Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử...

Tài liệu Xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử

.PDF
42
188
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ PHẠM THỊ THÙY DUNG XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ PHẠM THỊ THÙY DUNG XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thoa Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thoa. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực; những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Phạm Thị Thuỳ Dung LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên Khoa Báo Chí & Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình theo học chương trình Cao học Báo chí tại Khoa. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thoa đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị phóng viên, biên tập viên ba cơ quan báo điện tử Dân trí, Vietnamnet, VnExpress đã hỗ trợ thông tin và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp, khai thác, thu thập và xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp để viết bài đăng tải phục vụ công chúng, giúp tôi có được những kết quả khảo sát thực tế trong luận văn này. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng để hoàn thành luận văn thật tốt. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được sự góp ý, chỉ dẫn chân thành của quý thầy, cô giảng viên và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung, hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Phạm Thị Thuỳ Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 7 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................... 9 7. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 9 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO ĐIỆN TỬ XỬ LÝTHÔNG TINVỀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP ................................................................................ 11 1.1. Báo điện tử ........................................................................................................ 11 1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................. 11 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của báo điện tử .................................................................. 12 1.1.3 Thông tin trên báo điện tử ................................................................................ 14 1.1.4 Xử lý thông tin trên báo điện tử ....................................................................... 17 1.2 Thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp ..................................................... 21 1.2.1 Trẻ vị thành niên .............................................................................................. 21 1.2.2 Trẻ vị thành niên phạm pháp ........................................................................... 22 1.2.3 Thực trạngphạm pháp của trẻ vị thành niên ở nước ta hiện nay ..................... 24 1.3 Cơ sở pháp lý và đạo đức khi thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp .......... 27 1.3.1 Những quy định về luật .................................................................................... 27 1.3.2 Yếu tố lợi nhuận kinh tế và đạo đức nhà báo ................................................... 30 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ(Khảo sát 3 tờ báo: Dantri.com.vn, Vnexpress.net, tuoitre.vn) ........................................................................................ 34 2.1. Vài nét về các tờ báo điện tử thuộc diện khảo sát ......................................... 34 2.1.1. Báo Dantri.com.vn .......................................................................................... 34 2.1.2. Báo VnExpress.net .......................................................................................... 35 2.1.3. Báo Tuoitre.vn ................................................................................................. 36 2.2. Tần suất xuất hiện và mức độ quan tâm của độc giả về những sự kiện chọn khảo sát..................................................................................................................... 38 2.3. Thực trạng về cách thức xử lý thông tin ........................................................ 43 2.3.1 Thu thập và lựa chọn thông tin cốt lõi ............................................................. 43 2.3.2 Kiểm chứng, “chế biến, cải tạo” thông tin ...................................................... 46 2.3.3 Xử lý thông tin .................................................................................................. 50 2.4. Thực trạng nội dung thông tin ........................................................................ 55 2.4.1. Về nguyên nhân gây án ................................................................................... 55 2.4.2 Về cách thức gây án ......................................................................................... 58 2.4.3. Về Bản án ........................................................................................................ 60 2.4.4. Các thông tin liên quan tới phạm nhân sau khi bị tuyên án ........................... 62 2.4.5. Các thông tin về nạn nhân với 24 tin, bài (chiếm 9,2%) ................................ 63 2.4.6 Ảnh hưởng của vụ việc đối với xã hội .............................................................. 64 2.5. Thực trạng hình thức thể hiện ........................................................................ 66 2.5.1. Các thể loại báo chí ........................................................................................ 66 2.5.2. Bố cục, trình bày ............................................................................................. 68 2.6. Đánh giá chung ................................................................................................. 70 2.6.1. Thành công ...................................................................................................... 70 2.6.2. Những hạn chế ................................................................................................ 72 2.6.3. Nguyên nhân hạn chế ...................................................................................... 76 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN VỀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ......... 80 3.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử ở Việt Nam ................................................................................... 80 3.1.1 Hoàn thiện luật pháp, chính sách quản lý ....................................................... 80 3.1.2. Đẩy mạnh hoạt động định hướng đưa tin của các toà soạn ........................... 82 3.1.3 Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ của nhà báo ...................... 86 3.1.4 Nâng cao đạo đức nghề nghiệp người làm báo ............................................... 88 3.1.5 Giải pháp đối với Tổng biên tập, Ban biên tập ................................................ 90 3.2 Đề xuất – Kiến nghị ........................................................................................... 96 3.2.1 Đối với đội ngũ lãnh đạo các toà soạn báo điện tử ......................................... 96 3.2.2. Đối với nhà báo phụ trách chuyên mục .......................................................... 97 3.2.3 Đối với phóng viên ........................................................................................... 97 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104 PHỤ LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện số lượng tin, bài về 5 vụ án tác giả lựa chọn khảo sát trên ba tờ báo mạng điện tử Dantri.com, Vnexpress.net và Tuoitre.vn ....................38 Biểu đồ2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ xuất hiện thông tin liên quan đến các vụ án được khảo sát ......................................................................................................................39 Biểu đồ2.3: Biểu đồ thể hiện thông tin liên quan đến vụ án Nguyễn Công Bảo ......41 Biểu đồ2.4: Biểu đồ thể hiện thông tin liên quan đến vụ án Nguyễn Khả Đạt .........43 Biểu đồ2.5. Biểu đồ thể hiện thông tin liên quan đến các vụ án tiến hành khảo sát.44 Biểu đồ2.6: Biểu đồ thể hiện số lượng tin, bài liên quan đến vụ án do Lê Văn Luyện thực hiện tại Bắc Giang .............................................................................................46 Biểu đồ2.7. Biểu đồ thể hiện số lượng tin, bài thông tin về cách thức gây án của các vụ án được khảo sát ...................................................................................................58 Biểu đồ2.8. Biểu đồ thể hiện thông tin các bản án của 5 vụ án tiến hành khảo sát ..60 Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ số lượng thể loại tin so với các thể loại báo chí khác trên 3 trang báo điện tử được khảo sát..........................................................................................66 Biểu đồ 2.11: Mức độ hài long của độc giả đối với các nội dung liên quan đến pháp luật trên 3 tờ báo điện tử được khảo sát ....................................................................73 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ BLDS Bộ luật Dân sự BLHS Bộ luật Hình sự Bộ TT&TT Bộ Thông tin và Truyền thông CNTT Công nghệ thông tin ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn NXB Nhà xuất bản PGS, TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ PR (Public relations) Quan hệ công chúng TS Tiến sĩ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian gần đây, các loại tội phạm xã hội, nhất là tội trộm cắp tài sản, cướp giật, chống người thi hành công vụ, giết người… diễn biến hết sức phức tạp. Đối tượng phạm tội đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, trong đó có nhiều trường hợp chỉ mới ở tuổi vị thành niên. Hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Lý giải vấn đề này ở góc độ xã hội, PGS.TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cho biết: Những biểu hiện phạm tội này đã đến lúc cần phải được nhìn nhận nghiêm túc từ nhiều góc cạnh và không thể thiếu sự quan tâm đích thực trên bình diện nghiên cứu và truyền thông hệ thống. Đặc biệt, thái độ rất lạnh lùng, sự nhận thức đúng về hành vi phạm tội nhưng đối tượng vẫn phạm tội, phạm tội rất dã man, phạm tội với chính người thân của mình là vấn đề trăn trở… Bằng cảm quan cũng có thể thấy tội phạm ngày càng trẻ hóa, thủ đoạn phạm tội ngày càng ghê rợn hơn, tinh vi hơn, ác độc hơn, phạm vi phạm tội rộng hơn. Theo con số thống kê của Bộ Công an, bình quân mỗi năm cả nước có hơn 10.000 vụ án, với hơn 15.000 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội. Nếu trước đây, trẻ vị thành niên thường có các hành vi như: trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích… thì một vài năm trở lại đây, tình hình đã diễn biến theo chiều hướng nguy hiểm hơn: giết người, cướp của, hiếp dâm, mua bán ma tuý… thậm chí, học sinh còn tụ tập thành nhiều băng nhóm, dùng hung khí để giải quyết mâu thuẫn. Tại cuộc hội thảo khoa học trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật “Thực trạng và giải pháp” tổ chức tại Trường giáo dưỡng số 4 vào tháng 5/2014, nhiều đại biểu cho rằng, việc trang bị kỹ năng sống là rất cần thiết để giúp các em điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình. Trước đây, việc giáo dục trẻ em trong gia đình và nhà trường đôi lúc bị coi nhẹ, dẫn đến hành vi ứng xử của một bộ phận trẻ em trong cộng đồng bị xuống cấp về đạo đức. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, cần xem xét ở mức độ nào đó về quy định xử lý, chế tài xử lý với vị thành niên làm trái pháp luật, để làm sao đủ sức răn đe, phòng ngừa chung, tránh tình trạng “nhờn” luật trong một bộ phận giới trẻ. 1 Đi tìm nguyên nhân sâu xa của trẻ vị thành niên phạm tội có thể thấy một thực tế hiện nay cũng rất đáng quan tâm và được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ án đau lòng, đó chính là việc quản lý văn hóa phẩm, phim, ảnh và Internet. Hiện nay trên các phương tiện truyền thông đại chúng, dù là loại hình báo in, báo phát thanh, báo hình, báo điện tử đều có những tin, ảnh, bài viết liên quan tới trẻ em, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Vì thế, có thể thấy trong cuộc sống, trong xã hội, hình ảnh trẻ em luôn luôn hiện hữu khắp nơi và tác động của xã hội tới trẻ em như thế nào thì hình ảnh trẻ em trong báo chí cũng tương tự như vậy, khi là chủ thể, khi là khách thể, khi chủ động, khi bị động, khi trực tiếp, khi gián tiếp. Chính từ đó, thông tin về trẻ em luôn là một lĩnh vực cần được cẩn trọng trong cả cách khai thác đề tài, cách viết, cách đưa tin lên mặt báo. Trẻ em rất trong sáng, dễ đọc, dễ tin và những ấn tượng ban đầu dễ bị hằn sâu trong tâm hồn và có thể định hướng cách nghĩ, cách sống sau này của trẻ. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, có những người vẫn cố tình khai thác những gì có lợi nhất trong thông tin liên quan đến trẻ em, đến hình ảnh trẻ em, đến các vấn đề trẻ em một cách đầy dụng ý. Không ít những trường hợp vì hám lợi trước mắt, để câu khách hoặc vì sơ suất, thiếu cẩn trọng mà tờ báo – nhà báo đã vi phạm những nguyên tắc trong việc thông tin, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới danh dự, nhân phẩm và tâm lý của các em. Kỹ năng đưa tin về trẻ em là một thách thức không nhỏ đối với giới báo chí truyền thông, bởi người lớn đã có đầy đủ khả năng nhận thức và hiểu biết nên phải chịu trách nhiệm trước những phát ngôn và hành động của mình nhưng trẻ vị thành niên dễ bị tổn thương về tinh thần do nhận thức còn quá non nớt, chưa thể kiểm soát được hành vi của mình và chưa đủ bản lĩnh, sự vững vàng về tâm lý để vượt qua những áp lực của xã hội. Vì vậy, báo chí không những cần đưa tin về trẻ em một cách công bằng, chính xác mà cũng cần có những thông tin mang tính chất định hướng, hoặc thể hiện tính răn đe, giáo dục, bảo vệ để trẻ vị thành niên làm lại cuộc đời, vượt qua áp lực xã hội để trở thành người tốt. Xuất phát từ việc nhận thức được những hạn chế của báo chí khi thông tin về trẻ em và tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tác giả 2 mạnh dạn chọn: “Xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử” làmđề tài cho luận văn thạc sĩ báo chí truyền thông của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, các vấn đề: mối quan hệ giữa báo chí và trẻ em, trẻ em với báo chí truyền thông… ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó vấn đề giáo dục nhân cách, lối sống, hành vi cũng như ý thức pháp luật cho trẻ vị thành niên được đặc biệt quan tâm. Xung quanh vấn đề này, báo chí nước ngoài cũng như ở nước ta cũng đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Liên quan tới vấn đề này, tác giả xin đề cập một số công trình nghiên cứu sau: Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài trẻ em với báo chí truyền thông.Trong cuốn sách “Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003) tác giả Helena Thorfinn (Thuỵ Điển) đã đặt ra vấn đề đạo đức nghề nghiệp và mối quan hệ giữa trẻ em với truyền thông.Theo tác giả, ở Tây bán cầu, thời gian trung bình một trẻ em dành cho các phương tiện truyền thông còn nhiều hơn thời gian ở bên cha mẹ chúng.Truyền thông vừa là người bạn thân thiết nhất nhưng đồng thời cũng là kẻ thù lạnh lùng nhất của các em. Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài trẻ em, như: Trong cuốn “Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em” do PGS,TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, NXB Lao động xuất bản lần đầu năm 2001 và tái bản năm 2006 và cuốn giáo trình nghiệp vụ “Phóng viên báo chí với trẻ em” cũng do PGS,TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, NXB Lao động năm 2004 có thể được coi là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ giữa báo chí và trẻ em. Cả hai cuốn sách đều cung cấp những thông tin, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tổng quát về báo chí trẻ em, đề cập tới những vấn đề kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của một số nhà báo về báo chí với trẻ em ở Việt Nam. Cuốn sách “Nhà báo với trẻ em – Kiến thức và kỹ năng” (NXB Thông tấn, Hà Nội, (2014) của TS. Nguyễn Ngọc Oanh, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tập trung nghiên cứu kỹ năng làm báo cho trẻ em, trên cơ sở nghiên cứu, 3 khảo sát thực trạng kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về đề tài trẻ em. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống và chuyên sâu, thiết lập hệ thống khái niệm, khung lý thuyết về kỹ năng làm báo cho trẻ em, cũng như các yếu tố tác động đến quá trình hình thành kỹ năng làm báo cho trẻ em; đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn của kỹ năng tiếp cận, giải quyết đề tài trẻ em dựa trên quyền (chứ không chỉ dựa trên nhu cầu). Công trình này xem xét trẻ em không chỉ là đối tượng phản ánh, đối tượng hưởng thụ các sản phẩm, mà còn là đối tượng tham gia sáng tạo sản phẩm báo chí; xác định trẻ em là nhóm công chúng đặc thù, đồng thời là chủ thể sáng tạo các sản phẩm báo chí. Dù có những đóng góp nhất định, song những công trình nghiên cứu trên mới chỉ đi sâu vào phân tích kỹ năng làm báo về đề tài trẻ em, mà chưa đề cập đến thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo chí cũng như hiệu quả giáo dục pháp luật của thông tin đó tới toàn xã hội hiện nay. Trong “Kỷ yếu hội thảo khoa học đưa tin về trẻ em và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo”, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam và Tạp chí Nghề báo – Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức vào tháng 8/2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh, các bài viết, các tham luận của các nhà báo, các nhà quản lý báo chí đã tập trung trao đổi, thảo luận những nội dung chính: Nguyên tắc cơ bản khi đưa tin về trẻ em (ví dụ: phỏng vấn trẻ em, sử dụng hình ảnh của trẻ em trên báo chí); Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn khi đưa tin về trẻ em của các cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay; Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo khi đưa tin về trẻ em liên quan đến các vấn đề như trẻ em bị xâm hại, bị lạm dụng, vấn đề HIV và các tệ nạn xã hội liên quan đến trẻ em, bạo lực học đường và những vấn đề liên quan đến giáo dục ở trường học, vấn đề đời tư và hoàn cảnh gia đình của trẻ em, các ngôn từ khiêu dâm, tình dục hoá trẻ em trên báo chí, vấn đề thẩm định nguồn tin khi viết về trẻ em và vấn đề cải chính thông tin sai sự thật, xúc phạm trẻ em… Đã có một số khoá luận, luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí truyền thông nghiên cứu về đề tài trẻ em, như: - Luận văn Thạc sỹ: “Tạp chí Thanh niên với việc giáo dục thế hệ trẻ nước ta hiện nay” của tác giả Trần Hương Giang, năm 2004. Tác giả nêu lên được vai trò 4 của Tạp chí Thanh niên với việc giáo dục thế hệ trẻ, nhưng đề tài này còn chung chung chứ chưa đi sâu phân tích một nội dung cụ thể nào. - Đề tài khoa học: “Một số vấn đề giáo dục đạo đức lối sống trong thanh thiếu niên hiện nay” của PTS Chu Xuân Việt – Uỷ ban Thanh niên Quốc gia – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, năm 1998. Đề tài đã nêu lên một số biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh niên, đồng thời đưa ra tính cấp thiết của vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống và những giải pháp để tăng cường hiệu quả giáo dục. - Luận văn Thạc sĩ: “Khả năng tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đối với việc hình thành lối sống của thanh niên sinh viên hiện nay” của tác giả Hoàng Thị Xuân Quý, năm 1999 tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền. Đề tài đã đề cập đến những vấn đề làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các phương tiện thông tin đại chúng và việc hình thành lối sống của thanh niên, sinh viên cũng như khả năng tác động của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc hình thành lối sống tích cực của thanh niên, sinh viên. - Luận văn Thạc sĩ: “Vấn đề tuyên truyền giáo dục lối sống cho thanh niên sinh viên trên các Báo Thanh niên” của tác giả Trần Thị Hiền năm 1999 tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền. Nội dung luận văn đã đề cập đến vai trò của báo chí Trung ương Đoàn với việc tuyên truyền – phản ánh những mặt tích cực và tiêu cực trong lối sống của thanh niên, sinh viên hiện nay, từ đó đặt ra những đòi hỏi cần nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục cho đối tượng này. - Luận văn Thạc sĩ: “Giáo dục thiếu niên nhi đồng trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam” của tác giả Trần Thị Thu Hương, năm 2005, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng các chương trình giáo dục trên VTV2 dành cho thiếu niên nhi đồng, tác giả đã tìm ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng của chương trình. - Luận văn Thạc sĩ: “Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay” của tác giả Trần Thị Dung năm 2007 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đề tài đã đề cập tới tất cả những mặt tích cực và hạn chế từ nội dung, hình thức đến phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên.Luận văn đề cập 5 một cách cơ bản về vai trò của Báo Thiếu niên Tiền phong và Hoa học trò trong công tác giáo dục nhân cách cho thiếu niên. Đề tài chỉ ra rằng, báo chí không chỉ tuyên truyền mà còn đóng vai trò giáo dục và định hướng nhân cách cho Thiếu niên Nhi đồng, chỉ cho các em con đường đi, định hướng cho các em sống theo những giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn, phù hợp với xu thế thời đại. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận ở những góc độ khác nhau đối với đề tài trẻ em. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu vấn đề xử lý thông tin về trẻ em phạm pháp trên báo chí nói chung, trên báo điện tử nói riêng. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình đã có từ trước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá thực trạng (thành công và hạn chế)vấn đề xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháptrên báo điện tử hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thay đổi vànâng cao hơn nữa chất lượng xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Khái quát hệ thống những lý luận chungliên quan đến báo điện tử, chức năng thông tin trên báo điện tử và cách xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử hiện nay; - Phân tích thực trạng đồng thời chỉ ra nguyên nhân của thành công và hạn chế trong việc xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử hiện nay qua khảo sát chuyên mục pháp luật của 3 tờ báo Dân trí, VnExpress và Tuổi trẻ Online; - Đề xuất một số giải pháp nhằm thay đổi và nâng cao hơn nữa chất lượng xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là: Tác giả tập trung vào kỹ năng xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp của các nhà báo. Theo đó, tác giả luận 6 văn tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của việc xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp của các nhà báo. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu cách thức xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên chuyên mục pháp luật của 3 tờ báo Dân Trí, VnExpress và Tuổi trẻ Online. Tuy nhiên, vì số lượng báo điện tử thông tin các vụ việc liên quan đến pháp luật tương đối nhiều, đặc biệt là những thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp, do đó tác giả luận văn chỉ tiến hành khảo sát thực trạng xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp giới hạn trong 5 vụ việc khá điển hình, được dư luận đặc biệt quan tâm: + Vụ án Lê Văn Luyện thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang) năm 2011; + Vụ án My “sói” cầm đầu đường dây chuyên hiếp dâm các bé gái (Hà Nội)(năm 2011); + Vụ án Nguyễn Công Bảo (15 tuổi) giết nghệ sĩ cải lương Đỗ Linh (năm 2015); + Vụ Lê Tuấn Anh (SN 1995, trú tại xã Quảng Châu, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) 18 năm tù giam về tội “hiếp dâm” và “giết người”(năm 2012); + Vụ án nghịch tử Nguyễn Khả Đạt giết chết mẹ và giấu xác vào lu ở Kiên Giang(năm 2015). - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 – 2015. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Khi thực hiện luận văn, tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận báo chí truyền thông nói chung, về báo điện tử nói riêng; dựa trên đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về báo chí; về chính sách đối với trẻ em, về pháp luật đối với trẻ em; dựa trên cơ sở lý luận của các khoa học liên ngành. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 7 Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phương pháp phân tích – tổng hợp văn bản, tài liệu: Đây là phương pháp được tác giả sử dụng để làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình từ việc tổng hợp tài liệu, văn bản và phân tích văn bản để đánh giá thực trạng cũng như chỉ ra nguyên nhân vì sao báo điện tử hiện nay khai thác, phản ánh nhiều về thông tin trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo; - Phương pháp thống kê: Thống kê tần suất xuất hiện các bài viế có nội dung thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp ở chuyên mục Pháp luật được đăng tải trên 3 tờ báo điện tử: Dân Trí, VnExpress và Tuổi trẻ Online, cụ thể là thống kê số bài viết về 5 vụ án điển hình (vụ án Lê Văn Luyện, vụ án Nguyễn Khả Đạt, vụ án My “sói”, vụ án Nguyễn Công Bảo và vụ án Lê Tuấn Anh) để từ đó rút ra những ưu điểm và mặt hạn chế trong quá trình xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp; - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu nội dung thông tin trong từng tác phẩm báo chí, để nhận diện thực trạng các báo điện tử xử lý thông tin về trẻ em phạm pháp ra sao? Từ đó đánh giá được những thành công và hạn chế của các báo điện tử trong công việc này. Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu nắm được các phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây, có thêm kiến thức sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình. Phương pháp bao gồm việc thống kê, hệ thống, phân tích, so sánh các tài liệu liên quan đến xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử. - Phương pháp phỏng vấn sâu:Tác giả tiến hành phỏng vấn qua email đối với 5 người. Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo cơ quan báo chí cụ thể là TS Trần Bá Dung, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam; 1 người là Tổ trưởng Tổ phóng sự điều tra cùng 3 phóng viên đang đảm nhận vai trò phụ trách sản xuất tin, bài ở mảng pháp luật, nhằm lấy ý kiến của họ đánh giá báo điện tử xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp ra sao? Có vướng mắc gì, khó khăn gì trong quá trình xử lý thông tin?... 8 - Phương pháp điều tra xã hội học:tác giả sử dụng Bảng hỏi ý kiến đối với công chúng để thấy được hiệu quả của thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử hiện nay. Tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu, thu về 297 phiếu hợp lệ. Để xử lý kết quả thu được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences). SPSS được sử dụng rộng rãi trong công tác thống kê xã hội. Đây là phần mềm chuyên dụng và phổ biến để phân tích các kết quả điều tra trong mọi lĩnh vực, từ xã hội, giáo dục, kinh tế,… 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. Về mặt lý luận: Luận văn sẽ góp phần hệ thống hoá lý luận về báo điện tử, cụ thể là nội dung thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử - một trong những vấn đề nóng trên báo điện tử hiện nay; đồng thời nêu ra những yêu cầu cần thiết đối với những người làm báo điện tử để tối ưu hoá việc cung cấp thông tin có chất lượng, đạt hiệu quả giáo dục cho công chúng báo điện tử trong thời gian tới. 6.2. Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp nhằm thay đổi những mặt tồn tại, hạn chế cũng như tác hại của việc báo điện tử thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử hiện nay nhằm nâng cao chất lượng thông tin, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả cũng như nâng cao hiệu quả giáo dục của các tin, bài viết về trẻ vị thành niên phạm pháp. Kết quả đạt được của luận văn sẽ giúp ích cho việc phát triển nghề của những người làm báo điện tử chuyên nghiệp, có đạo đức, nhân văn và là nguồn tài liệu quan trọng cho các sinh viên chuyên ngành báo điện tử cũng như những người quan tâm tới lĩnh vực này. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận báo điện tử xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp 9 Chương 2: Thực trạng việc xử lý thông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử Chương 3: Giải phápnâng cao chất lượngthông tin về trẻ vị thành niên phạm pháp trên báo điện tử ở Việt Nam. 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO ĐIỆN TỬ XỬ LÝTHÔNG TIN VỀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP 1.1. Báo điện tử 1.1.1. Một số khái niệm Thế kỷ 19 là thế kỷ thống trị của báo in. Sang thế kỷ 20, phát thanh, truyền hình lại chiếm lĩnh ngôi vị thống trị cùng với đài radio và tivi. Từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, mạng Internet ra đời và phát triển đã có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống con người và báo chí cũng không nằm ngoại lệ. Hệ quả tất yếu là một sản phẩm kết hợp giữa báo chí – Internet: báo điện tử ra đời, đã và đang làm thay đổi không nhỏ bộ mặt của báo chí thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù ra đời sau nhưng báo điện tử ngày càng chứng minh sức lan toả toàn thế giới của mình nhờ tích hợp được những ưu thế của các loại hình báo chí,có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình, báo in một cách đầy đủ và dễ dàng. Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng Internet vẫn chưa thống nhất, đang tồn tại nhiều tên gọi khác nhau như: báo mạng điện tử (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), báo điện tử (Đại học KHXH&NV TP. Hà Nội), báo trực tuyến (Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh); báo mạng hay báo Internet(xã hội quen dùng). Theo cách hiểu của tác giả luận văn, báo điện tử với tư cách là một loại hình báo chí tồn tại dưới dạng một trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và mang tính tương tác cao. Báo điện tử được xuất bản bởi toà soạn điện tử, còn người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng… có kết nối Internet. Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng vì nó không phụ thuộc vào không gian, thời gian. Sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển của báo giấy truyền thống. Trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ “Báo Điện tử” được quy định trong Khoản 6, Điều 3, Chương 1 của Luật Báo chí (năm 2016): “Báo điện tử 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan