Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường hoa kỳ thực trạng và giải pháp đ...

Tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường hoa kỳ thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới

.DOC
49
244
65

Mô tả:

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU:...............................................................................................................3 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM.........................................................................................4 I. Giới thiệu chung ngành dệt may:.................................................................................4 1. Định nghĩa ngành dệt may:......................................................................................4 2. Đặc điểm của ngành dệt may...................................................................................5 II. 2.1. Phân loại sản phẩm của ngành:..........................................................................5 2.2. Đặc điểm của ngành dệt may có bốn đặc điểm chính........................................6 Giới thiệu hoạt động xuất khẩu dệt may:..................................................................7 1. Một số khái niệm về hoạt động xuất khẩu:...............................................................7 2. Các hình thức xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam:.................................................7 2.1. Xuất khẩu trực tiếp:...........................................................................................7 2.2. Xuất khẩu gián tiếp:..........................................................................................8 2.3. Xuất khẩu tại chỗ:..............................................................................................9 2.4. Buôn bán đối lưu:..............................................................................................9 2.5. Tạm nhập tái xuất:...........................................................................................10 2.6. Gia công quốc tế:.............................................................................................11 3. Vai trò xuất khẩu hàng dệt may đối với Việt Nam.................................................11 Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẢU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ........................................................................................................14 1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kì.....................................................14 1.1. Kim ngạch xuất khẩu.......................................................................................14 1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu............................................................................19 Page 1 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới 1.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.............................................................................24 1.4. Phương thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ:......27 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ........................................................................................28 2.1. Các nhân tố bên ngoài:....................................................................................28 2.2. Các nhân tố bên trong:.....................................................................................31 3. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay:......................................................................................33 3.1. Những thành công của hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ:..........................................................................................................33 3.2. Hạn chế............................................................................................................34 3.3. Nguyên nhân tồn tại.........................................................................................37 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN TỚI......................39 1. Một số giải pháp vi mô:.........................................................................................39 1.1. Giải pháp về cung:...........................................................................................40 1.2. Giải pháp về cầu:.............................................................................................42 2. Một số giải pháp vĩ mô...........................................................................................45 2.1. Phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho dệt may............................................45 2.2. Đào tạo và phát triển nhân lực............................................................................46 2.3. Giải pháp về vốn:................................................................................................46 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................49 Page 2 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới LỜI MỞ ĐẦU: 1. Tính cấp thiết của đề tài Dệt may là một ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu lớn, tôc độ tăng trưởng bền vững. Trong số các thịt trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, cần đề xuất giải pháp đề giải quyết. Vì thế, trong đề tài nghiên cứu này em sẽ nêu bật vai trò quan trọng của ngành dệt may va thực trạng xuất khẩu của ngành dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, từ đó đưa ra các giải pháp giúp cải thiện khó khăn của ngành xuất khẩu dệt may. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề án tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu của dệt may Việt từ năm 2000 đến nay. 3. Kết cấu của đề tài: 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới Page 3 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM I. Giới thiệu chung ngành dệt may: 1. Định nghĩa ngành dệt may: Hàng dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, liên quan đến sản xuất các loại vải vóc, quần áo và đồ dùng bằng vải phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam có hai bộ phận: ngành dệt và ngành may. Ngành dệt gồm các khâu: kéo sợi, dệt vải, nhuộm và hoàn tất vải. Kéo sợi là quá trình sản xuất sợi từ các nguyên liệu thô khác nhau, các mảnh sợi đơn riêng lẻ được xoắn lại với nhau để tạo thành các sợi dài và chắc. Dệt vải gồm có dệt truyền thống và dệt kim. Dệt vải truyền thống là sử dụng khung cửi hay máy dệt để kéo căng và định vị các sợi để đan các sợi theo chiều dọc và ngang vuông góc với nhau; trong khi đó dệt kim là dùng kim để móc các sợi với nhau tạo thành tấm vải hoặc sản phầm may mặc cuối cùng. Nhuộm và hoàn tất vải là quá trình xử lí vải thô (vải được dệt từ sợi đơn màu trắng) bằng hóa chất và bột màu để tạo cho vải các màu sắc, hoa văn hay độ bóng khác nhua nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngành may thiết kế, cắt đo các vải và sử dụng các phụ liệu khác như khuy, ren, mác… để tạo ra sản phẩm may mặc cuối cùng. Page 4 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới Sơ đồ miểu tả quá trình sản xuất hàng may mặc như sau: Xơ tổng hợp hóa học Xơ nhân tạo tự nhiên Nguyên liệu thô tự nhiên Kéo sợi Sản xuất nguyên Dệt kim Dệt khung Nhuộm vải Dệt liệu In vải Hoàn tất vải Cắt may May Sản phẩm tiêu dùng cuối cùng Hai ngành dệt và may có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong khi ngành dệt là nguyên liệu để làm nên thành phẩm của ngành may thì ngành may là thị trường tiêu thụ cho ngành dệt. 2. Đặc điểm của ngành dệt may 2.1. Phân loại sản phẩm của ngành: Ba loại sản phẩm chính của ngành hàng là sợi, vải và hàng may mặc a) Phân loại sản phẩm sợi theo nguồn gốc: - Sợi bông (100% cotton) gồm hai loại: sợi chải kỹ, chỉ số cao và sợi chải thô, chỉ số thấp. - Tơ tằm Page 5 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới - Sợi tổng hợp hay nhân tạo (Polyeste, xơ visco) được sản xuất chủ yếu từ phụ phẩm của ngành hóa dầu - Sợi pha: sợi pha bông với các thành phần khác như PE, PA, PV… b) Phân loại sản phẩm vải: Có thể phân loại theo hai cách: - Phân theo loại sợi cấu thành vải: vải si bông, vải sợi tơ tằm, vải sợi tổng hợp… - Phân theo kiểu dệt: vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt c) Phân loại hàng may mặc: Có thể phân theo chất liệu vải của sản phẩm hoặc phân theo mục đích sử dụng như sau - Hàng mặc mùa đông - Quần áo thể thao - Quần âu và sơ mi - Đồ lót - Ngoài ra còn có một số hàng dệt may khác Túi xách, các sản phẩm trang trí nội thất (áo gối, chăn, ga trải giường…) 2.2. Đặc điểm của ngành dệt may có bốn đặc điểm chính. Một là, các công đoạn của ngành được phân chia rõ rệt, mang tính chuyên sâu. Bởi mỗi công đoạn rất khác nhau về bản chất và đặc tính kĩ thuật; giai đoạn sản xuất nguyên liệu thô liên quan đến kĩ thuật trồng bông, nuôi tằm còn giai đoạn khác như kéo sợi, dệt và cắt may đòi hỏi kĩ năng tay nghề cao về may vá, dệt vải và cần những công cụ lao động, máy móc chuyên biệt hỗ trợ. Mỗi công đoạn tách bạch nhau, hầu như ít có sự trùng lắp và mang tính chuyên môn hóa cao. Đặc điểm thứ hai của ngành là bị ảnh hưởng chi phối nhiều bởi điều kiện tự nhiên, địa lí. Bởi quá trình sản xuất nguyên liệu thô dựa vào việc trồng trọt chăn nuôi, khí hậu đất đai thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp như bông, đay, trồng dâu nuôi tằm… nên các quốc gia có điều kiện tự nhiên phù hợp mới có thể phát triển được ngành này với một quy mô lớn và chất lượng ổn định. Nhưng với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay đã nghiên cứu ra các sản phẩm tơ nhân tạo, tơ tổng hợp, sợi Page 6 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới hóa học thì tài nguyên nhiên thiên không phải là nguyên liệu duy nhất quyết định cho sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, nếu xem nhẹ vai trò của điều kiện tự nhiên thì sẽ không khai thác được đầy đủ lợi thế để thúc đẩy phát triển ngành hoặc khai thác một cách lãng phí không hiệu quả. Thứ ba, ngành dệt may có đặc trưng sử dụng nhiều lao động mà không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nên vốn đầu tư thấp. Bên cạnh đó, đây là ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh nên phù hợp với các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, trình độ thấp và ít vốn. Thứ tư, đặc biệt ngành dệt may thể hiện sự phân công lao động cao. Các hoạt động sử dụng nhiều lao động, ít cần máy móc công nghệ như may thì tập trung ở các nước đang và kém phát triển; trong khi đó các hoạt động phức tạp, có giá trị cao như sản xuất loại sợi tổng hợp, tơ nhân tạo thì phân bố ở các nước phát triển có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến. II. Giới thiệu hoạt động xuất khẩu dệt may: 1. Một số khái niệm về hoạt động xuất khẩu: Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của ngành ngoại thương, trong đó hàng hóa và dịch vụ được bán cho các quốc gia khác trên thế giới với phương tiện thanh toán là những đồng tiền chung hoặc những đồng tiền mạnh trên thế giới. Hoạt động xuất khẩu chính là sự phản ánh các mối quan hệ giữa các quốc gia và sự phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất dựa trên lợi thế so sánh của từng quốc gia. Hoạt động xuất khẩu cho thấy mối liên hệ chặc chẽ giữa các quốc gia, do đó không chỉ mỗi quốc gia phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong nước mà các quốc gia riêng biệt cũng cần có sự phối hợp này. 2. Các hình thức xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam: 2.1. Xuất khẩu trực tiếp: a) Khái niệm: Page 7 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới Là hình thức trao đổi hàng hóa trực tiếp với nước ngoài, có thể đàm phán thông qua hình thức điện thoại, e-mail, fax… để thỏa thuận về hợp đồng. Hình thức của xuất khẩu trực tiếp là tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ, đàm phán kí kết hợp đồng trực tiếp với bạn hàng, trao đổi hàng hóa… b) Ưu và nhược điểm: Ưu điểm: - Giảm được chi phí trung gian, tăng thêm lợi nhuận - Ít xảy ra hiểu lầm sai sót do trao đổi, đàm phán trực tiếp - Doanh nghiệp chủ động trong việc thâm nhập vào thị trường thế giới và kịp nắm bắt các thay đổi thị trường để có biện pháp đối phó kịp thời Nhược điểm: - Đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ ngoại thương và có khả năng giao tiếp tốt - Doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ lớn - Doanh nghiệp phải có đội ngũ marketing giỏi, mạnh, biết nắm bắt thông tin thị trường tiêu thụ nhanh nhạy, và giúp công ty để ra các giải pháp và sản xuất sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường. 2.2. Xuất khẩu gián tiếp: a) Khái niệm: Là hình thức bán hàng hóa ra nước ngoài thông qua một bên trung gian thứ ba như đại lý môi giới, hay người trung gian. Hình thức của xuất khẩu gián tiếp này thể hiện qua việc mua bán qua các trung tâm thương mại, sở giao dịch hàng hóa, tham gia đấu giá… b) Ưu và nhược điểm Ưu điểm: Page 8 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới - Nhờ có bên trung gian thứ ba nên doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro về biến động của nền kinh tế hay về việc không am hiểu thị trường. - Hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu được giảm nhẹ bớt Nhược điểm: - Giảm lợi nhuận do mất chi phí hoa hồng cho bên trung gian thứ ba - Do không liên hệ trực tiếp với thị trường tiêu thụ nên chậm nắm bắt thông tin thị trường dẫn đến thích ứng chậm với các thay đổi, và không có biện pháp kịp thời cho biến động thị trường. 2.3. Xuất khẩu tại chỗ: a) Khái niệm: Là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa không ra khỏi lãnh thổ quốc gia mà thường là xuất khẩu vào khu vực kinh doanh dành riêng cho các công ty kinh doanh, người nước ngoài. b) Ưu và nhược điểm: Ưu điểm: - Giảm chi phí đáng kể vì không mất chi phí vận tải, thuê phương tiện và các loại phí bảo hiểm và rủi ro khác. Nhờ đó lợi nhuận cao - Thu hồi vốn nhanh. Nhược điểm: 2.4. Doanh nghiệp ít chủ động trong tìm kiếm đối tác Buôn bán đối lưu: a) Khái niệm: Là hình thức kinh doanh hai bên trao đổi hàng hóa có giá trị tương đương với nhau. Trong đó, hoạt động xuất khẩu gắn liền với hoạt động nhập khẩu và người bán còn đóng vai trò là người mua. b) Ưu và nhược điểm: Ưu điểm: Page 9 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới - Vì tiền tệ không được dùng để thanh toán mà đem ra làm vật ngang giá chung nên ít bị rủi ro của tỷ giá hối đoái - Giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh mẻ Nhược điểm: - Phức tạp trong việc xác định giá trị tương đương của hàng hóa hay dịch vụ. - Hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa. - Việc giao nhận hàng hóa khó tiến hành thuận lợi. - Các công ty có thể nhận những sản phẩm mà mình không quen thuộc từ phía đối tác. - Diễn ra trong thời gian dài nên khó tránh khỏi những rủi ro về biến động giá cả. 2.5. Tạm nhập tái xuất: a) Khái niệm: Là hình thức xuất khẩu những hàng hóa đã nhập khẩu mà những hàng hóa đó chưa qua một khâu chế biến nào ở nước tái xuất Mục đích của phương thức này là nhằm vào sự chênh lệch giá chứ không nhằm vào giá trị sử dụng cảu hàng nhập khẩu. b) Ưu và nhược điểm: Ưu điểm: - Thu được lợi nhuận cao mà không cần phải tổ chức sản xuất. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Hàng hóa không phải chịu loại thế trong nhập khẩu và xuất khẩu Nhược điểm: - Đòi hỏi doanh nghiệp phải thật sự nhạy bén và nắm vững các kiến thức về thị trường. - Chịu tác động mạnh của biến động thị trường. Page 10 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới 2.6. Gia công quốc tế: a) Khái niệm: Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Bên đặt gia công thường là những nước phát triển và bên nhận gia công thường là những nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào Gia công trong thương mại quốc tế gắn liền với hoạt động sản xuất, hoạt động công nghiệp – nhất là trong ngành sử dụng nhiều lao động. Vì thế gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ và thường phát triển trong các ngành công nghiệp khó cơ giới hóa, tự động hóa. Bên cạnh đó, hoạt động gia công quốc tế còn cho phép phát triển hoạt động sản xuất của bên nhận gia công, nhất là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. b) Ưu và nhược điểm: Ưu điểm: - Cả hai bên tham gia vào hoạt động này đều có lợi. Đối với bên đặt gia công thì họ có thể tìm kiếm được nguồn lao động giá rẻ cũng như những ưu đãi về đầu tư tại các nước đang phát triển. Đối với bên nhận gia công thì họ có thể giải quyết được việc làm cho lao động phổ thông cũng như được hỗ trợ trong chuyển giao công nghệ - Giúp hoàn thiện hơn quá trình phân công lao động quốc tế. - Đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ Nhược điểm: - Thù lao gia công tương đối thấp - Quá trịnh chuyển giao công nghệ có thể mang tính tiêu cực. Nếu không quy định luật rõ ràng thì bên nhận gia công có thể nhận thiết bị rác, hoặc thiết bị cũ kỹ lạc hậu từ nước đặt gia công Page 11 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới 3. Vai trò xuất khẩu hàng dệt may đối với Việt Nam Dệt may là một ngành thiết yếu đã xuất hiện lâu đời và phát triển ở các nước châu Âu. Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, các biện pháp kĩ thuật hiện đại được áp dụng đã khiến ngành dệt may châu Âu đạt được bước nhảy vọt cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên chi phí trả lương cho công nhân cao khiến cho ngành dệt may dịch chuyển sang các nước có nguồn lao động giá rẻ. Ở các nước ở châu Á Thái Bình dương, ngành dệt may là khởi đầu cho công cuộc hiện đại hóa đất nước bởi ngành đòi hỏi công nghệ đơn giản, nguồn nhân lực không cần có trình độ cao đã giúp cho các nước này từng bước nâng cao nền kinh tế, tiêu biểu là các nước NICs, Trung Quốc… Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thúc đầy nền kinh tế khỏi tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Tận dụng lợi thế có nguồn lao động dồi dào mà giá rẻ, Việt Nam đã chú trọng vào phát triển ngành dệt may; nhờ đó đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đẩy lùi tình trạng thất nghiệp cao, tạo ra nguồn thu chính đáng và nâng cao đời sống cho người dân. Thứ hai, xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhà nước, tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật của các nước khác trên thế giới. Vì thế nguồn vốn cần cho nhập khẩu là rất quan trọng, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển có nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất như Việt Nam. Có thể nói rằng xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. Thứ ba, xuất khẩu phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác. Vì sản xuất là một chuỗi các quá trình có mối liên hệ mắc xích, cho nên sự phát triển của ngành này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành khác. Xuất khẩu hàng dệt may phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của một số ngành phụ trợ như: trồng bông, nuôi tằm, nhuộm, sản xuất bao bì,… Thứ tư, xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu thị trường. Page 12 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới Thứ năm, xuất khẩu làm đặt ngành sản xuất trong nước trong quan hệ cạnh tranh với thị trường quốc tế nhằm phát huy lợi thế so sánh, và buộc các nhà sản xuất trong nước phải luôn đổi mới về mẫu mã, công nghệ, kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Thứ sáu, xuất khẩu giúp Việt Nam tiếp thu và tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Nhìn chung hoạt động xuất khẩu dệt may nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nên Việt Nam chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu dệt may để khai thác tối đa lợi ích từ hoạt động này. Page 13 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẢU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kì 1.1. Kim ngạch xuất khẩu a) Kim ngạch xuất khẩu chung: Ngành dệt may có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam khi vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa thu hút nhiều lao động và quan trọng hơn, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn thông qua hoạt động xuất khẩu. Ngành dệt may hiện nay đã trở thành một trong những ngành trọng điểm của nền công nghệp Việt Nam. Nhìn chung, qua nhiều năm phát triển, ngành Dệt may Việt Nam hiện có nhiều lợi thế như: chủng loại đa dạng, phong phú, thị trường xuất khẩu tương đối rộng lớn, đặc biệt là những thị trường có tiềm năng lớn và vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản,… kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng nhanh qua các năm và tốc độ tăng ngày càng nhanh. Năm Kinh ngạch chung 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 5,9 7,8 9,2 9 11,2 14,04 15,09 20,1 Kim ngạch xuất khẩu chung của hàng dệt may Việt Nam (tỷ USD) Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Ta vẽ được biểu đồ như hình: Page 14 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới Biểu đồ kinh ngạch xuất khẩu chung dệt may của Việt Nam (2006-2013) Kim ngạch xuất khẩu chung hàng dệt may của Việt Nam tăng đáng kể trong các năm qua. Nhất là 3 năm gần đây 2011-2013, mức xuất khẩu dệt may ở trên mức 14 tỷ USD và xuất khẩu nhiều nhất vào năm 2013 đạt 17,95 tỷ USD. Dựa vào bảng số liệu trên ta có được tốc độ tăng tưởng của xuất khẩu hàng dệt may như sau: Năm Tốc độ tăng tưởng 200 6 - 2007 2008 32,2% 17,9% 2009 2,2% 2010 24,4% 2011 25,35 % 2012 2013 7.47% 33,2% Trung bình 19,76% Tốc độ tăng trưởng của kinh ngạch xuất khẩu chung hàng dệt may Việt Nam Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng khá nhanh với tốc độ trung bình đạt 19.76%/năm, đạt tối ưu vào năm 2013 với tốc độ tăng 33,2% so với năm 2012. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng năm 2009 là -2,2% do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng không có đơn đặt hàng Page 15 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới hoặc giá trị đơn đặt hàng bị giảm sút. Nhưng mức âm 2,2% là không đáng kể, ngành dệt may luôn nổ lực cố gắng và đạt được mức tăng trưởng 24, 4% năm 2010. b) Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ: Ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ có hai mốc quan trọng: + Thời điểm kí kết hiệp định thương mại Việt Mỹ: 10/12/2001 + Thời điểm Việt Nam chính thức làm thành viên WTO đầu năm 2007  Trước năm 2001: Từ sau 3/2/1994, việc Hoa Kỳ thực hiện lệnh bãi bỏ cấm vận với Việt Nam đã khiến cho một số nhà sản xuất may mặc Việt Nam chú ý đến thị trường Mỹ. Tuy nhiên do thời kỳ này thuế suất còn cao nên mặc hàng dệt may khó cạnh tranh với các đối thủ khác ở thị trường Mỹ nên kim ngạch xuất khảu sang Mỹ còn thấp, không đáng kể.  Sau khi thiết lập quan hệ thương mại: Sự kiện hiệp định thương mại Việt Mỹ được kí kết ngày 10/12/2001 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong mối quan hệ hai nước cũng như trong ngành xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ. Mỹ đã giảm mức thuế cho các mặt hàng Việt Nam từ 40%-80% xuống chỉ còn 3%, làm tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác đồng thời nâng vị thế nước ta lên sánh ngang các nhà xuất khẩu lớn ở Hoa Kỳ. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng rõ rệt. Năm Kim ngạch xuất khẩu vào mỹ 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 50 45 951 1973 2474 2603 3183 Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ giai đoạn 2000-2006 (triệu USD) Nguồn: Tổng cục thôn kê Việt Nam Page 16 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới Dựa vào biểu đồ, ta tính được tốốc độ tăng trưởng kim ngạch xuấốt khẩu hàng d ệt may Vi ệt Nam vào thị trường Myỹ như sau: Năm Tốc độ tăng tưởng 2000 2001 - -10% 2002 2003 2004 2013 107.46 25.39 % % % 2005 2006 Trung bình 5.21% 22.28% 360.55% Tốc độ tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ 2000-2006 Theo số liệu thống kê, năm 2000 và 2001 kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ đạt trung bình dưới 50 triệu USD, mức xuất khẩu rất thấp. Đến năm 2002 khi hiệp định thương mại được kí kết, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt lên 951 triệu USD, tăng 2013% so với năm trước, đánh dấu bước tăng trưởng vượt bậc của kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ với tốc độ tăng trưởng bình quân 360,55% trong giai đoạn này.  Sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO: Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO đầu năm 2007, Mỹ đã xóa bỏ hạn ngạch hàng may mặc của Việt Nam vào thị trường Mỹ thì hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng mạnh. Thể hiện qua số liệu thông kê sau: Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Page 17 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ 4400 5100 4900 6118 6880 7460 8610 Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Mỹ giai đoạn 2007-2013 (triệu USD) Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ 2007-2013 Giai đoạn 2007-2013, kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, ngoại trừ năm 2009 giảm nhẹ do cuộc khoảng kinh tế. Năm 2013, mức xuất khẩu dệt may sang Mỹ đạt mức cao nhất 8610 triệu USD. Dựa vào biểu đồ, ta tính được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ như sau: Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng Page 18 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới TB Tốc độ tăng - 38,23% 15,9% trưởng 3,92% 24,85% 12,45% 8,43% 15,42% 15,91% Tốc độ tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ 2007-2013 Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng trung bình là 15,91%. Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cam kết WTO, hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ có mức tăng ấn tượng 38,23% so với năm 2006, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn sau 2007. Mức tăng trưởng cao thứ hai là năm 2010 tăng thêm 24,85% so với 2009 cho thấy nổ lực đáng tuyên dương của ngành dệt may sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm trước làm kim ngạch xuất khẩu giảm gần 4%. Với mức giảm này, Việt Nam vẫn có lợi thế hơn so với các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan có mức giảm từ 10%-25%. Trên thực tế do đơn giá trung bình giảm 10%-15% nên tổng kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng số lượng xuất khẩu vẫn tăng so với 2008. 1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu a) Cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành dệt may giai đoạn 2006-2013: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 được thể hiện trong bảng sau Thị trường Tổng Mỹ EU Nhật Bản Khác 2006 5.834 3.183 1.243 628 919 2007 7.794 4.465 1.489 704 1.136 2008 9.182 5.116 1.704 820 1.442 2009 9.070 4.995 1.700 955 1.420 2010 11.172 6.117 1.883 1.154 2.018 2011 14.042 6.880 2.600 1.700 2.942 2012 15.090 7.460 2.500 2.000 3.130 2013 20.096 8.610 2.730 2.380 6.373 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (triệu USD). Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam Page 19 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ-Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới Qua bảng số liệu ta thấy, Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch đạt 8.61 tỷ USD vào năm 2013, chiếm 42,79% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước. Trong các năm, cả ba thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU đều có mức nhập khẩu tăng, trong đó thị trưởng Hoa Kỳ tăng mạnh nhất, còn hai thị trường Nhật Bản và EU tăng nhẹ và đồng đều hơn. Ngoài ra, nhìn vào cơ cấu thị trường xuất khẩu vào các năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam bắt đầu mở rộng xuất khẩu ra nhiều thị trường khác trên thế giới. Nhất là năm 2013 mức xuất khẩu sang các thị trường khác cao nhất đạt khoảng 6.3 tỷ USD, hơn gấp đôi so với năm 2012. b) Cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành dệt may 9 tháng đầu năm 2014: Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước sang các thị trường trong tháng 9/2014 đạt 1,94 tỷ USD, giảm 9,4% so với tháng 8/2014. Tuy nhiên mức xuất khẩu dệt may trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt 15,51 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn vào bảng số liệu dưới, ta thấy các thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may trong 9 tháng qua là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch lớn nhất với 7,35 tỷ USD, chiếm 47,4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, tăng 15,0% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 về kim ngạch Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng