Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường hoa kỳ...

Tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường hoa kỳ

.PDF
129
682
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------- TRẦN XUÂN KHÁ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN XUÂN KHÁ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO THỊ BÍCH THỦY Hà Nội – 2012 MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu viết tắt ............................................................................ i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii Danh mục các hình vẽ ...................................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN .................. 6 1.1 Đặc điểm của xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ................................ 6 1.1.1 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ ..................................................... 6 1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ .................................. 15 1.1.3 Quy trình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ............... 17 1.2 Vai trò của xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế quốc dân .......................................................................................................... 22 1.2.1 Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân ................................................................................................................... 23 1.2.2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển .......................................................................................................... 24 1.2.3 Mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc .......................................................... 25 1.2.4 Mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, duy trì các ngành nghề truyền thống, tăng cƣờng giao lƣu văn hoá giữa các dân tộc................. 27 1.3 Kinh nghiệm thực tiễn xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc và Thái Lan ............................................................................................ 27 1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................... 28 1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan ..................................................................... 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ.......................... 31 2.1 Tình hình xuất khẩu mặt hàng TCMN của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ .................................................................................................................... 31 2.1.1 Thực trạng về kim ngạch xuất khẩu ....................................................... 31 2.2.2 Thực trạng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ............................................. 34 2.2 Nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ .......................................................................... 40 2.2.1 Các nhân tố từ thị trƣờng Hoa Kỳ .......................................................... 40 2.2.2 Các nhân tố nội tại ngành hàng thủ công mỹ nghệ ................................ 49 2.2.3 Các nhân tố thuộc nội tại các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu....... 60 2.3 Nhận xét, đánh giá hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng TCMN sang thị trƣờng Hoa Kỳ ........................................................................................... 64 2.3.1 Những khó khăn ..................................................................................... 64 2.3.2 Những hạn chế ....................................................................................... 67 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ .......................... 72 3.2 Một số giải pháp vĩ mô.............................................................................. 73 3.2.1 Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại tại thị trƣờng Hoa Kỳ........................ 73 3.2.2 Chính sách quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu .......................... 76 3.2.3 Quy hoạch các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ................. 78 3.2.4 Chính sách về hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................... 79 3.2.5 Chính sách xử lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề ................................... 80 3.3 Một số giải pháp vi mô............................................................................. 81 3.3.1 Các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu nghiên cứu thị trƣờng, mở rộng mạng lƣới tiếp thị tại Hoa Kỳ ................................................................. 81 3.3.2 Nâng cao năng lực thiết kế mẫu sản phẩm phù hợp với thị trƣờng Hoa Kỳ .................................................................................................................... 82 3.3.3 Chủ động phát triển kênh phân phối thích hợp tại thị trƣờng Hoa Kỳ ....... 84 3.3.4 Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu ......................................................................... 85 3.3.5 Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt .................................................... 86 3.3.6 Tăng cƣờng hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở các doanh nghiệp ................................................... 87 3.3.7 Tạo thƣơng hiệu và không ngừng nâng cao uy tín thƣơng hiệu trên thị trƣờng Hoa Kỳ................................................................................................. 89 3.3.8 Giải pháp về chính sách nhân sự ............................................................ 89 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 99 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BTA Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ 2 TCMN 3 TPP 4 WTO Thủ công mỹ nghệ Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng Tổ chức Thƣơng mại Thế giới i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu bảng 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 TÊN BẢNG Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ năm 2001 – 2005 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 Trang 31 33 Thống kê xuất khẩu một số sản phẩm 3 Bảng 2.3 TCMN Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ 37 theo mã HS, giai đoạn 2006 – 2010 4 Bảng 2.4 Bảng liệt kê các chính sách ảnh hƣởng tới sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ii 53 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Số hiệu hình TÊN BẢNG Trang 1 Hình 1.1 Quy trình sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN 18 iii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định xuất khẩu là bƣớc đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội. Trong những năm qua, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) đã mang lại lợi ích to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về văn hóa, xã hội góp phần làm thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và tinh thần, nó đƣợc tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của ngƣời thợ thủ công với những giá trị văn hóa dân tộc có trong các sản phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ không còn là hàng hóa đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hóa với tính nghệ thuật cao, một số đƣợc coi là biểu tƣợng của truyền thống văn hóa dân tộc. Xuất khẩu hàng TCMN vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa tận dụng đƣợc các nguồn lực sẵn có, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một số lƣợng lao động lớn ở nông thôn và góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa xã hội, bảo tồn các làng nghề truyền thống. Trong những năm qua Việt Nam đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ trong sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, từng bƣớc tạo dựng đƣợc uy tín và thƣơng hiệu trên thị trƣờng quốc tế. Hoa Kỳ là đối tác kinh tế rất quan trọng của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), tham gia Hội nhập kinh tế Đông Á và đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ không ngừng tăng lên trong những năm gần đây trong đó mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong số những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đƣợc coi là một thị 1 trƣờng đầy tiềm năng với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lớn nhất thế giới, khoảng 13 tỷ USD. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng TCMN hiện nay của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ vẫn cò nhỏ chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam. Do tính cấp thiết trên, tác giả đã lựa chọn Đề tài Luận văn: "Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ". 2. Tình hình nghiên cứu Đã có các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng và Hiệp hội làng nghề Việt Nam nghiên cứu về hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đáng chú ý, có những nghiên cứu sau: Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Thƣơng mại, năm 2001: Chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Đề tài này đi sâu vào nghiên cứu những chính sách ảnh hƣởng đến việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ kể từ sau Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ đƣợc ký kết, đồng thời đƣa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ. Đề tài có phân tích về ngành hàng TCMN tuy nhiên chƣa đi sâu vào nghiên cứu các chính sách ảnh hƣởng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam và Hiệp hội làng nghề Việt Nam, năm 2005: " Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống và việc xây dựng các làng nghề Việt Nam ". Đề tài này nghiên cứu sâu về xây dựng và phát triển các làng nghề và các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhƣng chƣa tìm hiểu và nghiên 2 cứu sâu về thị trƣờng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Hoa Kỳ, mặt khác nghiên cứu này đã cũ không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Đề tài nghiên cứu của Cục xúc tiến thƣơng mại và Trung tâm thƣơng mai quốc tế (ITC), năm 2006: "Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam". Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp những giải pháp thực tế phục vụ công tác phát triển Ngành thủ công của Việt Nam một nghiên cứu tổng thể về toàn bộ ngành thủ công mỹ nghệ và tập trung vào đánh giá những yếu tố có tầm quan trọng nhất quyết định sự thành bại của tăng trƣởng xuất khẩu, đề ra những khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng của Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm và giảm đói nghèo. Ngoài ra còn rất nhiều tác giả, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc với các đề tài và bài viết nghiên cứu về làng nghề, phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ, thực trạng, các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của một số doanh nghiệp xuất khẩu. Chƣa có đề tài, bài viết, nghiên cứu nào chuyên sâu về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ . 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nhằm mục đích làm rõ thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian qua, để đƣa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian tới. Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên thì luận văn đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau: - Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có vai trò nhƣ thế nào đối với nền kinh tế? Những nhân tố nào ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng Hoa Kỳ? 3 - Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ hiện nay? Các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang làm gì để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng Hoa Kỳ? - Nhà nƣớc, các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian tới? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng Hoa Kỳ. Phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ từ khi Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ đƣợc ký kết năm 2001 tới nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Kết hợp giữa phƣơng pháp duy vật biện chứng với các phƣơng pháp tổng hợp thông tin, đánh giá, dự báo. - Sử dụng số liệu thống kê vĩ mô đã đƣợc công bố để đánh giá kết quả của hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng Hoa Kỳ. - Khảo sát thực tiễn tại các làng nghề và một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại một số tỉnh thành phố phía Bắc để đánh giá thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu và tìm ra nguyên nhân và giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian tới. 4 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn làm rõ và phân tích vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế quốc dân. - Đánh giá thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua. - Đề xuất giải pháp từ phía Nhà nƣớc và các doanh nghiệp: Khắc phục những điểm yếu, đồng thời khuyến khích, phát huy các điểm mạnh của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ trong những năm tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn có kết cấu thành ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Đặc điểm và vai trò của xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế quốc dân Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ Chƣơng 3: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trƣờng Hoa Kỳ 5 CHƢƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÕ CỦA XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1.1 Đặc điểm của xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ 1.1.1 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ 1.1.1.1 Đặc điểm chung Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có nhiều ƣu điểm và tính năng nổi bật, ngày càng đƣợc ƣa chuộng và đƣợc sử dụng phổ biến trên thế giới. Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về hàng thủ công mỹ nghệ: Các chuyên gia nghiên cứu về hàng thủ công mỹ nghệ quan niệm rằng hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm của những làng nghề truyền thống, mang tính đơn chiếc và có tính mỹ thuật cao. Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đƣợc coi là một tác phẩm nghệ thuật. [21, tr.4] Các nghệ nhân cho rằng: hàng thủ công mỹ nghệ nằm trong nhóm ngành đƣợc hình thành lâu đời ở một địa phƣơng với quy trình sản xuất là doanh nghiệp, những nghệ nhân hoặc công nhân lành nghề đảm nhận và có trách nhiệm với quá trình sản xuất sản phẩm của mình. Các sản phẩm thƣờng có tính địa phƣơng, nghĩa là mang bản sắc văn hoá của từng địa phƣơng, từng dân tộc một cách sâu sắc. [16, tr.6] Từ điển Tiếng Việt cho rằng hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng bao gồm các đồ trang sức trang trí làm bằng tay, sử dụng công cụ đơn giản để sản xuất ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể rút ra một quan niệm chung nhƣ sau: Hàng thủ công mỹ nghệ là những hàng hoá đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp thủ công, gắn liền với phong tục tập quán và mang đậm các nét 6 văn hoá của nơi tạo ra hàng hoá đó. Ở nƣớc ta hiện nay vẫn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống và đã có tên tuổi trong lịch sử phát triển của đất nƣớc, nhƣ: Gốm Phù Lãng, tơ lụa Hà Đông, gỗ Đông Kỵ, gốm Bát Tràng… Ở những nơi đó hội tụ các nghệ nhân lành nghề và chính họ đã tạo ra những sản phẩm có thể nói là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang đậm nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Nhƣ vậy hàng TCMN là những sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của từng vùng, vừa là hàng hoá lại là những sản phẩm nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí lại có thể trở thành di sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của từng vùng lãnh thổ hay từng quốc gia, nơi sản xuất ra sản phẩm đó. Hàng thủ công mỹ nghệ không những là tác phẩm phục vụ cho đời sống tinh thần hay nhu cầu thƣởng thức của xã hội mà còn là những sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chính vì vậy mà ngày nay, hàng TCMN không chỉ có nhu cầu cao ở trong nƣớc mà các thị trƣờng nƣớc ngoài cũng rất chú ý tới những sản phẩm này và liên tục phát triển theo xu hƣớng hội nhập, giao lƣu văn hoá giữa các nƣớc trên thế giới. Các đặc điểm chính của hàng thủ công mỹ nghệ: Tính đa dạng: Thủ công mỹ nghệ là hàng hoá đƣợc sản xuất ra từ những nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có ở thiên nhiên. Đó là các loại nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật nhƣ: vỏ cây, thân gỗ, thân sợi, các loại lá… hay các loại nguyên liệu xuất phát từ các loại động vật nhƣ: da, ngà, sừng… Ngoài ra, còn có các nguyên liệu lấy từ đất, đá, hay các kim loại, các phế liệu của các ngành sản xuất khác… Sự phong phú của nguyên liệu cũng thể hiện đƣợc tính đa dạng của sản phẩm TCMN và tạo nên những sản phẩm độc đáo. Tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn thể hiện ở khía cạnh văn hoá, mỗi sản phẩm mang những nét riêng về phong tục tập quán của từng địa phƣơng 7 nơi làm ra những sản phẩm đó, làm tăng giá trị cho sản phẩm và tạo cho khách hàng sự thích thú thấy sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đều mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, trong đó chứa đựng những giá trị văn hoá tinh thần, quan niệm nhân văn, tín ngƣỡng, tôn giáo của dân tộc. [20, tr.2] Tính đơn chiếc: Hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc sản xuất phân tán ở khắp mọi nơi trong các làng nghề hay địa phƣơng, có quy mô và số lƣợng sản xuất nhỏ. Sản phẩm TCMN chủ yếu đƣợc tạo ra từ bàn tay khéo léo và tài hoa của các nghệ nhân, những ngƣời thợ thủ công, những lao động ở nông thôn,… Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì cho dù khoa học kỹ thuật có phát triển và cho ra đời rất nhiều các sản phẩm máy móc hỗ trợ cho việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhƣng cũng không thể thay thế đƣợc con ngƣời trong các sản phẩm mang “tâm hồn” của nền văn hoá đặc sắc. Đó là vốn quý để làm ra những sản phẩm có giá trị cao và mang tính đơn chiếc. Tính đơn chiếc khiến cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác biệt và mang sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Cùng là gốm sứ, nhƣng ngƣời ta có thể phân biệt dễ dàng các loại gốm sứ giữa các làng nghề với nhau, nhƣ: gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Thổ Hà, gốm sứ Phù Lãng,… hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ giữa các quốc gia khác nhau cũng khác nhau, mỗi sản phẩm ở mỗi quốc gia mang đậm tính văn hoá của quốc gia đó. [22] Tính văn hoá: Thủ công mỹ nghệ là sản phẩm có từ lâu đời, tồn tại và phát triển trong các làng nghề truyền thống, đƣợc làm từ các nghệ nhân hay các thợ thủ công. Các làng nghề khác nhau với các phong tục tập quán xã hội khác nhau nên đã hình thành nhiều ý tƣởng, nhiều kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm khác nhau và đã cho ra những sản phẩm TCMN khác nhau. Khách hàng khi tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ sẽ luôn tạo ra đƣợc một sự kết hợp hài hoà giữa chức năng tiêu dùng và giá trị nghệ thuật của hàng thủ 8 công mỹ nghệ. Tính mỹ thuật: Một đặc trƣng rất dễ nhận thấy từ hàng thủ công mỹ nghệ là tính mỹ thuật. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, đậm đà bản sắc dân tộc và có thể nói mỗi sản phẩm đều mang linh hồn đất Việt. Khác với những sản phẩm công nghiệp đƣợc sản xuất bằng các loại máy móc hiện đại thì hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao vì là sản phẩm mang tính thủ công, chủ yếu dựa vào đôi tay khéo léo trong tạo dáng, sự tinh xảo và điêu luyện của ngƣời thợ kết tinh trong từng sản phẩm. Chính vì đặc tính thủ công này đã tạo nên sự khác biệt và cho dù không sánh kịp tính ứng dụng của những sản phẩm công nghiệp nhƣng sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn chiếm đƣợc sự yêu thích của ngƣơi tiêu dùng. Những sản phẩm nhƣ trống đồng Ngọc Lũ, phật nghìn mắt nghìn tay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay những bộ gốm sứ cao cấp… là những minh chứng cho đời sống sinh hoạt, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán của dân tộc ta trong từng thời kì lịch sử. Tính chất thủ công: Công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ này chính là sự kết giao giữa các phƣơng pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật, tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm công nghiệp hiện đại đƣợc tạo ra hàng loạt nhờ những máy móc hiện đại ngày nay. Tuy nhiên đây cũng là đặc điểm làm cho hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng đƣợc sự ƣa chuộng hơn của ngƣời tiêu dùng. 1.1.1.2 Đặc điểm riêng của một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đƣợc sản xuất từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau và mỗi sản phẩm đƣợc tạo ra bằng các quy trình hoàn toàn khác nhau, có đặc điểm riêng khác nhau. Dù thế nào các sản phẩm thủ công 9 mỹ nghệ đều có một nét chung là kết quả của lao động nghệ thuật với tay nghề điêu luyện, trí tuệ sáng tạo độc đáo của các tay thợ tài ba. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Có thể kể đến, đó là: hàng gốm sứ, hàng đúc đồng, hàng mây tre đan, hàng thêu ren, hàng thổ cẩm, hàng gỗ, hàng sơn mài, hàng kim hoàn, hàng rèn, hàng đá và một số hàng nổi tiếng nhƣ nón, tranh dân gian, giấy gió ở các làng nghề truyền thống.... Dƣới bàn tay khéo léo và khối óc tài hoa của những ngƣời thợ thủ công, từ các nguyên liệu thô sơ, họ đã tạo ra những sản phẩm không những có giá trị kinh tế mà có cả giá trị về nghệ thuật. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc sản xuất ra đã có sức thu hút lớn không chỉ với ngƣời tiêu dùng Việt Nam mà còn đƣợc ngƣời tiêu dùng nhiều nƣớc ƣa chuộng. Nhiều sản phẩm, mặt hàng đã đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng ngoài nƣớc. Dƣới đây là một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tƣơng đối lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Hàng gốm sứ Gốm sứ là loại hàng phổ biến trong cuộc sống của mọi tầng lớp dân cƣ. Sản phẩm của nghề này có thể dùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày (bát đĩa, ấm chén, nồi, chum vại...), trong xây dựng (chân sứ, vật cách điện...) hay làm đồ thờ (bát hƣơng, lọ đựng hƣơng, các tƣợng, lọ hoa...), tranh tƣợng và đồ lƣu niệm... Gốm sứ đƣợc sản xuất ở nhiều vùng miền trên đất nƣớc. Các làng nghề truyền thống sản xuất gốm sứ nổi tiếng là Bát Tràng (Hà Nội), làng Cậy (Hải Dƣơng), Thổ Hà (Bắc Ninh), Móng Cái (Quảng Ninh), Hƣơng Canh, Hiến Lễ (Vĩnh Phú), Thanh Hoá, Phƣớc Phú (Huế), Thanh Hà (Quảng Nam), Đồng Nai, Sông Bé, Thủ Dầu Một....[41] Gốm sứ có nhiều loại: men ngọc, men nâu (hay hoa nâu) xuất hiện từ thời Lý, hoa lam (đời Trần)... Kỹ thuật làm gốm sứ vẫn xoay quanh hai vấn đề 10 lớn là kỹ thuật bàn xoay và lò nung. Ngoài lò hộ (nung bằng than) và lò vồng (nung bằng củi) hiện nay đã xuất hiện kiểu lò tunel đốt gas. Hàng mây tre đan Từ nguồn nguyên liệu thô dồi dào, sẵn có ở các địa phƣơng nhƣ: mây, tre, song, cói lá , bèo tây chuối, dƣơng xỉ hoặc rơm rạ…đã đƣợc những nghệ nhân khéo léo của Việt Nam sản xuất ra những đồ dùng nhƣ: rổ rá, nôi, va li, túi xách, khay đựng, bàn ghế và rất nhiều vật dụng khác. Đã có rất nhiều làng nghề truyền thống sản xuất hàng mây, tre đan đƣợc phát triển trong cả nƣớc, nổi tiếng là làng Phú Vinh (Hà Tây), Ngọc Động (Hà Nam), Thƣợng Hiền (Thái Bình), Hoà Bình (Bình Định), Vĩnh Ba (Phú Yên), Yên Sở (Hà Tây), Nho Quan (Ninh Bình)...[10] Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ Loại hàng này đã xuất hiện từ lâu đời vì gỗ là đồ dùng thông dụng khắp nơi. Ngƣời dân Việt Nam dùng sản phẩm đồ gỗ cho thờ cúng (hoành phi, câu đối, ngai, tƣợng, mâm bồng, bàn thờ, ống hƣơng...) và gỗ để làm giƣờng tủ, sập, bàn ghế hay tranh gỗ, các con vật bằng gỗ... Chạm khắc gỗ nổi tiếng ở Việt Nam có làng Phù Khê, Hƣơng Mạc, Đồng Kỵ, Đồng Quang (Bắc Ninh), Bích Chu (Vĩnh Phúc), Vân Hà (Hà Nội), Võ Lăng (Hà Tây), Lý Nhân (Hà Nam), La Xuyên (Nam Định), làng Sinh, Kim Bồng (Quảng Nam), Nhạn Tháp (Bình Định), Phú Lộc (Ninh Bình), Bảo Hà (Hải Phòng), Mỹ Xuyên (Huế) [41]. Trong các cơ sở nổi tiếng trên, Đồng Kỵ là cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ lớn nhất ở nƣớc ta. Mặt hàng của đồ gỗ rất phong phú, nghề mộc là nghề phổ biến trong dân gian. Các thợ sau khi học đƣợc nghề có tách nhóm để làm ăn ở nơi khác vì mọi nơi đều cần đồ gỗ. Tại những nơi mới đó, ngƣời thợ vừa học, vừa làm và 11 lại có cơ hội tách nhóm. Không giống các nghề khác, nghề này đƣợc nhân rộng rất nhanh. Quá trình lao động cần cù say mê đó đã tạo nên các lớp thợ giỏi, sáng tạo và từ đó nhiều mẫu mã hàng mới xuất hiện. Quá trình phát triển của nghề này gắn liền với sự ra đời của nghề điêu khắc, khảm trai. Nhiều mẫu mã của sản phẩm đồ gỗ đƣợc lấy từ Trung Quốc, đặc biệt là các hàng gắn với điển tích nhƣ tùng cúc trúc mai, long ly quy phƣợng, ngai thờ, các loại tƣợng, tủ chè, sập gụ...Từ các đƣờng lèo, các hoạ tiết khác thƣờng đƣợc nảy sinh trong sáng tạo của các nghệ nhân...Vì vậy, trình độ sáng tạo nhanh đƣợc nhân lên ở các tay thợ cả, các nghệ nhân. Khi kết hợp với nghệ thuật khảm trai, ốc, giá trị của sản phẩm đƣợc tăng lên gấp bội. Khảm trai, ốc làm nổi bật các đƣờng nét của các tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm mang điển tích. Thị trƣờng về sản phẩm gỗ mỹ nghệ lại rất rộng và triển vọng ở nƣớc ngoài. Ngày nay nhiều khâu nặng nhọc nhƣ pha cắt gỗ, bào...đƣợc cơ giới hoá làm cho năng suất lao động nâng cao và phần quan trọng còn lại dành cho các khâu tinh chế với tài năng sáng tạo của các nghệ nhân. Trong điều kiện khan hiếm về nguyên liệu, ở một số sản phẩm sẽ tăng khi đƣợc đầu tƣ thoả đáng về chất xám. Từ đó, cần có kiến thức toàn diện ở nhiều lĩnh vực cho việc tạo nên một sản phẩm hoàn thiện hơn (tạo dáng, hoạ tiết...) Hàng thêu ren Thêu ren là một nghề thủ công truyền thống đặc biệt ở nƣớc ta mà mọi sản phẩm của nó đều là những tác phẩm nghệ thuật do bàn tay khéo léo của thợ thủ công tạo nên trên các chất liệu vải để tạo nên các sản phẩm khăn, quần áo, túi, tranh.... có những hoa văn, họa tiết hết sức độc đáo và đặc sắc. Ngày nay ở một số nƣớc, ngƣời ta dùng máy trong nghề này mang lại năng suất lao động rất cao, nhƣng máy cũng chỉ là máy, chỉ có bàn tay khéo léo của con ngƣời mới làm nên những sản phẩm kỳ diệu. Những sản phẩm đồng loạt có thể dùng máy 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng