Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)...

Tài liệu Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)

.PDF
170
621
86

Mô tả:

Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THU TRANG YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN LÊ THU TRANG MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................... 6 1.1. Nghiên cứu về tâm linh và văn hóa tâm linh..................................... 6 1.2. Nghiên cứu về tâm linh và văn hóa tâm linh ở Việt Nam................ 13 1.3. Nghiên cứu về tâm linh trong văn học Việt Nam............................. 16 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA VẤN ĐỀ TÂM LINH VÀ YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI..................................................................... 27 2.1. Giới thuyết về tâm linh và một số vấn đề hữu quan......................... 27 2.2. Vấn đề tâm linh trong triết học và tôn giáo...................................... 32 2.3. Tín ngưỡng tôn giáo và đức tin trong đời sống văn hóa Việt Nam... 37 2.4. Yếu tố tâm linh trong văn học Việt Nam nhìn từ lịch sử.................. 45 Chƣơng 3: YẾU TỐ TÂM LINH VÀ SỰ THAY ĐỔI NHÃN QUAN TƢ DUY TIỂU THUYẾT......................................................... 62 3.1. Yếu tố tâm linh với sự mở rộng biên độ miêu tả trên phương diện 62 đề tài................................................................................................. 3.2. Yếu tố tâm linh với sự thay đổi trong tổ chức cấu trúc hình tượng 67 nhân vật.................................................................................................... 3.3. Một số biểu hiện cơ bản của yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt 74 Nam đương đại......................................................................................... Chƣơng 4: PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 107 4.1. Các biểu tượng mang tính tâm linh................................................... 107 4.2. Phương thức huyền thoại hóa........................................................... 125 4.3. Ngôn ngữ.......................................................................................... 139 KẾT LUẬN............................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 152 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, nhờ những phát minh vĩ đại, những tiến bộ vượt bậc của khoa học mà con người có thể du hành vào vũ trụ. Song thế giới tâm linh vẫn là một lĩnh vực tinh thần bí ẩn, phong phú, khó nắm bắt mà khoa học chưa thể giải thích được. Trong những thập niên gần đây, tâm linh đang trở thành vấn đề có một sức hút mãnh liệt đối với nhiều lĩnh vực khoa học. Các lĩnh vực khoa học như triết học, tâm lí học, y học, dân tộc học, văn hóa học, văn học… đều quan tâm đến vấn đề tâm linh trong mối quan hệ với đời sống con người. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ của tâm linh: “Khoa học các hiện tượng Tâm linh sẽ trở thành khoa học thống soái của các thế kỉ sau, cũng như khoa học Vật lí là đế vương của thế kỉ này. Khoa học tâm linh sẽ là một khoa học mang tính chiến lược cao nhất nói chung, cũng như tính nhân văn chiến lược cơ bản nhất” [155; 681]. Về mặt khoa học, thuật ngữ tâm linh được hiểu rất khác nhau và hiện tại người ta vẫn đang bàn luận, tranh cãi với nhiều câu hỏi được đặt ra. Nhưng về cơ bản, người ta vẫn thừa nhận đó là một phương diện trong đời sống tinh thần của con người. Thế giới tâm linh đã đi vào văn học Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Sở dĩ như vậy là do đời sống con người Việt Nam từ xưa đến nay ngoài mặt vật chất hiện hữu luôn có mặt tâm linh. Không chỉ ở phương diện cá nhân mà ở phương diện cộng đồng cũng vậy, những giá trị và chiều sâu ý nghĩa nhân sinh của tâm linh đã được khẳng định và trở thành một nét văn hóa của dân tộc. Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, yếu tố tâm linh là một thực tế, một hiện tượng xuất hiện với mật độ khá đậm đặc. Điều đó thể hiện ảnh hưởng của tinh thần dân chủ, ý thức đổi mới tư duy nghệ thuật của các nhà văn đương đại, đến mức trong nhiều tác phẩm, yếu tố tâm linh là chủ đề chính chi phối tới cấu trúc tác phẩm. Trong sự vận động và phát triển của nền Văn học Việt Nam từ sau đổi mới 1986, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện qua sự mở rộng phạm vi miêu tả hiện thực, sự quan tâm đến những vấn đề gắn 1 với số phận con người cá nhân và không ngừng thể nghiệm những bút pháp mới mẻ. Với ý thức cách tân và khát vọng đổi mới mạnh mẽ, các nhà tiểu thuyết đã hướng ngòi bút vào thế giới tâm linh với những biểu hiện phong phú, những phương thức biểu đạt uyển chuyển, linh hoạt. Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại không những được xem như một “hiện thực”, mà đồng thời còn là một cách thức, một thủ pháp nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực. Mỗi nhà văn xuất phát từ nhận thức, từ không gian văn hóa, từ kinh nghiệm cá nhân, từ những điểm nhìn khác nhau mà có cách khám phá, biểu hiện, lí giải tâm linh khác nhau. Thông qua yếu tố tâm linh, các tiểu thuyết gia đã bộc lộ khát khao muốn khám phá hiện thực cuộc sống và thế giới tâm hồn phong phú đầy bí ẩn, phức tạp của con người. Xuất phát từ những lí do nói trên, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi mong muốn đạt tới mục đích sau: Thứ nhất, nhìn thấy rõ hơn sự thay đổi trong nhận thức về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, thấy được sự thay đổi quan trọng trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Thứ hai, từ đó khẳng định những giá trị to lớn của tiểu thuyết Việt Nam đương đại đối với văn học trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khái quát, xác định rõ nội hàm khái niệm tâm linh và các phương diện của tâm linh trong đời sống tinh thần để có cái nhìn hệ thống về yếu tố tâm linh trong văn học. 2 Thứ hai, khảo sát yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại để làm rõ sự trở lại mạnh mẽ của yếu tố tâm linh là sản phẩm của thời đại mở rộng dân chủ và cái nhìn đa chiều của văn học về đời sống. Thứ ba, khái quát, phân tích những biểu hiện cụ thể của yếu tố tâm linh và phương thức biểu đạt yếu tố tâm linh để làm nổi rõ sự đổi mới cấu trúc tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong văn học Việt Nam, khái niệm đương đại thường được giới nghiên cứu dùng để chỉ giai đoạn văn học từ sau 1975 hoặc từ sau đổi mới 1986 đến nay. Sau 1975, công cuộc đổi mới văn học đã bắt đầu xuất hiện nhưng phải đến sau năm 1986, văn học nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng mới thực sự có những chuyển biến, cách tân sâu sắc, mạnh mẽ. Vì vậy, luận án của chúng tôi xác định tiểu thuyết đương đại được tính từ 1986 đến nay. Nghiên cứu yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi tập trung khảo sát những tiểu thuyết đặc sắc, mang đậm yếu tố tâm linh của các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Việt Hà, Võ Thị Hảo, Trần Thu Hằng, Mạc Can, Thùy Dương, Châu Diên, Nguyễn Xuân Khánh, Chu Lai, Nguyễn Một, Bảo Ninh, Dương Hướng, Trịnh Thanh Phong, Nguyễn Bình Phương, Đoàn Minh Phượng, Hồ Anh Thái, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Đình Tú... Ngoài ra, chúng tôi mở rộng phạm vi nghiên cứu tới một số tác phẩm văn học trước đổi mới 1986 và văn học nước ngoài để có cái nhìn đối sánh nhằm làm rõ hơn đối tượng nghiên cứu. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học Đây là phương pháp xuyên suốt của luận án vì tâm linh là một lĩnh vực của văn hóa, là biểu hiện của văn hóa trong văn học. Tiếp cận từ hướng nghiên cứu văn hóa học sẽ cho phép luận án làm sáng tỏ bối cảnh xuất hiện yếu tố tâm linh, phân tích các biểu tượng, các mã nghệ thuật phức tạp, đa tầng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 4.2. Phƣơng pháp hệ thống Phương pháp này cho phép luận án nhìn tâm linh như một lĩnh vực của tiểu thuyết, coi yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết như một “hiện thực” của văn học và văn hóa. 4.3. Phƣơng pháp so sánh Để có cái nhìn sâu hơn về đối tượng, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết đương đại trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại để thấy được sự tiếp thu và kế thừa, cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại so với tiểu thuyết giai đoạn trước đó. 4.4. Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học và tự sự học Phân tích và tiếp cận này sẽ giúp luận án phân tích những yếu tố hình thức và cách tổ chức truyện kể nhằm biểu đạt một cách hiệu quả tâm linh trong văn học. 4.5. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành Với cách tiếp cận văn học từ những góc độ khác nhau như văn hóa học, tâm lý học, phân tâm học… sẽ giúp luận án nhìn vấn đề nghiên cứu từ nhiều giác độ khác nhau. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Khẳng định sự xuất hiện của yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết đương đại như là nhân tố làm thay đổi cấu trúc của thể loại tiểu thuyết qua những phương diện cơ bản: quan niệm về hiện thực, quan niệm về con người, phương thức trần thuật,... 4 5.2. Từ những phân tích cụ thể về phương diện biểu hiện và phương thức biểu đạt yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, luận án cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết trong quá trình vận động và phát triển. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Luận án soi tỏ thêm một phương diện quan trọng về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực 6.2. Là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập nghiên cứu về văn học Việt Nam nói chung và về tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án được triển khai thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lí luận về sự xuất hiện của vấn đề tâm linh và yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Chương 3: Yếu tố tâm linh và sự thay đổi nhãn quan tư duy tiểu thuyết Chương 4: Phương thức thể hiện yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu về tâm linh và văn hóa tâm linh Vấn đề tâm linh đã được đặt ra từ thời nguyên thủy gắn với tâm lí sợ hãi của con người trước thế giới tự nhiên bao la, rộng lớn. Ngay từ khi biết nhận thức, con người đã mong muốn hiểu và khát vọng giải thích thế giới. Bởi thế, nghiên cứu về tâm linh được đặt ra và đã trở thành vấn đề chung của nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực. Dù có nhiều hướng nghiên cứu tâm linh nhưng có thể quy về ba hướng cơ bản: nghiên cứu tâm linh từ triết học và tôn giáo; nghiên cứu tâm linh từ phân tâm học và tâm thần học; nghiên cứu tâm linh từ văn hóa học. 1.1.1. Nghiên cứu tâm linh từ triết học và tôn giáo Tâm linh luôn hiện hữu trong tâm tưởng con người. Đó là lĩnh vực tinh thần, phi vật chất, siêu lí và siêu nghiệm. Trong quan điểm, tư tưởng triết học, tôn giáo từ cổ đại đến hiện đại ở cả phương Đông và phương Tây, tâm linh là một phạm trù có ý nghĩa quan trọng. Ở phương Đông, Ấn Độ là đất nước có lịch sử triết học và tôn giáo phát triển sớm nhất. Triết học và tôn giáo Ấn Độ đã đặt ra và giải quyết về vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, tâm lí, tâm linh. Các bộ kinh Ấn Độ giáo đã lưu giữ những tập tục, nghi lễ, cúng tế, ma thuật, thừa nhận sự tồn tại của linh hồn bất tử, thừa nhận luật nhân quả và thuyết luân hồi - nghiệp báo. Sau thời kỳ Ấn Độ giáo, Phật giáo ra đời cũng luận về thuyết luân hồi và nghiệp, cũng tìm con đường giải thoát ra khỏi vòng luân hồi. M.Ludwig trong công trình Những con đƣờng tâm linh phƣơng Đông cho rằng: “Con đường tôn giáo chính là con đường dẫn tới một cuộc sống tiềm ẩn sự hài hòa linh thiêng trong thế giới này cũng như trong xã hội người. Vì vậy không hề có vực thẳm ngăn cách giữa phần thiêng liêng với phần trần trụi của đời sống, giữa mối băn khoăn về tâm linh với những băn khoăn rất con người của đời thường, bởi vì tất cả đều cân bằng và hài hòa” [118; 13]. 6 Khám phá phương Đông huyền bí, công trình Hành trình về phƣơng Đông của Blair T.Spalding đã ghi lại cuộc hành trình của các nhà khoa học Hoàng gia Anh tới Ấn Độ, nhằm khám phá những giá trị tâm linh vĩnh hằng như chiêm tinh học, nguyên lí hoán cải số mạng, cõi vô hình… Người phương Đông nói chung và người Ấn Độ nói riêng đều thừa nhận có sự tồn tại của một thế giới vô hình: “Nếu ta cứ khăng khăng cho rằng những gì không nghe được, không nhìn được đều không hiện hữu thì thật là một sai lầm tai hại. Có biết bao nhiêu sự kiện xảy ra mà giác quan giới hạn của con người không thể cảm nhận, cho đến một ngày nào họ khai mở các giác quan khác” [174;76]. Các nhà chiêm tinh học Ấn Độ dự báo rằng: “Thế kỉ 20 bắt đầu với sự phát triển cực thịnh của thuyết Duy vật. Con người sẽ bị thúc đẩy vào các sự kiện vật chất, họ sẽ gặp các thử thách mà nhu cầu của bao tử, khoái cảm xác thân tranh đấu với nhu cầu của tâm linh một cách mãnh liệt. Đến khoảng 25 năm cuối, từ 1975 trở đi thì phong trào Duy tâm sẽ phát triển mạnh mẽ và được phổ biến sâu rộng để thúc đẩy sự tiến hóa tâm linh” [174; 85, 96]. Trác Tân Bình trong cuốn Lí giải tôn giáo đã trình bày và lí giải tôn giáo Trung Quốc và các tôn giáo lớn trên thế giới nhằm đạt đến sự lí giải chân thực thế giới tâm linh tôn giáo. Cuốn sách gồm có bốn phần: Tôn giáo là gì; Lịch trình tôn giáo; Nghiên cứu tôn giáo; Nghiên cứu Kitô giáo. Trong lời tựa cuốn sách, Trác Tân Bình viết: “Tôn giáo thuộc về thế giới tâm linh và đời sống tinh thần, nó có sức hấp dẫn thần bí, khiến cho người ta cảm thấy bối rối khó hiểu” [23; 9]. “Xét từ góc độ bảo tồn văn hóa dân tộc và hoằng dương giá trị văn hóa dân tộc, tôn giáo chính là thể chuyển tải linh hồn của dân tộc và chất môi giới của giao lưu văn hóa” [23; 10]. Khi nghiên cứu Lịch trình tôn giáo, Trác Tân Bình cho rằng: “Lịch trình tôn giáo phản ánh quá trình trải qua về mặt tâm linh của con người, đồng thời cũng là sự phản chiếu sinh động sự hình thành, phát triển tâm hồn của dân tộc chủ thể” [23; 161]. Ở phương Tây, các nhà triết học duy tâm xuất sắc của Hy Lạp cổ đại đã tìm hiểu vấn đề liên quan đến sự sống - chết của con người. Vấn đề tâm linh trong triết học và tôn giáo phương Tây từ trung, cận đại đến hiện đại đều đề cập đến những yếu tố siêu nhiên, siêu hình. Từ góc nhìn của triết học, tôn giáo, những vấn đề bản 7 thể luận, nhận thức luận, trong đó có nhận thức về con người ở chiều sâu bản thể, con người với đời sống tâm linh và con đường giải thoát đã trở thành trung tâm của nhiều quan điểm, học thuyết có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Henri Bergson (1859 - 1941) là một đại diện xuất sắc của trào lưu triết học trực giác. Khái niệm trung tâm trong triết học của ông là “tính kéo dài thuần túy”, "phi vật chất" và “cái đà sống”. Bàn về con người, ông cho rằng ở mỗi con người, ngoài “cái tôi bề mặt” còn có cái tôi bề sâu”. “Cái tôi bề mặt là cái tôi giao tiếp bên ngoài, ở đó các trạng thái tách rời nhau và do đó được hình dung bằng ngôn ngữ vốn được liên kết chính bằng những âm thanh và ngữ nghĩa phân biệt nhau” [119; 187]. Trong “cái tôi bề sâu” cái tôi đích thực, Henri Bergson đưa ra khái niệm “thời biến” để phân biệt với “thời gian” của đời sống bên ngoài: “Thời gian là cái vật lí, có thể nhận thức được bằng lí tính. Còn “thời biến” là cái tâm lí, và theo ông đây mới đích thực là đời sống như nó vốn có, và chỉ có thể cảm nhận được mà thôi” [119; 187]. Từ quan niệm như vậy, Henri Bergson chủ trương phải dùng trực giác để đi sâu nhận thức và khám phá những phương diện đích thực của đời sống và con người. Từ quan niệm của Bergson, ta thấy con người là một hiện hữu không chỉ có lí trí mà còn có nhiều chiều kích không dễ nắm bắt khác. Phân tâm học và Tôn giáo của Erich Fromm là công trình đi vào phân tích những vấn đề nền tảng của đức tin và nghi thức tôn giáo trong tiến trình lịch sử và những khám phá của phân tâm học liên quan đến tôn giáo. Vấn đề đức tin và tôn giáo theo Erich Fromm không phải là vấn đề Thượng đế mà là vấn đề con người: “Thượng đế không phải là biểu tượng quyền năng ở bên trên con người mà là biểu tượng quyền năng của chính con người” [165; 75]. Phân tâm học nghiên cứu bản chất con người đằng sau các biểu tượng tôn giáo và các biểu tượng phi tôn giáo. Erich Fromm chứng minh rằng chúng ta chỉ có thể “chữa trị tâm hồn” con người và chữa trị các căn bệnh của thời đại khi phân biệt được tôn giáo độc đoán và tôn giáo nhân bản. Mircea Eliade (1942 -1986) trong cuốn Thiêng và phàm bản chất của tôn giáo viết năm 1956 đã dẫn dắt người đọc vào lĩnh vực của cái thiêng, đó là Không gian thiêng và sự thiêng hóa thế giới, Thời gian thiêng và các huyền thoại, Tính thiêng 8 của tự nhiên và tôn giáo vũ trụ, Sự tồn tại của con ngƣời và sự sống đƣợc thánh hóa. Đời sống tôn giáo của loài người, toàn bộ kinh nghiệm sống của con người tôn giáo cũng như kinh nghiệm sống của con người không có ý thức tôn giáo được đặt trong cái nhìn đối chiếu giữa “thiêng” và “phàm”. Từ đó, tác giả kết luận: “Tóm lại, đa số người “không tôn giáo” vẫn còn mang theo những tôn giáo giả và huyền thoại đã mờ nhạt. Điều đó chẳng khiến chúng ta phải ngạc nhiên, vì con người phàm tục là hậu duệ của con ngƣời tôn giáo và không thể xóa bỏ lịch sử của nó, nghĩa là những hành vi của các tổ tiên có tôn giáo đã từng tạo ra nó như hiện nay” [61; 215]. Như vậy, triết học, tôn giáo phương Đông và phương Tây đưa ra cách nhìn nhận, lí giải về vấn đề tâm linh theo quan điểm khác nhau. Song các quan điểm, tư tưởng đó đều thừa nhận sự tồn tại của vấn đề tâm linh trong đời sống tinh thần của con người. 1.1.2. Nghiên cứu tâm linh từ phân tâm học và tâm thần học Sigmund Freud (1856 - 1939) là người sáng lập ra Học thuyết Phân tâm học. Những tác phẩm như Giải mộng (1900), Tâm lí bệnh lí học trong đời thƣờng (1904), Khái luận về phân tâm học (1910) của ông ngay khi mới ra mắt đã có một sức hút mãnh liệt trong các lĩnh vực y học, xã hội học, tâm lý học, văn học, các tôn giáo và các loại hình nghệ thuật. Ông đã nêu ra kết cấu 3 tầng của hạt động tâm lý con người, đó là “ý thức”, “tiềm thức”, “vô thức”, trong đó ý thức không phải là thực chất của hoạt động tâm lí mà chỉ là thuộc tính không ổn định của hoạt động tâm lí. Theo ông, “Quá trình tâm lí chủ yếu thuộc về tiềm thức, còn như quá trình tâm lí của ý thức chẳng qua chỉ là một động tác bộ phận được tách ra từ toàn bộ tâm linh” [120; 265]. Freud coi hoạt động tinh thần của mỗi con người được thể hiện ở ba cấp độ là tự ngã, bản ngã và siêu ngã, trong đó quan trọng nhất là tự ngã, phần nhân cách tối tăm và không thể biết được, tâm lí con người được ẩn giấu trong cõi vô thức, phần bên dưới của tảng băng. Phần chìm đó là cái sâu kín không những giấu kín người khác mà còn tự giấu ngay chính bản thân mình nữa. Trong “vô thức”, Freud quan niệm “libido” tức bản năng tính dục là hạt nhân cơ bản. 9 Karl Gustave Jung (1875 - 1961) là người nối nghiệp Freud. Năm 1911, Sigmund Freud và Karl Gustave Jung đã cùng nhau sáng lập ra Hiệp hội Phân tâm học quốc tế. Sau này, do những bất đồng trong quan niệm về Phân tâm học, K.Jung đã li khai khỏi hội Phân tâm học. Tuy nhiên, K.Jung vẫn theo đuổi lí thuyết “Vô thức” của Freud, có điều K.Jung chọn cho mình một lối đi riêng. Với K.Jung không chỉ có vô thức cá nhân mà còn có vô thức tập thể, vô thức tập thể tồn tại trong những huyền thoại, trong những giấc mơ, trong tôn giáo. Nếu Sigmund Freud phủ nhận thuộc tính xã hội, văn hóa lịch sử của vô thức, cho rằng hầu hết cách xử sự của con người và bất cứ trường hợp nào về tâm linh trong nghệ thuật hay trong một cá nhân là kết quả của sự “ức chế tình dục” thì K.Jung cho rằng “trong vô thức còn chứa đựng sự di truyền mang tính xã hội, thể hiện ở những phương thức như tô tem, ma thuật, nghi thức tôn giáo thời dã man, và cả sự di truyền lưỡng tính sinh vật - xã hội, tức là những kinh nghiệm xã hội được mô thức hóa về mặt sinh lí trong cơ thể con người, đặc biệt là trong hoạt động thần kinh của đại não” [119; 313]. Ông đưa ra những khái niệm hƣớng nội, hƣớng ngoại, những thuật ngữ như phức cảm, cổ mẫu, biểu tƣợng, phát hiện và phân tích tiềm thức như một hiện thực trong cấu trúc tâm lí con người. Trong cuốn Thăm dò tiềm thức, K.Jung đã phân tích cấu trúc tâm lí con người qua các phương diện như giấc mơ, tiềm thức, biểu tượng, linh hồn. Sự phân tích của Jung đã giúp độc giả có một cái nhìn vào chiều sâu của tâm hồn mình, chiêm nghiệm cơ cấu nhân cách của mình, hiểu về những hiện tượng âm thầm, u uẩn của đời sống. Roberto Assagioli (1888 - 1974) là người đã nghiên cứu tâm linh ở tầm khoa học. Hai nội dung chính mà tác giả Roberto Assagioli nghiên cứu là sự thể nghiệm và ý thức tâm linh. Trong cuốn sách Sự phát triển siêu cá nhân, ông đã trình bày khá sâu sắc về con người tâm linh dưới góc độ nghiên cứu khoa học. Tác phẩm có 3 phần: Cái siêu thức, Sự thức tỉnh tâm linh, Tính tâm linh trong đời sống hàng ngày. Trong đó, vấn đề tâm linh, siêu thức là mạch ngầm trong đời sống tinh thần con người được xem xét cả ba chiều: chiều văn hóa, chiều khoa học, chiều cá nhân từ chiều sâu đến đời thường trong sự vận động phong phú, sinh động của nó. Theo 10 Roberto Assagioli: “Tâm linh là tự bản thân nó là Tính hiện thực tối cao dưới dạng siêu việt, tức là tuyệt đối của nó, không có một giới hạn hay quy định cụ thể nào. Như vậy, Tâm linh tự nó vượt qua mọi giới hạn thời gian hay không gian, mọi liên hệ với vật chất. Theo bản chất của nó, Tâm linh là vĩnh hằng, vô hạn, tự do và phổ biến. Tính hiện thực cao nhất và tuyệt đối ấy không thể nào được biết tới về mặt trí tuệ vì nó vượt qua trí tuệ con người, nhưng nó lại có thể được nêu thành định đề về mặt lí trí, được phát triển về mặt trực giác và, ở một mức độ nào đó, được thể nghiệm về mặt thần bí” [9; 296]. Tác giả coi tâm linh là một tồn tại hiện thực cần nghiên cứu theo phương pháp tâm lí học, chống lại việc khai trừ hiện tượng tâm linh ra khỏi phạm vi nghiên cứu khoa học, giải phóng nó ra khỏi rào chắn của các thiên kiến bị dồn nén trong các tôn giáo, triết học và các hệ tư tưởng thần bí khác nhau. Từ đó, ông đã đề xướng một hướng nghiên cứu thực nghiệm về tâm linh, coi con người là một thực thể sinh học - tâm lí - tâm linh. Ông đi vào lí giải hiện thực của thế giới siêu thức, các giai đoạn của quá trình phát triển tâm linh và những vấn đề người ta gặp thấy ở đó, bàn về hiệu ứng của nó trong cuộc sống hàng ngày với những giá trị tinh thần của con người. Qua những nghiên cứu của các nhà phân tâm học, ta thấy từ vô thức, ý thức, tiềm thức đến siêu thức là những bước phát triển của ý thức tâm linh trong quá trình hoàn thiện cấu trúc tâm lí người từ S.Freud, K.Jung đến Assagioli. 1.1.3. Nghiên cứu tâm linh từ văn hóa học Lucien Lévy - Bruh (1857 - 1939) trong công trình nghiên cứu Kinh nghiệm thần bí và biểu tƣợng ở ngƣời nguyên thủy đã khái quát những đặc điểm tâm thức nguyên thủy, đó là tâm thức “coi thế giới vô hình, siêu nhiên và thế giới hữu hình, tự nhiên chỉ là một. Và hai nửa thế giới này luôn có sự giao tiếp qua giấc mơ, điềm báo, bói toán và lời của pháp sư” [25; 11]. Ở phần thứ nhất Kinh nghiệm thần bí của người nguyên thủy, Lucien Lévy - Bruh đã phân tích những vấn đề cụ thể như may rủi và ma thuật; điều bất thường, kinh nghiệm thần bí; những giấc mơ và những ảo ảnh; sự hiện diện của những người chết. Ở Phần thứ hai, Lucien Lévy - Bruh làm rõ những biểu tượng của người nguyên thủy qua việc phân tích bản chất, chức năng 11 của các biểu tượng; các kiểu hành động mang tính tượng trưng; việc dự báo mang tính tượng trưng. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng, “những người nguyên thủy cũng tự cảm thấy có cuộc tiếp xúc trực tiếp và thường trực với một thế giới vô hình, không kém phần có thật như thế giới hữu hình; tiếp xúc với người chết của họ, mới chết hoặc đã lâu, với các “thần linh”, với các thế lực ít hay nhiều được nhân hóa, cuối cùng tiếp xúc với các cá nhân đủ loại, có mặt đông đảo trong các huyền thoại” [25; 20]. Qua đây, ta thấy rằng từ thời nguyên thủy, đời sống tâm linh của con người đã biểu hiện khá phong phú. Robert Lowie (1883 - 1957) trong công trình Không gian văn hóa nguyên thủy (Nhìn theo lý thuyết chức năng) đã phân tích các vấn đề mà ông cho là then chốt trong việc hiểu các nền văn hóa nguyên thủy: hôn nhân, gia đình, tài sản, các hiệp hội, chính quyền, pháp luật và những hình thức khác nhau của các nhóm họ hàng, anh em, xã hội và chính trị. Trong sự phân tích của ông về tài sản, Robert Lowie chú ý đến Tài sản phi vật chất. Ông nhấn mạnh đến tính cá thể của những tài sản phi vật chất của các thổ dân vùng Đồng cỏ: “Điểm then chốt của tôn giáo trong các thổ dân vùng Đồng cỏ bao gồm những quan niệm và hành vi gắn liền với ảo ảnh. Đôi khi, những ảo ảnh này cứ tự nhiên đến thăm người may mắn được các thần linh ban thưởng, nhưng thường hơn là những giấc mộng xuất hiện dễ dàng sau cơn đói bụng nhiều ngày trên đỉnh một ngọn đồi cô tịch (…). Nếu trong mộng, anh ta gặp một con bò rừng mách cho anh ta biết cách dùng một hỗn hợp nào dó những rễ cây để chữa các vết thương, anh ta bèn làm nghề chữa bệnh, và công việc có hiệu quả sẽ mang tới cho anh ta vinh quang và giàu có. Nếu anh ta được hướng dẫn cách tổ chức một hội nhảy múa cùng một số bài hát và những biểu thị, thì về sau anh ta trở thành người sáng lập ra một tổ chức như vậy. Nhờ đó, anh ta có uy tín lớn lao và có thể có cả những lợi lộc khác” [113; 305]. Qua đây, ta thấy cuộc sống của các thổ dân rõ ràng chịu sự chi phối của một thế lực vô hình, họ tin vào sự dẫn dắt của những điều thần bí, tin vào chiêm mộng, tin vào cái “thiêng”. James George Frazer (1854 -1941), nhà nhân loại học, nhà folklore học và nhà lịch sử tôn giáo của nước Anh trong tác phẩm Cành vàng đã nghiên cứu sự tiến triển 12 của tư duy nhân loại ở vào bước ngoặt quan trọng nhất là từ tư duy ma thuật chuyển sang tư duy tôn giáo thông qua các tư liệu huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết, phong tục tập quán, lễ hội. Đây được xem là công trình văn hóa đồ sộ của nhân loại, bộ bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy. Cành vàng của J.Frazer đã xây dựng lý thuyết phổ quát về sự tiến hóa của tư duy nhân loại qua ba phương thức quan hệ với tự nhiên là ma thuật, tôn giáo và khoa học. George James Frazer cho rằng: “Tôn giáo là việc cầu phúc hay là việc hòa giải những thế lực cao cấp hơn con người, những thế lực này, như người ta nghĩ, chỉ huy và điều hành dòng chảy của tự nhiên và đời sống con người. Tôn giáo được định nghĩa như vậy bao gồm hai thành tố, một mang tính lí thuyết và một mang tính thực hành; biết rằng đó là một tín điều vào những thế lực cao cấp hơn con người và một cố gắng để làm cho những thế lực đó trở thành thế lực bảo hộ hay để làm vừa lòng những thế lực ấy” [161; 94]. Trong công trình này, George James Frazer đã miêu tả lại tục sùng bái linh hồn, sùng bái đất đai, những tập tục kiêng kị, bói toán, tế lễ… của người nguyên thủy. Đặc biệt, ông cho rằng có mối liên hệ giữa nghi thức tế thần với sáng tác văn học. Điều này đã chứng tỏ rằng, từ xa xưa trong thần thoại - thể loại văn học xuất hiện sớm nhất trong các thể loại văn học đã có sự hiện hữu của yếu tố tâm linh. Các công trình nghiên cứu nói trên khi nghiên cứu các cộng đồng người nguyên thủy đã khẳng định đời sống của người nguyên thủy luôn gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, ma thuật, tế lễ, chiêm mộng... Dưới góc độ văn hóa, tâm linh đã được khẳng định là một hiện tượng, một phạm trù văn hóa mang tính lịch sử, mang tính phổ biến của xã hội loài người từ thời nguyên thủy. Cho đến ngày nay, tâm linh vẫn tồn tại như một thành tố văn hóa không thể thiếu trong đời sống của con người. 1.2. Nghiên cứu về tâm linh và văn hóa tâm linh ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về tâm linh ở Việt Nam trƣớc 1986 Ở Việt Nam trước 1986, người mở đầu nghiên cứu về văn hóa, phong tục là nhà nghiên cứu Phan Kế Bính. Trong công trình Việt Nam phong tục (1915), Phan Kế Bính đã biên khảo về phong tục Việt Nam trong gia tộc, phong tục trong hương đảng và phong tục xã hội, trong đó nhiều phong tục là sự thể hiện của đời sống tâm 13 linh người Việt. Trong gia tộc, những phong tục như phụng sự tổ tông, thần hoàng, tang ma, cải táng, kị nhật, tứ thời tiết lập, cầu tự; phong tục hương đảng như sự thần, việc tế tự, đại hội, lễ kì an, chùa chiền; phong tục xã hội như Nho giáo, Phật giáo, Lão Tử giáo, Gia Tô giáo, toán số, tướng thuật, phù thủy, thanh đồng, đồng cốt, cô hồn... đều là sự phản ánh đời sống tâm linh phong phú của người Việt. Theo ông, phong tục có cả tục hay và tục dở, tục gì hay là quốc túy thì giữ lấy còn tục dở thì bỏ đi. Tiếp sau Phan Kế Bính, học giả Đào Duy Anh trong công trình Việt Nam văn hóa sử cƣơng in bản đầu tiên năm 1938 đã nghiên cứu về di sản văn hóa trong dòng chảy lịch sử. Công trình của ông đã thâu tóm các mặt sinh hoạt vật chất lẫn đời sống tinh thần của người Việt. Trong đó tín ngưỡng và tế tự người Việt ở gia tộc, tế tự ở hương thôn, tế tự của quốc gia, tế tự dân gian được coi là một mặt sinh hoạt tâm linh quan trọng gắn với đời sống tinh thần người Việt. Về tế tự ở gia tộc, theo ông sùng bái tổ tiên là quan trọng hơn cả. “Theo tín ngưỡng ấy thì người ta sống là nhờ hồn phách phụ vào thân thể. Hồn là cái linh phụ vào phần khí của người, là phần khinh thanh, người ta chết thì bay lên không; còn phách là cái linh phụ thuộc vào phần hình của người, là phần trọng trọc, khi ta chết thì tiêu xuống đất” [3;189]. Trong đời sống người Việt “mỗi khi gia đình có điều vui, điều buồn, điều mừng, điều sợ thì linh hồn tổ tiên cũng dự một phần” [3;190]. Còn tế tự ở hương thôn có sự thờ thần Thành hoàng, thờ Thổ địa và thờ Phật. Tế tự của quốc gia là việc của vua tế tự Trời, tế tự các thần đất, thần lúa cùng thần tứ trời. Trong dân gian, tế tự hết sức phức tạp gắn với các tín ngưỡng, tôn giáo với cả mặt tích cực và hạn chế. Hai công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa của học giả Phan Kế Bính và Đào Duy Anh tuy không phải là những công trình nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề tâm linh. Tuy nhiên, những vấn đề thuộc về tâm linh trong đời sống người Việt đã được tìm hiểu với tư cách là một phương diện quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó tôn giáo, tín ngưỡng, tục lệ, tế lễ... là những biểu hiện cụ thể của đời sống tâm linh người Việt. 14 1.2.2. Nghiên cứu về tâm linh ở Việt Nam sau 1986 Trước 1986, suốt một thời gian dài, tâm linh bị đồng nhất với mê tín dị đoan, bị nhìn nhận như là sự đối lập với chủ nghĩa xã hội, với nhận thức tiến bộ. Từ sau 1986, vấn đề tâm linh được Đảng và Nhà nước nhìn nhận một cách khách quan. Những phương diện thuộc về tâm linh như tôn giáo, tín ngưỡng được đánh giá một cách đúng đắn. Nhiều công trình nghiên cứu văn hóa đã nghiên cứu các biểu hiện của tâm linh trong đời sống cộng đồng người Việt. Nguyễn Đăng Duy với công trình Văn hóa tâm linh đã nghiên cứu văn hóa tâm linh người Việt ở miền Bắc trong các lĩnh vực: tín ngưỡng, thần thánh, trời đất, thờ mẫu, tang ma, thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo lớn. Tác giả đã khái quát về tâm linh trong mọi mặt đời sống: cá nhân, gia đình, tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan và cả tâm linh trong văn học nghệ thuật. Trần Lê Bảo trong công trình Văn hóa Việt Nam (Một số vấn đề văn hóa Việt Nam và văn hóa Việt Nam hiện đại) đã đem đến một cái nhìn toàn diện và tổng thể về nền văn hóa phong phú của Việt Nam từ thời tiền sử và sơ sử, văn hóa Văn Lang - Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa cận đại - thời chống Pháp và văn hóa hiện đại. Trong các thành tố văn hóa, lĩnh vực văn hóa tinh thần với các nghi lễ, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ tết, lễ hội đã khẳng định sự tồn tại của tâm linh trong lịch sử quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa dân tộc. Nguyễn Duy Hinh trong công trình nghiên cứu Tâm linh Việt Nam đã đi vào nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của tâm linh và văn hóa tâm như phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi. Từ việc xây dựng hệ thống những quan niệm về tâm linh, Nguyễn Duy Hinh đã làm rõ vấn đề tâm linh người Việt thông qua bốn yếu tố cơ bản là Trời - Thiên, Đất - Địa, Nước - Thủy, Người - Nhân. Từ đó, tác giả cũng đặt ra vấn đề cần nhận thức vai trò của tâm linh trong lịch sử cũng như thời đại hiện nay. Thần và Ngƣời đất Việt của Tạ Chí Đại Trường là một công trình quan trọng nghiên cứu cách thức suy nghĩ và ứng xử của người Việt trong đời sống tâm linh. Thần, ngƣời và đất Việt còn là một bức tranh đa sắc về các hệ thống thần linh của người Việt. Từ đó, ta thấy được quan niệm về sự tồn tại thế giới siêu nhiên trong 15 tâm thức người Việt và quan niệm đó luôn chi phối, tác động đến đời sống con người. Qua những công trình nghiên cứu nói trên, ta nhận thấy tâm linh là một phương diện tinh thần đã thấm sâu vào tâm thức cộng đồng người Việt và được coi là một mặt quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Tâm linh là những giá trị tinh thần bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn tồn tại một cách vô hình, trừu tượng, rất khó nắm bắt nhưng lại không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng trong quá trình xây dựng và phát triển bao giờ cũng có điểm tựa tâm linh thiêng liêng, ẩn chứa trong tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục... Song tuyệt đối hoá vai trò của tâm linh hay đồng nhất tâm linh với chủ nghĩa duy tâm, với mê tín dị đoan đều là những cách nhìn lệch lạc. Khi tiếp cận với vấn đề tâm linh, ta cần loại bỏ những yếu tố có màu sắc thần bí và mê tín dị đoan, hướng tới những giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp. 1.3. Nghiên cứu về tâm linh trong văn học Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu về tâm linh trong văn học Việt Nam trƣớc 1986 Trong văn học Việt Nam kể từ văn học dân gian với các thể loại như thần thoại, thuyền thuyết, sử thi, ca dao, tục ngữ cho đến khi hình thành nền văn học viết, yếu tố tâm linh là một phương diện quan trọng, một nét đặc trưng làm nên giá trị độc đáo của tác phẩm văn học và giá trị văn hóa của dân tộc. Từ hướng tiếp cận văn hóa, chuyên luận Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bích Hà đã nhận diện, phân tích và lí giải mối quan hệ “Tín ngưỡng và mã tín ngưỡng trong văn học dân gian”. Trong mối quan hệ đó, tín ngưỡng như là chỗ dựa tâm linh cho sự sáng tạo nghệ thuật đồng thời tín ngưỡng còn được nghệ thuật hóa để trở thành những biểu tượng nghệ thuật mang ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa nhân văn. Chuyên luận chỉ rõ dấu vết tín ngưỡng trong các thể loại dân gian, nhằm khẳng định tín ngưỡng là chỗ dựa tâm linh cho sự sáng tạo nghệ thuật và tín ngưỡng mang ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, qua đó thể hiện tâm thức người Việt. 16 Đến thời kì trung đại, tín ngưỡng tôn giáo của người Việt là sự hoà đồng đan xen, vừa có cái “duy lí” của Nho giáo lại có cái “tâm linh” của Phật giáo và cái “siêu việt” của Lão Trang. Sở dĩ như vậy vì suốt thời kì trung đại, tư tưởng văn hóa các nước phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng là hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên”. Từ nhận thức sâu sắc về sự tác động và ảnh hưởng của triết học, của tôn giáo, tín ngưỡng, nhiều tác phẩm văn học trung đại thấm nhuần yếu tố tâm linh tôn giáo, coi đó là nguồn cảm hứng vô tận, là ngọn nguồn của nghệ thuật. Yếu tố tâm linh trong văn học trung đại đã được nhiều tác giả tham gia nghiên cứu, tiêu biểu có các công trình, các bài nghiên cứu như: Trần Thị Băng Thanh, Cảm nghĩ về thơ Trần Nhân Tông [179]; Nguyễn Phạm Hùng, Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền [89]; Phạm Ngọc Lan, Trần Nhân Tông và cảm hứng Thiền trong thơ [111]; Lê Thị Thanh Tâm, Con ngƣời hành hƣơng trong thơ Thiền Lí Trần và Đƣờng Tống [199]; Con ngƣời giải thoát và con ngƣời mộng huyễn nhƣ là nguồn cảm hứng lớn trong thơ Thiền Lí - Trần (so sánh với thơ Thiền Đƣờng Tống) [200]; Nguyễn Công Lý với các bài nghiên cứu Mối quan hệ giữa Phật giáo với văn học [123]; Tinh thần dung hợp tƣ tƣởng Phật - Lão -Nho trong văn học Phật giáo thời Lí - Trần [124]; Về kiểu tƣ duy nghệ thuật trực cảm tâm linh trong văn chƣơng (qua khảo sát văn học Phật giáo Việt Nam) [125]; Hà Ngọc Hòa, Quan niệm con ngƣời trong thơ Thiền của Trần Nhân Tông [83]; Hoàng Quốc Hải, Thơ thiền Lí - Trần - nguồn tƣ duy minh triết [75]; Đoàn Thị Thu Vân, Quan niệm con ngƣời trong thơ Thiền Lí - Trần [215]… Các công trình, các bài nghiên cứu nói trên đều nhận thấy mối quan hệ giữa tôn giáo với văn học và khẳng định tâm linh là một mặt không tách rời với văn hóa tinh thần dân tộc. Trong thời kì trung đại, thế giới tâm linh là sự phản chiếu thế giới quan và niềm tin của con người trung đại vào thế giới siêu nhiên, vô hình. Công trình Văn học trung đại Việt Nam và những vấn đề tâm linh do nhà nghiên cứu Lê Thu Yến chủ biên đã nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề tâm linh trong văn học trung đại. Tác giả đã khái quát những vấn đề chung và đi vào những dạng thức tâm linh như Trời Phật, Thánh Thần; Phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy; Cầu cúng, khấn vái; 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan