Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Yếu tố trinh thám trong văn xuôi Thế Lữ trước Cách mạng Tháng Tám...

Tài liệu Yếu tố trinh thám trong văn xuôi Thế Lữ trước Cách mạng Tháng Tám

.PDF
131
3406
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 --------------------- TRIỆU THỊ THU HÀ YẾU TỐ TRINH THÁM TRONG VĂN XUÔI THẾ LỮ TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ, Trường THPT Việt Trì đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi để hoàn thành tốt luận văn. Tác giả Triệu Thị Thu Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Triệu Thị Thu Hà MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7 6. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................... 7 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8 NỘI DUNG....................................................................................................... 9 Chƣơng 1: Văn xuôi trinh thám và sự xuất hiện của Thế Lữ..................... 9 1.1. Yếu tố trinh thám và văn xuôi trinh thám trong văn học thế giới..................................................................................................................... 9 1.1.1. Khái quát những nghiên cứu về yếu tố trinh thám và văn xuôi trinh thám trong văn học trên thế giới ............................................. 9 1.1.2. Một vài đặc trưng cơ bản của truyện trinh thám ......................... 13 1.2. Nhìn chung về yếu tố trinh thám và văn xuôi trinh thám trong văn học Việt Nam .......................................................................................... 20 1.3. Thế Lữ và con đƣờng đến với thể loại truyện trinh thám ................. 24 1.3.1. Bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam thời kì 1930 – 1945 ............. 24 1.3.2. Sự xuất hiện và vị trí, vai trò của Thế Lữ ..................................... 26 1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến truyện trinh thám của Thế Lữ..........28 1.3.3.1. Xu hướng tiếp nhận chung của thời đại................................. 28 1.3.3.2. Quan điểm tiếp nhận văn học phương Tây ............................ 29 1.3.3.3. Môi trường sống thuở ấu thơ ................................................. 31 Chƣơng 2: Cốt truyện và mô típ hình tƣợng trong truyện trinh thám của Thế Lữ trƣớc Cách mạng tháng Tám ........................................ 35 2.1. Kiểu cốt truyện ....................................................................................... 35 2.1.1. Bí ẩn tội ác ...................................................................................... 36 2.1.2. Kho báu bí mật ............................................................................... 41 2.2. Mô típ hình tƣợng .................................................................................. 47 2.2.1. Thủ phạm và nạn nhân ................................................................. 48 2.2.2. Thám tử và người trợ thủ .............................................................. 57 2.2.3. Nhân chứng và vật chứng ............................................................. 68 Chƣơng 3: Một số thủ pháp nghệ thuật thể hiện yếu tố trinh thám trong văn xuôi Thế Lữ trƣớc Cách mạng tháng Tám ............................... 76 3.1. Thủ pháp tạo không khí trinh thám ..................................................... 76 3.2. Chi tiết và cách giải mã độc đáo .......................................................... 81 3.2.1. Chi tiết............................................................................................. 81 3.2.1.1. Bức thư ................................................................................... 82 3.2.1.2. Người cải trang ...................................................................... 87 3.2.2. Cách giải mã độc đáo ..................................................................... 91 3.2.2.1. Giải mã ngôn ngữ .................................................................. 93 3.2.2.2. Suy luận lô gíc ........................................................................ 98 3.3. Nghệ thuật kể, tả .................................................................................. 101 3.3.1. Nghệ thuật kể chuyện .................................................................. 101 3.3.2. Nghệ thuật tả ................................................................................ 105 3.3.2.1. Nghệ thuật tả cảnh ........................................................................... 105 3.3.2.2. Nghệ thuật tả người.......................................................................... 112 KẾT LUẬN .................................................................................................. 119 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... 122 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thế Lữ là người “khởi điểm của những khởi điểm” (Đỗ Lai Thúy). Tên tuổi của ông gắn liền với tiến trình hiện đại hóa của Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam hiện đại, Thế Lữ được đánh giá là một “cây bút muôn mầu”, một “cây đàn muôn điệu”, một nghệ sĩ tiên phong trên nhiều lĩnh vực. Ông là người có công đầu trong việc xây dựng phong trào Thơ mới. Tập Mấy vần thơ của ông thực sự là một thi phẩm đặc sắc, ghi nhận đóng góp của Thế Lữ trong thi đàn văn học Việt Nam hiện đại. Không chỉ là nhà thơ lớn, đặt nền móng vững vàng cho Thơ mới, Thế Lữ còn là một nhà báo xuất sắc, một nhà văn có tài, người mở đầu cho một số thể loại văn xuôi nghệ thuật như truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng.... Những trang văn xuôi của ông khi căng thẳng, bí hiểm kì ảo, khi lại dí dỏm hài hước, khi mượt mà mà trữ tình thực sự là những đóng góp quý vào văn xuôi Việt Nam trước Cách mạng. Ông từng là cây bút trụ cột của nhóm Tự lực văn đoàn. Sáng tác của Thế Lữ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà văn và độc giả đương thời. Thế Lữ cũng là người khai sơn phá thạch xây dựng nền kịch nói Việt Nam. Trong nhiều tư cách: người tổ chức, biên kịch, đạo diễn, diễn viên... ông đã dành phần lớn thời gian và tinh lực, tận tụy và say mê gây dựng, tạo những thành tựu đáng kể cho kịch nói dân tộc. Có thể nói người nghệ sĩ đa tài Thế Lữ đã dành trọn cuộc đời mình cho văn học nghệ thuật. Về nhiều mặt hoạt động văn nghệ, ông vừa là người khai phá đầu tiên vừa có những đóng góp xuất sắc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thế Lữ đã để lại một khối lượng lớn các tác phẩm với nhiều đề tài phong phú, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật. 2 1.2. Nếu như Phạm Cao Củng được coi là người mở đầu cho loại hình văn xuôi trinh thám ở nước ta thì Thế Lữ, Lan Khai, Bùi Huy Phồn... là những nhà văn tiếp theo. Trên thế giới văn xuôi trinh thám xuất hiện từ lâu, nhưng ở Việt Nam đến nay vẫn là loại hình mới mẻ, cho nên tìm hiểu yếu tố trinh thám trong văn xuôi Thế Lữ là một đề tài cần thiết. Thực ra yếu tố trinh thám và màu sắc kinh dị đều xuất hiện trong văn xuôi của Thế Lữ ở giai đoạn này, nó như một cuộc thể nghiệm mới, phiêu lưu mới. Đặc biệt với sự sáng tạo của mình, Thế Lữ đã có những đóng góp quan trọng để đưa yếu tố trinh thám vốn là một yếu tố cận văn học thành một yếu tố trong cấu trúc nghệ thuật với đúng nghĩa của nó. 1.3. Qua khảo sát thực tiễn chúng tôi nhận thấy, những bài viết và công trình nghiên cứu về Thế Lữ và văn xuôi của ông chưa nhiều, chưa toàn diện. Đặc biệt, trong đó chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính quy mô, chuyên sâu và hệ thống những sáng tác văn xuôi của Thế Lữ trước Cách mạng tháng Tám - một trong những thành công nổi bật của nhà văn. Việc nghiên cứu Yếu tố trinh thám trong văn xuôi của Thế Lữ trước Cách mạng tháng Tám giúp chúng ta hiểu sâu hơn những thể nghiệm mới mẻ của ông, nhận diện rõ hơn những giá trị nghệ thuật của nhà văn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Là một nhà văn đa tài, Thế Lữ không chỉ là người mở đầu cho phong trào Thơ mới, mà còn là cây bút tiên phong của một vài thể loại văn xuôi nghệ thuật như truyện kinh dị, truyện trinh thám, truyện đường rừng..., nhưng hoạt động nghiên cứu về sự nghiệp văn xuôi của Thế Lữ vẫn chưa được chú ý nhiều, nhất là ở một số truyện có yếu tố trinh thám. 2.2. Trước Cách mạng tháng Tám, đến 1980, văn xuôi nói chung, những tác phẩm có yếu tố trinh thám nói riêng của Thế Lữ bị lãng quên, nhiều tác phẩm bị thất lạc. Số bài viết đề cập đến truyện trinh thám của nhà văn rất 3 ít. Có thể nói sự nghiệp văn xuôi của Thế Lữ vẫn chưa được sự chú ý của nhiều bạn đọc. Phần lớn trong số đó là các bài cảm nhận chung hoặc phân tích những tác phẩm riêng lẻ của nhà văn. Tác giả Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam văn học giản ước tân biên đã dành 11 trang nói về những truyện kinh dị lãng mạn và truyện trinh thám của Thế Lữ (trong khi phần nói về thơ chỉ chiếm 5 trang rưỡi). Theo Phạm Thế Ngũ, bên cạnh một Thế Lữ mở đường cho Thơ mới còn có một Thế Lữ văn xuôi đặc sắc. Thế Lữ viết và công bố truyện sớm, ngay từ những sáng tác đầu tiên ông đã được bạn đồng nghiệp khen ngợi. Giám đốc nhà xuất bản Tân Dân, sau khi đọc bản thảo Vàng và máu đã vui mừng nói với tác giả: “ông sẽ là một nhà văn có tài (....), từ trước đến nay tôi chưa đọc được một quyển truyện nào như thế này” [22]. Nguyễn Tường Tam khi chuẩn bị ra báo Phong hóa (mới) để sau đó thành lập Tự lực văn đoàn, cũng chú ý ngay đến Thế Lữ. Trong bài tựa cuốn Vàng và máu, Khái Hưng phát biểu: “Tôi vẫn mong mỏi sẽ có nhà văn dung hợp được văn Thái Tây với văn Á Đông để gây một lối văn viết theo óc khoa học vừa vẫn giữ được thi vị của văn Tàu. Nhà văn đó ngày nay đã có: đó chính là Nguyễn Thế Lữ, thi sĩ trong Tự lực văn đoàn” [23]. Còn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại cho rằng: “Vàng và máu của Thế Lữ là một tiểu thuyết mà tác giả tỏ ra một văn gia có biệt tài. Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Thế Lữ ở đây đã đạt tới một trình độ khá cao. Tài tình nhất là động tác rất đơn giản: hai kẻ vào hang tìm của, một kẻ chết, còn một kẻ không dám trở về với chủ, đến trình ông châu sở và đưa luôn mảnh giấy lấy ở tay kẻ chết. Nhờ mảnh giấy này ông châu khám phá ra được chỗ để của của một vị quan Tàu” [41]. Trong bước đầu của truyện trinh thám hiện đại Việt Nam, Thế Lữ - tác giả loại hình huyễn tưởng với tác phẩm kinh dị có yếu tố trinh thám như Vàng 4 và máu (1934), Ông Phán nghiện (1937)..., lại chính là một trong hai người mở đầu loại hình văn học phiêu lưu bằng một số truyện trinh thám hấp dẫn với nhân vật phóng viên trinh thám Lê Phong hào hoa, thông minh, tài trí, gây ấn tượng tốt đẹp trong Mai Hương và Lê Phong (1937), Lê Phong phóng viên (1937)..., khó phai mờ đối với bạn đọc. Điều đó cho thấy công lao đi đầu, những đóng góp về phương diện nghệ thuật của Thế Lữ trong thể loại khá độc đáo này. Cùng với Phạm Cao Củng, Thế Lữ được coi là hai tác giả mở đầu truyện trinh thám ở Việt Nam. 2.3. Từ giữa những năm 1980 đến nay, trong không khí đổi mới mạnh mẽ của xã hội, của đời sống văn hóa, nhiều tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, nhiều tập thơ lãng mạn được xuất bản với số lượng lớn. Song văn xuôi của Thế Lữ nói chung cũng như các truyện kinh dị, truyện trinh thám vẫn được đánh giá rất cao. Tuy nhiên khách quan mà nói, hầu hết các bài viết đều dừng ở mức độ nêu vấn đề hoặc đề cập tới một vài khía cạnh nghệ thuật trong những truyện trinh thám của Thế Lữ, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu mang tính hệ thống toàn diện, tương xứng với tầm vóc, sự nghiệp văn học của ông. Giai đoạn này có một số bài viết của một số tác giả đã quan tâm tới truyện trinh thám của Thế Lữ như Lê Đình Kỵ, Tế Hanh, Nam Chi, Nguyễn Hoành Khung, Phan Trọng Thưởng, Đỗ Lai Thúy, Phạm Đình Ân, Nguyễn Văn Dân.... Nguyễn Hoành Khung trong lời giới thiệu bộ sách 8 tập Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 (1989, 1990), giới thiệu về Thế Lữ: “ngôi sao rực rữ nhất của phong trào Thơ mới thời kỳ đầu, cũng là cây bút văn xuôi đặc sắc, dồi dào, đề tài và bút pháp khá đa dạng. Ông được biết trước hết ở loại truyện kinh dị (...), rồi loại truyện tình lãng mạn, đường rừng (...) và nhất là loại 5 truyện trinh thám, ông là một trong những người dẫn đầu về loại tiểu thuyết này ở nước ta...” [28; 423]. Lê Đình Kỵ trong lời giới thiệu cuốn Tuyển tập Thế Lữ đã đánh giá cao Thế Lữ ở những “Truyện lạ”. Ông viết: “Yêu cầu của việc làm báo đã đưa anh đến một lĩnh vực khá bất ngờ, nó sẽ chiếm một tỉ lệ quan trọng và góp phần làm nên diện mạo riêng trong sự nghiệp thơ văn của Thế Lữ: tôi muốn nói đến các “truyện lạ” theo kiểu Edgar Allan Poe và các truyện trinh thám của Thế Lữ, từ Vàng và máu (1934), Bên đường Thiên lôi (1936)..., loại sáng tác này cho ta thấy một Thế Lữ có tài quan sát, có óc phân tích sắc bén, có trí tưởng tượng dồi dào, cho nên dù ít đề cập vấn đề gì quan trọng về xã hội và nhân sinh, nó vẫn được đón nhận và tìm đọc một cách thích thú. Cho đến nay, trong lịch sử văn học Việt Nam không thấy có tên tuổi nào đáng được xếp bên cạnh Thế Lữ trong loại sáng tác khá độc đáo này” [29]. Tiếp đến, trên tạp chí Văn học số 7, năm 1997, có bài Thế Lữ - Nghệ sĩ hai lần tiên phong của Phan Trọng Thưởng, tác giả đã khẳng định: “Chỉ sau khi tập Mấy vần thơ ra đời được ít lâu, Thế Lữ đã dần chuyển sang lĩnh vực văn xuôi với hai sở trường là tiểu thuyết ly kỳ rùng rợn và tiểu thuyết trinh thám như: Vàng và máu (Đời nay - 1934), Bên đường Thiên lôi (Đời nay - 1936), Mai Hương và Lê Phong (Đời nay - 1937)..." [44]. Tác giả còn chú ý sự thay đổi về thể loại của Thế Lữ kéo theo cả sự thay đổi về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của ông: “Nếu ở Thơ mới, ông thích ngao du lên cõi Tiên; ở truyện trinh thám ông thích mạo hiểm vào cõi Đời, thì ở truyện ly kỳ rùng rợn ông lại thích phiêu lưu vào cõi Âm” [44]. Năm 2003 trên tạp chí Văn học số 8, Phạm Đình Ân có bài viết Thế Lữ trong Tự lực văn đoàn. Trong bài viết, bên cạnh việc khẳng định vị trí, vai trò và đóng góp của Thế Lữ với nhóm Tự lực văn đoàn, tác giả của bài viết còn chỉ ra văn xuôi của Thế Lữ có một vẻ đẹp riêng, hấp dẫn: “Chính trong 6 khoảng thời gian tám, chín năm làm việc trong Tự lực văn đoàn, Thế Lữ còn viết và công bố nhiều tác phẩm văn xuôi nghệ thuật, đó là truyện ma quái đường rừng, truyện trinh thám (hòa vào những truyện gần cùng loại của Phạm Cao Củng, Lan Khai, Tchya, tức Đái Đức Tuấn và những truyện không thuộc hai loại này). Văn xuôi nghệ thuật của Thế Lữ cũng có một vẻ đẹp riêng, hấp dẫn, cho thấy một khía cạnh khác đáng lưu ý ở tài năng Thế Lữ” [7; 68]. Tế Hanh cũng cho rằng “Ngoài thơ ra, Thế Lữ còn là một nhà văn có tài, một nhà báo xuất sắc. Sự đóng góp của Thế Lữ trong văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám thật là đáng kể” (Báo văn nghệ, số 23, 10/6/1983). Các bài viết trên, có bài điểm qua về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của một số truyện mang yếu tố trinh thám, có bài khẳng định những đóng góp mới mẻ của Thế Lữ đối với nhóm Tự lực văn đoàn ở loại truyện này, có bài đề cập đến một vài khía cạnh nổi bật trọng truyện trinh thám của Thế Lữ. Nhưng nhìn chung các bài viết mới chỉ dừng lại ở đôi nét khái quát về yếu tố trinh thám trong truyện của ông. Qua tập hợp các bài báo cũng như những ý kiến của giới phê bình, có thể tập trung ở một số điểm sau đây: thứ nhất, Thế Lữ là một trong những người khai mở ra thể tài trinh thám trước 1945; thứ 2, văn phong của Thế Lữ hiện đại, cách viết điềm tĩnh, tự tin và mang nhiều thông điệp ẩn tàng về xã hội hôm nay. Trên tinh thần kế thừa và phát triển những ý kiến đánh giá, nhận xét của giới nghiên cứu, phê bình cũng như ở các bài báo, luận văn của chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ Yếu tố trinh thám trong văn xuôi Thế Lữ trước Cách mạng tháng Tám để có một cái nhìn chuyên sâu, cụ thể, chi tiết về thể tài trinh thám trong sáng tác của Thế Lữ. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, khám phá giá trị về yếu tố trinh thám trong văn xuôi Thế Lữ trước Cách mạng tháng Tám. Từ đó khẳng 7 định tài năng và những đóng góp của tác giả vào tiến trình văn học hiện đại Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về yếu tố trinh thám và văn xuôi trinh thám. Vận dụng những kiến thức lý luận trên vào việc tìm hiểu yếu tố trinh thám trong văn xuôi Thế Lữ trước Cách mạng tháng Tám. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Yếu tố trinh thám thể hiện trong cả hai bình diện nội dung và hình thức trong văn xuôi Thế Lữ trước Cách mạng tháng Tám 5.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi đi vào khảo sát một số tác phẩm có yếu tố trinh thám trong văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám của Thế Lữ, bao gồm những truyện: Vàng và máu (1934), Gói thuốc lá (1934), Mai Hương và Lê Phong (1937), Lê Phong phóng viên (1937), Những nét chữ (1937), Đòn hẹn (1937). Ngoài ra chúng tôi cũng tìm hiểu một số sáng tác có yếu tố trinh thám của các nhà văn khác cùng thời để so sánh, đồng thời chỉ ra thành tựu riêng của Thế Lữ trong thể loại truyện này. 6. Những đóng góp mới của đề tài Vận dụng lí thuyết về thể loại và phương pháp luận nghiên cứu văn học để chỉ ra những giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật trong các tác phẩm trinh thám của Thế Lữ. Khẳng định sự độc đáo của Thế Lữ trong truyện trinh thám, đồng thời chỉ ra vị trí của nhà văn trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. 8 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp loại hình. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi được triển khai thành ba chương: Chương 1: Văn xuôi trinh thám và sự xuất hiện của Thế Lữ Chương 2: Cốt truyện và mô típ hình tượng trong truyện trinh thám của Thế Lữ trước Cách mạng tháng Tám Chương 3: Một số thủ pháp nghệ thuật thể hiện yếu tố trinh thám trong văn xuôi Thế Lữ trước Cách mạng tháng Tám 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: VĂN XUÔI TRINH THÁM VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA THẾ LỮ 1.1. Yếu tố trinh thám và văn xuôi trinh thám trong văn học thế giới 1.1.1. Khái quát những nghiên cứu về văn học trinh thám Theo Van Dine, trong Hai mươi quy tắc để viết truyện trinh thám (American Magazine, 1928), “Truyện trinh thám là một trò chơi trí tuệ” [54]. Thể loại văn học này đòi hỏi rất cao về tư duy lý trí, nhất là trong việc tổ chức các sự kiện nhằm tạo “độ căng” cho câu chuyện. Theo các nhà nghiên cứu, truyện trinh thám và truyện đậm yếu tố trinh thám hiện đại trên thế giới có lịch sử khoảng dưới hai trăm năm, xuất hiện gần như đồng thời ở nhiều nước vào đầu thế kỉ XIX với các tên tuổi tiêu biểu như Edgar Allan Poe (1809 - 1849), Honoré de Balzac (1799 - 1850), Charlas Dickens (1812 - 1870), Arthur Conan Doyle (1859 - 1930)... Người được coi mở đầu là E. .Poe do ông có những tác phẩm hoàn chỉnh sớm nhất về loại hình, gây ấn tượng sâu sắc với hình tượng viên thám tử tài danh Charles Auguste Dupin. Sau này, tiểu thuyết trinh thám rất phát triển ở biểu là nữ nhà văn nh mà tên tuổi tiêu gatha Christie (1890 - 1976) với hình tượng thám tử Hoecull Poirot. Lịch sử văn học thế giới cũng ghi nhận nhiều tên tuổi khác, nổi bật là nhà văn Pháp (gốc Bỉ) Geoges Simenon (1903 - 1989). Khi mới ra đời, văn học trinh thám chỉ được coi là văn học "hạng hai", "á văn học", "cận văn học", có địa vị thấp kém. Nó không được coi là nghệ thuật đích thực mà giống như những "thứ phẩm" văn chương có giá trị mua 10 vui, giải trí cho đời sống thị dân tẻ nhạt. Tuy nhiên khi văn học đại chúng dần dần trở thành một bộ phận lớn mạnh trong đời sống tinh thần của nhân loại, thái độ và đánh giá về văn học trinh thám cũng khác đi. Có rất nhiều lời biện hộ cho thể loại này mà tiêu biểu là bài viết của các cây bút đã từng thử sức với truyện trinh thám như nhà văn G.K Chesterton (Anh) - người được coi là kế tục xuất sắc E. .Poe, nhà văn G.L.Borges (Achentina)... G.K.Chesterton trong các bài tiểu luận về truyện trinh thám đã biện hộ và chỉ ra nhiều quan điểm phê bình hiện đại về truyện trinh thám như: "A defence of detective stories" (Một sự biện hộ của truyện trinh thám), "Errors about detective stories" (Những sai lầm về truyện trinh thám). Về đại thể, ông lật lại cái nhìn quen thuộc của nhiều người. Theo nhà văn, truyện trinh thám được đọc với nhiều nhiệt tình, hứng khởi phần lớn bởi chúng có "tính nghệ thuật", nhưng nhiều người không nhận ra rằng có những truyện trinh thám hay, có tính nghệ thuật. Chúng đặt ra rất nhiều vấn đề có ý nghĩa với cuộc sống hiện đại. Ông đối thoại với những qui kết giản đơn về truyện trinh thám. Trinh thám không phải chỉ là những câu chuyện giật gân chết chóc, mà thực sự là một sự khải minh về cả nhận thức lẫn nghệ thuật, tạo nên những hứng thú mang tính thẩm mĩ. Jorges Luis Borges trong Edgar Poe và truyện trinh thám khẳng định: E. .Poe là người phát minh ra thể loại truyện trinh thám. Truyền thống của truyện trinh thám được hình thành ngay từ những tác phẩm đầu tiên của Poe: bí ẩn phải được khám phá bằng trí tuệ, bằng những cách thức của tư duy, hình mẫu nhân vật thám tử và bạn thám tử... Ông nhấn mạnh: "Trong thời đại cực kì hỗn loạn của chúng ta, có một thứ vẫn còn giữ, giữ một cách khiêm tốn những giá trị truyền thống đó là truyện trinh thám. Ta không thể hình dung ra một truyện trinh thám không có phần mở đầu, thắt nút và cởi nút..., truyện trinh thám đang tham gia giữ gìn cái trật tự trong một thế giới vô trật tự. Đó chính là 11 một chiến công không phải là vô giá trị mà quần chúng cần biết ơn" [31]. T.Todorov trong Thi pháp văn xuôi khách quan và công minh hơn khi ông nhìn nhận giá trị của thể loại trinh thám từ việc xác nhận chuẩn mực thẩm mĩ đặc trưng của nó: "Trong xã hội của chúng ta không có một chuẩn mực thẩm mĩ duy nhất, mà có hai chuẩn; không thể dùng những đơn vị đo lường giống nhau để đo nghệ thuật lớn và nghệ thuật b nh dân [48]. Todorov cho rằng: tiểu thuyết trinh thám thuộc lĩnh vực văn học quần chúng, nó có những chuẩn mực; làm tốt hơn những gì các chuẩn mực ấy đòi hỏi là đồng thời làm kém đi, người nào muốn làm cho tiểu thuyết trinh thám hay hơn là người đó đang làm "văn chương" chứ không phải tiểu thuyết trinh thám. Ông chỉ ra các loại hình của tiểu thuyết trinh thám: tiểu thuyết ẩn ngữ, tiểu thuyết đen, tiểu thuyết phân vân hồi hộp. Sự xuất hiện của các loại hình này thể hiện những bước đi của tiểu thuyết trinh thám trên con đường phát triển của nó [48]. Việc tồn tại những quan điểm trái chiều trong đánh giá một hiện tượng văn học là bình thường. Song ngày nay, khi văn học trinh thám đã có một lịch sử, với lượng tác phẩm khổng lồ và bút pháp không ngừng vận động thì đã đến lúc chúng ta cần công bằng hơn khi xem xét vấn đề. Dù những nghiên cứu về văn học trinh thám ở Việt Nam còn khiêm tốn nhưng đây đó cũng xuất hiện cái nhìn khá tiến bộ. Vũ Đức Phúc, trong bài viết Truyện trinh thám (tạp chí văn học 6 - 1981) đã đánh giá sâu sắc, toàn diện về truyện trinh thám. Ông chỉ rõ truyền thống của truyện trinh thám: tính chất ngắn gọn, tính lôgic chặt chẽ, nhiều tình tiết hồi hộp, nhân vật thám tử sáng suốt, thông minh... Tác giả khẳng định, với E. .Poe, truyện trinh thám đã được định hình và đến Conan Doyle, truyện trinh thám đã phát triển tới mức một thể loại hoàn chỉnh, đòi hỏi một kĩ thuật viết riêng biệt [42]. Cao Vũ Trân trong bài viết Goegers Simenon và tiểu thuyết trinh thám Pháp thế XX cho rằng: phẩm chất cơ bản của một tiểu thuyết trinh thám 12 đích thực "phải là tiểu thuyết thực sự, phải là một thể loại văn học chân chính, chứ không phải một tác phẩm chỉ thoả mãn chức năng giải trí, thoả mãn trí tò mò của người đọc" [50]. Nghĩa là, truyện trinh thám cũng nghiên cứu con người và những vấn đề bức xúc của xã hội. Tính nghiêm túc của thể trinh thám được biểu hiện ở đó. Nguyễn Chiến trong Bản chất t i ác và sự h nh thành văn học trinh thám, cũng từ G.Simenon đã khẳng định địa vị của văn học trinh thám, rằng G.Simenon đã "góp phần đập tan những lí thuyết hồ đồ coi trinh thám là thứ văn học phi chính thống, ngoài lề. Ông đã đặt ra cho thể loại những nhiệm vụ mới bằng việc đẩy sự nghiên cứu các bằng chứng xuống hàng thứ yếu và tạo ra dạng tiểu thuyết trinh thám khác nghiên cứu về tính cách, tình cảm và tâm lí con người trong bối cảnh xã hội hiện đại luôn luôn phát triển với mọi thang bậc giá trị thay thế lẫn nhau" [13]. Những nghiên cứu về đặc điểm nội dung, hình thức, chức năng, nhiệm vụ của thể loại này còn rất nhiều, nhưng do khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ điểm qua một số công trình, bài viết tiêu biểu. Cần nói đến trước tiên những "khuôn vàng thước ngọc" của truyện trinh thám đã được khái quát vào những năm 20 của thế k trước, đó là Mười quy tắc viết truyện trinh thám của Ronal Knox và Hai mươi quy tắc để viết truyện trinh thám của Van Dine. Hai tác giả này đã rút ra công thức chung cho truyện trinh thám trên các vấn đề: tình tiết, thủ pháp cần có và nên tránh... Có thể nói, những nguyên tắc này góp phần xác định đặc trưng cơ bản của truyện trinh thám, song nó có mặt trái, đối lập với bản chất của sáng tạo là tạo ra một "công nghệ" viết truyện trinh thám có tính máy móc, công thức, đơn giản. Ngày nay, công thức trên đã bị các nhà văn trinh thám hiện đại vượt qua, tuy nhiên có những hằng số vẫn đúng với văn học trinh thám mọi thời. G.K Chesterton cũng có những bài viết nói về tính chất, đặc trưng của truyện trinh thám "Erross about detective stories", "How to write a detective 13 stories"... (nguồn đã dẫn), trong đó ông bàn đến quy tắc xây dựng cái bí ẩn, đặc trưng của ý tưởng, mục đích của truyện trinh thám... Với văn phong nhẹ nhàng Chesterton khiến người ta có cái nhìn thấu hiểu hơn về thể loại vốn bị kỳ thị này. Đặc biệt, tiểu luận của Laurence Devillairs lại đi từ đặc trưng có phần "phi nghệ thuật" của thể loại này để không nhìn nhận nó như một thứ văn học hạng hai mà là thể loại độc đáo, không lẫn với tiểu thuyết hư cấu thông thường. Tiểu thuyết trinh thám được biện hộ, bênh vực từ chính bản thể của nó, không vay mượn, hay núp bóng các thể loại khác. Ông đặt ra rất nhiều vấn đề mới mẻ về thể loại, nổi bật là nguyên lý về lí do đầy đủ trong truyện kể, mà cốt truyện là mục đích cuối cùng chi phối tất cả các thành tố tự sự khác (nhân vật, người kể chuyện, các tình tiết...) và quy định hiện thực phản ánh cũng như ý nghĩa của các tác phẩm. Ở truyện trinh thám, mọi cái đều đầy đủ, sáng rõ và đơn nghĩa. Từ việc bao quát những nghiên cứu về yếu tố trinh thám và văn xuôi trinh thám trong văn học thế giới, chúng tôi phần nào hình dung được địa vị của nó trong văn học hiện đại, những đặc trưng tĩnh và động của thể loại này, và tiềm năng của nó. 1.1.2. Một vài đặc trưng cơ bản của truyện trinh thám Mỗi thể loại đều có những đặc trưng cố định và biến đổi năng động trong từng sáng tác riêng. Tính cố định là cái quyết định tác phẩm có thuộc về thể loại trinh thám hay không. Vì thế, việc xác định những dấu hiệu cốt lõi của yếu tố trinh thám không thể tách rời đặc trưng của thể loại trinh thám. Đặc trưng thể loại sẽ gắn với các vấn đề: chủ đề, cốt truyện, nhân vật và thủ pháp. 1.1.2.1. Những truyện ể trong suốt Một trong những đặc trưng cơ bản của truyện trinh thám là những truyện kể "trong suốt". Chủ đề của văn học trinh thám là một “diễn ngôn" có trước khi người ta đọc tác phẩm. Đó là "hằng số" tư tưởng đặt ra như một mặc 14 định với nhà văn: viết về bí ẩn của tội ác, của cái ác trong cuộc sống, trong mỗi con người và khả năng con người khám phá được những bí ẩn đó bằng sức mạnh trí tuệ. Vì thế, yếu tố cấu thành nên nội dung của truyện trinh thám là tội ác "Văn học trinh thám ra đời để phản ánh đề tài tội ác, có thể có hoặc vắng mặt kẻ sát nhân, nhưng cốt truyện đều xoay quanh việc tìm và phanh phui tội ác" [13]. Thực ra đề tài, chủ đề cái ác không chỉ có trong văn học trinh thám mà người ta còn bắt gặp nó trong Kinh Thánh, trong bi kịch Hi Lạp, trong kịch Shakespears... Nhưng trong văn học trinh thám, tội ác là một mô típ lặp lại. Vì thế, nhà văn viết truyện trinh thám thường không suy tư nhiều về tư tưởng khi viết mà chỉ suy tư về ý tưởng: anh ta sẽ viết câu chuyện gì - đó là ý tưởng về một bí ẩn (thường là một tội ác). Mục đích chủ yếu của người viết là kể một câu chuyện hấp dẫn, ly kì, cuốn hút..., tức là nhằm giải trí chứ không phải đưa ra những ý nghĩa sâu xa. Truyện trinh thám hay là những tác phẩm hướng tới sự giải trí có tính thẩm m chứ không tầm thường, rẻ tiền và đồng thời cũng cung cấp cho con người nhiều kiến thức về cuộc sống, rèn luyện trí tuệ và đem đến những khoái cảm trí tuệ cho người tiếp nhận. Do vậy, một trong những đặc điểm nổi bật của truyện trinh thám là cốt truyện mỏng, sự kiện ít hoặc đơn giản, thậm chí đôi khi khó "đánh lừa" được độc giả trong việc phán đoán thủ phạm. 1.1.2.2. Cốt truyện v cái bí n Cái bí n là yếu tố hạt nhân của cốt truyện trinh thám. Sự kiện bí ẩn là cách thức quen thuộc mở đầu cốt truyện trinh thám. Để làm nên cấu trúc cốt truyện trinh thám cần có các yếu tố cơ bản sau: một bí ẩn xảy ra (thường là tội ác) xuất hiện ngay ở phần đầu truyện, cuộc điều tra về cái bí ẩn của thám tử, cuối cùng là bí ẩn được làm sáng tỏ bằng lôgic tự nhiên. Về công thức cốt truyện trinh thám, Borges có nhận xét: "một sự mở đầu dữ dội, thậm chí 15 khủng khiếp, sau đó ở cuối truyện tất cả được giải quyết ổn thỏa" [61]. Các nhà nghiên cứu Pháp xác định "truyện trinh thám gồm ba thành phần cơ cấu. Trước hết là xảy ra một vụ phạm pháp; thông thường có nạn nhân bị sát hại hoặc mưu sát, có khi chỉ là một vụ trộm cướp quan trọng, kèm theo hoặc không kèm theo bạo lực. Thứ hai là có các nhân vật làm công việc điều tra, thường đó là cảnh sát, thám tử nhà nghề... cũng có khi nhân vật điều tra không thuộc dạng ấy mà chỉ là cá nhân tiến hành một cách tự do, tài tử… Cuối cùng là quá trình tìm ra và truy nã thủ phạm trên cơ sở lập luận theo các dẫn chứng. Kết thúc sẽ chấm dứt những suy tư về câu chuyện, bởi ý nghĩa của truyện đã rõ ràng, người ta gần như không có lý do để đọc lại một bí ẩn đã được làm rõ. Ở điểm này, cũng cần phân biệt giữa văn học trinh thám và văn học tình báo, phản gián. Bí ẩn trinh thám là tội ác cá nhân (thường là vụ giết người) còn bí ẩn tình báo là âm mưu chính trị. Van Dine cũng có ý thức phân biệt điều này: "Nguyên nhân của tội ác cần phải luôn luôn tuyệt đối thuộc về cá nhân. Những âm mưu mang tính chất quốc tế và những mưu mô của nền chính trị lớn phải dành cho loại tiểu thuyết phản gián" [54]. Nguyễn Chiến cũng phân biệt: "Giữa tiểu thuyết trinh thám và tiểu thuyết tình báo có nhiều nét tương đồng ấy là cốt truyện đặc sắc, tình tiết diễn biến nhanh, nhiều đột biến bất ngờ. Những tổ hợp chi tiết tranh đấu của thám tử và tội phạm, của tình báo và cơ quan phản gián, luôn luôn dẫn dắt người đọc đi vào mê cung hứng thú và hấp dẫn. Đó là những bài học trí tuệ rất sâu sắc và hữu ích. Dù viết theo lối cổ điển hay hiện đại thì các tác phẩm trinh thám và tình báo đều có giá trị nhận thức, khai mở óc lập luận và biện giải lôgic, để lại cho người đọc những suy nghĩ sâu xa về con người, giáo dục lòng căm thù cái ác, khuyến khích sự hướng thiện, tôn trọng những giá trị nhân bản trong xã hội loài người" [13]. Theo chúng tôi, văn học tình báo là một "dị loại" của văn học trinh thám vì cơ bản nó tuôn thủ theo những quy tắc của thể trinh thám.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan