Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh quảng ni...

Tài liệu ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh quảng ninh hiện nay

.PDF
180
92
50

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN CHÍ ĐÔNG Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN CHÍ ĐÔNG Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY Chuyên ngành: Mã số: CNDVBC và CNDVLS 9229002 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Hữu Đễ HÀ NỘI - năm 2019 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CNH - HĐH Chủ nghĩa tư bản CNTB Giáo dục ý thức pháp luật GD YTPL Hội đồng nhân dân HĐND Kinh tế thị trường KTTT Pháp quyền xã hội chủ nghĩa PQ XHCN Tồn tại xã hội TTXH Ủy ban nhân dân UBND Xã hội chủ nghĩa XHCN Ý thức pháp luật YTPL Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa YTPL XHCN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 7 1.1. Các công trình nghiên cứu về ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ......... 7 1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên .................................................................................................. 17 1.3. Các công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên ............................................................. 23 1.4. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu ............................................................... 29 Chương 2: Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN HIỆN NAY ................................................................................................ 30 2.1. Ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay và vai trò của nó trong đời sống xã hội ....... 30 2.1.1. Vấn đề ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay ........................................................ 30 2.1.2. Vai trò của ý thức pháp luật trong đời sống xã hội ở nước ta hiện nay .................... 49 2.2. Giáo dục ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay ................................................................................................................................. 53 2.2.1. Quan niệm về giáo dục ý thức pháp luật ...................................................................53 2.2.2. Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên ............................................................. 57 2.3. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay ...................... 64 2.4. Tiêu chí cơ bản đánh giá ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay ........................ 70 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY.............. 75 3.1. Những nhân tố tác động đến ý thức pháp luật của sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay ......................................................................................................................... 76 3.2. Thực trạng ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay .................................................................................................... 79 3.2.1.Thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên tỉnh Quảng Ninh ............................... 79 3.2.2. Thực trạng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay ................................................................................................................................. 88 3.3. Nguyên nhân của thực trạng ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay ..................................................................... 104 3.3.1. Nguyên nhân của mặt tích cực .......................................................................... 105 3.3.2. Nguyên nhân của mặt hạn chế .......................................................................... 107 3.4. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay .................................................................................................. 114 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY .................................................................................................................... 122 4.1. Một số quan điểm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay ................................................................................... 122 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay .............................................................. 128 4.2.1. Tăng cường vai trò của chủ thể giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................................... 128 4.2.2. Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay ........................................................................................... 132 4.2.3. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay............................................................................ 135 4.2.4. Kết hợp giáo dục ý thức pháp luật với giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh ............................................................. 138 4.2.5. Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh qua sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội............... 141 4.2.6. Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên các trường đại học và cao đẳng tỉnh Quảng Ninh .............................. 145 4.7. Tăng cường ý thức tự học, tự giáo dục của sinh viên tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao hiểu biết, khả năng vận dụng pháp luật vào đời sống .................................. 147 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .............................................. 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 155 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 167 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật. Nhà nước đó không chỉ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí và trình độ hiểu biết pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội mà còn đảm bảo cho hệ thống văn bản pháp luật đi vào thực tiễn, được thực thi trong đời sống. Xu thế toàn cầu hóa đã đem lại nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mọi mặt của đời sống xã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta. Đặc biệt, khi nước ta chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ và vận hội mới thì những khó khăn, thách thức của toàn cầu hóa, của kinh tế thị trường, của sự phân hóa giàu nghèo trong đời sống nhân dân, những tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường cùng tình trạng suy thoái đạo đức, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng... Để giải quyết các vấn đề đó cần phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, nhiều phương tiện khác nhau, trong đó pháp luật có vị trí hết sức quan trọng. Do đó, việc trang bị kiến thức pháp luật cho nhân dân nói chung và cho thế hệ trẻ nói riêng sẽ là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình hội nhập thế giới. Thực tế ở Việt Nam trong suốt thời gian qua cho thấy, pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống vì chúng ta chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, ý thức pháp luật của người dân còn rất nhiều hạn chế. Do vậy, để pháp luật đi vào đời sống, đảm bảo được thi hành một cách nghiêm minh, công bằng thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là một biện pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật, nhằm hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” của người dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, trong Văn kiện Đại hội Đảng 1 toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật” và “Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật” [35, tr.135]. Tuy nhiên, thực tế công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục YTPL cho nhân dân trong những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa được đặt ngang tầm với yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật. Kiểm điểm 3 năm thực hiện, Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá X kết luận: “Một số cấp uỷ, tổ chức Đảng nhận thức chưa đầy đủ về công tác này…Giáo dục pháp luật trong nhà trường, ngoài xã hội chậm đổi mới, còn nặng về lý thuyết, ít gắn với thực tiễn cuộc sống, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật chưa sâu, thiếu trọng tâm, trọng điểm, nhất là với các đối tượng đặc thù. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, giới thiệu, học tập, nghiên cứu pháp luật chưa được nhiều, đối tượng tiếp cận còn trong phạm vi hẹp” [4, tr.2]. Vì thế, vấn đề tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân là rất cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay, là yếu tố khách quan của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong thời kỳ mới. Quảng Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Tổ quốc có tốc độ phát triển nhanh, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế. Tuy nhiên, trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã tác động nhiều đến lối sống của sinh viên. Tình trạng vi phạm pháp luật, lối sống buông thả, thực dụng...đã xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ sinh viên trong tỉnh. Đặc biệt, tình trạng vi phạm pháp luật ở sinh viên không chỉ gia tăng về số lượng mà tính chất, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn. Hành vi vi phạm pháp luật hết sức đa dạng và phức tạp, đặc biệt có một bộ phận sinh viên tham gia các băng, ổ nhóm tội phạm, sử dụng bạo lực có tính chất côn đồ hung hãn gây hậu quả 2 hết sức nghiêm trọng. Giáo dục YTPL cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh được tiến hành theo chỉ thị của Ban Bí thư, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh đã mang lại sự khởi sắc trong đời sống pháp luật của sinh viên, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý trong nhà trường. Tuy vậy, giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên trong nhà trường vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế về nội dung, chương trình; sách giáo khoa, tài liệu; đội ngũ làm công tác giáo dục ý thức pháp luật; lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp; sự phối kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội….Điều này dẫn đến chất lượng giáo dục YTPL cho sinh viên còn thấp, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, lối sống vô cảm, sự thờ ơ, thiếu niềm tin vào pháp luật vẫn phổ biến. Trong khi đó, yêu cầu giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện đổi mới và hội nhập đòi hỏi công tác giáo dục YTPL cho sinh viên trong nhà trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phải được tăng cường thường xuyên và có hiệu quả. Điều đó đặt ra cho nhà trường, xã hội một trách nhiệm phải quan tâm đến việc giữ gìn kỷ cương trong nhà trường, kịp thời uốn nắn những hành vi sai trái, hình thành ở sinh viên thái độ tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện hoạt động giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay” làm luận án tiến sĩ triết học của mình nhằm làm sâu sắc hơn nữa về ý thức pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật và thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên, góp phần vào công cuộc xây dựng tỉnh Quảng Ninh lành mạnh, trật tự, kỷ cương đáp ứng nhu cầu nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh cũng như yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án khảo sát, phân tích thực trạng và trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải 3 pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Phân tích làm rõ khái niệm, tính chất, kết cấu, vai trò của ý thức pháp luật; mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và sự cần thiết phải tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay. - Phân tích những yếu tố tác động, chỉ ra những thành tựu, hạn chế về ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay; làm rõ những nguyên nhân của thực trạng trên. - Luận án luận chứng cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng tỉnh Quảng Ninh hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật dưới góc độ chủ nghĩa duy vật biện chứng; nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên của các trường cao đẳng và đại học trong tỉnh Quảng Ninh như: nội dung chương trình, hình thức, phương pháp, chủ thể giáo dục ý thức pháp luật, các điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật. Số liệu nghiên cứu lấy từ 12 trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (trong đó có 2 trường đại học, 01 phân hiệu đại học và 09 trường cao đẳng) trong thời gian từ năm 2015 đến nay. Số phiếu điều tra là 1784 đối với sinh viên, 25 phiếu điều tra giảng viên luật, 31 phiếu điều tra cán bộ quản lý. Thời gian điều tra từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, sự tác động biện chứng giữa các hình thái ý thức xã hội và tồn tại xã hội. Đồng thời, luận án dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính sách của tỉnh Quảng Ninh về ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật. Ngoài ra, luận án kế thừa có chọn lọc những công trình khoa học của các tác giả đi trước đã công bố liên quan đến đề tài luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luật chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp như: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lý luận, các văn kiện Đảng, các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm, kết cấu và vai trò của ý thức pháp luật; phân tích, xem xét chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay. Từ đó sẽ khái quát lại vấn đề đã phân tích và hình thành nên quan niệm khoa học của mình giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh chương trình, nội dung, hình thức giáo dục ý thức pháp luật trong các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đồng thời làm nổi bật nên những đặc thù của tỉnh Quảng Ninh tác động đến ý thức pháp luật của sinh viên trong tỉnh. - Phương pháp điều tra xã hội học: Được sử dụng nhằm điều tra, khảo sát thực tế đối với cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Từ đó làm rõ thực trạng YTPL và giáo dục YTPL cho sinh viên. - Ngoài các phương pháp trên, tác giả còn vận dụng một số phương pháp hỗ trợ khác như: phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu để rút ra nhận định, khái quát về thực trạng YTPL của sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay. 5 5. Đóng góp khoa học của luận án - Luận án góp phần sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Đồng thời, khái quát những nét đặc trưng, thực trạng, những vấn đề đặt ra trong giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay. - Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm phong phú thêm luận cứ khoa học về ý thức pháp luật, kết cấu ý thức pháp luật, mối quan hệ ý thức pháp luật với các hình thái ý thức xã hội khác. Đồng thời, luận án góp phần làm sâu sắc thêm các quan điểm của Đảng và Nhà nước về tăng cường giáo dục ý thức pháp luật trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục đào tạo hiện nay. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Luận án cung cấp những tư liệu về cơ sở lý luận, giải pháp cho công tác phổ biến và giáo dục YTPL cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh; làm tư liệu cho công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật; là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập các bộ môn triết học, giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật trong các trường đại học cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các công trình khoa học đã công bố, danh mục chữ viết tắt, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 14 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật là một trong những vấn đề cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề đã và đang được các nhà nghiên cứu khoa học đặc biệt quan tâm dưới nhiều góc độ và ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, phương pháp tìm hiểu cụ thể. Nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố có liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến đề tài, bao gồm: 1.1. Các công trình nghiên cứu về ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật Nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật có công trình của các tác giả đã được công bố như: “Ý thức pháp luật” của Lê Đức Tiết (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994). Tác giả đã nghiên cứu ý thức pháp luật xem như là hình thức của hình thái ý thức xã hội. Từ đó chỉ ra, cấu trúc của ý thức pháp luật gồm: nhận thức, tri thức, trường phái và pháp luật; tình cảm, thái độ, quan điểm, lập trường; ý chí, thói quen về pháp luật. Đồng thời chỉ ra, ý thức pháp luật của các giai cấp trong trong mỗi chế độ xã hội: ý thức pháp luật phong kiến, ý thức pháp luật tư sản, ý thức pháp luật tiểu tư sản, ý thức pháp luật của nông dân, ý thức pháp luật của giai cấp công nhân. Trên cở sở đó, tác giả đã làm sâu sắc hơn vai trò của ý thức pháp luật đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Qua đó, tác giả khẳng định ý thức pháp luật nếu không được quan tâm giáo dục, bồi dưỡng sẽ gây ra nhiều tác hại, cản trở, ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy đối tượng hướng tới của cuốn sách là đối tượng quân nhân đang công tác trong lực lượng quân đội nhân dân, nhưng cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả trong việc bổ sung làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận của YTPL. “Xây dựng lối sống theo pháp luật nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống, xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” (Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07 - 17 của Vũ Minh Giang, trường Đại học Luật Hà Nội, 1995). Tác giả đã nghiên cứu sâu sắc quá trình hình thành pháp luật cũng như nhu cầu pháp 7 luật trong đời sống, đồng thời đã cho thấy sự cần thiết xây dựng lối sống theo pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cho rằng, sự phát triển của kinh tế thị trường và mặt trái của nó đã tạo ra những hạn chế ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống tốt đẹp trong lịch sử dân tộc. Từ đó cần thiết phải xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, tác giả đã đánh giá thực trạng ý thức pháp luật của nhân dân ta và khẳng định bên cạnh mặt tích cực, nhìn chung vẫn còn những hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật: cần nhận thức rõ sự cần thiết phải xây dựng nền tảng vật chất, tinh thần, hiện thực hóa pháp luật trong hoạt động của toàn xã hội. “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” Đề tài Khoa học cấp Nhà nước KX 07 - 17, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, 1995). Đề tài đã làm rõ thực trạng yếu kém của ý thức pháp luật và đời sống pháp luật trước thời kỳ đổi mới. Qua đó, chỉ rõ những nhân tố cơ bản quy định ý thức pháp luật là do tồn tại xã hội và đời sống pháp luật. Đồng thời, các tác giả cũng kiến nghị một số giải pháp tích cực trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới: phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng pháp luật phải tôn trọng nguyên tắc khách quan...Đồng thời phải đưa phương châm: “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đi vào đời sống nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực sự của dân, do dân, vì dân. “Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay” (Luận án tiến sĩ triết học của Đào Duy Tấn, 2000). Luận án đã phân tích cơ sở lý luận của ý thức pháp luật như khái niệm, cấu trúc, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với các hình thái ý thức xã hội khác dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về ý thức xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đã khẳng định ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội mang tính giai cấp sâu sắc, phản ánh đời sống pháp luật. Tác giả đã phân tính những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quá trình hình thành ý thức pháp luật của người dân Việt Nam cũng như những hạn chế trong nhận thức và thực thi pháp luật của nhân dân trước những tác động của nền kinh tế thị trường thời kỳ đầu đổi mới. 8 Do đó, việc nâng cao YTPL cho người dân là nhiệm vụ cấp thiết trong lúc này góp phần xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương đáp ứng những yêu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện được mục đích trên, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp hết sức cụ thể, thiết thực như nhóm giải pháp về kinh tế, chính trị, xã hội; nhóm giải pháp về xây dựng, giáo dục và bảo vệ pháp luật. Những giải pháp trên sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật cho người dân, góp phần tích cực vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu liên quan đến ý thức pháp luật sau này. “Một số đặc điểm của ý thức pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Thúy Vân (Tạp chí Triết học, số 4, 2000). Tác giả cho rằng ý thức pháp luật được hình thành trên cơ sở các điều kiện kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử nhất định. Từ đó, đã chỉ ra những đặc điểm của ý thức pháp luật Việt Nam nhữ tâm lý coi thường pháp luật của một bộ phận người dân. Vì vây, cần phải có chính sách tăng cường công tác giáo dục và phổ biến pháp luật trong nhân dân. “Lôgíc khách quan của quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở Việt Nam” (Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Thị Thúy Vân, 2001) Luận án đã phân tích một cách có hệ thống về cơ sở lý luận của ý thức pháp luật, về vai trò của ý thức pháp luật với đời sống cũng như đi sâu phân tích những đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật nước ta trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Trên cơ sở đó, luận án đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển của ý thức pháp luật Việt Nam xuất phát từ trình độ phát triển điều kiện kinh tế - xã hội, từ phương thức sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ đã quy định mối quan hệ xã hội không phức tạp dẫn đến người dân không có nhu cầu sử dụng pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong đời sống. Do đó, làm cho hệ thống pháp luật ở nước ta thiếu động bộ và tính hiệu quả không cao. Ngoài ra, do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, coi trọng đạo đức hơn các quy phạm pháp luật nên trong thời kỳ rất dài nước ta đã sử dụng các quy tắc đạo đức trong việc quản lý, điều hành xã hội dẫn đến pháp luật bị coi nhẹ. Luận án cũng phân tích một cách sâu sắc, cụ thể quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử từ thời kỳ dựng 9 nước cho đến ngày nay. Luận án cũng đã khẳng định: khi đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới thì sớm hay muộn thì các hình thái ý thức xã hội như ý thức pháp luật, ý thức đạo đức, ý thức chính trị…cũng phải thay đổi theo cho phù hợp với tồn tại xã hội. Tác giả cũng cho rằng, quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật cũng tuân theo con đường chung của quá trình nhận thức. Đó là, đi từ nhận thức cảm tính, gồm những cảm xúc, thái độ, tình cảm đối với pháp luật đến quá trình nhận thức lý tính, với khái niệm, quan điểm về pháp luật. Luận án đã mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình hình thành và phát triển của ý thức pháp luật cũng như những yếu tố tác động đến quá trình đó. Trên cơ sở đó, luận án đã đề ra một số giải pháp để khắc phục những bất cập, nhằm tạo điều kiện cho ý thức pháp luật phát triển theo quy luật vốn có của nó, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho người dân đáp ứng yêu cầu mới của xã hội như: phải cải biến tồn tại xã hội để tạo cơ sở vật chất cho ý thức pháp luật mới ra đời và phát triển; nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường công tác giáo dục pháp luật nhằm nâng cao văn hóa pháp luật cho các chủ thể đang hoạt động thực tiễn…Luận án đã có những đóng góp lớn khi phân tích một cách sâu sắc một khía cạnh về ý thức pháp luật đó là quá trình hình thành và phát triển của ý thức pháp luật ở Việt Nam. Đây là cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu liên quan đến ý thức pháp luật. Tuy nhiên, luận án chưa đề cập đến mặt trái của sự phát triển xã hội đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Cho nên các giải pháp mà tác giả đưa ra chưa hướng đến nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên - nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội, là tương lai của đất nước. “Bàn về ý thức pháp luật” của Hoàng Thị Kim Quế (Tạp chí Luật học, số 1, 2003). Thông qua bài viết, tác giả đã phân tích về nội hàm ý thức pháp luật. Dưới góc độ pháp lý, tác giả cho rằng ý thức pháp luật được hiểu là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, tình cảm, quan điểm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ, pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan, 10 tổ chức xã hội. Cũng theo tác giả, những yếu tố về bản chất nhà nước, cơ sở kinh tế, địa lý tự nhiên, phong tục tập quán, lối sống…đều ảnh hưởng nhất định đến ý thức pháp luật. Do vậy, ý thức pháp luật vừa chịu sự quy định của tồn tại xã hội vừa có tính lạc hậu, tính tiên phong đối với tồn tại xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng ý thức pháp luật trong thời kỳ đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cựu thì ý thức pháp luật cũng tồn tại nhiều hạn chế như: nhiều nhận thức pháp luật mới được du nhập chưa được kiểm nghiệm, có sự đan xen tính tích cực sử dụng đúng pháp luật với sự ngại ngùng, sự lạm dụng pháp luật để làm điều sai trái…Từ đó, tác giả khẳng định việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không thể không có hệ thống pháp luật cũng như ý thức tuân thủ pháp luật trong mọi tầng lớp dân cư... Muốn vậy, phải xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ cũng như những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng lối sống và thái độ tôn trọng pháp luật của nhân dân đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước. “Yếu tố tâm lý pháp luật trong quá trình nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Minh Đoan (Tạp chí Khoa học pháp luật, số 4, 2004). Bài viết đã làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về ý thức pháp luật khi khẳng định ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội và được tạo nên bởi tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật. Trong đó, tâm lý pháp luật thể hiện tình cảm, yêu mến, ác cảm, mang tính tương đối ổn định và bền vững…Do đó, tác giả khẳng định tâm lý pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đối với hành vi hợp pháp của con người góp phần nâng cao trách nhiệm của bản thân đối với xã hội. Từ những luận bàn trên, tác giả cho rằng tâm lý pháp luật hiện nay ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên tâm lý ác cảm với pháp luật, với người đại diện của pháp luật vẫn tồn tại. Bên cạnh đó là tâm lý tùy tiện, tiểu nông vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tác phong công nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Từ đó, tác giả khẳng định những trạng thái tâm lý dù nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra một số biện pháp cơ bản nhằm khắc phục, đổi mới tâm lý pháp luật trong đời sống xã hội như: hoàn thiện cơ chế; xóa bỏ những chính sách không còn phù hợp; khắc phục tư tưởng cửa quyền, 11 hách dịch; xây dựng một nền hành chính trong sạch… nhằm từng bước xây dựng nên những con người có trí tuệ, trình độ, có thói quen sống và làm việc theo pháp luật vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Bài viết “Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật” của Ngọ Văn Nhân (Tạp chí Triết học, số 4, 2004) tiếp tục khẳng định, ý thức pháp luật là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp, các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau có sự thể hiện ý thức pháp luật cũng khác nhau. Trong đó, ý thức pháp luật của giai cấp thống trị luôn giữ vai trò chủ đạo. Tác giả cho rằng, trong các yếu tố tham gia điều chỉnh hành vi xã hội của con người như đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống.. thì dư luận xã hội có vị trị quan trọng. Từ đó, bài viết đã luận giải sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật. “Vai trò của ý thức pháp luật đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật” của Trần Thị Nguyệt (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, 2005). Theo tác giả, thì ý thức pháp luật luôn là tiền đề cho việc xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật. Khi ý thức pháp luật ở trình độ cao sẽ đảm bảo cho hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật có tính đúng đắn và chất lượng cao nhất. Tác giả cũng khẳng định, trong quá trình thực hiện pháp luật thì ý thức pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng, ý thức pháp luật tốt sẽ là cơ sở, tiền đề để thực hiện pháp luật. Do đó, phải coi công tác giáo dục ý thức pháp luật cho toàn thể xã hội là nhiệm vụ liên tục, thường xuyên đòi hỏi phải có hệ thống các giải pháp trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác giám sát, kiểm tra việc ban hành, xây dựng và tuân thủ pháp luật trong toàn thể xã hội. Từ đó, sẽ góp phần hình thành nên lối sống tuân thủ pháp luật ở nước ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Công trình “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Đào Trí Úc chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005). Các tác giả đã đi phân tích những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, chỉ ra tiền đề tư tưởng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ đó làm rõ được những giải pháp, những điều kiện đảm bảo bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, công trình đã đề cấp đến vai trò của công 12 dân với việc xây dựng ý thức công dân trong thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Bài viết “Ý thức pháp luật với đời sống xã hội” của Nguyễn Minh Đoan (Tạp chí Luật học, số 1, 2006). Bài viết đã bàn luận về vai trò của ý thức pháp luật trong trong việc điều chỉnh hành vi của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Bài viết khẳng định, một xã hội ổn định, kỷ cương là một xã hội mà trong đó mọi tầng lớp nhân dân phải có thái độ tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh. Tác giả cho rằng, trình độ ý thức pháp luật cao hay thấp có liên quan chặt chẽ đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực tiễn quá trình áp dụng pháp luật. Bởi vì, nếu ý thức pháp luật ở trình độ thấp sẽ khó có thể xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, khoa học. Đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự nhận thức và điều chỉnh hành vi theo đúng quy định pháp luật của người dân. Do đó, muốn quy định pháp luật đi sâu vào đời sống xã hội thì công tác giáo dục phổ biến pháp luật là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm hình thành tư tưởng sống và làm việc theo hiến pháp của mọi tầng lớp dân cư. “Mấy suy nghĩ về việc đổi mới ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thúy Vân (Tạp chí Triết học, số 10, 2006), đã chỉ ra những thời cơ và thách thức đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hóa. Từ đó, tác giả khẳng định việc đổi mới và nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân là vấn đề hết sức quan trọng. Trên cơ sở đó, tác giả đã luận giải tính tất yếu của đổi mới ý thức pháp luật, những nội dung cần phải đổi mới và những xu hướng đổi mới ý thức pháp luật trong giai đoạn hiện nay. “Dư luận xã hội và sự tác động của nó đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay” (Luận án tiến sĩ Triết học của Ngọ Văn Nhân, 2008), đã đưa ra khái niệm ý thức pháp luật, đồng thời làm rõ cấu trúc ý thức pháp luật: căn cứ vào nội dung và tính chất của các bộ phận hợp thành ý thức pháp luật bao gồm: hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật; căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhận thức ý thức pháp luật được chia thành: ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật lý luận; căn cứ vào chủ thể ý thức pháp luật gồm: ý thức pháp luật cá nhân, ý thức pháp luật nhóm, ý thức pháp luật xã hội. Từ đó, luận án cho rằng, ý 13 thức pháp luật của cán bộ cơ sở là ý thức pháp luật của nhóm xã hội phản ánh thực tiễn đời sống pháp luật trên địa bàn cơ sở thể hiện năng lực nhận thức các quy phạm pháp luật; trình độ tri thức hiểu biết pháp luật, tình cảm, thái độ đối với pháp luật của họ. Luận án đã phân tích sâu sắc ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở và tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của cán bộ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay. Qua đó, luận án cũng chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của những tác động đó, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay. Luận án là công trình khoa học công phu, nghiêm túc, là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho bản thân trong việc nghiên cứu những nhân tố tác động đến ý thức pháp luật của sinh viên. “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới” (Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, 2009). Các tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về công tác giáo dục pháp luật ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, đề tài đã tiến hành khảo sát phân tích thực trạng giáo dục pháp luật một số địa phương và khẳng định, công tác giáo dục pháp luật nước ta trong thời kỳ đổi mới còn nhiều hạn chế. Nội dung, phương thức giáo dục pháp luật chậm đổi mới, còn nặng về hình thức, hiệu quả chưa cao. Do đó, các cơ quan pháp luật, xây dựng pháp luật, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, có chính sách đầu tư phù hợp cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong xã hội. Đặc biệt, phải quan tâm hơn nữa tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc ít người. “Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay” (Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công của Trần Công Lý, 2009). Luận án đã xây dựng được những khái niệm cơ bản về giáo dục ý thức pháp luật, về chủ thể, khách thể, hình thức, phương pháp cũng như những điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức. Trên cơ sở đó, tác giả đã làm sáng tỏ sự cần thiết phải giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức trong thời kỳ hiện nay, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch. Luận án đã khẳng định, hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới với việc chuyển đổi từ nền kinh tế 14 kế hoạch hóa tập trung quan liên bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế cũng có những tác động không nhỏ đến đời sống nhân dân trong đó có bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức như: tham ô, hối lộ, lãng phí của công… Do vậy, cần phải có các biện pháp để nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng, công tác giáo dục ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những yếu kém, hạn chế về nội dung chương trình còn cứng nhắc, khô khan, nặng về lý thuyết, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là công trình nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, có đóng góp quan trọng trong bổ sung hoàn thiện lý luận về giáo dục ý thức pháp luật nói chung, giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức nói riêng. Là tài liệu tham khảo về cơ sở lý luận về nội dung, mục đính và chủ thể giáo dục ý thức pháp luật. “Ý thức pháp luật với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay” (Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Xuân Huy, 2010). Dưới góc độ triết học, luận án đã làm sáng tỏ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về ý thức pháp luật và thực hiện dân chủ. Tác giả đã đưa ra những luận cứ khoa học về sự cần thiết nâng cao vai trò của ý thức pháp luật nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Từ đó, luận án đã chỉ ra thực trạng phát huy vai trò ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam trong việc thực hiện chủ trương, chính sách mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về thực trạng trình độ văn hóa pháp lý của cán bộ và nhân dân ở nông thôn; thái độ và hành vi chấp hành pháp luật của người dân ở nông thôn. Đồng thời, luận án đã phân tích những nguyên nhân chủ yếu về cơ chế, chính sách, pháp luật ở nông thôn còn nhiều hạn chế; hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; trình độ am hiểu pháp luật của cán bộ còn hạn chế cũng như công tác tuyên truyền pháp luật thiếu hiệu quả…đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc pháp huy vai trò ý thức pháp luật trong thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan