Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý phế, phụ liệu trong công nghệ thực phẩm đề tài xử lý phế phụ liệu trong đồ...

Tài liệu Xử lý phế, phụ liệu trong công nghệ thực phẩm đề tài xử lý phế phụ liệu trong đồ hộp thịt bò hầm

.DOCX
49
70
132

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM ---- BÁO CÁO MÔN XỬ LÝ PHẾ, PHỤ LIỆU TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ĐỀ TÀI: XỬ LÝ PHẾ PHỤ LIỆU TRONG ĐỒ HỘP THỊT BÒ HẦM GVHD: LÊ HƯƠNG THỦY LỚP: DHTP10A – thứ 2, tiết 7-8 NHÓM 10 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2017 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM ---- ĐỀ TÀI: XỬ LÝ PHẾ PHỤ LIỆU TRONG ĐỒ HỘP THỊT BÒ HẦM DANH SÁCH NHÓM 10 HỌ VÀ TÊN LÊ THỊ KIM LOAN CAO THỊ KHÁNH HUYỀN TRẦN HUỲNH MAI NGUYỄN THỊ HIÊN NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN MSSV 14058501 14079111 14053181 14080001 LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, cũng như thư viện trường đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lê Hương Thủy đã giao cho chúng em một đề tài ý nghĩa bổ ích cho việc học. Đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành bài tiểu luận này. Mục Lục CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬN DỤNG PHẾ PHỤ LIỆU TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐỒ HỘP THỊT BÒ HẦM............................................................2 1. Tổng quan việc xử lý phế phụ liệu QTCNTP............................................................2 2. Khối lượng phế phụ liệu QTCNTP...........................................................................2 3. Xu hướng tận dụng phế phụ liệu QTCNTP...............................................................3 4. Các quy định của Việt Nam và Thế Giới về quản lý XLPPL....................................3 CHƯƠNG 2: PHẾ PHỤ LIỆU TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐỒ HỘP THỊT BÒ HẦM......................................................................................................................4 I . Mỡ thừa.................................................................................................................... 4 1. Cấu tạo của mô mỡ...................................................................................................4 2. Tính chất...................................................................................................................5 3. Thành phần hóa học..................................................................................................5 4. Các sản phẩm từ mỡ bò.............................................................................................5 4.1. Chiết xuất lipid ( sản xuất dầu thô )....................................................................5 4.2. Sản xuất Argarine...............................................................................................6 4.3. Sản xuất xà phòng..............................................................................................9 4.4. Sản xuất diesel sinh học (biodiesel).................................................................13 II. Máu........................................................................................................................ 14 1. Đặc điểm tính chất..................................................................................................14 2. Các sản phẩm chế biến từ máu bò...........................................................................15 2.1. Bột huyết..........................................................................................................15 II. GAN, DẠ DÀY......................................................................................................16 1. Phân loại.................................................................................................................16 2. Các sản phẩm từ phế phụ liệu.................................................................................16 2.1. Dạ dày.............................................................................................................16 2.1.1. Tính chất......................................................................................................16 2.1.2. Thu nhận enzyme pepsin từ dạ dày bò.........................................................16 2.2. Ruột (tái sử dụng)...........................................................................................21 2.2.1. Tính chất.......................................................................................................21 2.2.2. Sản phẩm:......................................................................................................21 2.3. Gan...................................................................................................................... 21 2.3.1. Tính chất.......................................................................................................21 2.3.2. Sản phẩm: Pate gan bò đóng hộp...................................................................22 III. Xương................................................................................................................... 27 1. Bột xương bò........................................................................................................... 27 1.1 Công dụng của bột xương bò:...........................................................................27 1.2 Sản phẩm..........................................................................................................28 1.2.1 Quy trình sản xuất bột xương bò....................................................................28 1.2.2. Quy trình sản xuất gelatin từ xương bò........................................................29 IV. Da bò.................................................................................................................... 31 1. Thành phần các chất có trong da:...........................................................................31 1.2. Đặc điểm da bò................................................................................................32 1.3. Sản xuất đồ trang phục, phụ kiện từ da bò.......................................................32 1.4. Vỏ bọc xúc xích làm từ collagen.........................................................................35 V. Vỏ hành tây...........................................................................................................36 1. Đặc điểm, tính chất.................................................................................................36 2. Quy trình công nghệ trích ly flavonoid từ vỏ hành tây...........................................36 3. Ý tưởng mới: Sản xuất bột trà hòa tan từ vỏ hành tây.............................................37 KẾT LUẬN.................................................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................42 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thực phẩm nói chung và ngành công nghệ chế biến thực phẩm nói riêng có những bước phát triển rất nhanh đem lại giá trị to lớn về mặt kinh tế cho đất nước. Kéo theo đó một lượng đáng kể các loại cặn, bã lớn. Thải ra làm ô nhiễm không khí, nguồn nước, môi trường. Việc xử lý, tận dụng, các loại chất thải này được rất nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật, người sản xuất ở các cơ sở trong và ngoài ngành thực phẩm chú ý. Trước xu hướng đó, Viện Công nghệ Sinh Học -Thực Phẩm trường Công Nghiệp TP.HCM thấy cần thiết phải nghiên cứu các phương pháp tận dụng các phế liệu trong sản xuất công nghiệp thực phẩm nói chung và công nghệ chế biến thực phẩm nói riêng. Nhằm giúp cho sinh viên vận dụng hết tất cả những kiến thức chuyên môn đã được học, làm quen với công việc trước khi ra trường, mặt khác, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm nước nhà. Được sự đồng ý Viện Công Nghệ Sinh Học -Thực Phẩm Môi Trường, trường Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, Chúng em được nhận đề tài: “ Tận dụng và xử lí phế phụ liệu của công nghệ chế biến đồ hộp thịt bò hầm” do cô Lê Hương Thủy hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện đề tài này, mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian, trình độ hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế. Kính mong các thầy cô, các bạn cảm thông và góp ý để đề tài này được hoàn thiện tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô và các bạn! 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀỀ TẬN DỤNG PHỀẾ PHỤ LIỆU TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤẾT ĐÔỀ HỘP THỊT BÒ HẤỀM 1. Tổng quan việc xử lý phếế phụ liệu QTCNTP Hiện nay việc xử lý phế phụ liệu đang là vấn đề được mọi người quan tâm. Các phế liệu thải ra từ quá trình quá trình sản xuất thịt bò hầm chủ yếu là các loại vỏ như: vỏ hành, vỏ tỏi,…và trong quá trình giết mổ gia súc như xương, máu, da…là nguồn nguyên liệu khổng lồ luôn luôn tồn tại và ngày càng nhiều với nhu cầu ngày càng cao của con người. Mỗi ngày giết mỗ rất nhiều con bò, các cặn bã, nước thải trong việc xử lý rất nhiều, đó chính là nguồn thức ăn giàu axit amin thiết yếu, mỡ các axit béo, khoáng, vitamin mà con người đang cần nhất. Các nhà chế biến phế phụ liệu tận dụng tối đa các loại phế liệu bỏ đi góp phần vào ngành thực phẩm cũng như bảo vệ môi trường. Nếu không có những nỗ lực không ngừng của ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ thì sự tích tụ của các phế phụ phẩm không được chế biến có thể gây cản trở cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thịt, gây ô nhiễm môi trường và tạo ra nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng đối với sức khỏe của gia súc và con người. 2. Khốếi lượng phếế phụ liệu QTCNTP Hiện nay trên thế giới đã có hơn 1000 mặt hàng đồ hộp khác nhau. Các nước sản xuất đồ hộp phát triển như: Mỹ, Pháp, Nhật, Ý, Hà Lan, Trung Quốc. BMI dự báo ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp của Việt Nam sẽ tăng 24,2% về lượng và 48,7% về giá trị doanh số bán hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc sống bận rộn cùng với lối sống hiện đại ở các thành phố lớn dẫn đến nhu cầu về các loại thực phẩm chế biến sẵn ngày càng gia tăng. Người tiêu dùng ngày nay đang có xu hướng quan tâm và nhận thức tốt hơn về nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, những lo lắng cho sức khỏe cũng sẽ khuyến khích người tiêu dùng mua thực phẩm chế biến nhiều hơn là sử dụng đồ tươi sống. Trong khi đó, người lao động ở các thành phố đang có xu hướng ít đi ăn nhà hàng hơn mà thay vào đó họ lựa chọn những loại thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn để tiết kiệm chi phí sinh hoạt vì thực phẩm đóng hộp, chế biến thường rẻ hơn 2030% so với các loại thực phẩm tươi sống. Thịt bò hầm một món ăn ngon cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nó được xem là 2 món ăn chính trong các bữa ăn hằng ngày. Nhưng do thời gian nấu lâu nên rất ít được nấu trong các bữa ăn hằng ngày. Với sự ra đời của đồ hộp thịt bò hầm đã giải quyết được vấn để đó. Thịt bò hầm đóng hộp đã được sản xuất với nhiều hương vị khác nhau đã đáp ứng được nhiều nhu cầu xã hội. Vì vậy, ngành công nghiệp đồ hộp thịt bò hầm đang được mọi người quan tâm. Mặt trái của nó là có nhiều phế phụ liệu thải ra. Thịt bò hầm đóng hộp đang làm tăng tỷ lệ phụ phẩm trong ngành giết mổ. Từ 1/3 đến một nửa cơ thể gia súc không được con người sử dụng. Khoảng 49% khối lượng sống của bò là phần khối lượng không thể dùng làm thực phẩm cho con người. Các phụ phẩm bao gồm da, lông, , móng guốc, sừng, chân, đầu, xương, móng chân, máu, nội tạng, ruột, thịt và mỡ, thân thịt xẻ, đuôi, ngoài ra còn các phụ phẩm từ các loại củ như vỏ củ hành, tỏi,... Các phụ phẩm này rất biến động về thành phần nhưng, một cách chung nhất, nước chiếm khoảng 60%, protein và khoáng 20% và mỡ chiếm 20% còn lại. Nó dễ bị thối rữa và chứa rất nhiều vi khuẩn, trong đó có nhiều loại có khả năng gây bệnh cho cả người và gia súc. Phần thừa này chính là nguyên liệu đầu vào của các quá trình chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm hữu ích. 3. Xu hướng tận dụng phếế phụ liệu QTCNTP Với hàm lượng protein, lipid…các hợp chất khác khá cao thì các phế phụ liệu đang được các công ty thực phẩm cũng như các công ty khác quan tâm đến. Nó có thể làm thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và sinh vật cảnh, các phụ gia thực phẩm quan trọng, môi trường nuôi cấy sinh khối một số nấm men,… Bột thịt xương, bột thịt, bột máu, da và mỡ động vật là các sản phẩm chính của ngành chế biến các phụ phẩm. Đã có rất nhiều tài liệu khoa học khẳng định chất lượng dinh dưỡng của các sản phẩm này. Các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu không ăn được có đóng góp quan trọng về kinh tế cho các ngành công nghiệp liên quan khác và cho xã hội. Ngoài ra việc chế biến và sử dụng các phụ phẩm từ thịt bò hầm đóng hộp cũng góp phần cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe gia súc và sức khỏe cộng đồng. Điều đó giúp giảm đi một lượng rác thải cho môi trường, giảm đi chi phí xử lí rác thải đồng thời còn là nguyên liệu đầu vào cho một số ngành khác đây chính là cái đích mà không chỉ có ngành sản xuất đồ hộp thịt bò hầm muốn tiến đến mà tất cả các ngành khác cũng đang “thèm khát”. Vì vậy việc tận dụng các phế phụ liệu từ quy trình công nghệ sản xuất đồ hộp thịt bò hầm có ý nghĩa trong nghành thực phầm ở Việt Nam và Thế giới. 3 4. Các quy định của Việt Nam và Thếế Giới vếề quản lý XLPPL Thứ nhất, các yếu tố có thể trở thành chất thải bao gồm các loại vật chất trong đó có sản phẩm và vật liệu, là yếu tố có thể trở thành phế liệu. Thứ hai, với trường hợp trở thành phế liệu, việc từ bỏ giá trị, công dụng của chủ sở hữu vật chất mang tính chủ động. Trong trường hợp chất thải, việc từ bỏ giá trị công dụng của chủ sở hữu vật chất bao gồm cả trường hợp chủ động và bị động. Thứ ba, khái niệm chất thải không đề cập tới mục đích sau quá trình thải ra và pháp luật coi thu hồi là một trong những nghĩa vụ của người sản sinh chất thải. Trong khi đó, mục đích "được thu hồi dùng làm nguyên liệu sản xuất" là một tiêu chí của khái niệm phế liệu. Tiêu chí "được thu hồi dùng làm nguyên liệu sản xuất" là tiêu chí mang tính định tính. Chúng ta khó có thể đánh giá được một chất thải cụ thể được thu hồi có thể "dùng làm nguyên liệu" cho một chu trình sản xuất nào đó, được thực hiện ở đâu đó trên lãnh thổ Việt Nam hoặc trên thế giới hay không. Pháp luật quốc tế về môi trường và pháp luật các quốc gia không sử dụng tiêu chí này để xác lập khái niệm phế liệu và từ đó không phân biệt phế liệu với chất thải mà chỉ sử dụng khái niệm duy nhất: chất thải (tiếng Anh: waste, tiếng Đức: Abfall), kể cả trong trường hợp thu hồi để tái chế, tái sử dụng và trường hợp thu hồi để xử lý. Theo phụ lục I của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hiểm qua biên giới và việc tiêu hủy chúng, hoạt động thu hồi để tái sử dụng cũng là một công việc tiêu hủy và vì vậy vật chất thải ra của các hoạt động khác nhau nhưng được thu hồi "dùng làm nguyên liệu" cũng là chất thải. Căn cứ vào khả năng sử dụng của chất thải, có thể phân loại chất thải thành hai loại: chất thải không còn giá trị sử dụng (chất thải cuối cùng) và chất thải còn khả năng sử dụng vào sản xuất (phế liệu). CHƯƠNG 2: PHỀẾ PHỤ LIỆU TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤẾT ĐÔỀ HỘP THỊT BÒ HẤỀM I . Mỡ thừa 1. Cấếu tạo của mố mỡ Mỡ chứa trong mô mỡ và nội tạng của bò. Mô mỡ được hình thành từ các mô liên kết hình lưới xốp cùng với lượng lớn tế bào mỡ. Trong cấu trúc của tế bào mỡ giọt mỡ chiếm thể tích lớn nhất, nhân và các thành phần khác phân bố ở phần rìa của tế bào mỡ cạch màng liên kết. Lượng mô mỡ, vị trí tích lũy, màu sắc, mùi vị và nhiều tính 4 chất khác tùy thuộc vào loại giống, tuổi, giới tính, mức độ béo của mỗi con bò và điều kiện nuôi dưỡng. Trong cơ thể động vật lượng mô mỡ dao động trong khoảng từ 1 ÷ 48%. Mỡ được tích luỹ dưới da, gần thận, trong hốc bụng, xung quanh ruột non, giữa các bắp thịt, trong cấu tạo nguyên sinh chất tế bào cơ, trong tủy và máu. Thành phần chủ yếu của mô mỡ là các triglyceric. Ngoài ra còn có các phosphatid, cholesterol, ester, sắc tố, một số vitamin và enzyme. Các acid béo trong glyceric gồm loại no và không no, tỷ lệ khác nhau tùy vào từng loại bò. Giá trị sinh học của mỡ được được quyết định bởi thành phần và số lượng các acid béo không no như linoleic, linolenic và arachidonic… Thành phần hóa học của mô mỡ:  Lipid : 70 ÷ 97%  Protid: 0.5 ÷ 7.2%  Nước: 2 ÷ 21%  Một lượng nhỏ là vitamin, khoáng 2. Tính chấết  Mỡ đặc màu vàng, khi vừa chế biến gần như không có mùi, để lâu ngoài không khí có mùi hôi dầu đặc trưng.  Tỷ trọng thấp hơn nước  Nhiệt độ nóng chảy cao, mỡ dưới da dễ chảy hơn mỡ phủ tạng  Nhiệt độ đông đặc khoảng 25 – 400C  Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ 3. Thành phấền hóa học   Mỡ bò cấu tạo hầu như toàn bằng glycerides của acid panmitic, steric và oleic Hàm lượng các acid béo chủ yếu trong mỡ bò Acid béo Miristic panmitic Steric Oleic Linoleic Hàm lượng % 2.1 – 6.9 25 – 37 9.5 – 34.2 14 – 50 25 - 50 5 Mỡ bò Acid béo loại một nối đôi ( % ) 43 Acid béo loại nhiều nối đôi ( % ) 2.6 Acid béo bão hòa (%) 44.4 4. Các sản phẩm từ mỡ bò 4.1. Chiết xuất lipid ( sản xuất dầu thô ) Mỡ bò Nghiền Làm tan chảy Phá vỡ tế bào Ly tâm Đun nóng Ly tâm Lưu trữ Thuyết minh quy trình Là một quy trình liên tục bao gồm hai giai đoạn phân tách ly tâm. Mỡ tươi cắt ra từ thân thịt thường được nghiền nhỏ bằng máy và được băng chuyền chuyển tới thùng chế biến sử dụng hơi nước có gắn trục khuấy, tại đây chúng sẽ được tan chảy bằng nhiệt hơi nước. mỡ tan chảy ở 110 0F (430C) được bơm vào một máy công phá tế bào để làm vỡ tế bào mỡ. sau đó máy ly tâm được dùng để phân tách mỡ, nước, và các 6 chất rắn. các mảnh mỡ sau đó được đun nóng tới 200 0F (930C) bằng hơi nước trong một hệ thống trao đổi nhiệt. Ly tâm giai đoạn hai để làm bóng mịn sản phẩm mỡ. Việc ly tâm giúp loại bỏ các mảnh vụn protein, sau đó được bơm vào nơi lưu trữ. Mỡ chảy được khử mùi trong một số trường hợp có thể thêm chất chống oxy hóa để ngăn ngừa hôi khét. 4.2. Sản xuất Argarine Dầu chiết từ mỡ bò Nước Đường,muối bột sữa Hóa lỏng Phối trộn pha dầu Chất nhũ hóa, vitamin A,E phụ gia/dầu Phối trộn pha nước Nhũ hóa Phụ gia/ nước Thanh trùng Làm lạnh-kết tinh Nhồi nhuyễn Đóng gói Sản phẩm Thuyết minh quy trình:  Phối trộn Mục đích: chuẩn bị pha dầu và pha nước cho quá trình nhũ hóa Các thành phần được sử dụng trong chế biến Margarine được chuẩn bị trước khi phối trộn. Qúa trình phối trộn được tiến hành 3 bước: 7    Phối trộn đầu hydro hóa và dầu tinh luyện ( được sản xuất từ mỡ bò ) trong bồ có cánh khuấy, tốc độ khuấy 10- 12 vòng/ phút, nhiệt độ thay đổi trong khoảng 42 – 440 C Các thành phần hòa tan trong dầu được chuẩn bị riêng và phối trộn từ từ vào hỗn hợp dầu. Hai đường hướng khác nhau trong thành phần chế biến margarine được chuẩn bị. Sữa và các thành phần tan trong nước cũng được chuẩn bị và phối trộn vào dầu cùng lúc. Sữa được thanh trùng và lên men để tạo cho margarine có mùi bơ thiên nhiên Bảng. Tỷ lệ phối trộn của margarine cơ bản  Nhũ hóa Mục đích chính của quá trình nhũ hóa là tạo nhũ tương đồng nhất cho hỗn hợp nguyên liệu. Để sản phẩm đạt chất lượng tốt, quá trình nhũ hóa phải thật cẩn thận. Trong thiết bị nhũ hóa dưới tác dụng cơ học, hỗn hợp nguyên liệu sẽ phân tán cao độ tạo ra trạng thái nhũ tương. Nhiệt độ nhũ hóa thường khống chế ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của dầu mỡ từ 5 – 60C.  Thanh trùng Mục đích: tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh,ức chế các enzym xúc tác các phản ứng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giúp nhũ tương đồng đều hơn. Tiến hành:  Bước 1: Nâng và giữ nhiệt hõn hợp ở 75-850C trong 16s 8  Bước 2: Hạ nhiệt xuống 45-550C. Nhiệt độ cuối này tùy thuộc vào điểm tan chảy của pha béo: Nhiệt độ tan chảy pha béo càng cao thì nhiệt độ cuối trong giai đoạn hạ nhiệt sẽ càng cao  Làm lạnh- kết tinh Qúa trình này giúp cho nhũ tương có khả năng đông đặc và hóa rắn. Nhiệt độ càng thấp thì quá trình đông đặc càng nhanh. Tùy thuộc vào loại thiết bị mà nhiệt độ làm lạnh khác nhau. Ngày nay người ta thường làm lạnh bằng thiết bị tra đổi nhiệt bề mặt với tác nhân lạnh là NH3. Với hệ thống này, nhiệt độ bên ngoài thiết bị có thể giảm đến -250C.  Nhồi nhuyễn ( xử lý cơ học sau làm lạnh ) Là quá trình phân tán khối nhũ tương sau làm lạnh giúp các bọt khí phân tán đều và mịn trong sản phẩm, margarine đạt được độ đặc, độ xốp nhất định và độ đồng nhất cao. Qúa trình được thực hiện trong máy nhồi nhuyễn. Thiết bị quá trình xử lý cơ học ( nghiền ép ) trong chế biến margarine  Đóng gói Mục đích của quá trình này nhằm tách cho sản phẩm tiếp xúc không khí, tránh sản phẩm bị oxy hóa và bảo quản được lâu hơn. Sau khi nhồi nhuyễn xong, margarine được đóng gói với trọng lượng quy định cho mỗi đơn vị sản phẩm. Nếu đóng gói nhỏ có thể sử dụng máy đóng gói tự động. Margarine sau quá trình đóng gói và tồn trữ vẫn tiếp tục xảy ra quá trình kết tinh hay quá trình chín, giúp sản phẩm có cấu trúc tốt hơnđồng thời phát sinh hương vị. 9 4.3. Sản xuất xà phòng Mỡ bò Gia nhiệt Làm sạch, tẩy màu Nấu xà phòng Gia nhiệt Khuấy trộn ủ xà phòng Đổ khuôn Làm nguội Cắt bánh Sấy Bao gói Sản phẩm 10 Thuyết minh quy trình Dầu mỡ từ thùng chứa được lọc qua lưới và chảy vào thùng gia nhiệt. Tại đây, dầu mỡ được đun nóng và sau đó được làm sạch, tẩy màu nếu cần rồi được chuyển sang nồi nấu xà phòng cùng với dung dịch kiềm từ thùng lường và tùng hương đã được xà phòng hóa trước trong thiết bị.  Xà phòng hóa: Quá trình xà phòng hóa xảy ra ở nồi nấu xà phòng. Tách xà phòng: Để tách xà phòng ra khỏi dung dịch kiềm dư và glycerine, người ta cho muối khô ( 7 -19% ) vào khối phản ứng và xục hơi nước. xà phòng nổi lên trên. Nước, glycerine, kiềm dư nằm trong lớp dưới được tháo ra khỏi thiết bị. Xà phòng còn lại trong nồi được đun sôi với nước thành một khối đồng thể rồi chuyển sang bước tiếp theo.  Hoàn thành xà phòng hóa: Mục đích của bước này là làm cứng xà phòng và bảo đảm quá trình xà phòng hóa được hoàn thành. Thêm dần xút nồng độ 20 0Be cho đến dư vào hỗn hợp xà phòng và sục mạnh hơi nưới quá nhiệt để khuấy trộn và gia nhiệt. Sục hơi thêm một thời gian nữa để xà phòng hóa hết lượng dầu mỡ còn lại và để các tạp chất có màu hòa tan vào dung dịch. Sau đó tách xà phòng bằng cách xử lý với nước. Tách dung dịch này khỏi khối xà phòng và dùng để xà phòng hóa dầu mỡ cho mẻ sau.  ủ xà phòng Sau khi đã điều chỉnh lượng nước cho đạt yêu cầu, đem ủ từ 3-7 ngày. Thời gian ủ tùy thuộc vào lượng xà phòng trong nồi nấu, nhiệt độ và tính chất của xà phòng. Thời gian ủ đồng thời hoàn thiện nốt quá trình phân lớp và phân hóa . Trong quá trình ủ khối xà phòng sẽ tách thành 4 lớp:  Lớp trên là lớp bọt xà phòng hoặc lớp xà phòng cứng có màu sáng.  Lớp thứ hai xà phòng có chất lượng ( trạng thái lỏng )  Lớp thứ ba xà phòng sẫm màu do chứa các xà phòng kim loại, kiềm và muối dư  Lớp dưới cùng là dng dịch kiềm có chứa carbonate và natri clorua, một ít NaOH  Đổ khuôn: 11 Xà phòng được bơm hút và đổ vào máng gỗ có nhiều cửa ngách. Xà phòng chảy qua cửa này vào khuôn hoặc qua máy trộn để trộn đều các phụ gia trước khi đổ khuôn. Nhiệt độ của khối xà phòng khi đổ vào khoảng 600C.  Làm nguội Xà phòng sau khi đổ khuôn phải làm nguội để đông cứng, có thể làm nguội bằng 2 cách:  Dùng khuôn sắt và làm lạnh bằng không khí  Dùng máy lạnh và làm lạnh bằng nước.  Cắt bánh Người ta dùng dây thép để cắt thành tấm có chiều dày quy định, rồi cắt thành bánh nhỏ. Việc cắt xà phòng thực hiện bằng phương pháp thủ công, nữa cơ giới hoặc cơ giới hoàn toàn.  Sấy khô Xà phòng sau khi cắt bánh còn mềm, dính, chứa khoảng 30 – 35 % độ ẩm. Cần phải sấy để tạo thành một lớp màng cứng trên bề mặt nước khi in dấu nhãn hiệu. Lớp màng cwsngconf có tác dụng giữ cho nước trong xà phòng khỏi bay hơi tiếp. Sấy được thực hiện trong hầm sấy có dòng không khí nóng đối lưu ở nhiệt độ 44-45 0C. Nếu nhiệt độ sấy cao hơn xà phòng sẽ bị chảy Sau khi sấy hàm ẩm của lớp bề mặt xà phòng giảm xuống còn 27-30%, nhưng lớp bên trong vẫn giữ nguyên 30 – 35%  Đóng nhãn và đóng gói 12 Thiết bị sản xuất xà phòng liên tục 4.4. Sản xuất diesel sinh học (biodiesel) 13 Nguyên liệu Xử lý Methanol Khuấy trộn Gia nhiệt 1 H2SO495% Khuấy trộn Để yên Trung hòa bằng methoxide Gia nhiệt 2 Methoxide e Khuấy trộn Để yên Dung dịch tách lớp glycerin Biodiesel khô Rửa Kiểm tra chất lượng Biodiesel Thuyết minh quy trình 14 Nguyên liệu: Mỡ bò được đem xử lí. Sau đó qua 2 giai đoạn của quá trình điều chế biodiesel. Giai đoạn 1: xúc tác acid       Nguyên liệu và methanol được cho và bình phản ứng với tỷ lệ tương ứng 1: 0,08 Khuấy trộn hỗn hợp trong khoảng 5 phút. Tiến hành gia nhiệt lần 1 để hỗn hợp phản ứng đạt 35 0C, giữ gia nhiệt trong 1 giờ Bổ sung xúc tác H2SO4 95% và khuấy trộn liên tục với tốc độ 500 – 600 vòng/phút trong 2h, nhiệt độ duy trì ở 350C. Khuấy và gia nhiệt diễn ra đồng độ. Mục đích của giai đoạn này là để thực hiện phản ứng ester hóa các acid béo tự do trong mỡ. Sau đó ngừng gia nhiệt, để yên hổn hợp trong 8h hoặc qua đêm. Hỗn hợp sau khi để yên được trung hòa bằng lượng methoxide vừa đủ để loại H2SO4 nhằm kết thúc giai đoạn xúc tác acid, tạo điều kiện thực hiện giai đoạn xúc tác base: 2NaOH + H2SO4 R1COOCH3 + H2O Giai đoạn 2 : Xúc tác base Gia nhiệt hỗn hợp vừa trung hòa đến nhiệt độ phản ứng thích hợp. Cho lượng Methoxide còn lại vào khuấy trộn với tốc độ 500 – 600 vòng/phút khoảng 1h30 phút thì ngừng khuấy và ngừng gia nhiệt. Ở giai đoạn này xảy ra phản ứng chuyển ester hóa giữa triglyceride và methanol tạo methylester. Quá trình khuấy sẽ giúp các tác chất tiếp xúc tốt với nhau làm tăng hiệu suất phản ứng.  Để yên trong vòng 1 giờ dung dịch tách thành 2 lớp rõ rệt:  Lớp dưới đáy là glyceryl và tạp chất rắnđược rút khỏi dung dịch, sau 20 phút chiết rút một lần.  Lớp trên là biodiesel thô  Rửa biodiesel để loại kiềm, đưa pH của dung dịch về môi trường trung tính.    Biodiesel được tạo thành có pH trung tính và màu sắc sáng đẹp. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan