Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Y tuong lam giau _1 25_

.PDF
177
379
104

Mô tả:

Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club MỤC LỤC Lời mở đầu.................................................................................................................................... 2 1. Ý tưởng cho thuê đồ chơi ........................................................................................................ 4 2. Ý tưởng công viên trẻ em ...................................................................................................... 17 3. Ý tưởng vườn thú trẻ em ....................................................................................................... 29 4. Ý tưởng nấu ăn di động ......................................................................................................... 36 5. Ý tưởng quảng cáo chi phí thấp ............................................................................................ 46 6. Ý tưởng thiết kế cảnh quan.................................................................................................... 52 7. Ý tưởng nghiên cứu – chuyển giao ....................................................................................... 57 8. Ý tưởng phòng xả stress ........................................................................................................ 63 9. Ý tưởng cơm nắm mang đi.................................................................................................... 68 10. Ý tưởng đầu tư vào nhân tài ................................................................................................ 76 11. Ý tưởng bán hàng giùm ....................................................................................................... 81 12. Ý tưởng thể dục cho nữ ....................................................................................................... 86 13. Ý tưởng thực phẩm sơ chế................................................................................................... 92 14. Ý tưởng mua bán đồ cũ........................................................................................................ 97 15. Ý tưởng chợ người làm...................................................................................................... 105 16. Ý tưởng quán nướng đặc sản............................................................................................. 111 17. Ý tưởng cà phê đường phố ................................................................................................ 116 18. Ý tưởng đánh bóng xe........................................................................................................ 130 19. Ý tưởng câu cua giải trí ..................................................................................................... 136 20. Ý tưởng bán hoa trong chậu .............................................................................................. 141 21. Ý tưởng làm đẹp món ăn ................................................................................................... 146 22. Ý tưởng đồ ăn tự phục vụ .................................................................................................. 153 23. Ý tưởng bán hàng cặp đôi.................................................................................................. 159 24. Ý tưởng bánh nghệ thuật ................................................................................................... 168 25. Ý tưởng ẩm thực cho bé .................................................................................................... 172 1 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club LỜI MỞ ĐẦU Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vật chất, tinh thần … của con người ngày càng tăng cao. Để có thể đáp ứng được các nhu cầu này của mình con người phải học tập, lao động … để tạo ra các nhu cầu đó hay nói một cách ngắn gọn là kiếm ra tiền. Nhà nhà, người người lao vào làm giàu thế nhưng quả thật con đường làm giàu đâu phải dễ dàng. Số đông người thất bại hoặc kiếm sống qua ngày, chỉ vài người bước lên đỉnh vinh quang. Hầu hết những người thất bại, kiếm sống qua ngày đành cam chịu chấp nhận cuộc sống nghèo nàn, bất hạnh, rất ít người trong số họ có đủ nghị lực để tiếp tục đứng lên. Mà cho dù họ có đứng lên hàng trăm, hàng ngàn lần cũng vậy, bởi làm giàu đâu chỉ cần có cái chí không thôi. Mỗi lần ra đường thật hoa mắt khi nhận ra nhu cầu của con người thay đổi đến chóng mặt. Và điều này sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh hơn, nhiều hình thức phong phú hơn … Đứng trước thực trạng này nhiều bạn đã tự hỏi: “Mình nên kinh doanh lĩnh vực nào để trở nên giàu có?”. Muốn sáng tác một áng thơ hay trước tiên nhà thơ phải có chủ đề ý nghĩa. Muốn khởi nghiệp thành công các bạn phải trả lời được câu hỏi trên một cách đầy đủ. Bỏ ra một ngày lướt hàng trăm trang web thấy ý tưởng kinh doanh nhiều hằng hà sa số. Thế nhưng hầu hết các ý tưởng kinh doanh ấy lại mắc vào các khuyết điểm như không mô tả rõ ràng, sao chép, vớ vẩn … Chính điều này đã làm cho các bạn khởi nghiệp trở nên lúng túng tự hỏi: “Ý tưởng đó khi mình áp dụng vào thực tế sẽ ra sao?”. Để làm nên thành công của một con người trong cuộc sống nói chung và trong lĩnh vực làm giàu nói riêng cần rất nhiều yếu tố. Trong đó hai yếu tố quan trọng nhất chính là hiểu hoàn cảnh chủ quan (bản thân mình) và hoàn cảnh khách quan (bối cảnh xã hội đương thời …). Như ông bà ta đã nói: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Đa số những bạn khởi nghiệp đều có khả năng hiểu bản thân mình, thế nhưng chỉ một số ít có năng lực (hiểu biết, kinh nghiệm) hiểu hoàn cảnh khách quan. Khi không hiểu hoàn cảnh khách quan mà lại chọn đại một con đường (ý tưởng) để theo đuổi thì xác suất thành công sẽ rất thấp. Thiết nghĩ rằng nếu các ý tưởng làm giàu được trình bày, phân tích, giải thích … một cách rõ ràng có thể giúp các bạn sau khi đọc nó nhận ra ý tưởng làm giàu đó có phù hợp với bản thân mình hay không, tác giả đã cho ra đời cuốn “Ý tưởng làm giàu”. “Ý tưởng làm giàu” được biên soạn dựa trên tri thức, kinh nghiệm … sâu sắc, phong phú của tập thể các cá nhân đã và đang thành đạt trên con đường làm giàu. Chính vì lí do đó mọi ý tưởng trình bày trong đây đều đạt các tiêu chí sau: - Mang tính mới, không ăn cắp, sao chép từ bất cứ ai. - Có tính khả thi cao, lĩnh vực kinh doanh bao quát: Vì khi đưa ra ý tưởng tác giả đứng ở góc độ người kinh doanh, do đó chỉ đưa ra các ý tưởng mang tính khả thi, giúp cho người thực hiện giàu có (chứ không đơn thuần là kiếm sống). Độ “giàu có” của ý tưởng thể hiện ý tưởng không “gói gọn” trong một phạm vi kinh doanh nào đó mà có thể “mở rộng” không ngừng. - Kinh doanh chân chính mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và cộng đồng: Mặc dù có rất nhiều ý tưởng kinh doanh nhưng tác giả chỉ chọn lọc những ý tưởng kinh doanh chân chính đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân và cộng đồng, bởi theo quan điểm của tác giả: Giàu ở đây là giàu ở nhiều lĩnh vực (trí tuệ, sức khỏe …), không chỉ mình giàu mà còn làm cho nhiều người khác giàu nữa. Thông qua những cống hiến của mình tác giả muốn đưa ra hàng 2 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club loạt những mô hình kinh tế khả thi để những người có hoàn cảnh tàn tật, bất hạnh, khốn cùng … có thể tìm thấy “ánh sáng” mà vươn lên thay đổi số phận. Như vậy Việt Nam ta, dân tộc ta mới trở nên hùng mạnh, giàu có để không còn bị lân bang ức hiếp. Điều đó thật có ý nghĩa biết bao! Trong từng ý tưởng tác giả sẽ trả lời phác thảo cho bạn những câu hỏi như: - Ý tưởng làm giàu đó là gì? - Nó có phù hợp với xu hướng xã hội đương thời hay không (khi nhìn nhận ở nhiều góc độ)? - Điều kiện cần và đủ để có thể thành công? - Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình tiến hành? Ở những sàn mua bán ý tưởng hiện nay, các tác giả ý tưởng thường không dám trình bày rõ ràng ý tưởng của mình bởi họ sợ người khác đánh cắp mất ý tưởng. Riêng đối với tác giả, tác giả nghĩ rằng việc tìm ra ý tưởng chỉ là khởi đầu cho sự nghiệp kinh doanh, để cho sự nghiệp ấy đi đến thành công cần rất nhiều yếu tố như: Phương pháp, năng lực, phẩm chất của người thực hiện … Do đó tác giả đã không giấu giếm các ý tưởng này mặc dù có ý tưởng rất đáng giá. Mỗi người sinh ra có một cái tài và cái tài đó cũng chỉ hạn chế trong một phạm vi nhất định. Bên cạnh đó, thời gian dành cho mỗi người không phải là vô tận. Khi chúng ta dành thời gian cho điều này chúng ta sẽ không có thời gian dành cho điều khác. Mỗi người chỉ được chọn một hoặc một vài việc để làm tốt khi còn sống trên đời. Có thể ý tưởng đó do tác giả nghĩ ra nhưng chỉ có bạn mới có thể thực hiện thành công nó. Điều đó không có gì là lạ. Hãy nghiền ngẫm thật kĩ trước khi chọn cho mình một con đường để theo đuổi bởi chính bạn là người tạo ra tương lai cho cuộc đời mình. Tác giả chỉ góp chút công sức giúp bạn có thể nhìn toàn cảnh, thấu đáo hơn “bộ phim” mà bạn sẽ tham gia đóng mà thôi. Phương châm của Chat Master Club là không dạy làm giàu theo kiểu nói dóc và quan niệm “bất cứ ai cũng có thể làm giàu được”. Chính vì vậy, sau khi tâm đắc với bất cứ ý tưởng nào các bạn có thể liên hệ với Chat Master Club để được hướng dẫn thực hiện. Chỉ cần bạn nói cho chúng tôi biết bạn là ai, đang sống trong một hoàn cảnh như thế nào, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm giàu thiết thực nhất phù hợp với bạn. Đừng e ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau đây nếu có bất cứ thắc mắc gì: Chat Master Club E-mail: [email protected] Chúc bạn gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp trong cuộc sống! Tác giả. 3 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club Ý TƯỞNG CHO THUÊ ĐỒ CHƠI 1. Ý tưởng. Có một lần vào thăm một trường mẫu giáo thấy các bé đang chơi các đồ chơi cũ tôi liền hỏi cô giáo: “Tại sao quanh năm suốt tháng trẻ cứ phải chơi những đồ chơi cũ như thế?”. Cô giáo bèn trả lời: “Tại vì nhà trường không có kinh phí!”. Trò chơi ở trẻ em không phải là một hoạt động theo bản năng, cũng không phải vì thừa năng lượng nên mới chơi mà vì do mâu thuẫn giữa nguyện vọng của trẻ em muốn được trực tiếp tham gia vào cuộc sống của người lớn với khả năng của chúng chưa được chuẩn bị đầy đủ nên đã nảy sinh trò chơi. Vậy trò chơi là một hình thức đặc thù độc đáo của trẻ em để thực hiện tác động tương hổ giữa chủ thể với môi trường chung quanh (trẻ em nhận thức thế giới thông qua trò chơi). Trong trò chơi trẻ mô phỏng lại cuộc sống của người lớn mà chủ yếu là chúng tái tạo các hành động, các quan hệ qua lại của họ một cách độc đáo bằng hành động và hình tượng, đồng thời khi tái tạo các quan hệ của người lớn, trẻ bộc lộ được thái độ, cảm xúc của mình. Khi chơi, trẻ sống một cuộc sống thực đầu tiên chính trong hoạt động chơi chứ không phải hoạt động nào khác, trẻ thực sự là một chủ thể tích cực hoạt động, giao tiếp và chủ động vận dụng các ấn tượng, các kinh nghiệm đã có để củng cố, khái quát thành kiến thức, để hình thành nhân cách. Chính vì vậy trò chơi là thực tiễn tự lực của trẻ em, là một hoạt động phản ánh tự lực và sáng tạo của trẻ cần được người lớn tổ chức hướng dẫn. Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người. Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em. Trò chơi là một hình thức dưỡng sinh của người lớn tuổi, giúp họ hăng hái, thư giãn, vui vẻ, trẻ trung ... Nhiều người trong chúng ta còn chưa đánh giá đúng mức sự ích lợi của trò chơi trong việc giáo dục thanh thiếu niên. Đôi khi họ còn cho rằng đó là một thứ công việc vô bổ, mất thời giờ ... Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Với người lớn, trò chơi là giải trí, thư giãn, giúp cho đầu óc bớt căng thẳng sau những giờ làm việc mệt nhọc. Với trẻ em, ngoài sự giải trí, trò chơi còn là một nhu cầu cần thiết cho sự phát triển Trí, Đức, Thể và Nhân Cách con người. Đối với các phong trào thanh thiếu niên, trò chơi là một lợi khí chính yếu trong những phương pháp giáo dục, giúp trẻ em rèn luyện và phát triển toàn mĩ các giác quan chính, làm cho trẻ khéo léo hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn. Trò chơi còn giúp trẻ biết quan sát và phản ứng nhanh, biết tôn trọng kỉ luật, biết tự chủ, từ đó nảy nở tình đồng đội, đoàn kết thương yêu nhau. Trò chơi được xem như một hình thức tổ chức cuộc sống cho trẻ, nó được xem như một phương tiện giáo dục trẻ có hiệu lực nhất, vì qua đó nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, nó còn là phương cách nhận thức thế giới của trẻ em. Trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện quan trọng. Nước Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan trọng và ích lợi của trò chơi trong công tác giáo dục, nên đã đưa bộ môn trò chơi vào trong chương trình giáo dục quốc gia. Nhà tâm lí học Kunkel người Anh nói: “Trò chơi là một phương tiện để tái tạo lại tâm lí ổn định cho một số em khó tính, dở người, vô trật tự ... vì trong lúc chơi, trẻ em không thu mình lại, chúng sẽ vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn ... Khi bị khép vào luật chơi, các em sẽ dần dần có trật tự, kỉ luật và sinh động hơn ....”. 4 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club Tóm lại, trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân được rèn luyện, giúp cho tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông cảm ... Trong một buổi sinh hoạt của thanh thiếu niên mà thiếu những trò chơi thì thật là buồn tẻ, gây nhàm chán cho các em với tổ chức. Trong khi chơi, trẻ nắm được các tiêu chuẩn đạo đức, các qui tắc hành vi một cách thực tiễn. Nhờ những mối quan hệ đa dạng trong trò chơi mà đứa trẻ tham gia đã hình thành được các phẩm chất đạo đức qúi giá như: Lòng nhân ái, vị tha biết giúp đỡ lẫn nhau, tính kỉ luật, tổ chức, ý thức tập thể sáng tạo. Trò chơi là một hình thức của hoạt động nhận thức. Nó giúp trẻ phát triển các giác quan, phát triển ngôn ngữ, tư duy hành động trực quan, tư duy trực quan hình tượng, phát triển óc tưởng tượng của trẻ em. Qua trò chơi, nhu cầu nhận thức của trẻ em sẽ được phát triển. Trẻ muốn biết nhiều hơn để tái tạo cuộc sống của người lớn, nói đúng hơn để làm trò chơi giống thật. Tạo cho trẻ trạng thái vui vẻ, lanh lợi, hoạt bát, tác động tốt đến sự tuần hoàn, trao đổi chất, giúp cơ thể phát triển nhanh, khỏe. Mục đích căn bản của trò chơi đó là: Phải dần dần biến trò chơi thành thói quen lao động. Trong khi chơi, trẻ làm quen dần với các loại hình lao động của người lớn, giúp trẻ vừa mở rộng hiểu biết vừa rèn luyện được một số kĩ năng lao động tự phục vụ, biết qúi trọng lao động. Thông qua trò chơi, trẻ phản ánh được mối quan hệ xã hội của người lớn và cũng qua đó, trẻ cảm thụ được cái đẹp. Trò chơi là sự chuẩn bị thói quen lao động và nó dần dần phải được thay thế bằng lao động. Với mục đích này, người lớn phải làm sao cho trò chơi không trở thành nguyện vọng duy nhất của trẻ, không làm nó lãng quên hoàn toàn các mục đích xã hội và cần phải làm sao để trò chơi có tác dụng giáo dục những thói quen tâm lí và thể lực cần thiết cho công việc. Ở lứa tuổi còn nhỏ, mục đích của các trò chơi mang tính chất bắt chước thuần túy và có thể gọi đó là những mục đích mang tính chất ước lệ. Càng lớn, mục đích trò chơi càng được tính toán cẩn thận và có động cơ rõ ràng. Để có thể đạt được mục đích trò chơi chúng ta cần có những hình thức sinh động vui tươi, lôi cuốn dần đứa trẻ vào lĩnh vực lao động. Đây là một quá trình diễn ra chậm chạp song liên tục. Sự chuyển từ trò chơi sang việc tổ chức cuộc sống và lao động diễn ra như sau: - Các mục đích có yếu tố lí trí nhiều hơn. - Các phương pháp tiến hành thực tế hơn. - Các kĩ năng tổ chức hình thành khi chơi có thể được chuyển thành kĩ năng tổ chức lao động cuộc sống. - Bước chuyển tiếp từ trò chơi sang công việc thường quá đột ngột, không đem lại hiệu quả giáo dục. Một hình thức chuyển tiếp nhẹ nhàng, hợp lí sẽ giúp cho trẻ phấn chấn hơn trong khi thực hiện một công việc thực thụ nào đó. Ví dụ: Thay vì cho đi nhặt rác xung quanh trường, chúng ta có thể tổ chức trò chơi lấy tên là: "Tìm và diệt", có thể sẽ làm thú vị hơn công việc và đạt hiểu quả giáo dục cao hơn. Trò chơi của trẻ em thường trải qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi một phương pháp điều khiển khác nhau, thích ứng với sự phát triển của trẻ. Giai đoạn thứ nhất (chưa đến trường): Từ hai tuổi đến bốn - năm tuổi. Đây là giai đoạn chơi trong phòng, là thời kì đồ chơi. Đặc điểm của giai đoạn này là trẻ thích chơi một mình, ít khi cho bạn khác cùng chơi. Đây là giai đoạn khả năng cá nhân của trẻ được phát 5 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club triển, đừng ngại chơi một mình khi lớn lên đứa trẻ sẽ trở thành ích kỉ mà hãy tạo điều kiện để cho trẻ được chơi một mình. Song cần nhớ đừng để giai đoạn này kéo dài mà kịp thời chuyển sang giai đoạn hai. Trong giai đoạn này, đồ chơi là trung tâm của trò chơi: Đồ chơi thường có 3 loại: - Đồ chơi thành phẩm: Búp bê, xe ... - Đồ chơi bán thành phẩm: Đòi hỏi trẻ phải hoàn thành các phần còn lại, ví dụ: Tranh cắt rời, các hình khối xếp hình ... - Đồ chơi vật liệu: Đất sét, gỗ ... Mục đích cần đạt được của trò chơi ở giai đoạn một đó là: - Để cho trẻ tự chơi. - Không bỏ dở trò chơi, cần làm đến nơi đến chốn. - Hiểu được giá trị nhất định của mỗi thứ đồ chơi, biết giữ gìn và thu dọn gọn gàng sau khi chơi. Giai đoạn thứ hai (đến trường): Từ 6 tuổi đến 11-12 tuổi. Cần giúp trẻ chuyển tiếp một cách thuận lợi từ hình thức chơi một mình sang hình thức chơi nhóm cùng với bạn bè. Ở giai đoạn này, trẻ thích những trò chơi hiếu động, thích những trò chơi ở ngoài trời. Điều khiển trò chơi ở giai đoạn này khó khăn hơn vì chúng không còn chơi trong phòng trước mặt bố mẹ chúng, mà ở ngoài sân, nơi công cộng, ở trường học, phạm vi vui chơi được mở rộng (có nhiều bạn bè), ở đây trò chơi được tổ chức tốt hơn vì có sự giúp đỡ của thầy cô giáo (những nhà sư phạm lành nghề). Đứa trẻ hoạt động như một thành viên của xã hội, nhưng đó là xã hội của trẻ nhỏ chưa có kỉ luật nghiêm minh cũng như sự kiểm tra của xã hội. Trong trường hợp này, nhà trường đóng vai trò quan trọng, mang lại cho trẻ cả hai thứ còn thiếu đó, nhà trường chính là hình thức chuyển tiếp sang giai đoạn thứ ba của trò chơi. Ghi chú: Trong những gia đình ở thành phố, có điều kiện cho con cái đến trường mẫu giáo vào độ tuổi ba, bốn trở lên thì giai đoạn thứ hai này sẽ đến với những đứa trẻ đó sớm hơn. Giai đoạn thứ ba: Đứa trẻ đã hành động như một thành viên của tập thể, một tập thể không chỉ vui chơi mà còn làm việc, học tập. Do vậy trò chơi ở lứa tuổi này có những hình thức tập thể nghiêm ngặt hơn, nó gắn liền với những khái niệm lợi ích tập thể, kỉ luật tập thể. Ở giai đoạn thứ ba, việc điều khiển trò chơi đã không còn nằm trong tầm tay bố mẹ nữa mà chuyển sang cho tổ chức nhà trường hoặc các đoàn thể. Mặc dù vậy, bố mẹ vẫn có khả năng tác động tốt với tính tình của đứa trẻ bằng cách giúp nó không chỉ xem trò chơi là nguyện vọng duy nhất, giúp nó biết tự hào về thành tích đạt được của chính bản thân nó và của tập thể, giúp nó rèn luyện đức tính "Thắng không kiêu, bại không nản". Trong ba giai đoạn phát triển trò chơi ở trẻ em, bố mẹ nói riêng, người lớn nói chung và nhất là các nhà sư phạm cần có những phương pháp điều khiển khác nhau của trò chơi. Song cần phải luôn nhớ tạo điều kiện cho đứa trẻ có khả năng tự lập, phát triển đúng tài năng của nó và sẵn sàng giúp đỡ trẻ khi cần. Như đã đề cập ở trên, bất kì trò chơi nào cũng mang một ích lợi trong việc giáo dục và rèn luyện nhất định: - Luyện tính tình: Các em trở nên vui vẻ, sôi động. Rèn luyện tính đồng đội, biết đoàn kết gắn bó với nhau để giành chiến thắng, phát triển năng khiếu tốt, sự can đảm, gan dạ, lòng vị tha ... 6 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club - Luyện ý chí và ý thức: Hăng say đua tranh để giành chiến thắng. Tự chủ, không rụt rè, sợ hãi, không bị lôi cuốn bởi nhiệt tình bồng bột. Chấp hành kỉ luật của trò chơi. Kiên nhẫn trong khi chơi. Biết sáng tạo, linh động. - Luyện giác quan: Với những trò chơi phản ứng nhanh, ghi nhớ, nhanh mắt, thính tai, lẹ tay, quan sát, tập trung tư tưởng ... (trò chơi kim, thò thụt, cái tát bất ngờ, bịt mắt bắt dê ...). - Tăng cường sức khỏe: Trò chơi thường được tổ chức ngoài thiên nhiên thoáng đãng, không khí trong lành. Có nhiều trò chơi cần đến sự vận động cơ bắp như: Chạy nhảy, kéo đẩy, mang vác ... - Trò chơi cũng có thể chữa trị cho những em bị trầm uất, bị căng thẳng hay suy nhược thần kinh ... - Trò chơi giáo dục các em biết ý thức công dân, những em biết tự giác tôn trọng luật chơi, khi lớn lên, cũng sẽ tự giác chấp hành đúng pháp luật của quốc gia, luật lệ của hàng xóm ... nếu các em không tự giác thì chúng ta phải uốn nắn dần dần. Việc phân loại trò chơi hiện nay vẫn chưa thống nhất, tuy nhiên dựa vào đặc điểm của trò chơi, ta có thể phân loại trò chơi như sau: A. Phân loại theo tính chất: + Năng động: - Trò chơi động: Là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến cơ bắp của người chơi như chạy nhảy, nhào lộn, kéo đẩy, gồng gánh, vượt chướng ngại ... - Trò chơi tĩnh: Là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, người chơi ít di chuyển cũng như ít vận động cơ bắp, những trò chơi tĩnh như bắn tên, ghi nhớ lâu ... + Không gian: - Trò chơi ngoài trời: Hầu như tất cả những trò chơi đều có thể chơi được ngoài trời, nhưng chúng ta phải lưu ý là sân chơi phải phù hợp với trò chơi. Thí dụ: Sân đất cứng, sân gạch hay xi măng ... thì không nên chơi những trò chơi mạnh bạo, có thể té ngã gây thương tích. Sân có nhiều cây cối, chướng ngại ... thì không nên chơi rượt đuổi hay bịt mắt ... - Trò chơi trong nhà: Thường áp dụng trong giờ giải lao của một buổi hội họp, học tập ... hoặc vì mưa gió không thể chơi ngoài trời được. Trò chơi trong nhà thường là trò chơi tĩnh, ít di chuyển ... + Mức độ: - Trò chơi nhỏ: Là những trò chơi được tổ chức trong nhà hay trên sân bãi nhỏ, ứng dụng trong những sinh hoạt, học tập, họp mặt, tiệc vui ... và thời gian chơi cũng rất ngắn, chỉ khoảng 5 – 10 phút. - Trò chơi lớn: Là những trò chơi được dàn dựng công phu dựa theo một câu chuyện, một truyền thuyết, một lịch sử ... Cũng có khi dùng trò chơi lớn như một cách ôn tập các môn đã học. Trò chơi lớn được dàn dựng ở những địa thế rộng lớn như núi rừng đồng ruộng, sông biển ... Được tổ chức từ vài giờ đến vài ngày, cá biệt có những trò chơi dài đến hàng tháng. B. Phân loại theo mục đích: + Rèn luyện thân thể: Như nhảy cừu, ném bóng, người què cõng người mù chạy loạn … + Rèn luyện giác quan: Họa sĩ mù (người mù cõng người què, vừa luyện thân thể, vừa luyện giác quan). Tìm đồng hồ (cất dấu đồng hồ, nghe tiếng kêu của đồng hồ mà tìm), chim bay, cò bay, tìm nhạc trưởng … 7 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club + Rèn luyện trí nhớ: Trò chơi kim, hóa trang, ngắm hoa trong vườn (tạo một vườn hoa bằng vòng tròn vạch trên mặt đất, bỏ vào nhiều loại hoa trong đó, sau 3 phút, di chuyển đi nơi khác, mỗi em liệt kê lại trên giấy, em nào liệt kê lại đầy đủ thì thắng cuộc). + Rèn luyện phản ứng: Giật cờ, đổi lồng ... + Rèn luyện tinh thần đồng đội: Trò chơi lớn, kéo co, chạy tiếp sức (cũng là trò chơi rèn luyện thân thể). Trong tất cả sự phân loại này, thật ra trò chơi đều có sự đan chéo, hòa nhập lẫn vào nhau thành một khối thống nhất đó là thế giới độc đáo của trẻ em. Thử xét xem một trò chơi nhỏ với tên gọi: Trò chơi Cướp Cờ. Qua nội dung và luật của trò chơi này đã thấy rõ cả một tập thể, người thì ở trong tư thế tĩnh, các giác quan căng thẳng quan sát đối phương, người thì ở trong tư thế động, đang tìm cách cướp lấy cờ, người thì lo tổ chức bảo vệ vòng trong, vòng ngoài thật khéo sao cho cờ không bị mất ... các yếu tố động, tĩnh xen lẫn vào nhau khó có thể tách rời để xếp nó thành trò chơi động, tĩnh, thiết kế, trí tuệ ... Tuy nhiên, trong môi trường sinh hoạt hiện nay của chúng ta ở mức độ thanh thiếu niên, thì thường chia khái niệm trò chơi thành Trò Chơi Lớn và Trò Chơi Nhỏ là phổ biến nhất, trong phần Trò Chơi Nhỏ thì lại chia ra là Trò Chơi Vòng Tròn (mọi người đứng vây quanh thành một vòng tròn để chơi) đối với Trò Chơi Vận Động, Tập Thể (chia thành các phe để thi tài với nhau). Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội đủ 3 yếu tố sau: - Xây dựng bầu không khí. - Rèn luyện được kĩ năng. - Mang tính chất giáo dục. Thiếu một trong ba yếu tố trên, trò chơi sẽ trở thành phản tác dụng, có tai hại nhất thời hoặc sâu xa. Xây dựng bầu không khí: Trò chơi phải góp phần xây dựng một bầu không khí vui tươi, sống động, lôi kéo mọi người cùng tham gia, xóa bỏ xa lạ ngại ngùng, khép kín, thụ động, giải tỏa mọi căng thẳng, đem lại niềm vui và nụ cười (cần hỗ trợ một vài bài hát sinh hoạt ngắn, vui, vài tràng pháo tay hay múa tập thể đơn giản). Nhưng dẫu có vui thế nào, dẫu có cười đến chảy nước mắt đi nữa mà thiếu 2 yếu tố sau, thì niềm vui sẽ hời hợt chóng qua hay sượng sùng trơ trẽn. Rèn luyện được kĩ năng: Làm sao để cho các bài tập thể dục biến thành trò chơi phản xạ nhanh, tháo vát ... (con cò con bò con sò, thụt thò, dài ngắn cao thấp ...). Các bài khóa huấn luyện kĩ năng khô khan, biến thành trò chơi ứng dụng thực hành hiệu quả và hấp dẫn (đua xe tam mã, tìm vàng ...). Các bài toán rối trí biến thành trò chơi động não, suy luận, phân tích lí thú (em học toán) ... Như vậy qua nhiều lần chơi với các trò chơi khác nhau, các em đã nghiễm nhiên được rèn luyện từng chút một mà không hay biết. Không cần những bài khóa dài dòng tốn công sức và thời gian. Mang tính giáo dục: Yêu cầu này chúng ta không nhận thấy bộc lộ một cách rõ rệt nhưng lại hết sức quan trọng. Nó góp phần vun đắp tính nhân bản một cách âm thầm, tiệm tiến nhưng hiệu quả có thể nói là thấm thía sâu xa hơn so với các bài công dân, đạo đức, trong các trường lớp. Nó giúp các em nhận thức được tinh thần đồng đội và kỉ luật tập thể, tính trung thực trong khi thi đấu, mối tương quan ứng xử tốt đẹp trong xã hội, vâng phục người lớn, tôn trọng người khác ... 8 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club Con người, nhất là trẻ em, ai mà chẳng có nhu cầu vui chơi, giải trí, nếu như nhà trường, gia đình không biết tổ chức các trò chơi bổ ích, không có nhiều đồ chơi sẽ làm cho trẻ “chậm lớn” (cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng), thậm chí sinh bệnh. Hiện nay trên thị trường đang bày bán rất nhiều đồ chơi độc hại, bạo lực, nguy hiểm, mất vệ sinh … ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển trí tuệ, tình cảm, nhân cách của trẻ … Một thực trạng nữa là đồ chơi dành cho trẻ tốn quá nhiều tiền. Đối với những gia đình khá giả thì không nói làm gì, đối với những gia đình trung lưu trở xuống thì đây là vấn đề cần phải cắt giảm. Khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng ai ai cũng thắt lưng buộc bụng thế giới tuổi thơ của các em cũng bị thu hẹp theo. Chúng ta luôn hô hào “trẻ em là tương lai của đất nước” nhưng thực tế nhiều trẻ em vẫn chưa được gia đình, xã hội quan tâm đúng mức. Bằng cách nào đó chúng ta có thể chăm sóc, giáo dục … trẻ em nhiều hơn không? Bằng cách nào đó thu hẹp khoảng cách giữa trẻ em nghèo và trẻ em giàu để xã hội ngày càng phát triển hơn không? Tại sao các vật dụng khác cho thuê được mà đồ chơi lại không thể cho thuê? … Và thế là ý tưởng “Cho thuê đồ chơi trẻ em” đã ra đời. Khi ý tưởng này hiện thực trẻ em sẽ có rất nhiều trang web, nơi để đến chơi tại chỗ hay thuê đồ chơi mang đi bất cứ đâu để chơi. Phụ huynh có con không phải bận tâm quá nhiều vào việc chi tiền cho con chơi, bảo quản, sửa chữa đồ chơi như thế nào mà còn vui mừng vì con mình luôn có rất nhiều đồ chơi mới để phát triển sức khỏe, trí tuệ, kĩ năng … “Cho thuê đồ chơi trẻ em” sẽ mua mới hoặc thu mua lại đồ chơi cũ, sửa chữa, tu bổ, làm vệ sinh … rồi cho các em (thậm chí cả người lớn nếu thấy cần thiết) thuê để chơi (có hướng dẫn cách chơi). Khi đến với “Cho thuê đồ chơi trẻ em” các em nhỏ như đến với một thế giới tuổi thơ với biết bao nhiêu là trò chơi bổ ích, thú vị … Sẽ có rất nhiều cửa hàng như vậy kết nối với nhau thành một chuỗi để phục vụ tất cả những trẻ em Việt Nam thân yêu. 2. Hoàn cảnh khách quan: “Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng Đó là kết quả điều tra toàn bộ của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được Tổng cục Thống kê công bố sáng 21.7. Theo số liệu điều tra, từ năm 1999 - 2009, dân số Việt Nam tăng thêm 9,523 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 952.000 người. Có 3 tỉnh, thành phố có qui mô dân số lớn hơn 3 triệu người, đó là: TPHCM với 7,163 triệu người, Hà Nội 6,452 triệu người và Thanh Hoá là 3,401 triệu người. Năm tỉnh có dân số dưới 500.000 người là: Bắc Cạn, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum và Đắc Nông. Tính đến ngày 1.4.2009, tổng số dân của Việt Nam là 85.846.997 người, bao gồm 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%). Kết quả điều tra cũng phản ánh một thực tế, dân số thành thị đang tăng nhanh. Cụ thể, dân cư ở khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, trong khi dân số nông thôn là 60.410.101 người, chiếm 70,4%. Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng dân số trung bình ở thành thị là 3,4% mỗi năm, trong khi ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4% mỗi năm. Cơ cấu dân số theo tuổi cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,5% vào năm 2009. Ngược lại, tỉ trọng dân số trong nhóm tuổi 15 - 64 là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động tăng từ 61,1% lên 69,1%. Chính vì cơ cấu dân số thay đổi như 9 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club vậy, nên cả nước đã có 43,9 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,2% dân số; trong đó thành thị có 12,0 triệu lao động, nông thôn có 31,9 triệu lao động; lao động nữ chiếm 46,6. Nếu theo tỉ trọng như vậy thì Việt Nam đang ở trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, vì đang có ưu thế rất lớn về lực lượng lao động, là lợi thế rất lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo dự tính của Tổng cục Thống kê thì cơ cấu này sẽ còn kéo dài từ 30 đến 50 năm nữa. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Thức - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dân cư thành thị tăng nhanh chóng đang gây các áp lực đảm bảo các điều kiện sống cho người nhập cư như nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, qui hoạch đô thị và môi trường. Kết quả điều tra về nhà ở đã cho thấy, số hộ gia đình có nhà ở, nhà kiên cố chiếm 46,3%, nhà bán kiên cố chiếm 37,9%, nhà thiếu kiên cố chiếm 8,0% và nhà đơn sơ chiếm 7,8%. Tỉ trọng hộ gia đình có nhà ở với diện tích sử dụng dưới 15m2 sau 10 năm qua tăng không đáng kể. Năm 1999 có 2,2% số hộ gia đình đang sinh hoạt trong diện tích nhà ở chật hẹp dưới 15m2 và đến năm 2009 tỉ lệ này là 2,4%. Trong khi đó, số hộ gia đình sử dụng diện tích nhà ở rộng hơn 60m2 đã tăng từ 24,2% trong năm 1999 lên 51,5% trong năm 2009. Hiện diện tích nhà ở bình quân đầu người trung bình của cả nước đang ở mức 16,7m2/người. Trong đó, khu vực thành thị là 19,2m2/người và ở nông thôn là 15,7m2/người. Trong lĩnh vực giáo dục, tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 90,3% của năm 1999 lên 94,0% năm 2009. Trong số 19,2 triệu người trở lên đang đi học có 87,6% đang theo học các bậc học phổ thông, 2,7% đang theo học nghề, 3,2% đang theo học cao đẳng và 6,6% đã theo học đại học trở lên”. Kết luận: “Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,5% vào năm 2009”. Như vậy số trẻ dưới 15 tuổi chiếm khoảng ¼ dân số của cả nước. Đây là thị trường béo bở cho những ai kinh doanh những lĩnh vực nhắm vào đối tượng khách hàng là trẻ em. “Đồ chơi trẻ em ngoại tại thị trường Việt Nam hấp dẫn mạnh mẽ bởi sự đa dạng của mẫu mã và chủng loại. Dẫu biết rằng chất lượng nhiều đồ chơi ngoại nhập không đảm bảo thậm chí có nguy cơ gây bệnh. Hàng ngoại “phủ sóng” Dạo vòng quanh thị trường đồ chơi trẻ em tại các chợ đầu mối như chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, chúng tôi nhận thấy có đến 99% sản phẩm đồ chơi tại đây đều ghi xuất xứ từ Trung Quốc. Khi chúng tôi hỏi về hàng đồ chơi “made in Vietnam” thì chị Nguyễn Thị Thu Hồng, chủ sạp hàng đồ chơi tại chợ Kim Biên, cười nói: Hàng đồ chơi Việt Nam không cạnh tranh nổi về giá cũng như mẫu mã với hàng Trung Quốc nên chúng tôi ít nhận về bán. Hơn nữa, đa phần khách đến lấy hàng tại đây là ở các tỉnh thành, họ ít quan tâm đến xuất xứ của sản phẩm mà chủ yếu chỉ quan tâm đến giá và mẫu mã thôi. Khu vực chợ Bình Tây quận 6 được coi là “đại bản doanh” của đồ chơi trẻ em nhưng chúng tôi vẫn gặp những câu trả lời khá quen thuộc là gần 100% đồ chơi bán tại đây đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Các loại đồ chơi như ô tô, máy bay, thú nhồi bông, siêu nhân ... bày bán la liệt. Giá mỗi loại rẻ hơn 20% - 50% so với sản phẩm trong nước cùng loại nên rất hút khách. 10 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club Bà chủ cửa hàng Long Yến, chợ Bình Tây, cho biết, những loại đồ chơi do Trung Quốc sản xuất thường có màu sắc tươi mới, bắt mắt như xanh, hồng, vàng, đỏ, cam … đánh trúng vào sở thích của trẻ. Chưa kể là mẫu mã các loại đồ chơi khá đa dạng, cách thức chơi cũng như âm thanh linh động, phù hợp thị hiếu trẻ em mọi lứa tuổi. Chỉ với 100.000 đồng, các bậc phụ huynh đã có thể dễ dàng sắm cho con em mình khoảng 3 - 5 loại đồ chơi khác nhau mà chắc chắn các bé sẽ rất thích. Hàng nội “leo lét” Nỗ lực để tìm đồ chơi “made in Vietnam” của chúng tôi cũng được đền đáp khi một số chủ sạp hàng chợ Bình Tây quận 6 vẫn dành góc ưu tiên, dù khá khiêm tốn để trưng sản phẩm đồ chơi trong nước. Ông Tạ Hồ Dung, chủ sạp hàng đồ chơi tại chợ Bình Tây, cho biết: Đồ chơi trong nước bán rất chậm. Chúng tôi rất ngại nhận hàng này do ít người hỏi đến, chôn vốn lâu lại chiếm chỗ. Thế nhưng vì có nhiều đơn vị đến mời chào, thậm chí năn nỉ cho họ để hàng, khi nào bán xong mới đến lấy tiền nên tôi đành … Chủ cửa hiệu Lợi Phát, một trong số hiếm hoi cửa hàng tại chợ Bình Tây, có bán đồ chơi trẻ em chính hiệu “made in Vietnam”, chia sẻ, đồ chơi của doanh nghiệp trong nước sản xuất có chất lượng cũng khá ổn định nhưng rất ít mẫu mã, lại không được cập nhật thường xuyên, chỉ dừng lại ở vài mẫu xe đẩy, xe hơi, hình thú, búp bê... rất đơn giản nên người tiêu dùng cũng không chuộng. Ở một góc độ khác, bà chủ cửa hàng Phương Hoa trên đường Hai Bà Trưng quận 3 cho biết thêm, hàng trong nước không cạnh tranh nổi với hàng nhập do khâu phân phối. Hiện hệ thống tiếp thị, phân phối đồ chơi Trung Quốc nhanh hơn. Hàng tuần đều có người đến tận cửa hàng chào mời các mẫu đồ chơi mới nhập từ Trung Quốc với chiết khấu cao và cho nợ gối đầu tiền hàng. Trong khi muốn lấy hàng Việt phải biết đến đúng chỗ, đúng nơi. Hơn 90% sản phẩm không được kiểm định chất lượng Theo qui định, đồ chơi ngoại dành cho trẻ em dưới 3 tuổi muốn nhập khẩu phải qua qui trình kiểm tra độc tố, kim loại nặng, mức độ ô nhiễm, mức độ an toàn … Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi những chủ cửa hàng đang bày bán các loại sản phẩm đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc, họ đều không có chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn cho trẻ em. Đó là chưa kể, trong danh mục hàng hóa cấm kinh doanh buôn bán trên thị trường do Chính phủ qui định từ năm 1999, thì các loại đồ chơi mô phỏng nhiều loại vũ khí như súng, kiếm ... đều không được bán vì có thể kích thích tính bạo lực và gây nguy hiểm cho trẻ em. Thế nhưng khi chúng tôi hỏi mua thì người bán đều sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trong vai người đi mua hàng, chúng tôi tìm đến cửa hàng D.T (trên đường Trần Bình, chợ Bình Tây) để hỏi mua khẩu súng loại lớn dành cho trẻ em. Ngay lập tức, người bán lấy ra một túi ni lông màu đen lớn, bên trong chứa hàng chục khẩu súng y như thật để chúng tôi chọn lựa. Các khẩu súng này có giá 60.000 – 100.000 đồng/khẩu. Người bán giãi bày, đồ chơi dạng này bán chạy, nhưng phải bán ... lén vì trong quy định cấm không được kinh doanh, hở ra là bị bắt. Khi nào khách có nhu cầu mới mang ra cho lựa. Chị Thanh Thủy, một người bán đồ chơi ở chợ Bình Tây, khoe một vài mẫu súng, kiếm nhựa và tiết lộ: Đồ chơi này không cho bán đâu, em muốn có mẫu mới thì tuần sau quay lại, chị sẽ lấy hàng về cho xem. Cũng theo giới thiệu của chị, người mua hàng có nhu cầu mua những đồ chơi bạo lực tinh xảo hơn như súng bắn đạn nhựa, kiếm phát quang ... 11 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club với giá 50.000 – 100.000 đồng thì chỉ cần đặt hàng trước một tuần, số lượng bao nhiêu cũng có. Có thể nói, bằng nhiều cách, đồ chơi trẻ em có tính bạo lực, có thể gây nguy hiểm vẫn mua được dễ dàng trên thị trường, qua mặt các cơ quan chức năng và đến với trẻ em qua sự “thông đồng” của các bậc phụ huynh”. Kết luận: Thị trường đồ chơi trẻ em hiện nay chưa được quản lí chặt chẽ cho nên các loại đồ chơi độc hại, bạo lực, nguy hiểm … vẫn đến được tay các em => “Cho thuê đồ chơi trẻ em” sẽ kiểm định đồ chơi trước khi cho các em thuê để xóa bỏ tình trạng này. Đồ chơi Việt Nam hiện nay hầu như vắng bóng trên thị trường vì bị hàng Trung Quốc lấn sân => “Cho thuê đồ chơi trẻ em” sẽ tự thiết kế đồ chơi rồi đặt hàng các nhà sản xuất đồ chơi trong nước => Giải quyết việc làm, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, cho thuê đồ chơi là cách thức hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất để kích cầu. “(VnMedia) – Tết thiếu nhi 1/6 luôn là "mùa gặt hái" của thị trường đồ chơi trẻ em, nhưng năm nay, các cửa hàng kinh doanh đồ chơi lâm vào cảnh ế ẩm do người tiêu dùng ngày càng cắt giảm chi tiêu. Chủ cửa hàng chỉ biết … buôn chuyện Mọi năm, dịp 1/6 luôn được xem là những ngày “vàng” của các cửa hàng buôn bán đồ chơi trẻ em. Bởi dịp này hầu hết các gia đình đều tìm mua cho con em mình những món đồ chơi mà chúng thích nhất, làm quà tặng như một lời chúc tốt đẹp nhân dịp ngày Tết thiếu nhi. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều cửa hàng bán đồ chơi, quà tặng thiếu nhi tại Hà Nội đang phải chịu cảnh ế ẩm chưa từng thấy. Người bán hàng ngồi ngáp vặt trong những cửa hàng vắng vẻ, đáng lẽ rất đông đúc vào thời điểm này mọi năm. Len lỏi vào các khu phố được coi là “thiên đường” đồ chơi trẻ em như Lương Văn Can, Hàng Mã, Hàng Bông …, không khí dường như không có nhiều thay đổi so với ngày thường là bao. Nhiều gian hàng chỉ có bà chủ mắt nhìn chăm chăm ra đường, cạnh khối lượng hàng khổng lồ với đầy đủ chủng loại và mẫu mã. Trao đổi với PV về doanh số bán hàng trong dịp 1/6 năm nay, bà Loan, một chủ cửa hàng đồ chơi trên đường Lương Văn Can cho biết, mặc dù bà kinh doanh mặt hàng này đã nhiều năm nay nhưng chưa năm nào vào dịp lễ này lại rơi vào tình trạng ế ẩm như năm nay. Bà Loan cho biết thêm, kinh tế khó khăn dường như khiến người tiêu dùng hạn chế mua bán, kinh doanh đồ chơi theo đó cũng không được thuận lợi như những năm trước. Tình trạng vắng khách diễn ra liên tục trong suốt nhiều tháng qua. “Hầu hết các chị em kinh doanh đều hi vọng dịp Tết 1/6 năm nay tình hình buôn bán sẽ được cải thiện, giúp lượng hàng hóa tồn kho trong nhiều tháng qua có thể vơi bớt. Tuy nhiên, mong muốn này dường như khó thực hiện khi mà lượng khách đến giờ vẫn không được cải thiện” bà Loan bộc bạch. Tình hình ế ẩm này không chỉ diễn ra ở những cửa hàng trên mà ngay ở các trung tâm thương mại, siêu thị … cũng diễn ra khá èo uột. Chị Diệp - chủ cửa hàng đồ chơi tại Trung tâm Thanh Trì cho biết, trải qua gần 10 năm buôn bán đồ chơi trẻ con có lẻ năm nay là năm khó khăn nhất mà chị chứng kiến. Mặc dù hôm nay đã sát ngày Tết thiếu nhi 1/6 nhưng từ sáng đến gần cuối chiều chị mới chỉ bán được 2 món hàng, với tổng số tiền 340 nghìn đồng. Đồ chơi đa dạng, giá cả thay đổi không nhiều 12 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club Dạo qua thị trường đồ chơi có thể thấy, thị trường của bé năm nay khá đa dạng với nhiều mẫu mã bắt mắt. Những mặt hàng quen thuộc và bạo lực như súng, gươm, kiếm … vẫn được xuất hiện trên thị trường, nhưng “sức hút” đã giảm đáng kể. Theo các chủ cửa hàng kinh doanh, năm nay những loại đồ chơi dành cho bé nam được nhiều người lựa chọn vẫn là những chiếc ôtô điều khiển từ xa, ôtô trèo tường, xe chạy bằng pin hoặc sạc điện … Còn đối với bé gái, những loại búp bê ngộ nghĩnh đáng yêu hay búp bê Babire … vẫn được nhiều gia đình lựa chọn. Cùng với những đồ chơi truyền thống, năm nay các loại đồ chơi phát triển trí tuệ như ghép hình Lego, bản đồ điện tử hướng dẫn các phương tiện giao thông, máy tính thông minh để bé học chữ …cũng được nhiều phụ huynh chú ý và lựa chọn. Cùng với việc phong phú về mẫu mã, giá cả các loại đồ chơi năm nay cũng không kém phần đa dạng, đáng ứng nhu cầu của tất cả các khách hàng, từ bình dân đến cao cấp. Với thú nhồi bông dành cho bé gái có giá từ 50 – 200 nghìn đồng (tùy từng kích cữ to nhỏ). Xe đạp dành cho các bé từ 4 tuổi trở lên có giá từ 400 - 1 triệu đồng (tùy từng loại). Còn đối với những đồ chơi như robot ráp hình, xe điều khiển, máy bay lắp ráp có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn. Theo đa số các chủ kinh doanh đồ chơi, do chi phí đầu vào năm nay tăng khá cao so với mọi năm, nên giá cả các loại đồ chơi có tăng lên. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của các mặt hàng khác thì không thay đổi nhiều, ước tính tăng khoảng 10 - 15% so với năm ngoái”. Kết luận: Mở cửa hàng buôn bán đồ chơi giống như bạn mở một đại lí bán hàng, hàng bị ngâm trong cửa hàng rất nhiều, chính điều này làm cho vốn của bạn không luân chuyển mà đứng tại chỗ. Bên cạnh đó, tiền bỏ ra lấy một loại đồ chơi nào đó nếu chẳng may đồ chơi đó không được ưa thích nữa thì đồng vốn quay vòng chậm. Thêm nữa, khi bạn bỏ tiền mua đồ chơi lúc đồ chơi chưa bán được bạn sẽ không có thêm bất cứ thu nhập nào khác. Tất cả những khó khăn này sẽ được giải nếu bạn biến cửa hàng mua bán đồ chơi thành cửa hàng cho thuê, mua bán đồ chơi. “Trong quá trình phục hồi của nền kinh tế, ngành công nghiệp xuất khẩu đồ chơi của Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới. Quảng Đông là một trong những tỉnh có ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi phát triển sầm uất của Trung Quốc. Theo các số liệu được công bố bởi cục Hải quan Quảng Đông, bảy tháng đầu năm nay, tỉnh này đã thu được 2,56 tỷ USD từ xuất khẩu đồ chơi, giảm 12,1% so với cùng kì năm ngoái. Theo hiệp hội sản xuất đồ chơi của tỉnh Quảng Đông, sau khi kim ngạch xuất khẩu đồ chơi của tỉnh đạt mức đột phá là 400 triệu USD hồi tháng tư, trong tháng bảy kim ngạch thu về từ xuất khẩu đồ chơi của tỉnh là 600 triệu USD. Điều này cũng không có gì là kì lạ nếu coi sản xuất đồ chơi là một trong những ngành công nghiệp chính của tỉnh Quảng Đông. Qúi ba hàng năm là mùa tiêu thụ mạnh nhất của ngành công nghiệp đồ chơi Trung Quốc và từ tháng sáu năm nay, số đơn đặt hàng của Trung Quốc tăng vọt. Theo nhận định của các chuyên gia phân tích thị trường, một trong những nguyên nhân khiến ngành công nghiệp đồ chơi của Trung Quốc phát triển rầm rộ đó là những chính sách điều chỉnh của Chính phủ nước này. Tuy nhiên điều đáng nói hiện nay đó là những trở ngại rõ rệt trong ngành xuất khẩu đồ chơi Trung Quốc tại thị trường thế giới. Chỉ trong một tuần (kể từ cuối tháng 8 đến đầu 13 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club tháng 9 năm nay), có ba công ty của Mĩ đã tuyên bố hủy gần 470.000 kiện hàng đồ chơi nhập từ thị trường Trung Quốc vì lí do chất lượng không đảm bảo. Có thể nói trong hai năm gần đây, việc các doanh nghiệp Âu – Mĩ tiến hành những lệnh “triệu tập” đối với các nhà sản xuất đồ chơi của Trung Quốc đã diễn ra liên tục. Theo nhận định của các chuyên gia Trung Quốc, hiện tại là mùa tiêu thụ đỉnh điểm, ngành công nghiệp đồ chơi của Trung Quốc đang tìm kiếm con đường phục hồi từ khi khủng hoảng tài chính đi qua, nhưng ngày càng có nhiều trở ngại tác động vào quá trình này. Hiện tại các thì trường nhập khẩu đồ chơi chủ yếu từ Trung Quốc như châu Âu và Mĩ đều có những tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Đứng trước cục diện giá thành sản xuất cao, thị trường tiêu thụ tại Mĩ giảm sút, mức giá yêu cầu tại các thị trường mới nổi thấp, các nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc đã tuyên bố quay về kích thích thị trường tiêu thụ nội địa. Hiện tại các nhà sản xuất của Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại từ xuất khẩu. Trong thời gian gần đây phía Mĩ, Canada, Đức đã năm lần yêu cầu triệu tập các nhà sản xuất Trong Quốc, trong đó có ba nhà sản xuất từ Mĩ cáo buộc các sản phẩm từ Trung Quốc là có vấn đề về chất lượng”. Kết luận: Ngành kinh doanh đồ chơi là một ngành chịu nhiều rủi ro do thị hiếu khách hàng kém “bền vững” cộng với hiện nay đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Tình trạng đó sẽ dẫn đến những xu hướng sau đây: - Ngành đồ chơi Trung Quốc bão hòa => những người kinh doanh trong ngành đồ chơi Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc tiêu thụ hàng => hướng kinh doanh đồ chơi sẽ không còn ngon ăn nữa mà nhường vào đó là xu hướng hình thành các cửa hàng cho thuê đồ chơi (trong đó có rất nhiều đồ chơi nhập khẩu từ các nước khác nhau trên thế giới). - Khi mức sống người dân ngày càng nâng cao => nhận thức và nhu cầu về an toàn, sức khỏe … của họ cũng tăng lên + hệ thống pháp luật thực thi hiệu quả => những đồ chơi độc hại, bạo lực, nguy hiểm … sẽ bị tẩy chay. - Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng căng thẳng do tranh chấp biển Đông, nếu phụ thuộc quá nhiều vào hàng Trung Quốc sẽ có ngày sự nghiệp tan thành mây khói. Kinh doanh hiện nay cần lưu ý: - Dòng tiền phải luôn luân chuyển, hạn chế thấp nhất dòng tiền đứng im dưới các hình thức vốn cố định, hàng tồn kho … - Lĩnh vực kinh doanh phải có khả năng thay đổi tức thời theo hoàn cảnh kinh tế - xã hội, chính trị … (khách quan) hoặc nếu không thì vốn để vận hành mô hình kinh doanh phải nhỏ, chi theo kiểu dàn trải từng giai đoạn, thời gian sinh ra lợi nhanh … để hạn chế thấp nhất rủi ro khi có biến động. - Xét về mặt thủ tục pháp lí, lĩnh vực kinh doanh dễ đăng kí kinh doanh, được xã hội ủng hộ, mức thuế thấp … “Cho thuê đồ chơi trẻ em” là một ý tưởng đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên, vấn đề còn lại là cách thức kinh doanh. Hai người cùng kinh doanh lĩnh vực giống nhau, thậm chí cùng một ý tưởng, nhưng cách thức kinh doanh khác nhau kết quả sẽ khác nhau. Có thể nói cách thức kinh doanh giữ vai trò quyết định đối với sự thành bại của một ý tưởng. 3. Điều kiện cần và đủ: Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng này: 14 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club + Bạn phải có một số vốn khoảng 150 triệu VND. Số vốn này bạn sẽ dùng để mướn một mặt bằng nhỏ, trang trí cửa hàng, mua đồ chơi, lập trang web, quảng cáo, giao dịch … Nếu bạn đã có mặt bằng thì bạn chỉ cần số vốn khoảng 50 triệu VND là có thể làm được. + Bạn phải là người yêu trẻ, có kinh nghiệm chăm sóc, nắm bắt tâm lí, hướng dẫn trẻ chơi … Sẽ là lợi thế nếu bạn là nữ, giáo viên mầm non đang dạy tại các trường mầm non, có quan hệ rộng với các bậc phụ huynh có con nhỏ ... Khi đó bạn sẽ có cơ hội lôi kéo nhiều khách hàng đến với cửa hàng của mình hơn. + Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng, và chịu đựng sự phàn nàn của các bậc phụ huynh, sự phá phách của các em (nếu có) khiến cho cửa hàng bị thiệt hại. + Bạn phải có khiếu thẩm mĩ, đầu óc sáng tạo đủ để tự mình thiết kế ra nhiều mẫu trò chơi bổ ích, an toàn … mà chi phí thấp. + Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn hình ảnh, viết bài đăng trên web. + Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự trợ giúp của một người phụ bạn trông coi cửa hàng thì công việc mới suông sẻ. + Bạn phải là người có khuôn mặt hay cười, vui tính, ăn nói nhẹ nhàng, có duyên với trẻ, có khiếu giao tiếp … + Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh đồ chơi. + Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc … 4. Khó khăn và thuận lợi: Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo đuổi ý tưởng này: Khó khăn: + Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày, chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn phải nhớ rằng đối tượng khách hàng của bạn phần đông là các bà mẹ có con nhỏ, các giáo viên mầm non … Chính vì vậy khi viết bài bạn phải nêu được lí do tại sao họ nên chọn đồ chơi của bạn để thuê cho con, học sinh họ chơi. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với những ai không có khiếu văn chương. + Về việc chọn mặt bằng kinh doanh: Mặt bằng kinh doanh lí tưởng thường nằm gần công viên, trường mầm non … (nơi có khách hàng nhí đông và chỗ để xe cho phụ huynh đi cùng con). Việc không lựa chọn được mặt bằng sẽ khiến cho công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Thật ra với ý tưởng này bạn cũng có thể kinh doanh qua web mà không cần mướn mặt bằng nhưng doanh thu sẽ không cao và cần những hiểu biết nhất định về thương mại điện tử. + Về việc thu lợi nhuận: Dù có làm tốt các công việc khác nhanh nhất đến tháng thứ hai thì lượng khách mới đông. Trong một số trường hợp lợi nhuận ban đầu thu vào chỉ bằng thu nhập của một người đi dạy ở trường mầm non. Chính điều này sẽ làm cho một số bạn nôn nóng thất vọng => bỏ cuộc. + Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận của cửa hàng sẽ giảm đáng kể. 15 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club + Về việc thiết kế trò chơi: Có bạn không có khả năng sáng tạo chỉ ăn cắp ý tưởng của người khác. Nghèo nàn ý tưởng chính là nguyên nhân khiến cho bạn thất bại. + Về việc thiết kế cửa hàng: Cửa hàng là nơi cho trẻ đến chơi ở đó hay thuê đồ chơi về nhà chơi, nếu cửa hàng đồ chơi mà không được thiết kế hấp dẫn thì làm sao có thể lôi cuốn, giữ chân các em? + Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất thoát. Đặc thù của ngành kinh doanh này là thu tiền lẻ, do đó nếu không có đức tính tỉ mỉ thì sẽ thất thoát rất nhiều. + Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ đầu, cho dù bạn tận dụng mẹ của mình trông coi cửa hàng thì cũng phải huấn luyện bà những kĩ năng cần thiết. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải mặc đồng phục và không được la mắng, đánh trẻ, ăn cắp … Đối với những bạn đã từng quản lí cửa hàng có những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi. Thuận lợi: + Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn ít. Chỉ đầu tư vốn một lần duy nhất vào một hàng hóa nào đó sau đó sẽ cho thuê để lấy lại vốn bỏ ra. Sau khi vốn thu hồi vốn thì sẽ kinh doanh trên đồng lời => rủi ro lúc này gần như là không có. + Hiện nay lĩnh vực kinh doanh theo kiểu cho thuê là lĩnh vực vô cùng thịnh hành bởi nó có rất nhiều ưu thế. Một trong các ưu thế đó là cửa hàng luôn có doanh thu khi kí kết được các hợp đồng cho thuê dài hạn với các gia đình, trường học … (cứ đến tháng là thu tiền không phải lo trời mưa hay nắng, tình hình kinh tế - xã hội ra làm sao …). Lúc này doanh thu đem lại từ các khách hàng thân thiết mới là doanh thu chính để duy trì, phát triển sản nghiệp. + Cửa hàng không chỉ cho thuê mà có thể bán đồ chơi. Nếu làm tốt vai trò của mình bạn có thể được các trường mầm non mời đến dạy trẻ chơi ở trường của họ, được các doanh nghiệp xin ý kiến cải tiến sản phẩm, hoặc bán phát minh cho những ai có nhu cầu. + Xa hơn nữa bạn có thể mở những lớp dạy kĩ năng cho trẻ thông qua chơi đồ chơi (thậm chí dạy cho cả các cô giáo mầm non), bán sách dạy cách chơi trò chơi cho trẻ … + Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội (ngày càng quan tâm đến trẻ em) nên được xã hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn. + Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những đối tượng này làm nhân viên. + Trẻ em sẽ đem lại cho bạn tiền bạc, sự nhàn hạ, niềm vui … Cuộc sống của bạn sẽ càng ý nghĩa hơn khi thấy các em cười. Thật tuyệt vời khi nghĩ đến điều đó! 5. Cách thức chuẩn bị và thực hiện: Liên hệ Chat Master Club qua địa chỉ E-mail bên dưới để được hướng dẫn cụ thể: [email protected] 6. Duy trì và phát triển: Liên hệ Chat Master Club qua địa chỉ E-mail bên dưới để được hướng dẫn cụ thể: [email protected] 16 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club Ý TƯỞNG CÔNG VIÊN TRẺ EM 1. Ý tưởng: Bạn đã bao giờ lái một chiếc máy bay khổng lồ? Bạn đã lần nào đứng trên sân khấu trình diễn thời trang? Nếu là một nhân viên ngân hàng, bạn cần có những kĩ năng gì? … Khi đóng vai một người đang làm việc thật sự như người lớn, chúng mình sẽ hiểu biết nhiều hơn về ngành nghề mà mình dự định sẽ làm trong tương lai … Muốn vừa vui chơi vừa học nghề, mời bạn đến địa chỉ mới toanh ngay trung tâm TP.HCM: KizCiti – Khu công viên thiếu nhi Khánh Hội, đường Hoàng Diệu, P.5, Q.4, TP.HCM. KizCiti là sân chơi hướng nghiệp, đối tượng chủ yếu là trẻ em từ 3 — 15 tuổi. Đến với KizCiti, trẻ em sẽ được trải nghiệm nghề nghiệp như: doanh nhân, kĩ sư, bác sĩ, tiếp viên hàng không, người mẫu, công nhân, nông dân, vận động viên … Như một thành phố thu nhỏ, KizCiti có khu trung tâm thành phố, khu ngoại ô, với hơn 40 mô hình nghề nghiệp. Muốn có tiền để vui chơi, mua sắm thì phải biết học nghề, làm nghề để kiếm tiền. Kizo là tên gọi của đồng tiền sẽ được lưu hành nội bộ trong KizCiti. Đặc biệt, khi vui chơi ở KizCiti trẻ em sẽ được đeo vòng tay định vị để đảm bảo an toàn và dễ dàng liên lạc với phụ huynh. Trẻ dưới 3 tuổi được vui chơi ở khu nhà banh liên hoàn. Không chỉ có các sân chơi dành riêng cho trẻ, KizCiti còn thiết kế một số sân chơi mà các bạn tuổi teen, người lớn cũng có thể cùng tham gia với các em như: sân golf mini, bowling … Ông Lê Quang Hưng (Tổng Giám đốc KizCiti) rất tâm huyết với Thành phố Trẻ em đầu tiên tại Việt Nam và hi vọng sân chơi hướng nghiệp sẽ mang đến cho trẻ một trải nghiệm hoàn toàn mới, giúp trẻ em thỏa sức vui chơi, đồng thời nuôi dưỡng ước mơ và khám phá khả năng của bản thân một cách tự tin, chủ động. Nhân dịp khai trương, từ 24/12/2011 đến 14/1/2012, KizCiti sẽ dành cho chúng mình nhiều ưu đãi đặc biệt và nhiều quà tặng hấp dẫn. Chương trình “Đón Giáng sinh — Đón KizCiti” ưu đãi giảm giá 15% và tặng 100 phiếu quà tặng mỗi ngày khi đăng kí trực tiếp tại website: www.kizciti.vn Thật ra ý tưởng “công viên trẻ em” không phải do Kizciti khởi xướng, cũng không phải chỉ có Kizciti mà đã có rất nhiều doanh nghiệp khai thác. Ở trên tôi chỉ dẫn chứng về 17 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club Kizciti để các bạn hình dung ra ý tưởng này chứ ý tưởng mà tôi đề cập không hoàn toàn giống Kizciti. Ý tưởng “công viên trẻ em” là ý tưởng lập ra một công viên trong đó có sách báo, trò chơi, mô hình … để cho các em đọc, chơi. Khi vào chơi các em sẽ được các hướng dẫn viên hướng dẫn cho cách chơi. Các trò chơi trong đó đôi khi rất công phu đòi hỏi các em phải nỗ lực. Thông qua các trò chơi các em có thể rèn luyện được kĩ năng, phát triển thể chất và trí tuệ … Có rất nhiều dạng “công viên trẻ em” như: Công viên đọc sách, công viên xếp hình, công viên leo trèo (chủ yếu vào để chơi các trò chơi vận động) … Qui mô “công viên trẻ em” cũng không lớn như Kizciti mà chỉ là những gian hàng nhỏ được bố trí ở những trung tâm thương mại sầm uất, trong công viên, sở thú, chợ, siêu thị … Vé vào cửa “công viên trẻ em” là điều không đáng bận tâm. Chú ý đừng phát triển “công viên trẻ em” ở qui mô lớn mà hãy thu nó lại trong một khuôn viên nhỏ phục vụ chỉ một hoặc vài loại hình trò chơi một cách chuyên nghiệp (không giống Kizciti là tham vọng phục vụ hết các loại hình nghề nghiệp, cũng không giống các nơi đu quay ngoài đường phố hay khu vui chơi cho trẻ em trong các siêu thị phục vụ không chu đáo, sơ sài cứ quăng trò chơi ra cho các em chơi rồi thu tiền), phủ hết tất cả những nơi mà khách hàng có nhu cầu (loại hình như Kizciti, đu quay ngoài đường phố không thể len lỏi vào tận các ngõ ngách trong thành phố nơi dân cư đông đúc). Khi cha mẹ đi mua sắm ở các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ … họ có nhu cầu cho con họ chơi ở một nơi chuyên nghiệp nào đó một lúc rồi về. Người dân sống ở trong hẻm cũng có nhu cầu cho con em họ được ra một nơi nào đó để leo trèo cho thỏa thích … Nói chung ở đâu có nhu cầu là ở đó có “công viên trẻ em” và “công viên trẻ em” ở mỗi nơi mỗi khác nhau. Bên cạnh đó, việc thiết lập những “công viên trẻ em” như vậy sẽ tạo ra một môi trường (thế giới) vui chơi thuần khiết cho các em, không bị pha tạp bởi các tệ nạn xã hội, những cảnh chướng tai gai mắt ở những nơi vui chơi công cộng như hiện nay. Giả sử một ngày có 100 lượt trẻ em chơi với số tiền là 10.000 VND/lượt thì mỗi “công viên trẻ em” như vậy có thể thu lại 30 triệu VND mỗi tháng, sau khi trừ tiền thuế, chi phí phát sinh … cũng lời khoảng phân nửa. Nếu có vốn mở hàng trăm “công viên trẻ em” như vậy thì số tiền thu được không phải nhỏ. Chú ý xây dựng mô hình “công viên trẻ em” giống như hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh của tập đoàn kinh doanh McDonald's. 2. Hoàn cảnh khách quan: “Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng Đó là kết quả điều tra toàn bộ của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được Tổng cục Thống kê công bố sáng 21.7. Theo số liệu điều tra, từ năm 1999 - 2009, dân số Việt Nam tăng thêm 9,523 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 952.000 người. Có 3 tỉnh, thành phố có qui mô dân số lớn hơn 3 triệu người, đó là: TPHCM với 7,163 triệu người, Hà Nội 6,452 triệu người và Thanh Hoá là 3,401 triệu người. Năm tỉnh có dân số dưới 500.000 người là: Bắc Cạn, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum và Đắc Nông. Tính đến ngày 1.4.2009, tổng số dân của Việt Nam là 85.846.997 người, bao gồm 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%). Kết quả điều tra cũng phản ánh một thực tế, dân số thành thị đang tăng nhanh. Cụ thể, dân cư ở khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, trong khi dân số nông thôn là 60.410.101 người, chiếm 70,4%. Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng dân số trung bình ở thành thị là 3,4% mỗi năm, trong khi ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4% mỗi năm. Cơ cấu dân số theo tuổi cũng có sự thay 18 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club đổi theo hướng tích cực. Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,5% vào năm 2009. Ngược lại, tỉ trọng dân số trong nhóm tuổi 15 - 64 là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động tăng từ 61,1% lên 69,1%. Chính vì cơ cấu dân số thay đổi như vậy, nên cả nước đã có 43,9 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,2% dân số; trong đó thành thị có 12,0 triệu lao động, nông thôn có 31,9 triệu lao động; lao động nữ chiếm 46,6. Nếu theo tỉ trọng như vậy thì Việt Nam đang ở trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, vì đang có ưu thế rất lớn về lực lượng lao động, là lợi thế rất lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo dự tính của Tổng cục Thống kê thì cơ cấu này sẽ còn kéo dài từ 30 đến 50 năm nữa. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Thức - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dân cư thành thị tăng nhanh chóng đang gây các áp lực đảm bảo các điều kiện sống cho người nhập cư như nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, qui hoạch đô thị và môi trường. Kết quả điều tra về nhà ở đã cho thấy, số hộ gia đình có nhà ở, nhà kiên cố chiếm 46,3%, nhà bán kiên cố chiếm 37,9%, nhà thiếu kiên cố chiếm 8,0% và nhà đơn sơ chiếm 7,8%. Tỉ trọng hộ gia đình có nhà ở với diện tích sử dụng dưới 15m2 sau 10 năm qua tăng không đáng kể. Năm 1999 có 2,2% số hộ gia đình đang sinh hoạt trong diện tích nhà ở chật hẹp dưới 15m2 và đến năm 2009 tỉ lệ này là 2,4%. Trong khi đó, số hộ gia đình sử dụng diện tích nhà ở rộng hơn 60m2 đã tăng từ 24,2% trong năm 1999 lên 51,5% trong năm 2009. Hiện diện tích nhà ở bình quân đầu người trung bình của cả nước đang ở mức 16,7m2/người. Trong đó, khu vực thành thị là 19,2m2/người và ở nông thôn là 15,7m2/người. Trong lĩnh vực giáo dục, tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 90,3% của năm 1999 lên 94,0% năm 2009. Trong số 19,2 triệu người trở lên đang đi học có 87,6% đang theo học các bậc học phổ thông, 2,7% đang theo học nghề, 3,2% đang theo học cao đẳng và 6,6% đã theo học đại học trở lên”. Kết luận: “Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,5% vào năm 2009”. Như vậy số trẻ dưới 15 tuổi chiếm khoảng ¼ dân số của cả nước. Đây là thị trường béo bở cho những ai kinh doanh những lĩnh vực nhắm vào đối tượng khách hàng là trẻ em. “Sau một ngày làm việc mệt mỏi, anh Vũ Duy Tân (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vội vã phóng xe về nhà đón con vào công viên Tuổi Trẻ Thủ đô để chơi. Thế nhưng, hai bố con đã vô cùng thất vọng khi công viên được xây dựng cách đây hơn 10 năm, nay các hạng mục vẫn nằm lăn lóc, thậm chí là bỏ phế và không có sân chơi dành cho trẻ. "Đỏ mắt" tìm sân chơi cho trẻ Chán nản với công viên Tuổi trẻ Thủ đô, anh Tân quyết định đưa con tới một số công viên lân cận, vừa để đi dạo, cũng là để tìm kiếm điểm vui chơi bổ ích cho con vui chơi dịp hè. Tuy nhiên, nỗi thất vọng, càng lớn lên khi các công viên khác vẫn giữ nguyên khung cảnh mà anh đã từng thấy từ nhiều năm trước. Theo quan sát của phóng viên và ý kiến của nhiều người dân, trong những năm gần đây nhiều công viên như công viên Thống Nhất, Nghĩa Đô, Thủ Lệ …, dường như không còn thu hút được các bậc phụ huynh đưa trẻ đến vui chơi. Các khu vui chơi trong công viên không những không đổi mới mà còn bị han gỉ và hư hỏng nặng. 19 Ý tưởng làm giàu [email protected] Chat Master Club Chung tâm trạng như anh Tân, chị Nguyễn Thị Hoa, nhà ở cạnh Công viên Thống Nhất, chia sẻ: “Cháu nó còn bé và đi lại phức tạp nên chị đưa cháu vào đây chơi thôi, chứ ở đây rất thiếu trò chơi, đặc biệt là các trò chơi bổ ích. Bên cạnh đó, không gian hiện cũng không còn những hình ảnh đẹp như xưa.” Không riêng gì anh Tân, chị Hoa, nhiều phụ huynh cũng cho rằng, sân chơi dành cho trẻ dường như vẫn chưa được quan tâm, chú trọng. Ở các công viên hầu như rất vắng trẻ em, thay vào đó là các đôi trai gái tìm đến “tâm sự”, các bà mẹ tập Aerobic ăn mặc ngắn cún cỡn, nhạc đập inh ỏi vào mỗi buổi chiều tối. Những điểm vui chơi được nhiều người đánh giá là chất lượng như Cung thiếu nhi Hà Nội, Công viên Lê Nin … thì luôn trong tình trạng kẹt cứng, không đáp ứng được “sức chơi” của trẻ. Vì quá tải nên nhiều người phải giành nhau mua vé cho con. Chứng kiến cảnh chen lấn, nhiều người đành phải đưa con đi vào những điểm vui chơi thoáng mát, trò chơi đa dạng do các doanh nghiệp mở ra như Thiên đường Bảo Sơn, Công viên nước Hồ Tây, nhưng chi phí lại đắt đỏ (khoảng 300.000đồng/trẻ/buổi vui chơi). Với mức giá này, không phải gia đình nào cũng có thể cho con em mình vui chơi thỏa sức. Nhiều khu dân cư của thành phố Hà Nội, khu sinh hoạt công cộng cũng thường lẫn sân chơi cho trẻ em để kinh doanh làm bãi để xe nên dường như không còn chỗ nào để dành làm sân chơi cho trẻ em. Công viên “khát” trò chơi bổ ích Đề cập đến câu chuyện thiếu sân chơi dành cho trẻ, ông Giang Tuấn Khanh, Phó giám đốc Công ty đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội (Công viên Tuổi trẻ Thủ đô), chỉ lắc đầu cười. Theo ông Khanh, thiếu sân chơi cho trẻ đang là tình trạng chung và hầu hết các công viên trên địa bàn Hà Nội đều chưa phát huy hết chức năng vui chơi dành cho trẻ, ngoại trừ công viên Lê Nin và Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội. Nói về Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, ông Khanh thẳng thắn: “Đối tượng phục vụ ở công viên là toàn thể nhân dân quận Hai Bà Trưng và thành phố Hà Nội. Mục đích chính là kinh doanh, do đó công ty xây dựng các sân chơi với các hoạt động thể thao dành cho tất cả mọi đối tượng, không nhất thiết chỉ phục vụ trẻ em”. Theo ghi nhận của phóng viên, ngoài Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, nhiều công viên khác trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng luôn rơi vào tình trạng vắng trẻ em, bởi lí do thiếu trò chơi và “loạn” sân chơi. Đứng ở góc độ xã hội, Phó giáo sư tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học), cho rằng, không gian vui chơi dành cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng. Ông Bình cho rằng, trẻ em lớn lên trong thời đại mới, nhưng lại không được ‘tắm mình” trong môi trường tốt hơn. Dịp hè, trẻ rất cần được vui chơi, chơi mà học, hoàn thiện nhân cách thông qua các trò chơi mang tính sáng tạo. Cũng theo ông Bình, mặc dù Hà Nội hiện có rất nhiều công viên có không gian rộng, thoáng mát nhưng lại nghèo nàn trò chơi, đặc biệt là các trò chơi mang tính sáng tạo, giáo dục. “Hà Nội hiện đang thiếu sân chơi rất trầm trọng. Vì vậy, cần sớm có sự điều chỉnh hợp lí từ sân chơi đến các loại hình trò chơi thật sự bổ ích và sâu rộng, đồng thời cần có sự quản lí rành mạch và đảm bảo theo cam kết từ đầu,” ông Bình nhận định. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan