Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng trống đọi tam, đọi sơn, duy tiên...

Tài liệu Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng trống đọi tam, đọi sơn, duy tiên, hà nam

.DOCX
124
78
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ NGUYỄN THỊ THANH THANH XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA CÁC NHÓM XÃ HỘI Ở LÀNG TRỐNG ĐỌI TAM, ĐỌI SƠN, DUY TIÊN, HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ NGUYỄN THỊ THANH THANH XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA CÁC NHÓM XÃ HỘI Ở LÀNG TRỐNG ĐỌI TAM, ĐỌI SƠN, DUY TIÊN, HÀ NAM Chuyên ngành : Xã hội học Mã số : 60 31 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thanh Trường Hà Nội - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................5 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn........................................................7 2.1 Ý nghĩa lý luận.....................................................................................7 2.2 Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 7 3.1 Mục đích nghiên cứu...........................................................................7 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................8 4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu............................................. 8 4.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................8 4.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................8 4.3 Khách thể nghiên cứu..........................................................................9 5. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................9 6. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................9 7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 9 8. Khung lý thuyết.......................................................................................12 NỘI DUNG.....................................................................................................13 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................13 1.1Cơ sở lý luận của đề tài......................................................................... 13 1.1.1 Các hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài.......................................... 13 1.1.1.1 Tiếp cận hệ thống........................................................................13 1.1.1.2 Tiếp cận lịch sử, logic...................................................................14 1.1.1.3 Lý thuyết lựa chọn hợp lý.............................................................14 1.1.1.4 Lý thuyết về xung đột xã hội..........................................................15 1.1.2 Khái niệm công cụ.........................................................................17 1.1.2.1 Khái niệm về môi trường.............................................................17 1.1.2.2 Ô nhiễm môi trường...................................................................... 19 1.1.2.3 Xung đột môi trường..................................................................... 20 1.1.2.4 Khái niệm làng nghề..................................................................... 25 1.1.2.5 Khái niệm quản lý và quản lý xung đột môi trường.......................26 1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu................................................. 29 1.2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu........................................................ 29 1.2.2 Tổng quan về làng nghề Trống Đọi Tam........................................33 1.2.2.1 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu......................................................33 1.2.2.2 Lịch sử làng nghề..........................................................................35 1.2.2.3 Thực trạng hoạt động sản xuất nghề Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam....................................................................................................37 Chương 2: NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG GIỮA CÁC NHÓM XÃ HỘI Ở LÀNG ĐỌI TAM, ĐỌI SƠN, DUY TIÊN, HÀ NAM .........................................................................................................................39 2.1 Các dạng xung đột môi trường...........................................................39 2.1.1. Xung đột nhận thức....................................................................... 44 2.1.2. Xung đột mục tiêu.......................................................................... 45 2.1.3. Xung đột lợi ích..............................................................................50 2.2. Các vấn đề môi trường tại làng nghề..................................................54 2.3 Các đương sự trong xung đột môi trường tại nghề Trống Đọi Tam. 66 2.3.1. Xung đột giữa các hộ làm nghề với các hộ không làm nghề trong làng 66 2.3.2. Xung đột giữa các hộ làm nghề với nhau......................................70 2.3.3. Xung đột giữa người dân với chính quyền xã, thôn......................71 2.3.4. Xung đột giữa các cơ quan quản lý môi trường với nhau............75 2.4 Nguyên nhân của xung đột môi trường...............................................76 Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN CƠ SỞ NHẬN DIỆN VÀ XỬ LÝ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ĐỌI TAM................................................................................................................82 3.1. Thực trạng quản lý môi trường tại làng nghề....................................82 3.1.1. Hệ thống tổ chức về BVMT........................................................... 82 3.1.2. Các biện pháp giải quyết xung đột và quản lý môi trường............85 3.1.2.1. Hòa giải các mâu thuẫn..............................................................88 3.1.2.2. Các biện pháp quản lý môi trường..............................................91 3.2. Giải pháp quản lý môi trường làng nghề........................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................105 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH TRONG KHÓA LUẬN Biểu đồ 2.1: Đánh giá của người dân về mức độ xảy ra mâu thuẫn trong làng ......................................................................................................................... 39 Biểu đồ 2.2: Mối quan hệ giữa các hộ làm nghề đối với các hộ gây ô nhiễm môi trường.......................................................................................................47 Biểu đồ 2.3: Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề hiện nay..................................................................................................55 Biểu đồ 2.4: Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi trường đến sức khỏe.................................................................................................................60 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ mắc bệnh của làng nghề và các làng không làm nghề tại Hà Nam.................................................................................................................62 Biểu đồ 2.6: Ý kiến của người dân về mức độ xảy ra xung đột trong làng nghề ......................................................................................................................... 67 Biểu đồ 2.7: Mức độ xung đột môi trường giữa người làm nghề với người không làm nghề...............................................................................................68 Biểu đồ 2.8: Mức độ xung đột môi trường giữa những người làm nghề với nhau.................................................................................................................70 Biểu đồ 2.9: Mức độ xung đột môi trường giữa những người dân làm nghề và xã, thôn............................................................................................................72 Biểu đồ 2.10: Đánh giá về hiệu quả hoạt động xử lý ô nhiễm bảo vệ môi trường làng nghề..............................................................................................78 Biểu đồ 2.11: Nguyên nhân dẫn đến các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề không hiệu quả........................................................................................79 Biểu đồ 3.1: Ý kiến của người dân về việc đóng kinh phí để giải quyết ô nhiễm môi trường............................................................................................86 Biểu đồ 3.2: Các hành động diễn ra khi có xung đột môi trường........................88 Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế của xã Đọi Sơn…………………………………...33 Bảng 2.1: Đánh giá của người dân về mức độ xung đột môi trường xảy ra trong làng.........................................................................................................41 Bảng 2.2: Đánh giá của người dân nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường 57 Biểu đồ 2.3: Phản ánh của người dân về các bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra......................................................................................................................61 3 Bảng 2.3: Nguyên nhân dẫn đến xung đột.......................................................77 Bảng 3.1: Cách thức hòa giải mâu thuẫn.........................................................89 Bảng 3. 2: Nhận định của người dân về các biện pháp đưa ra bảo vệ môi trường 95 Hình 3.1: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã....................................82 Hình 3.2: Sơ đồ nguyên tắc xử lý xung đột xã hội..........................................85 1. Lý do chọn đề tài MỞ ĐẦU Nghiên cứu xã hội về môi trường là lĩnh vực nghiên cứu non trẻ không chỉ ở nước ta và trên thế giới. Nghiên cứu xã hội về môi trường bàn về những nguyên nhân ô nhiễm môi trường từ phía con người, những căn nguyên xã hội của quá trình tàn phá hoặc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó nghiên cứu xã hội về môi trường còn nhằm vào một đối tượng là quan hệ giữa con người trong cuộc giành giật các nguồn lợi tài nguyên và môi trường: nhóm này chiếm dụng lợi thế về không gian, địa lý về quyền lực để làm hại lợi ích của nhóm khác hoặc của toàn cộng đồng về tài nguyên và môi trường, dẫn đến một hiện tượng xung đột trong xã hội, đó là xung đột môi trường. Những xung đột ấy có thể xuất hiện giữa các nhóm xã hội cùng sử dụng, chia sẻ tài nguyên môi trường. Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, có trên bốn mươi làng nghề, có những làng nghề truyền thống lâu đời như là dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây tre giang Ngọc Động (Duy Tiên), sừng mỹ nghệ (Bình Lục), gốm Quyết Thành, nghề mộc Kim Bảng, thêu ren xã Thanh Hà (Thanh Liêm)…Cũng như các làng nghề khác trên cả nước, bên cạnh sự phát triển vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây đang diễn ra rất đáng lo ngại, làm suy giảm môi trường sống ở nông thôn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân, trực tiếp uy hiếp sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Đặc điểm sản xuất trong các làng nghề là sản xuất tại hộ, gắn liền với nơi sinh sống, tận dụng thời gian nhàn rỗi và tận dụng lao động mọi lứa tuổi nhằm tạo thêm thu nhập cũng như giải quyết một phần việc làm cho các lao động. Chính vì sản xuất trên một thực trạng hạ tầng không được tính toán quy hoạch trước nên chất thải sản xuất (nước thải, chất thải rắn, khí thải) không được tập trung xử lý cùng với chất thải sinh hoạt theo rãnh thoát nước chung dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Cùng với nó là thiết bị sản xuất thủ công, chắp vá, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn vật tư nguyên liệu, sử dụng các hoá chất trong sản xuất một cách tuỳ tiện gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống con người, gây ra các tranh chấp, xung đột môi trường ngay trong làng nghề và với cộng đồng dân cư xung quanh. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sống của người dân và mối quan hệ xã hội trong việc bảo vệ hoặc tàn phá môi trường. Xung đột trong làng nghề diễn ra hết sức phức tạp, đây là vấn đề xử lý khó khăn vì xung đột môi trường giữa cộng đồng dân cư với các doanh nghiệp làm nghề là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp với nhau về quyền lợi, còn xung đột nội bộ dân cư trong làng nghề thì không có “chiến tuyến” rõ ràng bởi người bị hại môi trường sống với người gây hại có khi là một, hoặc người bị hại bị ràng buộc bởi những quan hệ kinh tế hoặc quan hệ huyết thống với người gây hại... Vì vậy xung đột môi trường tiềm ẩn sẽ bộc lộ một cách mạnh mẽ trong một số tình huống đột biến nào đó. Trên thực tế đã có nhiều giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, cũng như quản lý xung đột tại các làng nghề song chưa có biện pháp nào thực sự hiệu quả. Xử lý ô nhiễm môi trường thông qua việc nhận diện và xử lý xung đột môi trường là một cách nhìn nhận mới để giải quyết vấn đề. Vì vậy, chúng tôi lấy đề tài “Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng Trống Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình với mong muốn thông qua luận văn này sẽ đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho chính quyền địa phương nhằm làm giảm mâu thuẫn, xung đột môi trường và hướng đến bảo vệ môi trường, phát triển làng nghề bền vững. 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2.1 Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài làm phong phú thêm hệ khái niệm của lĩnh vực xã hội học môi trường thông qua việc nhận diện các xung đột môi trường, bổ sung vào hệ lý thuyết của ngành xã hội học môi trường. Nhận diện các dạng xung đột môi trường giữa các nhóm cộng đồng dân cư chỉ ra nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường. Đưa ra những mặt hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về môi trường, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học cho nhà quản lý, các nhà thực hiện quy hoạch các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư nhằm bảo vệ và phát triển môi trường theo hướng bền vững. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn Qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn cung cấp những thông tin thực nghiệm, đưa ra những giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường thông qua việc nhận diện và xử lý các xung đột môi trường ở làng trống Đọi Tam. Luận văn cũng nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và các chủ cơ sở sản xuất, cán bộ quản lý trong vấn đề bảo vệ môi trường. Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng ở địa phương để nghiên cứu, phục vụ công tác giảng dạy, tuyên truyền ý thức pháp luật bảo vệ môi trường cho người dân. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu nhận dạng xung đột môi trường về hình thức và mức độ xung đột giữa các nhóm xã hội trong cộng đồng dân cư trong khu vực làng nghề trống Đọi Tam. Đề tài đi vào tìm hiểu bản chất các xung đột xã hội về môi trường thông qua đó phân tích vai trò của các bên trong xung đột. Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu đưa ra phương pháp xử lý vấn đề môi trường, nhận diện các vấn đề môi trường trên cơ sở nhận diện và xử lý xung đột môi trường. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu các lý thuyết và cách tiếp cận của xã hội học môi trường Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường trong làng nghề trống Đọi Tam và đánh giá tác hại của nó đến cuộc sống của con người. Tìm hiểu những nguyên nhân xung đột, đặc điểm xung đột môi trường giữa các nhóm dân cư. Điều tra, khảo sát, phân tích, xử lý thông tin định tính, định lượng. Đề xuất một số giải pháp cho việc xử lý xung đột môi trường và bảo vệ môi trường. 4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội ở làng Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: làng nghề trống Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 (Nhận diện xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong thời gian 5 năm từ 2007 - 2012). Lĩnh vực nghiên cứu: xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề trống Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam (chuyên ngành Xã hội học môi trường). 4.3 Khách thể nghiên cứu Người dân sống trong làng nghề và nhà quản lý làng nghề trống Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. 5. Câu hỏi nghiên cứu Có những loại xung đột môi trường nào xảy ra giữa các nhóm xã hội tại làng trống Đọi Tam và mức độ của sự xung đột đến đâu? Xung đột môi trường tại làng nghề Đọi Tam có mối liên hệ như thế nào đến ô nhiễm môi trường? Giải pháp nào để quản lý xung đột môi trường trong khi vẫn duy trì tốt sự tồn tại và phát triển của làng nghề? 6. Giả thuyết nghiên cứu Xung đột môi trường giữa các cộng đồng dân cư trong làng nghề diễn ra dưới nhiều hình thức: Xung đột về nhận thức diễn ra khá mờ nhạt trong làng nghề. Xung đột về lợi ích và xung đột về mục tiêu là xung đột chủ yếu, dễ dàng nhận thấy trong làng nghề. Ô nhiễm môi trường là một nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và xung đột môi trường tại làng nghề Đọi Tam. Hiện nay xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề phần lớn được xử lý bằng phương pháp né tránh, dàn xếp hòa giải có sự can thiệp của chính quyền địa phương với vai trò trung gian. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và quan sát thực tế ô nhiễm môi trường tại địa bàn nghiên cứu. Dựa trên quan sát chuẩn mực (quan sát cơ cấu hóa) người nghiên cứu đã xác định từ trước những yếu tố của đối tượng nghiên cứu, những tình huống có tầm quan trọng nhất cho việc nghiên cứu để tập trung sự chú ý của mình vào đó và lập kế hoạch tỉ mỉ cho việc quan sát từ khâu khách thể, đối tượng quan sát đến nội dung chi tiết cho việc ghi chép. Thông qua quan sát tham dự người nghiên cứu trực tiếp tham gia vào các hoạt động của những người được quan sát. Trong quá trình phỏng vấn, người nghiên cứu chú ý quan sát địa bàn cũng như thái độ, hành vi của các nhóm xã hội có liên quan trong khi trả lời các vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích tài liệu: Tác giả đã tham khảo tài liệu của một số đề tài khoa học, luận văn, luận án, các số liệu thống kê về môi trường có liên quan đến xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội để lấy tư liệu phục vụ cho việc đối chiếu so sánh với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài. Ngoài ra người nghiên cứu còn sử dụng thông tin thu được từ sách báo, các văn kiện của Đảng, chính quyền địa phương và các tư liệu khác để thu thập thông tin theo đối tượng nghiên cứu của đề tài, chủ yếu là các tài liệu có liên quan đến môi trường, nhằm nhận diện thực trạng vấn đề môi trường và xung đột môi trường hiện nay của làng nghề. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp thu thập thông tin chính của đề tài, người được phỏng vấn sẽ trả lời theo các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế sẵn. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Trong nghiên cứu của mình người nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu hạn ngạch, dựa trên tỷ lệ của những người làm nghề trong làng. Mẫu nghiên cứu được chọn là 200 phiếu. Trong làng có 70% người dân làm nghề (chiếm 140 phiếu). Trong tổng số những người làm nghề 30 phiếu dành cho người dân sinh sống tại đia phương nhưng đi làm nghề ở một số vùng miền khác trên cả nước. Phỏng vấn người không làm nghề là 60 phiếu (chiếm 30%). Người nghiên cứu còn tìm kiếm những đối tượng nghiên cứu ngẫu nhiên với những đặc điểm cần thiết để điều tra sao cho số lượng các thành phần được nghiên cứu đúng như mẫu mà người nghiên cứu lựa chọn. 10 Phương pháp phỏng vấn sâu: Người nghiên cứu tiến hành phương pháp này để thu thập cụ thể, chi tiết hơn những thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. 11 Số người được phỏng vấn sâu là 12 người (trong đó có 01 phiếu dành cho cán bộ lãnh đạo xã, 01 phiếu cho cán bộ địa chính, 01 phiếu cho trưởng thôn, 01 phiếu cho phó thôn, 01 phiếu cán bộ phụ nữ, 01 phiếu cho nghệ nhân và 06 phiếu cho các hộ dân). Những thông tin thu được từ phương pháp này được sử dụng trực tiếp trong quá trình phân tích. Phương pháp xử lý thông tin bằng chương trình SPSS 16.0: Số liệu sau khi thu thập về được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 16.0 để tính tần suất và một số tương quan của nguồn thông tin thu được từ bảng hỏi định lượng. 8. Khung lý thuyết Điều kiện KT- XH Cơ sở hạ tầầng làm nghềầ Nguồần nguyền, vật liệu làm nghềầ độ kyỹ thuật và Trình Người dần: cồng nghệ áp dụng trong làm nghềầ +Nhận thức + Thái độ + Hành vi Xung đột mồi trường Giải pháp giải quyềết xung đột mồi trường: Tăng cường sự tham gia của cộng đồầng trong việc cộng tác giữa các nhóm xã hội Tiềếp tục xầy dựng nơi sản xuầết nghềầ tách biệt khỏi khu dần cư Tăng cường cồng tác tuyền truyềần thồng tin - - Giải quyềết vầến đềầ mồi trường 12 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1 Các hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài 1.1.1.1 Tiếp cận hệ thống Lý thuyết hệ thống ra đời từ những năm 70 của thế kỷ hai mươi với đóng góp của những tác giả L.V Bertalaffy, Ashby, Wiener, Shannon… có vai trò quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội cũng như khoa học tự nhiên và có thể được coi là lý thuyết liên ngành, có tính ứng dụng cao. Lý thuyết hệ thống tập trung nghiên cứu, phân tích về các nhóm nhỏ và các ứng xử xã hội, trên cơ sở vận dụng các khái niệm chung như chức năng, vai trò... Toàn bộ xã hội được xác định như các hệ thống xã hội và các nhóm cơ bản cụ thể hơn dựa trên một hệ thống có trật tự, có thứ bậc trong hệ thống của nó. Các hệ thống này phải có sự thích nghi, cân bằng và tồn tại độc lập tương đối với nhau. Các phần tử trong hệ thống có mối quan hệ với nhau theo một quy luật nhất định tạo thành một chỉnh thể và có mối quan hệ với môi trường bên ngoài. Chức năng chính của nó là tập hợp các nhiệm vụ của hệ thống nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó. Vì xã hội là một hệ thống, do đó chúng ta có thể có niềm tin là trật tự thế giới có thể sắp xếp lại theo ý muốn của con người. [6, tr 23] Lý thuyết hệ thống xem xét làng nghề như một hệ thống xã hội trong đó mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội có chức năng, nhiệm vụ khác nhau là cơ sở để cho làng nghề đó tồn tại và thực hiện các chức năng của mình. Thông qua lý thuyết này, đề tài sẽ xem xét cơ cấu tổ chức phát triển sản xuất kinh tế giữa các nhóm xã hội trong làng, và nó có tác động như thế nào đến môi trường và các mối quan hệ xã hội giữa người tham gia sản xuất làm nghề trống, người không làm nghề và nhà quản lý như thế nào? 1.1.1.2 Tiếp cận lịch sử, logic Tiếp cận lịch sử, logic trong nghiên cứu khoa học yêu cầu phải nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Tìm hiểu phát hiện nguồn gốc nảy sinh, quá trình diễn biến và phát triển của đối tượng trong thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra quy luật tất yếu của sự vật hiện tượng. Trong nghiên cứu phải thống nhất tính lịch sử và tính logic của vấn đề, từ lịch sử tìm ra logic và sự phân tích logic phải dựa trên cơ sở của lịch sử khách quan. Xem xét quá trình lịch sử để tìm ra quy luật tất yếu của sự phát triển lịch sử đó. Dùng các sự kiện lịch sử để minh họa, chứng minh làm sáng tỏ các luận điểm khoa học các nguyên lý và các kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học khác. Dựa vào các kết luận lịch sử và các quy luật tất yếu, logic khách quan để xây dựng các giải thuyết khoa học và chứng minh các giả thuyết đó, tìm ra những khả năng mới để dự đoán các khuynh hướng phát triển của các sự vật hiện tượng… Vận dụng tiếp cận lịch sử logic vào trong đề tài nghiên cứu giúp tác giả có cái nhìn khách quan, toàn diện đối với vấn để xung đột môi trường tại làng nghề Đọi Tam. Vận dụng các phương pháp thu thập thông tin, kinh nghiệm lịch sử, kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học… để định hướng, tìm hiểu, làm phong phú thêm luận điểm khoa học để giải quyết vấn đề và chứng minh giả thuyết nghiên cứu. 1.1.1.3 Lý thuyết lựa chọn hợp lý Lý thuyết lựa chọn hợp lý của James S Coleman (1926 - 1995) cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Lý thuyết lựa chọn hợp lý đã được vận dụng rộng rãi trong các quan hệ kinh tế - xã hội. Theo lý thuyết này, tất cả các hành động của con người đều được con người lựa chọn để mang lại lợi ích cao nhất cho họ, kết quả của hành động phụ thuộc vào nhận thức và kinh nghiệm mà chủ thể có được trong quá khứ [12, tr 445]. Lý thuyết lựa chọn hợp lý được đề tài vận dụng để phân tích quan hệ xã hội giữa những người làm nghề và người không làm nghề là như thế nào? Đứng trước việc tước đoạt lợi thế sử dụng nguồn tài nguyên của nhóm làm nghề truyền thống và hậu quả mà những người không làm nghề phải gánh chịu ra sao? Người tham gia sản xuất làm nghề truyền thống đã làm gì để cải thiện tình hình môi trường và đền bù thiệt hại do việc ô nhiễm môi trường gây ra? Nhóm sản xuất đã tận dụng các nguồn lực của mình để tạo ra lợi ích kinh tế cao nhất mà không quan tâm đến những tổn hại về môi trường và ảnh hưởng của nó đến chính bản thân gia đình mình cũng như những người dân xung quanh. Nhóm quản lý đã lựa chọn những cách ứng xử như thế nào để đáp ứng được những mục tiêu mà các nhóm xã hội trong làng hướng tới? Thông qua lý thuyết này đề tài muốn tìm ra những yếu tố hợp lý để nâng cao trách nhiệm xã hội của nhóm quản lý môi trường đối với người dân trong làng. 1.1.1.4 Lý thuyết về xung đột xã hội Xung đột là chủ đề quan trọng của nhiều ngành khoa học khác nhau và nhiều học giả nổi tiếng đã viết về chủ đề này như Karl Marx, Max Weber, George Simmel, Rolf Dahrendorf, Lewis Coser. Mỗi tác giả đều có cách nhìn nhận khác nhau về xung đột. Karl Marx (1818-1883) đã đưa ra lý thuyết xung đột giai cấp, theo đó với sự phát triển của sự phân công lao động và sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ hình thành các giai cấp khác nhau bên trong một xã hội; sự bất bình đẳng của các giai cấp này dựa trên vị thế khác nhau của họ trong quá trình sản xuất của xã hội, nhưng trước hết là chiếm hữu hay không chiễm hữu các phương tiện sản xuất như nguyên liệu, máy móc hay đất đai. Nó trở thành lý do cho sự quan tâm khác nhau và đối kháng tới việc nên giữ hay phải thay đổi những dạng thống trị và sở hữu đang tồn tại, nhưng quyền lợi đối kháng này có thể và sẽ thể hiện thành các cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp thống trị và sỡ hữu với giai cấp những người lao động bị loại ra khỏi quyền lực và sỡ hữu [12, tr 41]. Trên nền tảng lý thuyết của Weber, xung đột xã hội có ý nghĩa khác nhau tùy theo chúng dựa trên quyền lợi giai cấp do thị trường môi giới, nhu cầu cách biệt các cộng đồng xã hội hay quyền lợi, quyền lực của các đảng phái. Weber cho rằng nguồn gốc dẫn đến xung đột xã hội là do bất bình đẳng về cơ hội xã hội. Trong xã hội có nhóm người có uy tín xã hội cao hơn so với nhóm khác, vì thế họ giành được những ưu thế do địa vị xã hội mang lại. Bất bình đẳng về chính trị, cụ thể là những người giữ quyền hành cao trong thang bậc quản lý xã hội, đảng phái chính trị, cầm quyền chiếm được ưu thế so với đảng phải khác [12, tr 53]. Tác giả Simmel cho rằng xung đột không chỉ là kết quả của các cấu trúc xã hội hay những động cơ thiết yếu đối với lịch sử mà nó là một thành tố trung tâm của quá trình xã hội hay nó chính là đối tượng độc lập của việc phân tích xã hội học. Theo tác giả này, thực tại xã hội được hình thành bởi các quá trình kết hợp và phân ly giữa các tập thể, cộng đồng, nghề nghiệp, tôn giáo, quê hương. Các quá trình đoàn kết của cộng đồng có xu hướng hợp nhất, còn các quá trình phân ly có bản chất đối kháng. Quá trình thống nhất và phân ly, hợp tác và đối kháng là quá trình tất yếu của đời sống xã hội. Tuy nhiên giải thích của Simmel về xung đột xã hội chủ yếu tập trung giải thích xung đột ở cấp độ cá nhân, coi cộng đồng là sự kết hợp của nhiều cá nhân do vậy xung đột các cá nhân tất yếu sẽ dẫn đến xung đột cộng đồng [12, tr 49]. Sự phát triển của thuyết xung đột gắn liền với thuyết thống trị và xung đột của Dahrendorf. Dahrendorf đã phát triển một cương lĩnh lý thuyết xung đột coi xã hội là các quyền hạn được công nhận, là đòi hỏi những người khác phải phục tùng. Khi đó, mỗi hiệp đoàn xã hội hoàn chỉnh đều thể hiện sự bất bình đẳng cơ bản giữa kẻ thống trị và người bị trị, từ đó nảy sinh ra những hoàn cảnh quyền lợi trước việc duy trì hay thay đổi thể chế thống trị hiện hành. Thống trị, xung đột và biến đổi không bao giờ ngừng. Thống trị và xung đột là đặc trưng phổ biến của mọi dạng xã hội. Đồng thời theo Dahrendorf, nguyên nhân cho thống trị và xung đột được đặt bởi các quá trình thể chế hóa và đặt chuẩn mực mà không phải qua những quan hệ ép buộc giản đơn. Ông cũng chỉ ra tính hai mặt của hiệp đoàn thống trị là tính thông thường của xung đột và sự cần thiết của thể chế hóa. Theo ông, để giải quyết xung đột có thể hướng xung đột theo chiều hướng định sẵn có kế hoạch. Muốn giải quyết hoặc làm giảm bớt xung đột không được bưng bít thông tin [12, tr 185]. Vận dụng lý thuyết xung đột được đề tài vận dụng để lý giải những mâu thuẫn đang tồn tại trong mối quan hệ xã hội giữa các nhóm xã hội ở làng trống Đọi Tam trong khi các nhà quản lý vừa muốn duy trì sự cân bằng và ổn định xã hội vừa muốn thu hút sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định và thực thi quyết định. Người làm nghề hướng đến mục tiêu lợi nhuận và một môi trường ổn định để phát triển, còn người không làm nghề muốn được sống trong môi trường lành mạnh, đảm bảo tốt cho cuộc sống và sức khỏe của họ. 1.1.2 Khái niệm công cụ 1.1.2.1 Khái niệm về môi trường Từ những góc độ tiếp cận khác nhau các tác giả đưa ra những quan niệm về môi trường, chẳng hạn, khi bàn đến khái niệm môi trường, có ý kiến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan