Nam từ năm 2011- 2013 ........................ 65 Bảng 4.22 Tỷ giá hối đối bình quân của Việt Nam từ năm 2011- 2013......... 66 Bảng 4.23 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty ....................... 72 Bảng 5.1Tổng hợp những tồn tại và hạn chế trong kết quả kinh doanh của công ty.............................................................................................................. 74 x DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty ................................................... 18 Hình 3.2 Quy trình chế biến gạo của công ty .................................................. 21 Hình 4.1 Cơ cấu theo hình thức thu mua của công ty từ năm 2011- 2013 ...... 30 Hình 4.2 Cơ cấu xuất khẩu của công ty sang từng thị trường từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................................... 42 Hình 4.3 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................................... 53 xi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt CP Cổ phần DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ DT Doanh thu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HĐKD Hoạt động kinh doanh KH & CN Khoa học và Công nghệ KCN Khu công nghiệp LHQ Liên hợp quốc LN Lợi nhuận NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn TC Tài chính TP Thành phố XN Xí nghiệp Tiếng Anh ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) APEC Asia- Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương) EFE Enternal Factor Evaluation ( Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài) IFE Interal Factor Evaluation (Ma trận các yếu tố bên trong) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) VFA Nam) Viet Food Association (Hiệp hội Lương thực Việt WTO giới) World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu hướng quốc tế ngày nay, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Việt Nam là một điển hình của thế giới trong công cuộc hội nhập toàn cầu này. Qua hơn 30 năm thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Việt Nam đã có những bước đi đáng nể, thể hiện qua việc tích cực đổi mới chính sách và mở cửa nền kinh tế, mở rộng quan hệ ngoại giao và nâng tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên trường quốc tế, là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quan trọng, có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống quốc tế như ASEAN, APEC, WTO, LHQ… đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức và làm cho mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt hơn. Trong bối cảnh hội nhập đó, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu rất được chú trọng và trở thành một hoạt động cần thiết. Mỗi quốc gia luôn khác nhau về điều kiện tự nhiên, thông qua xuất khẩu các quốc gia có thể tận dụng lợi thế sẵn có của mình, hạn chế được những khó khăn, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam là một nước nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp trồng lúa, cùng với đất đai màu mỡ, dân số chủ yếu tham gia vào hoạt động nông nghiệp, Việt Nam đã xác định lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thế mạnh của Việt Nam và luôn đứng vị trí thứ 2, thứ 3 trên thế giới trong hoạt động xuất khẩu gạo tạo ra nguồn thu ngoại tệ cần thiết cho phát triển đất nước. Năm 2013 bối cảnh tình hình trong nước và thế giới còn nhiều bất ổn, biến động phức tạp đã tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội nước ta. Tình hình hoạt động xuất khẩu gạo cũng không trách khỏi ảnh hưởng từ những biến động trên. Theo báo cáo của Bộ thương mại Việt Nam năm 2013 cả nước đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4 triệu tấn (tức giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,93 tỷ USD, Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Thái Lan và Ấn Độ. Bên cạnh đó Việt Nam còn phải đố mặt với nhiều áp lực cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo truyền thống và các đối thủ mới nổi. Để duy trì và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong tình hình khó khăn hiện nay những đóng góp của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng, các doanh nghiệp cần nổ lực hết mình, chú trọng đầu tư chất lượng để nâng cao khả năng cạnh giữ vững vị thế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu gạo trên trường quốc tế. Trong suốt hơn 30 năm tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ đã trở thành một trong những đơn vị xuất khẩu 1 có uy tín trong khu vực ĐBSCL, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 30.000-40.000 tấn/năm. Việc gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp cả nước nói chung và công ty nói riêng. Cùng những biến động trong tình hình xuất khẩu gạo chung của cả nước hiện nay, công ty cũng gặp không ít khó khăn khi phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài và những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, đối mặt với những khách hàng khó tính. Để thấy rõ hơn những mặt thành công và thiếu xót cản trở sự phát triển của công ty nên em chọn đề tài “Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ” làm đề tài luận văn của mình. Với mục đích là phân tích khái quát về tình hình xuất khẩu gạo của công ty, từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức, đề ra giải pháp giúp công ty giải quyết những khó khăn, nâng cao uy tín trên thương trường, phát huy khả năng lợi thế của mình, trở thành một trong những công ty xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. 1.2 MỤC TIÊU CHỌN ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Công ty từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 từ đó tìm ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể -Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty -Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của công ty. -Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong tương lai. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian Đề tài nghiên cứu về tình hình xuất khẩu gạo của công ty trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Đề tài được thực hiện từ ngày 11.08.2014 đến 17.11.2014 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Tình hình xuất khẩu gạo của công ty 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Cao Ngọc Bích, (2011). Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của công ty cổ phần GENTRACO” giai đoạn 2008 đến 2010Trường Đại học Cần Thơ. Nội dung đề tài chủ yếu tập trung phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty, đồng thời phân tích đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước rút ra điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại. Từ đó đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của công ty trong thời gian tới. Để làm rõ những vấn đề trên, đề tài sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu như sau: đầu tiên sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phân tích những biến động trong tình hình xuất khẩu gạo, kế tiếp sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn kết hợp lập luận để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo, từ đó xây dựng ma trận SWOT để đưa ra giải pháp thích hợp cho công ty. Khưu Ngọc Huyền, (2011). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty lương thực Bạc Liêu giai đoạn 2008-2010”Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình xuất khẩu về kim ngạch, sản lượng, giá xuất khẩu và cơ cấu sản phẩm của công ty từ năm 2008 đến sáu tháng đầu năm 2011, qua bài phân tích giúp người đọc hiểu thêm về thị trường, phương thức xuất khẩu mà công ty thực hiện. Đề tài đề cập đến một số nhân tố bên trong bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty và phân tích thêm về đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế. Bên cạnh đó đưa ra một số giải pháp về nguồn nguyên liệu, chiến lược Marketing, thị trường, nhân sự giúp công ty khắc phục những điểm yếu nâng cao hoạt động xuất khẩu. Nguyễn Dương Phước Trí (2011), Luận văn tốt nghiệp “Hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Âu tại công ty cổ phần Mekong Cần Thơ” giai đoạn 2008 đến 2011– Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp để phân tích các số liệu kết quả kinh doanh, các thông số thị trường, các chỉ tiêu bình quân và các chỉ số khác. Phương pháp thống kê bằng bảng, đồ thị thống kê tìm ra các xu hướng hay đặc điểm chung của các yếu tố phân tích. Bên cạnh đó đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia để rút ra kết luận. Xây dựng ma trận SWOT để then chốt đưa ra các hoạch định chiến lược cho công ty. Nguyễn Thị Cẩm Loan, (2006). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu tại Công ty thực phẩm nông sản xuất khẩu Cần Thơ” giai đoạn từ năm 2003 đến 6T/2006- Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được sự biến động trong tình hình thu mua và xuất khẩu gạo, tổng hợp thông tin- phân tích lợi thế so sánh 3 giữa Việt Nam và đối thủ cạnh tranh về giá xuất khẩu, chất lượng, sản lượng xuất khẩu gạo, thị phần thế giới. Đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, cơ hội, đe doạ của công ty và từ đó đưa ra giải pháp thích hợp. Qua kết quả phân tích đưa ra những mặt hạn chế của công ty cần phải khắc phục như thiếu tính dự báo, thiếu sự đồng bộ trong sản xuất, thu mua và chế biến, đồng thời đưa ra giải pháp giúp công ty khắc phục khó khăn. Trần Thị Ngọc Hân, (2011). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thuỷ sản Sóc Trăng” giai đoạn từ 2007 đến 6T2010- Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài sử dụng phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng việc so sánh với một chỉ tiêu gốc, phương pháp đồ thị và bảng biểu để phân tích mối quan hệ, mức biến động cũng như ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng ma trận EFE và IFE để phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty. Ngoài ra, sử dụng ma trận SWOT để liệt kê những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức từ đó đưa ra giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tôm của công ty. 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU 2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được những lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. [3,tr15] Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. 2.1.2 Vai trò của hoạt đông xuất khẩu - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước đòi hỏi phải có cơ sở vốn lớn, rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến. Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định qui mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. - Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành hàng mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển, làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả. - Kích thích đổi mới trang thiết bị, công nghệ. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về qui cách chất lượng sản phẩm thì một mặt 5 sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ; mặc khác, lao động đòi hỏi phải nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. - Xuất khẩu tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước. - Xuất khẩu làm tăng sản lượng sản xuất của quốc gia thông qua việc mở rộng thị trường quốc tế. - Tác động tích cực và có hiệu quả nâng cao mức sống của nhân dân vì mở rộng xuất khẩu thì tình trạng thất nghiệp sẽ giảm đi, người lao động sẽ có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định. - Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới, nâng cao địa vị và vai trò của một quốc gia trên trường quốc tế. [1, tr358] Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đưa đất nước thành một nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay. 2.1.3 Các hình thức xuất khẩu 2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hoá truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng… Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này là không nhỏ. [3, tr17] 2.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ ba). Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp với người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước cho nên để bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng